SlideShare a Scribd company logo
1 of 32
Họ Tên: Võ Thị Hồng Nhung

                            Lớp: Truyền hình K29A1

            ---------------------------------------------------------------------

                          ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP

                       MÔN: TÂM LÝ HỌC BÁO CHÍ

Câu 1: Phân tích cơ chế hình thành tâm lý ở con người và bản chất, chức năng
của tâm lý. Bài học đối với nghiệp vụ báo chí.

Trả lời:

   Khái niệm Tâm lý:

 Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn thường sử dụng từ tâm lý để nói về
long người, ví dụ như: Cô giáo của bọn mình rất tâm lý, bố bạn tâm lý nhỉ?,..Trong
trường hợp này, từ tâm lý được sử dụng nhằm đánh giá những con người có hiểu
biết về lòng người, về tâm tư, nguyện vọng, tính tình của người khác. Đó chính là
cách hiểu tâm lý ở mức thông thường

Theo Từ điển Tiếng Việt Do Nguyễn Như Ý biên soạn, tâm lý là ý nghĩ, tình cảm
làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người.

Nói một cách khái quát nhất, tâm lý bao gồm tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra
trong đầu oc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con
người. Các hiện tượng tâm lý đóng lai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống của
con người, trong quan hệ giữa con người với con người trong xã hội loài người.
Cơ chế hình thành:

Tâm lý học là sự phản ánh của Hiện thực khách quan vào não. Tất cả các hình
ảnh tâm lý, các kinh nghiệm sống của bản thân đều tồn tại trong não bộ. Nhưng
không phải cứ có não là có tâm lý. Muốn có tâm lý phải có tồn tại khách quan
tác động vào não và não người phải tiếp nhận được tác động đấy.

Để tiếp nhận được tác động từ bên ngoài vào, não phải hoạt động, và hoạt động
theo cơ chế phản xạ. Chỉ có hệ thần kinh và não bộ của con người mới có khả
năng tiếp nhận những tác động của hiện thực khách quan, tạo ra trong não
những hình ảnh tâm lý.

Phản ánh tâm lý đó tạo ra những hình ảnh tâm lý- kết quả của quá trình phản
ánh thế giới khách quan vào não. Dựa vào đặc điểm cá nhân của mỗi người mà
sự phản ánh của thế giới khách quan sẽ cho những hình ảnh tâm lý khác nhau ở
những người khác nhau, và hình ảnh tâm lý của mối hiện tượng khách quan
cũng không giống nhau.

 Căn cứ vào cảm nhận, cảm nghiệm và cách thể hiện của mỗi người, trong mỗi
hoàn cảnh khác nhau thì sẽ có cách thể hiện hành vi đối với hiện thực khác
nhau:

                         Thế giới khách quan
                                  Phản ánh
                              Não (tạo vết)
                                  Đặc điểm cá nhân
                            Hình ảnh tâm lý
                                 Cảm nhận, cảm nghiệm, thể hiện
                     Thể hiện hành vi đối với hiện thực
Bản chất của Tâm lý:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định rằng tâm lý con người là sự phản ánh
của hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lý người có bản
chất xã hội, lịch sử.

    Thứ nhất, bản chất của tâm lý là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào
      não người thông qua chủ thể
   Tâm lý người không phải do thượng đế hay trời sinh ra,cũng không phải do não
   bộ tiết ra, mà tâm lý con người chính là sự phản ánh chân thực nhất của thế giới
   khách quan vào não người thông qua lăng kính chủ quan.
   Thế giới khách quan luôn luôn có sự vận động và thay đổi, tất cả những điều đó
   được phản ánh vào não người. Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý. Song
   hình ảnh tâm lý khác về chất so với hình ảnh cơ, hình ảnh sinh vật ở chỗ nó có
   2 thuộc tính, đó là: Tính sinh động và tính chủ thể.

+, Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo: Hình ảnh tâm lý về một cuốn
sách, một sự vật, đồ vật hay một con người được phản ánh thông qua não bộ người
sẽ sinh động hơn hình ảnh vật lý khô cứng của đồ vật, con người đó được phản
ánh qua gương.

+, Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể: Hình ảnh tâm lý mang đậm đà màu sắc cá
nhân (hay nhóm người) mang hỉnh ảnh tâm lý đó. Nói một cách dễ hiểu, tâm lý là
hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan. Điều này thể hiện ở chỗ mỗi chủ thể
trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, kinh nghiệm, cái
riêng của mình, xu hướng, tính cánh, năng lực… vào trong hình ảnh đó, làm cho
nó có màu sắc chủ quan.
Cũng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan nhưng
những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lý với mức độ, sắc thái khác
nhau.

 Cũng có khi một hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể duy nhất nhưng
ở những thời điểm khác nhau, với trạng thái cơ thể, tinh thần khác nhau có thể cho
ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy.

 Vậy do đâu mà tâm lý người này lại khác với tâm lý của người kia? Điều này do
nhiều yếu tố chi phối. Trước hết, do mỗi con người có những đặc điểm riêng về cơ
thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Thứ 2, mỗi người có một hoàn cảnh sống
riêng, điều kiện giáo dục không giống nhau. Cuối cùng, mỗi cá nhân thể hiện thái
độ tích cực hoạt động, giao lưu khác nhau trong cuộc sống.

    Bản chất xã hội của Tâm lý con người.
  Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh
nghiệm xã hội lích sử biến thành cái riêng của mỗi con người.
   Tâm lý con người có nguồn gốc là thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã
   hội) trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định. Thế giới xã hội quyết định
   tâm lý con người ở các quan hệ kinh tế xã hội, các mối quan hệ đạo đức, các
   mối quan hệ giữa con người với con người… Các mối quan hệ trên quyết định
   bản chất tâm lý của con người
   Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối
   quan hệ xã hội. Con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội.
   Con người là chủ thể của nhận thức, của hoạt động, giao tiếp với tư cách là một
   chủ thể tích cực, sáng tạo. Tâm lý con người là sản phẩm của con người với tư
   cách là chủ thể xã hội, chính vì thế mà tâm lý mang bản chất xã hội, lịch sử.
Tâm lý cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu kinh nghiệm xã hội,
nền văn hóa xã hội thông qua thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo
dục giữ vai trò chủ đạo, còn hoạt động và giao tiếp có tính chất quyết định.
Tâm lý con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của
lịch sử cá nhân, dân tộc và cộng đồng.


Chức năng của Tâm lý:

Hiện thực khách quan quyết định tâm lý con người, nhưng chính tâm lý con
người tác động trở lại hiện thực bằng tính năng động, sáng tạo của nó. Mỗi hành
động, hoạt động của con người đều do tâm lý điều hành. Chức năng của tâm lý
thể hiện ở những mặt sau:

Định hướng cho hoạt động của con người (động cơ, mục đích)
Tâm lý là động lực thôi thúc, lôi cuốn con người hoạt động khắc phục mọi khó
khăn vươn tới mục đích đã đề ra.
Tâm lý điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằng chương trình, kế hoạch,
phương pháp, phương thức tiến hành trong hoạt động làm cho hoạt động của
con người trở nên có ý thức, đem lại hiệu quả nhất định.
Tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đã xác
định, phù hợp với hoàn cảnh thực tế cho phép.
Bài học đối với hoạt động nghiệp vụ báo chí.
Tâm lý có nguồn gốc, là thế giới khách quan. Nhà báo cần nắm được bản chất
này của tâm lý con người để khi hoạt động nghề nghiệp biết cách nghiên cứu
từng hoàn cảnh sống, hoạt động cụ thể. Tùy thuộc vào từng đối tượng, từng
hoàn cảnh khác nhau mà có cách ứng xử khác nhau. : (Khi phỏng vấn nhân vật,
cách giao tiếp, cách đặt câu hỏi....)
Tâm lý mang tính chủ thể, vậy nên trong hoạt động báo chí, những người làm
báo cần bám sát đối tượng công chúng của mình. Mỗi con người, mỗi nhóm
công chúng đều có tâm lý tiếp nhận riêng.
Tâm lý là sản phẩm của hoạt động giao tiếp, chính vì vậy mà muốn nắm bắt tâm
lý của công chúng, những người làm báo phải thường xuyên tổ chức các hình
thức tiếp cận với công chúng (gặp mặt, gửi thư, gửi bài, thiết kế các chuyên
mục kết nối, tăng tính tương tác)
Tâm lý có bản chất xã hội lịch sử, người làm báo phải nắm bắt được điều này.
Bởi lẽ muốn hoạt động tốt, những người làm báo phải nắm bắt được tâm lý
công chúng. Muốn nắm bắt tốt tâm lý công chúng thì cần hiểu rõ môi trường xã
hội, lịch sử, văn hóa cũng như các mối quan hệ xã hội. Đất nước khác nhau,
cộng đồng khác nhau, dân tộc khác nhau sẽ có văn hóa, môi trường sống khác
nhau, tâm lý con người vì thế cũng không giống nhau. Cần hiểu rõ bản chất này
để nắm bắt rõ tâm lý của từng đối tượng công chúng, từ đó mà đưa ra cách hoạt
động phù hợp (Cách thiết kế tờ báo, chuyên mục, lựa chọn ngôn ngữ, hình
ảnh…)
Tâm lý có chức năng chung là định hướng cho các hoạt động của con người.
Mà tất cả các sản phẩm báo chí ít hay nhiều đều có tác động đến tâm lý của đối
tượng tiếp nhận. Nội dung thông tin và tính định hướng của báo chí cũng chính
vì thế mà sẽ gián tiếp là động cơ, mục đích cho hành động của con người. Như
vậy, báo chí cần thông tin chính xác khách quan, định hướng tích cực…. (Đăng
tải nhiều tt tiêu cực sẽ khiến công chúng hoang mang, lo sợ, mất niềm tin…có
thể dẫn đến vô cảm, thờ ơ, lối sống thực dụng và thiếu trách nhiệm, hành động
liều lĩnh và tiêu cực)
Tâm lý thôi thúc con người vượt khó khăn… Chính vì thế, báo chí cuang cần có
nhiều bài viết khách quan, trung thực về những tấm gương vượt khó, người tốt
hay những triển vọng về một tương lai phát triển vững chắc, tươi sáng của đất
nước, những thành tựu…Tất nhiên điều này khác với tô hồng sự thật. Những
bài viết như thế sẽ tác động tích cực đến tâm lý công chúng, từ đó con người sẽ
hình thành ý chí vươn lên, vượt khó khăn. Như vậy là báo chí đã thực hiện
chức năng khai sáng, định hướng suy nghĩ và hành động tốt đẹp cho công
chúng.
Câu 2: Từ thang nhu cầu của Maslow sáng lập, hãy nêu bài học ứng dụng vào
hoạt động báo chí.

   Trả lời

   Thuyết nhu cầu do Abraham Maslow- nhà tâm lý học nổi tiếng của dòng Tâm
   lý học nhân văn là một trong những thuyết kinh điển trong Khoa học tâm lí con
   người. Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành
   các thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ “cơ bản” của
   nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên,
   vừa là một thực thể xã hội.Thang nhu cầu của Maslow có 5 mức:

- Nhu cầu sinh lý cơ bản
- Nhu cầu an toàn
- Nhu cầu về quan hệ xã hội
- Nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ
- Nhu cầu phát huy bản ngã, thành đạt

Thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các
nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến nay, chưa có thuyết nào thay
thế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng có khá nhiều “ứng cử viên” có ý định thay thế.
Trong rất nhiều hoạt động, ngành nghề, người ta đã ứng dụng thuyết này một cách
hiệu quả như maketing, quản lý nhân sự, thăm dò ý kiến khách hàng, giáo dục, tư
vấn tâm lý-tình cảm…

