SlideShare a Scribd company logo
1 of 42
Download to read offline
Phần 1: Giới thiệu
                                Khoá học này về nội dung gì?

MỤC TIÊU:
Bạn sẽ hiểu được những thông tin chính về khoá học để sẵn sàng cho các học
phần tiếp theo:
          Mục tiêu khoá học
          Kết cấu tổng thể khoá học
          Bạn có khả năng làm đươc gì/ trở nên như thế nào sau khoá học này
THÔNG TIN CƠ SỞ
A. Mục đích của khoá học: Giúp người học chuẩn bị tốt hơn bộ hồ sơ /đề xuất
dự án phát triển để có thể nhận được hỗ trợ từ các nhà tài trợ quốc tế
B. Kết cấu chung của khoá học:
          Ngày1: Giới thiệu, Các kiến thức cơ bản, Phân tích các nhóm có liên quan
          Ngày 2: Phân tích vấn đề
          Ngày 3: Phân tích mục tiêu và lập kế hoạch
          Ngày 4: Quy trình lập kế hoạch& Trình bày

C. Sau khoá học, bạn sẽ có kỹ năng viết một bộ tài liệu dự án cụ thể, chính xác và lô-gíc hơn,
có tính thuyết phục cao đối với người đọc.

D. Những đặc điểm chính của khoá học
Khoá học này nhằm
         Tạo cơ hội để học viên học tập được các kiến thức lý thuyết và thực hiện các hoạt
         động thực hành cần thiết trong lập kế hoạch một dự án/ chương trình ODA
         Cuối khoá học, bạn sẽ có thể chuẩn bị một tài liệu dự án sử dụng các biểu mẫu thực tế
         (Phụ lục 2 và 3).
         Khoá học trọng tâm vào quá trình xây dựng dự án bắt đầu từ “xác định những lĩnh vực
         có khả năng can thiệp” đến “tổ chức thực hiện dự án”. Ở đây khung Lô-gíc được dùng
         như một công cụ lập kế hoạch.
E. Định hướng
Mỗi phần bao gồm các nội dung được đặt các biểu tượng như sau:

Câu hỏi chính,          Câu hỏi chính:
                  MỤC TIÊU của học phần,
                  THÔNG TIN CƠ SỞ về học phần, và
                  CÁC HOẠT ĐỘNG để đạt được mục tiêu của học phần



Sự nhất trí quan điểm giữa các thành viên trong nhóm của bạn là yếu tố không thể thiếu
trong thực hành tất cả các học phần của khoá học này.

                 PHẦN 2: TỔNG QUAN - CÁC BƯỚC XÂY DỰNG DỰ ÁN
                         Các bước xây dựng một dự án ODA là gì?

MỤC TIÊU


                                              1
Các bạn sẽ hiểu được tổng thể tất cả các bước để xây dựng một bộ hồ sơ dự án ODA chuẩn.

THÔNG TIN CƠ SỞ
Khoá học này trọng tâm vào hướng dẫn phương pháp xây dựng một bộ hồ sơ dự
án ODA chuẩn để đề xuất với các nhà tài trợ quốc tế.
Quá trình xây dựng bắt đầu với bước “Xác định những lĩnh vực có khả năng can
thiệp” và kết thúc với bước “Tự đánh giá nội bộ và tổ chức thực hiện dự án”

Quá trình này bao gồm các bước sau đây


    1.   Xác định những lĩnh vực có khả năng can thiệp
                                                                                       5. Phân tích mục
    2.   Phân tích các bên liên quan                                                        tiêu
                                                              4.Phân tích tình trạng
                                                                   & vấn đề
    3.   Tìm hiểu những thành tựu đạt được                                                         6. Lựa chọn can thiệp

    4.   Phân tích tình trạng & vấn đề                 3. Tìm hiểu

    5.   Phân tích mục tiêu                       3.
                                                       những thành

    6.   Lựa chọn phương án can thiệp                                                                     7.Xây dựng
                                                                                                          khung lô gíc

    7.   Xây dựng khung lô-gíc
    8.   Tự đánh giá nội bộ                                                                               8.Tự đánh giá
                                                       2. Phân tích bên liên                                nội bộ
                                                             quan
    9.   Điền form thông tin dự án theo mẫu (Phụ lục 3)
                                                                                                           9.Xây dựng
                                                                       1. Xác định những lĩnh
    10. Đệ trình dự án                                                                                    biểu mẫu phụ
                                                                                                              lục
                                                                         (Chuẩn bị Phụ lục 2)

                                                                                                            Trình




HOẠT ĐỘNG: Cho biết có cần bổ sung ý kiến gì cho mỗi bước không
Thảo luận xem các bước nói trên đã phản ánh đủ quá trình xây dựng dự án
thực tế tại cơ quan bạn chưa (cơ quan hữu quan). Hãy chỉ ra xem cần phải
mô tả bổ sung gì không và vào phần nào
         Hoạt động 2.1: Cho ý kiến xem có cần chỉnh sửa gì không
       Bước                                           Ý kiến




                                             2
PHẦN 3: XÁC ĐỊNH NHỮNG LĨNH VỰC CÓ KHẢ NĂNG CAN THIỆP (BƯỚC1)
Bạn khởi động quá trình lập kế hoạch một dự án ODA thế nào, có cần phải phù hợp với các
                 lĩnh vực ưu tiên của chính phủ và nhà tài trợ không?

MỤC TIÊU
         Bạn sẽ xác định những lĩnh vực có khả năng can thiệp để đề xuất một dự
         án ODA.
       Bạn có thể sử dụng khuôn khổ dự án đã được khẳng định để xây dựng Đề cương sơ bộ
(theo mẫu Phụ lục 2)

THÔNG TIN CƠ SỞ
Bạn phải khẳng định được khuôn khổ dự án mong đợi để làm cơ sở thảo luận
giữa các thành viên trong nhóm. Đây là bước khởi động quá trình lập kế hoạch
một dự án ODA. Bước này bao gồm ít nhất các thông tin chính yếu sau:

                                  Tên dự kiến của dự án
Lĩnh vực hoặc                         Cơ quan thực                           Các đối tượng
                    Thời kỳ dự án                            Ngân sách
ngành mục tiêu                            hiện                                hưởng lợi

Sau đó các thông tin chính yếu này sẽ được kiểm tra đối chiếu với các nội dung và quan điểm
sau đây trước khi thảo luận chi tiết về xây dựng dự án.
         Có phù hợp với chính sách, nghị đinh, quyết định vv… của Chính phủ Việt Nam
         không.
         Có phù hợp với lĩnh vực ưu tiên của nhà tài trợ dự kiến không.
        Câu hỏi: Liệu những can thiệp dự kiến có giúp đỡ được người ngèo không?
Nếu khung này làm sai, đề xuất dự án sẽ bị Bộ Kế hoạch đầu tư/ Nhà tài trợ gạt bỏ/ từ chối do
nó không thích hợp với lĩnh vực ưu tiên và chính sách của họ.

         Các chính sách và kế hoạch của Chính phủ Việt Nam liên quan đến ODA
Các lĩnh vực ưu tiên cho các dự án/ chuơng trình ODA được quy định trong nghị định 17/2001-
CP sửa đổi:
      1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn (gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, nuôi
         trồng thuỷ sản) cùng với xoá đói giảm ngèo.
      2. Xây dựng hạ tầng kinh tế hiện đại và đồng bộ.
      3. Phát triển hạ tầng xã hội (Y tế, giáo dục, phát triển dân cư…)
      4. Bảo vệ môI truờng và tài nguyên thiên nhiên
      5. Nâng cao năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, tăng
         cường năng lực nghiên cứu phát triển.
Các lĩnh vực khác do Thủ tướng chính phủ quyết định theo từng trường hợp do Bộ KHĐT và
các cơ quan hữu quan trình.
Kế hoạch của chính phủ:
         Các văn kiện quốc gia: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (SEDP), Chiến lược
         xoá đói giảm ngèo và tăng trưởng toàn diện (CPRGS), Kế hoạch phát triển kinh tế xã
         hội hàng năm, Chiến lược khung về ODA, danh mục dự án/chương trình quốc gia,
         Tuyên bố Hà Nội, vv.



                                              3
Các văn bản cấp ngành: Kế hoạch phát triển ngành 5 năm, kế hoạch phát triển ngành
         hàng năm, danh mục các dự án/chương trình của nghành.
         Các văn bản cấp tỉnh: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của tỉnh, các kế hoạch
         phát triển hàng năm của tỉnh, danh mục các chương trình/dự án ưu tiên của tỉnh.

HOẠT ĐỘNG 3: Xác định các lĩnh vực có thể can thiệp (ví dụ để
thảo luận tại lớp )
Hãy thảo luận cùng với đồng nghiệp của mình những lĩnh vực nào
(ngành nào/tiểu ngành nào) có thể can thiệp (ví dụ để thực hành tại lớp).
 (a) Thống nhất xem tiểu ngành nào định chọn để xây dựng một đề
      xuất dự án.
 (b) Liệt kê tất cả các chính sách, nghị định, quyết định và các văn bản liên quan đến chính
      sách khác.
 (c) Kiểm tra xem ngành (chuyên ngành) bạn vừa xác định có phù hợp với (b) không
 (d) Kiểm tra xem các nhà tài trợ tiềm năng có coi ngành (tiểu ngành) bạn vừa xác định là
      quan trọng không
 (e) Những đối tượng nào thuộc nhóm người nghèo có thể được hưởng lợi từ sự can thiệp dự
      kiến của dự án.

Bạn có thể đề nghị các nhà tài trợ /Bộ KHĐT kiểm tra tại bước này xem lĩnh vực, ngành/ tiểu
ngành bạn chọn có phù hợp với yêu cầu của nhà tài trợ bạn định xin tài trợ không.

HOẠT ĐỘNG 2.1: Xác định lĩnh vực có thể can thiệp và kiểm tra sự phù hợp với các
chính sách của chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ không
Khuôn khổ dự án (Phụ lục 2)
               TÊN DỰ ÁN
          1. Cơ quan đề xuất a) Tên, b) Địa chỉ, c) Số điện thoại
           2. Mục tiêu dự án a) Mục tiêu dài hạn (Mục tiêu tổng thể), b) Mục tiêu ngắn hạn
                              (Mục đích)
         3. Hình thức hỗ trợ a) Hỗ trợ kỹ thuật, b) Đầu tư
      4. Nội dung/hoạt động
                       chính
                  5. Địa bàn
         6. Ngân sách dự án Tổng vốn dự án (USD): ……………..
                              Trong đó: a). Vốn ODA USD, b) Vốn trong nước VND
        7. Thời gian dự kiến
       8. Đề xuất nhà tài trợ
               Chủ đề thảo luận                                    Mô tả
(a) Lĩnh vực, ngành mục tiêu

(b) Liệt kê tất cả các chính sách, nghị định,
quyết định và các văn bản liên quan đến chính
sách khác mà bạn cần tham khảo trước khi bắt
đầu lập kế hoạch dự án.
(c) Kiểm tra xem (a) có phù hợp với (b) không
và nói rõ tại sao.


                                                4
(d) Liệt kê tất cả các nhà tài trợ có thể để kiểm Các nhà tài trợ có khả năng(1):
tra xem (a) phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên Các lĩnh vực ưu tiên của họ phù hợp với (a)
của nhà tài trợ nào.                              Các nhà tài trợ có khả năng (2):
                                                  Lĩnh vực ưu tiên của họ phù hợp với (a)
                                                  Các nhà tài trợ có khả năng(3):
                                                  Các lĩnh vực ưu tiên của họ phù hợp với (a)


(e) Xác định xem những đối tượng thuộc
nhóm người nghèo nào có khả năng được
hưởng lợi từ dự án.
                 PHẦN 4: PHÂN TÍCH CÁC BÊN LIÊN QUAN (BƯỚC 2)
  Những đối tượng nào là các bên liên quan trong lập kế hoạch xây dựng một dự án ODA?
MỤC TIÊU
          Bạn sẽ xác định xem những ai sẽ tham gia giải quyết tình trạng hiện tại
          trong lĩnh vực mà bạn đã xác định trong phần 3
          Bạn sẽ phải đảm bảo rằng tất cả các bên này sẽ tham gia vào quá trình xây dựng dự án.
       Bạn có thể sử dụng kết quả của hoạt động này cho mục “2. Mục tiêu của chương trình/
dự án” của Phụ lục 2

THÔNG TIN CƠ SỞ
Phân tích các bên liên quan là liệt kê và tìm mối quan hệ tương tác của tất cả các
bên cần thiết có liên quan và KHÔNG bị loại trừ ra khỏi sự đồng thuận ý tưởng
trong quá trình thảo luận. Sự phân tích bên liên quan được thực hiện đúng cách
và đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình xây dựng dự án.

HOẠT ĐÔNG 4.1: Liệt kê các bên liên quan đến quá trình lập kế
hoạch dự án và vẽ ra mối liên hệ giữa họ
Thảo luận với đồng nghiệp của bạn để liệt kê hết những bên liên quan chủ
yếu mà bạn cần đưa họ tham gia vào quá trình xây dựng dự án ODA.

       Bảng 4.1: Phân tích bên liên quan (Ví dụ về các bên liên quan của một trường học)

   CÁC BÊN            CÁC NHÀ RA      CÁC CƠ QUAN            NHỮNG                NHỮNG
  HƯỞNG LỢI           QUYẾT ĐỊNH       THỰC HIỆN            NGƯỜI BỊ             NHÓM ỦNG
                                                            TÁC ĐỘNG                HỘ
                                                            TIÊU CỰC

                      UỶ BAN NHÂN      SỞ GIÁO DỤC       Phụ huynh của trẻ
TRẺ EM Ở ĐỘ TUỔI ĐI                                                            CÁC TỔ CHỨC PHI
HỌC                                                                               CHÍNH PHỦ
                          DÂN              ĐT            em trong độ tuổi đI

    Học sinh                               Trường         Trẻ ngoài trường     Các tổ chức quốc
                                                                học                    tế

    Giáo viên                           Hội đồng nhà                            Hội khuyến học
                                           trường

  Phụ huynh học                       Ban giáo dục đào
       sinh                                  tạo

                                           Làng xã
 Trẻ ngoài trường
       học

                                                5
Dựa trên tài liệu FASID (2000)
HOẠT ĐỘNG 4.2: Phân tích các bên liên quan
Liệt kê và phân loại các bên liên quan sẽ tham gia và hưởng lợi từ dự án
ODA của bạn. Giải thích những đối tượng này có liên quan như thế nào.




                                              6
PHẦN 5: NẮM ĐƯỢC NHỮNG THÀNH TỰU GẦN ĐÂY (BƯỚC 3)

Những thành tựu đạt được gần đây trong lĩnh vực dự án định can thiệp là gì ? Nguyên nhân
                                     thành công do đâu?
MỤC TIÊU
        Bạn sẽ hiểu được những thành tựu đạt được gần đây trong nỗ lực cải
        thiện tình trạng của lĩnh vực (ngành/tiểu nghành) mà bạn đã chọn.
        Từ đó bạn sẽ hiểu được tại sao lại có được những thành tựu đó
     Bạn có thể sử dụng những thông tin này để chuẩn bị cho mục “1. Giải trình dự
   án/chương trình” và mục ”2. Mục tiêu của dự án/ chương trình” của Phụ lục 3

THÔNG TIN CƠ SỞ
Học từ những kinh nghiệm hiện tại và quá khứ sẽ rút ra những bài học quý giá.
Chúng ta, những người lập kế hoạch, có xu hướng suy nghĩ ”tiêu cực” bằng cách
tập trung vào “các vấn đề”. Tuy nhiên cũng nên nhìn vào những khía cạnh tích
cực của kinh nghiệm: thành tựu. Những thông tin này sẽ rút ra những bài học có
ích cho kế hoạch mà bạn sắp xây lập.

HOẠT ĐỘNG 5: Liệt kê những thành tựu gần đây có thể chia sẻ
Liệt kê những thành tựu gần đây có liên quan đến lĩnh vực (ngành/tiểu
ngành) mà bạn đang hướng đến trong xây dựng dự án ODA của mình. Bạn
sẽ cung cấp ba loại thông tin mà bạn muốn chia sẻ với đồng nhiệp.
         Mô tả ngắn gọn về các thành tựu
         Lý do /chìa khoá quyết định những thành tựu đó
         Những ai tham gia và chịu trách nhiệm

Trong phần thực hành này, mọi nguời cần cung cấp và chia sẻ thông tin. Điền vào bảng dưới đây
những thông tin để chia sẻ. Nếu cần thêm thông tin về những bài học kinh nghiệm, xem trang
web của Bộ KHĐT tại http://www.mpi.gov.vn/tddg/

                        Hình 5.1: Nắm được những thành tựu gần đây
                                       Vì sao sáng kiến này lại thực hiện được?
        Thành tựu
                                       Những ai tham gia và chịu trách nhiệm?




                                             7
PHẦN 6: PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG & VẤN ĐỀ (BƯỚC 4)
            Vấn đề là gì? Tại sao lại coi đó là vấn đề? Nguyên nhân của vấn đề là gì?

Mục tiêu
         Bạn sẽ vạch ra các chủ đề/ vấn đề sẽ được giải quyết trong dự án ODA
         mà bạn sắp lên kế hoạch
         Bạ sẽ vẽ ra một bức tranh kết cấu của “nguyên nhân”, “hậu quả”, và “cốt lõi” của
         những vấn đề sẽ được xử lý trong dự án ODA bạn sắp xây dựng.
      Bạn có thể sử dụng thông tin phân tích ở đây để chuẩn bị cho mục “2. Mục tiêu của dự
    án /chương trình” của Phụ lục 3.

THÔNG TIN CƠ SỞ
Phương pháp “cây vấn đề” được sử dụng để vẽ ra toàn cảnh bức tranh kết cấu
của vấn đề. Cây vấn đề vẽ ra “nguyên nhân”, hậu quả”, “kết quả” và “cốt lõi”
của vấn đề.




                                ?                  ?




                                                                                            HẬU QUẢ
 Những học sinh này


                                ?                  ?
 làm được ít tiền do




                       Nhiều học sinh không       Trường hợp bỏ học này




                                                                               VẤN ĐỀ CỐT
                                                                               LÕI
                                    Nhiều trường hợp bỏ



                                     Phụ huynh không muốn
          Trường học không                                       Nhiều em nhỏ phải đỡ
                                       cho con em đi học




 Nhiều học sinh           Trường không có                                 Học phí quá đắt
                                                       Cha mẹ không
chán nản do không        nước sạch và nhà                                 đối với cha mẹ



                        Học sinh cũng không
                                                                                            NGUYÊN




                       Trường không dạy            Phụ huynh không

                       những kỹ năng thích       hiểu được tầm quan




                                                   8
Quá trình này được thực hiện theo phương pháp cùng tham gia, quá trình như sau:
    Các thành viên tham gia chọn một người Chủ trì nhóm trong số họ. Người này sẽ điều hành
    nhóm trong suốt quá trình thảo luận như sau:
         Mỗi một thành viên viết lời phát biểu vấn đề vào phiếu và đưa cho các thành viên khác
         Các thành viên xem xét các lời phát biểu về vấn đề có phù hợp với dự án không
         Các thành viên cùng nhất trí lựa chọn lời phát biểu về vấn đề “cốt lõi“
         Các thành viên làm rõ cấu trúc mối quan hệ “nhân-quả” xung quanh vấn đề “cốt lõi”
         để lập ra cây vấn đề
         Các thành viên thống nhất về cây vấn đề

Một khó khăn thường gặp phải đó là không phải mọi cán bộ đều nắm được tình hình thực tế,
tổng thể. Bạn cần cẩn trọng xem thảo luận dựa trên thông tin và quan điểm nhận thức của ai.



     Quy tắc viết lời trình bày về vấn đề
         Chỉ rõ vấn đề hiện hữu
         Nêu vấn đề- tình trạng tiêu cực
                                                                                 Mẹo
         Mỗi vấn đề viết vào một phiếu
         Mỗi vấn đề trong một phiếu phải là một câu, không nên là một
         danh từ.
          X”Thiếu ngân sách”
             “Phân bổ ngân sách không đủ cho ….”
          Tránh viết “Không có (giảI pháp hoặc nguồn lực)”.
          X”Không có bệnh viện”
           “Không có dịch vụ chăm sóc y tế phù hợp cho XXX”
        Không nên ghi cả nguyên nhân và hậu quả
Cần phải có sự đồng thuận giữa các thành viên tham gia để tránh hiểu nhầm khi
         Một phiếu bị huỷ
         Một câu phát biểu bị sửa đổi
   Chú ý rằng nguyên nhân và luật nhân quả trong thực tế không xứng hợp
   từng cặp.
   Chú ý nguồn thông tin: Ai đưa ra lời phát biểu đại diện cho cái gì? Luôn lưu
   ý về nguy cơ tiềm ẩn là thiếu hiểu biết hoặc thành kiến.

