SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
Download to read offline
2
Quang Minh Trí Tuệ
3
LỜI NÓI ĐẦU
Đương trong thời kỳ mạc kiếp, Hoàng Mẫu từ mẫn, không
nhẫn “ngọc thạch cùng hủy”, sắc lệnh tam tào phổ độ, độ hóa
hiền lương, nhưng mà phong tục phương Tây lấn át phương
đông, khoa học phát triển, con người bị mê bởi kỹ thuật dẫn
đến đạo đức suy đồi, tiêu diệt cang thường cố hữu; thêm nhân
tâm nổi động, xả chánh theo vọng, suốt ngày mê vật mù trí,
sùng bái thần tượng, như cuồn như sĩ, dẫn đến quan hệ giữa
người với người bị bại hoại, nhân tình lạc lẽo, bộc phát hỷ nộ ái
lạc, sự quản lý tâm trạng đều đi ngược với trung đạo, tranh
cường đấu thắng với nhau, người sầu kẻ gạt tạo thành tai nạn
liên miên, làm cho người có tâm không khỏi khủng hoảng.
Hiện nay vào lúc thiên khai văn vận, khắp nơi đều mở
khoa tuyển: “tuyển lấy 3.600 Thánh, đề bạt 48.000 Hiền”. Sư
Tôn, Sư Mẫu đồng lãnh Thiên Mệnh. Đến nay đã được 70 năm,
cơ bút hiển hóa, tẩu mã điểm huyền, độ hóa vô số chúng sanh.
Vậy mà người cầu Đạo rất nhiều, người chân tu thật luyện lại
không cao. Nghiên cứu nguyên do: Nhân đạo không rõ, bất
minh sự lý, hoặc trên đường tu đạo nảy sinh hoàn cảnh khó
khăn, thiếu người chỉ dẫn mê tân, bàn đạo gặp trở ngại.
Chướng ngại khó thành, thiếu người khai thị minh lộ, hoặc căn
cơ không vững, gặp chút khảo nghiệm trắc trở thì khởi sự thối
chí. Dựa vào những nguyên nhân trên, cho dù trên con đường
cầu đạo, tu đạo, thành đạo, tầng tầng biến cố vô tận đến lúc
công viên quả mãn mà những người an nhiên trở về trời không
nhiều. Trong tình cảnh này, thật không phải Chư Thiên Tiên
4
Phật bằng lòng thấy, cũng là ban đầu Lão Mẫu quyết định
giáng Đạo.
Lão Mẫu từ mẫn, Chư Thiên Tiên Phật từ tâm bi nguyện,
nhiều lần giáng phàm trần, mượn khiếu phê huấn, thế là mượn
các lớp pháp hội hoặc là diệu huấn, hoặc nói trắng, khởi phát
bướng bỉnh mê muội, nhất trâm kiến huyết, hoặc câu thơ hay
nhạc thiện, lời lời châu ngọc, ngụ ý thâm sâu, bất luận tu tâm
dưỡng tánh, tiến đức tu nghiệp (Thánh nghiệp) đều tường thuật
rõ ràng, thậm chí làm người sử xự, đãi người tiếp vật, phân tích
cặn kẽ, hoặc đạo làm con, phận làm cha mẹ, phận làm học sinh,
phận làm thầy giáo, phận làm trưởng bối chỉ dẫn con đường
chánh. Như việc ân cần dạy dỗ, nhằm để cho chúng sanh được
hiểu rõ chân lý, sau đó đoạn nghi hoặc, sinh lòng tin, tiến tới
được chân tu thật luyện, cuối cùng đạt bổn hoàn nguyên.
Công ty sự nghiệp văn hóa Quang Tuệ, nghĩ đến tâm từ bi
của Chư Thiên Tiên Phật, vạn Tiên Bồ Tát, ứng cơ hiển hóa,
tẩy rửa nhân tâm, hiệu quả sâu rộng, không phải sức người có
thể làm được. Bởi vậy học viện nhân tài hệ văn học ở Đạo
Trường Đài Bắc đem những lời và từ ngữ của Tiên Phật bao
năm quy nạp và soạn thảo lại, để cho rõ ràng trật tự, giảng lý
cặn kẽ, biên tập thành cuốn “Quang minh trí tuệ - Tiên Phật từ
ngữ”. Tập một đưa ra 8 chương, phân biệt có: “Luận Đạo
Thiên”, “Tu Đạo Tu Tâm Thiên”, “Bốn khóa trình Tu Đạo Thiên”,
“Tri Mệnh Lập Mệnh Thiên”, “Quảng Kết Thiện Duyên”, “Tình
Tự Quản Lý Thiên”, công ty sau này liên tục đưa ra nhiều loại
sách mới, chỉ dẫn mê tân, để làm tiêu chuẩn cho người đời tu
thân sử xự và làm gương cho người tu Đạo, bàn Đạo. Hy vọng
Quang Minh Trí Tuệ
5
sách này có thể “Nhất đăng năng trừ thiên niên ám, nhất trí
năng diệt vạn niên mê”, trấn tỉnh người giả ngây dại, cảnh tỉnh u
mê, để có công hiệu đối với người ngoan cố và nhu nhược.
Nhớ đến mỗi lần trong Pháp hội, Ân Sư vui vẻ dạy dỗ,
Chư Thiên Tiên Phật khổ khẩu bà tâm, nhiều lần dặn dò vì
hàng vạn chúng sanh có thể lên pháp thuyền, đồng lên lầu cát
Di Lặc, cùng ngao du bảo tàng Như lai, người người đều được
đuốc trí tuệ minh tâm, siêu thoát khổ hải mênh mông, mong
những người tu đạo đem đại Đạo thật sự dùng trong sinh hoạt,
vĩnh viễn kiên trì để đạo Vô Thượng này, ơn nghĩa mênh mông
của Thiên Ân Sư Đức truyền khắp Tam Giới Thập Phương.
Công ty sự nghiệp văn hóa Quang Tuệ cẩn ghi
Trung Hoa Dân Quốc năm 89 thứ Canh Thìn.
(Tây Nguyên 2000) ngày 15 tháng giêng
6
Quang Minh Trí Tuệ
7
- Các vị làm được tốt, Đạo vĩnh viễn là thật, nếu như
không có tâm chánh, thân chánh, ngôn chánh, hành chánh
thì Chánh Đạo cũng biến thành Tà Đạo.
- Mỗi chức năng tức là đạo, làm tốt bổn phận trách
nhiệm của mình tức là đạo.
- Sống trong thế gian này, nơi nơi đều là học hỏi, nơi
nơi đều có đạo, mọi lúc mọi nơi phải thường đi quan sát,
không phải chỉ đến Phật Đường mới có đạo, mới có thể
hành đạo, mà ngay trong sinh hoạt ở đâu cũng có thể hành
đạo.
- Đồng hồ sinh học đến một thời gian nhất định thì mình
cần phải ngủ, đó mới là đạo, không nên đến giờ ngủ mà
không ngủ, không phải giờ ngủ mà lại ngủ.
- Trong lúc mình nói ra một câu tổn thương đến người
khác, người đầu tiên biết rõ nhất chính là mình, lúc ấy còn
nên tiếp tục nói những lời tổn thương đến họ nữa không? Đó
là sự biểu hiện của lương tri, đó chính là đạo.
- Sự cao thâm của Đạo tuyệt đối không có lời nói.
- Biểu hiện mặt hoạt bát tự nhiên tức là Đạo.
8
- “Đạo” là sâu sắc, thực tế, gắn liền trong sinh hoạt
hằng ngày của mình. Học làm gì các thứ đặc dị công năng
kỳ dị, quái lực loạn thần đều không phải là đạo. Đạo rất bình
thường không có gì đặc biệt, đều ở xung quanh sinh hoạt
của mình, chỉ xem chúng ta có dùng tâm hay không mà thôi.
- “Đạo” vốn có sẵn trên thân mình, Đạo là thiên lý lương
tâm, Đạo rất dễ tu, nếu như đều chiếu theo thiên lý lương
tâm mà làm thì dễ tu, thiên lý lương tâm là tâm Phật, tâm từ
bi, Thiên tâm, chân tâm.
- Nếu như việc làm của mọi người đều có mục đích, có
mưu kế thì không tốt, nên dùng tâm thẳng thắn, thật tâm
thiện đãi mọi người, và xử sự mọi việc như vậy mới là Đạo.
- Nắm bắt giờ này, phút này, mình đang làm gì phải
nắm bắt giây phút đó, cũng là đạo.
- Đạo ở trong vạn vật, trong sinh hoạt, gần ở trước mắt,
bao hàm tất cả, lúc cần nó thì có đạo, lúc không cần nó thì
không có đạo.
- Đạo tức là thủ, thủ tức là đầu, có phải rất quan trọng
không? Quan trọng thì phải đi hành, không hành thì không
thể đến nơi.
- Việc gì đều phải có tiết chế, có tiết thì có lễ, có lý thì
có đạo.
- Hôm nay học được bao nhiêu thỉ phải hành bấy nhiêu,
đó mới gọi là đạo. Hôm nay học được mà để qua mấy ngày
mới đi làm, Đó không phải là đạo rồi, cho nên ngay lập tức
Quang Minh Trí Tuệ
9
gọi là đạo. Biết đối mặt với những khuyết điểm của bản thân
mình, đó mới gọi là đạo.
- Đạo không phải ở trong lời nói, Đạo ở trong sự thể
ngộ, trong sự cung kính, bởi vì khi tâm mình vui vẻ, đó mới
gọi là đạo.
- Tiếp xúc với tất cả mọi người, mọi sự, mọi vật đều là
duyên, chỉ cần lấy lòng thành kính đối mặt với nó, trân trọng
nó, những điều đó đều là đạo.
- Đừng nên thường phê bình người khác. Đạo là tự
mình phản tỉnh, hồi quan phản chiếu.
- Phải đạt đến sự tiến thoái cho hợp lý đó mới gọi là
đạo.
- Sinh hoạt tức là đạo, đạo tức ở trong ẩn vi (nơi ẩn nấp
rất nhỏ bé), rất nhỏ. Phải làm sao để mọi người đều có tâm
bình thản. Để mọi người đều có được tâm hoan lạc, tâm vui
vẻ, không có tâm đối đãi, đạo tức là vậy. Không dùng tâm
nhỏ nhặt để tính toán, ngay trong lúc đó mới là đạo.
- Đạo vốn không phải là điều kỳ diệu, đạo gắn liền với
sinh hoạt hằng ngày, như hiếu thuận hữu ái (tình cảm bạn
bè), tam cang (Quân - Thần, Phụ - Tử, Phu - Phụ), ngũ
thường (Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín), bát đức (Hiếu, Đễ, Trung,
Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ), đây đều là đạo.
- Biết thật phải hành thật, thật sự cố gắng thực hiện, đó
mới là đạo.
- Tự nhiên tức là đạo, đạt đến đúng lúc đúng chỗ tức là
10
huyền diệu.
- Lưỡng mục thủ huyền tức là đạo, hai mươi bốn tiếng
đồng hồ tức là đạo. Thân tại hồng trần, lúc nào Tâm cũng
phải thu về để bản thân được thanh tịnh, đừng nên cho rằng
phải ngồi xuống mới là tịnh. Khi ngồi xuống lại rối như tơ vò,
ngược lại càng không tịnh được. Mọi lúc, mọi nơi đều phải
có công phu này, không phải của mình thì mình đừng nên
tham, không phải của mình thì mình đừng nên cầu, tận tâm
mình được bao nhiêu tính bấy nhiêu, bổn phận phép tắc phải
giữ.
Quang Minh Trí Tuệ
11
TU ÑAÏO TU TAÂM THIEÂN
- Người tu Đạo gặp chút cực khổ cũng phải chấp nhận
số mệnh, làm càng nhiều liễu nguyện càng nhiều. Bởi vậy
những người tu đạo, bàn đạo phải không oán trách, không
hối hận.
- Tu đạo phải nắm lấy thời cơ, bây giờ không tu, qua rồi
thì không còn nữa. Lúc cần làm phải vừa nhanh vừa chính
xác, phải nắm bắt lấy, đây chính là đạo, vì trong lúc này tâm
mình không có sai lệch.
- Sự phát tâm và thể ngộ của bản thân mới là điều quan
trọng nhất. Muốn có trí tuệ nhất định phải từng trải, phải cải
thiện. Cũng như khi một sự việc đến, làm sao để giải quyết
cho được trọn vẹn, suông sẻ, đây đều do sự vận dụng trí tuệ,
học đạo cũng vậy, học rồi phải tri hành hợp nhất mới có thể
phát huy khả năng lớn nhất.
- Hy vọng các đệ tử đều kiến đạo thành đạo. Hôm nay
cảm thấy chỗ nào không trọn vẹn, tận tâm đi làm, từ trọn vẹn
nhỏ thành trọn vẹn lớn, từ chỗ nhỏ mà làm nên, từ trong
“lãm hóa đẩy công” (sai mình nhận, tốt cho người) đi làm cho
trọn vẹn, không phải chỉ thấy một chỗ nhỏ nhặt mà phê bình,
hủy báng, như vậy sẽ làm cho sự việc càng lúc càng loạn.
12
- Ơn Trên giáng đạo không phải dạy chúng ta vẽ bùa
niệm chú, mà cũng không dạy chúng ta một số sự việc kỳ kỳ
quái quái, mà trực tiếp nói thẳng chúng ta mỗi người đều là
Phật Tổ. Tự Tính vốn tại bản thân, mắt trần không thấy được,
nhưng các đệ tử có thể tỉ mỉ khảo sát các đời Tổ Thánh Tiên
Hiền và ngũ đại Giáo Chủ, có vị nào mà không phải từ trong
sinh hoạt hằng ngày mà tu thành sao? Bởi vậy đừng có tự
tạo viễn vong cho mình, hiểu không? Cái gì gọi là đừng có tự
tạo viễn vong cho mình? Tu Đạo phải chịu khó nhẫn nhục,
đừng có so sánh nhiều với người khác, bản thân mình làm
được thì làm, Ơn Trên không ngược đãi mình, cũng như giọt
nước chảy lâu ngày thành bể lớn, tự nhiên sẽ có người
khẳng định mình. Cái gì cũng không làm, nói suông rất nhiều,
tạo sự viễn vong cho mình, không vững vàng chắc chắn,
không có thật sự bỏ ra công sức thì không cách nào được
sự khẳng định. Tâm trạng có thể thay đổi, làm sao có thể
thường xuyên giữ cho tâm sơ phát không thay đổi? Nếu
muốn để tín niệm của chúng ta lưu giữ thì phải không ngừng
thông qua thực tiễn, không ngừng mà đi làm, đi thực hành,
trong sự thực hành không ngừng đó, hoặc là gặp phải trắc
trở, gặp phải thất bại, hoặc cũng có thể cảm thấy đạt được
thành tựu. Nhưng nếu một khi mình té ngã rồi, vẫn không
nản lòng thì tín niệm của mình sẽ vì thế mà càng thêm kiên
định, đây chính là "Thường Trú Vô Gián", hiểu không? Bởi
vậy vì sao Thánh Hiền phải nói tri hành hợp nhất? Chỉ biết
mà không làm thì chung quy cũng là lời nói suông, chỉ làm
mà không suy nghĩ là quá lỗ mãng. Lúc mình có một tín niệm,
có một thiện niệm, phải làm sao để đạt tới nó? Đó không
Quang Minh Trí Tuệ
13
phải là chuyện hai ba ngày, phải không ngừng trải ngiiệm
thực hành trong suốt cuộc đời, đến lúc đậy áo quan mới bắt
đầu bình luận, mới có thể bàn luận thành tựu.
- Nhân gian, địa ngục đều không phải thuộc về chúng ta,
chúng ta đều có sứ mệnh mà đến, đừng tự coi thường mình.
Giúp Ơn Trên gánh vác, thế Thiên tuyên hóa là bổn phận
của chúng ta. Vì sao vậy? Thiên sinh Địa dưỡng mà! Ơn
Trời Đất, ơn cha mẹ là lớn nhất.
- Tu là sửa lại những quan niệm không tốt, hồi phục lại
lương tri, lương năng vốn đã có sẵn, vốn đã biết được quan
niệm về đạo đức. Vốn đã biết hiếu thuận cha mẹ, thương
yêu anh chị em, vốn đã biết báo ơn liễu nguyện. Hiếu thuận
cha mẹ là ở trong sinh hoạt hằng ngày vô điều kiện mà đi
làm, đó mới thật sự là hiếu thuận.
- Bổn phận của con người là phải có trách nhiệm đối
với bản thân, mình làm mỗi việc gì đều có quan hệ với chúng
sanh, quan hệ đến bản thân mình và những người xung
quanh. Hôm nay mình đã vào cửa Phật, học tập là đạo, đạo
ở đâu? Đạo ở trong sinh hoạt hằng ngày, như vậy tự mình
phải lấy thân làm gương vì đạo, tự mình đi thực hành, đó
mới là giá trị.
- Hiểu rõ bản thân, phải chân thật ở trong và hành ra
ngoài, người khác xem mình như một vị Phật. Lúc đó, thế
giới này tức là Thiên Đường rồi, mà cũng vì tâm cảnh của
mình, hoàn cảnh mới (chỉ trong điều kiện nào đó) tạo được
Thiên Đường trong tương lai. Không cần đi đến Tây Phương
14
tìm Phật Đà, cũng không cần đi đến Tây Phương tìm thế giới
Lưu Ly Quang. Đã là một con người phải làm tròn bổn phận
mình cho tử tế, không nên mơ ước hảo huyền mà miễn
cưỡng đi cầu thành Phật, đi khắp nơi cùng với người khác
học tham thiền - nhập định - thông linh, những điều này
không cần thiết, dùng ở trong tâm phương thức tu hành tự
nhiên là phù hợp nhất, tức có thể thành Phật rồi, bởi vì đó là
sự biểu hiện của tâm từ bi. Học Phật phải dùng tâm tự nhiên
nhất, tâm thành kính nhất, vì thế dùng cách đơn giản nhất để
làm những việc không bình thường nhất, đó là nét đặc trưng
của thời kỳ Bạch Dương.
- Tu được tốt, nói cũng được tốt. Khẩu, Tâm và hành
phải hợp nhất, như vậy mới giống người tu đạo. Tu đạo
quan trọng nhất là phải minh lý.
- Gặp phải mỗi một nghịch cảnh đều là lúc để mình
trưởng thành. Đừng nên mỗi ngày chỉ xem thấy bề ngoài của
bản thân mình mà thôi. Tu đạo phải đi sâu vào tìm hiểu, làm
người cũng phải đi sát vào thực tế, làm người không nên chỉ
làm bề ngoài, như vậy thì người khác cũng lấy vẻ bề ngoài
để đối xử với mình.
- Tu đạo không nên coi trọng cái hay, cái ngon, sự thoải
mái, phải nếm sự khổ trong khổ mới là người vượt trội.
- Hành đạo do nơi tâm công bằng, nơi an phận với bổn
phận của mình. Hành đạo phải không oán trách không hối
hận, không có khởi đầu không có kết thúc, nghỉ ngơi xong rồi
lại xuất phát tiếp, phải bảo đảm mình thật sự hạ công phu,
Quang Minh Trí Tuệ
15
để cho thế giới thêm một phần tường hòa (cát tường - an
hòa). Hy vọng trong lúc thời thế khẩn cấp như vậy, động
loạn như vậy, các đệ tử ai ai tâm đều phải định xuống, đem
lòng thành thật ra, thành thật với chính mình, thành thật với
người, thành thật với vật, thành thật với bổn phận của mình,
đối mặt với tâm của mình, trong tâm phải chân thành, sau đó
mới hành ra ngoài.
- Làm việc gì cũng vậy, không nên cứ để ngày mai, phải
nắm bắt hôm nay, nắm bắt hiện tại, nắm bắt ngay lập tức, đó
mới là thật, mới là vĩnh hằng.
- Xem công việc là điều mình đáng làm thì sẽ cam tâm
tình nguyện để làm. Giống như việc ăn cơm, ăn rất là vui vẻ,
lấy việc tu đạo xem như việc ăn cơm, xem như đang thưởng
thức một bữa ăn ngon, mà ao ước làm sao ngày ngày đều
được hưởng thụ. Bởi vậy một ý nghĩ sai lầm, là khoảng cách
một trời một vực.
- Vào lúc thích hợp nhất thì làm việc thích hợp nhất, tức
là tu đạo. Bởi vì chúng ta không thể nào không có chuyện
mà kiếm chuyện để làm, chung quy gặp việc, thấy việc, làm
việc. Làm xong việc của thế gian rồi, tức là làm xong việc Ơn
Trên.
- Tu Đạo không có lúc ngưng, nghỉ ngơi là sự nghỉ ngơi
của nội tâm, không phải là sự nghỉ ngơi của đôi chân, sự
dửng dưng của đôi chân. Đôi chân phải tích cực, nhưng mà
tâm cảnh phải giản dị. Làm việc cần trí lực của nhiều người
hợp lại mới làm nên thành trì, nhưng mà không nên vì bản
16
thân mà tranh công đoạt danh, trong lúc làm việc không vì
mục đích riêng mà làm, Ơn Trên tự nhiên cho mình năng lực
vô tận, có mục đích riêng mà làm là lực bất tòng tâm. Vì lẽ
đó phải truyền đăng, truyền cái tuệ mệnh này, truyền cái
tháp đăng ngàn năm này, chỉ dẫn chúng sanh cứ thế mà tiếp
tục đi.
- Tu đạo không phải ở trong Phật Đường mà tu, không
phải trước mặt mọi người mà tu, mà trong lúc mình đơn độc,
trong lúc mình đối mặt với mỗi một sự việc, đó mới là tu đạo.
- Quả vị trên Trời tại nhân gian định, nhưng nếu vì quả
vị mà có sự tính toán, tức là không phải quả vị rồi. Bởi vì tâm
có sự dao động thì không phải là đạo rồi.
- Chọn lựa con đường thích hợp với mình. Bản thân
mỗi con người đều có năng lực đầy đủ, đã là bản thân vốn
có thì không cần đi tìm nữa, càng không phải rơi vào vòng
xoáy. Vì vòng xoáy vốn không có thì đâu cần phải nhảy ra.
- Người yêu thích đạo thì phải hậu đạo (coi trọng đạo
đức), người hậu đạo thì phải thường xuyên xuống bếp học
đạo, học đạo không phải thường ngồi học sự thoải mái, mà
cần phải đi làm những việc nhỏ nhặt của đạo.
- Tu đạo phải thời thời khắc khắc, không dứt đoạn giữa
chừng. Nghỉ ngơi là sự lãng phí thời gian, phải có trách
nhiệm đối với sinh mạng của chính mình, phải lấy lòng bác ái
ra. Thật ra các con là hóa thân của Thầy, là tiểu Tế Công,
đừng có Tế Tư, Tế Tư thì nhiều phiền não.
- Năm mới phải nói điều tốt, phải chú ý giữ chút khẩu
Quang Minh Trí Tuệ
17
đức, nói điều tốt, làm việc tốt, trong lúc đó tức là Thiên
Đường.
- Bình thường xem ai là thầy? Không thấy được thầy,
cũng không biết thầy ở nơi đâu, con phải xem thầy là ai?
Phải xem Thiên Địa Lương Tâm là thầy, làm việc, nói chuyện
theo lương tâm mình thì ít sai lệch.
- Việc tu đạo là làm việc ngay trong lúc đó, trong lúc đó
tức là tu hành.
- Người luôn luôn trong nghịch cảnh mới có thể trưởng
thành, luôn luôn ở trong sự rèn luyện mới có thể vững mạnh.
Mình có mấy phần năng lực, Ơn Trên sẽ cho mình mấy phần
đi làm, cho nên đừng nên xem thường mình.
- Tâm ích kỷ không nên có. Mắt phải nhìn xa trông rộng,
đừng để lòng dạ hẹp hòi cản trở mình. Nghe nhiều nghĩ
nhiều, làm nhiều đừng nói quá nhiều.
- Làm việc gì đừng nên quá tận, để một chút đường rút
sau này, tính khí đừng nên quá cương, để một chút tinh lực,
tài năng đừng có hiển quá, để sau này được phát huy, đã tốt
rồi lại muốn tốt hơn, cương nhu song hành, đừng có vượt
trội hơn người khác.
- Lấy đức báo oán, không nên uổng phí ơn đức đã tiếp
nhận, đã tiếp nhận nhiều thì phải liễu nguyện nhiều, đừng
nên nghĩ bất cứ vấn đề phiền não nào, tâm tịnh thì mọi thứ
đều trống không, trống không thì làm gì có phiền não.
- Công đức có được từ chỗ không thấy, đừng nên ở bề
18
ngoài mà tô cái hư danh. Giữ lấy nguyện của mình, nói ít làm
nhiều, chú ý sức khỏe của bản thân, không quá khoe tài, trân
trọng sinh mệnh của mình.
- Công phu tu luyện, tuy phiền phức lại khổ, nhưng chỉ
cần có tâm, chỉ cần có thành ý, đều có thể vượt qua được.
Muôn sự tại người, mình muốn những gì với Ơn Trên thì Ơn
Trên sẽ cho mình điều đó. Kiên trì tín niệm của mình, không
được dễ dàng thay đổi.
- Thường yêu cầu bản thân mình trong những việc đơn
giản nhất, phải dùng công phu nhiều nhất, thì sau này làm
việc lớn không khó.
- Tu rất đơn giản :
+ Thứ nhất : phải sửa bỏ những thói quen không tốt.
+ Thứ hai : xả thân vì người, không cần báo đáp.
+ Thứ ba : tuy phải chịu đựng tình người lạnh nhạt
nhưng lòng nhiệt tình vẫn cuồn cuộn, tế thế cứu người, như
vậy mới là bước chân của Thánh Thần Tiên Phật.
- Các con cực khổ là phải đấy! Đó là Ơn Trên cho mình
cơ hội, có cơ hội mới có được cực khổ, phải cảm ơn. “Vô sở
cầu chi cầu tức đại cầu, vô sở vi chi vi tức đại vi” (cầu mà
như không cầu tức đại cầu, làm mà như không làm mới là
làm việc lớn).
- Tu đạo phải sửa đổi mình trước, vả lại không nên cho
cái nhìn ban đầu là chính xác. Phải quan sát trước, thể ngộ
trước mới được đi đến kết luận.
Quang Minh Trí Tuệ
19
- Người người đều là Phật đường, đem Phật đường
của mình ra, để mỗi một người thấy được mình cũng giống
như thấy được Phật đường, ưu nhã như thế, yên tĩnh như
thế. Vì lẽ đó, tâm mình phải như một Phật đường lớn, dung
nạp mỗi một người, đi tới đâu thì khai thị tới đó, như vậy
mình tức là Hoạt Phật tại thế.
- Tu đạo cần thành tâm cộng thêm tâm Bồ Tát, tâm
nhẫn nhịn, tâm hỷ xả, tâm vô vi, thiên tâm, trí tuệ tâm.
- Hiện nay chướng ngại lớn nhất của tu đạo là chỉ muốn
hỏi người khác “tại sao?” mà không hỏi bản thân mình. Vì
sao Thầy muốn các con càng lên cao một tầng nữa? Hiểu
mình trước, rõ ràng chính mình. Trước tiên hỏi mình đã làm
chưa? Bỏ công sức ra chưa? Tiếp đến mới hỏi người khác.
Bất cứ việc gì không nên chỉ xem bề ngoài, mà phải hướng
nội hồi quang. Tự Tính Phật một khi đã sáng tỏ thì có thể
diệt được ảo tưởng, Tự Tính Phật không sáng mình sẽ bị mê
bởi ảo tưởng.
- Từ giờ trở đi, mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ, niệm
ba lần “Tế Công, Tế Công, Tế Công”, hy vọng các con đều
có thể kiên trì bền bỉ, Tế Công mà các con niệm từ miệng, từ
trong tâm không phải là một vị thầy Tế Công này, càng
không phải chỉ là nhân tướng mà thôi. Hình tướng thì bị hủy
diệt, nhưng làm sao lấy Đạo để làm sạch sự tình thì phải
dựa vào hình này, tướng này, để phân biệt lý lẽ, phân biệt
tình lý, đem tình người trong tâm chúng ta, lòng thương
trong tâm hóa thành tình đạo, hóa thành tình thương lớn.
20
- Cái gọi là tu đạo, bàn đạo, là gặp việc nhân nghĩa
không được nhường, quyết đoán ngay lập tức, lúc ấy tức là
đạo.
- Tu đạo không nên xem đó là một thứ áp lực, mà phải
xem đó như là một bổn phận. Giả sử xem tu đạo như là một
thứ áp lực, như thế sẽ tu rất đau khổ.
- Hy vọng các con giữ lấy một tấm lòng không nuối tiếc,
không hối hận, bước trên con đường phản hồi cố hương, để
nước mắt chúng con chảy vì chúng sanh, đem niềm vui của
các con dâng hiến cho chúng sanh, đem tất cả những gì sỡ
hữu được hồi tặng toàn bộ, đây chính là bổn phận, sứ mệnh
của các con.
- Muốn làm Tiên Phật không khó, chỉ cần cảm thấy
đang hành đạo của Tiên Phật Bồ Tát, đó tức là Tiên Phật.
Chỉ cần phát tâm Bồ Đề ra, như thế mỗi một người trong
Phật đường đều là Tiên Phật.
- Tu đạo có 6 thứ đến: tâm đến, tay đến, mắt đến,
miệng đến, tai đến, chân đến.
- Lấy tâm từ bi hỷ xả hóa giải tâm ham muốn, lấy tâm
bình thường vô vi hóa giải tâm dao động, lấy tâm chất phát
đơn giản hóa giải tâm hư giả phù phiếm, lấy tâm vững chắc -
chăm chú hóa giải tâm sơ sót.
- Phải nhận lý mà hành. Hiện tại tu đạo, bàn đạo không
thể theo một cách mù quáng nữa, phải giữ giới, trì giới, xem
kinh điển như là một sự thúc giục mạnh. Xem những người
cùng hội cùng thuyền như là đạo hữu cùng chung chí hướng
Quang Minh Trí Tuệ
21
để dìu dắt nhau, không nên quá trọng hình tướng. Trong thời
kỳ mạt kiếp này, càng trọng hình tướng thì chấp trước càng
nhiều.
- Phải có trách nhiệm đối với bản thân, chỉ cần mỗi
người làm tròn bổn phận của mình, thật ra đều là một việc
lớn. Bản thân mình làm tốt mới mở rộng tới bên ngoài, đây
tức là làm việc lớn, làm việc lớn thì phải vượt qua chính
mình, vốn đã không làm được, bắt đầu đi nếm thử, vốn
không có khả năng thì đi thử nghiệm.
- Tu pháp không bị pháp vây, tu tâm không lưu trong
tâm. Tu pháp liền ngộ mà vượt qua khỏi lời nói, đó chính là
pháp.
- Cái gọi là “Trọng Thánh Khinh Phàm”, về nhà chăm
sóc gia đình cho tốt cũng gọi là “Trọng Thánh Khinh Phàm”.
Cái gọi là “Phàm” tức là dục vọng. “Thánh” là tại mọi nơi,
“Phàm” thì chỉ tồn tại trong tư tâm của mình. Do đó, nói vạn
pháp do tâm sinh, chỗ không đơn giản là do mình uốn nắn
như thế nào? Đừng nên cho rằng ở Đạo Trường mới tính là
Thánh, bởi vậy có thể nói “Vô xứ bất Thánh, hà xứ bất
phàm” (không có nơi nào là không phải Thánh mà cũng
không có nơi nào là không phải phàm).
- Con đường tu bàn này không có điểm kết thúc, liễu
nguyện rồi phải đến nữa, đến rồi còn phải đến, biết khổ liễu
khổ mà thôi. Tại vì nhân sinh chẳng qua là như thế, duy chỉ
có tùy hỷ tự tại mới thật sự là tự tại.
- Nhân tâm tốt thấy sự vật gì đều tốt. Phàm mọi sự phải
22
từ tâm cảnh bắt tay mà làm, tại vì tâm cảnh tốt, mọi vật đều
tốt đẹp.
- Ở trong sinh hoạt hằng ngày, gặp phải bất kỳ sự tình
nào, ghi nhớ! Dùng một tấm lòng cảm ơn đi đối mặt. Bất kể
vấn đề hôm nay khó khăn ở đâu, bất kể sự việc này chán
ghét cũng vậy, khen ngợi cũng vậy, đều phải dùng một tấm
lòng cảm ơn đi đối mặt.
- Không nên cầu danh, cầu lợi, sự cầu danh, cầu lợi thì
sẽ bị vây ở trong đó. Cho dù chỉ cầu xin một hào bạc, nhưng
vẫn bị một hào bạc đó vây chặt. Dục vọng càng nhiều, càng
cầu, càng không ngưng, duy chỉ có buông xuống, mới có thể
cầu được giải thoát. Duy chỉ có giải thoát, mới được hiểu rõ
làm sao tu, làm sao đi, duy chỉ có giải thoát mới có thể tự tại
thật sự.
- Đến nhân gian này sẽ bị cái gì đó cám dỗ. Một số khí
lưu hành phổ biến. Bởi vậy, phải cẩn thận mỗi một động
niệm, mỗi một động niệm đều ảnh hưởng đến chúng ta rất
nhiều, có động niệm không tốt thì sẽ sản sinh kết quả không
tốt, bởi vậy càng phải cẩn thận.
- Khi mình đã rõ ràng quyết định mục tiêu trong mỗi một
phút, mỗi một giây, mỗi một thời khắc cần phải trang nghiêm.
Vì sao phải trang nghiêm? Tại vì mình xem trọng bản thân,
tự mình khẳng định mình mà không phải người khác đến
khẳng định mình.
- Vạn giáo đều phải trở về điểm gốc, không có số 0, làm
sao có số 1, số 2, số 3? Làm sao có sự kéo dài? Vì lẽ đó nói
Quang Minh Trí Tuệ
23
tức khắc quyết định mục tiêu là chính xác nhất, tức phải
“trạch thiện” (chọn điều thiện), không nên chỉ “cố chấp”.
Người thì dễ chấp trước, điều đáng sợ nhất của tu đạo là
vừa chấp trước vừa cố chấp. Hoạt bát, linh động, thanh cao,
thoát tục một chút không phải là tốt hơn sao? Hoạt bát, linh
động, thanh cao, thoát tục làm sao cho trong ngoài hợp nhất.
- Người không nên dựa theo “cảm nhận” qua một đời
người, mà phải “dùng tâm” để qua một đời người. Tại vì cảm
nhận có thể trùm lên thân người khác, dễ dàng tổn thương
đến người khác. Quen biết thêm một người bạn thì có thêm
một con đường để đi, mọi vật bên ngoài chỉ là trợ lực. Có
một ngày, trong lúc ngoại vật không thể mượn trợ được, bản