Với hoạt động thực tiễn của báo chí, thang nhu cầu của Maslow có một vị trí quan
trọng đặc biệt. Nắm bắt được tâm lý, những nhu cầu cơ bản của công chúng, nguồn
tin, đồng nghiệp…sẽ giúp nhà báo, hay rộng hơn là những người hoạt động báo chí
làm tốt công việc của mình.
Thứ nhất, nhu cầu sinh lý cơ bản:
-   Đây là nhu cầu cơ thể của con người bao gồm nhu cầu ăn, uống, ngủ, không
    khí để thở, tình dục và các nhu cầu khác làm con người thoải mái. Đây là nhu
    cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người, các nhu cầu khác cao hơn chỉ xuất
    hiện khi những nhu cầu này được đáp ứng.
- Những người hoạt động báo chí phải nắm rõ nhu cầu cơ bản này để hoạt động
    hiệu quả. Nguồn đề tài của báo chí xuất phát từ con người (nguồn tin), và đối
    tượng hướng tới của báo chí cũng là con người (công chúng). Tất cả những vấn
    đề, sự kiện, hiện tượng xung quanh nguồn tin chủ yếu liên quan đến nhu cầu
    sinh lý cơ bản của con người, và đây cũng chính là những thông tin cần tiếp
    nhận chính nhất của mọi đối tượng công chúng.
-   Công chúng báo chí quan tâm đến việc báo chí có đáp ứng đầy đủ các thông tin
    liên quan đến đời sống dân sinh hang ngày trước khi yêu cầu báo chí làm chức
    năng giải trí. Bởi lẽ, con người sinh ra ai cũng cần ăn, mặc, ngủ, nghỉ.     Hiểu
    được nhu cầu này, không đơn giản chỉ là báo chí có những tờ báo, những
    chương trình về ẩm thực, thời trang, sức khỏe, tư vấn tình dục…mà rộng hơn
    thế, nhà báo cần phải sống trong dòng chảy thông tin của đời sống người dân,
    tìm hiểu sâu rộng đến từng nhu cầu cơ bản của con người, giúp con người có
    những thông tin bổ ích nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó.
- Tại sao báo chí lại đưa tin về các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thiên
    tai, dịch họa? Tại sao báo chí cũng tích cực thông tin về việc tăng giá, lạm phát?
    Tại sao trên báo chí vẫn hàng ngày, hang giờ đưa tin về các bệnh dịch, bệnh
    viện quá tải, người dân khốn khổ vì việc này hay việc kia…Tất nhiên điều này
    một phần là do báo chí làm nhiệm vụ thông tin một cách trung thực và khách
    quan tình hình đất nước, nhưng lý do chính ở đây đó là vì những sự kiện kia,
    thông tin kia phản ánh đời sống dân sinh của con người, hay nói cách khác, đó
    là những nhu cầu cơ bản nhất của con người.
- Người dân vẫn đọc báo hàng ngày, đôi khi chỉ để xem giá xăng đã giảm được
   đồng nào chưa, hay chỉ để biết thông tin rằng vụ tai nạn thảm khốc ở Tây
   Nguyên có cứu sống thêm được người nào chưa, và đôi khi để lắng nghe xem
   hàng cứu trợ đã đến được với người dân lũ lụt miền Trung chưa. Tất cả những
   điều đó đều xoay quanh nhu cầu ăn mặc, nơi ở, sức khỏe….
- Báo chí còn phải cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến các nhu cầu cơ bản
   của công chúng. Chỉ khi đáp ứng được nhu cầu ăn no, mặc ấm thì con người
   mới nghĩ đến chuyện ăn ngon, mặc đẹp. Báo chí thông tin đến công chúng
   những sự kiện gần gũi với đời sống dân sinh hang ngày không chỉ để công
   chúng biết mà còn là để công chũng có cách hành động phù hợp: Biết làm kinh
   tế như thế nào cho phù hợp hoàn cảnh, biết chăm sóc sức khỏe bản thân…Có
   nghĩa là công chúng sẽ được biết đến những kiến thức nhằm thỏa mãn một cách
   tốt nhất nhu cầu của mình.
   Một khi đã đáp ứng tốt những nhu cầu cơ bản đó thì công chúng mới nghĩ đến
   việc được thỏa mãn những nhu cầu cáo hơn, và lúc này báo chí sẽ tiếp tục thực
   hiện nhiệm vụ của mình.
   Thứ 2 là nhu cầu an toàn:
- Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức là khi những nhu cầu
   đó không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa thì khi đó, các nhu
   cầu về an toàn, an ninh bắt đầu được kích hoạt. Điều này được thể hiện trong cả
   thể chất lẫn tinh thần. Con người luôn mong muốn cho mình tránh khỏi các mối
   nguy hiểm diễn ra hàng ngày. Ai cũng đều có quyền đc bảo vệ sức khỏe, tính
   mạng, của cải, nhân phẩm, danh dự.
- Báo chí cần thực hiện tốt các chức năng dự báo, mang lại cho công chúng cảm
   giác tin cậy, an toàn.. Nghề báo là nghề “chim báo bão”
- Có những chuyên mục tư vấn pháp luật, tư vấn tâm lý.
- Báo chí cũng cần lên án những hành vi sai trái, tham nhũng, bóc lột…và bảo vệ
   quyên chân chính của con người.
- Bảo vệ nguồn tin và nhân vật trong tác phẩm của mình.
- Tránh đưa quá nhiều hiện tượng tiêu cực với mức độ và cách khai thác không
   phù hợp, điều này sẽ làm công chúng hoang mang, lo sợ mất niềm tin. Nhiều
   bài báo, trang báo đã vi phạm điều này (phân tích ví dụ)
- Tránh đưa thông tin sai lệch hoặc bóp méo (tô hồng hay bôi đen) sự thật làm
   ảnh hưởng đến quyền lợi và vi phạm đến nhu cầu an toàn của công chúng.
   =>Nhà báo phải có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
   Ba là nhu cầu về quan hệ xã hội.
- Nhu cầu này được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ
   chức nào đó, hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương. Nhu cầu này thể hiện qua
   quá trình giao tiếp như tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia
   một nhóm cộng đồng nào đó…
- Báo chí thực hiện chức năng, nhiệm vụ là diễn đàn của nhân dân. Hệ thống báo
   chí khẳng định rõ hơn vai trò là diễn đàn của nhân dân, phản biện xã hội, qua đó
   tham mưu, đề xuất những giải pháp phát triển đất nước; tham gia tích cực, có
   trách nhiệm và hiệu quả trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí,
   quan liêu và các tệ nạn xã hội. Nhiều vụ việc tiêu cực đã được các cơ quan báo
   chí phát hiện đưa ra ánh sáng.
- Báo chí giúp con người mở rộng các mối quan hệ, sự hiểu biết rộng rãi bên
   ngoài xã hội và vượt ra khỏi phạm vi đất nước.
- Nhà báo cũng phải gần gũi, gắn kết với công chúng
- Nhà báo không thể làm việc độc lập được mà phải đoàn kết, hỗ trợ và giúp đỡ
   đồng nghiệp.
Bốn là nhu cầu đƣợc kính nể, ngƣỡng mộ:
- Nhu cầu này được gọi là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện ở 2 cấp độ đó là: nhu
   cầu được người khác yêu mến, kính trọng thông qua các thành quả của bản
   thân, và nhu cầu cảm nhân, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, tự
   tin vào khả năng mà mình có.
- Đối tượng phục vụ của báo chí là ai? Đó là công chúng. Tất cả chức năng,
   nhiệm vụ cuối cùng của báo chí đều hướng tới phục vụ nhu cầu của công
   chúng. Và chính điều này đã thể hiện sự tôn trọng nhu cầu được kính nể,
   ngưỡng mộ.
- Báo chí nêu gương người tốt, việc tốt để khích lệ động viên họ cũng như những
   con người khác
- Khi nói về người mắc tội, tuy thái độ nghiêm khắc nhưng cũng không vì thế mà
   biêu xấu con người, tổ chức đó. Cũng không nên một người mắc tội mà mổ xẻ
   cả đời tư cá nhân của họ cũng như những người thân của họ.
- Khi viết về những nạn nhân của các vụ đánh đập, bạo hành, cưỡng hiếp, tránh
   nêu tên và địa chỉ cụ thể, ảnh cũng k đc nêu rõ mặt. Cách viết cũng tránh chạm
   vào nỗi đau và xúc phạm đến họ.
- Khi phỏng vấn những nhân vật có hoàn cảnh đặc biệt cũng cần đặt câu hỏi và
   có cách giao tiếp hợp lý để không làm họ bị tổn thương về mặt tinh thần cũng
   như nóng giận.
   Cuối cùng là nhu cầu phát huy bản ngã, thành đạt
- Đây là nhu cầu của con người được là chính mình, được làm những việc mà
   mình sinh ra để làm. Nói một cách đơn giản, đây là nhu cầu được thể hiện hết
   khả năng, tiềm năng để tự khẳng định mình, để làm việc và đạt các thành quả
   trong xã hội.
- Tăng tính tương tác, thu nhận những ý kiên có giá trị của công chúng
- Tạo diễn đàn
- Gương người tốt việc tốt.
- Nhà báo cũng khẳng định cái chủ quan của mình thông qua các tác phẩm báo
   chí để tạo dấu ấn riêng
 Báo chí phải phát triển về số lượng, thường xuyên đổi mới, cải tiến về chất
   lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Công chúng không ưa
   những thông tin trùng lặp, sáo rỗng, theo lối mòn, không gắn với thực tế. Do đó,
   để thu hút được công chúng, báo chí phải tự đổi mới cách thức sáng tạo sao cho
   hấp dẫn, linh hoạt.
   Tuy nhiên, nội dung và hình thức bao giờ cũng phải có sự tương ứng, có chung
   tiếng nói, tránh phô trương hình thức, gọt giũa câu chữ để che lấp đi nội dung
   thông tin tẻ nhạt,...
   Hoạt động báo chí phải đạt được mục đích là trang bị cho công chúng về nhận
   thức hiểu biết, hình thành và củng cố thế giới quan đúng đắn về cách mạng, chế
   độ, lợi ích của đất nước trong quan hệ quốc tế, giúp công chúng an tâm về tư
   tưởng, sống có ích. Đây là một công việc khó khăn vì nó rất dễ trở nên khô
   cứng, đơn điệu, đòi hỏi phương pháp giáo dục phải thường xuyên đổi mới, linh
   hoạt, sinh động, nội dung giáo dục phải phong phú, không áp đặt, tạo điều kiện
   cho công chúng tự tạo ra hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm của mình.
   Báo chí phải là người dẫn đường cho công chúng trước thực tế phức tạp, trước
   các vấn đề chính trị - xã hội nảy sinh. Bên cạnh việc thông tin, báo chí cần phải
   phân tích những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch, những
   sai lầm, khuyết điểm. Phải giải đáp kịp thời những vướng mắc về tư tưởng của
   công chúng nhằm tạo ra môi trường giáo dục chính trị- tư tưởng lành mạnh,
   trang bị cho họ vốn kiến thức hiểu biết về mọi mặt. Cần thường xuyên mở các
   diễn đàn, các cuộc toạ đàm, trao đổi ý kiến,... để hiểu thêm về công chúng nhằm
   đáp ứng nhu cầu thiết yếu và chính đáng của họ.
Câu 3: Hiểu biết về tâm lý học báo chí có ý nghĩa thế nào đối với hoạt động
báo chí.
Trả lời:
Tâm lý học báo chí là môn khoa học ứng dụng, đối tượng nghiên cứu là các
hiện tượng tâm lý trong đời sống báo chí cũng như nguyên nhân và cách thức,
phương pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động báo chí.
 Vai trò của tâm lý học báo chí đối với hoạt động báo chí:
Đối với công chúng:
+, Hiểu biết tâm lý của công chúng để khai thác các nguồn đề tài, tâm lý và các
góc độ phản ánh.
+, Học cách khơi dậy, dẫn dắt sự chú ý của độc giả, công chúng đối với tác
phẩm của mình.
Đối với nguồn tin:
+, Cách thức tiếp cận, phỏng vấn, khai thác thông tin (phỏng vấn)
+, Cách bảo vệ nguồn tin
+, Xác thực nguồn tin để báo chí không bị biến thành thứ để lợi dụng
+, Cách thức thể hiện nguồn tin
Đối với đồng nghiệp, cơ quan báo chí: Tạo sự liên kết, gắn chặt hoạt động
Câu 4: Phân tích các đặc điểm và yêu cầu đối với tâm lý báo chí giao tiếp.

Trả Lời:

   Khái niệm giao tiếp và giao tiếp báo chí.

   Giao tiếp là mối quan hệ qua lại, giữa con người vơí con người, thể hiện sự tiếp
   xúc tâm lý giữa người cới người, thông qua đó mà con người trao đổi với nhau
   về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với
   nhau. Hay nói cách khác giao tiếp xac lập và vận hành các quan hệ người-
   người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác. Mối
   quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xẩy ra với các hình thức
   sau đây:

   +, Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân

   +, Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm

    +, Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng

 Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và của xã hội loài người, nhu cầu giao
tiếp là một trong những nhu xã hội cơ bản xuất hiện sớm nhất của con người. Nhờ
giao tiếp, con người gia nhập vào mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá xã hội,
quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội, đồng thời nhận thức được chính bản thân
mình, tự đối chiếu so sánh với người khác vơí chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản
thân mình như một nhân cách để hình thành thái độ giá trị cảm xúc. Hay nói một
cách khá đi, qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.

   Giao tiếp báo chí là giao tiếp thể hiện mối quan hệ giữa nhà báo, công chúng và
   nguồn tin. 3 thành tố này luôn tác động qua lại và kích thích lẫn nhau.
+, Giao tiếp báo chí cũng chính là quá trình nhà báo tìm kiếm, thu thập thông
tin, phương pháp giao tiếp chủ đạo là phương pháp phỏng vấn.

+, Giao tiếp báo chí mang tính tương tác 2 chiều, nhà báo tác động đến nguồn
tin và ngược lại, muốn vậy nhà báo phải kích thích nguồn tin.

+, Giao tiếp báo chí cũng thực hiện thông qua tác phẩm báo chí, đó là cách anh
nói với công chúng như thế nào thông qua tác phẩm của anh.

Đặc điểm của giao tiếp trong hoạt động sáng tạo của nhà báo. (8 đặc điểm)
Giao tiếp báo chí quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của một
tác phẩm báo chí. Trong mối quan hệ giữa nhà báo-nguồn ti- công chúng thì cái
cốt yếu chính là tâm lý con người.
Đặc điểm thứ nhất: Giao tiếp báo chí phải dựa trên sự tôn trọng của đối bên.
Nhà báo luôn phải đề cáo sự tôn trọng của mình đối với nguồn tin và với cống
chúng. Đó cũng là điều kiện để nắm bắt khả năng cung cấp thông tin của nguồn
tin cũng như nhu cầu tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng.


Đặc điểm thứ 2: Trong giao tiếp báo chí, chúng ta dung tất cả các phương thức
có thể.
Có nhiều cách phân loại các phương thức giao tiếp:

Theo phương tiện giao tiếp, có thể có 3 loại giao tiếp sau

+,Giao tiếp vật chất : giao tiếp thông qua hành động với vật thể. Ví dụ: Thông
qua đồ chơi người lớn giao tiếp với trẻ em, người ta tặng cho nhau những vật kỷ
niệm để nhớ nhau, để gửi gắm, tình cảm, suy nghĩ cho nhau

+,Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: Là giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ, hành
động, ánh mắt, nụ cười để biểu thị sự đồng tình hay phản đối
+, Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Là thông qua tiếng nói, chữ viết

   Theo khoảng cách ta có :

   +, Giao tiếp trực tiếp:

   +, Giao tiếp gián tiếp: Được thực hiện qua phương tiện trung gian như thư từ,
   báo chí, điện thọai …

   Theo quy cách người ta phân thành 2 loại

   +. Giao tiếp chính thức: Nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách

  +, Giao tiếp không chính thức: giữa những người hiểu biết rõ về nhau, không
câu nệ thể thức mà theo kiểu thân tình.

 Áp dụng phù hợp và kết hợp linh hoạt các phương thức giao tiếp sẽ giúp hoạt
   động báo chí đạt kết quả cao.

   Đặc điểm thứ 3: Giao tiếp báo chí luôn là những giao tiếp có chủ đích

   Chủ đích ở đây chính là thu thập, tìm kiếm thông tin. Giao tiếp trong hoạt động
   sáng tạo báo chí luôn xoay quanh vấn đề về việc tìm kiếm và chuyển tải thông
   tin.

   Đặc điểm thứ 4: Giao tiếp trong hoạt động báo chí luôn giữ tính xác thực, chân
   thực, dù là chính thức hay không chính thức.
   Thứ 5, Giao tiếp báo chí luôn hướng tới mục tiêu lâu dài. Có nghĩa sau mỗi
   cuộc giao tiếp, nhà báo luôn giữ mối liên hệ lâu dài với nguồn tin và công
   chúng.
Đặc điểm thứ 6, giao tiếp báo chí là một nhu cầu của xã hội. Đây là đòi hỏi của
tất cả mọi người, ai ai cũng có quyền được thông tin về mọi mặt của đời sống
xã hội. Chính vì vậy giao tiếp trong hoạt động sáng tạo của nhà báo là tất yếu

Đặc điểm thứ bảy là, thông tin giao tiếp trong giao tiếp báo chí phải đầy đủ,
chọn lọc, kịp thời, chính xác, chất lượng, tạo thành dấu ấn riêng, cuốn hút. Có
như vậy mới cuốn hút công chúng tiếp cận sâu hơn tác phẩm của mình cũng
như dễ dàng khai thác thông tin.
Đặc điểm cuối cùng, giao tiếp báo chí cũng có nhiều rào cản như bối cảnh,
không gian, thời gian, ngôn ngữ, nhận thức, năng lực, quan điểm, chính kiến,
hành vi, cử chỉ, trạng thái tâm lý, tư duy rập khuôn….