     Những điểm khác cần lưu ý trong phân tích vấn đề
           Tránh phân tích kiểu bó hẹp, đảm bảo là không có chỗ nào bị bó
        hẹp trong phân tích mối liên hệ nhân quả
           Tính rõ ràng của lời phát biểu:
         X”Hiệu suất lao động thấp”
              “Nghề nông đều phụ thuộc vào lao động chân tay”
              Vòng lặp phiếu giống nhau : Hãy chú ý nếu cùng một lời phát
             ể    ấ              ầ




                                              9
HOẠT ĐỘNG 6.1: Đánh giá những rủi ro tiềm ẩn của việc sử dụng
thông tin/nhận thức đưa ra để phân tích vấn đề

Trong hầu hết trường hợp các cán bộ (của Bộ chủ quản) phụ trách xây
dựng dự án (và phân tích vấn đề) thường ở xa địa bàn và nhóm dân cư mục tiêu của dự án cả về
mặt địa lý lẫn tinh thần. Những nhà lập kế hoạch trung thực thường nhận biết được vấn đề
nhưng không có hiểu biết sâu và chi tiết về những gì đang diễn ra trên thực tế. Do đó, có rủi ro
phát sinh là lời phát biểu trong phân tích vấn đề có thể bị thành kiến hoặc không phản ánh đúng
được thực chất vấn đề.

Những rủi ro tiềm ẩn /hạn chế của hạn chế thông tin được liệt kế trong bảng dưới đây.
Bây giờ hãy thảo luận với đồng nghiệp của bạn xem cơ quan của bạn có gặp phảI những rủi
ro/hạn chế đó không, và nếu chỗ nào có thì nêu ra các ý tuởng để giảm thiểu những rủi ro /hạn
chế đó

                    Hình 6.1: Đánh giá những thông tin bạn có để lập kế hoạch
  Những rủi ro tiềm ẩn/yếu                                         Những điểm phải luôn ghi
  điểm của thông tin/nhận                                                     nhớ
                                            Mô tả
 thức được đưa ra cho phân                                         Những giải pháp có thể để
         tích vấn đề                                               giảm thiểu rủi ro/ hạn chế
Chúng không chính xác
Chúng không dựa trên tình
hình thực tế /cái nhìn thấu
đáo.
Thông tin định lượng (số liệu
thống kê) không tin cậy
Thông tin định tính không đầy
đủ




HOẠT ĐỘNG 6.2: Vẽ cây vấn đề
Viết ra một cây vấn đề cho lĩnh vực (ngành/ tiểu ngành) của bạn qua thảo
luận với các đồng nghiệp.




                                              10
Hình 6.1: Cây vấn đề




        11
PHẦN 7: PHÂN TÍCH MỤC TIÊU (BƯỚC 5)
                  Tình hình sẽ như thế nào một khi đạt được các mục tiêu?

MỤC TIÊU
       Bạn sẽ nêu ra các giải pháp có thể dựa trên các vấn đề nêu trong phần 7
       (bước 5)
       Bạn sẽ vẽ được một bức tranh toàn bộ cấu trúc các điều kiện mong đợi, trong đó minh
       hoạ tình trạng lý tưởng của lĩnh vực (ngành/ tiểu ngành) mà bạn đã chọn để xây dựng
       dự án ODA.
     Bạn có thể sử dụng những thông tin phân tích ở đây cho mục “2. Mục tiêu của chương
  trình/ dự án của Phụ lục 3.

THÔNG TIN CƠ SỞ
Bạn có thể dựng được “Cây Mục Tiêu” bằng cách viết lại những phát biểu tiêu
cực trong “Cây vấn đề” thành những phát biểu tích cực. Bằng việc viết lại như
vậy, mối liên hệ nhân-quả trong cây vấn đề được chuyển thành mối liên hệ “biện
pháp-kết quả”. Khi viết lại phát biểu tiêu cực thành tích cực, đừng nghĩ quá
nhiều và đừng tuân theo bản năng lô-gíc của bạn.
(Ví dụ)
        Phát biểu trong cây vấn đề                         Phát biểu trong cây mục tiêu
Học phí quá cao đối với một số phụ huynh             Phụ huynh có khả năng chi trả học phí




                                  ?                    ?

                                                                                              KẾT QUẢ
   Học sinh ra trường
                                  ?                    ?
                        Mọi học sinh đều tốt          Không có trường hợp bỏ




                                                                                     Mục tiêu
                                                                                      chính
                                    Có ít trường hợp bỏ học




                                      Phụ huynh muốn cho
           Trường học hấp                                            Học sinh phụ giúp
                                       con em mình đến
                                          trường học


    Tiến bộ có thể           Trường có                                         Phụ huynh đủ
                                                           Phụ huynh
  khuyến khích học         nước sạch và                                        khả năng trả
                                                                                              BIỆN PHÁP




                         Học sinh có việc làm



                        Trường dạy những kỹ             Phụ huynh hiểu

                                                 12
                        năng thích hợp để kiếm          được tầm quan
Hoạt động 7: Vẽ Cây Mục Tiêu
Vẽ ra một Cây Mục Tiêu về lĩnh vực (ngành/tiểu ngành) bạn chọn sau
khi thảo luận với các đồng nghiệp.

                                 Hình 7.1: Cây Mục Tiêu




                                      PHẦN 8:
               LỰA CHỌN (CÁC) PHƯƠNG ÁN CAN THIỆP (BƯỚC 6)
               Các phương án can thiệp của bạn để giải quyết vấn đề là gì?



                                           13
MỤC TIÊU
         Bạn sẽ xác định các phương án của dự án và và sắp xếp ưu tiên để lựa
         chọn (các) phương án khả dĩ nhất cho dự án ODA của mình.
  Bạn có thể sử dụng cách tiếp cận lựa chọn ở đây cho mục “2. Mục tiêu của chương trình/dự
án” của Phụ lục 3

THÔNG TIN CƠ SỞ
Lựa chọn phương án can thiệp của dự án là lựa chọn một nhóm các phương tiện
và mục đích đã làm rõ trong các phần trước. Trong lựa chọn, những điều sau đây
cần phải luôn chú ý. Dưới đây là một gợi ý chu trình lựa chọn phương án can
thiệp dự án.




HOẠT ĐỘNG 8: Xác định các phương án can thiệp và sắp xếp ưu
tiên cho chúng
Xác định các phương án có thể trong Cây Mục Tiêu mà nhóm của bạn đã
lập ra trong các phần trước qua thảo luận với các đồng nghiệp trong
nhóm. Khi đã xác định được, hãy thảo luận để thống nhất những điểm
chính đối với mỗi phương án. Sau đó lựa chọn một phương án để phát triển lên thành một dự án
ODA.

                            Hình 8.1: Lựa chọn phương án dự án
                            Phương án A            Phương án B             Phương án C
                                 Tên                   Tên                    Tên
Phương án

Nhóm đối tượng mục
tiêu

Lĩnh vực mục tiêu




                                             14
Phương án A        Phương án B   Phương án C
                           Tên                Tên           Tên
Các cơ quan liên quan

Các đầu vào

Các ưu tiên về chính
sách

Các tác động tiêu cực

Tính khả thi

Tính bền vững




                                      15
PHẦN 9: XÂY DỰNG KHUNG LÔGÍC 1
                             PHẦN TÓM TẮT (BƯỚC 7-1)
              Bạn sẽ xây dựng khuôn khổ dự án ODA như thế nào để đề xuất?

MỤC TIÊU
Hiểu được khung dự án: cấu trúc, chuỗi lôgíc, lợi thế và những điều kiện không
thuận lợi.
  Bạn có thể sử dụng cách tiếp cận được lựa chọn ở đây cho mục “2. Những mục tiêu của
chương trình/dự án” ở Phụ lục 3.

THÔNG TIN CƠ SỞ
Khung lôgíc thường được sử dụng trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện, theo
dõi và đánh giá dự án vì đây là cách trình bày dễ hiểu. Tất cả các nhà tài trợ
ODA quốc tế đều sử dụng khung lôgíc trong quá trình xây dựng, thực hiện và
đánh giá các dự án ODA.

Khung lôgíc được thiết lập bằng cách xây dựng các kế hoạch và hợp phần chính của dự án dựa
trên phương pháp phương án đã được lựa chọn trong phần 8 “Lựa chọn phương án can thiệp dự
án”. Bảng 9.1 là một mẫu khung lôgíc.

                               Bảng 9.1: Mẫu khung lôgíc
Tên dự án                            Thời kỳ dự án                          Phiên bản
Lĩnh vực mục tiêu                    Nhóm đối tượng mục tiêu                Ngày

Tóm tắt                   Chỉ số đo lường    Phương tiện và               Giả định chính
                                           nguồn kiểm chứng
Mục tiêu tổng thể    Các tiêu chuẩn để đo Các nguồn dữ liệu            Những điều kiện
Cần đạt được điều gì lường mức độ thành để thu thập các chỉ            quan trọng đối với
sau khi mục đích dự công của dự án        số                           dự án, ngoài tầm
                                                                       kiểm soát và không
án đã đạt được?
                                                                       chắc chắn về khả
                                                                       năng thực hiện.
Mục đích
Dự án cần đạt được
điều gì trong thời
hạn dự án?
Đầu ra
Làm thế nào để dự
án đạt được mục
đích đã đề ra?
Các hoạt động
Cụ thể cần làm gì?
Đầu vào
Nhân sự, tài liệu,
thiết bị và các nguồn
tài trợ cần thiết để
thực hiện dự án.




                                             16
Tóm tắt
Nội dung chính của phần tóm tắt dự án có thể rút ra từ phương án can thiệp đã được lựa chọn
trong phần 8. Như ở bảng 9.1, có thể dựa vào các tầng của Cây Mục Tiêu cũng như quan hệ của
chúng để điền thông tin vào mỗi cột trong phần Tóm tắt của Khung lôgíc.

Xác định thông tin
Điền tên dự án, thời hạn, lĩnh vực mục tiêu, nhóm đối tượng mục tiêu, ngày tháng vào những
chỗ trống đã được thiết kế sẵn ở phần trên trong mẫu khung lôgíc.
Mục tiêu tổng thể
Mục tiêu là ảnh hưởng phát triển – những ảnh hưởng tích cực - được coi là kết quả của việc đạt
được Mục đích. Mục tiêu được lựa chọn trong lời phát biểu đặt một tầng bên trên lời phát biểu
về mục đích dự án trong Cây Mục Tiêu. Điều này cần được nêu ra trong một câu mô tả mức độ
hoàn thành

Mục đích
Mục đích là mục tiêu hi vọng đạt được khi dự án hoàn thành. Mục đích được mô tả là một lợi
ích cụ thể hoặc ảnh hưởng đến nhóm đối tượng mục tiêu. Do đó, Mục đích dự án có thể đạt
được một cách hiệu quả trong thời kỳ dự án. Trong khung lôgíc chỉ có một Mục đích dự án.



                                                        Tỉnh: Phác thảo ngày::
                       ---     (                        Vấn đề chính: ---

              1. ---                 2. ---
                                                          Mục tiêu tổng              1.1.1

                                                           Mục đích của dự
   1.1. ---      1.2. ---       1.3. ---                  Đầu ra ---

                                                          Các hoạt động---
    1.2.1. -     1.2.2. -          1.2.3. -




                             Figure 9.1 Developing a Log-frame from Objective Tree

Đầu ra
Các đầu ra là những mục tiêu trung gian cần hoàn thành để đạt được Mục đích của dự án. Các
Đầu ra cho thấy mức độ dự án nỗ lực để đạt được Mục đích. Điều này cần được nêu ra trong
một câu mô tả mức độ hoàn thành.

                                                              Trình tự thời

       Đầu ra                                 1           2                   3              4


                                              1.1        2.2                  3.1        4.1
     Hoạt

                                              1.2     17 2.2                  3.2        4.2
                             Trình
                                              1.3        2.3                  3.3        4.3
    Hình 9.1
                              tự
Đánh số
                                              1.4        2.4                  3,4        4.4
các hoạt
Hoạt động
Hoạt động là những hành động cụ thể nhằm mục đích tạo các Đầu ra thông qua việc sử dụng
hiệu quả các Đầu vào. Do một dự án bao gồm nhiều Hoạt động khác nhau nên cần viết ra những
Hoạt động chính chỉ rõ việc đạt được từng Đầu ra là rất cần thiết. Hoạt động quản lí, theo dõi dự
án và thu thập thông tin cũng cần được tính đến. Theo như minh hoạ dưới đây, nếu có thể thì
nên liệt kể các hoạt động và các Đầu ra tương ứng theo thứ tự.

Hoạt động không phảI là mô tả tình huống và cần được mô tả với các hành động cụ thể. Khi cần
thiết, cũng nên xác định rõ người chịu trách nhiệm thực hiện Hoạt động đó.

Đầu vào
Đầu vào là nhân sự, trang thiết bị và nguồn lực tài chính cần thiết để thực hiện được các Hoạt
động đã đề ra trong khung lôgíc.


HOẠT ĐỘNG 9: Viết bản tóm tắt dự án
Xây dựng phần Tóm tắt dự án của bạn qua thảo luận.


                         Bảng 9.2 Mẫu Khung lôgíc
Tên dự án                              Thời hạn                                Phiên bản
Lĩnh vực mục tiêu                      Nhóm đối tượng mục tiêu                 Ngày

Tóm tắt                   Các chỉ số đo lườngPhương tiện và                  Giả định chính
                                           nguồn kiểm chứng
Mục tiêu tổng thể    Các tiêu chuẩn để đo Các nguồn dữ liệu               Những điều kiện
Cần đạt được điều gì lường mức độ thành để thu thập các chỉ               quan trọng đối với
sau khi mục đích dự công của dự án        số                              dự án, ngoài tầm
                                                                          kiểm soát và không
án đã đạt được?
                                                                          chắc chắn về khả
                                                                          năng thực hiện.
Mục đích
Dự án cần đạt được
điều gì trong thời
hạn dự án?
Đầu ra
Làm thế nào để dự
án đạt được mục
đích đã đề ra?
Các hoạt động
Cụ thể cần làm gì?
Đầu vào
Nhân lực, nguyên
vật liệu, trang thiết
bị và các nguồn lực
tài chính cần thiết để
thực hiện dự án.



                                                18
19
PHẦN 10: XÂY DỰNG KHUNG LÔGÍC 2
                        NHỮNG GIẢ ĐỊNH CHÍNH (BƯỚC 7-2)
             Những giả định chính gì là điều kiện để dự án của bạn thành công?

MỤC TIÊU
Cần hiểu được ý tưởng về những Giả định chính đối với dự án của bạn để có thể
xác định được chúng
   Bạn có thể sử dụng phương thức tiếp cận này cho mục “2. Những mục tiêu của chương
trình/dự án” trong Phụ lục 3

THÔNG TIN CƠ SỞ
Những giả định chính là những điều kiện cần thiết để dự án đạt được mục tiêu
đã đề ra ở cột trên. Giả định chính có đặc điểm:

    (i) Quan trọng đối với sự thành công của dự án
    (ii) Ngoài tầm kiểm soát của dự án, và
    (iii)        Không chắc chắn về khả năng thực hiện.

THÊM MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÁNH GIÁ RỦI RO?
                           Bảng 10.1: Ví dụ một số giả định chính
   Khía cạnh                                        Ví dụ
Kinh tế (Giá “Giá gạo không giảm” (Về Mục tiêu tăng doanh thu bán gạo)
/Phân phối)
Chính       sách “Bộ Y tế không thay đổi các chính sách đối với thuốc nhi khoa ” (Về Mục
/Quy định        tiêu Tổng thể của dự án thuốc nhi khoa bền vững)
MôI trường       “Lượng nước mưa hàng năm đạt ít nhất 1000mm” (Về Mục đích dự án tăng
                 thu hoạch trong sản xuất nông nghiệp)
Văn hoá - xã hội “Số lượng lớn nam giới (chồng và con trai) không rời bỏ làng để đi làm việc
                 nơI khác ” (về Đầu ra giảm nhẹ gánh nặng công việc đối với phụ nữ)
Ổn định đội ngũ “Nhân viên đã qua đào tạo tiếp tục ở lại làm việc.” (Về Đầu ra nâng cao kỹ
nhân viên        năng của nhân viên)
Dự án khác       “Tiêm chủng đúng lịch.” ( Về dự án sức khoẻ trẻ em ở khu vực có cùng mục
                 đích là tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ em)

                                                  Giả định chết người: Giả định chết người là
                                                  một Giả định chính mà không thể thực hiện
      Đầu
                                                  được, do đó dự án không thể đạt được các
                                                  mục tiêu đã đặt ra. Nếu bạn tìm được một giả
                              Giả định
      Hoạt                                        định chết người thì hãy nghĩ đến chuyện thay
                                                  đổi phương pháp tiếp cận dự án.


Nhìn chung, Đầu ra sẽ đạt được khi các Hoạt động được tiến hành. Để đảm bảo tính lôgíc này,
các Giả định chính cần ở cùng cấp độ khi các hoạt động được hoàn thành. Tính lôgíc này tiếp
tục thể hiện ở từng cấp độ của phần tóm tắt như trong mẫu ở phần Hoạt động dưới đây.




                                             20
HOẠT ĐỘNG10: Làm rõ các Giả định chính của bạn trong dự án
Xây dựng giả định chính của dự án của bạn thông qua thảo luận.


                         Bảng 10.2 Mẫu khung lôgíc (Giả định chính)
Tên dự án                            Thời hạn                             Phiên bản
Lĩnh vực mục tiêu                    Nhóm đối tượng mục tiêu              Ngày

Tóm tắt                  Các chỉ số đo lường Phương tiện và             Giả định chính
                                           nguồn kiểm chứng
Mục tiêu tổng thể    Các tiêu chuẩn để đo Các nguồn dữ liệu           Những điều kiện
Cần đạt được đièu gì lường mức độ thành để thu thập các chỉ           quan trọng đối với
sau khi mục đích dự công của dự án        số                          dự án, nằm ngoài
                                                                      tầm kiểm soát và
án đã đạt được?
                                                                      không chắc chắn về
                                                                      khả năng thực hiện.
Mục đích
Dự án cần đạt được
điều gì trong thời
hạn dự án?
Đầu ra
Làm thế nào để dự
án đạt được mục
đích đã đề ra?
Các hoạt động
Cụ thể cần làm gì?
Đầu vào
Nhân lực, nguyên
vật liệu, trang thiết
bị và các nguồn lực
tài chính cần thiết để
thực hiện dự án.




                                               21
PHẦN 11: XÂY DỰNG KHUNG LÔGÍC 3
                    THIẾT LẬP CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG (BƯỚC 7-3)
           Bạn làm thế nào để đo lường tiến trình và mức độ thành công của dự án ?

MỤC TIÊU
         Hiểu được cách sử dụng các chỉ số đo lường
         Chỉ rõ phương tiện và nguồn kiểm chứng của các chỉ số đo lường.
   Bạn có thể sử dụng cách tiếp cận đã được lựa chọn ở đây cho mục “2. Các mục tiêu của
chương trinh/dự án” trong Phụ lục 3.

THÔNG TIN CƠ SỞ
Xây dựng chỉ số là một quá trình định nghĩa những điều được mô tả trong phần
Tóm tắt. Ở đây, tất cả những định nghĩa chưa rõ ràng sẽ được định lượng bằng
việc xây dựng các chỉ số đo lường.

Các chỉ số đo lường cho phép đặt mục tiêu cho những gì được mô tả trong phần tóm tắt, ví dụ
như Đầu vào, Hoạt động, Đầu ra, Mục đích và Mục tiêu. Các chỉ số cần được xây dựng một
cách khách quan và có thể kiểm chứng để chỉ ra được giá trị mục tiêu hoặc mức độ đạt được của
từng mục tiêu.
Phương tiện và nguồn kiểm chứng đề cập đến nguồn dữ kiện của các Chỉ số đo lường. Nó đề
cập đến nơI lấy dữ liệu, tổ chức cung cấp dữ liệu, dữ liệu được lấy ở tài liệu nào và phương
pháp thu thập dữ liệu.

.
          Xây dựng các chỉ số đo lường và Phương tiện và nguồn kiểm chứng

                                                                                     Mẹo
    (a) Nghĩ đến những dữ liệu phản ánh chính xác những gì
        được trình bày trong phần Tóm tắt (tính phù hợp của
        dữ liệu).
    (b) Nghĩ đến những dữ liệu có thể đo lường được thành quả của dự án
        (tính đo lường của dữ liệu)
    (c) Đối với loại dữ liệu, cần chỉ ra chủ đề, loại, số lượng, chất lượng dữ liệu
        cũng như cần chỉ rõ thời gian và địa điểm cần những dữ liệu đó (Sự rõ
        ràng của chỉ số)
    (d) Cân nhắc mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu, mức độ dễ/khó và chi phí
        của việc thu thập dữ liệu, được quyết định trong Phương tiện và nguồn
        kiểm chứng đối với các chỉ số đo lường. (Mức độ tin cậy và tính sẵn có
        của dữ liệu).
     Một chỉ số tốt bao gồm những yếu tố sau đây: loại dữ liệu, nhóm mục tiêu,




                                             22
HOẠT ĐỘNG 11.1: Chuẩn bị phần trình bày về chỉ số
Bảng dưới đây đưa ra các ví dụ về những yếu tố của các chỉ số đo lường.
Hãy đọc bảng dưới đây 1 cách kỹ lưỡng, làm theo các ví dụ và phát triển
các chỉ số kiểm chứng khách quan. Hoạt động này cần làm theo nhóm 2
người. . Có thể xem lại và sử dụng bảng 6.1 (Đánh giá rủi ro tiềm ẩn của
sử dụng thông tin/quan điểm) trong phần 6.