thân phải biết làm sao đi làm và phải làm như thế nào, đều
từ trong trí tuệ của bản thân mình. Mọi việc gì đều phải nhờ
lực lượng bên ngoài đến giúp đỡ, như thế mình vĩnh viễn
không biết được, từ đầu đến cuối đều là bị động, vĩnh viễn
không có cách nào tự giác được. Người hiểu tự giác, mới có
thể hiểu được buông xuống.
- Biết được Tự Tính ở đâu không? Đó là một cái tâm
không an phận hay là một cái tâm rất trầm tĩnh? Chánh nhân
ở đâu? Chánh nhân ở chỗ “Minh Sư một chỉ điểm”. Trong lúc
tâm rất mệt mỏi, hãy tịnh xuống, nghỉ ngơi một lúc rồi xuất
phát tiếp. Các con đi học tha tâm thông không bằng học Tự
Tính thông. Nếu chúng ta có thể hiểu được khổ nạn của
người khác, tức là mọi thứ đều thông. Vì lẽ đó phải trực chỉ
đầu đuôi ngọn ngành. Trong lúc mình hiểu rõ bổn lai, quái
lực loạn thần chỉ là một cái đọt ngọn. Do đó niệm lực -
24
nguyện lực là chúa tể tương lai của mình, có thể hóa tối
thành sáng, có thể hóa hoàn cảnh khó khăn thành hoàn
cảnh vui sướng, cho nên vạch được vân khai thì kiến
Như Lai.
- “Buông dao đồ tể lập tức thành Phật”, con dao đồ tể
này chỉ là con dao trong nội tâm của chúng mình, dục vọng
không tốt đó là dao rồi. Hôm nay buông xuống, vứt bỏ, tức
thành Phật, Phật tâm, Phật tính của mình đã hiển hiện rõ rồi.
Cẩn thận niệm đầu rất đơn giản, rất rõ ràng, Thầy muốn các
con tâm niệm vô tham, tư duy vô thẹn, cử chỉ vô vọng (cử
chỉ không sằn bậy), ngôn ngữ vô khi (nói năng không dối
gạt), hành sự vô quá (hành sự không phạm lỗi).
- Tâm thiện tất cả đều thiện, tâm tốt tất cả đều tốt.
- Chúng sanh đều có Phật tính cả, có tự tin sẽ được
quay về hay không? Câu này nói như thế nào? “Tiên Phật
vốn thị Phàm Nhân tố, chỉ phạ Phàm Nhân tâm bất kiên”
(Tiên Phật vốn là người phàm làm nên, chỉ sợ người phàm
tâm không kiên), mỗi ngày bản thân phải niệm ba lần trở lên
tự mình cổ vũ, kế đến động viên lẫn nhau. Mỗi ngày nói với
chính mình, sau đó mới nói với người khác: “Bạn thế nào
cũng thành Phật”. Khi người có thể tiếp thu câu nói này,
hành vi cũng theo hướng này mà đi. Bất kể họ đi nhanh hoặc
chậm, chỉ cần không ngừng theo cầu chân lý, phụng giữ
chân lý đi làm, toàn tâm toàn ý, thế nào cũng thành Phật.
- Đạo sanh vạn vật, Đạo là căn bản của tất cả. Phải y
theo Đạo mà hành mới có thể lâu dài, nếu như trái Đạo mà
Quang Minh Trí Tuệ
25
hành thì mình làm mình chịu. Không phải Ơn Trên và Tiên
Phật muốn trừng phạt người không ngoan, mà là vì Thiên Lý
đã hiển hiện. Thiên Lý ở đâu? Đó là Thiên Địa Lương Tâm.
Ơn Trên và Tiên Phật đều từ bi, cho dù mình có tội lớn tày
trời, nhưng lương tâm mình có biết nghiêm khắc trách mắng
mình hay không? Vì lẽ đó, làm việc trước tiên phải xứng
đáng với lương tâm của mình.
- Sinh mệnh phải có độ sâu, phải có độ rộng lớn, mà
còn phải có “Minh độ”. Minh là minh bạch, là quang minh.
Minh bạch bản thân, việc gì cũng phải rõ rõ ràng ràng, nắm
vững mỗi một tâm niệm của bản thân mình, phải để cho
mình có minh độ và còn phải có độ rộng lớn, như vậy là có
đủ cả. Nếu hôm nay mình chỉ có minh độ, chỉ là biết rõ ràng,
dần dần mình sẽ trở nên mẫn cảm, lúc mình trở nên mẫn
cảm thì bị tâm trạng làm cho xoay vòng vòng, nếu mình
không có độ rộng lớn thì không có cách bao dung, hy vọng
các con có minh độ, cũng phải có độ sâu, còn phải có độ
rộng lớn. Không chỉ hiểu rõ bản thân mà còn phải bao dung
bản thân, không chỉ hiểu rõ người khác mà còn phải quan
tâm người khác, khoan dung người khác.
- Tâm cảm ơn là đẹp nhất, phải học tập tinh thần của
Tiên Phật. Có một tấm lòng không nỡ nhẫn tâm đối với
người khác thì phải mau mau đi khai triển, để thiên tâm bộc
lộ ra.
- Đối với những người bất hạnh trong xã hội, những tai
nạn trên thế giới, các con có thể phát tâm đi cầu phước, hy
vọng để những chúng sanh hữu duyên có thể quy nhập chân
26
Đạo. Một niệm của các con rất quan trọng, hôm nay các con
bằng lòng đi ra, tự nhiên Ơn Trên sẽ giúp đỡ mình. Nếu
mình đối với bản thân không có lòng tin, đối với Đạo không
có khẳng định, như vậy bản thân tự nhiên bị bản thân đào
thải trước. Hy vọng các con từng ly từng tí mà cố gắng học
tập, đi dùng tâm. Khi người có đau ốm thì không biết có lúc
phải làm sao, trong thời gian đó, phải từ tâm mình mà bắt
đầu chuyển niệm, tự nhiên sẽ có quý nhân tương trợ.
- Vào cửa Phật rồi phải tự chịu trách nhiệm đối với tâm
tính của bản thân, hình tướng ở nhân gian là già già trẻ trẻ.
Thầy xem tất cả mọi người đều còn ngây thơ, vì sao vậy? Vì
kiến thức của các con có hạn, hiểu biết cũng có hạn, thấy
được các đồ đệ thường giới hạn ở trong một vòng xoáy mà
tranh chấp không ngừng. Nghĩ 10 năm trước con đã chấp
trước những gì? Hôm nay đắc được lại có điều gì khác? Đồ
vật nào chưa đắc được? Mất đi rồi thì sao? Mình của 10
năm trước với mình của 10 năm sau có thay đổi gì không?
Chung quy người không ngừng mà tân tiến. Hôm nay ta tu
đạo, bàn đạo hoàn toàn do lòng bắt đầu của mình, sự phát
tâm của mình, người ta nói bắt đầu phát tâm thì dễ dàng,
nhưng làm sao để nó biến thành một thứ tín niệm trường
cửu là không đơn giản. Cho nên Thầy khuyên các đệ tử tu
đạo đừng nên tâm trạng hóa, tấm lòng phải mở rộng, nhất
định phải vô tư, độ lượng của mình mới có thể nạp được
càng nhiều, mới có thể thấy được càng xa.
- Tâm con người không quá nhiều vướng bận, phiền
não, lập tức hòa hợp với Tiên Phật. Có một số người nói đây
Quang Minh Trí Tuệ
27
là “tâm thành tắc linh”. Loại hòa hợp đó giống như cha mẹ và
con cái, không cần báo đáp, thương ở trong tâm, không nỡ
để con chịu khổ.
- Thật thật giả giả, giả giả thật thật, nếu trong tâm là thật
thì không có hư giả, nếu trong tâm là giả thì thật đi đâu tìm
kiếm? Người lạc vào phàm gian thì không thể tuyệt đối, tức
là có đối đãi. Nếu như đem tâm đặt chỗ chấp trước ngã
tướng mang tính tuyệt đối thì không có cách phân biệt ra thật
giả. Nếu như lúc các Hiền Sỹ tưởng tượng đem tâm đặt tại
chỗ tuyệt đối nhưng khi sự việc và sự tưởng tượng của mình
có sai lệch, mình sẽ chọn lấy cách nghĩ khách quan bên
ngoài, hay là vẫn chấp trước cách nghĩ trung tâm của mình?
Ngã chấp trong tâm Chúng Sanh đã sản sinh ra loại tuyệt đối
này, đây là một loại mê vọng, cách nghĩ Tham Sân, không
phải chánh tri chánh kiến.
- Cái gì là tuyệt đối? Thiên Địa mới là tuyệt đối, Trời
không nói, Đất không rằng, đây là tuyệt đối. Chúng sanh dù
dẫm lên đất đai như thế nào, dù có hủy hoại mảnh đất này,
đất đai vẫn âm thầm chịu đựng. Mặt Trời, Mặt Trăng cũng là
tuyệt đối. Mặt Trời mọc lúc ban mai, có cho người thiện thêm
một chút ánh sáng, người ác bớt một chút ánh sáng không?
Bởi vậy nói: “Chỉ có Thiên Địa mới là tuyệt đối”. Còn thế gian
là vô thường và đối đãi.
- “Dục nại ác chi đế” (Dục là căn nguyên của ác). Có
lòng tham thì sẽ có vọng tưởng, cho nên cần tri túc thường
lạc, bảo dưỡng tâm tính, phản tỉnh xem xét. Thân là một
người tu phải luôn nhìn lại bản thân, “cách vật cùng lý” (bỏ
28
hết ham muốn vật chất thì chân lý rộng lớn) trừ đi ham muốn
vật chất của thân và tâm, trừ bỏ những tạp niệm trong tâm,
như vậy mới có thể đắc được thanh tịnh thật sự.
- Có được thì mất. Thật ra các con vốn có chỉ là bản
thân này, vì vậy phải biết vận dụng thân tâm cho tốt, tử tế đi
làm những việc mình phải làm, không cần quá để tâm tới
thuận và nghịch. Thuận nghịch chỉ là một quá trình, thật ra
bất kể là thuận hay là nghịch, các con đều có được kết quả,
cần phải “vô sở trú nhi sanh kỳ tâm”. Phật là tâm gì? Phật là
tâm từ bi, vô tâm. Vô tâm là gì? Tức là không chấp trước.
Ngài không cảm thấy chúng sanh tuấn tú hơn thì đặc biệt
thương họ hơn, trong cách nhìn của Phật, mọi người đều là
Phật tử, mọi người đều như nhau, không có sự phân biệt
đẹp xấu, chỉ dựa vào tâm của mình.
- Tâm thường dễ dàng bị lời nói của người khác mà
ảnh hưởng đến tâm trạng của mình. Do tâm người không đủ
kiên định, nên dễ dàng bị người khác ảnh hưởng. Một khi
tâm niệm động, Ơn Trên đều biết được, tâm niệm thiện tức
là thiên đường, tâm niệm ác tức là địa ngục, do đó ý nghĩ
phải cẩn thận, không nên nghĩ điều không tốt, điều xấu:
Người phải có tư tưởng quang minh, cử chỉ cũng phải phù
hợp với lý lẽ. Vì lẽ đó, lên thiên đường, xuống địa ngục chỉ
cách nhau một niệm. Cho nên người quân tử phải cẩn thận
niệm đầu, phải luôn luôn lưu tâm với tư tưởng của mình, vì
tư tưởng sẽ trở thành lời nói, lời nói sẽ trở thành hành động,
hành động sẽ trở thành thói quen, thói quen sẽ trở thành tính
cách, tính cách sẽ trở thành vận mệnh, cho nên tư tưởng rất
Quang Minh Trí Tuệ
29
quan trọng. Không nên có tâm suy đoán nghi ngờ, tâm
chánh tất cả đều chánh. Một khi tâm niệm động, lay động
Trời Đất, do đó phải tử tế giữ vững tâm niệm của mình, một
niệm thiện tức là thiên đường, một nệm ác tức là địa ngục,
cho nên nói nhân tâm dễ thay đổi, tâm đẹp mọi vật đều đẹp,
tâm thiện mọi vật đều thiện.
- Gặp khó khăn phải giải quyết như thế nào? Nếu tâm
bừng bừng nổi nóng, giải quyết được gì không? Trước hết
tâm phải tịnh xuống, định xuống, rất nhiều trí tuệ huyền diệu
tự nhiên nảy sinh. Trí tuệ không phải tiền bạc có thể mua
được, trí tuệ có được từ trong nghịch cảnh.
- Có phải có thể xem thấu, có phải có thể thấy rõ, có
phải có thể tiêu diêu tự tại, cũng chính là việc trước mắt
mình có thể làm được. Nếu như trong mỗi lúc đều có thể làm
xong, đều có thể an phận, đều có thể tận tâm, đều có thể giữ
bổn phận và không đòi hỏi, như thế cho dù mình gặp phải
bất cứ sự việc gì, cũng đều có thể không hề run sợ. Hy vọng
cuộc đời của con không có oán trách, không có hối hận. Làm
tròn trách nhiệm của mình cho tử tế! Các con thường nói
phải để cho thế giới của mình tốt đẹp hơn, phải để cho hoàn
cảnh tốt đẹp hơn, mình đã làm được bao nhiêu rồi?
Thường nói muốn bảo vệ môi trường, môi trường trong
tâm các con đã bảo vệ chưa? Thậm chí trong lúc đang có
rác mà còn vứt ra ngoài, trút lên người khác. Bởi vậy phải tử
tế nắm bắt tâm mình, đây cũng là tu đạo.
- Cái gì gọi là “Diệu Hành Vô Trú”, “Ứng vô sở trú nhi
30
tâm vô triều”? Nếu như nói trong tâm không có gì chấp trước,
nếu như không có bất cứ vướng bận vấn vương thì tâm sẽ
không nổi sóng. Sóng tức là hỷ nộ, ái lạc, lục trần, thất tình,
tam độc của mình, ở thế gian này những điều này có thể
miễn trừ, tức là “Trung Dung Chi Đạo”, cũng tức là Đạo.
- Thành trưởng theo tâm tự giác, tôn trọng theo tâm tự
tin, trân trọng theo tâm tự trọng, hàm dưỡng theo tâm tự
kiểm.
- Tâm trạng trong lúc chán nản nhất, lúc khó chịu nhất,
đó là thế giới mạt kiếp của mình. Thế giới mạt kiếp này so
với sinh tử càng đáng sợ hơn, bởi vì tâm của mình đã chết
rồi. Mong các con đừng nên có thế giới mạt kiếp, mà phải
càng dũng cảm đi đối mặt với ngày ấy của mình, bởi vì sau
này còn có những ngày tốt đẹp hơn, mình không đi làm thì
nó cứ y như vậy, nếu như mình đi làm thì thế giới này vì
mình mà sẽ có sự thay đổi. Hy vọng các con có thể đi cảm
nhận tâm của người khác, càng phải quan tâm tâm của
người khác, các con sợ hãi thế giới mạt kiếp, sợ hãi thế giới
này không tốt, nhưng các con có nghĩ lại bản thân mình đã
làm tốt chưa? Nội tâm mình có Tiên Phật, có Đạo, có Ơn
Trên, còn có chúng sanh, như vậy mình rất không tầm
thường.
- Tu đạo là phải học tập làm sao chịu bỏ hành vi không
tốt, chịu bỏ tham sân si (tam độc), danh lợi, phiền não cùng
những gì không vui, lấy tâm bình đẳng, tâm tri túc, tâm cảm
ơn đi đối mặt với chúng sanh, đối mặt với bản thân.
Quang Minh Trí Tuệ
31
- Lấy tâm hoan hỷ mà tiếp nhận người, sự, vật, lấy tâm
hoan hỷ hoàn thành nó mới không có bất bình, nếu tâm bất
bình làm sao lấy tâm thanh tịnh hoàn thành sự việc? Có bất
bình thì có phẫn nộ, đối với người sẽ hay giận hờn.
- Thầy đến nhà các con, trong tâm các con phải tràn
đầy niềm vui, không nên mặt ủ, mày chau, không nên Thầy
đến nhà các con thì bị khí hôi thối của các con đẩy ra, khí hôi
thối của người thì rất mạnh. Trong nhà phải cảm nhiễm một
bầu không khí tốt, hơi thở tốt, đừng nên để Thầy vừa đến thì
bị đẩy ra. Mỗi một người đều biết nhân gian là bể khổ, đã là
bể khổ, không nên cứ nhổ nước khổ, cứ nhổ nước khổ, bể
khổ này biến thành càng hư nữa phải không? Mỗi một người
đều phải có tâm lạc quan, tâm cầu tiến, đừng để bể khổ này
tạo ra trong mỗi một Phật Đường, phải đem nhân gian này
biến thành mảnh đất sạch, phải để nhà của các con biến
thành Phật đường khoái lạc.
- Tâm mình bất bình, nhân, sự, vật đương nhiên sẽ bất
bình, bất bình thì bất an, cầu đạo tức là cầu tâm an, tâm an
lý đắc thì cao hứng viên mãn rồi. Tu đạo là tu đạo gì? Thực
ra tu đạo không cần tu, mọi người làm được theo phép tắc là
được rồi.
- Bảo hồ lô làm sao mở ra? Trong lúc đó bố thí một nụ
cười, đó có phải là đã mở ra rồi sao? Lúc cười nghênh tiếp
tất cả mọi sự, mình sẽ phát giác thế giới thật là tuyệt diệu nhỉ!
Người người vốn đều tốt như vậy đó! Tốt hay không tốt chỉ
tại nơi mình dùng tâm mà thôi. Các con chấp trước điều gì?
Chấp trước sự được mất của bản thân, chấp trước được
32
mất thì vĩnh viễn ở trong phiền não, hồng trần cũng giống
như bể khổ, sóng này chưa lặn sóng kia lại tiếp nhưng mà
một sóng lại một sóng, trong nội tâm có cần mình đi xoa dịu
hay không? Các con không phải thường nói không có gió thì
không có sóng sao? Làm sao lại tạo ra gió? Gió của nội tâm
bao gồm: gió thị phi, gió tranh đoạt, có quá nhiều quá nhiều
gió, đều từ sự đối đãi giữa người với người mà tạo thành.
- Khi mình đang chịu khổ, đang trong nghịch cảnh, phải
đem tâm của các con xem như tâm bình thường, thì sẽ
không cảm thấy khổ.
- Nếu như tâm của mình cứ chỉ muốn vui sướng, chỉ
muốn ăn ngon, mặc đẹp là cảm thấy hạnh phúc nhất, sung
sướng nhất. Nhưng mà mình phải hiểu rằng, loại tâm vui
sướng này sẽ luôn luôn dụ dỗ mình đi tới chỗ đau khổ nhất,
do đó hôm nay hiểu rõ điểm này, bất kể trong suốt đường
đời của mình hoặc trong đường tu đạo, đừng nên sợ cực
khổ, đừng nên sợ bị nạn.
- Cái gì gọi là “Tư vô tà” (suy nghĩ, tư tưởng không tà) là
chí lý chí tính, thuần nhiên vô ố (thuần nhiên không bị nhiễm),
phản phác quy chân, tự nhiên mà làm, một lòng không tham,
không mong cầu, không có tư tâm gì. Chánh tâm tức là vô tà,
như giữ lòng giống trẻ thơ, không có phải trái trước sau,
ngay thẳng mà đứng.
- Nam Cực Tiên Ông - Hoạt Phật Sư Tôn, chữ “Vong”
Huấn trong Huấn trang năm: “Vong tham thường túc, Vong
si thường thích, Vong sân thường bình, Vong khổ thường lạc,
Quang Minh Trí Tuệ
33
Vong mê thường ngộ”.
- Bi ai nhất của nhân sinh không phải là tử vong, mà là
mê, là chấp trước.
- Muốn liễu sinh tử, nhất định cần cắt đứt phiền não,
phiền não của các con từ đâu mà sinh? Tại vì có Tham, Sân,
Si.
* “Tham”: thường thường lòng tham không đáy, căm
phẫn bất bình, cũng thường sinh ái dục, thấy cái gì yêu cái
đó, yêu không được thì sinh đau khổ, do đó phiền não cũng
từ tam độc mà đến, tam độc tức là Tham, Sân, Si.
* “Sân”: gặp phải việc không vừa ý thì phẫn nộ, không
vui, tức giận, cần phải biết nhân sinh mười việc có tám chín
việc không vừa ý, làm sao có thể mọi việc thuận tâm như ý,
nếu như mọi việc thuận tâm như ý thì không cần làm người
rồi, tức có thể làm Tiên Phật.
* “Si”: Si tâm vọng tưởng, tưởng nhập mê gọi si, si rồi
thì ngu, ngu si thường đi liền với nhau.
Những thứ Tham, Sân, Si này tức là gốc của phiền não,
tức là nguồn gốc của đau khổ. Chúng sanh thì không thể giữ
tâm thường giác, nếu giác tính thường giữ, tức là Tiên Phật
Bồ Tát và Thánh Hiền. Giác tức là tâm không mê, tâm
thường thanh tĩnh, đó chính là giác, giác tức là tâm không
mê, thường vui vẻ. Nếu như thường giữ giác tính, dư sức
thành Đạo. Tại sao không thể thành Đạo? Tại vì giác tính
của chúng sanh chỉ giữ được độ nóng trong ba phút, một khi
trải qua người, việc rèn luyện thì đen tối rồi.
34
- Người tại sao có khổ não? Có tâm tam độc Tham, Sân,
Si rồi sẽ thất lạc chính mình, thì sẽ rất khổ, sẽ phải chịu khổ
và khổ không ngừng.
* Ý nghĩa của “Vong Sân Thường Bình”: có sân tâm rồi
thì không thể bình, tâm sẽ phẫn nộ, phẫn nộ thì sẽ nổi sóng,
vậy thì không thể thanh tịnh, tâm tam độc sẽ trói buộc mình,
chướng ngại mình, cho nên nói phải đem tâm Sân trừ bỏ đi.
* “Vong Khổ Thường Lạc”: không có tâm tham dục thì
sẽ thoả mãn, sẽ tri túc thường lạc.
* “Vong Si Thường Thích”: không có tâm Si thì được
yên ổn, không có tâm Si chấp trước thì gọi là yên ổn.
- Làm người phải có “Thiện Vong Tâm”, nếu như có thể
quên thì được tâm thanh tịnh, tại vì các con đều không thể
quên, thường nhớ chuyện đã qua, do đó thường phải chịu
cái khổ của Tham, Sân, Si, Ái. Nếu như có thể tu được
“Thiện Vong Tâm” ấy, quên đi khổ não, quên đi tất cả những
gì không vui, như vậy mới có thể cảm nhận sự vui sướng. Vì
thế phải quên Tham, Sân, Si mới có thể “Vong Mê Thường
Ngộ”, mới có thể liễu khổ giải thoát.
- Người thành công phải tồn tấm lòng gì? Lòng từ bi,
lòng bác ái, lòng nhẫn nại, lòng tin, lòng thành, lòng chân
thật, lòng cảm ơn, lòng báo ơn, lòng tri túc, lòng hoan hỷ.
- Trong lúc chúng ta tồn tâm cảm ơn, ta phải đem ơn
đức này tiếp tục truyền xuống, để người khác cũng có thể
cảm nhận được ơn đức này, vậy phải làm như thế nào? Tức
là phải đẩy ơn, đẩy ơn tức là học theo Thiên Địa, học theo
Quang Minh Trí Tuệ
35
tâm đại công vô tư Nhật Nguyệt đó. Đem ơn trong nội tâm
của mình hành ra ngoài để mọi người cùng một lượt với
mình cảm ơn, hành động này gọi là đẩy ơn.
- Hy vọng các con lúc gặp phải sự tình, tâm không nên
tồn lời oán trách, có lời oán trách thì tâm bất bình, khí bất
tịnh, suy nghĩ không còn tinh thông nữa đâu, cũng không còn
thần thông như vậy nữa. Tâm bình khí hòa thì có thần thông,
“vạn pháp do tâm sinh, vạn pháp do tâm diệt”, cho nên nói
“Tâm Pháp”, mà thần thông ở bên ngoài thường nói là có
pháp thuật, với thần thông ở trên vừa nói thì không giống
nhau, chỉ cần tịnh xuống, bình tâm xuống, tự nhiên thần
thông xuất hiện, đó mới thật sự là chính mình.
- “Vô vi nhi” là gì? Khi ý càng nhiều, đắc được càng ít,
chấp trước càng nhiều thì càng đau khổ, phiền não cũng
càng nhiều.
- Gặp lúc đau khổ phải như thế nào?
* Tìm bạn tri âm để tâm sự.
* Viết nhật ký để gởi gắm đau khổ.
* Khổ đến từ trong tâm không cởi mở, chấp trước mê
hoặc. Gặp phải chuyện không cần đau khổ, chuyện đã qua
thì cho qua, cần gì ghi trong tâm, cần gì tính toán, mâu thuẫn
với chính mình. Tâm niệm chuyển biến tất cả, đem đau khổ
chuyển thành vui sướng, đau khổ chuyển thành không, có
chí hướng thì có sức mạnh, tâm có sức mạnh nhất định
thành công.
36
- Phải ghi nhớ, các con là ngàn trăm ức hóa thân của
Thầy Hoạt Phật, không nên tiếp tục thiên về tư, không nên
chỉ vì bản thân, mũi tên đừng nên cứ hướng vào người khác,
phải hướng vào mình nhiều hơn, hướng về thiên tư của
mình, sau đó phải trừ đi thiên tư, tuân theo chánh nghĩa, tâm
không thiên về tư, tự nhiên có một tấm lòng công bằng, việc
làm ra thì không có bị thiên lệch. Khi tâm người rất chánh
trực thì sẽ không có bị thiên lệch, mà là một bầu quang minh.
- Thể nghiệm trong sinh hoạt. Thiền huyền diệu hay
không? Ý nghĩa của thiền tức là đơn tâm, tức là tâm đơn
giản nhất.
- Trong lúc chân thành không cần khẩn cầu Ơn Trên, tự
nhiên sẽ có cảm ứng vì lúc đó tức là Thiên tâm; lúc có khổ
có nạn, lúc xác thịt bị giày vò, trước tiên hỏi xem chính mình
trong lúc ấy có thành tâm không? Có lúc tham lam vô độ,
lòng tham không đáy rất dễ dàng phá hoại phước của mình
đấy!
- Mọi người đều trong chỗ thành bại mà nảy sinh đối
đãi, tâm không thăng bằng, mỗi ngày đều không được vui.
Cho nên làm việc không nên so sánh năng lực của mình
trong sự thành bại, không nên đề cao hoặc xem thường bản
thân mình.
- Người trong trần thế luôn luôn tận tâm rồi là yêu cầu
phải có được lợi ích, như vậy thì không còn vui sướng rồi.
“Chân” ở nơi đâu? Chân ở chỗ không lừa không gạt, ngây
thơ đáng yêu, thuần khiết chân thật, phải chân tại chân tâm
Quang Minh Trí Tuệ
37
bất thối mới thành công. Sự khó khăn lận đận của Nhân Sinh
muốn vượt qua phải tự xem bản thân mình.
- Sinh mệnh tuy rằng ngắn ngủi, có một ngày sinh mệnh
thì có một ngày quang minh, phải nắm lấy cho tốt dù cho
hiện tại chỉ còn 10 phút, mình thành toàn một người rồi thì
công đức vô lượng. Môt cái chuyển niệm là một điều kỳ tích,
kỳ tích đừng nên cầu bên ngoài, trên thân mình đã có kỳ tích.
Bản thân mình chính là Thầy. Cái gọi là biết mê tức ngộ, biết
mình đã đang thất lạc, mình sẽ được cứu.
- “Tức khắc khai ngộ” cần gì đi ấn tâm? Tự mình đã có
thể tự ấn tâm rồi, điều mà chúng ta phải thấy chính là tâm
lương thiện của mình, là lòng dạ trẻ thơ mà không phải
hướng ngoại cầu Phật cầu Huyền, bằng không là gốc ngọn
đảo ngược rồi.
- Tư tưởng, dục niệm giống như ngọn sóng, sóng nối
tiếp sóng, khi nào có thể sắp đặt nó cho đúng chỗ? Trong lúc
mình biết tuỳ duyên thì biết cách sắp đặt nó cho đúng chỗ rồi.
- Vì sao hiện nay Đạo giáng vào gia đình? Tại vì muốn
các con không chỉ biết xem bản thân mình tốt mà còn kiêm
cả thiên hạ, như vậy mới có thể thế giới đại đồng. Nội tâm và
thể xác mình có hay không có tiểu đồng? Có đôi lúc có thể
không có, điều này gọi là tâm với hình không hợp nhất, tâm
làm nô lệ của hình thì không thể là người tu đạo vui vẻ tự tại.
- Khi làm việc gì đều phải an tâm, buông tay đi làm,
chuyên tâm đi làm, như vậy nhất định làm được tốt. Buông
xuống những điều không cần lo, giữ lấy nguyên vẹn tấm lòng
38
trẻ thơ hiện có, tâm tốt, tâm thiện niệm, đó có thể tự tại, an
tâm, cho nên mỗi thời mỗi khắc đều có thể tự tại, tức có thể
hợp nhất với Trời Phật.
- Phật không phải là thần tượng, Phật cũng không phải
là cầu không được, Phật là sự phát hiện lúc đó, là cái tôi kỳ
nguyện của nội tâm, tâm Phật hiện tại có thể duy trì mấy
chục năm, mấy chục năm, vĩnh viễn là Phật.
- Nếu trong tâm có thể ngộ được Nhân Sanh Chân Đế,
thì điều đó không bị giới hạn bởi thời gian, một giây là vĩnh
hằng! Thể ngộ của các con nếu có thể giữ được lòng khởi
sự không thay đổi thì tương lai sau này sẽ khác xa đấy. Có
thể đem một hóa thành vĩnh hằng, đem đạo mà sinh ra đi
hành, sau này mới có thể thành Phật.
- Sự biểu lộ của Phật Tính là nơi nơi viên dung, nơi nơi
viên mãn, nơi nơi hòa ái. Sở dĩ thái bình không phải là thế
giới đều biến đổi như nhau, mà là tâm mọi người đều cùng
chung một hy vọng, cùng chung nổ lực. Tâm của bản thân
phải sạch sẽ trước, bình trước, hòa trước, phải không ngừng
đề cao tiến bộ, còn phải có lòng kiên nhẫn, với sự nhịn đó,
chịu đựng đó tự nhiên sóng yên gió lặn.
- Có biết được Thiên - Nhân hợp nhất là gì không? Chỉ
cần mình bằng lòng, Ơn Trên sẽ giúp đỡ mình, như vậy
chánh chủ nhân của chính mình là Ơn Trên.
- Khi tâm phàm chuyển đổi rồi, Ơn Trên sẽ lấy một
phần tâm đó của mình.
- Nắm bắt ngay lúc đó tức là ngộ.
Quang Minh Trí Tuệ
39
- Quyết định làm mọi việc mà chỉ cần có lợi cho chúng
sanh là tốt nhất.
- Chỉ cần ôm lấy tấm lòng như trẻ thơ, tin tưởng bản
thân, tức là tin tưởng người khác, tin tưởng Ơn Trên tức là
tin tưởng chính mình.
- Niệm niệm là Phật mới có thể là một vị thiên sứ vui
sướng.
- Tại sao lại có thị phi? Tại do tâm khởi, tại do tâm tồn
quá khứ không tốt, điều tốt ở hiện tại, tương lai cũng cho là
không tốt, đây gọi là tam tâm. Quá khứ tâm không nghĩ, hiện
tại tâm không tồn, tương lai tâm không tưởng, mới có thể
thật sự thanh tịnh, tâm mới không vướng bận.
- Học Đạo trước tiên phải bắt đầu từ tâm mà làm, cái
gọi là tướng do tâm sinh, lúc Phật Tính hiển hiện, sẽ không
có tốt xấu thiện ác, càng không bị ảnh hưởng của ngoại
cảnh.
- Sự đau khổ của thể xác không bằng sự đau khổ của
tâm linh, nếu tâm linh vui vẻ có thể đem sự đau khổ của thể
xác tiêu trừ, tu phải ngày ngày giữ được vui vẻ, đó mới là
người tu hành thật sự, đó mới là thiền tịnh.
- Cửa lòng mở ra, đừng đem sự tình đẩy cho bên ngoài,
phải yêu cầu bản thân trước.
- Lấy lên được phải buông xuống được, gặp phải sự
tình sau khi giải quyết, phải hóa thành tinh thần, không nên
hóa thành gánh nặng.
40
- Chỉ cần làm tròn trách nhiệm thì những điều vướng
bận sẽ không còn nữa.
- Để bản thân không còn vương vấn, để bản thân sống
được tự tại hơn, giã biệt phiền não phải nhờ bản thân mình
đấy!
- Làm sao có thể minh tâm kiến tính? Chỉ cần thân mình
cố gắng tu sửa là được rồi. Nhưng nếu như cứ cầu minh tâm
kiến tính trái lại bị bốn chữ này hạn chế, không cách siêu
thoát. Vì thế minh tâm kiến tính phải “hành vô sở trú nhi sinh
kỳ tâm”.
- Phải y theo Trung Đạo, Trung Dung chi Đạo là bổn
tánh của chúng ta. Bổn tánh của chúng ta tức là trung chánh,
chân tâm của các con ở nơi đâu? Chân tâm ở đâu cũng có,
nhưng hiện tại vì muốn các con hiểu rõ, bởi vậy chỉ có sở tại,
“Trung Chánh”, đó mới là nguyên tắc từ đầu tới cuối không
chuyển dời.
- Mỗi một sự việc thật ra không có tốt xấu, chỉ xem tâm
niệm bản thân không nên chấp trước điều gì là tốt, điều gì là
không tốt.
- Mỗi cá nhân đều phải nắm giữ lòng của trẻ con, như
thế mới dễ dàng hoà hợp với Tiên Phật, tâm của trẻ con thì
không biết oán hận đâu!
- Nếu như muốn tu đạo thì phải lấy lòng dạ trẻ thơ ra,
lòng dạ trẻ thơ tức là tâm thuần thiện vô ác, phải trừ đi giả
tạo giữ lấy tâm thật thì có thể đạt được chân tính.
Quang Minh Trí Tuệ
41
- Chân tính là gì? Tức là không có đối đãi, người ta đối
với mình tốt, mình vẫn tốt, người ta đối với mình không tốt,
mình cũng tốt như vậy.
- Người có lúc nghĩ quẫn và nghĩ đi nghĩ lại đều lại
không thông, lúc đó thì buông xuống đi! Đã là nghĩ không