Yêu cầu đối với giao tiếp báo chí. (8 yêu cầu)
Loại hình giao tiếp phải đa dạng, phong phú. Cách thức giao tiếp phải thân mật,
quảng đại.
Phải chuyển tải được nhân cách trong quan hệ con người: sự tôn trọng, tin cật, ý
thức hợp tác lẫn nhau. Có như vậy thì mới khiến cuộc noic chuyện cởi mở,
thông tin dễ dàng được khai thác hơn.
Phải đảm bảo được tính khách quan của thông tin, không bị chi phối bởi khách
thể hay chủ thể giao tiếp.
Nhà báo phải nghiên cứu, xem xét đặc điểm tâm lý của khách thể giao tiếp và
tính chất của cuộc nói chuyện để đưa ra những phương thức, khoảng cáh giao
tiếp đúng đắn và hợp lý.(tư thế, cách xưng hô, cách dặt câu hỏi, sự chuẩn bị…)
Sự thành công trong giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị trước đó,
chính vì vậy nhà báo cần tìm hiểu kĩ nguồn tin và chủ đề của cuộc giao tiếp.
Phải xác định rõ mục đích của cuộc giao tiếp. Điều chúng ta cần có thể là: Sự
thật, cảm xúc, phân tích, giải thích, câu chuyện của người làm chứng, trách
nhiệm, nội tâm nhân vật…
Thông qua biểu hiện mà nhà báo cần đánh giá đúng tâm lý của nguồn tin. Việc
này được thực hiện chủ yếu thông qua quan sát khuôn mặt, cử chỉ, nhịp thở,
điệu bộ, thái đọ… Việc quan sát cần tỉnh táo, tránh chủ quan.
Giao tiếp phải luôn mạch lạc, sáng ý. Tránh sự rườm rà, dài dòng. Nên đi thẳng
vào vấn đề chính cần thông tin.
Luôn phải tôn trọng sự thật, không bẻ cong hay tạo nên những giao tiếp có thể
gây hiểu nhầm, hiểu sai thông tin.
Câu 5: Phân tích và chứng minh các đặc điểm của tâm lý tiếp nhận báo chí
của công chúng.

  Công chúng và vai trò của công chúng đối với hoạt động báo chí.
  Công chúng là nhóm đối tượng (người) tiếp nhận thông điệp và chịu sự tác
  động của tác phẩm báo chí.
  Vai trò của công chúng:
  +, Công chúng là đối tượng đầu tiên quan trọng và quyết định nhất cho việc
  thiết kế thông điệp, cho việc sáng tạo báo chí.
  +, Công chúng là người nuôi dưỡng sản phẩm báo chí, là người đánh giá, thẩm
  định cuối cùng chất lượng của sản phẩm báo chí đó. Chính công chúng là
  người thẩm định vai trò, vị trí xã hội của nhà báo và cơ quan báo chí. Uy tín, uy
  lục của nhà báo và cơ quan báo chí do công chũng và dư luận xã hội thừa nhận
  và bảo vệ.
  +, Công chúng là nguôn sinh lực phong phú của báo chí.
    Với tư cách là đối tượng phản ánh, những tâm tư nguyện vọng, những vấn đề
  bức xúc, nhưng cái mới nảy sinh trong đời sống công chúng là nguồn đề tài
  phong phú, vô tận của báo chí. Đồng thời, chính những điều này cũng mang lại
  sự hấp dẫn, thiết thực cho báo chí.
   Công chúng cũng là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động báo chí.
  Một bộ phận công chúng là cộng tác viên, thông tin viên của các cơ quan báo
  chí.
   Công chúng là người luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhà báo hoạt động nghề
  nghiệp, đặc biệt là trong những tình huống có vấn đề.
  Đặc điểm tâm lý tiếp nhận của công chúng.
  Tiếp nhận theo thuyết nhu cầu của maslow
  Tiếp nhận theo quy luật xa gần
  +, Về mặt địa lý
+Về mặt tình cảm
   +, Về mặt không gian
   +, Về mặt xã hội
   Tiếp nhận cùng với sự liên tưởng
   Tiếp nhận và lựa chọn thông tin theo các bước, các cấp độ:
   + Nghe, xem lướt, dò tìm
   +, Nghe xem loáng thoáng, rơi vãi
   +, Nghe xem chi tiết
   +, Nghe xem định kì, sâu
   Tâm lý tiếp nhận của công chúng cũng phụ thuộc vào đặc điểm của các loại
   hình báo chí.
 Tâm lý tiếp nhận cần được phân biệt rõ với nhu cầu giải trí của công chúng vì
   đây là 2 vấn đề khác nhau. Tâm lý tiếp nhận của công chúng là yếu tố có ảnh
   hưởng đến quá trình sáng tạo của nhà báo. Dựa trên những đặc điểm tâm lý ấy,
   nhà báo sáng tạo ra những tác phẩm phù hợp, hấp dẫn đối với công chúng chứ k
   phải chạy theo thị hiếu tầm thường của một nhóm công chúng nào đó mà quên
   đi chức năng định hướng thông tin của mình.
   Ý nghĩa của việc nghiên cứu công chúng:
   Mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo có cách tiếp cận riêng với công chúng của
   mình thông qua các phương tiện, cách thức khác nhau để từ đó xây dựng nên
   lớp công chúng của riêng mình. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi sản
   phẩm báo chí đều phải dựa trên sự xác định công chúng và hiệu quả của nó tới
   công chúng.
   Cơ quan báo chí cũng như nhà báo sẽ kiểm tra, đnáh giá được hiệu quả hoạt
   động của mình thông qua việc nắm bắt được tâm lý công chúng. Từ đó mà có
   những điều chỉnh cho phù hợp hơn với thị hiếu của công chúng cả về nội dung
   lẫn hình thức trình bày.
Việc nghiên cứu tâm lý công chúng sẽ giúp cơ quan báo chí và nhà báo hiểu
được mong muốn thông tin của công chứng để từ đó tập trung vào loại thông tin
mà công chúng yêu cầu và biết cách khai thác ở những khía cạnh phù hợp.
Việc nghiên cứu này cũng sẽ góp phần làm cho công chúng có cảm tình với tác
phẩm báo chí. Bởi vì liên tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu của công chúng sẽ
làm cho công chúng cảm thấy được tôn trọng hơn và nhanh chóng trở thành
công chúng “ruột” của tờ báo (chương trình) đó.
Một tác phẩm hay nhìn từ góc độ tiếp nhận của công chúng phải là tác phẩm có:
+, Vấn đề dưa ra đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của số đông công chúng;
+, Vấn đề đó được tiếp cận ở goc độ con người
+, Cách trình bày, ngôn ngữ, thể loại phù hợp với đối tượng mà tác phẩm hướng
tới;
+, Thông điệp rõ ràng;
+, Đầu đề và cách dẫn dắt gây sự chú ý và có khả năng hấp dẫn công chúng tiếp
nhận được thông điệp của tác phẩm;
+, Gây ấn tượng và bất ngờ với các chi tiết và lối phân tích của tác phẩm;
+, Sự phối hợp chủ quan và khách quan đạt hiệu quả cao;
+, Tác phẩm làm cho công chúng tin tưởng và tăng uy tín của tác giả, cơ quan
báo chí đối với nhóm công chúng đó;
+,Thỏa mãn những đòi hỏi đặc thù của loại hình báo chí và tác động hiệu quả
đến cơ chế tiếp nhận thông tin của công chúng.
Câu 6: Từ những đặc điểm của tâm lý tiếp nhận báo chí của công chúng, hãy
   phân tích những yêu cầu đối với hoạt động sáng tạo của nhà báo.
   Công chúng tiếp nhận sản phẩm báo chí theo thuyết nhu cầu của maslow:
   (Xem lại câu 2)
- Báo chí là một hoạt động tinh thần gắn bó và tham gia hiệu quả vào nhiệm vụ
   phát triển xã hội. Báo chí xuất hiện do nhu cầu của xã hội. Công chúng cần có
   những thông tin và vốn tri thức trên nhiều lĩnh vực đời sống- đó là những nhu
   cầu tất yếu và cơ bản của con người. Hoạt động sáng tạo của nhà báo cũng là để
   nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó của công chúng.
- Nội dung của tác phẩm báo chí là những tri thức xã hội, vì thế nhà báo phải tích
   lũy kiến thức đến mức đầy đủ, đến độ trưởng thành. Không có một nhà báo nào
   có thể hoạt động được bằng cách khép kín mình trong môi trường nhỏ hẹp và
   không có giao lưu xã hội
- Nhà báo, báo chí sống giữa cuộc đời và cuộc sống có thể tràn vào báo chí với
   dộ sâu rộng nhất, nhộn nhịp, sinh động và thời sự nhất.Dòng chảy trên trang
   báo phải chú ý đến dòng sự kiện, những con người trong cuộc đời đang tồn tại,
   đang trôi chảy. Báo chí không chỉ phải phản ánh trung thực đời sống hàng ngày
   mà còn phải góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội, tăng cường giá trị
   hiện thực của báo chí, thu hẹp khoảng cách giữa báo chí với đời sống hiện thực
   và với công chúng.
- Nhà báo cũng cần học cách phản ánh sự thật, hiện thực có chọn lọc. Trên dòng
   sự kiên trôi chảy ngoài đời và trong cái bề bộn, ngổn ngang trăm ngàn mối đó,
   nhà báo phải biết chọn lọc những gì tiêu biểu nhất cho những cái mới, cái đúng,
   cái hay. Khi nói lên sự thật, nhà báo phải có cái nhìn khách quan và thái độ
   dũng cảm, không chủ quan, định kiến, không chịu bất cứ một áp lực nào để phải
   bẻ cong ngòi bút.
- Muốn có những tác phẩm báo chí hay, giá trị và thỏa mãn nhu cầu của công
  chúng, người cầm bút phải có cách sống chủ động, nhập vào thời cuộc và có
  mặt ở những nơi thử thách nhất của cuộc sống. Nhà báo không thể đứng ngoài
  hoạc bên lề sự kiện mà phải chứng kiến, hòa nhập, theo đuổi để thực hiện tốt
  trách nhiệm xã hội của mình.
  Tiếp nhận theo quy luật xa gần:
- Khoảng cách địa lý
  Người ta ai cũng có gốc gác từ một nơi nào đó: một thành phố, một vùng… Ai
  cũng gắn bó sâu nặng với văn hóa địa phương nơi mình sinh ra, lớn lên và đang
  sinh sống. Vì vậy, độc giả thường quan thâm tới những gì gần gũi về mặt địa lý
  với họ: thành phố của họ, vùng của họ, đất nước họ… Thông tin càng xa thì
  càng ít gây chú ý, trừ một số trường hợp: họ có người thân đang sống ở vùng đó
  hay đất nước đó chẳng hạn.
- Bản năng cơ bản Tất cả những gì liên quan đến con người đều thu hút sự chú
  ý: bản năng sinh tồn, tình yêu, niềm vui sướng, cái chết, hận thù, bạo lực…
  Người viết cần cố gắng làm nổi bật trong bài báo của mình những khía cạnh
  sống động nhất, nhân văn nhất của sự kiện. Cái cụ thể cần được đặt trước cái
  trừu tượng, cái chính xác đặt trước cái chung chung. Những khía cạnh về con
  người cần phải được xuất kiện ngay trong tít. Mở đầu cần phải sống động,
  không                                giáo                               điều.
  => Kết hợp hai yếu tố "bản năng cơ bản" và "địa lý", ta sẽ được "luật kilômét
  chết": đặt xuống hàng thứ yếu những sự kiện diễn ra ở xa cho dù có giật gân
  đến đâu, ưu tiên sự kiện ở khoảng cách gần et có tình gần gũi, ngay cả khi số
  nạn nhân ít hơn. Càng có nhiều người chết và sự kiện càng ở gần thì các
  phương tin truyền thông càng nói đến, vì công chúng quan tâm đến sự kiện.
- Tính thời sự
  Người ta thường quan tâm tới những sự việc, sự kiện, tình huống diễn ra ở thời
  điểm hiện tại. Quá khứ cũng như tương lai không hấp dẫn bằng, ngoại trừ tương
  lai gần. Thứ tự ưu tiên là: hôm nay và ngày mai, rồi mới đến hôm qua, cuối
  cùng là ngày kia và hôm kia.
  Những nội dung chủ yếu cần đọc trong một bài báo (tít, sapô, mở đầu…) cần
  làm nổi bật những thông tin về hiện tại hoặc tương lai cũng như kết quả của sự
  kiện. Cần tránh nói đến quá khứ trong tít. Bài báo cần bắt đầu bằng kết quả
  hoặc sư kiện hiện tại, sau đó mới đề cập đến nguyên nhân, nguồn gốc. Nói cách
  khác, hãy đảo ngược trật tự thời gian.
- Tính gần gũi về mặt xã hội, tình cảm
    Người ta luôn có nhu cầu thông tin về nghề nghiệp của bản thân hay tổ chức
  mà mình làm việc. Nhu cầu đó có tính chất tình cảm, nhưng đồng thời có tính
  chất công việc: người ta muốn có một tờ báo chuyên ngành hoặc những chuyên
  mục riêng mang lại thông tin cần thiết về nghề của họ, về sự nghiệp hay về
  cuộc sống của họ.
  Mong muốn được gắn bó với một nhóm người về mặt văn hóa-xã hội cũng
  giống như mong muốn được ở trong một nhóm có cùng chung sở thích. Phổ
  biến nhất là sự gắn kết qua tôn giáo và các đảng phái. Sau đó phải kể đến công
  việc, giáo dục, đời sống gia đình, giải trí, các hiệp hội, chính trị, công
  đoàn…Luật xa gần có ý nghĩa với tất cả những gì liên quan đến những lo toan
  thường nhật. Từ công việc bếp núc, chuyện học của con cái, quần áo hạ giá,
  tivi, cho đến xe cộ.
  Tiếp nhận cùng với sự liên tưởng
  Tiếp nhận và lựa chọn thông tin theo các bước, các cấp độ:
  Tâm lý tiếp nhận của công chúng cũng phụ thuộc vào đặc điểm của các loại
  hình báo chí.
     Hoạt động báo chí là hoạt động thông tin đại chúng, hoạt động chính trị xã
hội có liên quan mật thiết tới các hiện tượng tâm lý ý thức. Bất kỳ địa hạt, vị trí,
giai đoạn nào của quá trình sáng tạo và tiếp nhận sản phẩm báo chí đều có những
vấn đề liên quan đến hoạt động tâm lý học.
Trong mối quan hệ nhà báo - đối tượng - tác phẩm - công chúng: đều khảo nghiệm
đến các quá trình tâm lý của con người Báo chí là một hình thái ý thức xã hội. Sản
phầm báo chí có mục đích là góp phần tuyên truyền, cổ vũ, giáo dục, nâng cao đời
sống vật chất tinh thần cho toàn xã hội Quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí chính
là sự nhận thức thực tiễn, tư duy sáng tạo (phân tích, tổng hợp, so sánh, phản ánh
bản chất đối tượng bằng các phương tiện ngôn ngữ)
 Hoạt động báo chí cũng là một dạng biểu hiện của hoạt động Khi nhà báo xác
định rõ vị trí, nhiệm vụ của mình trong xã hội, có sự hiểu biết sâu rộng về quy luật
tâm lý trong quá trình hình thành ý thức và vận dụng sáng tạo
 Xông pha vào bất cứ lĩnh vực hoạt động để đưa tin chụp ảnh
 Thành quả lao động của họ sẽ tỷ lệ thuận với số lượng và chất lượng sản
phẩm.Phóng viên ảnh không có điều kiện miêu tả dài dòng, lập luận, phân tích tỉ
mỉ nên cần phải đọc được nội tâm nhân vật, tính cách con người; không có kiến
thức tâm lý học sẽ có "nhận chân" chính xác đối tượng phản ánh, không phản ánh
đúng, trúng;
Khả năng vận dụng tâm lý học trong hoạt động báo chí còn thể hiện ở chỗ khơi dậy
sự chú ý của người đọc, người xem (từ cách thức trình bày, phương pháp thể hiện
sao cho công chúng dễ tiếp nhận, dễ cảm kích). Đó là nghệ thuật dẫn dắt sự chú ý
đòi hỏi nhà báo phải nắm chắc các quy luật về tâm lý người đọc, người xem
Câu 7: Ý nghĩa của các thao tác tư duy trong hoạt động sáng tạo của nhà báo.