                            Bảng 11.1: Thực hành xây dựng các chỉ số
                            Ví dụ A                  Ví dụ B                  Ví dụ C
                  Năng lực của các kỹ sư                             Cơ hội đi học với các bé
Mục tiêu/Đầu ra      trong công tác kiểm     Năng suất lúa mì ở        gái trong độ tuổi từ 6
 cần đạt được     soát lũ lụt và xói mòn ở làng B tăng                đến 11 ở phía tây quận
                   tỉnh K được nâng cao.                                       C tăng.
  Loại dữ liệu        Số lượng các kỹ sư        Năng suất lúa mì          Tỉ lệ tuyển sinh
   Nhóm đối       Các kỹ sư ở Trung tâm       300 hộ gia dình canh
                                                                     Các bé gáI tuổi từ 6-11
tượng mục tiêu             Phát triển            tác trên đất khô
   Số lượng        20 người được đào tạo            Tăng 40%                 Tăng 65%
                  Khả năng sử dụng đúng                              Chính phủ cấp tín dụng
  Chất lượng                                  Cùng mức năm 2001
                        kỹ thuật XXX                                 cho các trường tiểu học
   Thời gian      Cuối tháng 3 năm 2005        Tháng 8 năm 2008                4 năm
                                                                     Khu vực phía tây quận
   Địa điểm         Trung tâm Phát triển              Làng B
                                                                                  C


                  Đến tháng 3/2005, đào
                  tạo được cho Trung tâm
                  phát triển 20 kỹ sư có
 Các chỉ số đo
                                                      ?                         ?
                  thể sử dụng các kỹ thuật
    lường
                  mà dự án chuyển giao
                  về kiểm soát lũ lụt và
                  xói mòn ở tỉnh Cần Thơ
                  Hồ sơ tại trung tâm
Biện pháp kiểm
                                                      ?                         ?
                  Sát hạch trình độ thông
    chứng
                  thạo
Chỉnh sửa dựa trên tài liệu của FASID (2000)




                                               23
HOẠT ĐỘNG 11.2: Quyết định các chỉ số đo lường, Phương tiện và
nguồn kiểm chứng
Quyết định các chỉ số đo lường, Phương tiện và nguồn kiểm chứng cùng
với đồng nghiệp của bạn.
     Bảng 11.2 Mẫu khung lôgíc (Các chỉ số đo lường, phương tiện và nguồn kiểm chứng)
Tên dự án                           Thời hạn                              Phiên bản
Lĩnh vực mục tiêu                   Nhóm đối tượng mục tiêu               Ngày

Tóm lược                 Các chỉ số đo lường Phương tiện và             Giả định chính
                                           nguồn kiểm chứng
Mục tiêu tổng thể    Các tiêu chuẩn để đo Các nguồn dữ liệu          Những điều kiện
Cần đạt được điều gì lường mức độ thành để thu thập các chỉ          quan trọng đối với
sau khi mục đích dự công của dự án        số                         dự án, nằm ngoài
                                                                     tầm kiểm soát và
án đã đạt được?
                                                                     không chắc chắn về
                                                                     khả năng thực hiện.
Mục đích
Dự án cần đạt được
điều gì trong thời
hạn dự án?
Đầu ra
Làm thế nào để dự
án đạt được mục
đích đã đề ra?
Các hoạt động
Cụ thể cần làm gì?
Đầu vào
Nhân lực, nguyên
vật liệu, trang thiết
bị và các nguồn lực
tài chính cần thiết để
thực hiện dự án.




                              …. Và bây giờ, bạn đã có khung lôgíc cho dự án ODA của mình!




                                               24
PHẦN 12: TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỚC KHI ĐỆ TRÌNH (1)
                               5 TIÊU CHÍ (BƯỚC 8-1)
 Bạn làm thế nào để kiểm tra xem dự án của mình đã được xây dựng đúng cách hay chưa?

MỤC TIÊU
Cần hiểu 5 tiêu chí thẩm định dự án để kiểm tra xem dự án đã được chuẩn bị đúng
cách chưa. Bạn có thể tận dụng phương pháp tiếp cận đã lựa chọn ở đây cho
mục “2. Các mục tiêu của chương trình/dự án” trong Phụ lục 3.

THÔNG TIN CƠ SỞ
Bây giờ bạn có thể phác thảo một khung lôgíc cho dự án bạn muốn đệ trình.
Điều quan trọng là phải đảm bảo dự án của bạn được chuẩn bị một cách đúng
đắn trước khi đưa khung lôgíc vào bộ tài liệu chính thức nộp cho MPI/nhà tài
trợ.
Việc thẩm định cần bao gồm những điểm sau:
   (1) Kiểm tra thứ tự lôgíc của những điều trình bày trong khung lôgíc.
   (2) Kiểm tra lại quá trình phát triển khung lôgíc
   (3) Kiểm tra theo khía cạnh của 5 tiêu chí đánh giá
        (a) Tính phù hợp (b) Hiệu quả (c) Hiệu suất (d) Tác động (e) Tính bền vững
Về điểm (1) và (2), xin mời xem lại học phần trước có đề cập đến những vấn đề này.
Đồng thời, những câu hỏi chính cho 5 tiêu chí đánh giá được liệt kê trong bảng dưới đây.

                                Bảng 12.1: 5 tiêu chí đánh giá
                                                                    Tính phù        Tính bền
                 Hiệu suất*       Hiệu quả*          Tác động*
                                                                     hợp              vững*
  Mục tiêu                                       Những ảnh       Liệu mục        Khả năng duy
                                                 hưởng tích      đích và mục     trì những tác
                                Liệu có đạt
                                                 cực và tiêu     tiêu tổng thể   động tích cực
                                được mục
                                                 cực hay trực    vẫn còn ý       sau khi hoàn
                                đích không và
                                                 tiếp và gián    nghĩa là        thành các
                                đầu ra sẽ góp
                                                 tiếp mà dự án   những mục       hoạt động của
  Mục đích                      phần bao
                                                 mang lại?       tiêu tại thời   các cơ quan
                                nhiêu trong
                                                                 điểm thẩm       Việt Nam ở
                                đó?
                                                                 định hay        mức độ nào?
                                                                 không?
  Đầu ra      ở mức độ nào
              các yếu tố
 Hoạt động
              đầu vào sẽ
              được chuyển
  Đầu vào
              thành đầu ra.?
*Kiểm chứng dựa trên dự đoán và triển vọng / Kiểm chứng dựa trên mức độ thực hiện
       Nguồn FASID (2000)

               Bảng 12.2: Cầu hỏi chính liên quan đến 5 tiêu chí đánh giá
Tiêu chí                                   Câu hỏi chính
 Hiệu    Làm thế nào để giảm lượng đầu vào mà vẫn giữ nguyên lượng đầu ra?
  suất   Các đầu vào có được sử dụng đúng cách để tạo ra các đầu ra không?
Hiệu quả Mục đích đặt ra ban đầu có đạt được không?



                                                25
Tiêu chí                                       Câu hỏi chính
           Liệu các mục đích của dự án có đạt được không nếu đạt được tất cả các kết quả?
           Các mục tiêu được định lượng có đủ để chứng minh các phương tiện là đúng không?
           Đã xác định được các yếu tố quan trọng bên ngoài chưa?
           Cuối dự án có hy vong đạt được mục đích dự án hay không?
           Có đầu ra nào cần được củng cố để đạt được mục đích của dự án không?
           Liệu có thể giảm đầu ra mà không ảnh hưởng đến việc đạt được mục đích không?
           Các bên liên quan chính có được xác định và mô tả rõ không?
           Các đối tượng thụ hưởng có được xác định rõ không?
           Những vấn đề của các đối tượng thụ hưởng có được mô tả đày đủ không?
           Mục tiêu tổng thể có giải thích tại sao dự án lại quan trọng đối với sự phát triển của
           quốc gia/khu vực/ngành không?
           Các mục đích của dự án có thể hiện lợi ích trực tiếp của các nhóm đối tượng mục
           tiêu không?
           Có tác động tiêu cực nào không – nếu có thì làm thế nào để giảm thiểu chúng?
           Có tác động tích cực nào không – nếu có thì làm thế nào để tối đa hoá chúng?
 Tác
 động      Ở mức độ nào thì dự án ODA tiếp tục hướng tới mục tiêu dài hạn?
           Mục đích dự án có đóng góp vào các mục tiêu tổng thể không?
         Dự án có đáp ứng nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng không? - Đây có phảI là một
         dự án vì người nghèo không?
         Các mục tiêu của dự án có phù hợp với các mục tiêu phát triển/xoá đói giảm nghèo
Tính phù
         của Chính phủ và các nhà tài trợ không?
  hợp
         Lĩnh vực của dự án có nằm trong ưu tiên của các nhà tài trợ ODA quốc tế không?
         Dự án có phản ánh được những bài học kinh nghiệm từ những dự án tương tự
         không?
         Cơ quan thực hiện dự án có khả năng thực hiện dự án không?
         Các tổ chức Việt Nam tham gia dự án có tiếp tục thực hiện các hoạt động một cách
         độc lập sau khi dự án kết thúc không?
         Những người trong cộng đồng tham gia dự án có tiếp tục thực hiện các hoạt động
         một cách độc lập sau khi dự án kết thúc không?
         Có hoạt động nào cần thay đổi cho tốt hơn để tăng cường tính tự lực không?
         (Đưa ra các câu hỏi ví dụ)
         Các bên liên quan có coi dự án là một phần công việc của họ một cách đầy đủ
         không?
Tính bền Các cơ quan chủ quản có chính sách tạo diều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện
 vưng    và sau khi hoàn thành dự án không?
         Phương pháp tiếp cận về mặt kỹ thuật có phù hợp với điều kiện địa phương không?
         Môi trường sinh thái có được bảo vệ trong quá trình thực hiện và sau khi hoàn thành
         dự án không?
         Dự án có đóng góp gì vào vấn đề bình đẳng giới không?
         Tất cả các đối tượng thụ hưởng có được tiếp cận một cách đầy đủ đến các lợi ích,
         sản phẩm và dịch vụ do dự án mang lại trong suốt quá trình thực hiện và sau khi dự
         án kết thúc không?
         Các đơn vị tham gia dự án có khả năng tiếp nối hoạt động dự án sau khi dự án kết
         thúc không?



                                               26
Hầu hết các nhà tài trợ ODA (và MPI) đều dùng những tiêu chí này để thẩm định /đánh giá dự
án được đề xuất /đang hoạt động.

HOẠT ĐỘNG 12: Thẩm định dự án của bạn (1) 5 tiêu chí
Sử dụng 5 tiêu chí đánh giá ở trên để thẩm định dự án của bạn. Thảo luận
về những rủi ro tiềm năng của dự án đặc biệt khi kết quả thẩm định của
bạn là không thoả mãn.

Bảng 12.2: Thẩm định dự án của ban
          Kết                   Mô tả                                   Rủi ro
 Tiêu     quả
  chí    thẩm
         định
       Không
 Hiệu
       thoả
suất*
       mãn
 Hiệu
 quả*
Tác
động*
 Tính
 phù
hợp
 Tính
 bền
vững*
*Kiểm chứng dựa trên dự đoán và triển vọng
  Kiểm chứng dựa trên mức độ thực hiện
Lưu ý rằng “Tính phù hợp” sẽ được nghiên cứu kỹ hơn ở phần tiếp theo.




                                            27
PHẦN 13: TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỚC KHI ĐỆ TRÌNH (2) GIẢI TRÌNH DỰ ÁN (BƯỚC 8-2)
 Làm thế nào để đảm bảo chắc chắn dự án của bạn phù hợp với các chính sách/kế hoạch của chính phủ và những ưu tiên của các nhà tài trợ?

MỤC TIÊU
Cần đảm bảo chứng minh được dự án bạn đệ trình là phù hợp với các chính sách và kế hoạch của chính phủ và nằm trong ưu tiên của
các nhà tài trợ quốc tế.

THÔNG TIN CƠ SỞ
Trong học phần 3 “Xác định một lĩnh vực có khả năng can thiệp”, bạn đã xác định được một lĩnh vực rộng mà dự án của bạn định
hoạt động và các nhà tài trợ tiềm năng.
Học phần 13 này sẽ xem xét lại các vấn đề đó để đảm bảo rằng những cân nhắc này là đúng hướng sau khi bạn đã thảo luận về dự án
và quyết định xem bạn muốn tiến hành dự án với nhà tài trợ nào.

Trong số các cầu hỏi thẩm định ở học phần 12, có một số câu hỏi then chốt để giải trình dự án của bạn.
         Các mục tiêu của dự án có phù hợp với những mục tiêu phát triển/xoá đói giảm nghèo của chính phủ và các nhà tài trợ không?
         Có phải huy động nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA để thực hiện dự án không?
         Các mục tiêu của dự án có phù hợp với những mục tiêu phát triển/xoá đói giảm nghèo của các nhà tài trợ không?
         Dự án có phản ánh được những bài học kinh nghiệm từ dự án tương tự không?
         Cơ quan tham gia thực hiện dự án được chỉ định có đủ năng lực để thực hiện dự án không?




                                                                      28
Bảng 13.1 đưa ra những câu hỏi và thông tin liên quan mà bạn sẽ đề cập trong bản đề xuất dự án của mình.
                                     Bảng 13.1: Những câu hỏi then chốt trong việc giảI trình dự án của bạn
Câu hỏi then chốt                                   Tài liệu/Thông tin bạn cần đề cập                                  Nguồn lấy thông tin
Các mục tiêu của dự án có   Những lĩnh vực ưu tiên cho các dự án/chương trình ODA được qui định trong nghị        Nhiều tài liệu được xuất bản
phù hợp với những mục       định 17/2001/ND-CP sửa đổi như sau:                                                   như SEPD, CPRGS, VDGs
tiêu phát triển/xoá đói     1. Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, tưới tiêu, lâm
giảm nghèo của chính phủ         nghiệp, thuỷ sản) cùng với xoá đói giảm nghèo.                                   Các tài liệu cấp quốc gia khác
không?                      2. Xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế hiện đại và đồng bộ                                 có ở MPI (trên trang web hoặc
                            3. Phát triển hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục và phát triển dân số…)                   ở văn phòng)
                            4. Bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên
                            5. Tăng cường năng lực tổ chức và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công         Các tài liệu cấp tỉnh có ở Uỷ
                                 nghệ; nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển.                                ban nhân dân tỉnh hoặc Sở kế
                            Các lĩnh vực khác sẽ do Thủ tướng quyết định tuỳ từng trường hợp dựa trên hồ sơ       hoạch đầu tư của tỉnh (trên
                            do MPI và cơ quan chủ quản nộp.                                                       trang web hoặc ở văn phòng)
                            Các tài liệu về kế hoạch và chính sách của Chính phủ:
                                      Tài liệu cấp nhà nước: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (SEDP),     Các tài liệu ngành có ở Bộ
                                      Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS), Mục tiêu         ngành tương ứng (trên trang
                                      phát triển thiên niên kỷ Việt Nam (VDGs), kế hoạch phát triển kinh tế xã    web hoặc ở văn phòng) và/hoặc
                                      hội hàng năm, khung chiến lược ODA , danh mục các chương trình/dự án        Sở ban ngành cấp tỉnh.
                                      đầu tư quốc gia , Tuyên bố chung Hà Nội;
                                      Các tài liệu ngành: Kế hoạch phát triển ngành 5 năm, kế hoạch phát triển
                                      ngành hàng năm, các chương trình trong ngành, danh mục cá dự án đầu
                                      tư trong ngành;
                                      Các tài liệu cấp tỉnh: kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của tỉnh,
                                      các kế hoạch phát triển hàng năm của tỉnh, danh mục các chương trình/dự
                                      án ưu đãi đầu tư của tỉnh, danh mục phân bổ ngân sách cho các dự
                                      án/chương trình
Có phảI huy động nguồn      Đánh giá các nguồn lực sẵn có trong nước để thực hiện dự án
viện trợ phát triển chính             Danh mục phân bổ ngân sách cho các chương trình/dự án, bao gồm cả
thức ODA để thực hiện dự              các dự án đang thực hiện và những dự án mới được đề xuất.


                                                                       29
Câu hỏi then chốt                                 Tài liệu/Thông tin bạn cần đề cập                               Nguồn lấy thông tin
án không?                           Phần đóng góp của các đối tượng thụ hưởng
                                    Quan hệ đối tác với các khu vực kinh tế tư nhân hoặc các cơ quan khác
                           Điểm mạnh của các nguồn ODA để thực hiện dự án
                                    Chuyển giao vốn
                                    Chuyển giao hàng hoá và dịch vụ không thể sản xuất trong nước với giá
                                    cạnh tranh
                                    Chuyển giao những công nghệ góp phần vào sự phát triển của ngành
                                    Chuyển giao tri thức để củng cố năng lực của các đối tượng thụ hưởng
                                    hoác phát triển nguồn vốn nhân lực
Lĩnh vực dự án của bạn có Các tài liệu của nhà tài trợ:                                                    Trang web và văn phòng của
nằm trong lĩnh vực ưu tiên          Chiến lược hỗ trợ quốc gia (CAS), khuôn khổ các chương trình quốc gia, các nhà tài trợ (trung tâm thông
của các nhà tài trợ ODA             kế hoạch trợ giúp quốc gia, khuôn khổ hợp tác quốc gia                 tin)
quốc tể không?                      Thủ tục và chính sách cấp vốn của các nhà tài trợ                               Chiến lược hỗ trợ quốc
                                    Phương thức hỗ trợ                                                       gia (CAS): ADB, AusAid,
Các mục tiêu của dự án có           Thế mạnh hoặc lợi thế cạnh tranh của nhà tài trợ về mặt công nghệ,              Khuôn khổ các chương
phù hợp với những mục               nguồn lực tài chính, kinh nghiệm quản lí có liên quan                    trình quốc gia: CIDA
tiêu phát triển/xoá đói                                                                                             kế hoạch trợ giúp quốc
giảm nghèo của các nhà tài                                                                                   gia : WB, DFID
trợ không?                                                                                                          khuôn khổ hợp tác quốc
                                                                                                             gia: UNDP
                                                                                                                    Các tài liệu chiến lược
                                                                                                             quốc gia: EU
Dự án có phản ánh được     Các dự án có liên quan:                                                         Bộ kế hoạch và đầu tư (MPI),
những bài học kinh nghiệm           Các báo cáo thực hiện của các dự án có liên quan                       Sở kế hoạch và đầu tư (DPI)
từ dự án tương tự không?            Đánh giá các báo cáo của các dự án liên quan                           Các bộ ngành
                                                                                                           Văn phòng ban quản lí dự án




                                                                     30
Câu hỏi then chốt                                 Tài liệu/Thông tin bạn cần đề cập        Nguồn lấy thông tin
Cơ quan tham gia thực      Phân tích năng lực của cơ quan thực hiện dự án :           Cơ quan thực hiện dự án
hiện dự án được chỉ định            Biểu đồ cấu trúc tổ chức
có đủ năng lực để thực              Báo cáo tài chính
hiện dự án không?                   Các báo cáo về năng lực hoạt động
                                    Kinh nghiệm có liên quan




                                                                      31
HOẠT ĐỘNG 13: Thẩm định dự án của ban: Giải trình dự án
Thông qua thảo luận nhóm, (1) liệt kê ra danh sách các tài liệu bổ sung mà bạn cần đề cập đến trong dự án. Sau đó, (2) kiểm
tra xem liệu dự án của bạn có thể giải trình được không.

                                                Bảng 13.2: Giải trình dự án
      Những câu hỏi then chốt            Tài liệu thông thường bạn cần đề      Tài liệu/thông tin đặc biệt cần đề       Kết quả thẩm định
                                                        cập                                   cập
Những mục tiêu của dự án có phù hợp      (Xem bảng 13.1) Thông tin bổ
với mục tiêu phát triển/xoá đói giảm     sung?
nghèo của Chính phủ và các nhà tài trợ
không?
Dự án có nằm trong lĩnh vực ưu tiên
của các nhà tài trợ ODA quốc tế
không?


Dự án có phản ánh được bài học kinh
nghiệm từ dự án tương tự không?




                                                                       32
PHẦN 14: CHUẨN BỊ TÀI LIỆU DỰ ÁN (BƯỚC 9)
           Bạn chuẩn bị tài liệu dự án như thế nào để nộp? Nộp ở đâu và khi nào?

MỤC TIÊU
Hiểu được cách thức làm thế nào để đưa các ý tưởng về dự án thành tài liệu dự án,
nên đệ trình dự án khi nào và ở đâu.

THÔNG TIN CƠ SỞ
Bây giờ, dự án của bạn đã được thẩm định và giải trình trong nội bộ. Trong học
phần này, bạn sẽ thực hành cách chuẩn bị tài liệu dự án sử dụng những thông tin đã
thu thập được. Học phần này cũng chỉ rõ địa điểm và thời gian bạn nộp tài liệu dự
án.