thông thì nghĩ nhiều cũng vô dụng. Tu đạo là giữ tâm sơ
phát, giữ tâm thơ ngây, tâm thuần khiết chân thật, đối với
mỗi một người đều không có tâm phân biệt.
- Khi tâm mình động mà vẫn chưa thực hiện, còn có thể
chặn đứng, có thể chế ngự, có thể thay đổi, do đó gọi là sai
không quá hai lần.
- Tâm là giả thì cái gì cũng giả, tâm chánh tức là chánh,
tâm thành mọi sự hóa thành quang minh, tâm bất tịnh thì
phát ra khí không tốt, cho nên phải đem luồng chánh khí này
khuyếch tán ra, để người ta có thể cảm nhận tới được.
- Có một tấm lòng tốt, xem vạn vật - vạn sự - vạn người
đều là đẹp, đều là thiện. Có tâm thuần thiện, xem bất cứ ai -
sự vật - sự việc đều không cảm thấy có khiếm khuyết. Không
cảm nhận được có khiếm khuyết thì tâm càng rộng lớn.
- Trong lúc thật sự hiểu biết mình, duy nhất không lừa
gạt mình là chính mình, còn có Tiên Phật cùng trò chuyện
với mình, nếu như tâm hiểu được đương nhiên sẽ cảm giác
được luôn luôn có một nguồn sức mạnh hỗ trợ rõ rệt, đó là
sự phát huy năng lực, đó thật sự là tương thông linh giác với
Ơn Trên.
- Đem nhân tâm loại trừ ra, phải học tập Thiên Tâm. Khi
42
mình cần những gì thì có thể cho được điều đó, đây cũng
chính là tâm của Thiên Địa. Cái gọi là ngộ mới gọi là Thiền
Thật, Thiền Thật tức là Thiền huyền diệu, diệu thiền cũng
phải phát từ tâm của chính mình, mình vốn có loại tâm gì?
Một tâm bác ái hay một tâm yêu đơn độc? Phải xem sự tạo
hóa của chính mình đấy! Thầy hy vọng sự phát tâm của các
con đều từ nội tâm phát ra, là không có điều kiện, không có
yêu cầu, là mình tự nguyện đấy, sự tình nguyện phát xuất từ
nội tâm, đó mới có hiệu quả.
- Chỉ cần chí thành mới có thể cảm động Ơn Trên thì
mới linh nghiệm, có giữ tâm chí thành thì không có sự phân
biệt, tự nhiên tức là Đạo, tự nhiên thì có thể linh nghiệm, có
thể sản sinh một tấm lòng công bằng, một tấm lòng chân
thành, một tấm lòng thành thực, một tấm lòng vĩnh hằng.
- Đừng để tâm bình thường của mình bị hình tướng dẫn
dắt sai, không nên lấy tâm người tu tâm Đạo, phải lấy tâm
Đạo tu tâm người, không nên trong tâm có Tiên Phật thì
không coi ai ra gì.
- Người ta thường nói nợ tình nghĩa trả không hết,
nhưng nếu như lấy Đạo tình đối đãi nhau, thì không có hạn
chế, tại vì Đạo vốn tự nhiên, Đạo vốn ở giữa Thiên Địa, có
được Đạo tâm cũng giống như có được Thiên tâm. Thiên
tâm là bình đẳng đấy, là sự đối đãi không có lợi ích, do đó
chỉ cần giữ được Thiên tâm thì không sợ công tâm có sai trái,
cái gọi là “Hữu quá tắc cải, quân tử bất khí” (có sai thì sửa
mới là người quân tử), “Hữu quá vô đạn cải, thiện mạt đại
yên” (có sai biết sửa, thiện nào lớn bằng).
Quang Minh Trí Tuệ
43
- Thành lầu nhất định phải có nền móng, phàm mọi sự
nhất định phải có căn bản, thật ra có hay không đều không
nên chấp trước, như vậy mới có thể hợp nhất với Thiên Địa,
mới có thể có một tấm lòng công bằng, cũng mới có thể đạt
tới Tế Công. Có chấp trước, có cục hạn, có kiến giải, có hạn
chế, tức không gọi là công, có phạm vi, có cục hạn tức gọi là
tư, hữu tâm phải vô vi, hữu vi phải vô tâm, như vậy mới có
thể gọi là “Tiểu Tế Công”.
- Lấy Thiên Tâm ấn nhân tâm, tức là Tế Công.
- Tự mình cẩn thận lời nói và tự kiểm mới thực sự là vô
địch. Vô địch thật sự không cắn rứt, trong tâm lỗi lạc thản
nhiên không có ưu sầu gì, mới thực sự là vô địch.
- Tâm người rất dễ bị lầm lạc, do đó phải khóa tâm.
Tâm không thể khóa thì sẽ có tham dục, có tham dục thì sẽ
có chấp trước, có chấp trước thì sẽ có oán hận, vì thế phải
khóa tâm, không nên bị thuyên bởi tâm, phải sai khiến vật,
đừng để vật sai khiến, phải chuyển cảnh, đừng nên bị cảnh
chuyển. Làm sao có thể tiêu diêu tự tại? Phải buông xuống,
phải yên tâm. Yêu cầu yên tâm, yên tâm được thì an. Làm
sao an được? Làm một số việc tâm an lý đắc, tự cho tâm
linh mình món thù lao lớn nhất có thể đạt được an tịnh, an
tường, bởi vậy do tâm lớn chứ không phải do vật lớn. Làm
sao mới có thể yên tâm? Phải cách vật mới có thể trí tri, vì
vậy, “Tâm hư minh lý nghĩa, Tâm thật tức vật dục” (Tâm hư
không thì hiểu lý nghĩa, tâm đầy tức là vật dục).
- Cái gì gọi là thân vật? Thân vật tức là tửu sắc tài khí,
44
bởi vậy phải cách vật.
- Tâm cũng chính là Nhân, cũng là tính. “Tính giả, lễ chi
đoan giả”, tâm tức là bổn tính, cũng là từ xưa Thánh Hiền
cầu Nhân đắc Nhân, là sự bắt đầu hy sinh vì chính nghĩa của
các hào kiệt chí sĩ.
- Tuy chịu sự đối đãi bất bình đẳng, nhưng không thể
oán Thiên trách người, phải biết di chuyển ý niệm, đi cách
tâm, “liễu” bỏ. Những người liễu bỏ rồi, tâm bị bất cứ sự dày
vò nào, phải biết hóa bỏ đi. Nếu không, kết quả của sự tích
lũy, khổ chỉ là mình. Tâm rất dễ dàng làm tổn hại mình, làm
cho mình không được mạnh khỏe, tâm lý không lành mạnh,
thân thể cũng không khỏe mạnh.
- Phải cách tâm, cách tâm tức gọi là chánh tâm, cách
giả tức gọi là chánh giả.
- “Thập tín” quấn đỉnh huấn: Tính tâm, niệm tâm, tuệ
tâm, định tâm, tân tiến tâm, giới tâm, hồi hướng tâm, hộ
pháp tâm, nguyện tâm.
- Rác hôm nay thì hôm nay phải làm sạch. Hôm nay
không đổ, hôm nay không làm sạch thì dễ dàng sinh hôi thối,
rác nội tâm cũng vậy. Vì sao việc hôm nay phải hoàn tất
trong hôm nay, chữ “hoàn tất” này là trước khi đi ngủ phải
phản tỉnh chính mình, đó mới là hành Đạo thật sự, tu Đạo
thật sự.
- Tùy duyên mới có thể tự tại. Hy vọng các con giữ
được phần tâm đó đối với mình, hy vọng các con đừng tự
tổn thương mình, đem tình thương rãi khắp mọi nơi, cho
Quang Minh Trí Tuệ
45
những người cần thiết phải cho, để lòng thương của các con
đối với chúng sanh vĩnh viễn vô tận.
- Làm bất cứ việc gì phải dùng tâm hoan hỷ đi đối mặt,
trong đường đời nhân sinh rất khó có hoàn mỹ, bởi vậy lấy
tâm hoan hỷ đi tiếp nhận khiếm khuyết đó, như vậy mới
trưởng thành được, phải dùng tâm hoan hỷ đi quan sát
khiếm khuyết này, sau đó vượt qua nó, do đó thấy được điều
không tốt thì phải đi bao dung nó, thấy được điều tốt thì phải
hoan hỷ tiếp nhận nó.
- Trong tâm niệm niệm có Tiên Phật thì trong tâm có
Phật. Rất thành tâm mà niệm thì cũng sẽ thành Đạo.
- Biết được bệnh tật của chúng sanh tức là tha tâm
thông, biết được đau khổ của chúng sanh tức là tâm từ bi, có
tâm từ bi sẽ rất dễ thành Tiên Phật. Tây Phương tuy xa,
chốc lát sẽ tới.
46
BỐN KHOÙA TRÌNH
TU ÑAÏO THIEÂN
PHAÅM CAÙCH
- Muốn thành tựu phẩm cách tốt đẹp trước tiên phải hội
đủ hai điều kiện là: “Cần kiệm, Chân tâm”. Cần hội đủ hành
vi như thế nào mới hội đủ mỹ đức? Cần phải hành thiện rồi
sau đó mới có mỹ đức. Tâm phải thật sự hành mới có đức,
mới có chân, thiện, mỹ.
- Người tu đạo, trước tiên phải tu sửa mình, bản thân
đạt tới viên mãn, tu thân lập đức trước tiên bản thân phải
chánh. Điều gì gọi là “đức”? “Đức” là bố thí cho nhiều, vì từ
bi hỷ xả mới có đức, cho nên đắc đạo rồi còn phải bồi đức,
còn phải tu thân, chánh kỷ, thành nhân (nhân nghĩa) mới thật
sự là lập đức, mới thật sự là lập công.
- Phàm việc gì phải tự yêu cầu bản thân mình, nghĩ tới
người khác nhiều hơn nghĩ tới bản thân mình là đã trưởng
thành. Trong lúc mình ngồi tịnh, mới có thể tự kiểm, hối cải,
lúc nói chuyện phiếm, đừng nên nói chuyện thị phi của người
Quang Minh Trí Tuệ
47
khác. Tự kiểm mình không sai tức là tâm an, họa lớn nhất
chẳng qua là do tham, tội lớn nhất chẳng qua là nói chuyện
thị phi.
- Họ làm Tiên Phật, học tu dưỡng là luyện tính bền bỉ,
độ dẻo dai. Một chữ “cách”, tẩy tâm cách diệu, một chữ
“dao” phải mau chóng chặt đứt những gì phải chặt. Nắm bắt
càng nhiều, mất càng nhiều, nếu nói triết học xử thế của đời
người, đem độ dẻo dai, tính bền bỉ học cho tốt, làm việc gì
đều có thể thành công.
- Phải lập tức sửa bỏ thói quen tật xấu, đừng cứ để
ngày mai mới sửa, có tích một chút thói quen, thói xấu thì
cần phải tích cực sửa đổi, không nên nghĩ ngày mai mới sửa
đổi, có lẽ một phút sau là không còn hơi thở nữa.
- Một động cơ, một niệm đầu tức là một điều sai, nếu
tiếp tục hành động ra là sai lầm thứ hai rồi.
- Trong lúc mình buông thả tức là tự mình làm hại mình.
COÂNG ÑÖÙC
- Hiện tại cũng là đang dành dụm tiền vô hình, có biết
không? Tài khoản đã được mở ở ngân hàng Lý Thiên rồi,
mở tài khoản rồi phải đem tiền vô hình gửi vào, tiền vô hình
này phải dành dụm như thế nào? “Hành công lập đức”,
không nhất định ở Phật Đường mới có thể hành công lập
đức, hôm nay nói một lời tốt với người ta, cho người ta một
phương tiện, cho người ta một sự giúp đỡ nhỏ, đó cũng là
48
một việc công đức, trong sinh hoạt đều có thể hành đạo, đều
có thể đem đạo phát huy cho tốt.
- Không oán trách, không sai trái tức là công đức, như
vậy không hối hận, đó mới là công đức. Nhưng nếu như
chấp trước công đức thì không có công đức.
- Tu Đạo không nên chấp tướng công đức, phải loại đi
tướng công đức, như vậy mới là công đức.
- Lúc nào cũng cho người ta hy vọng, tức là công đức,
không phải hôm nay ở trong Phật Đường làm bao nhiêu việc
mới là công đức, công đức là lúc nào cũng cho người ta
niềm hy vọng.
- Cái gọi là bố thí không phải là bố thí tiền mà thôi, phải
thật lòng bố thí, không phải ở chỗ tiền nhiều hay ít, mà ở chỗ
tâm thật hay không.
- Lúc bố thí giống như đem hoa từ tay trái trao qua tay
phải vậy, thí qua thí lại đều là ở trong tay mình. Càng bố thí
tâm lượng càng rộng, đây mới là hàm ý thật sự của bố thí.
- Bất kể loại bố thí nào chỉ cần có tâm đều là sự bố thí
rất tốt.
- Có bốn loại bố thí: tâm, diện, ngôn, thân.
* “Tâm thí”: phải bố thí như thế nào? Tâm thuần khiết
không có ô nhiễm, không có thiên niệm (suy nghĩ nặng về
một bên) cũng là một loại bố thí. Tại vì tâm chánh không có
thiên lệch thì sẽ không làm dơ bẩn tâm linh, đây cũng là một
loại công đức nội tại.
Quang Minh Trí Tuệ
49
* “Diện thí”: trên gương mặt lúc nào cũng nở nụ cười,
đem cái vui vẻ cho người khác thì bản thân mình cũng vui vẻ.
* “Ngôn thí”: cố gắng dùng lời nói cổ vũ thay thế cho lời
trách mắng nặng nề, cố gắng nói lời tốt, cố gắng đừng nên
phê bình người khác.
* “Thân thí”: Lấy mình làm gương, thúc đẩy người khác,
thấy người khác có nạn phải giúp đỡ họ.
HOÛA HAÀU
- Mình phải theo kịp thời đại, cũng cần phải theo kịp bản
thân, đây không chỉ là thể xác của mình mà thôi. Lúc hoàn
cảnh ngoại tại ảnh hưởng mình, bất kể lớn hay nhỏ, mình
đừng nên bị ảnh hưởng. Cái gọi là người định thắng Thiên,
trong sinh hoạt hằng ngày phải ghi nhớ đừng gấp, đừng vội,
cuối cùng để mình học được: “Phàm việc gì lúc đang gặp
phải khó khăn, nếu như mình có tâm chịu khó, chịu khổ, có
nghị lực, dù có khó khăn đến đâu cũng có thể hoàn thành”.
Trong quá trình tu, bất kể mình gặp khảo nghiệm nhiều hay ít,
lớn hay nhỏ, ghi nhớ trước tiên phải tịnh xuống, suy nghĩ kỹ,
sau đó mới đi phá bỏ nó.
- Hy vọng đồ đệ của Thầy đối với chúng sanh có thể
quảng kết thiện duyên, chuyển ác thành thiện, gặp phải
chuyện bất bình, nhẫn nhịn một chút, nhịn một lúc sóng yên
gió lặng. Ghi nhớ nhịn một lúc sóng yên gió lặng. Nhẫn được
là của mình đó, nhẫn được là mình có một phần, nhẫn không
50
được thì bay luôn theo gió.
- Phản tỉnh khi mình ở trong hoàn cảnh thuận hay
nghịch, đều có thể để tâm phản tỉnh rõ rệt. Suy nghĩ xem căn
bệnh sở tại (nguồn gốc hiện tại của bệnh), điềm tỉnh được
hay không? Nhẫn không được phiền, chịu khổ không được,
chịu không được sự cám dỗ, không chịu được sự đụng
chạm, chịu đựng không được áp lực, lúc có sự thay đổi
quyết tâm của mình, phải có định lực như núi, đức tính như
nước, lòng dạ như Thánh Hiền thanh tịnh như minh nguyệt,
ôn hòa như nắng ấm, như lời tâm sự của gió dịu.
- Nếm được mùi khổ trong sự khổ mới là người vượt
trội. Vì sao chúng sanh không thích chịu khổ, không chịu khổ
là giảm phước đó. Khổ tận cam lai, phải nhẫn nhịn, nhẫn
nhịn mới có thể thành Bồ Tát. Muốn làm Bồ Tát rất đơn giản,
nhân đạo làm tốt, bất kể người khác như thế nào, người
người đều có thói hư tật xấu, hơi một tí không vừa ý thì nổi
giận, hỏa khí lớn thì gan hỏa lớn, gan hỏa lớn thì đau ốm lớn,
không thể không cẩn thận được!
- Vừa bắt đầu học Đạo phải có sức mạnh, phải tích cực,
khó chịu cũng phải nhẫn nhịn, nhẫn nhịn mới có hy vọng,
mới có thể thành Tiên Phật.
- Phải làm một đấng nam nhi! Rơi máu không rơi lệ. Cái
gọi là khổ, mình phải trải qua mới biết cái gì gọi là khổ, một
khi mình trải qua rồi mình đã quên mất cái gì gọi là khổ, là vì
tâm hồn mình đã rộng mở, hà tất phải để gánh nặng đó cho
mình.
Quang Minh Trí Tuệ
51
- "Thiên Đạo nghịch hành", nghĩa là sau này nếu gặp
nhiều bất thuận, việc không như ý, mình phải luôn hồi tưởng
lại bản thân là người tu Đạo, phải đột phá, phải xông phá
những điều bất thuận, không nên buông mình trôi nổi theo
sóng. Nếu như cảm thấy hành rất đau khổ, cũng phải vượt
qua, nhịn những gì người ta không thể nhịn được mới có thể
thành tựu, giả sử phải gặp gian khó mà thoái lui, sẽ không có
cách lên đến đỉnh cao của sinh mệnh.
- Người ta mắng mình, mình không giận, người ta cho
mình xem sắc mặt, mình vẫn thản nhiên, đây tức là hỏa hầu.
Nhưng nếu tự mình làm sai điều gì thì phải biết coi sắc mặt,
đây gọi là tiến thoái. Biết tiến thoái cũng gọi là "hỏa hầu".
- Nghịch đến thuận nhận, nhẫn nhục, nhịn là cao, co
duỗi tự nhiên không phiền não, nhường người một bước
rộng vô hạn.
- Sức mạnh thật sự là gì? Là có thể thuần phục kỳ tâm,
có thể hạ mình nhỏ nhẹ, phải làm những việc người khác
không làm được, nhịn được những việc người khác không
nhịn được, như vậy tu đạo mới có tiến bộ.
- Học Đạo phải tâm bình khí hòa, phải tâm bình khí hòa
tức phải tu luyện tâm tính, tu nhân tâm này, phải trừ đi thói
hư tật xấu, luyện tính này. Trong quần chúng, lúc làm việc
phải rèn luyện tâm tính, bất kể gặp phải khảo nghiệm, gặp
phải trắc trở, đều phải không oán trách, không tranh biện,
một khi tranh biện thì sa vào thị phi, một khi thị phi thì sa vào
cực đoan, thì không phù hợp với lý của Trung Dung nữa.
52
- Có khi các con cũng giống như một trái banh, banh có
tính đàn hồi, có áp lực mới bật lên cao. Cho nên trong lúc
người khác gây áp lực, cũng không cần bác bỏ, nếu có thể
đem áp lực hóa thành trợ lực, đó không phải không tốt lắm
sao?
LEÃ TIEÁT
- Quỳ lạy khấu đầu là lạy sinh mệnh của chính mình,
chữ mệnh viết như thế nào? Là người nhất khấu. Trong lúc
khấu đầu, tức là đang nói với chính mình, phải tự mình công
phu phản tỉnh, nếu như kiêu ngạo thì có thể phản tỉnh được
điều gì? Tâm trí cao ngạo, vĩnh viễn tự cho mình là đúng,
vậy thì có gì để phản tỉnh? Trong tâm mỗi người, Thiên phú
cho thiên tính đều là tự tính Phật, bởi vậy lúc đối mặt với
Tiên Phật cũng giống như đối mặt với Phật Tính của mình
vậy, cúc cung với Tiên Phật cũng giống như khiêm cung
phản tỉnh với chính mình vậy, lúc chấp xá cũng giống như ở
hồng trần, lập thân hành đạo phải biết khiêm cung, phải cúi
lưng thấp một chút mới không đụng phải cửa thấp, tiếp đến
chân trái hướng trước bước ra, giống như làm việc vậy,
phàm việc gì không nên làm vội làm vàng, cũng không nên
quá liều lĩnh, cũng như Trung Dung Chi Đạo mà Khổng Lão
Phu Tử đã nói. Chỉ làm mà không suy nghĩ thì không phù
hợp với Trung Đạo, chỉ nghĩ mà không làm, lý tưởng cũng
không thực hiện, do đó làm người xử thế từng bước từng
bước đi cho vững chắc. Vì lẽ đó khi chúng ta khấu đầu với
Quang Minh Trí Tuệ
53
Tiên Phật tức là làm việc phản tỉnh tốt nhất đối với chính
mình. Tăng Lão Phu Tử có một câu nói: "Ngô nhật tam tỉnh
ngô thân" (Ta mỗi ngày tự phản tỉnh ba lần). “Ngô nhật tam
tỉnh ngô thân” mới có thể thành tựu một đời Thánh Nhân.
Trên con đường học đạo, tu đạo tâm phải biết điều hòa, biết
bình tĩnh, biết được cảnh từ tâm chuyển, không được tâm
tùy cảnh.
- Phép tắc để chúng mình càng trưởng thành, xây
dựng chúng mình thành người tiêu chuẩn.
- Khấu đầu tâm phải thành, phải hồi quang phản chiếu,
gân mạch phải kéo thẳng, phần đầu buông lỏng, tay và đầu
cùng động, do chân chịu sức lực, "khấu đầu" phải "khấu tay"
động tác khấu đầu có phát có thu, động tác trước sau như
một, đây là tinh thần của Nhất Quán Đạo. Khấu đầu phải
thành tâm, mục đích của khấu đầu là nuôi dưỡng tâm cung
kính khiêm hòa, vả lại khấu đầu tư thế chính xác có thể làm
thông kinh mạch, có lợi cho thân thể khỏe mạnh.
- Lúc khấu đầu phải thâm (sâu sắc), tư (tư tưởng), mạc
(âm thầm) tưởng Tiên Phật, sau đó xem mình như Ngài,
khấu đầu như thế mới có ý nghĩa.
54
HOÏC ÑAÏO BAØN ÑAÏO THIEÂN
- Các con còn trẻ tuổi, tuy rằng nhân sinh vô thường
không thể đoán trước tương lai, chỉ cần nắm bắt mỗi một
ngày, đem Thiên Đàng dời xuống Nhân Gian, mỗi ngày đều
như Thiên Đàng. Sự thật Thầy đã đem Thiên Đàng dời
xuống nhân gian, mỗi một chúng sanh đều có hy vọng tiến
đến thế kỷ mới, không kể là người tu đạo hay là người bình
thường, vào lúc đang tiến đến thế kỷ mới phải càng có nhiều
nghị lực, định lực và kiên trì, phải tăng cường sự hiểu biết
cho chúng mình, nếu không tăng cường cho mình thì không
có phương hướng, sẽ bị thời đại đào thải.
- Mình là chủ nhân của chiếc pháp thuyền này, người
khác không thể lật đổ mình, một thuyền trưởng cần phải có
sức chèo về phía trước, nhưng một khi không cẩn thận thì
có thể trở thành người lật thuyền, vì thế bất luận ở nơi nào,
ở vai diễn nào, kiên trì một tính niệm, cuối cùng phải thành
Phật. Mình là một vai diễn, một lực lượng quan trọng trong
việc hóa nhân gian thành thiên đường, bất kể tới nơi nào
tấm lòng đều như nhau.
- Các con cứ cầu mãi, cầu cái gì? Cầu diệu, cầu tốt, cầu
Quang Minh Trí Tuệ
55
lớp học viên nhiều, đó cũng là một loại chấp trước. Điểm
xuất phát lớn nhất là vì lợi ích chúng sanh mà cầu, nhưng
phải xem nhẹ công danh, lợi lộc ở thế tục, vận dụng trên Đạo
trường, tất cả đạo pháp đều là tự nhiên.
- Có rất nhiều việc đòi hỏi mọi người cùng nhau làm,
không phải ai mạnh nhất là tốt nhất, bản thân đừng nên quá
nổi bật, phải phối hợp với mọi người.
- Cần buông xuống, không nên chấp trước nữa, chuyện
phải gánh vác thì không nên trốn tránh. Mỗi một người đều
có một sứ mệnh, không chỉ là Điểm Truyền Sư, Giảng Sư
mới có sứ mệnh, mà mỗi một vị chúng sanh đều là nguyện ai
nấy liễu, việc ai nấy làm, đừng vượt qua mặt người khác, ở
cương vị nào thì làm việc đó, nhưng trong khi làm việc phải
đoàn kết một lòng.
- Muốn thành tựu một sự việc, cần phải đạt được cách
nhìn giống nhau. Nếu tự mình đi làm, lấy mình làm chủ, tự
mình cố chấp, như vậy thì thất bại rồi, vì thế việc gì đều phải
đạt được cách nhìn giống nhau. Cách nhìn giống nhau tức là
có cùng chung hiểu biết, có cùng chung hiểu biết thì tâm mới
như nhau. Các đồ đệ, các con tay nắm tay, tâm liền tâm, đạt
thành một cách nhìn giống nhau, đừng nên tiếp tục phân bên
này bên kia, cũng không nên luận dài ngắn nữa, thế giới này
đã đủ khổ rồi, đừng nên tạo thêm một số việc phân tranh
nữa. Có được hay không?
- Sự lưu hành của Đại Đạo không phải là ai cũng đều
sánh chói trước mặt mọi người, mọi người cùng nhau nổ lực,
56
Thiên Mệnh mới có thể vĩnh viễn lưu hành, người có tâm thì
có mệnh, tức là Thiên Mệnh hộ trì, trợ lực.
- Các con đều là người đại biểu của Thầy, bàn đạo
cũng như là bác sỹ vậy, nơi nào có khổ nạn thì cứu nơi đó,
đi khắp nơi hành công kết thiện duyên.
- Cơ duyên Ơn Trên cho mọi người đều như nhau, tiếp
được hay không phải xem công phu, xem mình có tâm hay
không mà thôi.
- Học Đạo phải miễn cưỡng bản thân, mà trong sự miễn
cưỡng đó lại có độ lỏng của nó, có khi không thể quá tùy tâm
của mình, phải cho người khác quản thúc một chút, mọi
người đều không quản thúc mình thì thật đáng thương cho
mình. Người ta quản thúc mình là yêu thương mình, vì mến
mình, hy vọng mình tốt mới quản thúc mình, vì thế những
người xung quanh có yêu cầu đối với mình, mới là đối với
mình tốt.
- Bàn Đạo phải thắng bản thân mình, cũng cần phải
thắng người khác. Tại sao phải thắng bản thân mình? Tức là
phải chiến thắng thói hư tật xấu của bản thân. Cái gì gọi là
thắng người khác? Dù cho bước chân của người khác có
hơi chậm, bản thân cũng không được chậm theo.
- Hướng ổn định của nhân gian ở đâu? Tại nơi người
có đức cao vọng trọng, tại có tâm bàn đạo, có tâm độ hóa
chúng sanh, tâm càng cường mạnh thì sứ mệnh càng mạnh,
nếu qua loa xong chuyện thì Ơn Trên không dám giao sứ
mệnh cho mình.
Quang Minh Trí Tuệ
57
- Tiên đơn là một thang thuốc diệu kỳ, do mồ hôi và
nước mắt hòa lẫn với nhau mà thành.
- Phải không ngừng cầu tiến bộ, không ngừng mà yêu
cầu, không có điểm dừng, có hiểu hay không? Có lẽ bên
ngoài có một đỉnh điểm, nhưng bồi dưỡng nội tâm nội đức là
vô cùng tận, ở giai đoạn nào thì giai đoạn nấy phải không
ngừng đổi mới, không ngừng mà thăng tiến, mới không bị
đình trệ, mới không cảm thấy quá phiền, quá buồn bực. Các
con thường gặp phải nghịch cảnh, tại vì tâm cảnh vẫn chưa
điều tiết đến đúng chỗ, vì thế sẽ nghi ngờ những việc mình
làm, sẽ cảm thấy mù tịt, nếu như khi điều tiết đến đúng chỗ
thì trong tâm sẽ cảm thấy rất khoan khoái dễ chịu, rất thản
nhiên, tuy rằng gặp một ít trắc trở cũng xem nó là quá trình,
cho rằng đó là điều tất nhiên.
- Tận tâm tận lực thì không hổ thẹn với Thiên Địa, bởi vì
có tận tâm mới có thể tương dung cùng Thiên Địa. Nếu
không có thiên tâm thì không có biện pháp làm việc thiên hạ.
Nếu muốn đứng giữa thế giới tự nhiên của Trời Đất, thì phải
hành tự nhiên mới có thể đạt tới sự viên mãn.
- Có thành tựu là tại vì dùng tâm, nếu như có quá nhiều
cơ hội nhưng không dùng tâm thì sẽ không trưởng thành,
phàm làm việc gì thì phải dùng tâm đó mới có thể đắc được
tính đó.
- Các con đều có gánh Thiên Mệnh, Thiên Mệnh không
có lớn nhỏ, chỉ xem các con có thật sự muốn hay không?
- Bất kể thành tựu hôm nay là gì, chỉ cần dùng tâm, thì
58
sẽ thành công, bất luận thành công lớn nhỏ, cũng bất luận
làm việc lớn nhỏ, chỉ cần thật tâm thật ý, thành tâm thành ý
làm, đó tức là việc lớn.
- Ơn Trên cần sự nổ lực của mình, chứ không phải cần
thành tựu, thành tựu không có vĩnh cửu, cần là sự nổ lực
hằng ngày, sự nổ lực hằng ngày mới là quý nhất.
- Thiên Mệnh là gì? Trên thân mọi người đều có Thiên
Mệnh, “Thiên Mệnh chi vị tính, suất tính chi vi Đạo, tu Đạo
chi vị giáo”, mạng này còn gọi là sứ mệnh, sứ mệnh tức là
bổn phận của mọi người, mỗi người đều có trách nhiệm của
mình.
- Người ta không muốn làm thì mình làm, như vậy mới
là chân tu thật luyện, mọi người đều lựa chọn việc tốt mà
làm, như vậy là không phải đang liễu nguyện.
- Tới Phật Đường bất kể việc lớn việc nhỏ đều đi làm,
Ơn Trên nhận lấy phần tâm đó của mình, mà không phải
xem việc mình làm là lớn hay nhỏ. Phải làm những việc mà
người khác không làm giống như quét nhà, quét dọn vệ sinh,
việc dễ làm người người đều giành lấy mà làm, vậy thì
không có kỳ công.
- Sự việc ở nhân gian không có đúng hay sai, chỉ cần
mình làm được trôi chảy là đúng, chỉ cần thuận theo Thiên
Mệnh mà làm thì được trôi chảy.
- Tu Đạo có dễ điều chỉnh hay không? Bàn Đạo có hay
không có thước đo? Toàn bộ do lòng tận tâm của mình, đã
toàn là do lòng tận tâm của mình, có cần theo lương tâm
Quang Minh Trí Tuệ
59
mình mà làm việc không? Cho nên có nhiều việc đều phải
yêu cầu đòi hỏi bản thân mình. Tại sao bảo các con không
cần cầu xin? Cầu xin điều gì? Cầu bản thân mình. Lúc các
con khấu đầu, càng nghĩ nhiều tới dấu chân người khác,
nghĩ tới tinh thần của họ, nghĩa là phải nhắc nhở mình, sau
này mình cũng có thể như vậy. Xem quá trình hiện tại của
mình, xem dấu vết mà mình đã đi qua mà thôi. Có lúc bàn
đạo không phải là khuôn mẫu mà phải xem sự cần thiết của
chúng sanh.
- Khi mình cho rằng mình thuộc loại nhân tài gì? Mình
có thể làm được loại việc gì? Đều có thể ở trên Đạo Trường
tìm một cương vị thích hợp với mình mà đi làm. Nơi này
không được tranh cường đấu thắng, không được có tâm so
sánh, tâm tính toán, tâm phân biệt, tâm đối đãi.
- Đối với mọi người, các con phải dùng lý mà dẫn dắt,
đừng nên tưởng rằng người nhập môn của Thầy thì có thể
bình an lâu dài, thân thể khỏe mạnh. Không nên thế Thầy
thu nhận về phía mình quá nhiều, không được viên mãn mà
còn hại Đạo, mình nhận lời với ai, hoặc trong lúc thay Thầy
nhận lời, phải tự tin có năng lực đi đảm nhận mới làm. Cái
này gọi là thiếu tiền dễ trả, thiếu mạng khó đền, tâm thái của
mọi người đều bất đồng, khi mình đảm nhận được thì mới đi
nhận lời, nếu không âm thầm đi làm là được rồi.
60
LÒCH LUYEÄN
KHAÛO NGHIEÄM THIEÂN
- Ơn Trên cho mình khảo nghiệm là bản thân mình làm
không tốt, phải cảm tạ Ơn Trên khi cho mình cơ hội rèn
luyện như thế này. Khẩu khí cha mẹ không tốt, phải đi cảm
ơn là do cha mẹ đào tạo chúng mình. Ở trong công ty cấp
trên đối với chúng mình không vừa ý, bắt bẻ rất nhiều cũng
không được nản lòng, phải cảm ơn họ, vì họ đang giúp mình,
mài luyện tâm mình. Ghi nhớ! Xử sự đều phải mang tấm
lòng cảm ơn, mới có thể từ từ đi hiểu rõ, đi tìm hiểu thì hiểu
ra tiềm năng của con người vô cùng lớn. Vì sao? Tại vì tiềm
năng báo cho mình biết có thể bao dung tất cả, có thể tiến
bộ thêm chút nữa, từng bước đi lên. Cho nên trong quá trình
này, phải dưỡng tấm lòng bao dung tất cả, trân trọng mỗi
một khắc quanh mình.
- Ma có hai loại: một loại là ma bên ngoài, một loại là
ma tâm, ma bên ngoài dễ hàn phục hơn, ma tâm thì khó
khăn rồi. Nó sẽ đến quấy nhiễu tâm mình, để khi mình thấy
bất cứ sự việc gì thì không có phán đoán, mất đi ý chí, không
có biện pháp phân biệt thật giả, nó dắt mình đi vào đen tối,
mất đi quang minh. Làm sao hàn phục tâm đó đây? Tịnh tâm
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ

More Related Content

What's hot

Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường Phát Nhất Tuệ Viên
 
Bốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiênBốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiênHoàng Lý Quốc
 
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoẤn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoPhát Nhất Tuệ Viên
 
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh  chú giảiDi lặc cứu khổ chân kinh  chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giảiHoàng Lý Quốc
 
Hoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giớiHoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giớiHoàng Lý Quốc
 
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngLợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngHoàng Lý Quốc
 
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoSau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoHoàng Lý Quốc
 
Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược TruyệnLữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược TruyệnPhát Nhất Tuệ Viên
 
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcMinh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcVàng Cao Thanh
 
Hoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoàng Lý Quốc
 
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữThiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữHoàng Lý Quốc
 
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1Hoàng Lý Quốc
 
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dươngSúc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dươngHoàng Lý Quốc
 

What's hot (20)

Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
 
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại ĐạoGiới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
 
Bốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiênBốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiên
 
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoẤn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
 
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh  chú giảiDi lặc cứu khổ chân kinh  chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
 
Hoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giớiHoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giới
 
Su Ton Quy Cua Dao
Su Ton Quy Cua DaoSu Ton Quy Cua Dao
Su Ton Quy Cua Dao
 
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngLợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
 
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoSau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
 
Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược TruyệnLữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
 
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcMinh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
 
Tam bảo tâm pháp
Tam bảo tâm phápTam bảo tâm pháp
Tam bảo tâm pháp
 
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien HoaNhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
 
Hoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình ký
 
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữThiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
 
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
 
15 Điều Phật Quy
15 Điều Phật Quy15 Điều Phật Quy
15 Điều Phật Quy
 
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dươngSúc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
 
Bách Hiếu Kinh .
Bách Hiếu Kinh .Bách Hiếu Kinh .
Bách Hiếu Kinh .
 