   Sáng tạo là một quá trình cá nhân, trong đó những người làm việc sáng tạo
   thường có sự nhạy cảm rất cao đối với vấn đề. Sáng tạo là một hoạt động quen
   thuộc và thường xuyên của nghề báo. Đó là việc tạo ra những cái mới để phục
   vụ công chúng.
   Qúa trình sáng tạo tác phẩm báo chí là sự nhìn nhận thực tế, thực tiễn, tư duy
   sáng tạo. Sáng tạo trong báo chí phải: nhanh nhẹn, linh hoạt mềm dẻo, độc đáo,
   chi tiết cụ thể. Nói cách khác, một tác phẩm/ sản phẩm báo chí được coi là có
   tính sáng tạo cao khi nó đến với người đọc nhanh nhất, đúng thời điểm cần thiết
   nhất, với những vấn đề và cách tiếp cận nhạy bén nhất.
   Khác với yêu cầu của một tác phẩm văn học hay một bức tranh nghệ thuật,
   những thông tin báo chí phải chính xác, cụ thể, rõ ràng trong cả các con số, lời
   trích dẫn và lời phân tích, bình luận, dự báo... Sự chính xác, cụ thể này phải
   được diễn tả bằng lời nói, chữ viết, hình ảnh... dễ hiểu, mang tính đại chúng chứ
   không trừu tượng và “hàn lâm” như cách trình bày của các nhà khoa học, các
   nhà phát minh, sáng chế khi báo cáo công trình nghiên cứu của mình. Lối tư
   duy của nhà báo, phong cách của nhà báo vì vậy luôn linh hoạt và mềm dẻo. Sự
   độc đáo trong góc độ tiếp cận, cách phân tích, đánh giá, cách khái quát hóa sự
   kiện, lối viết, cách trình bày tác phẩm, cách tổ chức nội dung sản phẩm báo chí
   với đặc trưng vủa từ sản phẩm báo chí, từng loại hình báo chí (báo in, báo phát
   thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử...).
   Các hoạt động tư duy trong sáng tạo của nhà báo:
- Thao tác phân tích, tổng hợp:
   +, Phân tích là dung đầu óc để phân chia đối tượng, chẻ nhỏ vấn đề để tháy rõ
   bản chất bên trong.
+, Tổng hợp là quá trình dung trí óc để tổng hợp, hợp nhất các thành phần đã
  được tách rời nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể. Tức là khép lại vấn đề đã
  được phân tích để rút ra những điểm mấu chốt, điểm chung.
 Phân tích và tổng hợp có quan hệ qua lại với nhau, tạo thành sự thống nhất
  không thể tách rời được. Sự phân tích được tiến hành theo hướng tổng hợp và
  tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích.
- Thao tác so sánh:
  +, Là quá trình dung trí óc để xác đính ự giống nhau, khác nhau, đồng nhất hay
  không đồng nhất, sự bằng nhau giữa các đối tượng.
  +, Là đặt sự vật hiện tượng trong mối liên hệ để làm nổi bật sự khác biệt và bản
  chất.
  +, Thao tác này gắn chặt với thao tác phân tích- tổng hợp. Có 3 mối quan hệ
  trong so sánh đó là: Đồng nhất, tuonwg phản, tương xứng.
- Thao tác Trừu tượng hóa và khái quát hóa.
  +, Trừu tượng hóa là quá trình dung trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc
  tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những cái
  cần thiết cho tư duy.
  +, Khái quát hóa là quá trình dung trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau
  thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, liên hệ, quan hệ chung nhất.
 Muốn vạch ra được những dấu hiệu bản chất phải có phân tích-tổng hợp sâu sắc
  sự vật, hiện tượng định khái quát. Trừu tượng hóa và khái quát hóa giúp hình
  thành những khái niệm mới, quy luật mới và có quan hệ qua lại với nhau.
Câu 8: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sáng tạo của nhà báo.
            Đặc điểm của tâm lý sáng tạo nhà báo:
- Hoạt động sáng tạo của nhà báo gắn liền với việc phát hiện, nhận thức, phản
   ánh sự kiện, vấn đề thời sự phục vụ nhu cầu thông tin củ công chúng.
- Việc thể hiện vấn đề, sự kiện thời sự nhue thế nào để vừa phản ánh trung thưc,
   khách quan, vừa hấp dẫn, lôi cuốn công chúng thể hiện năng lực của nhà báo.
- Sự sáng tạo của nhà báo thể hiện ở cả nội dung và hình thức thể hiện thông tin,
   bao gồm phát hiện đề tài, tìm kiếm góc độ phản ánh, lựa chọn chi tiết.
- Hoạt đồng sáng tạo báo chí luôn gắn liền với tĩnh chính trị Xã hội, nghĩa là sự
   sáng tạo của nhà báo hướng tới thực hiện những nhiệm vụ xã hội.
- Luôn có sự kết hợp giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan trong hoạt động
   sáng tạo của nhà báo. Hoạt động sáng tạo của nhà báo hoàn toàn phụ thuộc vào
   trình độ nhận thức, lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hẩm chất
   đạo đức, năng lực và lập trường, quan điểm.
- Công việc sáng tạo của nhà báo gắn liền với kỉ luật về thời gian.
- Sáng tạo của nhà báo tuân thủ theo nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, chân
   thật.
- Sáng tạo của nhà báo phải gắn với nhu cầu, thị hiếu của công chúng.
           Những yếu tố ảnh hưởng:
- Định hướng giá trị
- Khả năng phát hiện, nhận thức
- Thích ứng với môi trường Nghề nghiệp, làm việc nhóm.
- Thích ứng về thể lực và sức khỏe.




Câu 9: Những tố chất cần thiết của Nghề báo
Trong tất cả các nghề, có lẽ nghề báo là nghề được "chọn lọc tự nhiên" nhiều
nhất. Hầu hết các nhà báo có tên tuổi, giỏi nghề đều là người “rẽ ngang” từ nghề
khác làm báo trước sau đó mới tu nghiệp bồi dưỡng thêm về chuyên môn. Ngược
lại, có người được đào tạo từ các “lò” một cách bài bản để trở thành nhà báo
chuyên nghiệp nhưng lại rất khó khăn trong tác nghiệp. Vậy nghề báo cần có
những tố chất gì?

- Trước hết phải khẳng định, muốn làm báo được cần phải có năng khiếu nhất
   định. Người làm báo không những phải hội tụ những phẩm chất cần thiết như:
   Nhanh nhen hoạt bát, am hiểu nhiều lĩnh vực, lợi khẩu, khỏe mạnh mà còn phải
   có đức tính trung thực, nghiêm túc… dám dấn thân trong công việc. Nếu như
   những nghề phục vụ công chứng như: Hát, múa, nhạc... năng khiếu bộc lộ ngay
   trong buổi diễn thì với nghề báo năng khiếu ở đây được thể hiện thông qua tác
   phẩm. Khả năng quan sát, nhìn nhận phát hiện vấn đề và cách diễn đạt sao cho
   thu hút được sự quan tâm của công chúng là một điều hết sức quan trọng quyết
   định sự thành bại của tác phẩm báo chí. Những vấn đề báo chí nêu được sự
   quan tâm của bạn đọc có sức lan toả lớn trở thành một vũ khí sắc bén trước dư
   luận, đặc biệt là trong các cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí
   hiện nay. Người ta thường nói nhà báo phải rất nhạy cảm. Điều đó là rất đúng.
   Trong đời sống xã hội với bao vấn đề liên quan đến sinh hoạt của người dân
   như: Việc chấp hành luật pháp, công việc, sức khoẻ, gia đình, cả những biến
   thái ở thời cơ chế thị trường... Các nhà báo phải làm sao phát hiện chọn ra
   những “tiêu điểm” để tuyên truyền từ đó góp phần định hướng cho xã hội.
   Năng khiếu hay sự nhạy cảm về chính trị giúp cho các nhà báo lựa chọn vấn đề
   viết đúng, trúng những gì mà dư luận quan tâm.
- Điều kiện thứ hai hết sức quan trọng trong hoạt động nghiệp vụ đó chính là
   công tác phóng viên. Làm thế nào để có được thông tin nhanh nhất, đúng, kịp
thời là cả một quá trình năng động, sáng tạo của mỗi phóng viên. Thường
  phóng viên hoạt động độc lập, lượng thông tin được phát ra gần như nhau,
  nhưng vẫn cùng vấn đề ấy, phóng viên của tờ báo A có cách nhìn nhận từ một
  góc độ, tờ báo B có cách đánh giá khác... chất lượng thông tin đưa đến hiệu quả
  khác nhau. Đó chính là do công tác thu thập xử lý thông tin của mỗi tờ báo.
  Thông tin đăng trên báo nào khách quan, hướng dẫn được dư luận, tờ báo đó sẽ
  giành được bạn đọc và đương nhiên uy tín của tờ báo đó sẽ được nâng lên.
  Trong công tác phóng viên, không ít các nhà báo đã phải trả giá đắt bởi các bài
  viết mà khi xử lý thông tin thiếu chính xác, hoặc chưa đủ căn cứ, khai thác
  thông tin chưa chính thống... Hậu quả là toà soạn phải đính chính, niềm tin của
  người dân bị giảm sút, bản thân phóng viên bị kiểm điểm thậm chí còn bị "treo
  bút". Đây hoàn toàn không phải là “tai nạn” nghề nghiệp mà do sự nhạy cảm về
  chính trị, khả năng non nớt về nghề nghiệp. Do vậy, bản lĩnh của nhà báo, sự
  cẩn trọng về nghề nghiệp phải thường xuyên được rèn luyện. Viết đúng sự thật,
  khách quan tích cực rèn luyện nghiệp vụ, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn, có sự
  nhạy cảm thường trực và luôn giữ "cái tâm" trong sáng, xác định đúng đối
  tượng phục vụ, chắc chắn vị thế nhà báo sẽ được khẳng.
- Nhạy bén với tin tức: Thông thường, phóng viên có được khả năng phát hiện ra
  tin tức là nhờ thực hành nhiều, nhưng dường như một số người có khả năng
  thiên bẩm và nhạy bén hơn hẳn những đồng nghiệp khác.
- Sự kiên trì: Không chịu bỏ cuộc để tìm kiếm thông tin trong bối cảnh trì trệ
  quan liêu, âm mưu thủ đoạn hoặc sự chống đối quyết liệt.
- Khách quan: Một nhà báo giỏi phải để những ý kiến cá nhân và định kiến bên
  ngoài cửa tòa soạn. Trách nhiệm của nhà báo đối với xã hội là đưa tin chứ
  không phải là thuyết phục. Cung cấp thông tin thực tế từ mọi phía, càng nhiều
  càng    tốt,   và   để   mọi   người   tự   đưa   ra   quyết   định   của   họ.
- Hoài nghi: Phóng viên cần biết cách "hoài nghi đúng đắn" khi liên hệ với các
  cơ quan, nhân viên chính quyền hay các công ty. Các nguồn tin thường muốn
  cung cấp những thông tin có lợi cho họ. Đương nhiên là không nên để sự hoài
  nghi này trở thành sự nghi kị quá mức.
- Dễ tiếp xúc với mọi người: Hầu hết các câu chuyện là xuất phát từ con người.
  Sự yên tĩnh, thư thái có thể sản sinh ra những bài viết tốt, nhưng những phóng
  viên có khả năng giao tiếp dễ dàng với mọi loại đối tượng sẽ có cơ hội tìm ra
  nhiều câu chuyện hay hơn./.
- Thích ứng với MT làm việc

More Related Content

What's hot

VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfjackjohn45
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)希夢 坂井
 
Bản chất hiện tượng tâm lý người
Bản chất hiện tượng tâm lý ngườiBản chất hiện tượng tâm lý người
Bản chất hiện tượng tâm lý ngườiNgoc Tran Bich
 
Lenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Lenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hộiLenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Lenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hộiLan Anh
 
Chương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụ
Chương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụChương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụ
Chương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụShare Tài Liệu Đại Học
 
Chuong 3 hành vi khách hàng. marketing căn bản
Chuong 3   hành vi khách hàng. marketing căn bảnChuong 3   hành vi khách hàng. marketing căn bản
Chuong 3 hành vi khách hàng. marketing căn bảnKhanh Duy Kd
 
ĐốI tượng truyền thông
ĐốI tượng truyền thôngĐốI tượng truyền thông
ĐốI tượng truyền thôngKokoro Clover
 
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tốMô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tốLenam711.tk@gmail.com
 
Bài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cươngBài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cươngjackjohn45
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học nataliej4
 
Ngôn ngữ tít của báo chí
Ngôn ngữ tít của báo chíNgôn ngữ tít của báo chí
Ngôn ngữ tít của báo chíPhan Trang
 