Nghị định 17/2001/ND-CP qui định các mẫu tài liệu dự án ODA chuẩn ở Việt Nam, trong phụ
lục 2 và phụ lục 31 Bạn có thể điền vào các phụ lục bằng cách sử dụng cây vấn đề, Cây Mục
Tiêu, khung lôgíc cùng những thông tin /tài liệu mà bạn đã thu thập được.

                 Bảng 14.1: Thông tin gì sẽ được điền vào phần nào của phụ lục (phụ lục 3)?
                                Các mục trong phụ lục 3                     Bước tương ứng trong
                                                                                 học phần này
 Phần I. Thông tin cơ sở của chương trình/dự án
1. Tên dự án:                                                             Tên dự án được nhất trí
2. Cơ quan chủ quản: a) Địa chỉ liên lạc: b) Số điện thoại/fax:           Người liên lạc trong cơ
3. Cơ quan thực hiện dự án: a) Địa chỉ liên lạc: b) Số điện thoại/fax: quan của bạn
4. Cơ quan đệ trình dự án: a) Địa chỉ liên lạc: b) Số điện thoại/fax:     Phần 13: Thẩm định nội
5. Ngày dự tính bắt đầu và kết thúc chương trình/dự án:                   bộ (2) Giải trình dự án
6. Địa điểm thực hiện chương trình/dự án:                                 (Bước8-2)
7. Tổng ngân sách dành cho chương trình/dự án:                            Phần 13: Thẩm định nội
............................... USD                                       bộ (2) Giải trình dự án
(Dựa trên tỉ giá hối đoái của ngân hàng thương mại Việt Nam tại           (Bước8-2)
thời điểm chuẩn bị đề cương chi tiết của chương trình/dự án) bao
gồm:
7.1 – Ngân sách ODA : ...................................USD
7.2 - Ngân sách quốc gia: ..............................VND, tương đương
với ............................USD
8. Hình thức trợ giúp:                (ví dụ: vay ODA, hoac viện trợ ODA)
 Phần II. Nội dung chương trình/dự án
1. Phê duyệt chương trình/dự án                                           Phần 13: Thẩm định nội
1.1 Bối cảnh                                                              bộ (2) Giải trình dự án
1.2 Chiến lược của Chính phủ, ngành hay địa phương nơi thực hiện (Bước8-2)
chương trình/dự án                                                        Phần 5: Hiểu những kết
                                                                          quả gần đây của dự án
                                                                          (Bước3)

1
  Tại thời điểm chuẩn bị tài liệu đào tạo này, nghị định 17 sửa đổi chuẩn bị được Thủ tướng
phê chuẩn

                                                33
Các mục trong phụ lục 3                               Bước tương ứng trong
                                                                                 học phần này
1.3 Khái quát những vấn đề mà chương trình/dự án đề cập                   Phần 9: Xây dựng khung
                                                                          lôgíc
2. Các mục tiêu của chương trình/dự án                                    Phần 4: Phân tích các cơ
2.1 Các mục tiêu dài hạn:                                                 quan tham gia (Bước2)
2.2 Các mục tiêu trước mắt:                                               Phần 6: Phân tích các vấn
3. Năng lực, qui mô hoặc các đàu ra chính của chương trình/dự án          đề và tình huống (Bước 4)
4. Nội dung cụ thể của chương trình/dự án                                 (Cây vấn đề)
4.1 Những vấn đề hoặc các nhóm vấn đề được đề cập trong chương            Phần 7: Phân tích mục tiêu
trình/dự án                                                               Phần 8: Lựa chọn (các)
4.2 Những nội dung hoặc hoạt động chính của chương trình/dự án            phương thức tiếp cận dự
                                                                          án (Bước 6)
                                                                          Phần 9: Xây dựng khung
                                                                          lôgíc
                                                                          Phần 12: Đánh giá nội bộ
                                                                          trước khi đệ trình (1)
5. Lý do đưa ra cho các nhà tài trợ được đệ trình                         Phần 13: Thẩm định nội
5.1 Sự phù hợp của các mục tiêu dự án với lĩnh vực quan tâm của           bộ (2) Giải trình dự án
nhà tài trợ                                                               (Bước8-2)
5.2 Điểm mạnh hoặc lợi thế cạnh tranh của (các) nhà tài trợ về mặt
công nghệ, nguồn tài chính, kinh nghiệm quản lí ...
6. Cơ chế tài chính nội bộ được đề xuất                                       Phần 13: Thẩm định nội
6.1 Với ngân sách ODA, có thể sử dụng một hoặc một số hình thức bộ (2) GiảI trình dự án
dưới đây:                                                                     (Bước8-2)
a) Phân bổ từ ngân sách nhà nước cho vốn xây dựng : .............. %          Phần 9, 10, 11: Chuẩn bị
trong tổng ngân sách ODA                                                      khung logic dự án
b) Phân bổ từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động hành                       Xem phần Đầu vào trong
chính/dịch vụ ......... % trong tổng ngân sách ODA                            khung logic dự án
c) Vốn vay ............................ % tổng tổng ngân sách ODA
6.2 Các khoản đóng góp của quốc gia có thể được huy động bằng
một hoặc một số hình thức dưới đây :
a) Phân bổ từ ngân sách nhà nước: ............. % tổng đóng góp của
quốc gia ( bao gồm: từ ngân sách trung ương: ......... %; tù ngân
sách địa phương: ..... %)
b) Tín dụng ưu đãi ................................. % tổng đóng góp của quốc
gia
c) Phần đóng góp từ các đối tượng hưởng lợi mục tiêu: ...... % tổng
đóng góp của quốc gia
III. Phân tích chi phí - lợi ích hoặc chi phí – hiệu quả của chương trình/dự án
1. Phân tích ban đầu về lợi ích/hiệu quả kinh tế và tài chính                 Phần 12: Đánh giá nội bộ
2. Phân tích ban đầu về lợi ích/hiệu quả xã hội                               (1)
3. Phân tích ban đầu về tác động môi trường
4. Phân tích ban đầu về tính bền vững của chương trình/dự án

Sử dụng Cây vấn đề, cây mục tiêu, Khung lôgic và các thông tin tài liệu khác hiện đã có, bạn có
thể điền được Đề cương chi tiết dự án để trình Bộ KHĐT theo như Nghị định sửa đổi

                                                  34
Bảng 14.2: Phần nào trong đề xuất chi tiết sẽ được điền thông tin gì
         Các mục trong đề xuất chi tiết                Các bước liên quan trong phần này
 1. Bối cảnh và sự cần thiết của chương trình/ dự Phần 13: Thẩm định nội bộ (2) Giải trình về
     án                                             dự án (Bước 8-2)
                                                    Phần 5: Hiểu được thành tựu hiện nay
                                                    (Bước 3)
                                                    Phần 9: Xây dựng khung logic
 2. Mục tiêu, quy mô và phạm vi                     Phần 4: Phân tích các bên liên quan (Bước
                                                    2)
                                                    Phần 6: Phân tình trạng & vấn đề (Bước 4)
                                                    (Cây Vấn Đề)
                                                    Phần 7: Phân tích mục tiêu
                                                    Phần 8: Lựa chọn (các) phương pháp tiếp
                                                    cận dự án (Bước 6)
                                                    Phần 9: Xây dựng khung logic
                                                    Phần 12: Đánh giá nội bộ (1)
 3. Nội dung các hợp phần, hoạt động và hạng        (Các) phương pháp tiếp cận (Bước 6)
     mục chính                                      Phần 9: Xây dựng khung logic
                                                    Phần 12: Đánh giá nội bộ (1)
 4. Phân tích và quyết định sơ bộ về kế hoạch       Phần 12: Đánh giá nội bộ (1)
     xây dựng và kỹ thuật (nếu có)
 5. Phân tích sơ bộ về tính khả thi của chương      Phần 12: Đánh giá nội bộ (1)
     trình/ dự án (ví dụ: tính kinh tế, khả năng tổ
     chức thực hiện, kỹ thuật, tài chính)
 6. Đề xuất về cơ cấu hệ thống tài chính nội bộ     Phần 13: Đánh giá nội bộ (2) Giải trình về
     áp dụng cho chương trình/ dự án; đề xuất các dự án (Bước 8-2)
     mô hình ODA phù hợp
 7. Phân tích sơ bộ về tính hiệu quả và các ảnh     Phần 12: Đánh giá nội bộ (1)
     hưởng của chương trình/ dự án (bằng các tiêu
     chuẩn và chỉ tiêu theo dõi , đánh gia và kiểm
     chứng)
 8. Năng lực thực hiện chương trình/ dự án của      Phần 12: Đánh giá nội bộ (1)
     cơ quan bao gồm cả năng lực về tài chính       Phần 13: Đánh giá nội bộ (2) Giải trình về
     (đối với các chương trình/ dự án ODA cho       dự án (Bước 8-2)
     vay, thì yêu cầu phải có miêu tả về năng lực
     và kế hoạch trả nợ của cơ quan thực hiện
     chương trình/ dự án)
 9. Tổng dự toán của chương trình/ kế hoạch,        Phần 13: Đánh giá nội bộ (2) Giải trình về
     bao gồm cả ngân sách ODA                       dự án (Bước 8-2)
 10. Thời gian bắt đầu và thực hiện dự tính của     Phần 13: Đánh giá nội bộ (2) Giải trình về
     chương trình/ dự án                            dự án (Bước 8-2)
 11. Tính bền vững của dự án trong quá trình khai Phần 12: Đánh giá nội bộ (1)
     thác và sử dụng.

HOẠT ĐỘNG 14.1: Kiểm tra tài liệu dự án trước khi nộp

                                              35
Hãy thảo luận với đồng nghiệp của bạn và sử dụng bản liệt kê các mục cần kiểm tra dưới đây để
kiểm tra xem các tài liệu dự án đã được chuẩn bị cẩn thận chưa.

Bản liệt kê các mục cần kiểm tra này được phác thảo để đánh giá chất lượng của bản đề xuất dự
án, và mỗi mục trong bản liệt kê này được tham chiếu đến phần tương ứng của phụ lục 2 và mẫu
3.

               Bảng 14.3: Bản liệt kê các mục cần kiểm tra trong tài liệu dự án
                              Mục                                   Kết quả       Tham khảo
                                                                                    Mẫu
I. Những vấn đề chung                                               Có Không Mẫu 1
                                                                                      2
1 Dự án được đặt tên thích hợp                                       ?    ?     ?    I.1
2 Thủ tục ODA được hiểu rõ                                           ?    ? Tất cả Tất cả
3 Tiếng Anh chuẩn                                                    ?    ? Tất cả Tất cả
                                                                                    Mẫu
II. Phê duyệt dự án                                                Có Không Mẫu 1
                                                                                      2
4 Các vấn đề và thông tin cơ bản được phân tích rõ ràng             ?   ?       ?   II.1
5 Dự án sẽ đóng góp vào việc thực hiện chiến lược ưu tiên của ?         ?       ?   II-1
    chính phủ, ngành và địa phương
6 Các kế hoạch và dự án liên quan được nghiên cứu kỹ để phân ?          ?       ?   II-1
    công và hợp tác hợp lý
7 Các bài học kinh nghiệm rút ra từ những dự án khác được tích ?        ?       ? Tất cả
    hợp vào
                                                                                    Mẫu
III. Lập kế hoạch và lôgíc                                         Có Không Mẫu 1
                                                                                      2
8 Xác định rõ và phân tích các đối tượng thụ hưởng                  ?   ?     2     II-1
9 Các đầu ra và mục tiêu của dự án được xác định rõ ràng với ?          ?     2    II-2/3
    những chỉ số chính xác
10 Các hoạt động của dự án được lên kế hoạch một cách hợp lý        ?   ?     4     II-4
11 Tính lôgíc giữa các mục tiêu, đầu ra và các hoạt động của dự án ?    ?       ?     II
    rõ ràng
                                                                                    Mẫu
IV. Các nhà tài trợ                                                Có Không Mẫu 1
                                                                                      2
12 Các lĩnh vực nhà tài trợ quan tâm. Các tiêu chí được xác định ?      ?    3/8    II-5
    đúng đắn
13 Xác định chính xác ưu điểm của các nhà tài trợ cụ thể            ?   ?    3/8    II-5
                                                                                    Mẫu
V. Vấn đề tài chính                                                Có Không Mẫu 1
                                                                                      2
14 Ngân sách Nhà nước so với ngân sách ODA được lên kế hoạch ?          ?     6     II-6
    một cách đúng đắn
15 Lên kế hoạch hợp lý việc chia sẻ các khoản đóng góp của ngân ?       ?     6     II-6
    sách quốc gia.
                                                                                    Mẫu
VI. Chuẩn bị dự án                                                 Có Không Mẫu 1
                                                                                      2
16 Xây dựng kế hoạch dự án (kế hoạch hoạt động) hợp lý              ?   ?     7      I-5
17 Lập tốt kế hoạch phân công thực hiện dự án                       ?   ?     1     II-7



                                             36
HOẠT ĐỘNG 14.2: Chuẩn bị phụ lục 3 cho dự án của bạn
Sử dụng dự án mà bạn đã xây dựng ở cuối phần 11 để chuẩn bị phụ lục 3
cho dự án của bạn, thông qua thảo luận nhóm




                                           37
PHẦN 15: LẬP KẾ HOẠCH ĐỆ TRÌNH DỰ ÁN (BƯỚC10)
                 Bạn sẽ đệ trình tài liệu dự án khi nào, cho ai và ở đâu?

MỤC TIÊU
      Cần hiểu khi nào nên đệ trình dự án và đệ trình cho ai

THÔNG TIN CƠ SỞ
Một dự án được đệ trình sẽ phải trải qua 3 giai đoạn chính trước khi được Chính
phủ và các nhà tài trợ phê duyệt và sẵn sàng để được thực hiện:

A. Giai đoạn 1: Nộp những dự án nằm trong danh sách các chương trình/dự án
nhận được nguồn viện trợ ODA theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ
    Cơ quan chủ quản cần chuẩn bị những gì:
         o Đề xuất những chương trinh/dự án theo một mẫu cụ thể
         o Liệt kê những chương trình/dự án họ đề xuất
    Cơ quan chủ quản nộp những tài liệu này cho ai:
         o Bộ kế hoạch và đầu tư
    Khi nào các cơ quan chủ quản nộp những tài liệu này:
         o Dựa vào các yêu cầu/hướng dẫn của MPI
         o Kế hoạch của nhà tài trợ

B. Giai đoạn 2: Chấp thuận danh sách các chương trình/dự án xin viện trợ ODA và đàm phán
Hiệp ước khung quốc tế
    Bộ kế hoạch và đầu tư chuẩn bị danh sách các chương trình/dự án xin viện trợ ODA cho
    từng nhà tài trợ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt
    Bộ kế hoạch và đầu tư chuẩn bị nội dung Hiệp ước khung quốc tế cho những chương
    tình/dự án trong danh sách nói trên và đàm phán với các nhà tài trợ
    Cơ quan chủ quản cần làm gì:
         o Cung cấp các thông tin và tài liệu bổ sung theo yêu cầu và
         o Tham gia vào tiến trình đàm phán (nếu cần thiết)

C. Giai đoạn 3: Chuẩn bị tài liệu dự án trình lên Chính phủ và các nhà tài trợ để phê duyệt
    Cơ quan chủ quản cần làm gì:
         o LAs sẽ sắp xếp để chuẩn bị tài liệu dự án (nguồn lực tài chính, kiến thức chuyên
            môn, v.v.)
         o Đệ trình tài liệu dự án lên các nhà tài trợ và các cơ quan liên quan để phê duyệt
         o Tham gia vào việc chuẩn bị và đàm phán Hiệp ước quốc tế cụ thể
    Cơ quan chủ quản làm việc với bộ nào:
         o Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính,
         o Các bộ ngành liên quan (những ngành mà dự án có kế hoạch can thiệp vào)
         o Các cơ quan của Chính phủ ở các tỉnh (địa phương nơi dự án sẽ được thực hiện)
         o Các nhà tài trợ và các nhà tư vấn của họ
    Nộp tài liệu dự án ở đâu:
         o Bộ kế hoạch và đầu tư và Thủ tướng nếu dự án do Thủ tướng phê duyệt
         o Các cơ quan chủ quản nếu dự án do cơ quan chủ quản đánh giá và phê duyệt




                                              38
HOẠT ĐỘNG 15.1: Lập kế hoạch cho các hoạt động của bạn
Hãy thảo luận về thời gian nộp đề xuất dự án và danh sách ưu tiên theo
kinh nghiệm của bạn


HOẠT ĐỘNG 15.2: Kiểm tra kế hoạch của các nhà tài trợ để nộp đề
xuất dự án
Chọn ra một vài nhà tài trợ và điền thông tin vào bảng dưới đây :
    Vào thời điểm nào trong năm các nhà tài trợ thường chấp nhận các đề
    xuất dự án?
    Khi nào MPI họp đàm phán với các nhà tài trợ để thảo luận về những dự án được đệ trình?

                                  Bảng 16.2: Lập kế hoạch
                                                               Các cuộc họp đàm phán với
       Các nhà tài trợ            Thời gian nhận đề xuất
                                                                          MPI
Ngân hàng thế giới

Ngân hàng phát triển Châu á

JBIC

AFD

KfW

AusAid

EU

JICA




                                             39
Phần 16: CÁC THUẬT NGỮ TRONG NGHIÊN CỨU KHẢ THI
                          Nghĩa thường sử dụng của các từ đó trong
                      Xây dụng Nghiên cứu khả thi các dự án ODA là gì?

Mục tiêu
Để hiểu cách sử dụng chung của các thuật ngữ trong tài liệu dự án ODA

THÔNG TIN CƠ SỞ
Tài liệu Nghiên cứu khả thi sẽ được Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ đánh
giá, vì vậy việc đảm bảo rằng tất cả các bên, như các ban ngành liên quan, các cơ
quan đánh giá và các nhà tài trợ, cùng hiểu thuật ngữ với nghĩa chung là rất cần
thiết.
Việc làm rõ các khái niệm và giảm thiểu sự nhầm lẫn trong các thuật ngữ sẽ tạo điều kiện hiểu
biết lẫn nhau và nâng cao chất lượng đánh giá.

Bảng 16.1: Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn, phương pháp và các công cụ phân tích đánh
                                             giá
                                     Nghiên cứu khả thi
Thuật ngữ                                          Nghĩa là gì?
Hiệu quả        Đo lường một dự án đạt được mục tiêu ở cấp độ mục đích hay mục tiêu tổng thể,
                ví dụ mức độ mà một can thiệp phát triển đã đạt được hay dự kiến sẽ đạt được các
                mục tiêu liên quan của mình một cách hiệu quả và bền vững
Hiệu suất       Một phép đo về phương diện kinh tế trong việc biến các đầu vào (ngân sách,
                chuyên gia, thời gian, v.v) thành đầu ra.
Hiệu lực        Mức độ các mục tiêu của dự án đạt được hay hy vọng đạt được của dự án, có tính
                đến tầm quan trọng tương đối của dự án
Các tác         Những thay đổi tình huống phát sinh từ các ảnh hưởng phối hợp của các hoạt
động của        động dự án, hoặc việc đánh giá xem dự án đã đạt được mục tiêu cao nhất ở mức
dự án           độ nào.
                Các tác động lâu dài tích cực và tiêu cực, đầu tiên và tiếp theo phát sinh do can
                thiệp phát triển tạo ra, dù trực tiếp hay gián tiếp, có tính đến hay không tính đến.
                Đôi khi tác động còn có nghĩa là những gì mà dự án đạt được ngoài các đầu ra
                trực tiếp.
Tác động        Mức độ một sự can thiệp hoặc cải thiện hoặc làm yếu đi khả năng của một quốc
phát triển      gia hoặc khu vực trong việc sử dụng có hiệu quả, hợp lý và bền vững nguồn nhân
thể chế         lực, tài lực và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của minh, ví dụ thông qua : (a)
                định nghĩa rõ hơn, tính ổn định, minh bạch, hiệu lực và tính dự báo trước những
                sắp xếp về thể chế và/hoặc (b) sự liên kết tốt hơn giữa sứ mệnh và năng lực của
                một tổ chức với quyền hạn của tổ chức đó bắt nguồn từ những sắp xếp thể chế
                này. Những tác động đó có thể bao gồm những ảnh hưởng có chủ đích và không
                có chủ đích của một hoạt động
Phân tích       So sánh kinh tế giữa đầu tư và chi phí vận hành với lợi ích hoặc tác động trực tiếp
chi phí – lợi   tạo ra do đầu tư trong một can thiệp cụ thể.
ích (CBA)       CBA được sử dụng để quyết định phân bổ hiệu suất, ví dụ: so sánh chi phí và lợi
                ích của các chương trình phục vụ các nhóm bệnh nhân khác nhau.
                Thậm chí nếu một vài mục của nguồn lực hoặc lợi ích không thể đo lường bằng


                                                 40
Cac buoc xay dung du an
Cac buoc xay dung du an

More Related Content

What's hot

Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dongforeman
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữenglishonecfl
 
Chuyên đề Thần kinh ở động vật
Chuyên đề Thần kinh ở động vật Chuyên đề Thần kinh ở động vật
Chuyên đề Thần kinh ở động vật nataliej4
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...foreman
 
Van de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamVan de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamforeman
 
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòngbáo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòngnataliej4
 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH nataliej4
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG nataliej4
 
Bài Giảng Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình
Bài Giảng Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình Bài Giảng Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình
Bài Giảng Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình nataliej4
 
He Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc TeHe Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc Tehsplastic
 
Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...
Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...
Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Mpp01 512 Om01 V
Mpp01 512 Om01 VMpp01 512 Om01 V
Mpp01 512 Om01 Vhsplastic
 
Vải thái tuấn
Vải thái tuấnVải thái tuấn
Vải thái tuấnSansanluc
 
Thông tư hướng dẫn thi đua khen thưởng ngành LĐTBXH
Thông tư hướng dẫn thi đua khen thưởng ngành LĐTBXHThông tư hướng dẫn thi đua khen thưởng ngành LĐTBXH
Thông tư hướng dẫn thi đua khen thưởng ngành LĐTBXHkien ninh dinh
 
Dân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VNDân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VNforeman
 
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomKy nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomforeman
 
Chap4 Phan Tich Mtbt
Chap4 Phan Tich MtbtChap4 Phan Tich Mtbt
Chap4 Phan Tich Mtbtnvkhoi
 
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh TeChuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Teenglishonecfl
 

What's hot (20)

Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dong
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
 
Chuyên đề Thần kinh ở động vật
Chuyên đề Thần kinh ở động vật Chuyên đề Thần kinh ở động vật
Chuyên đề Thần kinh ở động vật
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
 
Van de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamVan de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lam
 
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòngbáo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
 
Viem Ruot Thua Ok
Viem Ruot Thua OkViem Ruot Thua Ok
Viem Ruot Thua Ok
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
 
Bài Giảng Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình
Bài Giảng Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình Bài Giảng Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình
Bài Giảng Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình
 
He Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc TeHe Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc Te
 
Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...
Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...
Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán - ZALO 093 18...
 