Tìm hiểu về đạo
Tìm hiểu về đạoTìm hiểu về đạo
Tìm hiểu về đạo
 

Similar to Quang minh trí tuệ

Nguồn suối trong tâm tánh tập 2
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 2Nguồn suối trong tâm tánh   tập 2
Nguồn suối trong tâm tánh tập 2Hoàng Lý Quốc
 
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoangTinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoangtung truong
 
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)Phật Ngôn
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gìĐan Giang
 
Quần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lụcQuần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lụcHoàng Lý Quốc
 
17 10-25-chiêm sát sám nghi và chiêm luân tướng pháp-đủ bài kệ
17 10-25-chiêm sát sám nghi và chiêm luân tướng pháp-đủ bài kệ17 10-25-chiêm sát sám nghi và chiêm luân tướng pháp-đủ bài kệ
17 10-25-chiêm sát sám nghi và chiêm luân tướng pháp-đủ bài kệLong NguyenThe
 
Chính mình phải làm gương
Chính mình phải làm gươngChính mình phải làm gương
Chính mình phải làm gươngcamnanggiaoduc
 
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệmtung truong
 
Mười điều tâm niệm
Mười điều tâm niệmMười điều tâm niệm
Mười điều tâm niệmlyquochoang
 

Similar to Quang minh trí tuệ (20)

Nguồn suối trong tâm tánh tập 2
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 2Nguồn suối trong tâm tánh   tập 2
Nguồn suối trong tâm tánh tập 2
 
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoangTinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
 
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
 
Phat tucanbiet5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCPhat tucanbiet5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gì
 
Quần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lụcQuần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lục
 
Tâm không phóng dật
Tâm không phóng dậtTâm không phóng dật
Tâm không phóng dật
 
Phat tucanbiet4 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet4 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCPhat tucanbiet4 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet4 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
LỜI KHAI THỊ CỦA TĂNG
LỜI KHAI THỊ CỦA TĂNGLỜI KHAI THỊ CỦA TĂNG
LỜI KHAI THỊ CỦA TĂNG
 
17 10-25-chiêm sát sám nghi và chiêm luân tướng pháp-đủ bài kệ
17 10-25-chiêm sát sám nghi và chiêm luân tướng pháp-đủ bài kệ17 10-25-chiêm sát sám nghi và chiêm luân tướng pháp-đủ bài kệ
17 10-25-chiêm sát sám nghi và chiêm luân tướng pháp-đủ bài kệ
 
Giác lộ chỉ nam
Giác lộ chỉ namGiác lộ chỉ nam
Giác lộ chỉ nam
 
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
 
Tâm không phóng dật)
Tâm không phóng dật)Tâm không phóng dật)
Tâm không phóng dật)
 
Chính mình phải làm gương
Chính mình phải làm gươngChính mình phải làm gương
Chính mình phải làm gương
 
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm
 
TÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜI
TÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜITÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜI
TÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜI
 
Thoi khoatutaptrongthoiducphat edit_2
Thoi khoatutaptrongthoiducphat edit_2Thoi khoatutaptrongthoiducphat edit_2
Thoi khoatutaptrongthoiducphat edit_2
 
Thoi khoatutaptrongthoiducphat edit
Thoi khoatutaptrongthoiducphat editThoi khoatutaptrongthoiducphat edit
Thoi khoatutaptrongthoiducphat edit
 
Mười điều tâm niệm
Mười điều tâm niệmMười điều tâm niệm
Mười điều tâm niệm
 

More from Hoàng Lý Quốc

Tin đến từ lý thiên tình thương của thầy tế công
Tin đến từ lý thiên   tình thương của thầy tế côngTin đến từ lý thiên   tình thương của thầy tế công
Tin đến từ lý thiên tình thương của thầy tế côngHoàng Lý Quốc
 
Tiếng lòng của khí thiên thần
Tiếng lòng của khí thiên thầnTiếng lòng của khí thiên thần
Tiếng lòng của khí thiên thầnHoàng Lý Quốc
 
Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)
Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)
Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)Hoàng Lý Quốc
 
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經Hoàng Lý Quốc
 
Thái thượng thanh tĩnh kinh
Thái thượng thanh tĩnh kinhThái thượng thanh tĩnh kinh
Thái thượng thanh tĩnh kinhHoàng Lý Quốc
 
Thái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiênThái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiênHoàng Lý Quốc
 
Sự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểuSự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểuHoàng Lý Quốc
 
Quan thánh đế quân thánh huấn mùng 10 tháng 02 năm 1968
Quan thánh đế quân thánh huấn mùng 10 tháng 02 năm 1968Quan thánh đế quân thánh huấn mùng 10 tháng 02 năm 1968
Quan thánh đế quân thánh huấn mùng 10 tháng 02 năm 1968Hoàng Lý Quốc
 
Quan thánh đế quân giác thế chân kinh
Quan thánh đế quân giác thế chân kinhQuan thánh đế quân giác thế chân kinh
Quan thánh đế quân giác thế chân kinhHoàng Lý Quốc
 
Quá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đế
Quá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đếQuá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đế
Quá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đếHoàng Lý Quốc
 
Nhân quả thời đại khoa học
Nhân quả thời đại khoa họcNhân quả thời đại khoa học
Nhân quả thời đại khoa họcHoàng Lý Quốc
 
Nhân quả oan nợ hiển hóa thực lục
Nhân quả oan nợ hiển hóa thực lụcNhân quả oan nợ hiển hóa thực lục
Nhân quả oan nợ hiển hóa thực lụcHoàng Lý Quốc
 
Ngũ giới hoạt phật sư tôn từ huấn
Ngũ giới   hoạt phật sư tôn từ huấnNgũ giới   hoạt phật sư tôn từ huấn
Ngũ giới hoạt phật sư tôn từ huấnHoàng Lý Quốc
 
Nam hải quan thế âm bồ tát từ ngữ
Nam hải quan thế âm bồ tát từ ngữNam hải quan thế âm bồ tát từ ngữ
Nam hải quan thế âm bồ tát từ ngữHoàng Lý Quốc
 
Nam bình tiểu tiên đồng hiển hóa
Nam bình tiểu tiên đồng hiển hóaNam bình tiểu tiên đồng hiển hóa
Nam bình tiểu tiên đồng hiển hóaHoàng Lý Quốc
 

More from Hoàng Lý Quốc (20)

天佛院遊記
天佛院遊記天佛院遊記
天佛院遊記
 
Trung dung 中庸
Trung dung    中庸Trung dung    中庸
Trung dung 中庸
 
Tin đến từ lý thiên tình thương của thầy tế công
Tin đến từ lý thiên   tình thương của thầy tế côngTin đến từ lý thiên   tình thương của thầy tế công
Tin đến từ lý thiên tình thương của thầy tế công
 
Tiếng lòng của khí thiên thần
Tiếng lòng của khí thiên thầnTiếng lòng của khí thiên thần
Tiếng lòng của khí thiên thần
 
Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)
Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)
Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)
 
Thiên đàng du kí
Thiên đàng du kíThiên đàng du kí
Thiên đàng du kí
 
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經
 
Thái thượng thanh tĩnh kinh
Thái thượng thanh tĩnh kinhThái thượng thanh tĩnh kinh
Thái thượng thanh tĩnh kinh
 
Thái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiênThái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiên
 
Sự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểuSự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểu
 
Quan thánh đế quân thánh huấn mùng 10 tháng 02 năm 1968
Quan thánh đế quân thánh huấn mùng 10 tháng 02 năm 1968Quan thánh đế quân thánh huấn mùng 10 tháng 02 năm 1968
Quan thánh đế quân thánh huấn mùng 10 tháng 02 năm 1968
 
Quan thánh đế quân giác thế chân kinh
Quan thánh đế quân giác thế chân kinhQuan thánh đế quân giác thế chân kinh
Quan thánh đế quân giác thế chân kinh
 
Quá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đế
Quá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đếQuá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đế
Quá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đế
 
Nhặt tuệ tập 2
Nhặt tuệ   tập 2Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ tập 2
 
Nhân quả thời đại khoa học
Nhân quả thời đại khoa họcNhân quả thời đại khoa học
Nhân quả thời đại khoa học
 
Nhân quả oan nợ hiển hóa thực lục
Nhân quả oan nợ hiển hóa thực lụcNhân quả oan nợ hiển hóa thực lục
Nhân quả oan nợ hiển hóa thực lục
 
Nhân gian du ký
Nhân gian du kýNhân gian du ký
Nhân gian du ký
 
Ngũ giới hoạt phật sư tôn từ huấn
Ngũ giới   hoạt phật sư tôn từ huấnNgũ giới   hoạt phật sư tôn từ huấn
Ngũ giới hoạt phật sư tôn từ huấn
 
Nam hải quan thế âm bồ tát từ ngữ
Nam hải quan thế âm bồ tát từ ngữNam hải quan thế âm bồ tát từ ngữ
Nam hải quan thế âm bồ tát từ ngữ
 
Nam bình tiểu tiên đồng hiển hóa
Nam bình tiểu tiên đồng hiển hóaNam bình tiểu tiên đồng hiển hóa
Nam bình tiểu tiên đồng hiển hóa
 

Recently uploaded

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Recently uploaded (20)