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfHanaTiti
 
Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)marlsn
 
Tâm lý học
Tâm lý họcTâm lý học
Tâm lý họcTS DUOC
 

What's hot (20)

VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
 
Bản chất hiện tượng tâm lý người
Bản chất hiện tượng tâm lý ngườiBản chất hiện tượng tâm lý người
Bản chất hiện tượng tâm lý người
 
Lenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Lenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hộiLenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Lenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hội
 
Chương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụ
Chương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụChương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụ
Chương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụ
 
Chuong 3 hành vi khách hàng. marketing căn bản
Chuong 3   hành vi khách hàng. marketing căn bảnChuong 3   hành vi khách hàng. marketing căn bản
Chuong 3 hành vi khách hàng. marketing căn bản
 
chương 3 Hành vi mua của khách hàng
chương 3 Hành vi mua của khách hàngchương 3 Hành vi mua của khách hàng
chương 3 Hành vi mua của khách hàng
 
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAYDấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
 
Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985
Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985
Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985
 
ĐốI tượng truyền thông
ĐốI tượng truyền thôngĐốI tượng truyền thông
ĐốI tượng truyền thông
 
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tốMô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố
 
Bài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cươngBài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cương
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Ngôn ngữ tít của báo chí
Ngôn ngữ tít của báo chíNgôn ngữ tít của báo chí
Ngôn ngữ tít của báo chí
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCOLuận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
 
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
 
Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)
 
Tâm lý học
Tâm lý họcTâm lý học
Tâm lý học
 
Luận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAY
Luận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAYLuận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAY
Luận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAY
 

Similar to Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

Tâm lý học dạy học đại học
Tâm lý học dạy học đại họcTâm lý học dạy học đại học
Tâm lý học dạy học đại họcNguynNgcChnFPLHCM
 
Tam ly hoc_dai_cuong
Tam ly hoc_dai_cuongTam ly hoc_dai_cuong
Tam ly hoc_dai_cuongQuoc Nguyen
 
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Sùng A Tô
 
Tài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý họcTài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý họcĐiều Dưỡng
 
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninTieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninThành Võ
 
Tiểu luận triết
Tiểu luận triếtTiểu luận triết
Tiểu luận triếtXaNganGiang
 
322 tam ly quan ly
322 tam ly quan ly322 tam ly quan ly
322 tam ly quan lyQuoc Nguyen
 
PTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan lyPTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan lyLinh Linpine
 
CHỦ ĐỀ 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÍ NGƯỜI.pdf
CHỦ ĐỀ 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÍ NGƯỜI.pdfCHỦ ĐỀ 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÍ NGƯỜI.pdf
CHỦ ĐỀ 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÍ NGƯỜI.pdfLKimThoa4
 
Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới
Mô hình trí tuệ theo quan điểm mớiMô hình trí tuệ theo quan điểm mới
Mô hình trí tuệ theo quan điểm mớiLenam711.tk@gmail.com
 
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019phamhieu56
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan luanvantrust
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxducd2415
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiTRNGAN84
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninCandy Nhok
 

Similar to Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo (20)

Tâm lý học dạy học đại học
Tâm lý học dạy học đại họcTâm lý học dạy học đại học
Tâm lý học dạy học đại học
 
Tam ly hoc_dai_cuong
Tam ly hoc_dai_cuongTam ly hoc_dai_cuong
Tam ly hoc_dai_cuong
 
Chuong 1
Chuong 1Chuong 1
Chuong 1
 
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
 
Tâm lý y học
Tâm lý y họcTâm lý y học
Tâm lý y học
 
Tài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý họcTài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý học
 
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninTieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
 
Tiểu luận triết
Tiểu luận triếtTiểu luận triết
Tiểu luận triết
 
322 tam ly quan ly
322 tam ly quan ly322 tam ly quan ly
322 tam ly quan ly
 
Thoi gian
Thoi gianThoi gian
Thoi gian
 
PTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan lyPTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan ly
 
CHỦ ĐỀ 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÍ NGƯỜI.pdf
CHỦ ĐỀ 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÍ NGƯỜI.pdfCHỦ ĐỀ 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÍ NGƯỜI.pdf
CHỦ ĐỀ 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÍ NGƯỜI.pdf
 
Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới
Mô hình trí tuệ theo quan điểm mớiMô hình trí tuệ theo quan điểm mới
Mô hình trí tuệ theo quan điểm mới
 
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lênin
 
triet nhom 2.pptx
triet nhom 2.pptxtriet nhom 2.pptx
triet nhom 2.pptx
 
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
 

More from Hồng Nhung (Ỉn con)

More from Hồng Nhung (Ỉn con) (7)

Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạngKinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động báo chí trước cách mạng
 
báo chí với dư luận xã hội
báo chí với dư luận xã hộibáo chí với dư luận xã hội
báo chí với dư luận xã hội
 
Tac pham bao chi
Tac pham bao chiTac pham bao chi
Tac pham bao chi
 
Kich ban phong su
Kich ban phong suKich ban phong su
Kich ban phong su
 
Thuyết trình vô cảm
Thuyết trình vô cảmThuyết trình vô cảm
Thuyết trình vô cảm
 
bệnh Vô cảm
bệnh Vô cảmbệnh Vô cảm
bệnh Vô cảm
 
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đìnhBáo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình
Báo mạng với chiến dịch Truyền thông Phòng chống Bạo lực gia đình
 

Recently uploaded

Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 

Recently uploaded (20)

Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 

Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo

  • 1. Họ Tên: Võ Thị Hồng Nhung Lớp: Truyền hình K29A1 --------------------------------------------------------------------- ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN: TÂM LÝ HỌC BÁO CHÍ Câu 1: Phân tích cơ chế hình thành tâm lý ở con người và bản chất, chức năng của tâm lý. Bài học đối với nghiệp vụ báo chí. Trả lời: Khái niệm Tâm lý: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn thường sử dụng từ tâm lý để nói về long người, ví dụ như: Cô giáo của bọn mình rất tâm lý, bố bạn tâm lý nhỉ?,..Trong trường hợp này, từ tâm lý được sử dụng nhằm đánh giá những con người có hiểu biết về lòng người, về tâm tư, nguyện vọng, tính tình của người khác. Đó chính là cách hiểu tâm lý ở mức thông thường Theo Từ điển Tiếng Việt Do Nguyễn Như Ý biên soạn, tâm lý là ý nghĩ, tình cảm làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người. Nói một cách khái quát nhất, tâm lý bao gồm tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu oc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người. Các hiện tượng tâm lý đóng lai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống của con người, trong quan hệ giữa con người với con người trong xã hội loài người.
  • 2. Cơ chế hình thành: Tâm lý học là sự phản ánh của Hiện thực khách quan vào não. Tất cả các hình ảnh tâm lý, các kinh nghiệm sống của bản thân đều tồn tại trong não bộ. Nhưng không phải cứ có não là có tâm lý. Muốn có tâm lý phải có tồn tại khách quan tác động vào não và não người phải tiếp nhận được tác động đấy. Để tiếp nhận được tác động từ bên ngoài vào, não phải hoạt động, và hoạt động theo cơ chế phản xạ. Chỉ có hệ thần kinh và não bộ của con người mới có khả năng tiếp nhận những tác động của hiện thực khách quan, tạo ra trong não những hình ảnh tâm lý. Phản ánh tâm lý đó tạo ra những hình ảnh tâm lý- kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào não. Dựa vào đặc điểm cá nhân của mỗi người mà sự phản ánh của thế giới khách quan sẽ cho những hình ảnh tâm lý khác nhau ở những người khác nhau, và hình ảnh tâm lý của mối hiện tượng khách quan cũng không giống nhau. Căn cứ vào cảm nhận, cảm nghiệm và cách thể hiện của mỗi người, trong mỗi hoàn cảnh khác nhau thì sẽ có cách thể hiện hành vi đối với hiện thực khác nhau: Thế giới khách quan Phản ánh Não (tạo vết) Đặc điểm cá nhân Hình ảnh tâm lý Cảm nhận, cảm nghiệm, thể hiện Thể hiện hành vi đối với hiện thực
  • 3. Bản chất của Tâm lý: Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định rằng tâm lý con người là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lý người có bản chất xã hội, lịch sử.  Thứ nhất, bản chất của tâm lý là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể Tâm lý người không phải do thượng đế hay trời sinh ra,cũng không phải do não bộ tiết ra, mà tâm lý con người chính là sự phản ánh chân thực nhất của thế giới khách quan vào não người thông qua lăng kính chủ quan. Thế giới khách quan luôn luôn có sự vận động và thay đổi, tất cả những điều đó được phản ánh vào não người. Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý. Song hình ảnh tâm lý khác về chất so với hình ảnh cơ, hình ảnh sinh vật ở chỗ nó có 2 thuộc tính, đó là: Tính sinh động và tính chủ thể. +, Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo: Hình ảnh tâm lý về một cuốn sách, một sự vật, đồ vật hay một con người được phản ánh thông qua não bộ người sẽ sinh động hơn hình ảnh vật lý khô cứng của đồ vật, con người đó được phản ánh qua gương. +, Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể: Hình ảnh tâm lý mang đậm đà màu sắc cá nhân (hay nhóm người) mang hỉnh ảnh tâm lý đó. Nói một cách dễ hiểu, tâm lý là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan. Điều này thể hiện ở chỗ mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, kinh nghiệm, cái riêng của mình, xu hướng, tính cánh, năng lực… vào trong hình ảnh đó, làm cho nó có màu sắc chủ quan.
  • 4. Cũng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan nhưng những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lý với mức độ, sắc thái khác nhau. Cũng có khi một hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể duy nhất nhưng ở những thời điểm khác nhau, với trạng thái cơ thể, tinh thần khác nhau có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy. Vậy do đâu mà tâm lý người này lại khác với tâm lý của người kia? Điều này do nhiều yếu tố chi phối. Trước hết, do mỗi con người có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Thứ 2, mỗi người có một hoàn cảnh sống riêng, điều kiện giáo dục không giống nhau. Cuối cùng, mỗi cá nhân thể hiện thái độ tích cực hoạt động, giao lưu khác nhau trong cuộc sống.  Bản chất xã hội của Tâm lý con người. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lích sử biến thành cái riêng của mỗi con người. Tâm lý con người có nguồn gốc là thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội) trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định. Thế giới xã hội quyết định tâm lý con người ở các quan hệ kinh tế xã hội, các mối quan hệ đạo đức, các mối quan hệ giữa con người với con người… Các mối quan hệ trên quyết định bản chất tâm lý của con người Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội. Con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội. Con người là chủ thể của nhận thức, của hoạt động, giao tiếp với tư cách là một chủ thể tích cực, sáng tạo. Tâm lý con người là sản phẩm của con người với tư cách là chủ thể xã hội, chính vì thế mà tâm lý mang bản chất xã hội, lịch sử.
  • 5. Tâm lý cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội thông qua thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, còn hoạt động và giao tiếp có tính chất quyết định. Tâm lý con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, dân tộc và cộng đồng. Chức năng của Tâm lý: Hiện thực khách quan quyết định tâm lý con người, nhưng chính tâm lý con người tác động trở lại hiện thực bằng tính năng động, sáng tạo của nó. Mỗi hành động, hoạt động của con người đều do tâm lý điều hành. Chức năng của tâm lý thể hiện ở những mặt sau: Định hướng cho hoạt động của con người (động cơ, mục đích) Tâm lý là động lực thôi thúc, lôi cuốn con người hoạt động khắc phục mọi khó khăn vươn tới mục đích đã đề ra. Tâm lý điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằng chương trình, kế hoạch, phương pháp, phương thức tiến hành trong hoạt động làm cho hoạt động của con người trở nên có ý thức, đem lại hiệu quả nhất định. Tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đã xác định, phù hợp với hoàn cảnh thực tế cho phép. Bài học đối với hoạt động nghiệp vụ báo chí. Tâm lý có nguồn gốc, là thế giới khách quan. Nhà báo cần nắm được bản chất này của tâm lý con người để khi hoạt động nghề nghiệp biết cách nghiên cứu từng hoàn cảnh sống, hoạt động cụ thể. Tùy thuộc vào từng đối tượng, từng hoàn cảnh khác nhau mà có cách ứng xử khác nhau. : (Khi phỏng vấn nhân vật, cách giao tiếp, cách đặt câu hỏi....)
  • 6. Tâm lý mang tính chủ thể, vậy nên trong hoạt động báo chí, những người làm báo cần bám sát đối tượng công chúng của mình. Mỗi con người, mỗi nhóm công chúng đều có tâm lý tiếp nhận riêng. Tâm lý là sản phẩm của hoạt động giao tiếp, chính vì vậy mà muốn nắm bắt tâm lý của công chúng, những người làm báo phải thường xuyên tổ chức các hình thức tiếp cận với công chúng (gặp mặt, gửi thư, gửi bài, thiết kế các chuyên mục kết nối, tăng tính tương tác) Tâm lý có bản chất xã hội lịch sử, người làm báo phải nắm bắt được điều này. Bởi lẽ muốn hoạt động tốt, những người làm báo phải nắm bắt được tâm lý công chúng. Muốn nắm bắt tốt tâm lý công chúng thì cần hiểu rõ môi trường xã hội, lịch sử, văn hóa cũng như các mối quan hệ xã hội. Đất nước khác nhau, cộng đồng khác nhau, dân tộc khác nhau sẽ có văn hóa, môi trường sống khác nhau, tâm lý con người vì thế cũng không giống nhau. Cần hiểu rõ bản chất này để nắm bắt rõ tâm lý của từng đối tượng công chúng, từ đó mà đưa ra cách hoạt động phù hợp (Cách thiết kế tờ báo, chuyên mục, lựa chọn ngôn ngữ, hình ảnh…) Tâm lý có chức năng chung là định hướng cho các hoạt động của con người. Mà tất cả các sản phẩm báo chí ít hay nhiều đều có tác động đến tâm lý của đối tượng tiếp nhận. Nội dung thông tin và tính định hướng của báo chí cũng chính vì thế mà sẽ gián tiếp là động cơ, mục đích cho hành động của con người. Như vậy, báo chí cần thông tin chính xác khách quan, định hướng tích cực…. (Đăng tải nhiều tt tiêu cực sẽ khiến công chúng hoang mang, lo sợ, mất niềm tin…có thể dẫn đến vô cảm, thờ ơ, lối sống thực dụng và thiếu trách nhiệm, hành động liều lĩnh và tiêu cực) Tâm lý thôi thúc con người vượt khó khăn… Chính vì thế, báo chí cuang cần có nhiều bài viết khách quan, trung thực về những tấm gương vượt khó, người tốt hay những triển vọng về một tương lai phát triển vững chắc, tươi sáng của đất
  • 7. nước, những thành tựu…Tất nhiên điều này khác với tô hồng sự thật. Những bài viết như thế sẽ tác động tích cực đến tâm lý công chúng, từ đó con người sẽ hình thành ý chí vươn lên, vượt khó khăn. Như vậy là báo chí đã thực hiện chức năng khai sáng, định hướng suy nghĩ và hành động tốt đẹp cho công chúng.
  • 8. Câu 2: Từ thang nhu cầu của Maslow sáng lập, hãy nêu bài học ứng dụng vào hoạt động báo chí. Trả lời Thuyết nhu cầu do Abraham Maslow- nhà tâm lý học nổi tiếng của dòng Tâm lý học nhân văn là một trong những thuyết kinh điển trong Khoa học tâm lí con người. Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ “cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội.Thang nhu cầu của Maslow có 5 mức: - Nhu cầu sinh lý cơ bản - Nhu cầu an toàn - Nhu cầu về quan hệ xã hội - Nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ - Nhu cầu phát huy bản ngã, thành đạt Thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến nay, chưa có thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng có khá nhiều “ứng cử viên” có ý định thay thế. Trong rất nhiều hoạt động, ngành nghề, người ta đã ứng dụng thuyết này một cách hiệu quả như maketing, quản lý nhân sự, thăm dò ý kiến khách hàng, giáo dục, tư vấn tâm lý-tình cảm… Với hoạt động thực tiễn của báo chí, thang nhu cầu của Maslow có một vị trí quan trọng đặc biệt. Nắm bắt được tâm lý, những nhu cầu cơ bản của công chúng, nguồn tin, đồng nghiệp…sẽ giúp nhà báo, hay rộng hơn là những người hoạt động báo chí làm tốt công việc của mình.
  • 9. Thứ nhất, nhu cầu sinh lý cơ bản: - Đây là nhu cầu cơ thể của con người bao gồm nhu cầu ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục và các nhu cầu khác làm con người thoải mái. Đây là nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người, các nhu cầu khác cao hơn chỉ xuất hiện khi những nhu cầu này được đáp ứng. - Những người hoạt động báo chí phải nắm rõ nhu cầu cơ bản này để hoạt động hiệu quả. Nguồn đề tài của báo chí xuất phát từ con người (nguồn tin), và đối tượng hướng tới của báo chí cũng là con người (công chúng). Tất cả những vấn đề, sự kiện, hiện tượng xung quanh nguồn tin chủ yếu liên quan đến nhu cầu sinh lý cơ bản của con người, và đây cũng chính là những thông tin cần tiếp nhận chính nhất của mọi đối tượng công chúng. - Công chúng báo chí quan tâm đến việc báo chí có đáp ứng đầy đủ các thông tin liên quan đến đời sống dân sinh hang ngày trước khi yêu cầu báo chí làm chức năng giải trí. Bởi lẽ, con người sinh ra ai cũng cần ăn, mặc, ngủ, nghỉ. Hiểu được nhu cầu này, không đơn giản chỉ là báo chí có những tờ báo, những chương trình về ẩm thực, thời trang, sức khỏe, tư vấn tình dục…mà rộng hơn thế, nhà báo cần phải sống trong dòng chảy thông tin của đời sống người dân, tìm hiểu sâu rộng đến từng nhu cầu cơ bản của con người, giúp con người có những thông tin bổ ích nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó. - Tại sao báo chí lại đưa tin về các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thiên tai, dịch họa? Tại sao báo chí cũng tích cực thông tin về việc tăng giá, lạm phát? Tại sao trên báo chí vẫn hàng ngày, hang giờ đưa tin về các bệnh dịch, bệnh viện quá tải, người dân khốn khổ vì việc này hay việc kia…Tất nhiên điều này một phần là do báo chí làm nhiệm vụ thông tin một cách trung thực và khách quan tình hình đất nước, nhưng lý do chính ở đây đó là vì những sự kiện kia, thông tin kia phản ánh đời sống dân sinh của con người, hay nói cách khác, đó là những nhu cầu cơ bản nhất của con người.
  • 10. - Người dân vẫn đọc báo hàng ngày, đôi khi chỉ để xem giá xăng đã giảm được đồng nào chưa, hay chỉ để biết thông tin rằng vụ tai nạn thảm khốc ở Tây Nguyên có cứu sống thêm được người nào chưa, và đôi khi để lắng nghe xem hàng cứu trợ đã đến được với người dân lũ lụt miền Trung chưa. Tất cả những điều đó đều xoay quanh nhu cầu ăn mặc, nơi ở, sức khỏe…. - Báo chí còn phải cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến các nhu cầu cơ bản của công chúng. Chỉ khi đáp ứng được nhu cầu ăn no, mặc ấm thì con người mới nghĩ đến chuyện ăn ngon, mặc đẹp. Báo chí thông tin đến công chúng những sự kiện gần gũi với đời sống dân sinh hang ngày không chỉ để công chúng biết mà còn là để công chũng có cách hành động phù hợp: Biết làm kinh tế như thế nào cho phù hợp hoàn cảnh, biết chăm sóc sức khỏe bản thân…Có nghĩa là công chúng sẽ được biết đến những kiến thức nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của mình. Một khi đã đáp ứng tốt những nhu cầu cơ bản đó thì công chúng mới nghĩ đến việc được thỏa mãn những nhu cầu cáo hơn, và lúc này báo chí sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình. Thứ 2 là nhu cầu an toàn: - Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức là khi những nhu cầu đó không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa thì khi đó, các nhu cầu về an toàn, an ninh bắt đầu được kích hoạt. Điều này được thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người luôn mong muốn cho mình tránh khỏi các mối nguy hiểm diễn ra hàng ngày. Ai cũng đều có quyền đc bảo vệ sức khỏe, tính mạng, của cải, nhân phẩm, danh dự. - Báo chí cần thực hiện tốt các chức năng dự báo, mang lại cho công chúng cảm giác tin cậy, an toàn.. Nghề báo là nghề “chim báo bão” - Có những chuyên mục tư vấn pháp luật, tư vấn tâm lý.
  • 11. - Báo chí cũng cần lên án những hành vi sai trái, tham nhũng, bóc lột…và bảo vệ quyên chân chính của con người. - Bảo vệ nguồn tin và nhân vật trong tác phẩm của mình. - Tránh đưa quá nhiều hiện tượng tiêu cực với mức độ và cách khai thác không phù hợp, điều này sẽ làm công chúng hoang mang, lo sợ mất niềm tin. Nhiều bài báo, trang báo đã vi phạm điều này (phân tích ví dụ) - Tránh đưa thông tin sai lệch hoặc bóp méo (tô hồng hay bôi đen) sự thật làm ảnh hưởng đến quyền lợi và vi phạm đến nhu cầu an toàn của công chúng. =>Nhà báo phải có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp Ba là nhu cầu về quan hệ xã hội. - Nhu cầu này được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó, hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương. Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một nhóm cộng đồng nào đó… - Báo chí thực hiện chức năng, nhiệm vụ là diễn đàn của nhân dân. Hệ thống báo chí khẳng định rõ hơn vai trò là diễn đàn của nhân dân, phản biện xã hội, qua đó tham mưu, đề xuất những giải pháp phát triển đất nước; tham gia tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội. Nhiều vụ việc tiêu cực đã được các cơ quan báo chí phát hiện đưa ra ánh sáng. - Báo chí giúp con người mở rộng các mối quan hệ, sự hiểu biết rộng rãi bên ngoài xã hội và vượt ra khỏi phạm vi đất nước. - Nhà báo cũng phải gần gũi, gắn kết với công chúng - Nhà báo không thể làm việc độc lập được mà phải đoàn kết, hỗ trợ và giúp đỡ đồng nghiệp.