Tham Dinh Du An 2
Tham Dinh Du An 2Tham Dinh Du An 2
Tham Dinh Du An 2
 
Mpp01 512 Om01 V
Mpp01 512 Om01 VMpp01 512 Om01 V
Mpp01 512 Om01 V
 
Vải thái tuấn
Vải thái tuấnVải thái tuấn
Vải thái tuấn
 
Thông tư hướng dẫn thi đua khen thưởng ngành LĐTBXH
Thông tư hướng dẫn thi đua khen thưởng ngành LĐTBXHThông tư hướng dẫn thi đua khen thưởng ngành LĐTBXH
Thông tư hướng dẫn thi đua khen thưởng ngành LĐTBXH
 
Dân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VNDân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VN
 
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomKy nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
 
Chap4 Phan Tich Mtbt
Chap4 Phan Tich MtbtChap4 Phan Tich Mtbt
Chap4 Phan Tich Mtbt
 
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh TeChuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
 

Viewers also liked

Bài 2: Tổng quan về quản lý dự án & Lựa chọn và lập kế hoạch cho dự án
Bài 2: Tổng quan về quản lý dự án & Lựa chọn và lập kế hoạch cho dự ánBài 2: Tổng quan về quản lý dự án & Lựa chọn và lập kế hoạch cho dự án
Bài 2: Tổng quan về quản lý dự án & Lựa chọn và lập kế hoạch cho dự ánMasterCode.vn
 
Xây dựng dự án
Xây dựng dự ánXây dựng dự án
Xây dựng dự ánforeman
 
Quy trinh quan ly du an dau tu xay dung cong trinh
Quy trinh quan ly du an dau tu xay dung cong trinh Quy trinh quan ly du an dau tu xay dung cong trinh
Quy trinh quan ly du an dau tu xay dung cong trinh dungbomac
 
Quan ly du an
Quan ly du anQuan ly du an
Quan ly du anvntest
 
Lập Kế Hoạch và Triển Khai Công Việc
Lập Kế Hoạch và Triển Khai Công ViệcLập Kế Hoạch và Triển Khai Công Việc
Lập Kế Hoạch và Triển Khai Công ViệcBill Quy
 
Lập kế hoạch cho dự án
Lập kế hoạch cho dự ánLập kế hoạch cho dự án
Lập kế hoạch cho dự ánAnh Dam
 
Quy trình thực hiện dự án đầu tư
Quy trình thực hiện dự án đầu tưQuy trình thực hiện dự án đầu tư
Quy trình thực hiện dự án đầu tưNguyen Thu
 
Quản trị dự án công nghệ thông tin
Quản trị dự án công nghệ thông tinQuản trị dự án công nghệ thông tin
Quản trị dự án công nghệ thông tinAnh Dam
 
Green real sunny villa - 2015 - tan - up
Green real   sunny villa - 2015 - tan - upGreen real   sunny villa - 2015 - tan - up
Green real sunny villa - 2015 - tan - upkingkamshot
 
Chuong 1- Quan Ly Du An CNTT
Chuong 1- Quan Ly Du An CNTTChuong 1- Quan Ly Du An CNTT
Chuong 1- Quan Ly Du An CNTTPhuoc Long
 
Khu biệt thự biển - Orchard villas resort - Phan Thiết
Khu biệt thự biển - Orchard villas resort - Phan ThiếtKhu biệt thự biển - Orchard villas resort - Phan Thiết
Khu biệt thự biển - Orchard villas resort - Phan ThiếtCody Trọng
 
Du lịch thị xã Sông Cầu - Phú Yên
Du lịch thị xã Sông Cầu - Phú YênDu lịch thị xã Sông Cầu - Phú Yên
Du lịch thị xã Sông Cầu - Phú YênAlolove Nguyễn
 
1.quản lý dự án công trình xây dựng
1.quản lý dự án công trình xây dựng1.quản lý dự án công trình xây dựng
1.quản lý dự án công trình xây dựngĐặng Duy Kỷ
 
Quy trinh trien khai du an cntt
Quy trinh trien khai du an cntt Quy trinh trien khai du an cntt
Quy trinh trien khai du an cntt Át Rô
 
Nội Dung Bài Giảng Lập Dự Toán Xây Dựng - Chương 1
Nội Dung Bài Giảng Lập Dự Toán Xây Dựng - Chương 1Nội Dung Bài Giảng Lập Dự Toán Xây Dựng - Chương 1
Nội Dung Bài Giảng Lập Dự Toán Xây Dựng - Chương 1visaolac
 
Hướng dẫn xử lý văn bản trên word
Hướng dẫn xử lý văn bản trên wordHướng dẫn xử lý văn bản trên word
Hướng dẫn xử lý văn bản trên wordNhomHTTP
 
H cay van-de_va_cay_muc_tieu
H cay van-de_va_cay_muc_tieuH cay van-de_va_cay_muc_tieu
H cay van-de_va_cay_muc_tieuluyenshare
 
Khu Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Cầu Mây (Mercure Sapa Resort & Spa) ...
Khu Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Cầu Mây (Mercure Sapa Resort & Spa) ...Khu Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Cầu Mây (Mercure Sapa Resort & Spa) ...
Khu Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Cầu Mây (Mercure Sapa Resort & Spa) ...Minh Nguyen Huy Hoang
 

Viewers also liked (20)

Bài 2: Tổng quan về quản lý dự án & Lựa chọn và lập kế hoạch cho dự án
Bài 2: Tổng quan về quản lý dự án & Lựa chọn và lập kế hoạch cho dự ánBài 2: Tổng quan về quản lý dự án & Lựa chọn và lập kế hoạch cho dự án
Bài 2: Tổng quan về quản lý dự án & Lựa chọn và lập kế hoạch cho dự án
 
Giáo trình quản lý dự án
Giáo trình quản lý dự ánGiáo trình quản lý dự án
Giáo trình quản lý dự án
 
Xây dựng dự án
Xây dựng dự ánXây dựng dự án
Xây dựng dự án
 
Quy trinh quan ly du an dau tu xay dung cong trinh
Quy trinh quan ly du an dau tu xay dung cong trinh Quy trinh quan ly du an dau tu xay dung cong trinh
Quy trinh quan ly du an dau tu xay dung cong trinh
 
Quan ly du an
Quan ly du anQuan ly du an
Quan ly du an
 
Lập Kế Hoạch và Triển Khai Công Việc
Lập Kế Hoạch và Triển Khai Công ViệcLập Kế Hoạch và Triển Khai Công Việc
Lập Kế Hoạch và Triển Khai Công Việc
 
Lập kế hoạch cho dự án
Lập kế hoạch cho dự ánLập kế hoạch cho dự án
Lập kế hoạch cho dự án
 
Quy trình thực hiện dự án đầu tư
Quy trình thực hiện dự án đầu tưQuy trình thực hiện dự án đầu tư
Quy trình thực hiện dự án đầu tư
 
Quản trị dự án công nghệ thông tin
Quản trị dự án công nghệ thông tinQuản trị dự án công nghệ thông tin
Quản trị dự án công nghệ thông tin
 
Green real sunny villa - 2015 - tan - up
Green real   sunny villa - 2015 - tan - upGreen real   sunny villa - 2015 - tan - up
Green real sunny villa - 2015 - tan - up
 
Chuong 1- Quan Ly Du An CNTT
Chuong 1- Quan Ly Du An CNTTChuong 1- Quan Ly Du An CNTT
Chuong 1- Quan Ly Du An CNTT
 
Khu biệt thự biển - Orchard villas resort - Phan Thiết
Khu biệt thự biển - Orchard villas resort - Phan ThiếtKhu biệt thự biển - Orchard villas resort - Phan Thiết
Khu biệt thự biển - Orchard villas resort - Phan Thiết
 
Du lịch thị xã Sông Cầu - Phú Yên
Du lịch thị xã Sông Cầu - Phú YênDu lịch thị xã Sông Cầu - Phú Yên
Du lịch thị xã Sông Cầu - Phú Yên
 
1.quản lý dự án công trình xây dựng
1.quản lý dự án công trình xây dựng1.quản lý dự án công trình xây dựng
1.quản lý dự án công trình xây dựng
 
Quy trinh trien khai du an cntt
Quy trinh trien khai du an cntt Quy trinh trien khai du an cntt
Quy trinh trien khai du an cntt
 
Nội Dung Bài Giảng Lập Dự Toán Xây Dựng - Chương 1
Nội Dung Bài Giảng Lập Dự Toán Xây Dựng - Chương 1Nội Dung Bài Giảng Lập Dự Toán Xây Dựng - Chương 1
Nội Dung Bài Giảng Lập Dự Toán Xây Dựng - Chương 1
 
Hướng dẫn xử lý văn bản trên word
Hướng dẫn xử lý văn bản trên wordHướng dẫn xử lý văn bản trên word
Hướng dẫn xử lý văn bản trên word
 
H cay van-de_va_cay_muc_tieu
H cay van-de_va_cay_muc_tieuH cay van-de_va_cay_muc_tieu
H cay van-de_va_cay_muc_tieu
 
Khu Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Cầu Mây (Mercure Sapa Resort & Spa) ...
Khu Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Cầu Mây (Mercure Sapa Resort & Spa) ...Khu Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Cầu Mây (Mercure Sapa Resort & Spa) ...
Khu Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Cầu Mây (Mercure Sapa Resort & Spa) ...
 
Dự án đầu tư khu du lịch sandhills
Dự án đầu tư khu du lịch sandhillsDự án đầu tư khu du lịch sandhills
Dự án đầu tư khu du lịch sandhills
 

Similar to Cac buoc xay dung du an

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Lý thuyết
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Lý thuyết TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Lý thuyết
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Lý thuyết nataliej4
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mangLâm Khôi
 
Ap dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho troAp dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho troforeman
 
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnSử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnforeman
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienforeman
 
Lo au va tram cam
Lo au va tram camLo au va tram cam
Lo au va tram camforeman
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Bùi Quang Xuân
 
Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách
Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách
Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách nataliej4
 
Thoat Vi Thanh Bung Ok
Thoat Vi Thanh Bung OkThoat Vi Thanh Bung Ok
Thoat Vi Thanh Bung OkKhoa Dương
 
Suc khoe tam than
Suc khoe tam thanSuc khoe tam than
Suc khoe tam thanforeman
 
Phan Tich Httt Bang Um Le
Phan Tich Httt Bang Um LePhan Tich Httt Bang Um Le
Phan Tich Httt Bang Um Legueste9722d
 
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó ChinhDự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinhskype
 
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký nataliej4
 
Phuong Phap Nckh
Phuong Phap NckhPhuong Phap Nckh
Phuong Phap Nckhguesta60ae
 
Thiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham GiaThiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham Giaforeman
 
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngChủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngVuKirikou
 

Similar to Cac buoc xay dung du an (20)

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Lý thuyết
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Lý thuyết TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Lý thuyết
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Lý thuyết
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mang
 
Ap dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho troAp dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho tro
 
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnSử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
 
Erd
ErdErd
Erd
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
 
Lo au va tram cam
Lo au va tram camLo au va tram cam
Lo au va tram cam
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
 
Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách
Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách
Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách
 
Thoat Vi Thanh Bung Ok
Thoat Vi Thanh Bung OkThoat Vi Thanh Bung Ok
Thoat Vi Thanh Bung Ok
 
Suc khoe tam than
Suc khoe tam thanSuc khoe tam than
Suc khoe tam than
 
Phan Tich Httt Bang Um Le
Phan Tich Httt Bang Um LePhan Tich Httt Bang Um Le
Phan Tich Httt Bang Um Le
 
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó ChinhDự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
 
Nd146
Nd146Nd146
Nd146
 
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký
Nghiệp Vụ Văn Phòng Và Nghề Thư Ký
 
Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1
 
Phuong Phap Nckh
Phuong Phap NckhPhuong Phap Nckh
Phuong Phap Nckh
 
Thiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham GiaThiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham Gia
 
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngChủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
 
Ch5 Ql Chatluong Tm Dung
Ch5 Ql Chatluong Tm DungCh5 Ql Chatluong Tm Dung
Ch5 Ql Chatluong Tm Dung
 

More from foreman

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoiforeman
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004foreman
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004foreman
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachforeman
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songforeman
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongforeman
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unescoforeman
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stressforeman
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to liveforeman
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityforeman
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebookforeman
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Designforeman
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communitiesforeman
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap monforeman
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dongforeman
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinhforeman
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gianforeman
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luongforeman
 
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham GiaKy Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham Giaforeman
 

More from foreman (20)

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoi
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
 
Suy Gam
Suy GamSuy Gam
Suy Gam
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc song
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unesco
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to live
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in community
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebook
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Design
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communities
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap mon
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinh
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luong
 
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham GiaKy Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Cac buoc xay dung du an