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

Quang minh trí tuệ

  • 1.
  • 2. 2
  • 3. Quang Minh Trí Tuệ 3 LỜI NÓI ĐẦU Đương trong thời kỳ mạc kiếp, Hoàng Mẫu từ mẫn, không nhẫn “ngọc thạch cùng hủy”, sắc lệnh tam tào phổ độ, độ hóa hiền lương, nhưng mà phong tục phương Tây lấn át phương đông, khoa học phát triển, con người bị mê bởi kỹ thuật dẫn đến đạo đức suy đồi, tiêu diệt cang thường cố hữu; thêm nhân tâm nổi động, xả chánh theo vọng, suốt ngày mê vật mù trí, sùng bái thần tượng, như cuồn như sĩ, dẫn đến quan hệ giữa người với người bị bại hoại, nhân tình lạc lẽo, bộc phát hỷ nộ ái lạc, sự quản lý tâm trạng đều đi ngược với trung đạo, tranh cường đấu thắng với nhau, người sầu kẻ gạt tạo thành tai nạn liên miên, làm cho người có tâm không khỏi khủng hoảng. Hiện nay vào lúc thiên khai văn vận, khắp nơi đều mở khoa tuyển: “tuyển lấy 3.600 Thánh, đề bạt 48.000 Hiền”. Sư Tôn, Sư Mẫu đồng lãnh Thiên Mệnh. Đến nay đã được 70 năm, cơ bút hiển hóa, tẩu mã điểm huyền, độ hóa vô số chúng sanh. Vậy mà người cầu Đạo rất nhiều, người chân tu thật luyện lại không cao. Nghiên cứu nguyên do: Nhân đạo không rõ, bất minh sự lý, hoặc trên đường tu đạo nảy sinh hoàn cảnh khó khăn, thiếu người chỉ dẫn mê tân, bàn đạo gặp trở ngại. Chướng ngại khó thành, thiếu người khai thị minh lộ, hoặc căn cơ không vững, gặp chút khảo nghiệm trắc trở thì khởi sự thối chí. Dựa vào những nguyên nhân trên, cho dù trên con đường cầu đạo, tu đạo, thành đạo, tầng tầng biến cố vô tận đến lúc công viên quả mãn mà những người an nhiên trở về trời không nhiều. Trong tình cảnh này, thật không phải Chư Thiên Tiên
  • 4. 4 Phật bằng lòng thấy, cũng là ban đầu Lão Mẫu quyết định giáng Đạo. Lão Mẫu từ mẫn, Chư Thiên Tiên Phật từ tâm bi nguyện, nhiều lần giáng phàm trần, mượn khiếu phê huấn, thế là mượn các lớp pháp hội hoặc là diệu huấn, hoặc nói trắng, khởi phát bướng bỉnh mê muội, nhất trâm kiến huyết, hoặc câu thơ hay nhạc thiện, lời lời châu ngọc, ngụ ý thâm sâu, bất luận tu tâm dưỡng tánh, tiến đức tu nghiệp (Thánh nghiệp) đều tường thuật rõ ràng, thậm chí làm người sử xự, đãi người tiếp vật, phân tích cặn kẽ, hoặc đạo làm con, phận làm cha mẹ, phận làm học sinh, phận làm thầy giáo, phận làm trưởng bối chỉ dẫn con đường chánh. Như việc ân cần dạy dỗ, nhằm để cho chúng sanh được hiểu rõ chân lý, sau đó đoạn nghi hoặc, sinh lòng tin, tiến tới được chân tu thật luyện, cuối cùng đạt bổn hoàn nguyên. Công ty sự nghiệp văn hóa Quang Tuệ, nghĩ đến tâm từ bi của Chư Thiên Tiên Phật, vạn Tiên Bồ Tát, ứng cơ hiển hóa, tẩy rửa nhân tâm, hiệu quả sâu rộng, không phải sức người có thể làm được. Bởi vậy học viện nhân tài hệ văn học ở Đạo Trường Đài Bắc đem những lời và từ ngữ của Tiên Phật bao năm quy nạp và soạn thảo lại, để cho rõ ràng trật tự, giảng lý cặn kẽ, biên tập thành cuốn “Quang minh trí tuệ - Tiên Phật từ ngữ”. Tập một đưa ra 8 chương, phân biệt có: “Luận Đạo Thiên”, “Tu Đạo Tu Tâm Thiên”, “Bốn khóa trình Tu Đạo Thiên”, “Tri Mệnh Lập Mệnh Thiên”, “Quảng Kết Thiện Duyên”, “Tình Tự Quản Lý Thiên”, công ty sau này liên tục đưa ra nhiều loại sách mới, chỉ dẫn mê tân, để làm tiêu chuẩn cho người đời tu thân sử xự và làm gương cho người tu Đạo, bàn Đạo. Hy vọng
  • 5. Quang Minh Trí Tuệ 5 sách này có thể “Nhất đăng năng trừ thiên niên ám, nhất trí năng diệt vạn niên mê”, trấn tỉnh người giả ngây dại, cảnh tỉnh u mê, để có công hiệu đối với người ngoan cố và nhu nhược. Nhớ đến mỗi lần trong Pháp hội, Ân Sư vui vẻ dạy dỗ, Chư Thiên Tiên Phật khổ khẩu bà tâm, nhiều lần dặn dò vì hàng vạn chúng sanh có thể lên pháp thuyền, đồng lên lầu cát Di Lặc, cùng ngao du bảo tàng Như lai, người người đều được đuốc trí tuệ minh tâm, siêu thoát khổ hải mênh mông, mong những người tu đạo đem đại Đạo thật sự dùng trong sinh hoạt, vĩnh viễn kiên trì để đạo Vô Thượng này, ơn nghĩa mênh mông của Thiên Ân Sư Đức truyền khắp Tam Giới Thập Phương. Công ty sự nghiệp văn hóa Quang Tuệ cẩn ghi Trung Hoa Dân Quốc năm 89 thứ Canh Thìn. (Tây Nguyên 2000) ngày 15 tháng giêng
  • 6. 6
  • 7. Quang Minh Trí Tuệ 7 - Các vị làm được tốt, Đạo vĩnh viễn là thật, nếu như không có tâm chánh, thân chánh, ngôn chánh, hành chánh thì Chánh Đạo cũng biến thành Tà Đạo. - Mỗi chức năng tức là đạo, làm tốt bổn phận trách nhiệm của mình tức là đạo. - Sống trong thế gian này, nơi nơi đều là học hỏi, nơi nơi đều có đạo, mọi lúc mọi nơi phải thường đi quan sát, không phải chỉ đến Phật Đường mới có đạo, mới có thể hành đạo, mà ngay trong sinh hoạt ở đâu cũng có thể hành đạo. - Đồng hồ sinh học đến một thời gian nhất định thì mình cần phải ngủ, đó mới là đạo, không nên đến giờ ngủ mà không ngủ, không phải giờ ngủ mà lại ngủ. - Trong lúc mình nói ra một câu tổn thương đến người khác, người đầu tiên biết rõ nhất chính là mình, lúc ấy còn nên tiếp tục nói những lời tổn thương đến họ nữa không? Đó là sự biểu hiện của lương tri, đó chính là đạo. - Sự cao thâm của Đạo tuyệt đối không có lời nói. - Biểu hiện mặt hoạt bát tự nhiên tức là Đạo.
  • 8. 8 - “Đạo” là sâu sắc, thực tế, gắn liền trong sinh hoạt hằng ngày của mình. Học làm gì các thứ đặc dị công năng kỳ dị, quái lực loạn thần đều không phải là đạo. Đạo rất bình thường không có gì đặc biệt, đều ở xung quanh sinh hoạt của mình, chỉ xem chúng ta có dùng tâm hay không mà thôi. - “Đạo” vốn có sẵn trên thân mình, Đạo là thiên lý lương tâm, Đạo rất dễ tu, nếu như đều chiếu theo thiên lý lương tâm mà làm thì dễ tu, thiên lý lương tâm là tâm Phật, tâm từ bi, Thiên tâm, chân tâm. - Nếu như việc làm của mọi người đều có mục đích, có mưu kế thì không tốt, nên dùng tâm thẳng thắn, thật tâm thiện đãi mọi người, và xử sự mọi việc như vậy mới là Đạo. - Nắm bắt giờ này, phút này, mình đang làm gì phải nắm bắt giây phút đó, cũng là đạo. - Đạo ở trong vạn vật, trong sinh hoạt, gần ở trước mắt, bao hàm tất cả, lúc cần nó thì có đạo, lúc không cần nó thì không có đạo. - Đạo tức là thủ, thủ tức là đầu, có phải rất quan trọng không? Quan trọng thì phải đi hành, không hành thì không thể đến nơi. - Việc gì đều phải có tiết chế, có tiết thì có lễ, có lý thì có đạo. - Hôm nay học được bao nhiêu thỉ phải hành bấy nhiêu, đó mới gọi là đạo. Hôm nay học được mà để qua mấy ngày mới đi làm, Đó không phải là đạo rồi, cho nên ngay lập tức
  • 9. Quang Minh Trí Tuệ 9 gọi là đạo. Biết đối mặt với những khuyết điểm của bản thân mình, đó mới gọi là đạo. - Đạo không phải ở trong lời nói, Đạo ở trong sự thể ngộ, trong sự cung kính, bởi vì khi tâm mình vui vẻ, đó mới gọi là đạo. - Tiếp xúc với tất cả mọi người, mọi sự, mọi vật đều là duyên, chỉ cần lấy lòng thành kính đối mặt với nó, trân trọng nó, những điều đó đều là đạo. - Đừng nên thường phê bình người khác. Đạo là tự mình phản tỉnh, hồi quan phản chiếu. - Phải đạt đến sự tiến thoái cho hợp lý đó mới gọi là đạo. - Sinh hoạt tức là đạo, đạo tức ở trong ẩn vi (nơi ẩn nấp rất nhỏ bé), rất nhỏ. Phải làm sao để mọi người đều có tâm bình thản. Để mọi người đều có được tâm hoan lạc, tâm vui vẻ, không có tâm đối đãi, đạo tức là vậy. Không dùng tâm nhỏ nhặt để tính toán, ngay trong lúc đó mới là đạo. - Đạo vốn không phải là điều kỳ diệu, đạo gắn liền với sinh hoạt hằng ngày, như hiếu thuận hữu ái (tình cảm bạn bè), tam cang (Quân - Thần, Phụ - Tử, Phu - Phụ), ngũ thường (Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín), bát đức (Hiếu, Đễ, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ), đây đều là đạo. - Biết thật phải hành thật, thật sự cố gắng thực hiện, đó mới là đạo. - Tự nhiên tức là đạo, đạt đến đúng lúc đúng chỗ tức là
  • 10. 10 huyền diệu. - Lưỡng mục thủ huyền tức là đạo, hai mươi bốn tiếng đồng hồ tức là đạo. Thân tại hồng trần, lúc nào Tâm cũng phải thu về để bản thân được thanh tịnh, đừng nên cho rằng phải ngồi xuống mới là tịnh. Khi ngồi xuống lại rối như tơ vò, ngược lại càng không tịnh được. Mọi lúc, mọi nơi đều phải có công phu này, không phải của mình thì mình đừng nên tham, không phải của mình thì mình đừng nên cầu, tận tâm mình được bao nhiêu tính bấy nhiêu, bổn phận phép tắc phải giữ.
  • 11. Quang Minh Trí Tuệ 11 TU ÑAÏO TU TAÂM THIEÂN - Người tu Đạo gặp chút cực khổ cũng phải chấp nhận số mệnh, làm càng nhiều liễu nguyện càng nhiều. Bởi vậy những người tu đạo, bàn đạo phải không oán trách, không hối hận. - Tu đạo phải nắm lấy thời cơ, bây giờ không tu, qua rồi thì không còn nữa. Lúc cần làm phải vừa nhanh vừa chính xác, phải nắm bắt lấy, đây chính là đạo, vì trong lúc này tâm mình không có sai lệch. - Sự phát tâm và thể ngộ của bản thân mới là điều quan trọng nhất. Muốn có trí tuệ nhất định phải từng trải, phải cải thiện. Cũng như khi một sự việc đến, làm sao để giải quyết cho được trọn vẹn, suông sẻ, đây đều do sự vận dụng trí tuệ, học đạo cũng vậy, học rồi phải tri hành hợp nhất mới có thể phát huy khả năng lớn nhất. - Hy vọng các đệ tử đều kiến đạo thành đạo. Hôm nay cảm thấy chỗ nào không trọn vẹn, tận tâm đi làm, từ trọn vẹn nhỏ thành trọn vẹn lớn, từ chỗ nhỏ mà làm nên, từ trong “lãm hóa đẩy công” (sai mình nhận, tốt cho người) đi làm cho trọn vẹn, không phải chỉ thấy một chỗ nhỏ nhặt mà phê bình, hủy báng, như vậy sẽ làm cho sự việc càng lúc càng loạn.
  • 12. 12 - Ơn Trên giáng đạo không phải dạy chúng ta vẽ bùa niệm chú, mà cũng không dạy chúng ta một số sự việc kỳ kỳ quái quái, mà trực tiếp nói thẳng chúng ta mỗi người đều là Phật Tổ. Tự Tính vốn tại bản thân, mắt trần không thấy được, nhưng các đệ tử có thể tỉ mỉ khảo sát các đời Tổ Thánh Tiên Hiền và ngũ đại Giáo Chủ, có vị nào mà không phải từ trong sinh hoạt hằng ngày mà tu thành sao? Bởi vậy đừng có tự tạo viễn vong cho mình, hiểu không? Cái gì gọi là đừng có tự tạo viễn vong cho mình? Tu Đạo phải chịu khó nhẫn nhục, đừng có so sánh nhiều với người khác, bản thân mình làm được thì làm, Ơn Trên không ngược đãi mình, cũng như giọt nước chảy lâu ngày thành bể lớn, tự nhiên sẽ có người khẳng định mình. Cái gì cũng không làm, nói suông rất nhiều, tạo sự viễn vong cho mình, không vững vàng chắc chắn, không có thật sự bỏ ra công sức thì không cách nào được sự khẳng định. Tâm trạng có thể thay đổi, làm sao có thể thường xuyên giữ cho tâm sơ phát không thay đổi? Nếu muốn để tín niệm của chúng ta lưu giữ thì phải không ngừng thông qua thực tiễn, không ngừng mà đi làm, đi thực hành, trong sự thực hành không ngừng đó, hoặc là gặp phải trắc trở, gặp phải thất bại, hoặc cũng có thể cảm thấy đạt được thành tựu. Nhưng nếu một khi mình té ngã rồi, vẫn không nản lòng thì tín niệm của mình sẽ vì thế mà càng thêm kiên định, đây chính là "Thường Trú Vô Gián", hiểu không? Bởi vậy vì sao Thánh Hiền phải nói tri hành hợp nhất? Chỉ biết mà không làm thì chung quy cũng là lời nói suông, chỉ làm mà không suy nghĩ là quá lỗ mãng. Lúc mình có một tín niệm, có một thiện niệm, phải làm sao để đạt tới nó? Đó không
  • 13. Quang Minh Trí Tuệ 13 phải là chuyện hai ba ngày, phải không ngừng trải ngiiệm thực hành trong suốt cuộc đời, đến lúc đậy áo quan mới bắt đầu bình luận, mới có thể bàn luận thành tựu. - Nhân gian, địa ngục đều không phải thuộc về chúng ta, chúng ta đều có sứ mệnh mà đến, đừng tự coi thường mình. Giúp Ơn Trên gánh vác, thế Thiên tuyên hóa là bổn phận của chúng ta. Vì sao vậy? Thiên sinh Địa dưỡng mà! Ơn Trời Đất, ơn cha mẹ là lớn nhất. - Tu là sửa lại những quan niệm không tốt, hồi phục lại lương tri, lương năng vốn đã có sẵn, vốn đã biết được quan niệm về đạo đức. Vốn đã biết hiếu thuận cha mẹ, thương yêu anh chị em, vốn đã biết báo ơn liễu nguyện. Hiếu thuận cha mẹ là ở trong sinh hoạt hằng ngày vô điều kiện mà đi làm, đó mới thật sự là hiếu thuận. - Bổn phận của con người là phải có trách nhiệm đối với bản thân, mình làm mỗi việc gì đều có quan hệ với chúng sanh, quan hệ đến bản thân mình và những người xung quanh. Hôm nay mình đã vào cửa Phật, học tập là đạo, đạo ở đâu? Đạo ở trong sinh hoạt hằng ngày, như vậy tự mình phải lấy thân làm gương vì đạo, tự mình đi thực hành, đó mới là giá trị. - Hiểu rõ bản thân, phải chân thật ở trong và hành ra ngoài, người khác xem mình như một vị Phật. Lúc đó, thế giới này tức là Thiên Đường rồi, mà cũng vì tâm cảnh của mình, hoàn cảnh mới (chỉ trong điều kiện nào đó) tạo được Thiên Đường trong tương lai. Không cần đi đến Tây Phương
  • 14. 14 tìm Phật Đà, cũng không cần đi đến Tây Phương tìm thế giới Lưu Ly Quang. Đã là một con người phải làm tròn bổn phận mình cho tử tế, không nên mơ ước hảo huyền mà miễn cưỡng đi cầu thành Phật, đi khắp nơi cùng với người khác học tham thiền - nhập định - thông linh, những điều này không cần thiết, dùng ở trong tâm phương thức tu hành tự nhiên là phù hợp nhất, tức có thể thành Phật rồi, bởi vì đó là sự biểu hiện của tâm từ bi. Học Phật phải dùng tâm tự nhiên nhất, tâm thành kính nhất, vì thế dùng cách đơn giản nhất để làm những việc không bình thường nhất, đó là nét đặc trưng của thời kỳ Bạch Dương. - Tu được tốt, nói cũng được tốt. Khẩu, Tâm và hành phải hợp nhất, như vậy mới giống người tu đạo. Tu đạo quan trọng nhất là phải minh lý. - Gặp phải mỗi một nghịch cảnh đều là lúc để mình trưởng thành. Đừng nên mỗi ngày chỉ xem thấy bề ngoài của bản thân mình mà thôi. Tu đạo phải đi sâu vào tìm hiểu, làm người cũng phải đi sát vào thực tế, làm người không nên chỉ làm bề ngoài, như vậy thì người khác cũng lấy vẻ bề ngoài để đối xử với mình. - Tu đạo không nên coi trọng cái hay, cái ngon, sự thoải mái, phải nếm sự khổ trong khổ mới là người vượt trội. - Hành đạo do nơi tâm công bằng, nơi an phận với bổn phận của mình. Hành đạo phải không oán trách không hối hận, không có khởi đầu không có kết thúc, nghỉ ngơi xong rồi lại xuất phát tiếp, phải bảo đảm mình thật sự hạ công phu,
  • 15. Quang Minh Trí Tuệ 15 để cho thế giới thêm một phần tường hòa (cát tường - an hòa). Hy vọng trong lúc thời thế khẩn cấp như vậy, động loạn như vậy, các đệ tử ai ai tâm đều phải định xuống, đem lòng thành thật ra, thành thật với chính mình, thành thật với người, thành thật với vật, thành thật với bổn phận của mình, đối mặt với tâm của mình, trong tâm phải chân thành, sau đó mới hành ra ngoài. - Làm việc gì cũng vậy, không nên cứ để ngày mai, phải nắm bắt hôm nay, nắm bắt hiện tại, nắm bắt ngay lập tức, đó mới là thật, mới là vĩnh hằng. - Xem công việc là điều mình đáng làm thì sẽ cam tâm tình nguyện để làm. Giống như việc ăn cơm, ăn rất là vui vẻ, lấy việc tu đạo xem như việc ăn cơm, xem như đang thưởng thức một bữa ăn ngon, mà ao ước làm sao ngày ngày đều được hưởng thụ. Bởi vậy một ý nghĩ sai lầm, là khoảng cách một trời một vực. - Vào lúc thích hợp nhất thì làm việc thích hợp nhất, tức là tu đạo. Bởi vì chúng ta không thể nào không có chuyện mà kiếm chuyện để làm, chung quy gặp việc, thấy việc, làm việc. Làm xong việc của thế gian rồi, tức là làm xong việc Ơn Trên. - Tu Đạo không có lúc ngưng, nghỉ ngơi là sự nghỉ ngơi của nội tâm, không phải là sự nghỉ ngơi của đôi chân, sự dửng dưng của đôi chân. Đôi chân phải tích cực, nhưng mà tâm cảnh phải giản dị. Làm việc cần trí lực của nhiều người hợp lại mới làm nên thành trì, nhưng mà không nên vì bản
  • 16. 16 thân mà tranh công đoạt danh, trong lúc làm việc không vì mục đích riêng mà làm, Ơn Trên tự nhiên cho mình năng lực vô tận, có mục đích riêng mà làm là lực bất tòng tâm. Vì lẽ đó phải truyền đăng, truyền cái tuệ mệnh này, truyền cái tháp đăng ngàn năm này, chỉ dẫn chúng sanh cứ thế mà tiếp tục đi. - Tu đạo không phải ở trong Phật Đường mà tu, không phải trước mặt mọi người mà tu, mà trong lúc mình đơn độc, trong lúc mình đối mặt với mỗi một sự việc, đó mới là tu đạo. - Quả vị trên Trời tại nhân gian định, nhưng nếu vì quả vị mà có sự tính toán, tức là không phải quả vị rồi. Bởi vì tâm có sự dao động thì không phải là đạo rồi. - Chọn lựa con đường thích hợp với mình. Bản thân mỗi con người đều có năng lực đầy đủ, đã là bản thân vốn có thì không cần đi tìm nữa, càng không phải rơi vào vòng xoáy. Vì vòng xoáy vốn không có thì đâu cần phải nhảy ra. - Người yêu thích đạo thì phải hậu đạo (coi trọng đạo đức), người hậu đạo thì phải thường xuyên xuống bếp học đạo, học đạo không phải thường ngồi học sự thoải mái, mà cần phải đi làm những việc nhỏ nhặt của đạo. - Tu đạo phải thời thời khắc khắc, không dứt đoạn giữa chừng. Nghỉ ngơi là sự lãng phí thời gian, phải có trách nhiệm đối với sinh mạng của chính mình, phải lấy lòng bác ái ra. Thật ra các con là hóa thân của Thầy, là tiểu Tế Công, đừng có Tế Tư, Tế Tư thì nhiều phiền não. - Năm mới phải nói điều tốt, phải chú ý giữ chút khẩu
  • 17. Quang Minh Trí Tuệ 17 đức, nói điều tốt, làm việc tốt, trong lúc đó tức là Thiên Đường. - Bình thường xem ai là thầy? Không thấy được thầy, cũng không biết thầy ở nơi đâu, con phải xem thầy là ai? Phải xem Thiên Địa Lương Tâm là thầy, làm việc, nói chuyện theo lương tâm mình thì ít sai lệch. - Việc tu đạo là làm việc ngay trong lúc đó, trong lúc đó tức là tu hành. - Người luôn luôn trong nghịch cảnh mới có thể trưởng thành, luôn luôn ở trong sự rèn luyện mới có thể vững mạnh. Mình có mấy phần năng lực, Ơn Trên sẽ cho mình mấy phần đi làm, cho nên đừng nên xem thường mình. - Tâm ích kỷ không nên có. Mắt phải nhìn xa trông rộng, đừng để lòng dạ hẹp hòi cản trở mình. Nghe nhiều nghĩ nhiều, làm nhiều đừng nói quá nhiều. - Làm việc gì đừng nên quá tận, để một chút đường rút sau này, tính khí đừng nên quá cương, để một chút tinh lực, tài năng đừng có hiển quá, để sau này được phát huy, đã tốt rồi lại muốn tốt hơn, cương nhu song hành, đừng có vượt trội hơn người khác. - Lấy đức báo oán, không nên uổng phí ơn đức đã tiếp nhận, đã tiếp nhận nhiều thì phải liễu nguyện nhiều, đừng nên nghĩ bất cứ vấn đề phiền não nào, tâm tịnh thì mọi thứ đều trống không, trống không thì làm gì có phiền não. - Công đức có được từ chỗ không thấy, đừng nên ở bề
  • 18. 18 ngoài mà tô cái hư danh. Giữ lấy nguyện của mình, nói ít làm nhiều, chú ý sức khỏe của bản thân, không quá khoe tài, trân trọng sinh mệnh của mình. - Công phu tu luyện, tuy phiền phức lại khổ, nhưng chỉ cần có tâm, chỉ cần có thành ý, đều có thể vượt qua được. Muôn sự tại người, mình muốn những gì với Ơn Trên thì Ơn Trên sẽ cho mình điều đó. Kiên trì tín niệm của mình, không được dễ dàng thay đổi. - Thường yêu cầu bản thân mình trong những việc đơn giản nhất, phải dùng công phu nhiều nhất, thì sau này làm việc lớn không khó. - Tu rất đơn giản : + Thứ nhất : phải sửa bỏ những thói quen không tốt. + Thứ hai : xả thân vì người, không cần báo đáp. + Thứ ba : tuy phải chịu đựng tình người lạnh nhạt nhưng lòng nhiệt tình vẫn cuồn cuộn, tế thế cứu người, như vậy mới là bước chân của Thánh Thần Tiên Phật. - Các con cực khổ là phải đấy! Đó là Ơn Trên cho mình cơ hội, có cơ hội mới có được cực khổ, phải cảm ơn. “Vô sở cầu chi cầu tức đại cầu, vô sở vi chi vi tức đại vi” (cầu mà như không cầu tức đại cầu, làm mà như không làm mới là làm việc lớn). - Tu đạo phải sửa đổi mình trước, vả lại không nên cho cái nhìn ban đầu là chính xác. Phải quan sát trước, thể ngộ trước mới được đi đến kết luận.
  • 19. Quang Minh Trí Tuệ 19 - Người người đều là Phật đường, đem Phật đường của mình ra, để mỗi một người thấy được mình cũng giống như thấy được Phật đường, ưu nhã như thế, yên tĩnh như thế. Vì lẽ đó, tâm mình phải như một Phật đường lớn, dung nạp mỗi một người, đi tới đâu thì khai thị tới đó, như vậy mình tức là Hoạt Phật tại thế. - Tu đạo cần thành tâm cộng thêm tâm Bồ Tát, tâm nhẫn nhịn, tâm hỷ xả, tâm vô vi, thiên tâm, trí tuệ tâm. - Hiện nay chướng ngại lớn nhất của tu đạo là chỉ muốn hỏi người khác “tại sao?” mà không hỏi bản thân mình. Vì sao Thầy muốn các con càng lên cao một tầng nữa? Hiểu mình trước, rõ ràng chính mình. Trước tiên hỏi mình đã làm chưa? Bỏ công sức ra chưa? Tiếp đến mới hỏi người khác. Bất cứ việc gì không nên chỉ xem bề ngoài, mà phải hướng nội hồi quang. Tự Tính Phật một khi đã sáng tỏ thì có thể diệt được ảo tưởng, Tự Tính Phật không sáng mình sẽ bị mê bởi ảo tưởng. - Từ giờ trở đi, mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ, niệm ba lần “Tế Công, Tế Công, Tế Công”, hy vọng các con đều có thể kiên trì bền bỉ, Tế Công mà các con niệm từ miệng, từ trong tâm không phải là một vị thầy Tế Công này, càng không phải chỉ là nhân tướng mà thôi. Hình tướng thì bị hủy diệt, nhưng làm sao lấy Đạo để làm sạch sự tình thì phải dựa vào hình này, tướng này, để phân biệt lý lẽ, phân biệt tình lý, đem tình người trong tâm chúng ta, lòng thương trong tâm hóa thành tình đạo, hóa thành tình thương lớn.
  • 20. 20 - Cái gọi là tu đạo, bàn đạo, là gặp việc nhân nghĩa không được nhường, quyết đoán ngay lập tức, lúc ấy tức là đạo. - Tu đạo không nên xem đó là một thứ áp lực, mà phải xem đó như là một bổn phận. Giả sử xem tu đạo như là một thứ áp lực, như thế sẽ tu rất đau khổ. - Hy vọng các con giữ lấy một tấm lòng không nuối tiếc, không hối hận, bước trên con đường phản hồi cố hương, để nước mắt chúng con chảy vì chúng sanh, đem niềm vui của các con dâng hiến cho chúng sanh, đem tất cả những gì sỡ hữu được hồi tặng toàn bộ, đây chính là bổn phận, sứ mệnh của các con. - Muốn làm Tiên Phật không khó, chỉ cần cảm thấy đang hành đạo của Tiên Phật Bồ Tát, đó tức là Tiên Phật. Chỉ cần phát tâm Bồ Đề ra, như thế mỗi một người trong Phật đường đều là Tiên Phật. - Tu đạo có 6 thứ đến: tâm đến, tay đến, mắt đến, miệng đến, tai đến, chân đến. - Lấy tâm từ bi hỷ xả hóa giải tâm ham muốn, lấy tâm bình thường vô vi hóa giải tâm dao động, lấy tâm chất phát đơn giản hóa giải tâm hư giả phù phiếm, lấy tâm vững chắc - chăm chú hóa giải tâm sơ sót. - Phải nhận lý mà hành. Hiện tại tu đạo, bàn đạo không thể theo một cách mù quáng nữa, phải giữ giới, trì giới, xem kinh điển như là một sự thúc giục mạnh. Xem những người cùng hội cùng thuyền như là đạo hữu cùng chung chí hướng
  • 21. Quang Minh Trí Tuệ 21 để dìu dắt nhau, không nên quá trọng hình tướng. Trong thời kỳ mạt kiếp này, càng trọng hình tướng thì chấp trước càng nhiều. - Phải có trách nhiệm đối với bản thân, chỉ cần mỗi người làm tròn bổn phận của mình, thật ra đều là một việc lớn. Bản thân mình làm tốt mới mở rộng tới bên ngoài, đây tức là làm việc lớn, làm việc lớn thì phải vượt qua chính mình, vốn đã không làm được, bắt đầu đi nếm thử, vốn không có khả năng thì đi thử nghiệm. - Tu pháp không bị pháp vây, tu tâm không lưu trong tâm. Tu pháp liền ngộ mà vượt qua khỏi lời nói, đó chính là pháp. - Cái gọi là “Trọng Thánh Khinh Phàm”, về nhà chăm sóc gia đình cho tốt cũng gọi là “Trọng Thánh Khinh Phàm”. Cái gọi là “Phàm” tức là dục vọng. “Thánh” là tại mọi nơi, “Phàm” thì chỉ tồn tại trong tư tâm của mình. Do đó, nói vạn pháp do tâm sinh, chỗ không đơn giản là do mình uốn nắn như thế nào? Đừng nên cho rằng ở Đạo Trường mới tính là Thánh, bởi vậy có thể nói “Vô xứ bất Thánh, hà xứ bất phàm” (không có nơi nào là không phải Thánh mà cũng không có nơi nào là không phải phàm). - Con đường tu bàn này không có điểm kết thúc, liễu nguyện rồi phải đến nữa, đến rồi còn phải đến, biết khổ liễu khổ mà thôi. Tại vì nhân sinh chẳng qua là như thế, duy chỉ có tùy hỷ tự tại mới thật sự là tự tại. - Nhân tâm tốt thấy sự vật gì đều tốt. Phàm mọi sự phải
  • 22. 22 từ tâm cảnh bắt tay mà làm, tại vì tâm cảnh tốt, mọi vật đều tốt đẹp. - Ở trong sinh hoạt hằng ngày, gặp phải bất kỳ sự tình nào, ghi nhớ! Dùng một tấm lòng cảm ơn đi đối mặt. Bất kể vấn đề hôm nay khó khăn ở đâu, bất kể sự việc này chán ghét cũng vậy, khen ngợi cũng vậy, đều phải dùng một tấm lòng cảm ơn đi đối mặt. - Không nên cầu danh, cầu lợi, sự cầu danh, cầu lợi thì sẽ bị vây ở trong đó. Cho dù chỉ cầu xin một hào bạc, nhưng vẫn bị một hào bạc đó vây chặt. Dục vọng càng nhiều, càng cầu, càng không ngưng, duy chỉ có buông xuống, mới có thể cầu được giải thoát. Duy chỉ có giải thoát, mới được hiểu rõ làm sao tu, làm sao đi, duy chỉ có giải thoát mới có thể tự tại thật sự. - Đến nhân gian này sẽ bị cái gì đó cám dỗ. Một số khí lưu hành phổ biến. Bởi vậy, phải cẩn thận mỗi một động niệm, mỗi một động niệm đều ảnh hưởng đến chúng ta rất nhiều, có động niệm không tốt thì sẽ sản sinh kết quả không tốt, bởi vậy càng phải cẩn thận. - Khi mình đã rõ ràng quyết định mục tiêu trong mỗi một phút, mỗi một giây, mỗi một thời khắc cần phải trang nghiêm. Vì sao phải trang nghiêm? Tại vì mình xem trọng bản thân, tự mình khẳng định mình mà không phải người khác đến khẳng định mình. - Vạn giáo đều phải trở về điểm gốc, không có số 0, làm sao có số 1, số 2, số 3? Làm sao có sự kéo dài? Vì lẽ đó nói