  • 12. Bốn là nhu cầu đƣợc kính nể, ngƣỡng mộ: - Nhu cầu này được gọi là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện ở 2 cấp độ đó là: nhu cầu được người khác yêu mến, kính trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhân, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, tự tin vào khả năng mà mình có. - Đối tượng phục vụ của báo chí là ai? Đó là công chúng. Tất cả chức năng, nhiệm vụ cuối cùng của báo chí đều hướng tới phục vụ nhu cầu của công chúng. Và chính điều này đã thể hiện sự tôn trọng nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ. - Báo chí nêu gương người tốt, việc tốt để khích lệ động viên họ cũng như những con người khác - Khi nói về người mắc tội, tuy thái độ nghiêm khắc nhưng cũng không vì thế mà biêu xấu con người, tổ chức đó. Cũng không nên một người mắc tội mà mổ xẻ cả đời tư cá nhân của họ cũng như những người thân của họ. - Khi viết về những nạn nhân của các vụ đánh đập, bạo hành, cưỡng hiếp, tránh nêu tên và địa chỉ cụ thể, ảnh cũng k đc nêu rõ mặt. Cách viết cũng tránh chạm vào nỗi đau và xúc phạm đến họ. - Khi phỏng vấn những nhân vật có hoàn cảnh đặc biệt cũng cần đặt câu hỏi và có cách giao tiếp hợp lý để không làm họ bị tổn thương về mặt tinh thần cũng như nóng giận. Cuối cùng là nhu cầu phát huy bản ngã, thành đạt - Đây là nhu cầu của con người được là chính mình, được làm những việc mà mình sinh ra để làm. Nói một cách đơn giản, đây là nhu cầu được thể hiện hết khả năng, tiềm năng để tự khẳng định mình, để làm việc và đạt các thành quả trong xã hội. - Tăng tính tương tác, thu nhận những ý kiên có giá trị của công chúng - Tạo diễn đàn
  • 13. - Gương người tốt việc tốt. - Nhà báo cũng khẳng định cái chủ quan của mình thông qua các tác phẩm báo chí để tạo dấu ấn riêng  Báo chí phải phát triển về số lượng, thường xuyên đổi mới, cải tiến về chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Công chúng không ưa những thông tin trùng lặp, sáo rỗng, theo lối mòn, không gắn với thực tế. Do đó, để thu hút được công chúng, báo chí phải tự đổi mới cách thức sáng tạo sao cho hấp dẫn, linh hoạt. Tuy nhiên, nội dung và hình thức bao giờ cũng phải có sự tương ứng, có chung tiếng nói, tránh phô trương hình thức, gọt giũa câu chữ để che lấp đi nội dung thông tin tẻ nhạt,... Hoạt động báo chí phải đạt được mục đích là trang bị cho công chúng về nhận thức hiểu biết, hình thành và củng cố thế giới quan đúng đắn về cách mạng, chế độ, lợi ích của đất nước trong quan hệ quốc tế, giúp công chúng an tâm về tư tưởng, sống có ích. Đây là một công việc khó khăn vì nó rất dễ trở nên khô cứng, đơn điệu, đòi hỏi phương pháp giáo dục phải thường xuyên đổi mới, linh hoạt, sinh động, nội dung giáo dục phải phong phú, không áp đặt, tạo điều kiện cho công chúng tự tạo ra hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm của mình. Báo chí phải là người dẫn đường cho công chúng trước thực tế phức tạp, trước các vấn đề chính trị - xã hội nảy sinh. Bên cạnh việc thông tin, báo chí cần phải phân tích những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch, những sai lầm, khuyết điểm. Phải giải đáp kịp thời những vướng mắc về tư tưởng của công chúng nhằm tạo ra môi trường giáo dục chính trị- tư tưởng lành mạnh, trang bị cho họ vốn kiến thức hiểu biết về mọi mặt. Cần thường xuyên mở các diễn đàn, các cuộc toạ đàm, trao đổi ý kiến,... để hiểu thêm về công chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu và chính đáng của họ.
  • 14. Câu 3: Hiểu biết về tâm lý học báo chí có ý nghĩa thế nào đối với hoạt động báo chí. Trả lời: Tâm lý học báo chí là môn khoa học ứng dụng, đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng tâm lý trong đời sống báo chí cũng như nguyên nhân và cách thức, phương pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động báo chí. Vai trò của tâm lý học báo chí đối với hoạt động báo chí: Đối với công chúng: +, Hiểu biết tâm lý của công chúng để khai thác các nguồn đề tài, tâm lý và các góc độ phản ánh. +, Học cách khơi dậy, dẫn dắt sự chú ý của độc giả, công chúng đối với tác phẩm của mình. Đối với nguồn tin: +, Cách thức tiếp cận, phỏng vấn, khai thác thông tin (phỏng vấn) +, Cách bảo vệ nguồn tin +, Xác thực nguồn tin để báo chí không bị biến thành thứ để lợi dụng +, Cách thức thể hiện nguồn tin Đối với đồng nghiệp, cơ quan báo chí: Tạo sự liên kết, gắn chặt hoạt động
  • 15. Câu 4: Phân tích các đặc điểm và yêu cầu đối với tâm lý báo chí giao tiếp. Trả Lời: Khái niệm giao tiếp và giao tiếp báo chí. Giao tiếp là mối quan hệ qua lại, giữa con người vơí con người, thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa người cới người, thông qua đó mà con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói cách khác giao tiếp xac lập và vận hành các quan hệ người- người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác. Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xẩy ra với các hình thức sau đây: +, Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân +, Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm +, Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và của xã hội loài người, nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu xã hội cơ bản xuất hiện sớm nhất của con người. Nhờ giao tiếp, con người gia nhập vào mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá xã hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội, đồng thời nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh với người khác vơí chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như một nhân cách để hình thành thái độ giá trị cảm xúc. Hay nói một cách khá đi, qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức. Giao tiếp báo chí là giao tiếp thể hiện mối quan hệ giữa nhà báo, công chúng và nguồn tin. 3 thành tố này luôn tác động qua lại và kích thích lẫn nhau.
  • 16. +, Giao tiếp báo chí cũng chính là quá trình nhà báo tìm kiếm, thu thập thông tin, phương pháp giao tiếp chủ đạo là phương pháp phỏng vấn. +, Giao tiếp báo chí mang tính tương tác 2 chiều, nhà báo tác động đến nguồn tin và ngược lại, muốn vậy nhà báo phải kích thích nguồn tin. +, Giao tiếp báo chí cũng thực hiện thông qua tác phẩm báo chí, đó là cách anh nói với công chúng như thế nào thông qua tác phẩm của anh. Đặc điểm của giao tiếp trong hoạt động sáng tạo của nhà báo. (8 đặc điểm) Giao tiếp báo chí quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của một tác phẩm báo chí. Trong mối quan hệ giữa nhà báo-nguồn ti- công chúng thì cái cốt yếu chính là tâm lý con người. Đặc điểm thứ nhất: Giao tiếp báo chí phải dựa trên sự tôn trọng của đối bên. Nhà báo luôn phải đề cáo sự tôn trọng của mình đối với nguồn tin và với cống chúng. Đó cũng là điều kiện để nắm bắt khả năng cung cấp thông tin của nguồn tin cũng như nhu cầu tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng. Đặc điểm thứ 2: Trong giao tiếp báo chí, chúng ta dung tất cả các phương thức có thể. Có nhiều cách phân loại các phương thức giao tiếp: Theo phương tiện giao tiếp, có thể có 3 loại giao tiếp sau +,Giao tiếp vật chất : giao tiếp thông qua hành động với vật thể. Ví dụ: Thông qua đồ chơi người lớn giao tiếp với trẻ em, người ta tặng cho nhau những vật kỷ niệm để nhớ nhau, để gửi gắm, tình cảm, suy nghĩ cho nhau +,Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: Là giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ, hành động, ánh mắt, nụ cười để biểu thị sự đồng tình hay phản đối
  • 17. +, Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Là thông qua tiếng nói, chữ viết Theo khoảng cách ta có : +, Giao tiếp trực tiếp: +, Giao tiếp gián tiếp: Được thực hiện qua phương tiện trung gian như thư từ, báo chí, điện thọai … Theo quy cách người ta phân thành 2 loại +. Giao tiếp chính thức: Nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách +, Giao tiếp không chính thức: giữa những người hiểu biết rõ về nhau, không câu nệ thể thức mà theo kiểu thân tình.  Áp dụng phù hợp và kết hợp linh hoạt các phương thức giao tiếp sẽ giúp hoạt động báo chí đạt kết quả cao. Đặc điểm thứ 3: Giao tiếp báo chí luôn là những giao tiếp có chủ đích Chủ đích ở đây chính là thu thập, tìm kiếm thông tin. Giao tiếp trong hoạt động sáng tạo báo chí luôn xoay quanh vấn đề về việc tìm kiếm và chuyển tải thông tin. Đặc điểm thứ 4: Giao tiếp trong hoạt động báo chí luôn giữ tính xác thực, chân thực, dù là chính thức hay không chính thức. Thứ 5, Giao tiếp báo chí luôn hướng tới mục tiêu lâu dài. Có nghĩa sau mỗi cuộc giao tiếp, nhà báo luôn giữ mối liên hệ lâu dài với nguồn tin và công chúng.
  • 18. Đặc điểm thứ 6, giao tiếp báo chí là một nhu cầu của xã hội. Đây là đòi hỏi của tất cả mọi người, ai ai cũng có quyền được thông tin về mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì vậy giao tiếp trong hoạt động sáng tạo của nhà báo là tất yếu Đặc điểm thứ bảy là, thông tin giao tiếp trong giao tiếp báo chí phải đầy đủ, chọn lọc, kịp thời, chính xác, chất lượng, tạo thành dấu ấn riêng, cuốn hút. Có như vậy mới cuốn hút công chúng tiếp cận sâu hơn tác phẩm của mình cũng như dễ dàng khai thác thông tin. Đặc điểm cuối cùng, giao tiếp báo chí cũng có nhiều rào cản như bối cảnh, không gian, thời gian, ngôn ngữ, nhận thức, năng lực, quan điểm, chính kiến, hành vi, cử chỉ, trạng thái tâm lý, tư duy rập khuôn…. Yêu cầu đối với giao tiếp báo chí. (8 yêu cầu) Loại hình giao tiếp phải đa dạng, phong phú. Cách thức giao tiếp phải thân mật, quảng đại. Phải chuyển tải được nhân cách trong quan hệ con người: sự tôn trọng, tin cật, ý thức hợp tác lẫn nhau. Có như vậy thì mới khiến cuộc noic chuyện cởi mở, thông tin dễ dàng được khai thác hơn. Phải đảm bảo được tính khách quan của thông tin, không bị chi phối bởi khách thể hay chủ thể giao tiếp. Nhà báo phải nghiên cứu, xem xét đặc điểm tâm lý của khách thể giao tiếp và tính chất của cuộc nói chuyện để đưa ra những phương thức, khoảng cáh giao tiếp đúng đắn và hợp lý.(tư thế, cách xưng hô, cách dặt câu hỏi, sự chuẩn bị…) Sự thành công trong giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị trước đó, chính vì vậy nhà báo cần tìm hiểu kĩ nguồn tin và chủ đề của cuộc giao tiếp. Phải xác định rõ mục đích của cuộc giao tiếp. Điều chúng ta cần có thể là: Sự thật, cảm xúc, phân tích, giải thích, câu chuyện của người làm chứng, trách nhiệm, nội tâm nhân vật…
  • 19. Thông qua biểu hiện mà nhà báo cần đánh giá đúng tâm lý của nguồn tin. Việc này được thực hiện chủ yếu thông qua quan sát khuôn mặt, cử chỉ, nhịp thở, điệu bộ, thái đọ… Việc quan sát cần tỉnh táo, tránh chủ quan. Giao tiếp phải luôn mạch lạc, sáng ý. Tránh sự rườm rà, dài dòng. Nên đi thẳng vào vấn đề chính cần thông tin. Luôn phải tôn trọng sự thật, không bẻ cong hay tạo nên những giao tiếp có thể gây hiểu nhầm, hiểu sai thông tin.
  • 20. Câu 5: Phân tích và chứng minh các đặc điểm của tâm lý tiếp nhận báo chí của công chúng. Công chúng và vai trò của công chúng đối với hoạt động báo chí. Công chúng là nhóm đối tượng (người) tiếp nhận thông điệp và chịu sự tác động của tác phẩm báo chí. Vai trò của công chúng: +, Công chúng là đối tượng đầu tiên quan trọng và quyết định nhất cho việc thiết kế thông điệp, cho việc sáng tạo báo chí. +, Công chúng là người nuôi dưỡng sản phẩm báo chí, là người đánh giá, thẩm định cuối cùng chất lượng của sản phẩm báo chí đó. Chính công chúng là người thẩm định vai trò, vị trí xã hội của nhà báo và cơ quan báo chí. Uy tín, uy lục của nhà báo và cơ quan báo chí do công chũng và dư luận xã hội thừa nhận và bảo vệ. +, Công chúng là nguôn sinh lực phong phú của báo chí. Với tư cách là đối tượng phản ánh, những tâm tư nguyện vọng, những vấn đề bức xúc, nhưng cái mới nảy sinh trong đời sống công chúng là nguồn đề tài phong phú, vô tận của báo chí. Đồng thời, chính những điều này cũng mang lại sự hấp dẫn, thiết thực cho báo chí. Công chúng cũng là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động báo chí. Một bộ phận công chúng là cộng tác viên, thông tin viên của các cơ quan báo chí. Công chúng là người luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhà báo hoạt động nghề nghiệp, đặc biệt là trong những tình huống có vấn đề. Đặc điểm tâm lý tiếp nhận của công chúng. Tiếp nhận theo thuyết nhu cầu của maslow Tiếp nhận theo quy luật xa gần +, Về mặt địa lý
  • 21. +Về mặt tình cảm +, Về mặt không gian +, Về mặt xã hội Tiếp nhận cùng với sự liên tưởng Tiếp nhận và lựa chọn thông tin theo các bước, các cấp độ: + Nghe, xem lướt, dò tìm +, Nghe xem loáng thoáng, rơi vãi +, Nghe xem chi tiết +, Nghe xem định kì, sâu Tâm lý tiếp nhận của công chúng cũng phụ thuộc vào đặc điểm của các loại hình báo chí.  Tâm lý tiếp nhận cần được phân biệt rõ với nhu cầu giải trí của công chúng vì đây là 2 vấn đề khác nhau. Tâm lý tiếp nhận của công chúng là yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo của nhà báo. Dựa trên những đặc điểm tâm lý ấy, nhà báo sáng tạo ra những tác phẩm phù hợp, hấp dẫn đối với công chúng chứ k phải chạy theo thị hiếu tầm thường của một nhóm công chúng nào đó mà quên đi chức năng định hướng thông tin của mình. Ý nghĩa của việc nghiên cứu công chúng: Mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo có cách tiếp cận riêng với công chúng của mình thông qua các phương tiện, cách thức khác nhau để từ đó xây dựng nên lớp công chúng của riêng mình. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi sản phẩm báo chí đều phải dựa trên sự xác định công chúng và hiệu quả của nó tới công chúng. Cơ quan báo chí cũng như nhà báo sẽ kiểm tra, đnáh giá được hiệu quả hoạt động của mình thông qua việc nắm bắt được tâm lý công chúng. Từ đó mà có những điều chỉnh cho phù hợp hơn với thị hiếu của công chúng cả về nội dung lẫn hình thức trình bày.
  • 22. Việc nghiên cứu tâm lý công chúng sẽ giúp cơ quan báo chí và nhà báo hiểu được mong muốn thông tin của công chứng để từ đó tập trung vào loại thông tin mà công chúng yêu cầu và biết cách khai thác ở những khía cạnh phù hợp. Việc nghiên cứu này cũng sẽ góp phần làm cho công chúng có cảm tình với tác phẩm báo chí. Bởi vì liên tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu của công chúng sẽ làm cho công chúng cảm thấy được tôn trọng hơn và nhanh chóng trở thành công chúng “ruột” của tờ báo (chương trình) đó. Một tác phẩm hay nhìn từ góc độ tiếp nhận của công chúng phải là tác phẩm có: +, Vấn đề dưa ra đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của số đông công chúng; +, Vấn đề đó được tiếp cận ở goc độ con người +, Cách trình bày, ngôn ngữ, thể loại phù hợp với đối tượng mà tác phẩm hướng tới; +, Thông điệp rõ ràng; +, Đầu đề và cách dẫn dắt gây sự chú ý và có khả năng hấp dẫn công chúng tiếp nhận được thông điệp của tác phẩm; +, Gây ấn tượng và bất ngờ với các chi tiết và lối phân tích của tác phẩm; +, Sự phối hợp chủ quan và khách quan đạt hiệu quả cao; +, Tác phẩm làm cho công chúng tin tưởng và tăng uy tín của tác giả, cơ quan báo chí đối với nhóm công chúng đó; +,Thỏa mãn những đòi hỏi đặc thù của loại hình báo chí và tác động hiệu quả đến cơ chế tiếp nhận thông tin của công chúng.