  • 1. Phần 1: Giới thiệu Khoá học này về nội dung gì? MỤC TIÊU: Bạn sẽ hiểu được những thông tin chính về khoá học để sẵn sàng cho các học phần tiếp theo: Mục tiêu khoá học Kết cấu tổng thể khoá học Bạn có khả năng làm đươc gì/ trở nên như thế nào sau khoá học này THÔNG TIN CƠ SỞ A. Mục đích của khoá học: Giúp người học chuẩn bị tốt hơn bộ hồ sơ /đề xuất dự án phát triển để có thể nhận được hỗ trợ từ các nhà tài trợ quốc tế B. Kết cấu chung của khoá học: Ngày1: Giới thiệu, Các kiến thức cơ bản, Phân tích các nhóm có liên quan Ngày 2: Phân tích vấn đề Ngày 3: Phân tích mục tiêu và lập kế hoạch Ngày 4: Quy trình lập kế hoạch& Trình bày C. Sau khoá học, bạn sẽ có kỹ năng viết một bộ tài liệu dự án cụ thể, chính xác và lô-gíc hơn, có tính thuyết phục cao đối với người đọc. D. Những đặc điểm chính của khoá học Khoá học này nhằm Tạo cơ hội để học viên học tập được các kiến thức lý thuyết và thực hiện các hoạt động thực hành cần thiết trong lập kế hoạch một dự án/ chương trình ODA Cuối khoá học, bạn sẽ có thể chuẩn bị một tài liệu dự án sử dụng các biểu mẫu thực tế (Phụ lục 2 và 3). Khoá học trọng tâm vào quá trình xây dựng dự án bắt đầu từ “xác định những lĩnh vực có khả năng can thiệp” đến “tổ chức thực hiện dự án”. Ở đây khung Lô-gíc được dùng như một công cụ lập kế hoạch. E. Định hướng Mỗi phần bao gồm các nội dung được đặt các biểu tượng như sau: Câu hỏi chính, Câu hỏi chính: MỤC TIÊU của học phần, THÔNG TIN CƠ SỞ về học phần, và CÁC HOẠT ĐỘNG để đạt được mục tiêu của học phần Sự nhất trí quan điểm giữa các thành viên trong nhóm của bạn là yếu tố không thể thiếu trong thực hành tất cả các học phần của khoá học này. PHẦN 2: TỔNG QUAN - CÁC BƯỚC XÂY DỰNG DỰ ÁN Các bước xây dựng một dự án ODA là gì? MỤC TIÊU 1
  • 2. Các bạn sẽ hiểu được tổng thể tất cả các bước để xây dựng một bộ hồ sơ dự án ODA chuẩn. THÔNG TIN CƠ SỞ Khoá học này trọng tâm vào hướng dẫn phương pháp xây dựng một bộ hồ sơ dự án ODA chuẩn để đề xuất với các nhà tài trợ quốc tế. Quá trình xây dựng bắt đầu với bước “Xác định những lĩnh vực có khả năng can thiệp” và kết thúc với bước “Tự đánh giá nội bộ và tổ chức thực hiện dự án” Quá trình này bao gồm các bước sau đây 1. Xác định những lĩnh vực có khả năng can thiệp 5. Phân tích mục 2. Phân tích các bên liên quan tiêu 4.Phân tích tình trạng & vấn đề 3. Tìm hiểu những thành tựu đạt được 6. Lựa chọn can thiệp 4. Phân tích tình trạng & vấn đề 3. Tìm hiểu 5. Phân tích mục tiêu 3. những thành 6. Lựa chọn phương án can thiệp 7.Xây dựng khung lô gíc 7. Xây dựng khung lô-gíc 8. Tự đánh giá nội bộ 8.Tự đánh giá 2. Phân tích bên liên nội bộ quan 9. Điền form thông tin dự án theo mẫu (Phụ lục 3) 9.Xây dựng 1. Xác định những lĩnh 10. Đệ trình dự án biểu mẫu phụ lục (Chuẩn bị Phụ lục 2) Trình HOẠT ĐỘNG: Cho biết có cần bổ sung ý kiến gì cho mỗi bước không Thảo luận xem các bước nói trên đã phản ánh đủ quá trình xây dựng dự án thực tế tại cơ quan bạn chưa (cơ quan hữu quan). Hãy chỉ ra xem cần phải mô tả bổ sung gì không và vào phần nào Hoạt động 2.1: Cho ý kiến xem có cần chỉnh sửa gì không Bước Ý kiến 2
  • 3. PHẦN 3: XÁC ĐỊNH NHỮNG LĨNH VỰC CÓ KHẢ NĂNG CAN THIỆP (BƯỚC1) Bạn khởi động quá trình lập kế hoạch một dự án ODA thế nào, có cần phải phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên của chính phủ và nhà tài trợ không? MỤC TIÊU Bạn sẽ xác định những lĩnh vực có khả năng can thiệp để đề xuất một dự án ODA. Bạn có thể sử dụng khuôn khổ dự án đã được khẳng định để xây dựng Đề cương sơ bộ (theo mẫu Phụ lục 2) THÔNG TIN CƠ SỞ Bạn phải khẳng định được khuôn khổ dự án mong đợi để làm cơ sở thảo luận giữa các thành viên trong nhóm. Đây là bước khởi động quá trình lập kế hoạch một dự án ODA. Bước này bao gồm ít nhất các thông tin chính yếu sau: Tên dự kiến của dự án Lĩnh vực hoặc Cơ quan thực Các đối tượng Thời kỳ dự án Ngân sách ngành mục tiêu hiện hưởng lợi Sau đó các thông tin chính yếu này sẽ được kiểm tra đối chiếu với các nội dung và quan điểm sau đây trước khi thảo luận chi tiết về xây dựng dự án. Có phù hợp với chính sách, nghị đinh, quyết định vv… của Chính phủ Việt Nam không. Có phù hợp với lĩnh vực ưu tiên của nhà tài trợ dự kiến không. Câu hỏi: Liệu những can thiệp dự kiến có giúp đỡ được người ngèo không? Nếu khung này làm sai, đề xuất dự án sẽ bị Bộ Kế hoạch đầu tư/ Nhà tài trợ gạt bỏ/ từ chối do nó không thích hợp với lĩnh vực ưu tiên và chính sách của họ. Các chính sách và kế hoạch của Chính phủ Việt Nam liên quan đến ODA Các lĩnh vực ưu tiên cho các dự án/ chuơng trình ODA được quy định trong nghị định 17/2001- CP sửa đổi: 1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn (gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản) cùng với xoá đói giảm ngèo. 2. Xây dựng hạ tầng kinh tế hiện đại và đồng bộ. 3. Phát triển hạ tầng xã hội (Y tế, giáo dục, phát triển dân cư…) 4. Bảo vệ môI truờng và tài nguyên thiên nhiên 5. Nâng cao năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển. Các lĩnh vực khác do Thủ tướng chính phủ quyết định theo từng trường hợp do Bộ KHĐT và các cơ quan hữu quan trình. Kế hoạch của chính phủ: Các văn kiện quốc gia: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (SEDP), Chiến lược xoá đói giảm ngèo và tăng trưởng toàn diện (CPRGS), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, Chiến lược khung về ODA, danh mục dự án/chương trình quốc gia, Tuyên bố Hà Nội, vv. 3
  • 4. Các văn bản cấp ngành: Kế hoạch phát triển ngành 5 năm, kế hoạch phát triển ngành hàng năm, danh mục các dự án/chương trình của nghành. Các văn bản cấp tỉnh: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của tỉnh, các kế hoạch phát triển hàng năm của tỉnh, danh mục các chương trình/dự án ưu tiên của tỉnh. HOẠT ĐỘNG 3: Xác định các lĩnh vực có thể can thiệp (ví dụ để thảo luận tại lớp ) Hãy thảo luận cùng với đồng nghiệp của mình những lĩnh vực nào (ngành nào/tiểu ngành nào) có thể can thiệp (ví dụ để thực hành tại lớp). (a) Thống nhất xem tiểu ngành nào định chọn để xây dựng một đề xuất dự án. (b) Liệt kê tất cả các chính sách, nghị định, quyết định và các văn bản liên quan đến chính sách khác. (c) Kiểm tra xem ngành (chuyên ngành) bạn vừa xác định có phù hợp với (b) không (d) Kiểm tra xem các nhà tài trợ tiềm năng có coi ngành (tiểu ngành) bạn vừa xác định là quan trọng không (e) Những đối tượng nào thuộc nhóm người nghèo có thể được hưởng lợi từ sự can thiệp dự kiến của dự án. Bạn có thể đề nghị các nhà tài trợ /Bộ KHĐT kiểm tra tại bước này xem lĩnh vực, ngành/ tiểu ngành bạn chọn có phù hợp với yêu cầu của nhà tài trợ bạn định xin tài trợ không. HOẠT ĐỘNG 2.1: Xác định lĩnh vực có thể can thiệp và kiểm tra sự phù hợp với các chính sách của chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ không Khuôn khổ dự án (Phụ lục 2) TÊN DỰ ÁN 1. Cơ quan đề xuất a) Tên, b) Địa chỉ, c) Số điện thoại 2. Mục tiêu dự án a) Mục tiêu dài hạn (Mục tiêu tổng thể), b) Mục tiêu ngắn hạn (Mục đích) 3. Hình thức hỗ trợ a) Hỗ trợ kỹ thuật, b) Đầu tư 4. Nội dung/hoạt động chính 5. Địa bàn 6. Ngân sách dự án Tổng vốn dự án (USD): …………….. Trong đó: a). Vốn ODA USD, b) Vốn trong nước VND 7. Thời gian dự kiến 8. Đề xuất nhà tài trợ Chủ đề thảo luận Mô tả (a) Lĩnh vực, ngành mục tiêu (b) Liệt kê tất cả các chính sách, nghị định, quyết định và các văn bản liên quan đến chính sách khác mà bạn cần tham khảo trước khi bắt đầu lập kế hoạch dự án. (c) Kiểm tra xem (a) có phù hợp với (b) không và nói rõ tại sao. 4
  • 5. (d) Liệt kê tất cả các nhà tài trợ có thể để kiểm Các nhà tài trợ có khả năng(1): tra xem (a) phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên Các lĩnh vực ưu tiên của họ phù hợp với (a) của nhà tài trợ nào. Các nhà tài trợ có khả năng (2): Lĩnh vực ưu tiên của họ phù hợp với (a) Các nhà tài trợ có khả năng(3): Các lĩnh vực ưu tiên của họ phù hợp với (a) (e) Xác định xem những đối tượng thuộc nhóm người nghèo nào có khả năng được hưởng lợi từ dự án. PHẦN 4: PHÂN TÍCH CÁC BÊN LIÊN QUAN (BƯỚC 2) Những đối tượng nào là các bên liên quan trong lập kế hoạch xây dựng một dự án ODA? MỤC TIÊU Bạn sẽ xác định xem những ai sẽ tham gia giải quyết tình trạng hiện tại trong lĩnh vực mà bạn đã xác định trong phần 3 Bạn sẽ phải đảm bảo rằng tất cả các bên này sẽ tham gia vào quá trình xây dựng dự án. Bạn có thể sử dụng kết quả của hoạt động này cho mục “2. Mục tiêu của chương trình/ dự án” của Phụ lục 2 THÔNG TIN CƠ SỞ Phân tích các bên liên quan là liệt kê và tìm mối quan hệ tương tác của tất cả các bên cần thiết có liên quan và KHÔNG bị loại trừ ra khỏi sự đồng thuận ý tưởng trong quá trình thảo luận. Sự phân tích bên liên quan được thực hiện đúng cách và đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình xây dựng dự án. HOẠT ĐÔNG 4.1: Liệt kê các bên liên quan đến quá trình lập kế hoạch dự án và vẽ ra mối liên hệ giữa họ Thảo luận với đồng nghiệp của bạn để liệt kê hết những bên liên quan chủ yếu mà bạn cần đưa họ tham gia vào quá trình xây dựng dự án ODA. Bảng 4.1: Phân tích bên liên quan (Ví dụ về các bên liên quan của một trường học) CÁC BÊN CÁC NHÀ RA CÁC CƠ QUAN NHỮNG NHỮNG HƯỞNG LỢI QUYẾT ĐỊNH THỰC HIỆN NGƯỜI BỊ NHÓM ỦNG TÁC ĐỘNG HỘ TIÊU CỰC UỶ BAN NHÂN SỞ GIÁO DỤC Phụ huynh của trẻ TRẺ EM Ở ĐỘ TUỔI ĐI CÁC TỔ CHỨC PHI HỌC CHÍNH PHỦ DÂN ĐT em trong độ tuổi đI Học sinh Trường Trẻ ngoài trường Các tổ chức quốc học tế Giáo viên Hội đồng nhà Hội khuyến học trường Phụ huynh học Ban giáo dục đào sinh tạo Làng xã Trẻ ngoài trường học 5
  • 6. Dựa trên tài liệu FASID (2000) HOẠT ĐỘNG 4.2: Phân tích các bên liên quan Liệt kê và phân loại các bên liên quan sẽ tham gia và hưởng lợi từ dự án ODA của bạn. Giải thích những đối tượng này có liên quan như thế nào. 6
  • 7. PHẦN 5: NẮM ĐƯỢC NHỮNG THÀNH TỰU GẦN ĐÂY (BƯỚC 3) Những thành tựu đạt được gần đây trong lĩnh vực dự án định can thiệp là gì ? Nguyên nhân thành công do đâu? MỤC TIÊU Bạn sẽ hiểu được những thành tựu đạt được gần đây trong nỗ lực cải thiện tình trạng của lĩnh vực (ngành/tiểu nghành) mà bạn đã chọn. Từ đó bạn sẽ hiểu được tại sao lại có được những thành tựu đó Bạn có thể sử dụng những thông tin này để chuẩn bị cho mục “1. Giải trình dự án/chương trình” và mục ”2. Mục tiêu của dự án/ chương trình” của Phụ lục 3 THÔNG TIN CƠ SỞ Học từ những kinh nghiệm hiện tại và quá khứ sẽ rút ra những bài học quý giá. Chúng ta, những người lập kế hoạch, có xu hướng suy nghĩ ”tiêu cực” bằng cách tập trung vào “các vấn đề”. Tuy nhiên cũng nên nhìn vào những khía cạnh tích cực của kinh nghiệm: thành tựu. Những thông tin này sẽ rút ra những bài học có ích cho kế hoạch mà bạn sắp xây lập. HOẠT ĐỘNG 5: Liệt kê những thành tựu gần đây có thể chia sẻ Liệt kê những thành tựu gần đây có liên quan đến lĩnh vực (ngành/tiểu ngành) mà bạn đang hướng đến trong xây dựng dự án ODA của mình. Bạn sẽ cung cấp ba loại thông tin mà bạn muốn chia sẻ với đồng nhiệp. Mô tả ngắn gọn về các thành tựu Lý do /chìa khoá quyết định những thành tựu đó Những ai tham gia và chịu trách nhiệm Trong phần thực hành này, mọi nguời cần cung cấp và chia sẻ thông tin. Điền vào bảng dưới đây những thông tin để chia sẻ. Nếu cần thêm thông tin về những bài học kinh nghiệm, xem trang web của Bộ KHĐT tại http://www.mpi.gov.vn/tddg/ Hình 5.1: Nắm được những thành tựu gần đây Vì sao sáng kiến này lại thực hiện được? Thành tựu Những ai tham gia và chịu trách nhiệm? 7
  • 8. PHẦN 6: PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG & VẤN ĐỀ (BƯỚC 4) Vấn đề là gì? Tại sao lại coi đó là vấn đề? Nguyên nhân của vấn đề là gì? Mục tiêu Bạn sẽ vạch ra các chủ đề/ vấn đề sẽ được giải quyết trong dự án ODA mà bạn sắp lên kế hoạch Bạ sẽ vẽ ra một bức tranh kết cấu của “nguyên nhân”, “hậu quả”, và “cốt lõi” của những vấn đề sẽ được xử lý trong dự án ODA bạn sắp xây dựng. Bạn có thể sử dụng thông tin phân tích ở đây để chuẩn bị cho mục “2. Mục tiêu của dự án /chương trình” của Phụ lục 3. THÔNG TIN CƠ SỞ Phương pháp “cây vấn đề” được sử dụng để vẽ ra toàn cảnh bức tranh kết cấu của vấn đề. Cây vấn đề vẽ ra “nguyên nhân”, hậu quả”, “kết quả” và “cốt lõi” của vấn đề. ? ? HẬU QUẢ Những học sinh này ? ? làm được ít tiền do Nhiều học sinh không Trường hợp bỏ học này VẤN ĐỀ CỐT LÕI Nhiều trường hợp bỏ Phụ huynh không muốn Trường học không Nhiều em nhỏ phải đỡ cho con em đi học Nhiều học sinh Trường không có Học phí quá đắt Cha mẹ không chán nản do không nước sạch và nhà đối với cha mẹ Học sinh cũng không NGUYÊN Trường không dạy Phụ huynh không những kỹ năng thích hiểu được tầm quan 8
  • 9. Quá trình này được thực hiện theo phương pháp cùng tham gia, quá trình như sau: Các thành viên tham gia chọn một người Chủ trì nhóm trong số họ. Người này sẽ điều hành nhóm trong suốt quá trình thảo luận như sau: Mỗi một thành viên viết lời phát biểu vấn đề vào phiếu và đưa cho các thành viên khác Các thành viên xem xét các lời phát biểu về vấn đề có phù hợp với dự án không Các thành viên cùng nhất trí lựa chọn lời phát biểu về vấn đề “cốt lõi“ Các thành viên làm rõ cấu trúc mối quan hệ “nhân-quả” xung quanh vấn đề “cốt lõi” để lập ra cây vấn đề Các thành viên thống nhất về cây vấn đề Một khó khăn thường gặp phải đó là không phải mọi cán bộ đều nắm được tình hình thực tế, tổng thể. Bạn cần cẩn trọng xem thảo luận dựa trên thông tin và quan điểm nhận thức của ai. Quy tắc viết lời trình bày về vấn đề Chỉ rõ vấn đề hiện hữu Nêu vấn đề- tình trạng tiêu cực Mẹo Mỗi vấn đề viết vào một phiếu Mỗi vấn đề trong một phiếu phải là một câu, không nên là một danh từ. X”Thiếu ngân sách” “Phân bổ ngân sách không đủ cho ….” Tránh viết “Không có (giảI pháp hoặc nguồn lực)”. X”Không có bệnh viện” “Không có dịch vụ chăm sóc y tế phù hợp cho XXX” Không nên ghi cả nguyên nhân và hậu quả Cần phải có sự đồng thuận giữa các thành viên tham gia để tránh hiểu nhầm khi Một phiếu bị huỷ Một câu phát biểu bị sửa đổi Chú ý rằng nguyên nhân và luật nhân quả trong thực tế không xứng hợp từng cặp. Chú ý nguồn thông tin: Ai đưa ra lời phát biểu đại diện cho cái gì? Luôn lưu ý về nguy cơ tiềm ẩn là thiếu hiểu biết hoặc thành kiến. Những điểm khác cần lưu ý trong phân tích vấn đề Tránh phân tích kiểu bó hẹp, đảm bảo là không có chỗ nào bị bó hẹp trong phân tích mối liên hệ nhân quả Tính rõ ràng của lời phát biểu: X”Hiệu suất lao động thấp” “Nghề nông đều phụ thuộc vào lao động chân tay” Vòng lặp phiếu giống nhau : Hãy chú ý nếu cùng một lời phát ể ấ ầ 9
  • 10. HOẠT ĐỘNG 6.1: Đánh giá những rủi ro tiềm ẩn của việc sử dụng thông tin/nhận thức đưa ra để phân tích vấn đề Trong hầu hết trường hợp các cán bộ (của Bộ chủ quản) phụ trách xây dựng dự án (và phân tích vấn đề) thường ở xa địa bàn và nhóm dân cư mục tiêu của dự án cả về mặt địa lý lẫn tinh thần. Những nhà lập kế hoạch trung thực thường nhận biết được vấn đề nhưng không có hiểu biết sâu và chi tiết về những gì đang diễn ra trên thực tế. Do đó, có rủi ro phát sinh là lời phát biểu trong phân tích vấn đề có thể bị thành kiến hoặc không phản ánh đúng được thực chất vấn đề. Những rủi ro tiềm ẩn /hạn chế của hạn chế thông tin được liệt kế trong bảng dưới đây. Bây giờ hãy thảo luận với đồng nghiệp của bạn xem cơ quan của bạn có gặp phảI những rủi ro/hạn chế đó không, và nếu chỗ nào có thì nêu ra các ý tuởng để giảm thiểu những rủi ro /hạn chế đó Hình 6.1: Đánh giá những thông tin bạn có để lập kế hoạch Những rủi ro tiềm ẩn/yếu Những điểm phải luôn ghi điểm của thông tin/nhận nhớ Mô tả thức được đưa ra cho phân Những giải pháp có thể để tích vấn đề giảm thiểu rủi ro/ hạn chế Chúng không chính xác Chúng không dựa trên tình hình thực tế /cái nhìn thấu đáo. Thông tin định lượng (số liệu thống kê) không tin cậy Thông tin định tính không đầy đủ HOẠT ĐỘNG 6.2: Vẽ cây vấn đề Viết ra một cây vấn đề cho lĩnh vực (ngành/ tiểu ngành) của bạn qua thảo luận với các đồng nghiệp. 10
  • 11. Hình 6.1: Cây vấn đề 11
  • 12. PHẦN 7: PHÂN TÍCH MỤC TIÊU (BƯỚC 5) Tình hình sẽ như thế nào một khi đạt được các mục tiêu? MỤC TIÊU Bạn sẽ nêu ra các giải pháp có thể dựa trên các vấn đề nêu trong phần 7 (bước 5) Bạn sẽ vẽ được một bức tranh toàn bộ cấu trúc các điều kiện mong đợi, trong đó minh hoạ tình trạng lý tưởng của lĩnh vực (ngành/ tiểu ngành) mà bạn đã chọn để xây dựng dự án ODA. Bạn có thể sử dụng những thông tin phân tích ở đây cho mục “2. Mục tiêu của chương trình/ dự án của Phụ lục 3. THÔNG TIN CƠ SỞ Bạn có thể dựng được “Cây Mục Tiêu” bằng cách viết lại những phát biểu tiêu cực trong “Cây vấn đề” thành những phát biểu tích cực. Bằng việc viết lại như vậy, mối liên hệ nhân-quả trong cây vấn đề được chuyển thành mối liên hệ “biện pháp-kết quả”. Khi viết lại phát biểu tiêu cực thành tích cực, đừng nghĩ quá nhiều và đừng tuân theo bản năng lô-gíc của bạn. (Ví dụ) Phát biểu trong cây vấn đề Phát biểu trong cây mục tiêu Học phí quá cao đối với một số phụ huynh Phụ huynh có khả năng chi trả học phí ? ? KẾT QUẢ Học sinh ra trường ? ? Mọi học sinh đều tốt Không có trường hợp bỏ Mục tiêu chính Có ít trường hợp bỏ học Phụ huynh muốn cho Trường học hấp Học sinh phụ giúp con em mình đến trường học Tiến bộ có thể Trường có Phụ huynh đủ Phụ huynh khuyến khích học nước sạch và khả năng trả BIỆN PHÁP Học sinh có việc làm Trường dạy những kỹ Phụ huynh hiểu 12 năng thích hợp để kiếm được tầm quan
  • 13. Hoạt động 7: Vẽ Cây Mục Tiêu Vẽ ra một Cây Mục Tiêu về lĩnh vực (ngành/tiểu ngành) bạn chọn sau khi thảo luận với các đồng nghiệp. Hình 7.1: Cây Mục Tiêu PHẦN 8: LỰA CHỌN (CÁC) PHƯƠNG ÁN CAN THIỆP (BƯỚC 6) Các phương án can thiệp của bạn để giải quyết vấn đề là gì? 13