  • 23. Quang Minh Trí Tuệ 23 tức khắc quyết định mục tiêu là chính xác nhất, tức phải “trạch thiện” (chọn điều thiện), không nên chỉ “cố chấp”. Người thì dễ chấp trước, điều đáng sợ nhất của tu đạo là vừa chấp trước vừa cố chấp. Hoạt bát, linh động, thanh cao, thoát tục một chút không phải là tốt hơn sao? Hoạt bát, linh động, thanh cao, thoát tục làm sao cho trong ngoài hợp nhất. - Người không nên dựa theo “cảm nhận” qua một đời người, mà phải “dùng tâm” để qua một đời người. Tại vì cảm nhận có thể trùm lên thân người khác, dễ dàng tổn thương đến người khác. Quen biết thêm một người bạn thì có thêm một con đường để đi, mọi vật bên ngoài chỉ là trợ lực. Có một ngày, trong lúc ngoại vật không thể mượn trợ được, bản thân phải biết làm sao đi làm và phải làm như thế nào, đều từ trong trí tuệ của bản thân mình. Mọi việc gì đều phải nhờ lực lượng bên ngoài đến giúp đỡ, như thế mình vĩnh viễn không biết được, từ đầu đến cuối đều là bị động, vĩnh viễn không có cách nào tự giác được. Người hiểu tự giác, mới có thể hiểu được buông xuống. - Biết được Tự Tính ở đâu không? Đó là một cái tâm không an phận hay là một cái tâm rất trầm tĩnh? Chánh nhân ở đâu? Chánh nhân ở chỗ “Minh Sư một chỉ điểm”. Trong lúc tâm rất mệt mỏi, hãy tịnh xuống, nghỉ ngơi một lúc rồi xuất phát tiếp. Các con đi học tha tâm thông không bằng học Tự Tính thông. Nếu chúng ta có thể hiểu được khổ nạn của người khác, tức là mọi thứ đều thông. Vì lẽ đó phải trực chỉ đầu đuôi ngọn ngành. Trong lúc mình hiểu rõ bổn lai, quái lực loạn thần chỉ là một cái đọt ngọn. Do đó niệm lực -
  • 24. 24 nguyện lực là chúa tể tương lai của mình, có thể hóa tối thành sáng, có thể hóa hoàn cảnh khó khăn thành hoàn cảnh vui sướng, cho nên vạch được vân khai thì kiến Như Lai. - “Buông dao đồ tể lập tức thành Phật”, con dao đồ tể này chỉ là con dao trong nội tâm của chúng mình, dục vọng không tốt đó là dao rồi. Hôm nay buông xuống, vứt bỏ, tức thành Phật, Phật tâm, Phật tính của mình đã hiển hiện rõ rồi. Cẩn thận niệm đầu rất đơn giản, rất rõ ràng, Thầy muốn các con tâm niệm vô tham, tư duy vô thẹn, cử chỉ vô vọng (cử chỉ không sằn bậy), ngôn ngữ vô khi (nói năng không dối gạt), hành sự vô quá (hành sự không phạm lỗi). - Tâm thiện tất cả đều thiện, tâm tốt tất cả đều tốt. - Chúng sanh đều có Phật tính cả, có tự tin sẽ được quay về hay không? Câu này nói như thế nào? “Tiên Phật vốn thị Phàm Nhân tố, chỉ phạ Phàm Nhân tâm bất kiên” (Tiên Phật vốn là người phàm làm nên, chỉ sợ người phàm tâm không kiên), mỗi ngày bản thân phải niệm ba lần trở lên tự mình cổ vũ, kế đến động viên lẫn nhau. Mỗi ngày nói với chính mình, sau đó mới nói với người khác: “Bạn thế nào cũng thành Phật”. Khi người có thể tiếp thu câu nói này, hành vi cũng theo hướng này mà đi. Bất kể họ đi nhanh hoặc chậm, chỉ cần không ngừng theo cầu chân lý, phụng giữ chân lý đi làm, toàn tâm toàn ý, thế nào cũng thành Phật. - Đạo sanh vạn vật, Đạo là căn bản của tất cả. Phải y theo Đạo mà hành mới có thể lâu dài, nếu như trái Đạo mà
  • 25. Quang Minh Trí Tuệ 25 hành thì mình làm mình chịu. Không phải Ơn Trên và Tiên Phật muốn trừng phạt người không ngoan, mà là vì Thiên Lý đã hiển hiện. Thiên Lý ở đâu? Đó là Thiên Địa Lương Tâm. Ơn Trên và Tiên Phật đều từ bi, cho dù mình có tội lớn tày trời, nhưng lương tâm mình có biết nghiêm khắc trách mắng mình hay không? Vì lẽ đó, làm việc trước tiên phải xứng đáng với lương tâm của mình. - Sinh mệnh phải có độ sâu, phải có độ rộng lớn, mà còn phải có “Minh độ”. Minh là minh bạch, là quang minh. Minh bạch bản thân, việc gì cũng phải rõ rõ ràng ràng, nắm vững mỗi một tâm niệm của bản thân mình, phải để cho mình có minh độ và còn phải có độ rộng lớn, như vậy là có đủ cả. Nếu hôm nay mình chỉ có minh độ, chỉ là biết rõ ràng, dần dần mình sẽ trở nên mẫn cảm, lúc mình trở nên mẫn cảm thì bị tâm trạng làm cho xoay vòng vòng, nếu mình không có độ rộng lớn thì không có cách bao dung, hy vọng các con có minh độ, cũng phải có độ sâu, còn phải có độ rộng lớn. Không chỉ hiểu rõ bản thân mà còn phải bao dung bản thân, không chỉ hiểu rõ người khác mà còn phải quan tâm người khác, khoan dung người khác. - Tâm cảm ơn là đẹp nhất, phải học tập tinh thần của Tiên Phật. Có một tấm lòng không nỡ nhẫn tâm đối với người khác thì phải mau mau đi khai triển, để thiên tâm bộc lộ ra. - Đối với những người bất hạnh trong xã hội, những tai nạn trên thế giới, các con có thể phát tâm đi cầu phước, hy vọng để những chúng sanh hữu duyên có thể quy nhập chân
  • 26. 26 Đạo. Một niệm của các con rất quan trọng, hôm nay các con bằng lòng đi ra, tự nhiên Ơn Trên sẽ giúp đỡ mình. Nếu mình đối với bản thân không có lòng tin, đối với Đạo không có khẳng định, như vậy bản thân tự nhiên bị bản thân đào thải trước. Hy vọng các con từng ly từng tí mà cố gắng học tập, đi dùng tâm. Khi người có đau ốm thì không biết có lúc phải làm sao, trong thời gian đó, phải từ tâm mình mà bắt đầu chuyển niệm, tự nhiên sẽ có quý nhân tương trợ. - Vào cửa Phật rồi phải tự chịu trách nhiệm đối với tâm tính của bản thân, hình tướng ở nhân gian là già già trẻ trẻ. Thầy xem tất cả mọi người đều còn ngây thơ, vì sao vậy? Vì kiến thức của các con có hạn, hiểu biết cũng có hạn, thấy được các đồ đệ thường giới hạn ở trong một vòng xoáy mà tranh chấp không ngừng. Nghĩ 10 năm trước con đã chấp trước những gì? Hôm nay đắc được lại có điều gì khác? Đồ vật nào chưa đắc được? Mất đi rồi thì sao? Mình của 10 năm trước với mình của 10 năm sau có thay đổi gì không? Chung quy người không ngừng mà tân tiến. Hôm nay ta tu đạo, bàn đạo hoàn toàn do lòng bắt đầu của mình, sự phát tâm của mình, người ta nói bắt đầu phát tâm thì dễ dàng, nhưng làm sao để nó biến thành một thứ tín niệm trường cửu là không đơn giản. Cho nên Thầy khuyên các đệ tử tu đạo đừng nên tâm trạng hóa, tấm lòng phải mở rộng, nhất định phải vô tư, độ lượng của mình mới có thể nạp được càng nhiều, mới có thể thấy được càng xa. - Tâm con người không quá nhiều vướng bận, phiền não, lập tức hòa hợp với Tiên Phật. Có một số người nói đây
  • 27. Quang Minh Trí Tuệ 27 là “tâm thành tắc linh”. Loại hòa hợp đó giống như cha mẹ và con cái, không cần báo đáp, thương ở trong tâm, không nỡ để con chịu khổ. - Thật thật giả giả, giả giả thật thật, nếu trong tâm là thật thì không có hư giả, nếu trong tâm là giả thì thật đi đâu tìm kiếm? Người lạc vào phàm gian thì không thể tuyệt đối, tức là có đối đãi. Nếu như đem tâm đặt chỗ chấp trước ngã tướng mang tính tuyệt đối thì không có cách phân biệt ra thật giả. Nếu như lúc các Hiền Sỹ tưởng tượng đem tâm đặt tại chỗ tuyệt đối nhưng khi sự việc và sự tưởng tượng của mình có sai lệch, mình sẽ chọn lấy cách nghĩ khách quan bên ngoài, hay là vẫn chấp trước cách nghĩ trung tâm của mình? Ngã chấp trong tâm Chúng Sanh đã sản sinh ra loại tuyệt đối này, đây là một loại mê vọng, cách nghĩ Tham Sân, không phải chánh tri chánh kiến. - Cái gì là tuyệt đối? Thiên Địa mới là tuyệt đối, Trời không nói, Đất không rằng, đây là tuyệt đối. Chúng sanh dù dẫm lên đất đai như thế nào, dù có hủy hoại mảnh đất này, đất đai vẫn âm thầm chịu đựng. Mặt Trời, Mặt Trăng cũng là tuyệt đối. Mặt Trời mọc lúc ban mai, có cho người thiện thêm một chút ánh sáng, người ác bớt một chút ánh sáng không? Bởi vậy nói: “Chỉ có Thiên Địa mới là tuyệt đối”. Còn thế gian là vô thường và đối đãi. - “Dục nại ác chi đế” (Dục là căn nguyên của ác). Có lòng tham thì sẽ có vọng tưởng, cho nên cần tri túc thường lạc, bảo dưỡng tâm tính, phản tỉnh xem xét. Thân là một người tu phải luôn nhìn lại bản thân, “cách vật cùng lý” (bỏ
  • 28. 28 hết ham muốn vật chất thì chân lý rộng lớn) trừ đi ham muốn vật chất của thân và tâm, trừ bỏ những tạp niệm trong tâm, như vậy mới có thể đắc được thanh tịnh thật sự. - Có được thì mất. Thật ra các con vốn có chỉ là bản thân này, vì vậy phải biết vận dụng thân tâm cho tốt, tử tế đi làm những việc mình phải làm, không cần quá để tâm tới thuận và nghịch. Thuận nghịch chỉ là một quá trình, thật ra bất kể là thuận hay là nghịch, các con đều có được kết quả, cần phải “vô sở trú nhi sanh kỳ tâm”. Phật là tâm gì? Phật là tâm từ bi, vô tâm. Vô tâm là gì? Tức là không chấp trước. Ngài không cảm thấy chúng sanh tuấn tú hơn thì đặc biệt thương họ hơn, trong cách nhìn của Phật, mọi người đều là Phật tử, mọi người đều như nhau, không có sự phân biệt đẹp xấu, chỉ dựa vào tâm của mình. - Tâm thường dễ dàng bị lời nói của người khác mà ảnh hưởng đến tâm trạng của mình. Do tâm người không đủ kiên định, nên dễ dàng bị người khác ảnh hưởng. Một khi tâm niệm động, Ơn Trên đều biết được, tâm niệm thiện tức là thiên đường, tâm niệm ác tức là địa ngục, do đó ý nghĩ phải cẩn thận, không nên nghĩ điều không tốt, điều xấu: Người phải có tư tưởng quang minh, cử chỉ cũng phải phù hợp với lý lẽ. Vì lẽ đó, lên thiên đường, xuống địa ngục chỉ cách nhau một niệm. Cho nên người quân tử phải cẩn thận niệm đầu, phải luôn luôn lưu tâm với tư tưởng của mình, vì tư tưởng sẽ trở thành lời nói, lời nói sẽ trở thành hành động, hành động sẽ trở thành thói quen, thói quen sẽ trở thành tính cách, tính cách sẽ trở thành vận mệnh, cho nên tư tưởng rất
  • 29. Quang Minh Trí Tuệ 29 quan trọng. Không nên có tâm suy đoán nghi ngờ, tâm chánh tất cả đều chánh. Một khi tâm niệm động, lay động Trời Đất, do đó phải tử tế giữ vững tâm niệm của mình, một niệm thiện tức là thiên đường, một nệm ác tức là địa ngục, cho nên nói nhân tâm dễ thay đổi, tâm đẹp mọi vật đều đẹp, tâm thiện mọi vật đều thiện. - Gặp khó khăn phải giải quyết như thế nào? Nếu tâm bừng bừng nổi nóng, giải quyết được gì không? Trước hết tâm phải tịnh xuống, định xuống, rất nhiều trí tuệ huyền diệu tự nhiên nảy sinh. Trí tuệ không phải tiền bạc có thể mua được, trí tuệ có được từ trong nghịch cảnh. - Có phải có thể xem thấu, có phải có thể thấy rõ, có phải có thể tiêu diêu tự tại, cũng chính là việc trước mắt mình có thể làm được. Nếu như trong mỗi lúc đều có thể làm xong, đều có thể an phận, đều có thể tận tâm, đều có thể giữ bổn phận và không đòi hỏi, như thế cho dù mình gặp phải bất cứ sự việc gì, cũng đều có thể không hề run sợ. Hy vọng cuộc đời của con không có oán trách, không có hối hận. Làm tròn trách nhiệm của mình cho tử tế! Các con thường nói phải để cho thế giới của mình tốt đẹp hơn, phải để cho hoàn cảnh tốt đẹp hơn, mình đã làm được bao nhiêu rồi? Thường nói muốn bảo vệ môi trường, môi trường trong tâm các con đã bảo vệ chưa? Thậm chí trong lúc đang có rác mà còn vứt ra ngoài, trút lên người khác. Bởi vậy phải tử tế nắm bắt tâm mình, đây cũng là tu đạo. - Cái gì gọi là “Diệu Hành Vô Trú”, “Ứng vô sở trú nhi
  • 30. 30 tâm vô triều”? Nếu như nói trong tâm không có gì chấp trước, nếu như không có bất cứ vướng bận vấn vương thì tâm sẽ không nổi sóng. Sóng tức là hỷ nộ, ái lạc, lục trần, thất tình, tam độc của mình, ở thế gian này những điều này có thể miễn trừ, tức là “Trung Dung Chi Đạo”, cũng tức là Đạo. - Thành trưởng theo tâm tự giác, tôn trọng theo tâm tự tin, trân trọng theo tâm tự trọng, hàm dưỡng theo tâm tự kiểm. - Tâm trạng trong lúc chán nản nhất, lúc khó chịu nhất, đó là thế giới mạt kiếp của mình. Thế giới mạt kiếp này so với sinh tử càng đáng sợ hơn, bởi vì tâm của mình đã chết rồi. Mong các con đừng nên có thế giới mạt kiếp, mà phải càng dũng cảm đi đối mặt với ngày ấy của mình, bởi vì sau này còn có những ngày tốt đẹp hơn, mình không đi làm thì nó cứ y như vậy, nếu như mình đi làm thì thế giới này vì mình mà sẽ có sự thay đổi. Hy vọng các con có thể đi cảm nhận tâm của người khác, càng phải quan tâm tâm của người khác, các con sợ hãi thế giới mạt kiếp, sợ hãi thế giới này không tốt, nhưng các con có nghĩ lại bản thân mình đã làm tốt chưa? Nội tâm mình có Tiên Phật, có Đạo, có Ơn Trên, còn có chúng sanh, như vậy mình rất không tầm thường. - Tu đạo là phải học tập làm sao chịu bỏ hành vi không tốt, chịu bỏ tham sân si (tam độc), danh lợi, phiền não cùng những gì không vui, lấy tâm bình đẳng, tâm tri túc, tâm cảm ơn đi đối mặt với chúng sanh, đối mặt với bản thân.
  • 31. Quang Minh Trí Tuệ 31 - Lấy tâm hoan hỷ mà tiếp nhận người, sự, vật, lấy tâm hoan hỷ hoàn thành nó mới không có bất bình, nếu tâm bất bình làm sao lấy tâm thanh tịnh hoàn thành sự việc? Có bất bình thì có phẫn nộ, đối với người sẽ hay giận hờn. - Thầy đến nhà các con, trong tâm các con phải tràn đầy niềm vui, không nên mặt ủ, mày chau, không nên Thầy đến nhà các con thì bị khí hôi thối của các con đẩy ra, khí hôi thối của người thì rất mạnh. Trong nhà phải cảm nhiễm một bầu không khí tốt, hơi thở tốt, đừng nên để Thầy vừa đến thì bị đẩy ra. Mỗi một người đều biết nhân gian là bể khổ, đã là bể khổ, không nên cứ nhổ nước khổ, cứ nhổ nước khổ, bể khổ này biến thành càng hư nữa phải không? Mỗi một người đều phải có tâm lạc quan, tâm cầu tiến, đừng để bể khổ này tạo ra trong mỗi một Phật Đường, phải đem nhân gian này biến thành mảnh đất sạch, phải để nhà của các con biến thành Phật đường khoái lạc. - Tâm mình bất bình, nhân, sự, vật đương nhiên sẽ bất bình, bất bình thì bất an, cầu đạo tức là cầu tâm an, tâm an lý đắc thì cao hứng viên mãn rồi. Tu đạo là tu đạo gì? Thực ra tu đạo không cần tu, mọi người làm được theo phép tắc là được rồi. - Bảo hồ lô làm sao mở ra? Trong lúc đó bố thí một nụ cười, đó có phải là đã mở ra rồi sao? Lúc cười nghênh tiếp tất cả mọi sự, mình sẽ phát giác thế giới thật là tuyệt diệu nhỉ! Người người vốn đều tốt như vậy đó! Tốt hay không tốt chỉ tại nơi mình dùng tâm mà thôi. Các con chấp trước điều gì? Chấp trước sự được mất của bản thân, chấp trước được
  • 32. 32 mất thì vĩnh viễn ở trong phiền não, hồng trần cũng giống như bể khổ, sóng này chưa lặn sóng kia lại tiếp nhưng mà một sóng lại một sóng, trong nội tâm có cần mình đi xoa dịu hay không? Các con không phải thường nói không có gió thì không có sóng sao? Làm sao lại tạo ra gió? Gió của nội tâm bao gồm: gió thị phi, gió tranh đoạt, có quá nhiều quá nhiều gió, đều từ sự đối đãi giữa người với người mà tạo thành. - Khi mình đang chịu khổ, đang trong nghịch cảnh, phải đem tâm của các con xem như tâm bình thường, thì sẽ không cảm thấy khổ. - Nếu như tâm của mình cứ chỉ muốn vui sướng, chỉ muốn ăn ngon, mặc đẹp là cảm thấy hạnh phúc nhất, sung sướng nhất. Nhưng mà mình phải hiểu rằng, loại tâm vui sướng này sẽ luôn luôn dụ dỗ mình đi tới chỗ đau khổ nhất, do đó hôm nay hiểu rõ điểm này, bất kể trong suốt đường đời của mình hoặc trong đường tu đạo, đừng nên sợ cực khổ, đừng nên sợ bị nạn. - Cái gì gọi là “Tư vô tà” (suy nghĩ, tư tưởng không tà) là chí lý chí tính, thuần nhiên vô ố (thuần nhiên không bị nhiễm), phản phác quy chân, tự nhiên mà làm, một lòng không tham, không mong cầu, không có tư tâm gì. Chánh tâm tức là vô tà, như giữ lòng giống trẻ thơ, không có phải trái trước sau, ngay thẳng mà đứng. - Nam Cực Tiên Ông - Hoạt Phật Sư Tôn, chữ “Vong” Huấn trong Huấn trang năm: “Vong tham thường túc, Vong si thường thích, Vong sân thường bình, Vong khổ thường lạc,
  • 33. Quang Minh Trí Tuệ 33 Vong mê thường ngộ”. - Bi ai nhất của nhân sinh không phải là tử vong, mà là mê, là chấp trước. - Muốn liễu sinh tử, nhất định cần cắt đứt phiền não, phiền não của các con từ đâu mà sinh? Tại vì có Tham, Sân, Si. * “Tham”: thường thường lòng tham không đáy, căm phẫn bất bình, cũng thường sinh ái dục, thấy cái gì yêu cái đó, yêu không được thì sinh đau khổ, do đó phiền não cũng từ tam độc mà đến, tam độc tức là Tham, Sân, Si. * “Sân”: gặp phải việc không vừa ý thì phẫn nộ, không vui, tức giận, cần phải biết nhân sinh mười việc có tám chín việc không vừa ý, làm sao có thể mọi việc thuận tâm như ý, nếu như mọi việc thuận tâm như ý thì không cần làm người rồi, tức có thể làm Tiên Phật. * “Si”: Si tâm vọng tưởng, tưởng nhập mê gọi si, si rồi thì ngu, ngu si thường đi liền với nhau. Những thứ Tham, Sân, Si này tức là gốc của phiền não, tức là nguồn gốc của đau khổ. Chúng sanh thì không thể giữ tâm thường giác, nếu giác tính thường giữ, tức là Tiên Phật Bồ Tát và Thánh Hiền. Giác tức là tâm không mê, tâm thường thanh tĩnh, đó chính là giác, giác tức là tâm không mê, thường vui vẻ. Nếu như thường giữ giác tính, dư sức thành Đạo. Tại sao không thể thành Đạo? Tại vì giác tính của chúng sanh chỉ giữ được độ nóng trong ba phút, một khi trải qua người, việc rèn luyện thì đen tối rồi.
  • 34. 34 - Người tại sao có khổ não? Có tâm tam độc Tham, Sân, Si rồi sẽ thất lạc chính mình, thì sẽ rất khổ, sẽ phải chịu khổ và khổ không ngừng. * Ý nghĩa của “Vong Sân Thường Bình”: có sân tâm rồi thì không thể bình, tâm sẽ phẫn nộ, phẫn nộ thì sẽ nổi sóng, vậy thì không thể thanh tịnh, tâm tam độc sẽ trói buộc mình, chướng ngại mình, cho nên nói phải đem tâm Sân trừ bỏ đi. * “Vong Khổ Thường Lạc”: không có tâm tham dục thì sẽ thoả mãn, sẽ tri túc thường lạc. * “Vong Si Thường Thích”: không có tâm Si thì được yên ổn, không có tâm Si chấp trước thì gọi là yên ổn. - Làm người phải có “Thiện Vong Tâm”, nếu như có thể quên thì được tâm thanh tịnh, tại vì các con đều không thể quên, thường nhớ chuyện đã qua, do đó thường phải chịu cái khổ của Tham, Sân, Si, Ái. Nếu như có thể tu được “Thiện Vong Tâm” ấy, quên đi khổ não, quên đi tất cả những gì không vui, như vậy mới có thể cảm nhận sự vui sướng. Vì thế phải quên Tham, Sân, Si mới có thể “Vong Mê Thường Ngộ”, mới có thể liễu khổ giải thoát. - Người thành công phải tồn tấm lòng gì? Lòng từ bi, lòng bác ái, lòng nhẫn nại, lòng tin, lòng thành, lòng chân thật, lòng cảm ơn, lòng báo ơn, lòng tri túc, lòng hoan hỷ. - Trong lúc chúng ta tồn tâm cảm ơn, ta phải đem ơn đức này tiếp tục truyền xuống, để người khác cũng có thể cảm nhận được ơn đức này, vậy phải làm như thế nào? Tức là phải đẩy ơn, đẩy ơn tức là học theo Thiên Địa, học theo
  • 35. Quang Minh Trí Tuệ 35 tâm đại công vô tư Nhật Nguyệt đó. Đem ơn trong nội tâm của mình hành ra ngoài để mọi người cùng một lượt với mình cảm ơn, hành động này gọi là đẩy ơn. - Hy vọng các con lúc gặp phải sự tình, tâm không nên tồn lời oán trách, có lời oán trách thì tâm bất bình, khí bất tịnh, suy nghĩ không còn tinh thông nữa đâu, cũng không còn thần thông như vậy nữa. Tâm bình khí hòa thì có thần thông, “vạn pháp do tâm sinh, vạn pháp do tâm diệt”, cho nên nói “Tâm Pháp”, mà thần thông ở bên ngoài thường nói là có pháp thuật, với thần thông ở trên vừa nói thì không giống nhau, chỉ cần tịnh xuống, bình tâm xuống, tự nhiên thần thông xuất hiện, đó mới thật sự là chính mình. - “Vô vi nhi” là gì? Khi ý càng nhiều, đắc được càng ít, chấp trước càng nhiều thì càng đau khổ, phiền não cũng càng nhiều. - Gặp lúc đau khổ phải như thế nào? * Tìm bạn tri âm để tâm sự. * Viết nhật ký để gởi gắm đau khổ. * Khổ đến từ trong tâm không cởi mở, chấp trước mê hoặc. Gặp phải chuyện không cần đau khổ, chuyện đã qua thì cho qua, cần gì ghi trong tâm, cần gì tính toán, mâu thuẫn với chính mình. Tâm niệm chuyển biến tất cả, đem đau khổ chuyển thành vui sướng, đau khổ chuyển thành không, có chí hướng thì có sức mạnh, tâm có sức mạnh nhất định thành công.
  • 36. 36 - Phải ghi nhớ, các con là ngàn trăm ức hóa thân của Thầy Hoạt Phật, không nên tiếp tục thiên về tư, không nên chỉ vì bản thân, mũi tên đừng nên cứ hướng vào người khác, phải hướng vào mình nhiều hơn, hướng về thiên tư của mình, sau đó phải trừ đi thiên tư, tuân theo chánh nghĩa, tâm không thiên về tư, tự nhiên có một tấm lòng công bằng, việc làm ra thì không có bị thiên lệch. Khi tâm người rất chánh trực thì sẽ không có bị thiên lệch, mà là một bầu quang minh. - Thể nghiệm trong sinh hoạt. Thiền huyền diệu hay không? Ý nghĩa của thiền tức là đơn tâm, tức là tâm đơn giản nhất. - Trong lúc chân thành không cần khẩn cầu Ơn Trên, tự nhiên sẽ có cảm ứng vì lúc đó tức là Thiên tâm; lúc có khổ có nạn, lúc xác thịt bị giày vò, trước tiên hỏi xem chính mình trong lúc ấy có thành tâm không? Có lúc tham lam vô độ, lòng tham không đáy rất dễ dàng phá hoại phước của mình đấy! - Mọi người đều trong chỗ thành bại mà nảy sinh đối đãi, tâm không thăng bằng, mỗi ngày đều không được vui. Cho nên làm việc không nên so sánh năng lực của mình trong sự thành bại, không nên đề cao hoặc xem thường bản thân mình. - Người trong trần thế luôn luôn tận tâm rồi là yêu cầu phải có được lợi ích, như vậy thì không còn vui sướng rồi. “Chân” ở nơi đâu? Chân ở chỗ không lừa không gạt, ngây thơ đáng yêu, thuần khiết chân thật, phải chân tại chân tâm
  • 37. Quang Minh Trí Tuệ 37 bất thối mới thành công. Sự khó khăn lận đận của Nhân Sinh muốn vượt qua phải tự xem bản thân mình. - Sinh mệnh tuy rằng ngắn ngủi, có một ngày sinh mệnh thì có một ngày quang minh, phải nắm lấy cho tốt dù cho hiện tại chỉ còn 10 phút, mình thành toàn một người rồi thì công đức vô lượng. Môt cái chuyển niệm là một điều kỳ tích, kỳ tích đừng nên cầu bên ngoài, trên thân mình đã có kỳ tích. Bản thân mình chính là Thầy. Cái gọi là biết mê tức ngộ, biết mình đã đang thất lạc, mình sẽ được cứu. - “Tức khắc khai ngộ” cần gì đi ấn tâm? Tự mình đã có thể tự ấn tâm rồi, điều mà chúng ta phải thấy chính là tâm lương thiện của mình, là lòng dạ trẻ thơ mà không phải hướng ngoại cầu Phật cầu Huyền, bằng không là gốc ngọn đảo ngược rồi. - Tư tưởng, dục niệm giống như ngọn sóng, sóng nối tiếp sóng, khi nào có thể sắp đặt nó cho đúng chỗ? Trong lúc mình biết tuỳ duyên thì biết cách sắp đặt nó cho đúng chỗ rồi. - Vì sao hiện nay Đạo giáng vào gia đình? Tại vì muốn các con không chỉ biết xem bản thân mình tốt mà còn kiêm cả thiên hạ, như vậy mới có thể thế giới đại đồng. Nội tâm và thể xác mình có hay không có tiểu đồng? Có đôi lúc có thể không có, điều này gọi là tâm với hình không hợp nhất, tâm làm nô lệ của hình thì không thể là người tu đạo vui vẻ tự tại. - Khi làm việc gì đều phải an tâm, buông tay đi làm, chuyên tâm đi làm, như vậy nhất định làm được tốt. Buông xuống những điều không cần lo, giữ lấy nguyên vẹn tấm lòng
  • 38. 38 trẻ thơ hiện có, tâm tốt, tâm thiện niệm, đó có thể tự tại, an tâm, cho nên mỗi thời mỗi khắc đều có thể tự tại, tức có thể hợp nhất với Trời Phật. - Phật không phải là thần tượng, Phật cũng không phải là cầu không được, Phật là sự phát hiện lúc đó, là cái tôi kỳ nguyện của nội tâm, tâm Phật hiện tại có thể duy trì mấy chục năm, mấy chục năm, vĩnh viễn là Phật. - Nếu trong tâm có thể ngộ được Nhân Sanh Chân Đế, thì điều đó không bị giới hạn bởi thời gian, một giây là vĩnh hằng! Thể ngộ của các con nếu có thể giữ được lòng khởi sự không thay đổi thì tương lai sau này sẽ khác xa đấy. Có thể đem một hóa thành vĩnh hằng, đem đạo mà sinh ra đi hành, sau này mới có thể thành Phật. - Sự biểu lộ của Phật Tính là nơi nơi viên dung, nơi nơi viên mãn, nơi nơi hòa ái. Sở dĩ thái bình không phải là thế giới đều biến đổi như nhau, mà là tâm mọi người đều cùng chung một hy vọng, cùng chung nổ lực. Tâm của bản thân phải sạch sẽ trước, bình trước, hòa trước, phải không ngừng đề cao tiến bộ, còn phải có lòng kiên nhẫn, với sự nhịn đó, chịu đựng đó tự nhiên sóng yên gió lặn. - Có biết được Thiên - Nhân hợp nhất là gì không? Chỉ cần mình bằng lòng, Ơn Trên sẽ giúp đỡ mình, như vậy chánh chủ nhân của chính mình là Ơn Trên. - Khi tâm phàm chuyển đổi rồi, Ơn Trên sẽ lấy một phần tâm đó của mình. - Nắm bắt ngay lúc đó tức là ngộ.
  • 39. Quang Minh Trí Tuệ 39 - Quyết định làm mọi việc mà chỉ cần có lợi cho chúng sanh là tốt nhất. - Chỉ cần ôm lấy tấm lòng như trẻ thơ, tin tưởng bản thân, tức là tin tưởng người khác, tin tưởng Ơn Trên tức là tin tưởng chính mình. - Niệm niệm là Phật mới có thể là một vị thiên sứ vui sướng. - Tại sao lại có thị phi? Tại do tâm khởi, tại do tâm tồn quá khứ không tốt, điều tốt ở hiện tại, tương lai cũng cho là không tốt, đây gọi là tam tâm. Quá khứ tâm không nghĩ, hiện tại tâm không tồn, tương lai tâm không tưởng, mới có thể thật sự thanh tịnh, tâm mới không vướng bận. - Học Đạo trước tiên phải bắt đầu từ tâm mà làm, cái gọi là tướng do tâm sinh, lúc Phật Tính hiển hiện, sẽ không có tốt xấu thiện ác, càng không bị ảnh hưởng của ngoại cảnh. - Sự đau khổ của thể xác không bằng sự đau khổ của tâm linh, nếu tâm linh vui vẻ có thể đem sự đau khổ của thể xác tiêu trừ, tu phải ngày ngày giữ được vui vẻ, đó mới là người tu hành thật sự, đó mới là thiền tịnh. - Cửa lòng mở ra, đừng đem sự tình đẩy cho bên ngoài, phải yêu cầu bản thân trước. - Lấy lên được phải buông xuống được, gặp phải sự tình sau khi giải quyết, phải hóa thành tinh thần, không nên hóa thành gánh nặng.
  • 40. 40 - Chỉ cần làm tròn trách nhiệm thì những điều vướng bận sẽ không còn nữa. - Để bản thân không còn vương vấn, để bản thân sống được tự tại hơn, giã biệt phiền não phải nhờ bản thân mình đấy! - Làm sao có thể minh tâm kiến tính? Chỉ cần thân mình cố gắng tu sửa là được rồi. Nhưng nếu như cứ cầu minh tâm kiến tính trái lại bị bốn chữ này hạn chế, không cách siêu thoát. Vì thế minh tâm kiến tính phải “hành vô sở trú nhi sinh kỳ tâm”. - Phải y theo Trung Đạo, Trung Dung chi Đạo là bổn tánh của chúng ta. Bổn tánh của chúng ta tức là trung chánh, chân tâm của các con ở nơi đâu? Chân tâm ở đâu cũng có, nhưng hiện tại vì muốn các con hiểu rõ, bởi vậy chỉ có sở tại, “Trung Chánh”, đó mới là nguyên tắc từ đầu tới cuối không chuyển dời. - Mỗi một sự việc thật ra không có tốt xấu, chỉ xem tâm niệm bản thân không nên chấp trước điều gì là tốt, điều gì là không tốt. - Mỗi cá nhân đều phải nắm giữ lòng của trẻ con, như thế mới dễ dàng hoà hợp với Tiên Phật, tâm của trẻ con thì không biết oán hận đâu! - Nếu như muốn tu đạo thì phải lấy lòng dạ trẻ thơ ra, lòng dạ trẻ thơ tức là tâm thuần thiện vô ác, phải trừ đi giả tạo giữ lấy tâm thật thì có thể đạt được chân tính.