  • 23. Câu 6: Từ những đặc điểm của tâm lý tiếp nhận báo chí của công chúng, hãy phân tích những yêu cầu đối với hoạt động sáng tạo của nhà báo. Công chúng tiếp nhận sản phẩm báo chí theo thuyết nhu cầu của maslow: (Xem lại câu 2) - Báo chí là một hoạt động tinh thần gắn bó và tham gia hiệu quả vào nhiệm vụ phát triển xã hội. Báo chí xuất hiện do nhu cầu của xã hội. Công chúng cần có những thông tin và vốn tri thức trên nhiều lĩnh vực đời sống- đó là những nhu cầu tất yếu và cơ bản của con người. Hoạt động sáng tạo của nhà báo cũng là để nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó của công chúng. - Nội dung của tác phẩm báo chí là những tri thức xã hội, vì thế nhà báo phải tích lũy kiến thức đến mức đầy đủ, đến độ trưởng thành. Không có một nhà báo nào có thể hoạt động được bằng cách khép kín mình trong môi trường nhỏ hẹp và không có giao lưu xã hội - Nhà báo, báo chí sống giữa cuộc đời và cuộc sống có thể tràn vào báo chí với dộ sâu rộng nhất, nhộn nhịp, sinh động và thời sự nhất.Dòng chảy trên trang báo phải chú ý đến dòng sự kiện, những con người trong cuộc đời đang tồn tại, đang trôi chảy. Báo chí không chỉ phải phản ánh trung thực đời sống hàng ngày mà còn phải góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội, tăng cường giá trị hiện thực của báo chí, thu hẹp khoảng cách giữa báo chí với đời sống hiện thực và với công chúng. - Nhà báo cũng cần học cách phản ánh sự thật, hiện thực có chọn lọc. Trên dòng sự kiên trôi chảy ngoài đời và trong cái bề bộn, ngổn ngang trăm ngàn mối đó, nhà báo phải biết chọn lọc những gì tiêu biểu nhất cho những cái mới, cái đúng, cái hay. Khi nói lên sự thật, nhà báo phải có cái nhìn khách quan và thái độ dũng cảm, không chủ quan, định kiến, không chịu bất cứ một áp lực nào để phải bẻ cong ngòi bút.
  • 24. - Muốn có những tác phẩm báo chí hay, giá trị và thỏa mãn nhu cầu của công chúng, người cầm bút phải có cách sống chủ động, nhập vào thời cuộc và có mặt ở những nơi thử thách nhất của cuộc sống. Nhà báo không thể đứng ngoài hoạc bên lề sự kiện mà phải chứng kiến, hòa nhập, theo đuổi để thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình. Tiếp nhận theo quy luật xa gần: - Khoảng cách địa lý Người ta ai cũng có gốc gác từ một nơi nào đó: một thành phố, một vùng… Ai cũng gắn bó sâu nặng với văn hóa địa phương nơi mình sinh ra, lớn lên và đang sinh sống. Vì vậy, độc giả thường quan thâm tới những gì gần gũi về mặt địa lý với họ: thành phố của họ, vùng của họ, đất nước họ… Thông tin càng xa thì càng ít gây chú ý, trừ một số trường hợp: họ có người thân đang sống ở vùng đó hay đất nước đó chẳng hạn. - Bản năng cơ bản Tất cả những gì liên quan đến con người đều thu hút sự chú ý: bản năng sinh tồn, tình yêu, niềm vui sướng, cái chết, hận thù, bạo lực… Người viết cần cố gắng làm nổi bật trong bài báo của mình những khía cạnh sống động nhất, nhân văn nhất của sự kiện. Cái cụ thể cần được đặt trước cái trừu tượng, cái chính xác đặt trước cái chung chung. Những khía cạnh về con người cần phải được xuất kiện ngay trong tít. Mở đầu cần phải sống động, không giáo điều. => Kết hợp hai yếu tố "bản năng cơ bản" và "địa lý", ta sẽ được "luật kilômét chết": đặt xuống hàng thứ yếu những sự kiện diễn ra ở xa cho dù có giật gân đến đâu, ưu tiên sự kiện ở khoảng cách gần et có tình gần gũi, ngay cả khi số nạn nhân ít hơn. Càng có nhiều người chết và sự kiện càng ở gần thì các phương tin truyền thông càng nói đến, vì công chúng quan tâm đến sự kiện.
  • 25. - Tính thời sự Người ta thường quan tâm tới những sự việc, sự kiện, tình huống diễn ra ở thời điểm hiện tại. Quá khứ cũng như tương lai không hấp dẫn bằng, ngoại trừ tương lai gần. Thứ tự ưu tiên là: hôm nay và ngày mai, rồi mới đến hôm qua, cuối cùng là ngày kia và hôm kia. Những nội dung chủ yếu cần đọc trong một bài báo (tít, sapô, mở đầu…) cần làm nổi bật những thông tin về hiện tại hoặc tương lai cũng như kết quả của sự kiện. Cần tránh nói đến quá khứ trong tít. Bài báo cần bắt đầu bằng kết quả hoặc sư kiện hiện tại, sau đó mới đề cập đến nguyên nhân, nguồn gốc. Nói cách khác, hãy đảo ngược trật tự thời gian. - Tính gần gũi về mặt xã hội, tình cảm Người ta luôn có nhu cầu thông tin về nghề nghiệp của bản thân hay tổ chức mà mình làm việc. Nhu cầu đó có tính chất tình cảm, nhưng đồng thời có tính chất công việc: người ta muốn có một tờ báo chuyên ngành hoặc những chuyên mục riêng mang lại thông tin cần thiết về nghề của họ, về sự nghiệp hay về cuộc sống của họ. Mong muốn được gắn bó với một nhóm người về mặt văn hóa-xã hội cũng giống như mong muốn được ở trong một nhóm có cùng chung sở thích. Phổ biến nhất là sự gắn kết qua tôn giáo và các đảng phái. Sau đó phải kể đến công việc, giáo dục, đời sống gia đình, giải trí, các hiệp hội, chính trị, công đoàn…Luật xa gần có ý nghĩa với tất cả những gì liên quan đến những lo toan thường nhật. Từ công việc bếp núc, chuyện học của con cái, quần áo hạ giá, tivi, cho đến xe cộ. Tiếp nhận cùng với sự liên tưởng Tiếp nhận và lựa chọn thông tin theo các bước, các cấp độ: Tâm lý tiếp nhận của công chúng cũng phụ thuộc vào đặc điểm của các loại hình báo chí.
  • 26. Hoạt động báo chí là hoạt động thông tin đại chúng, hoạt động chính trị xã hội có liên quan mật thiết tới các hiện tượng tâm lý ý thức. Bất kỳ địa hạt, vị trí, giai đoạn nào của quá trình sáng tạo và tiếp nhận sản phẩm báo chí đều có những vấn đề liên quan đến hoạt động tâm lý học. Trong mối quan hệ nhà báo - đối tượng - tác phẩm - công chúng: đều khảo nghiệm đến các quá trình tâm lý của con người Báo chí là một hình thái ý thức xã hội. Sản phầm báo chí có mục đích là góp phần tuyên truyền, cổ vũ, giáo dục, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho toàn xã hội Quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí chính là sự nhận thức thực tiễn, tư duy sáng tạo (phân tích, tổng hợp, so sánh, phản ánh bản chất đối tượng bằng các phương tiện ngôn ngữ) Hoạt động báo chí cũng là một dạng biểu hiện của hoạt động Khi nhà báo xác định rõ vị trí, nhiệm vụ của mình trong xã hội, có sự hiểu biết sâu rộng về quy luật tâm lý trong quá trình hình thành ý thức và vận dụng sáng tạo Xông pha vào bất cứ lĩnh vực hoạt động để đưa tin chụp ảnh Thành quả lao động của họ sẽ tỷ lệ thuận với số lượng và chất lượng sản phẩm.Phóng viên ảnh không có điều kiện miêu tả dài dòng, lập luận, phân tích tỉ mỉ nên cần phải đọc được nội tâm nhân vật, tính cách con người; không có kiến thức tâm lý học sẽ có "nhận chân" chính xác đối tượng phản ánh, không phản ánh đúng, trúng; Khả năng vận dụng tâm lý học trong hoạt động báo chí còn thể hiện ở chỗ khơi dậy sự chú ý của người đọc, người xem (từ cách thức trình bày, phương pháp thể hiện sao cho công chúng dễ tiếp nhận, dễ cảm kích). Đó là nghệ thuật dẫn dắt sự chú ý đòi hỏi nhà báo phải nắm chắc các quy luật về tâm lý người đọc, người xem
  • 27. Câu 7: Ý nghĩa của các thao tác tư duy trong hoạt động sáng tạo của nhà báo. Sáng tạo là một quá trình cá nhân, trong đó những người làm việc sáng tạo thường có sự nhạy cảm rất cao đối với vấn đề. Sáng tạo là một hoạt động quen thuộc và thường xuyên của nghề báo. Đó là việc tạo ra những cái mới để phục vụ công chúng. Qúa trình sáng tạo tác phẩm báo chí là sự nhìn nhận thực tế, thực tiễn, tư duy sáng tạo. Sáng tạo trong báo chí phải: nhanh nhẹn, linh hoạt mềm dẻo, độc đáo, chi tiết cụ thể. Nói cách khác, một tác phẩm/ sản phẩm báo chí được coi là có tính sáng tạo cao khi nó đến với người đọc nhanh nhất, đúng thời điểm cần thiết nhất, với những vấn đề và cách tiếp cận nhạy bén nhất. Khác với yêu cầu của một tác phẩm văn học hay một bức tranh nghệ thuật, những thông tin báo chí phải chính xác, cụ thể, rõ ràng trong cả các con số, lời trích dẫn và lời phân tích, bình luận, dự báo... Sự chính xác, cụ thể này phải được diễn tả bằng lời nói, chữ viết, hình ảnh... dễ hiểu, mang tính đại chúng chứ không trừu tượng và “hàn lâm” như cách trình bày của các nhà khoa học, các nhà phát minh, sáng chế khi báo cáo công trình nghiên cứu của mình. Lối tư duy của nhà báo, phong cách của nhà báo vì vậy luôn linh hoạt và mềm dẻo. Sự độc đáo trong góc độ tiếp cận, cách phân tích, đánh giá, cách khái quát hóa sự kiện, lối viết, cách trình bày tác phẩm, cách tổ chức nội dung sản phẩm báo chí với đặc trưng vủa từ sản phẩm báo chí, từng loại hình báo chí (báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử...). Các hoạt động tư duy trong sáng tạo của nhà báo: - Thao tác phân tích, tổng hợp: +, Phân tích là dung đầu óc để phân chia đối tượng, chẻ nhỏ vấn đề để tháy rõ bản chất bên trong.
  • 28. +, Tổng hợp là quá trình dung trí óc để tổng hợp, hợp nhất các thành phần đã được tách rời nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể. Tức là khép lại vấn đề đã được phân tích để rút ra những điểm mấu chốt, điểm chung.  Phân tích và tổng hợp có quan hệ qua lại với nhau, tạo thành sự thống nhất không thể tách rời được. Sự phân tích được tiến hành theo hướng tổng hợp và tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. - Thao tác so sánh: +, Là quá trình dung trí óc để xác đính ự giống nhau, khác nhau, đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau giữa các đối tượng. +, Là đặt sự vật hiện tượng trong mối liên hệ để làm nổi bật sự khác biệt và bản chất. +, Thao tác này gắn chặt với thao tác phân tích- tổng hợp. Có 3 mối quan hệ trong so sánh đó là: Đồng nhất, tuonwg phản, tương xứng. - Thao tác Trừu tượng hóa và khái quát hóa. +, Trừu tượng hóa là quá trình dung trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những cái cần thiết cho tư duy. +, Khái quát hóa là quá trình dung trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, liên hệ, quan hệ chung nhất.  Muốn vạch ra được những dấu hiệu bản chất phải có phân tích-tổng hợp sâu sắc sự vật, hiện tượng định khái quát. Trừu tượng hóa và khái quát hóa giúp hình thành những khái niệm mới, quy luật mới và có quan hệ qua lại với nhau.
  • 29. Câu 8: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sáng tạo của nhà báo. Đặc điểm của tâm lý sáng tạo nhà báo: - Hoạt động sáng tạo của nhà báo gắn liền với việc phát hiện, nhận thức, phản ánh sự kiện, vấn đề thời sự phục vụ nhu cầu thông tin củ công chúng. - Việc thể hiện vấn đề, sự kiện thời sự nhue thế nào để vừa phản ánh trung thưc, khách quan, vừa hấp dẫn, lôi cuốn công chúng thể hiện năng lực của nhà báo. - Sự sáng tạo của nhà báo thể hiện ở cả nội dung và hình thức thể hiện thông tin, bao gồm phát hiện đề tài, tìm kiếm góc độ phản ánh, lựa chọn chi tiết. - Hoạt đồng sáng tạo báo chí luôn gắn liền với tĩnh chính trị Xã hội, nghĩa là sự sáng tạo của nhà báo hướng tới thực hiện những nhiệm vụ xã hội. - Luôn có sự kết hợp giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan trong hoạt động sáng tạo của nhà báo. Hoạt động sáng tạo của nhà báo hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ nhận thức, lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hẩm chất đạo đức, năng lực và lập trường, quan điểm. - Công việc sáng tạo của nhà báo gắn liền với kỉ luật về thời gian. - Sáng tạo của nhà báo tuân thủ theo nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, chân thật. - Sáng tạo của nhà báo phải gắn với nhu cầu, thị hiếu của công chúng. Những yếu tố ảnh hưởng: - Định hướng giá trị - Khả năng phát hiện, nhận thức - Thích ứng với môi trường Nghề nghiệp, làm việc nhóm. - Thích ứng về thể lực và sức khỏe. Câu 9: Những tố chất cần thiết của Nghề báo
  • 30. Trong tất cả các nghề, có lẽ nghề báo là nghề được "chọn lọc tự nhiên" nhiều nhất. Hầu hết các nhà báo có tên tuổi, giỏi nghề đều là người “rẽ ngang” từ nghề khác làm báo trước sau đó mới tu nghiệp bồi dưỡng thêm về chuyên môn. Ngược lại, có người được đào tạo từ các “lò” một cách bài bản để trở thành nhà báo chuyên nghiệp nhưng lại rất khó khăn trong tác nghiệp. Vậy nghề báo cần có những tố chất gì? - Trước hết phải khẳng định, muốn làm báo được cần phải có năng khiếu nhất định. Người làm báo không những phải hội tụ những phẩm chất cần thiết như: Nhanh nhen hoạt bát, am hiểu nhiều lĩnh vực, lợi khẩu, khỏe mạnh mà còn phải có đức tính trung thực, nghiêm túc… dám dấn thân trong công việc. Nếu như những nghề phục vụ công chứng như: Hát, múa, nhạc... năng khiếu bộc lộ ngay trong buổi diễn thì với nghề báo năng khiếu ở đây được thể hiện thông qua tác phẩm. Khả năng quan sát, nhìn nhận phát hiện vấn đề và cách diễn đạt sao cho thu hút được sự quan tâm của công chúng là một điều hết sức quan trọng quyết định sự thành bại của tác phẩm báo chí. Những vấn đề báo chí nêu được sự quan tâm của bạn đọc có sức lan toả lớn trở thành một vũ khí sắc bén trước dư luận, đặc biệt là trong các cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí hiện nay. Người ta thường nói nhà báo phải rất nhạy cảm. Điều đó là rất đúng. Trong đời sống xã hội với bao vấn đề liên quan đến sinh hoạt của người dân như: Việc chấp hành luật pháp, công việc, sức khoẻ, gia đình, cả những biến thái ở thời cơ chế thị trường... Các nhà báo phải làm sao phát hiện chọn ra những “tiêu điểm” để tuyên truyền từ đó góp phần định hướng cho xã hội. Năng khiếu hay sự nhạy cảm về chính trị giúp cho các nhà báo lựa chọn vấn đề viết đúng, trúng những gì mà dư luận quan tâm. - Điều kiện thứ hai hết sức quan trọng trong hoạt động nghiệp vụ đó chính là công tác phóng viên. Làm thế nào để có được thông tin nhanh nhất, đúng, kịp
  • 31. thời là cả một quá trình năng động, sáng tạo của mỗi phóng viên. Thường phóng viên hoạt động độc lập, lượng thông tin được phát ra gần như nhau, nhưng vẫn cùng vấn đề ấy, phóng viên của tờ báo A có cách nhìn nhận từ một góc độ, tờ báo B có cách đánh giá khác... chất lượng thông tin đưa đến hiệu quả khác nhau. Đó chính là do công tác thu thập xử lý thông tin của mỗi tờ báo. Thông tin đăng trên báo nào khách quan, hướng dẫn được dư luận, tờ báo đó sẽ giành được bạn đọc và đương nhiên uy tín của tờ báo đó sẽ được nâng lên. Trong công tác phóng viên, không ít các nhà báo đã phải trả giá đắt bởi các bài viết mà khi xử lý thông tin thiếu chính xác, hoặc chưa đủ căn cứ, khai thác thông tin chưa chính thống... Hậu quả là toà soạn phải đính chính, niềm tin của người dân bị giảm sút, bản thân phóng viên bị kiểm điểm thậm chí còn bị "treo bút". Đây hoàn toàn không phải là “tai nạn” nghề nghiệp mà do sự nhạy cảm về chính trị, khả năng non nớt về nghề nghiệp. Do vậy, bản lĩnh của nhà báo, sự cẩn trọng về nghề nghiệp phải thường xuyên được rèn luyện. Viết đúng sự thật, khách quan tích cực rèn luyện nghiệp vụ, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn, có sự nhạy cảm thường trực và luôn giữ "cái tâm" trong sáng, xác định đúng đối tượng phục vụ, chắc chắn vị thế nhà báo sẽ được khẳng. - Nhạy bén với tin tức: Thông thường, phóng viên có được khả năng phát hiện ra tin tức là nhờ thực hành nhiều, nhưng dường như một số người có khả năng thiên bẩm và nhạy bén hơn hẳn những đồng nghiệp khác. - Sự kiên trì: Không chịu bỏ cuộc để tìm kiếm thông tin trong bối cảnh trì trệ quan liêu, âm mưu thủ đoạn hoặc sự chống đối quyết liệt. - Khách quan: Một nhà báo giỏi phải để những ý kiến cá nhân và định kiến bên ngoài cửa tòa soạn. Trách nhiệm của nhà báo đối với xã hội là đưa tin chứ không phải là thuyết phục. Cung cấp thông tin thực tế từ mọi phía, càng nhiều càng tốt, và để mọi người tự đưa ra quyết định của họ.
  • 32. - Hoài nghi: Phóng viên cần biết cách "hoài nghi đúng đắn" khi liên hệ với các cơ quan, nhân viên chính quyền hay các công ty. Các nguồn tin thường muốn cung cấp những thông tin có lợi cho họ. Đương nhiên là không nên để sự hoài nghi này trở thành sự nghi kị quá mức. - Dễ tiếp xúc với mọi người: Hầu hết các câu chuyện là xuất phát từ con người. Sự yên tĩnh, thư thái có thể sản sinh ra những bài viết tốt, nhưng những phóng viên có khả năng giao tiếp dễ dàng với mọi loại đối tượng sẽ có cơ hội tìm ra nhiều câu chuyện hay hơn./. - Thích ứng với MT làm việc