  • 14. MỤC TIÊU Bạn sẽ xác định các phương án của dự án và và sắp xếp ưu tiên để lựa chọn (các) phương án khả dĩ nhất cho dự án ODA của mình. Bạn có thể sử dụng cách tiếp cận lựa chọn ở đây cho mục “2. Mục tiêu của chương trình/dự án” của Phụ lục 3 THÔNG TIN CƠ SỞ Lựa chọn phương án can thiệp của dự án là lựa chọn một nhóm các phương tiện và mục đích đã làm rõ trong các phần trước. Trong lựa chọn, những điều sau đây cần phải luôn chú ý. Dưới đây là một gợi ý chu trình lựa chọn phương án can thiệp dự án. HOẠT ĐỘNG 8: Xác định các phương án can thiệp và sắp xếp ưu tiên cho chúng Xác định các phương án có thể trong Cây Mục Tiêu mà nhóm của bạn đã lập ra trong các phần trước qua thảo luận với các đồng nghiệp trong nhóm. Khi đã xác định được, hãy thảo luận để thống nhất những điểm chính đối với mỗi phương án. Sau đó lựa chọn một phương án để phát triển lên thành một dự án ODA. Hình 8.1: Lựa chọn phương án dự án Phương án A Phương án B Phương án C Tên Tên Tên Phương án Nhóm đối tượng mục tiêu Lĩnh vực mục tiêu 14
  • 15. Phương án A Phương án B Phương án C Tên Tên Tên Các cơ quan liên quan Các đầu vào Các ưu tiên về chính sách Các tác động tiêu cực Tính khả thi Tính bền vững 15
  • 16. PHẦN 9: XÂY DỰNG KHUNG LÔGÍC 1 PHẦN TÓM TẮT (BƯỚC 7-1) Bạn sẽ xây dựng khuôn khổ dự án ODA như thế nào để đề xuất? MỤC TIÊU Hiểu được khung dự án: cấu trúc, chuỗi lôgíc, lợi thế và những điều kiện không thuận lợi. Bạn có thể sử dụng cách tiếp cận được lựa chọn ở đây cho mục “2. Những mục tiêu của chương trình/dự án” ở Phụ lục 3. THÔNG TIN CƠ SỞ Khung lôgíc thường được sử dụng trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá dự án vì đây là cách trình bày dễ hiểu. Tất cả các nhà tài trợ ODA quốc tế đều sử dụng khung lôgíc trong quá trình xây dựng, thực hiện và đánh giá các dự án ODA. Khung lôgíc được thiết lập bằng cách xây dựng các kế hoạch và hợp phần chính của dự án dựa trên phương pháp phương án đã được lựa chọn trong phần 8 “Lựa chọn phương án can thiệp dự án”. Bảng 9.1 là một mẫu khung lôgíc. Bảng 9.1: Mẫu khung lôgíc Tên dự án Thời kỳ dự án Phiên bản Lĩnh vực mục tiêu Nhóm đối tượng mục tiêu Ngày Tóm tắt Chỉ số đo lường Phương tiện và Giả định chính nguồn kiểm chứng Mục tiêu tổng thể Các tiêu chuẩn để đo Các nguồn dữ liệu Những điều kiện Cần đạt được điều gì lường mức độ thành để thu thập các chỉ quan trọng đối với sau khi mục đích dự công của dự án số dự án, ngoài tầm kiểm soát và không án đã đạt được? chắc chắn về khả năng thực hiện. Mục đích Dự án cần đạt được điều gì trong thời hạn dự án? Đầu ra Làm thế nào để dự án đạt được mục đích đã đề ra? Các hoạt động Cụ thể cần làm gì? Đầu vào Nhân sự, tài liệu, thiết bị và các nguồn tài trợ cần thiết để thực hiện dự án. 16
  • 17. Tóm tắt Nội dung chính của phần tóm tắt dự án có thể rút ra từ phương án can thiệp đã được lựa chọn trong phần 8. Như ở bảng 9.1, có thể dựa vào các tầng của Cây Mục Tiêu cũng như quan hệ của chúng để điền thông tin vào mỗi cột trong phần Tóm tắt của Khung lôgíc. Xác định thông tin Điền tên dự án, thời hạn, lĩnh vực mục tiêu, nhóm đối tượng mục tiêu, ngày tháng vào những chỗ trống đã được thiết kế sẵn ở phần trên trong mẫu khung lôgíc. Mục tiêu tổng thể Mục tiêu là ảnh hưởng phát triển – những ảnh hưởng tích cực - được coi là kết quả của việc đạt được Mục đích. Mục tiêu được lựa chọn trong lời phát biểu đặt một tầng bên trên lời phát biểu về mục đích dự án trong Cây Mục Tiêu. Điều này cần được nêu ra trong một câu mô tả mức độ hoàn thành Mục đích Mục đích là mục tiêu hi vọng đạt được khi dự án hoàn thành. Mục đích được mô tả là một lợi ích cụ thể hoặc ảnh hưởng đến nhóm đối tượng mục tiêu. Do đó, Mục đích dự án có thể đạt được một cách hiệu quả trong thời kỳ dự án. Trong khung lôgíc chỉ có một Mục đích dự án. Tỉnh: Phác thảo ngày:: --- ( Vấn đề chính: --- 1. --- 2. --- Mục tiêu tổng 1.1.1 Mục đích của dự 1.1. --- 1.2. --- 1.3. --- Đầu ra --- Các hoạt động--- 1.2.1. - 1.2.2. - 1.2.3. - Figure 9.1 Developing a Log-frame from Objective Tree Đầu ra Các đầu ra là những mục tiêu trung gian cần hoàn thành để đạt được Mục đích của dự án. Các Đầu ra cho thấy mức độ dự án nỗ lực để đạt được Mục đích. Điều này cần được nêu ra trong một câu mô tả mức độ hoàn thành. Trình tự thời Đầu ra 1 2 3 4 1.1 2.2 3.1 4.1 Hoạt 1.2 17 2.2 3.2 4.2 Trình 1.3 2.3 3.3 4.3 Hình 9.1 tự Đánh số 1.4 2.4 3,4 4.4 các hoạt
  • 18. Hoạt động Hoạt động là những hành động cụ thể nhằm mục đích tạo các Đầu ra thông qua việc sử dụng hiệu quả các Đầu vào. Do một dự án bao gồm nhiều Hoạt động khác nhau nên cần viết ra những Hoạt động chính chỉ rõ việc đạt được từng Đầu ra là rất cần thiết. Hoạt động quản lí, theo dõi dự án và thu thập thông tin cũng cần được tính đến. Theo như minh hoạ dưới đây, nếu có thể thì nên liệt kể các hoạt động và các Đầu ra tương ứng theo thứ tự. Hoạt động không phảI là mô tả tình huống và cần được mô tả với các hành động cụ thể. Khi cần thiết, cũng nên xác định rõ người chịu trách nhiệm thực hiện Hoạt động đó. Đầu vào Đầu vào là nhân sự, trang thiết bị và nguồn lực tài chính cần thiết để thực hiện được các Hoạt động đã đề ra trong khung lôgíc. HOẠT ĐỘNG 9: Viết bản tóm tắt dự án Xây dựng phần Tóm tắt dự án của bạn qua thảo luận. Bảng 9.2 Mẫu Khung lôgíc Tên dự án Thời hạn Phiên bản Lĩnh vực mục tiêu Nhóm đối tượng mục tiêu Ngày Tóm tắt Các chỉ số đo lườngPhương tiện và Giả định chính nguồn kiểm chứng Mục tiêu tổng thể Các tiêu chuẩn để đo Các nguồn dữ liệu Những điều kiện Cần đạt được điều gì lường mức độ thành để thu thập các chỉ quan trọng đối với sau khi mục đích dự công của dự án số dự án, ngoài tầm kiểm soát và không án đã đạt được? chắc chắn về khả năng thực hiện. Mục đích Dự án cần đạt được điều gì trong thời hạn dự án? Đầu ra Làm thế nào để dự án đạt được mục đích đã đề ra? Các hoạt động Cụ thể cần làm gì? Đầu vào Nhân lực, nguyên vật liệu, trang thiết bị và các nguồn lực tài chính cần thiết để thực hiện dự án. 18
  • 19. 19
  • 20. PHẦN 10: XÂY DỰNG KHUNG LÔGÍC 2 NHỮNG GIẢ ĐỊNH CHÍNH (BƯỚC 7-2) Những giả định chính gì là điều kiện để dự án của bạn thành công? MỤC TIÊU Cần hiểu được ý tưởng về những Giả định chính đối với dự án của bạn để có thể xác định được chúng Bạn có thể sử dụng phương thức tiếp cận này cho mục “2. Những mục tiêu của chương trình/dự án” trong Phụ lục 3 THÔNG TIN CƠ SỞ Những giả định chính là những điều kiện cần thiết để dự án đạt được mục tiêu đã đề ra ở cột trên. Giả định chính có đặc điểm: (i) Quan trọng đối với sự thành công của dự án (ii) Ngoài tầm kiểm soát của dự án, và (iii) Không chắc chắn về khả năng thực hiện. THÊM MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÁNH GIÁ RỦI RO? Bảng 10.1: Ví dụ một số giả định chính Khía cạnh Ví dụ Kinh tế (Giá “Giá gạo không giảm” (Về Mục tiêu tăng doanh thu bán gạo) /Phân phối) Chính sách “Bộ Y tế không thay đổi các chính sách đối với thuốc nhi khoa ” (Về Mục /Quy định tiêu Tổng thể của dự án thuốc nhi khoa bền vững) MôI trường “Lượng nước mưa hàng năm đạt ít nhất 1000mm” (Về Mục đích dự án tăng thu hoạch trong sản xuất nông nghiệp) Văn hoá - xã hội “Số lượng lớn nam giới (chồng và con trai) không rời bỏ làng để đi làm việc nơI khác ” (về Đầu ra giảm nhẹ gánh nặng công việc đối với phụ nữ) Ổn định đội ngũ “Nhân viên đã qua đào tạo tiếp tục ở lại làm việc.” (Về Đầu ra nâng cao kỹ nhân viên năng của nhân viên) Dự án khác “Tiêm chủng đúng lịch.” ( Về dự án sức khoẻ trẻ em ở khu vực có cùng mục đích là tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ em) Giả định chết người: Giả định chết người là một Giả định chính mà không thể thực hiện Đầu được, do đó dự án không thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Nếu bạn tìm được một giả Giả định Hoạt định chết người thì hãy nghĩ đến chuyện thay đổi phương pháp tiếp cận dự án. Nhìn chung, Đầu ra sẽ đạt được khi các Hoạt động được tiến hành. Để đảm bảo tính lôgíc này, các Giả định chính cần ở cùng cấp độ khi các hoạt động được hoàn thành. Tính lôgíc này tiếp tục thể hiện ở từng cấp độ của phần tóm tắt như trong mẫu ở phần Hoạt động dưới đây. 20
  • 21. HOẠT ĐỘNG10: Làm rõ các Giả định chính của bạn trong dự án Xây dựng giả định chính của dự án của bạn thông qua thảo luận. Bảng 10.2 Mẫu khung lôgíc (Giả định chính) Tên dự án Thời hạn Phiên bản Lĩnh vực mục tiêu Nhóm đối tượng mục tiêu Ngày Tóm tắt Các chỉ số đo lường Phương tiện và Giả định chính nguồn kiểm chứng Mục tiêu tổng thể Các tiêu chuẩn để đo Các nguồn dữ liệu Những điều kiện Cần đạt được đièu gì lường mức độ thành để thu thập các chỉ quan trọng đối với sau khi mục đích dự công của dự án số dự án, nằm ngoài tầm kiểm soát và án đã đạt được? không chắc chắn về khả năng thực hiện. Mục đích Dự án cần đạt được điều gì trong thời hạn dự án? Đầu ra Làm thế nào để dự án đạt được mục đích đã đề ra? Các hoạt động Cụ thể cần làm gì? Đầu vào Nhân lực, nguyên vật liệu, trang thiết bị và các nguồn lực tài chính cần thiết để thực hiện dự án. 21
  • 22. PHẦN 11: XÂY DỰNG KHUNG LÔGÍC 3 THIẾT LẬP CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG (BƯỚC 7-3) Bạn làm thế nào để đo lường tiến trình và mức độ thành công của dự án ? MỤC TIÊU Hiểu được cách sử dụng các chỉ số đo lường Chỉ rõ phương tiện và nguồn kiểm chứng của các chỉ số đo lường. Bạn có thể sử dụng cách tiếp cận đã được lựa chọn ở đây cho mục “2. Các mục tiêu của chương trinh/dự án” trong Phụ lục 3. THÔNG TIN CƠ SỞ Xây dựng chỉ số là một quá trình định nghĩa những điều được mô tả trong phần Tóm tắt. Ở đây, tất cả những định nghĩa chưa rõ ràng sẽ được định lượng bằng việc xây dựng các chỉ số đo lường. Các chỉ số đo lường cho phép đặt mục tiêu cho những gì được mô tả trong phần tóm tắt, ví dụ như Đầu vào, Hoạt động, Đầu ra, Mục đích và Mục tiêu. Các chỉ số cần được xây dựng một cách khách quan và có thể kiểm chứng để chỉ ra được giá trị mục tiêu hoặc mức độ đạt được của từng mục tiêu. Phương tiện và nguồn kiểm chứng đề cập đến nguồn dữ kiện của các Chỉ số đo lường. Nó đề cập đến nơI lấy dữ liệu, tổ chức cung cấp dữ liệu, dữ liệu được lấy ở tài liệu nào và phương pháp thu thập dữ liệu. . Xây dựng các chỉ số đo lường và Phương tiện và nguồn kiểm chứng Mẹo (a) Nghĩ đến những dữ liệu phản ánh chính xác những gì được trình bày trong phần Tóm tắt (tính phù hợp của dữ liệu). (b) Nghĩ đến những dữ liệu có thể đo lường được thành quả của dự án (tính đo lường của dữ liệu) (c) Đối với loại dữ liệu, cần chỉ ra chủ đề, loại, số lượng, chất lượng dữ liệu cũng như cần chỉ rõ thời gian và địa điểm cần những dữ liệu đó (Sự rõ ràng của chỉ số) (d) Cân nhắc mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu, mức độ dễ/khó và chi phí của việc thu thập dữ liệu, được quyết định trong Phương tiện và nguồn kiểm chứng đối với các chỉ số đo lường. (Mức độ tin cậy và tính sẵn có của dữ liệu). Một chỉ số tốt bao gồm những yếu tố sau đây: loại dữ liệu, nhóm mục tiêu, 22
  • 23. HOẠT ĐỘNG 11.1: Chuẩn bị phần trình bày về chỉ số Bảng dưới đây đưa ra các ví dụ về những yếu tố của các chỉ số đo lường. Hãy đọc bảng dưới đây 1 cách kỹ lưỡng, làm theo các ví dụ và phát triển các chỉ số kiểm chứng khách quan. Hoạt động này cần làm theo nhóm 2 người. . Có thể xem lại và sử dụng bảng 6.1 (Đánh giá rủi ro tiềm ẩn của sử dụng thông tin/quan điểm) trong phần 6. Bảng 11.1: Thực hành xây dựng các chỉ số Ví dụ A Ví dụ B Ví dụ C Năng lực của các kỹ sư Cơ hội đi học với các bé Mục tiêu/Đầu ra trong công tác kiểm Năng suất lúa mì ở gái trong độ tuổi từ 6 cần đạt được soát lũ lụt và xói mòn ở làng B tăng đến 11 ở phía tây quận tỉnh K được nâng cao. C tăng. Loại dữ liệu Số lượng các kỹ sư Năng suất lúa mì Tỉ lệ tuyển sinh Nhóm đối Các kỹ sư ở Trung tâm 300 hộ gia dình canh Các bé gáI tuổi từ 6-11 tượng mục tiêu Phát triển tác trên đất khô Số lượng 20 người được đào tạo Tăng 40% Tăng 65% Khả năng sử dụng đúng Chính phủ cấp tín dụng Chất lượng Cùng mức năm 2001 kỹ thuật XXX cho các trường tiểu học Thời gian Cuối tháng 3 năm 2005 Tháng 8 năm 2008 4 năm Khu vực phía tây quận Địa điểm Trung tâm Phát triển Làng B C Đến tháng 3/2005, đào tạo được cho Trung tâm phát triển 20 kỹ sư có Các chỉ số đo ? ? thể sử dụng các kỹ thuật lường mà dự án chuyển giao về kiểm soát lũ lụt và xói mòn ở tỉnh Cần Thơ Hồ sơ tại trung tâm Biện pháp kiểm ? ? Sát hạch trình độ thông chứng thạo Chỉnh sửa dựa trên tài liệu của FASID (2000) 23
  • 24. HOẠT ĐỘNG 11.2: Quyết định các chỉ số đo lường, Phương tiện và nguồn kiểm chứng Quyết định các chỉ số đo lường, Phương tiện và nguồn kiểm chứng cùng với đồng nghiệp của bạn. Bảng 11.2 Mẫu khung lôgíc (Các chỉ số đo lường, phương tiện và nguồn kiểm chứng) Tên dự án Thời hạn Phiên bản Lĩnh vực mục tiêu Nhóm đối tượng mục tiêu Ngày Tóm lược Các chỉ số đo lường Phương tiện và Giả định chính nguồn kiểm chứng Mục tiêu tổng thể Các tiêu chuẩn để đo Các nguồn dữ liệu Những điều kiện Cần đạt được điều gì lường mức độ thành để thu thập các chỉ quan trọng đối với sau khi mục đích dự công của dự án số dự án, nằm ngoài tầm kiểm soát và án đã đạt được? không chắc chắn về khả năng thực hiện. Mục đích Dự án cần đạt được điều gì trong thời hạn dự án? Đầu ra Làm thế nào để dự án đạt được mục đích đã đề ra? Các hoạt động Cụ thể cần làm gì? Đầu vào Nhân lực, nguyên vật liệu, trang thiết bị và các nguồn lực tài chính cần thiết để thực hiện dự án. …. Và bây giờ, bạn đã có khung lôgíc cho dự án ODA của mình! 24
  • 25. PHẦN 12: TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỚC KHI ĐỆ TRÌNH (1) 5 TIÊU CHÍ (BƯỚC 8-1) Bạn làm thế nào để kiểm tra xem dự án của mình đã được xây dựng đúng cách hay chưa? MỤC TIÊU Cần hiểu 5 tiêu chí thẩm định dự án để kiểm tra xem dự án đã được chuẩn bị đúng cách chưa. Bạn có thể tận dụng phương pháp tiếp cận đã lựa chọn ở đây cho mục “2. Các mục tiêu của chương trình/dự án” trong Phụ lục 3. THÔNG TIN CƠ SỞ Bây giờ bạn có thể phác thảo một khung lôgíc cho dự án bạn muốn đệ trình. Điều quan trọng là phải đảm bảo dự án của bạn được chuẩn bị một cách đúng đắn trước khi đưa khung lôgíc vào bộ tài liệu chính thức nộp cho MPI/nhà tài trợ. Việc thẩm định cần bao gồm những điểm sau: (1) Kiểm tra thứ tự lôgíc của những điều trình bày trong khung lôgíc. (2) Kiểm tra lại quá trình phát triển khung lôgíc (3) Kiểm tra theo khía cạnh của 5 tiêu chí đánh giá (a) Tính phù hợp (b) Hiệu quả (c) Hiệu suất (d) Tác động (e) Tính bền vững Về điểm (1) và (2), xin mời xem lại học phần trước có đề cập đến những vấn đề này. Đồng thời, những câu hỏi chính cho 5 tiêu chí đánh giá được liệt kê trong bảng dưới đây. Bảng 12.1: 5 tiêu chí đánh giá Tính phù Tính bền Hiệu suất* Hiệu quả* Tác động* hợp vững* Mục tiêu Những ảnh Liệu mục Khả năng duy hưởng tích đích và mục trì những tác Liệu có đạt cực và tiêu tiêu tổng thể động tích cực được mục cực hay trực vẫn còn ý sau khi hoàn đích không và tiếp và gián nghĩa là thành các đầu ra sẽ góp tiếp mà dự án những mục hoạt động của Mục đích phần bao mang lại? tiêu tại thời các cơ quan nhiêu trong điểm thẩm Việt Nam ở đó? định hay mức độ nào? không? Đầu ra ở mức độ nào các yếu tố Hoạt động đầu vào sẽ được chuyển Đầu vào thành đầu ra.? *Kiểm chứng dựa trên dự đoán và triển vọng / Kiểm chứng dựa trên mức độ thực hiện Nguồn FASID (2000) Bảng 12.2: Cầu hỏi chính liên quan đến 5 tiêu chí đánh giá Tiêu chí Câu hỏi chính Hiệu Làm thế nào để giảm lượng đầu vào mà vẫn giữ nguyên lượng đầu ra? suất Các đầu vào có được sử dụng đúng cách để tạo ra các đầu ra không? Hiệu quả Mục đích đặt ra ban đầu có đạt được không? 25
  • 26. Tiêu chí Câu hỏi chính Liệu các mục đích của dự án có đạt được không nếu đạt được tất cả các kết quả? Các mục tiêu được định lượng có đủ để chứng minh các phương tiện là đúng không? Đã xác định được các yếu tố quan trọng bên ngoài chưa? Cuối dự án có hy vong đạt được mục đích dự án hay không? Có đầu ra nào cần được củng cố để đạt được mục đích của dự án không? Liệu có thể giảm đầu ra mà không ảnh hưởng đến việc đạt được mục đích không? Các bên liên quan chính có được xác định và mô tả rõ không? Các đối tượng thụ hưởng có được xác định rõ không? Những vấn đề của các đối tượng thụ hưởng có được mô tả đày đủ không? Mục tiêu tổng thể có giải thích tại sao dự án lại quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia/khu vực/ngành không? Các mục đích của dự án có thể hiện lợi ích trực tiếp của các nhóm đối tượng mục tiêu không? Có tác động tiêu cực nào không – nếu có thì làm thế nào để giảm thiểu chúng? Có tác động tích cực nào không – nếu có thì làm thế nào để tối đa hoá chúng? Tác động Ở mức độ nào thì dự án ODA tiếp tục hướng tới mục tiêu dài hạn? Mục đích dự án có đóng góp vào các mục tiêu tổng thể không? Dự án có đáp ứng nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng không? - Đây có phảI là một dự án vì người nghèo không? Các mục tiêu của dự án có phù hợp với các mục tiêu phát triển/xoá đói giảm nghèo Tính phù của Chính phủ và các nhà tài trợ không? hợp Lĩnh vực của dự án có nằm trong ưu tiên của các nhà tài trợ ODA quốc tế không? Dự án có phản ánh được những bài học kinh nghiệm từ những dự án tương tự không? Cơ quan thực hiện dự án có khả năng thực hiện dự án không? Các tổ chức Việt Nam tham gia dự án có tiếp tục thực hiện các hoạt động một cách độc lập sau khi dự án kết thúc không? Những người trong cộng đồng tham gia dự án có tiếp tục thực hiện các hoạt động một cách độc lập sau khi dự án kết thúc không? Có hoạt động nào cần thay đổi cho tốt hơn để tăng cường tính tự lực không? (Đưa ra các câu hỏi ví dụ) Các bên liên quan có coi dự án là một phần công việc của họ một cách đầy đủ không? Tính bền Các cơ quan chủ quản có chính sách tạo diều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện vưng và sau khi hoàn thành dự án không? Phương pháp tiếp cận về mặt kỹ thuật có phù hợp với điều kiện địa phương không? Môi trường sinh thái có được bảo vệ trong quá trình thực hiện và sau khi hoàn thành dự án không? Dự án có đóng góp gì vào vấn đề bình đẳng giới không? Tất cả các đối tượng thụ hưởng có được tiếp cận một cách đầy đủ đến các lợi ích, sản phẩm và dịch vụ do dự án mang lại trong suốt quá trình thực hiện và sau khi dự án kết thúc không? Các đơn vị tham gia dự án có khả năng tiếp nối hoạt động dự án sau khi dự án kết thúc không? 26