  • 41. Quang Minh Trí Tuệ 41 - Chân tính là gì? Tức là không có đối đãi, người ta đối với mình tốt, mình vẫn tốt, người ta đối với mình không tốt, mình cũng tốt như vậy. - Người có lúc nghĩ quẫn và nghĩ đi nghĩ lại đều lại không thông, lúc đó thì buông xuống đi! Đã là nghĩ không thông thì nghĩ nhiều cũng vô dụng. Tu đạo là giữ tâm sơ phát, giữ tâm thơ ngây, tâm thuần khiết chân thật, đối với mỗi một người đều không có tâm phân biệt. - Khi tâm mình động mà vẫn chưa thực hiện, còn có thể chặn đứng, có thể chế ngự, có thể thay đổi, do đó gọi là sai không quá hai lần. - Tâm là giả thì cái gì cũng giả, tâm chánh tức là chánh, tâm thành mọi sự hóa thành quang minh, tâm bất tịnh thì phát ra khí không tốt, cho nên phải đem luồng chánh khí này khuyếch tán ra, để người ta có thể cảm nhận tới được. - Có một tấm lòng tốt, xem vạn vật - vạn sự - vạn người đều là đẹp, đều là thiện. Có tâm thuần thiện, xem bất cứ ai - sự vật - sự việc đều không cảm thấy có khiếm khuyết. Không cảm nhận được có khiếm khuyết thì tâm càng rộng lớn. - Trong lúc thật sự hiểu biết mình, duy nhất không lừa gạt mình là chính mình, còn có Tiên Phật cùng trò chuyện với mình, nếu như tâm hiểu được đương nhiên sẽ cảm giác được luôn luôn có một nguồn sức mạnh hỗ trợ rõ rệt, đó là sự phát huy năng lực, đó thật sự là tương thông linh giác với Ơn Trên. - Đem nhân tâm loại trừ ra, phải học tập Thiên Tâm. Khi
  • 42. 42 mình cần những gì thì có thể cho được điều đó, đây cũng chính là tâm của Thiên Địa. Cái gọi là ngộ mới gọi là Thiền Thật, Thiền Thật tức là Thiền huyền diệu, diệu thiền cũng phải phát từ tâm của chính mình, mình vốn có loại tâm gì? Một tâm bác ái hay một tâm yêu đơn độc? Phải xem sự tạo hóa của chính mình đấy! Thầy hy vọng sự phát tâm của các con đều từ nội tâm phát ra, là không có điều kiện, không có yêu cầu, là mình tự nguyện đấy, sự tình nguyện phát xuất từ nội tâm, đó mới có hiệu quả. - Chỉ cần chí thành mới có thể cảm động Ơn Trên thì mới linh nghiệm, có giữ tâm chí thành thì không có sự phân biệt, tự nhiên tức là Đạo, tự nhiên thì có thể linh nghiệm, có thể sản sinh một tấm lòng công bằng, một tấm lòng chân thành, một tấm lòng thành thực, một tấm lòng vĩnh hằng. - Đừng để tâm bình thường của mình bị hình tướng dẫn dắt sai, không nên lấy tâm người tu tâm Đạo, phải lấy tâm Đạo tu tâm người, không nên trong tâm có Tiên Phật thì không coi ai ra gì. - Người ta thường nói nợ tình nghĩa trả không hết, nhưng nếu như lấy Đạo tình đối đãi nhau, thì không có hạn chế, tại vì Đạo vốn tự nhiên, Đạo vốn ở giữa Thiên Địa, có được Đạo tâm cũng giống như có được Thiên tâm. Thiên tâm là bình đẳng đấy, là sự đối đãi không có lợi ích, do đó chỉ cần giữ được Thiên tâm thì không sợ công tâm có sai trái, cái gọi là “Hữu quá tắc cải, quân tử bất khí” (có sai thì sửa mới là người quân tử), “Hữu quá vô đạn cải, thiện mạt đại yên” (có sai biết sửa, thiện nào lớn bằng).
  • 43. Quang Minh Trí Tuệ 43 - Thành lầu nhất định phải có nền móng, phàm mọi sự nhất định phải có căn bản, thật ra có hay không đều không nên chấp trước, như vậy mới có thể hợp nhất với Thiên Địa, mới có thể có một tấm lòng công bằng, cũng mới có thể đạt tới Tế Công. Có chấp trước, có cục hạn, có kiến giải, có hạn chế, tức không gọi là công, có phạm vi, có cục hạn tức gọi là tư, hữu tâm phải vô vi, hữu vi phải vô tâm, như vậy mới có thể gọi là “Tiểu Tế Công”. - Lấy Thiên Tâm ấn nhân tâm, tức là Tế Công. - Tự mình cẩn thận lời nói và tự kiểm mới thực sự là vô địch. Vô địch thật sự không cắn rứt, trong tâm lỗi lạc thản nhiên không có ưu sầu gì, mới thực sự là vô địch. - Tâm người rất dễ bị lầm lạc, do đó phải khóa tâm. Tâm không thể khóa thì sẽ có tham dục, có tham dục thì sẽ có chấp trước, có chấp trước thì sẽ có oán hận, vì thế phải khóa tâm, không nên bị thuyên bởi tâm, phải sai khiến vật, đừng để vật sai khiến, phải chuyển cảnh, đừng nên bị cảnh chuyển. Làm sao có thể tiêu diêu tự tại? Phải buông xuống, phải yên tâm. Yêu cầu yên tâm, yên tâm được thì an. Làm sao an được? Làm một số việc tâm an lý đắc, tự cho tâm linh mình món thù lao lớn nhất có thể đạt được an tịnh, an tường, bởi vậy do tâm lớn chứ không phải do vật lớn. Làm sao mới có thể yên tâm? Phải cách vật mới có thể trí tri, vì vậy, “Tâm hư minh lý nghĩa, Tâm thật tức vật dục” (Tâm hư không thì hiểu lý nghĩa, tâm đầy tức là vật dục). - Cái gì gọi là thân vật? Thân vật tức là tửu sắc tài khí,
  • 44. 44 bởi vậy phải cách vật. - Tâm cũng chính là Nhân, cũng là tính. “Tính giả, lễ chi đoan giả”, tâm tức là bổn tính, cũng là từ xưa Thánh Hiền cầu Nhân đắc Nhân, là sự bắt đầu hy sinh vì chính nghĩa của các hào kiệt chí sĩ. - Tuy chịu sự đối đãi bất bình đẳng, nhưng không thể oán Thiên trách người, phải biết di chuyển ý niệm, đi cách tâm, “liễu” bỏ. Những người liễu bỏ rồi, tâm bị bất cứ sự dày vò nào, phải biết hóa bỏ đi. Nếu không, kết quả của sự tích lũy, khổ chỉ là mình. Tâm rất dễ dàng làm tổn hại mình, làm cho mình không được mạnh khỏe, tâm lý không lành mạnh, thân thể cũng không khỏe mạnh. - Phải cách tâm, cách tâm tức gọi là chánh tâm, cách giả tức gọi là chánh giả. - “Thập tín” quấn đỉnh huấn: Tính tâm, niệm tâm, tuệ tâm, định tâm, tân tiến tâm, giới tâm, hồi hướng tâm, hộ pháp tâm, nguyện tâm. - Rác hôm nay thì hôm nay phải làm sạch. Hôm nay không đổ, hôm nay không làm sạch thì dễ dàng sinh hôi thối, rác nội tâm cũng vậy. Vì sao việc hôm nay phải hoàn tất trong hôm nay, chữ “hoàn tất” này là trước khi đi ngủ phải phản tỉnh chính mình, đó mới là hành Đạo thật sự, tu Đạo thật sự. - Tùy duyên mới có thể tự tại. Hy vọng các con giữ được phần tâm đó đối với mình, hy vọng các con đừng tự tổn thương mình, đem tình thương rãi khắp mọi nơi, cho
  • 45. Quang Minh Trí Tuệ 45 những người cần thiết phải cho, để lòng thương của các con đối với chúng sanh vĩnh viễn vô tận. - Làm bất cứ việc gì phải dùng tâm hoan hỷ đi đối mặt, trong đường đời nhân sinh rất khó có hoàn mỹ, bởi vậy lấy tâm hoan hỷ đi tiếp nhận khiếm khuyết đó, như vậy mới trưởng thành được, phải dùng tâm hoan hỷ đi quan sát khiếm khuyết này, sau đó vượt qua nó, do đó thấy được điều không tốt thì phải đi bao dung nó, thấy được điều tốt thì phải hoan hỷ tiếp nhận nó. - Trong tâm niệm niệm có Tiên Phật thì trong tâm có Phật. Rất thành tâm mà niệm thì cũng sẽ thành Đạo. - Biết được bệnh tật của chúng sanh tức là tha tâm thông, biết được đau khổ của chúng sanh tức là tâm từ bi, có tâm từ bi sẽ rất dễ thành Tiên Phật. Tây Phương tuy xa, chốc lát sẽ tới.
  • 46. 46 BỐN KHOÙA TRÌNH TU ÑAÏO THIEÂN PHAÅM CAÙCH - Muốn thành tựu phẩm cách tốt đẹp trước tiên phải hội đủ hai điều kiện là: “Cần kiệm, Chân tâm”. Cần hội đủ hành vi như thế nào mới hội đủ mỹ đức? Cần phải hành thiện rồi sau đó mới có mỹ đức. Tâm phải thật sự hành mới có đức, mới có chân, thiện, mỹ. - Người tu đạo, trước tiên phải tu sửa mình, bản thân đạt tới viên mãn, tu thân lập đức trước tiên bản thân phải chánh. Điều gì gọi là “đức”? “Đức” là bố thí cho nhiều, vì từ bi hỷ xả mới có đức, cho nên đắc đạo rồi còn phải bồi đức, còn phải tu thân, chánh kỷ, thành nhân (nhân nghĩa) mới thật sự là lập đức, mới thật sự là lập công. - Phàm việc gì phải tự yêu cầu bản thân mình, nghĩ tới người khác nhiều hơn nghĩ tới bản thân mình là đã trưởng thành. Trong lúc mình ngồi tịnh, mới có thể tự kiểm, hối cải, lúc nói chuyện phiếm, đừng nên nói chuyện thị phi của người
  • 47. Quang Minh Trí Tuệ 47 khác. Tự kiểm mình không sai tức là tâm an, họa lớn nhất chẳng qua là do tham, tội lớn nhất chẳng qua là nói chuyện thị phi. - Họ làm Tiên Phật, học tu dưỡng là luyện tính bền bỉ, độ dẻo dai. Một chữ “cách”, tẩy tâm cách diệu, một chữ “dao” phải mau chóng chặt đứt những gì phải chặt. Nắm bắt càng nhiều, mất càng nhiều, nếu nói triết học xử thế của đời người, đem độ dẻo dai, tính bền bỉ học cho tốt, làm việc gì đều có thể thành công. - Phải lập tức sửa bỏ thói quen tật xấu, đừng cứ để ngày mai mới sửa, có tích một chút thói quen, thói xấu thì cần phải tích cực sửa đổi, không nên nghĩ ngày mai mới sửa đổi, có lẽ một phút sau là không còn hơi thở nữa. - Một động cơ, một niệm đầu tức là một điều sai, nếu tiếp tục hành động ra là sai lầm thứ hai rồi. - Trong lúc mình buông thả tức là tự mình làm hại mình. COÂNG ÑÖÙC - Hiện tại cũng là đang dành dụm tiền vô hình, có biết không? Tài khoản đã được mở ở ngân hàng Lý Thiên rồi, mở tài khoản rồi phải đem tiền vô hình gửi vào, tiền vô hình này phải dành dụm như thế nào? “Hành công lập đức”, không nhất định ở Phật Đường mới có thể hành công lập đức, hôm nay nói một lời tốt với người ta, cho người ta một phương tiện, cho người ta một sự giúp đỡ nhỏ, đó cũng là
  • 48. 48 một việc công đức, trong sinh hoạt đều có thể hành đạo, đều có thể đem đạo phát huy cho tốt. - Không oán trách, không sai trái tức là công đức, như vậy không hối hận, đó mới là công đức. Nhưng nếu như chấp trước công đức thì không có công đức. - Tu Đạo không nên chấp tướng công đức, phải loại đi tướng công đức, như vậy mới là công đức. - Lúc nào cũng cho người ta hy vọng, tức là công đức, không phải hôm nay ở trong Phật Đường làm bao nhiêu việc mới là công đức, công đức là lúc nào cũng cho người ta niềm hy vọng. - Cái gọi là bố thí không phải là bố thí tiền mà thôi, phải thật lòng bố thí, không phải ở chỗ tiền nhiều hay ít, mà ở chỗ tâm thật hay không. - Lúc bố thí giống như đem hoa từ tay trái trao qua tay phải vậy, thí qua thí lại đều là ở trong tay mình. Càng bố thí tâm lượng càng rộng, đây mới là hàm ý thật sự của bố thí. - Bất kể loại bố thí nào chỉ cần có tâm đều là sự bố thí rất tốt. - Có bốn loại bố thí: tâm, diện, ngôn, thân. * “Tâm thí”: phải bố thí như thế nào? Tâm thuần khiết không có ô nhiễm, không có thiên niệm (suy nghĩ nặng về một bên) cũng là một loại bố thí. Tại vì tâm chánh không có thiên lệch thì sẽ không làm dơ bẩn tâm linh, đây cũng là một loại công đức nội tại.
  • 49. Quang Minh Trí Tuệ 49 * “Diện thí”: trên gương mặt lúc nào cũng nở nụ cười, đem cái vui vẻ cho người khác thì bản thân mình cũng vui vẻ. * “Ngôn thí”: cố gắng dùng lời nói cổ vũ thay thế cho lời trách mắng nặng nề, cố gắng nói lời tốt, cố gắng đừng nên phê bình người khác. * “Thân thí”: Lấy mình làm gương, thúc đẩy người khác, thấy người khác có nạn phải giúp đỡ họ. HOÛA HAÀU - Mình phải theo kịp thời đại, cũng cần phải theo kịp bản thân, đây không chỉ là thể xác của mình mà thôi. Lúc hoàn cảnh ngoại tại ảnh hưởng mình, bất kể lớn hay nhỏ, mình đừng nên bị ảnh hưởng. Cái gọi là người định thắng Thiên, trong sinh hoạt hằng ngày phải ghi nhớ đừng gấp, đừng vội, cuối cùng để mình học được: “Phàm việc gì lúc đang gặp phải khó khăn, nếu như mình có tâm chịu khó, chịu khổ, có nghị lực, dù có khó khăn đến đâu cũng có thể hoàn thành”. Trong quá trình tu, bất kể mình gặp khảo nghiệm nhiều hay ít, lớn hay nhỏ, ghi nhớ trước tiên phải tịnh xuống, suy nghĩ kỹ, sau đó mới đi phá bỏ nó. - Hy vọng đồ đệ của Thầy đối với chúng sanh có thể quảng kết thiện duyên, chuyển ác thành thiện, gặp phải chuyện bất bình, nhẫn nhịn một chút, nhịn một lúc sóng yên gió lặng. Ghi nhớ nhịn một lúc sóng yên gió lặng. Nhẫn được là của mình đó, nhẫn được là mình có một phần, nhẫn không
  • 50. 50 được thì bay luôn theo gió. - Phản tỉnh khi mình ở trong hoàn cảnh thuận hay nghịch, đều có thể để tâm phản tỉnh rõ rệt. Suy nghĩ xem căn bệnh sở tại (nguồn gốc hiện tại của bệnh), điềm tỉnh được hay không? Nhẫn không được phiền, chịu khổ không được, chịu không được sự cám dỗ, không chịu được sự đụng chạm, chịu đựng không được áp lực, lúc có sự thay đổi quyết tâm của mình, phải có định lực như núi, đức tính như nước, lòng dạ như Thánh Hiền thanh tịnh như minh nguyệt, ôn hòa như nắng ấm, như lời tâm sự của gió dịu. - Nếm được mùi khổ trong sự khổ mới là người vượt trội. Vì sao chúng sanh không thích chịu khổ, không chịu khổ là giảm phước đó. Khổ tận cam lai, phải nhẫn nhịn, nhẫn nhịn mới có thể thành Bồ Tát. Muốn làm Bồ Tát rất đơn giản, nhân đạo làm tốt, bất kể người khác như thế nào, người người đều có thói hư tật xấu, hơi một tí không vừa ý thì nổi giận, hỏa khí lớn thì gan hỏa lớn, gan hỏa lớn thì đau ốm lớn, không thể không cẩn thận được! - Vừa bắt đầu học Đạo phải có sức mạnh, phải tích cực, khó chịu cũng phải nhẫn nhịn, nhẫn nhịn mới có hy vọng, mới có thể thành Tiên Phật. - Phải làm một đấng nam nhi! Rơi máu không rơi lệ. Cái gọi là khổ, mình phải trải qua mới biết cái gì gọi là khổ, một khi mình trải qua rồi mình đã quên mất cái gì gọi là khổ, là vì tâm hồn mình đã rộng mở, hà tất phải để gánh nặng đó cho mình.
  • 51. Quang Minh Trí Tuệ 51 - "Thiên Đạo nghịch hành", nghĩa là sau này nếu gặp nhiều bất thuận, việc không như ý, mình phải luôn hồi tưởng lại bản thân là người tu Đạo, phải đột phá, phải xông phá những điều bất thuận, không nên buông mình trôi nổi theo sóng. Nếu như cảm thấy hành rất đau khổ, cũng phải vượt qua, nhịn những gì người ta không thể nhịn được mới có thể thành tựu, giả sử phải gặp gian khó mà thoái lui, sẽ không có cách lên đến đỉnh cao của sinh mệnh. - Người ta mắng mình, mình không giận, người ta cho mình xem sắc mặt, mình vẫn thản nhiên, đây tức là hỏa hầu. Nhưng nếu tự mình làm sai điều gì thì phải biết coi sắc mặt, đây gọi là tiến thoái. Biết tiến thoái cũng gọi là "hỏa hầu". - Nghịch đến thuận nhận, nhẫn nhục, nhịn là cao, co duỗi tự nhiên không phiền não, nhường người một bước rộng vô hạn. - Sức mạnh thật sự là gì? Là có thể thuần phục kỳ tâm, có thể hạ mình nhỏ nhẹ, phải làm những việc người khác không làm được, nhịn được những việc người khác không nhịn được, như vậy tu đạo mới có tiến bộ. - Học Đạo phải tâm bình khí hòa, phải tâm bình khí hòa tức phải tu luyện tâm tính, tu nhân tâm này, phải trừ đi thói hư tật xấu, luyện tính này. Trong quần chúng, lúc làm việc phải rèn luyện tâm tính, bất kể gặp phải khảo nghiệm, gặp phải trắc trở, đều phải không oán trách, không tranh biện, một khi tranh biện thì sa vào thị phi, một khi thị phi thì sa vào cực đoan, thì không phù hợp với lý của Trung Dung nữa.
  • 52. 52 - Có khi các con cũng giống như một trái banh, banh có tính đàn hồi, có áp lực mới bật lên cao. Cho nên trong lúc người khác gây áp lực, cũng không cần bác bỏ, nếu có thể đem áp lực hóa thành trợ lực, đó không phải không tốt lắm sao? LEÃ TIEÁT - Quỳ lạy khấu đầu là lạy sinh mệnh của chính mình, chữ mệnh viết như thế nào? Là người nhất khấu. Trong lúc khấu đầu, tức là đang nói với chính mình, phải tự mình công phu phản tỉnh, nếu như kiêu ngạo thì có thể phản tỉnh được điều gì? Tâm trí cao ngạo, vĩnh viễn tự cho mình là đúng, vậy thì có gì để phản tỉnh? Trong tâm mỗi người, Thiên phú cho thiên tính đều là tự tính Phật, bởi vậy lúc đối mặt với Tiên Phật cũng giống như đối mặt với Phật Tính của mình vậy, cúc cung với Tiên Phật cũng giống như khiêm cung phản tỉnh với chính mình vậy, lúc chấp xá cũng giống như ở hồng trần, lập thân hành đạo phải biết khiêm cung, phải cúi lưng thấp một chút mới không đụng phải cửa thấp, tiếp đến chân trái hướng trước bước ra, giống như làm việc vậy, phàm việc gì không nên làm vội làm vàng, cũng không nên quá liều lĩnh, cũng như Trung Dung Chi Đạo mà Khổng Lão Phu Tử đã nói. Chỉ làm mà không suy nghĩ thì không phù hợp với Trung Đạo, chỉ nghĩ mà không làm, lý tưởng cũng không thực hiện, do đó làm người xử thế từng bước từng bước đi cho vững chắc. Vì lẽ đó khi chúng ta khấu đầu với
  • 53. Quang Minh Trí Tuệ 53 Tiên Phật tức là làm việc phản tỉnh tốt nhất đối với chính mình. Tăng Lão Phu Tử có một câu nói: "Ngô nhật tam tỉnh ngô thân" (Ta mỗi ngày tự phản tỉnh ba lần). “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân” mới có thể thành tựu một đời Thánh Nhân. Trên con đường học đạo, tu đạo tâm phải biết điều hòa, biết bình tĩnh, biết được cảnh từ tâm chuyển, không được tâm tùy cảnh. - Phép tắc để chúng mình càng trưởng thành, xây dựng chúng mình thành người tiêu chuẩn. - Khấu đầu tâm phải thành, phải hồi quang phản chiếu, gân mạch phải kéo thẳng, phần đầu buông lỏng, tay và đầu cùng động, do chân chịu sức lực, "khấu đầu" phải "khấu tay" động tác khấu đầu có phát có thu, động tác trước sau như một, đây là tinh thần của Nhất Quán Đạo. Khấu đầu phải thành tâm, mục đích của khấu đầu là nuôi dưỡng tâm cung kính khiêm hòa, vả lại khấu đầu tư thế chính xác có thể làm thông kinh mạch, có lợi cho thân thể khỏe mạnh. - Lúc khấu đầu phải thâm (sâu sắc), tư (tư tưởng), mạc (âm thầm) tưởng Tiên Phật, sau đó xem mình như Ngài, khấu đầu như thế mới có ý nghĩa.
  • 54. 54 HOÏC ÑAÏO BAØN ÑAÏO THIEÂN - Các con còn trẻ tuổi, tuy rằng nhân sinh vô thường không thể đoán trước tương lai, chỉ cần nắm bắt mỗi một ngày, đem Thiên Đàng dời xuống Nhân Gian, mỗi ngày đều như Thiên Đàng. Sự thật Thầy đã đem Thiên Đàng dời xuống nhân gian, mỗi một chúng sanh đều có hy vọng tiến đến thế kỷ mới, không kể là người tu đạo hay là người bình thường, vào lúc đang tiến đến thế kỷ mới phải càng có nhiều nghị lực, định lực và kiên trì, phải tăng cường sự hiểu biết cho chúng mình, nếu không tăng cường cho mình thì không có phương hướng, sẽ bị thời đại đào thải. - Mình là chủ nhân của chiếc pháp thuyền này, người khác không thể lật đổ mình, một thuyền trưởng cần phải có sức chèo về phía trước, nhưng một khi không cẩn thận thì có thể trở thành người lật thuyền, vì thế bất luận ở nơi nào, ở vai diễn nào, kiên trì một tính niệm, cuối cùng phải thành Phật. Mình là một vai diễn, một lực lượng quan trọng trong việc hóa nhân gian thành thiên đường, bất kể tới nơi nào tấm lòng đều như nhau. - Các con cứ cầu mãi, cầu cái gì? Cầu diệu, cầu tốt, cầu
  • 55. Quang Minh Trí Tuệ 55 lớp học viên nhiều, đó cũng là một loại chấp trước. Điểm xuất phát lớn nhất là vì lợi ích chúng sanh mà cầu, nhưng phải xem nhẹ công danh, lợi lộc ở thế tục, vận dụng trên Đạo trường, tất cả đạo pháp đều là tự nhiên. - Có rất nhiều việc đòi hỏi mọi người cùng nhau làm, không phải ai mạnh nhất là tốt nhất, bản thân đừng nên quá nổi bật, phải phối hợp với mọi người. - Cần buông xuống, không nên chấp trước nữa, chuyện phải gánh vác thì không nên trốn tránh. Mỗi một người đều có một sứ mệnh, không chỉ là Điểm Truyền Sư, Giảng Sư mới có sứ mệnh, mà mỗi một vị chúng sanh đều là nguyện ai nấy liễu, việc ai nấy làm, đừng vượt qua mặt người khác, ở cương vị nào thì làm việc đó, nhưng trong khi làm việc phải đoàn kết một lòng. - Muốn thành tựu một sự việc, cần phải đạt được cách nhìn giống nhau. Nếu tự mình đi làm, lấy mình làm chủ, tự mình cố chấp, như vậy thì thất bại rồi, vì thế việc gì đều phải đạt được cách nhìn giống nhau. Cách nhìn giống nhau tức là có cùng chung hiểu biết, có cùng chung hiểu biết thì tâm mới như nhau. Các đồ đệ, các con tay nắm tay, tâm liền tâm, đạt thành một cách nhìn giống nhau, đừng nên tiếp tục phân bên này bên kia, cũng không nên luận dài ngắn nữa, thế giới này đã đủ khổ rồi, đừng nên tạo thêm một số việc phân tranh nữa. Có được hay không? - Sự lưu hành của Đại Đạo không phải là ai cũng đều sánh chói trước mặt mọi người, mọi người cùng nhau nổ lực,
  • 56. 56 Thiên Mệnh mới có thể vĩnh viễn lưu hành, người có tâm thì có mệnh, tức là Thiên Mệnh hộ trì, trợ lực. - Các con đều là người đại biểu của Thầy, bàn đạo cũng như là bác sỹ vậy, nơi nào có khổ nạn thì cứu nơi đó, đi khắp nơi hành công kết thiện duyên. - Cơ duyên Ơn Trên cho mọi người đều như nhau, tiếp được hay không phải xem công phu, xem mình có tâm hay không mà thôi. - Học Đạo phải miễn cưỡng bản thân, mà trong sự miễn cưỡng đó lại có độ lỏng của nó, có khi không thể quá tùy tâm của mình, phải cho người khác quản thúc một chút, mọi người đều không quản thúc mình thì thật đáng thương cho mình. Người ta quản thúc mình là yêu thương mình, vì mến mình, hy vọng mình tốt mới quản thúc mình, vì thế những người xung quanh có yêu cầu đối với mình, mới là đối với mình tốt. - Bàn Đạo phải thắng bản thân mình, cũng cần phải thắng người khác. Tại sao phải thắng bản thân mình? Tức là phải chiến thắng thói hư tật xấu của bản thân. Cái gì gọi là thắng người khác? Dù cho bước chân của người khác có hơi chậm, bản thân cũng không được chậm theo. - Hướng ổn định của nhân gian ở đâu? Tại nơi người có đức cao vọng trọng, tại có tâm bàn đạo, có tâm độ hóa chúng sanh, tâm càng cường mạnh thì sứ mệnh càng mạnh, nếu qua loa xong chuyện thì Ơn Trên không dám giao sứ mệnh cho mình.
  • 57. Quang Minh Trí Tuệ 57 - Tiên đơn là một thang thuốc diệu kỳ, do mồ hôi và nước mắt hòa lẫn với nhau mà thành. - Phải không ngừng cầu tiến bộ, không ngừng mà yêu cầu, không có điểm dừng, có hiểu hay không? Có lẽ bên ngoài có một đỉnh điểm, nhưng bồi dưỡng nội tâm nội đức là vô cùng tận, ở giai đoạn nào thì giai đoạn nấy phải không ngừng đổi mới, không ngừng mà thăng tiến, mới không bị đình trệ, mới không cảm thấy quá phiền, quá buồn bực. Các con thường gặp phải nghịch cảnh, tại vì tâm cảnh vẫn chưa điều tiết đến đúng chỗ, vì thế sẽ nghi ngờ những việc mình làm, sẽ cảm thấy mù tịt, nếu như khi điều tiết đến đúng chỗ thì trong tâm sẽ cảm thấy rất khoan khoái dễ chịu, rất thản nhiên, tuy rằng gặp một ít trắc trở cũng xem nó là quá trình, cho rằng đó là điều tất nhiên. - Tận tâm tận lực thì không hổ thẹn với Thiên Địa, bởi vì có tận tâm mới có thể tương dung cùng Thiên Địa. Nếu không có thiên tâm thì không có biện pháp làm việc thiên hạ. Nếu muốn đứng giữa thế giới tự nhiên của Trời Đất, thì phải hành tự nhiên mới có thể đạt tới sự viên mãn. - Có thành tựu là tại vì dùng tâm, nếu như có quá nhiều cơ hội nhưng không dùng tâm thì sẽ không trưởng thành, phàm làm việc gì thì phải dùng tâm đó mới có thể đắc được tính đó. - Các con đều có gánh Thiên Mệnh, Thiên Mệnh không có lớn nhỏ, chỉ xem các con có thật sự muốn hay không? - Bất kể thành tựu hôm nay là gì, chỉ cần dùng tâm, thì
  • 58. 58 sẽ thành công, bất luận thành công lớn nhỏ, cũng bất luận làm việc lớn nhỏ, chỉ cần thật tâm thật ý, thành tâm thành ý làm, đó tức là việc lớn. - Ơn Trên cần sự nổ lực của mình, chứ không phải cần thành tựu, thành tựu không có vĩnh cửu, cần là sự nổ lực hằng ngày, sự nổ lực hằng ngày mới là quý nhất. - Thiên Mệnh là gì? Trên thân mọi người đều có Thiên Mệnh, “Thiên Mệnh chi vị tính, suất tính chi vi Đạo, tu Đạo chi vị giáo”, mạng này còn gọi là sứ mệnh, sứ mệnh tức là bổn phận của mọi người, mỗi người đều có trách nhiệm của mình. - Người ta không muốn làm thì mình làm, như vậy mới là chân tu thật luyện, mọi người đều lựa chọn việc tốt mà làm, như vậy là không phải đang liễu nguyện. - Tới Phật Đường bất kể việc lớn việc nhỏ đều đi làm, Ơn Trên nhận lấy phần tâm đó của mình, mà không phải xem việc mình làm là lớn hay nhỏ. Phải làm những việc mà người khác không làm giống như quét nhà, quét dọn vệ sinh, việc dễ làm người người đều giành lấy mà làm, vậy thì không có kỳ công. - Sự việc ở nhân gian không có đúng hay sai, chỉ cần mình làm được trôi chảy là đúng, chỉ cần thuận theo Thiên Mệnh mà làm thì được trôi chảy. - Tu Đạo có dễ điều chỉnh hay không? Bàn Đạo có hay không có thước đo? Toàn bộ do lòng tận tâm của mình, đã toàn là do lòng tận tâm của mình, có cần theo lương tâm
  • 59. Quang Minh Trí Tuệ 59 mình mà làm việc không? Cho nên có nhiều việc đều phải yêu cầu đòi hỏi bản thân mình. Tại sao bảo các con không cần cầu xin? Cầu xin điều gì? Cầu bản thân mình. Lúc các con khấu đầu, càng nghĩ nhiều tới dấu chân người khác, nghĩ tới tinh thần của họ, nghĩa là phải nhắc nhở mình, sau này mình cũng có thể như vậy. Xem quá trình hiện tại của mình, xem dấu vết mà mình đã đi qua mà thôi. Có lúc bàn đạo không phải là khuôn mẫu mà phải xem sự cần thiết của chúng sanh. - Khi mình cho rằng mình thuộc loại nhân tài gì? Mình có thể làm được loại việc gì? Đều có thể ở trên Đạo Trường tìm một cương vị thích hợp với mình mà đi làm. Nơi này không được tranh cường đấu thắng, không được có tâm so sánh, tâm tính toán, tâm phân biệt, tâm đối đãi. - Đối với mọi người, các con phải dùng lý mà dẫn dắt, đừng nên tưởng rằng người nhập môn của Thầy thì có thể bình an lâu dài, thân thể khỏe mạnh. Không nên thế Thầy thu nhận về phía mình quá nhiều, không được viên mãn mà còn hại Đạo, mình nhận lời với ai, hoặc trong lúc thay Thầy nhận lời, phải tự tin có năng lực đi đảm nhận mới làm. Cái này gọi là thiếu tiền dễ trả, thiếu mạng khó đền, tâm thái của mọi người đều bất đồng, khi mình đảm nhận được thì mới đi nhận lời, nếu không âm thầm đi làm là được rồi.
  • 60. 60 LÒCH LUYEÄN KHAÛO NGHIEÄM THIEÂN - Ơn Trên cho mình khảo nghiệm là bản thân mình làm không tốt, phải cảm tạ Ơn Trên khi cho mình cơ hội rèn luyện như thế này. Khẩu khí cha mẹ không tốt, phải đi cảm ơn là do cha mẹ đào tạo chúng mình. Ở trong công ty cấp trên đối với chúng mình không vừa ý, bắt bẻ rất nhiều cũng không được nản lòng, phải cảm ơn họ, vì họ đang giúp mình, mài luyện tâm mình. Ghi nhớ! Xử sự đều phải mang tấm lòng cảm ơn, mới có thể từ từ đi hiểu rõ, đi tìm hiểu thì hiểu ra tiềm năng của con người vô cùng lớn. Vì sao? Tại vì tiềm năng báo cho mình biết có thể bao dung tất cả, có thể tiến bộ thêm chút nữa, từng bước đi lên. Cho nên trong quá trình này, phải dưỡng tấm lòng bao dung tất cả, trân trọng mỗi một khắc quanh mình. - Ma có hai loại: một loại là ma bên ngoài, một loại là ma tâm, ma bên ngoài dễ hàn phục hơn, ma tâm thì khó khăn rồi. Nó sẽ đến quấy nhiễu tâm mình, để khi mình thấy bất cứ sự việc gì thì không có phán đoán, mất đi ý chí, không có biện pháp phân biệt thật giả, nó dắt mình đi vào đen tối, mất đi quang minh. Làm sao hàn phục tâm đó đây? Tịnh tâm