  • 27. Hầu hết các nhà tài trợ ODA (và MPI) đều dùng những tiêu chí này để thẩm định /đánh giá dự án được đề xuất /đang hoạt động. HOẠT ĐỘNG 12: Thẩm định dự án của bạn (1) 5 tiêu chí Sử dụng 5 tiêu chí đánh giá ở trên để thẩm định dự án của bạn. Thảo luận về những rủi ro tiềm năng của dự án đặc biệt khi kết quả thẩm định của bạn là không thoả mãn. Bảng 12.2: Thẩm định dự án của ban Kết Mô tả Rủi ro Tiêu quả chí thẩm định Không Hiệu thoả suất* mãn Hiệu quả* Tác động* Tính phù hợp Tính bền vững* *Kiểm chứng dựa trên dự đoán và triển vọng Kiểm chứng dựa trên mức độ thực hiện Lưu ý rằng “Tính phù hợp” sẽ được nghiên cứu kỹ hơn ở phần tiếp theo. 27
  • 28. PHẦN 13: TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỚC KHI ĐỆ TRÌNH (2) GIẢI TRÌNH DỰ ÁN (BƯỚC 8-2) Làm thế nào để đảm bảo chắc chắn dự án của bạn phù hợp với các chính sách/kế hoạch của chính phủ và những ưu tiên của các nhà tài trợ? MỤC TIÊU Cần đảm bảo chứng minh được dự án bạn đệ trình là phù hợp với các chính sách và kế hoạch của chính phủ và nằm trong ưu tiên của các nhà tài trợ quốc tế. THÔNG TIN CƠ SỞ Trong học phần 3 “Xác định một lĩnh vực có khả năng can thiệp”, bạn đã xác định được một lĩnh vực rộng mà dự án của bạn định hoạt động và các nhà tài trợ tiềm năng. Học phần 13 này sẽ xem xét lại các vấn đề đó để đảm bảo rằng những cân nhắc này là đúng hướng sau khi bạn đã thảo luận về dự án và quyết định xem bạn muốn tiến hành dự án với nhà tài trợ nào. Trong số các cầu hỏi thẩm định ở học phần 12, có một số câu hỏi then chốt để giải trình dự án của bạn. Các mục tiêu của dự án có phù hợp với những mục tiêu phát triển/xoá đói giảm nghèo của chính phủ và các nhà tài trợ không? Có phải huy động nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA để thực hiện dự án không? Các mục tiêu của dự án có phù hợp với những mục tiêu phát triển/xoá đói giảm nghèo của các nhà tài trợ không? Dự án có phản ánh được những bài học kinh nghiệm từ dự án tương tự không? Cơ quan tham gia thực hiện dự án được chỉ định có đủ năng lực để thực hiện dự án không? 28
  • 29. Bảng 13.1 đưa ra những câu hỏi và thông tin liên quan mà bạn sẽ đề cập trong bản đề xuất dự án của mình. Bảng 13.1: Những câu hỏi then chốt trong việc giảI trình dự án của bạn Câu hỏi then chốt Tài liệu/Thông tin bạn cần đề cập Nguồn lấy thông tin Các mục tiêu của dự án có Những lĩnh vực ưu tiên cho các dự án/chương trình ODA được qui định trong nghị Nhiều tài liệu được xuất bản phù hợp với những mục định 17/2001/ND-CP sửa đổi như sau: như SEPD, CPRGS, VDGs tiêu phát triển/xoá đói 1. Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, tưới tiêu, lâm giảm nghèo của chính phủ nghiệp, thuỷ sản) cùng với xoá đói giảm nghèo. Các tài liệu cấp quốc gia khác không? 2. Xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế hiện đại và đồng bộ có ở MPI (trên trang web hoặc 3. Phát triển hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục và phát triển dân số…) ở văn phòng) 4. Bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên 5. Tăng cường năng lực tổ chức và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công Các tài liệu cấp tỉnh có ở Uỷ nghệ; nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển. ban nhân dân tỉnh hoặc Sở kế Các lĩnh vực khác sẽ do Thủ tướng quyết định tuỳ từng trường hợp dựa trên hồ sơ hoạch đầu tư của tỉnh (trên do MPI và cơ quan chủ quản nộp. trang web hoặc ở văn phòng) Các tài liệu về kế hoạch và chính sách của Chính phủ: Tài liệu cấp nhà nước: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (SEDP), Các tài liệu ngành có ở Bộ Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS), Mục tiêu ngành tương ứng (trên trang phát triển thiên niên kỷ Việt Nam (VDGs), kế hoạch phát triển kinh tế xã web hoặc ở văn phòng) và/hoặc hội hàng năm, khung chiến lược ODA , danh mục các chương trình/dự án Sở ban ngành cấp tỉnh. đầu tư quốc gia , Tuyên bố chung Hà Nội; Các tài liệu ngành: Kế hoạch phát triển ngành 5 năm, kế hoạch phát triển ngành hàng năm, các chương trình trong ngành, danh mục cá dự án đầu tư trong ngành; Các tài liệu cấp tỉnh: kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của tỉnh, các kế hoạch phát triển hàng năm của tỉnh, danh mục các chương trình/dự án ưu đãi đầu tư của tỉnh, danh mục phân bổ ngân sách cho các dự án/chương trình Có phảI huy động nguồn Đánh giá các nguồn lực sẵn có trong nước để thực hiện dự án viện trợ phát triển chính Danh mục phân bổ ngân sách cho các chương trình/dự án, bao gồm cả thức ODA để thực hiện dự các dự án đang thực hiện và những dự án mới được đề xuất. 29
  • 30. Câu hỏi then chốt Tài liệu/Thông tin bạn cần đề cập Nguồn lấy thông tin án không? Phần đóng góp của các đối tượng thụ hưởng Quan hệ đối tác với các khu vực kinh tế tư nhân hoặc các cơ quan khác Điểm mạnh của các nguồn ODA để thực hiện dự án Chuyển giao vốn Chuyển giao hàng hoá và dịch vụ không thể sản xuất trong nước với giá cạnh tranh Chuyển giao những công nghệ góp phần vào sự phát triển của ngành Chuyển giao tri thức để củng cố năng lực của các đối tượng thụ hưởng hoác phát triển nguồn vốn nhân lực Lĩnh vực dự án của bạn có Các tài liệu của nhà tài trợ: Trang web và văn phòng của nằm trong lĩnh vực ưu tiên Chiến lược hỗ trợ quốc gia (CAS), khuôn khổ các chương trình quốc gia, các nhà tài trợ (trung tâm thông của các nhà tài trợ ODA kế hoạch trợ giúp quốc gia, khuôn khổ hợp tác quốc gia tin) quốc tể không? Thủ tục và chính sách cấp vốn của các nhà tài trợ Chiến lược hỗ trợ quốc Phương thức hỗ trợ gia (CAS): ADB, AusAid, Các mục tiêu của dự án có Thế mạnh hoặc lợi thế cạnh tranh của nhà tài trợ về mặt công nghệ, Khuôn khổ các chương phù hợp với những mục nguồn lực tài chính, kinh nghiệm quản lí có liên quan trình quốc gia: CIDA tiêu phát triển/xoá đói kế hoạch trợ giúp quốc giảm nghèo của các nhà tài gia : WB, DFID trợ không? khuôn khổ hợp tác quốc gia: UNDP Các tài liệu chiến lược quốc gia: EU Dự án có phản ánh được Các dự án có liên quan: Bộ kế hoạch và đầu tư (MPI), những bài học kinh nghiệm Các báo cáo thực hiện của các dự án có liên quan Sở kế hoạch và đầu tư (DPI) từ dự án tương tự không? Đánh giá các báo cáo của các dự án liên quan Các bộ ngành Văn phòng ban quản lí dự án 30
  • 31. Câu hỏi then chốt Tài liệu/Thông tin bạn cần đề cập Nguồn lấy thông tin Cơ quan tham gia thực Phân tích năng lực của cơ quan thực hiện dự án : Cơ quan thực hiện dự án hiện dự án được chỉ định Biểu đồ cấu trúc tổ chức có đủ năng lực để thực Báo cáo tài chính hiện dự án không? Các báo cáo về năng lực hoạt động Kinh nghiệm có liên quan 31
  • 32. HOẠT ĐỘNG 13: Thẩm định dự án của ban: Giải trình dự án Thông qua thảo luận nhóm, (1) liệt kê ra danh sách các tài liệu bổ sung mà bạn cần đề cập đến trong dự án. Sau đó, (2) kiểm tra xem liệu dự án của bạn có thể giải trình được không. Bảng 13.2: Giải trình dự án Những câu hỏi then chốt Tài liệu thông thường bạn cần đề Tài liệu/thông tin đặc biệt cần đề Kết quả thẩm định cập cập Những mục tiêu của dự án có phù hợp (Xem bảng 13.1) Thông tin bổ với mục tiêu phát triển/xoá đói giảm sung? nghèo của Chính phủ và các nhà tài trợ không? Dự án có nằm trong lĩnh vực ưu tiên của các nhà tài trợ ODA quốc tế không? Dự án có phản ánh được bài học kinh nghiệm từ dự án tương tự không? 32
  • 33. PHẦN 14: CHUẨN BỊ TÀI LIỆU DỰ ÁN (BƯỚC 9) Bạn chuẩn bị tài liệu dự án như thế nào để nộp? Nộp ở đâu và khi nào? MỤC TIÊU Hiểu được cách thức làm thế nào để đưa các ý tưởng về dự án thành tài liệu dự án, nên đệ trình dự án khi nào và ở đâu. THÔNG TIN CƠ SỞ Bây giờ, dự án của bạn đã được thẩm định và giải trình trong nội bộ. Trong học phần này, bạn sẽ thực hành cách chuẩn bị tài liệu dự án sử dụng những thông tin đã thu thập được. Học phần này cũng chỉ rõ địa điểm và thời gian bạn nộp tài liệu dự án. Nghị định 17/2001/ND-CP qui định các mẫu tài liệu dự án ODA chuẩn ở Việt Nam, trong phụ lục 2 và phụ lục 31 Bạn có thể điền vào các phụ lục bằng cách sử dụng cây vấn đề, Cây Mục Tiêu, khung lôgíc cùng những thông tin /tài liệu mà bạn đã thu thập được. Bảng 14.1: Thông tin gì sẽ được điền vào phần nào của phụ lục (phụ lục 3)? Các mục trong phụ lục 3 Bước tương ứng trong học phần này Phần I. Thông tin cơ sở của chương trình/dự án 1. Tên dự án: Tên dự án được nhất trí 2. Cơ quan chủ quản: a) Địa chỉ liên lạc: b) Số điện thoại/fax: Người liên lạc trong cơ 3. Cơ quan thực hiện dự án: a) Địa chỉ liên lạc: b) Số điện thoại/fax: quan của bạn 4. Cơ quan đệ trình dự án: a) Địa chỉ liên lạc: b) Số điện thoại/fax: Phần 13: Thẩm định nội 5. Ngày dự tính bắt đầu và kết thúc chương trình/dự án: bộ (2) Giải trình dự án 6. Địa điểm thực hiện chương trình/dự án: (Bước8-2) 7. Tổng ngân sách dành cho chương trình/dự án: Phần 13: Thẩm định nội ............................... USD bộ (2) Giải trình dự án (Dựa trên tỉ giá hối đoái của ngân hàng thương mại Việt Nam tại (Bước8-2) thời điểm chuẩn bị đề cương chi tiết của chương trình/dự án) bao gồm: 7.1 – Ngân sách ODA : ...................................USD 7.2 - Ngân sách quốc gia: ..............................VND, tương đương với ............................USD 8. Hình thức trợ giúp: (ví dụ: vay ODA, hoac viện trợ ODA) Phần II. Nội dung chương trình/dự án 1. Phê duyệt chương trình/dự án Phần 13: Thẩm định nội 1.1 Bối cảnh bộ (2) Giải trình dự án 1.2 Chiến lược của Chính phủ, ngành hay địa phương nơi thực hiện (Bước8-2) chương trình/dự án Phần 5: Hiểu những kết quả gần đây của dự án (Bước3) 1 Tại thời điểm chuẩn bị tài liệu đào tạo này, nghị định 17 sửa đổi chuẩn bị được Thủ tướng phê chuẩn 33
  • 34. Các mục trong phụ lục 3 Bước tương ứng trong học phần này 1.3 Khái quát những vấn đề mà chương trình/dự án đề cập Phần 9: Xây dựng khung lôgíc 2. Các mục tiêu của chương trình/dự án Phần 4: Phân tích các cơ 2.1 Các mục tiêu dài hạn: quan tham gia (Bước2) 2.2 Các mục tiêu trước mắt: Phần 6: Phân tích các vấn 3. Năng lực, qui mô hoặc các đàu ra chính của chương trình/dự án đề và tình huống (Bước 4) 4. Nội dung cụ thể của chương trình/dự án (Cây vấn đề) 4.1 Những vấn đề hoặc các nhóm vấn đề được đề cập trong chương Phần 7: Phân tích mục tiêu trình/dự án Phần 8: Lựa chọn (các) 4.2 Những nội dung hoặc hoạt động chính của chương trình/dự án phương thức tiếp cận dự án (Bước 6) Phần 9: Xây dựng khung lôgíc Phần 12: Đánh giá nội bộ trước khi đệ trình (1) 5. Lý do đưa ra cho các nhà tài trợ được đệ trình Phần 13: Thẩm định nội 5.1 Sự phù hợp của các mục tiêu dự án với lĩnh vực quan tâm của bộ (2) Giải trình dự án nhà tài trợ (Bước8-2) 5.2 Điểm mạnh hoặc lợi thế cạnh tranh của (các) nhà tài trợ về mặt công nghệ, nguồn tài chính, kinh nghiệm quản lí ... 6. Cơ chế tài chính nội bộ được đề xuất Phần 13: Thẩm định nội 6.1 Với ngân sách ODA, có thể sử dụng một hoặc một số hình thức bộ (2) GiảI trình dự án dưới đây: (Bước8-2) a) Phân bổ từ ngân sách nhà nước cho vốn xây dựng : .............. % Phần 9, 10, 11: Chuẩn bị trong tổng ngân sách ODA khung logic dự án b) Phân bổ từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động hành Xem phần Đầu vào trong chính/dịch vụ ......... % trong tổng ngân sách ODA khung logic dự án c) Vốn vay ............................ % tổng tổng ngân sách ODA 6.2 Các khoản đóng góp của quốc gia có thể được huy động bằng một hoặc một số hình thức dưới đây : a) Phân bổ từ ngân sách nhà nước: ............. % tổng đóng góp của quốc gia ( bao gồm: từ ngân sách trung ương: ......... %; tù ngân sách địa phương: ..... %) b) Tín dụng ưu đãi ................................. % tổng đóng góp của quốc gia c) Phần đóng góp từ các đối tượng hưởng lợi mục tiêu: ...... % tổng đóng góp của quốc gia III. Phân tích chi phí - lợi ích hoặc chi phí – hiệu quả của chương trình/dự án 1. Phân tích ban đầu về lợi ích/hiệu quả kinh tế và tài chính Phần 12: Đánh giá nội bộ 2. Phân tích ban đầu về lợi ích/hiệu quả xã hội (1) 3. Phân tích ban đầu về tác động môi trường 4. Phân tích ban đầu về tính bền vững của chương trình/dự án Sử dụng Cây vấn đề, cây mục tiêu, Khung lôgic và các thông tin tài liệu khác hiện đã có, bạn có thể điền được Đề cương chi tiết dự án để trình Bộ KHĐT theo như Nghị định sửa đổi 34
  • 35. Bảng 14.2: Phần nào trong đề xuất chi tiết sẽ được điền thông tin gì Các mục trong đề xuất chi tiết Các bước liên quan trong phần này 1. Bối cảnh và sự cần thiết của chương trình/ dự Phần 13: Thẩm định nội bộ (2) Giải trình về án dự án (Bước 8-2) Phần 5: Hiểu được thành tựu hiện nay (Bước 3) Phần 9: Xây dựng khung logic 2. Mục tiêu, quy mô và phạm vi Phần 4: Phân tích các bên liên quan (Bước 2) Phần 6: Phân tình trạng & vấn đề (Bước 4) (Cây Vấn Đề) Phần 7: Phân tích mục tiêu Phần 8: Lựa chọn (các) phương pháp tiếp cận dự án (Bước 6) Phần 9: Xây dựng khung logic Phần 12: Đánh giá nội bộ (1) 3. Nội dung các hợp phần, hoạt động và hạng (Các) phương pháp tiếp cận (Bước 6) mục chính Phần 9: Xây dựng khung logic Phần 12: Đánh giá nội bộ (1) 4. Phân tích và quyết định sơ bộ về kế hoạch Phần 12: Đánh giá nội bộ (1) xây dựng và kỹ thuật (nếu có) 5. Phân tích sơ bộ về tính khả thi của chương Phần 12: Đánh giá nội bộ (1) trình/ dự án (ví dụ: tính kinh tế, khả năng tổ chức thực hiện, kỹ thuật, tài chính) 6. Đề xuất về cơ cấu hệ thống tài chính nội bộ Phần 13: Đánh giá nội bộ (2) Giải trình về áp dụng cho chương trình/ dự án; đề xuất các dự án (Bước 8-2) mô hình ODA phù hợp 7. Phân tích sơ bộ về tính hiệu quả và các ảnh Phần 12: Đánh giá nội bộ (1) hưởng của chương trình/ dự án (bằng các tiêu chuẩn và chỉ tiêu theo dõi , đánh gia và kiểm chứng) 8. Năng lực thực hiện chương trình/ dự án của Phần 12: Đánh giá nội bộ (1) cơ quan bao gồm cả năng lực về tài chính Phần 13: Đánh giá nội bộ (2) Giải trình về (đối với các chương trình/ dự án ODA cho dự án (Bước 8-2) vay, thì yêu cầu phải có miêu tả về năng lực và kế hoạch trả nợ của cơ quan thực hiện chương trình/ dự án) 9. Tổng dự toán của chương trình/ kế hoạch, Phần 13: Đánh giá nội bộ (2) Giải trình về bao gồm cả ngân sách ODA dự án (Bước 8-2) 10. Thời gian bắt đầu và thực hiện dự tính của Phần 13: Đánh giá nội bộ (2) Giải trình về chương trình/ dự án dự án (Bước 8-2) 11. Tính bền vững của dự án trong quá trình khai Phần 12: Đánh giá nội bộ (1) thác và sử dụng. HOẠT ĐỘNG 14.1: Kiểm tra tài liệu dự án trước khi nộp 35
  • 36. Hãy thảo luận với đồng nghiệp của bạn và sử dụng bản liệt kê các mục cần kiểm tra dưới đây để kiểm tra xem các tài liệu dự án đã được chuẩn bị cẩn thận chưa. Bản liệt kê các mục cần kiểm tra này được phác thảo để đánh giá chất lượng của bản đề xuất dự án, và mỗi mục trong bản liệt kê này được tham chiếu đến phần tương ứng của phụ lục 2 và mẫu 3. Bảng 14.3: Bản liệt kê các mục cần kiểm tra trong tài liệu dự án Mục Kết quả Tham khảo Mẫu I. Những vấn đề chung Có Không Mẫu 1 2 1 Dự án được đặt tên thích hợp ? ? ? I.1 2 Thủ tục ODA được hiểu rõ ? ? Tất cả Tất cả 3 Tiếng Anh chuẩn ? ? Tất cả Tất cả Mẫu II. Phê duyệt dự án Có Không Mẫu 1 2 4 Các vấn đề và thông tin cơ bản được phân tích rõ ràng ? ? ? II.1 5 Dự án sẽ đóng góp vào việc thực hiện chiến lược ưu tiên của ? ? ? II-1 chính phủ, ngành và địa phương 6 Các kế hoạch và dự án liên quan được nghiên cứu kỹ để phân ? ? ? II-1 công và hợp tác hợp lý 7 Các bài học kinh nghiệm rút ra từ những dự án khác được tích ? ? ? Tất cả hợp vào Mẫu III. Lập kế hoạch và lôgíc Có Không Mẫu 1 2 8 Xác định rõ và phân tích các đối tượng thụ hưởng ? ? 2 II-1 9 Các đầu ra và mục tiêu của dự án được xác định rõ ràng với ? ? 2 II-2/3 những chỉ số chính xác 10 Các hoạt động của dự án được lên kế hoạch một cách hợp lý ? ? 4 II-4 11 Tính lôgíc giữa các mục tiêu, đầu ra và các hoạt động của dự án ? ? ? II rõ ràng Mẫu IV. Các nhà tài trợ Có Không Mẫu 1 2 12 Các lĩnh vực nhà tài trợ quan tâm. Các tiêu chí được xác định ? ? 3/8 II-5 đúng đắn 13 Xác định chính xác ưu điểm của các nhà tài trợ cụ thể ? ? 3/8 II-5 Mẫu V. Vấn đề tài chính Có Không Mẫu 1 2 14 Ngân sách Nhà nước so với ngân sách ODA được lên kế hoạch ? ? 6 II-6 một cách đúng đắn 15 Lên kế hoạch hợp lý việc chia sẻ các khoản đóng góp của ngân ? ? 6 II-6 sách quốc gia. Mẫu VI. Chuẩn bị dự án Có Không Mẫu 1 2 16 Xây dựng kế hoạch dự án (kế hoạch hoạt động) hợp lý ? ? 7 I-5 17 Lập tốt kế hoạch phân công thực hiện dự án ? ? 1 II-7 36
  • 37. HOẠT ĐỘNG 14.2: Chuẩn bị phụ lục 3 cho dự án của bạn Sử dụng dự án mà bạn đã xây dựng ở cuối phần 11 để chuẩn bị phụ lục 3 cho dự án của bạn, thông qua thảo luận nhóm 37
  • 38. PHẦN 15: LẬP KẾ HOẠCH ĐỆ TRÌNH DỰ ÁN (BƯỚC10) Bạn sẽ đệ trình tài liệu dự án khi nào, cho ai và ở đâu? MỤC TIÊU Cần hiểu khi nào nên đệ trình dự án và đệ trình cho ai THÔNG TIN CƠ SỞ Một dự án được đệ trình sẽ phải trải qua 3 giai đoạn chính trước khi được Chính phủ và các nhà tài trợ phê duyệt và sẵn sàng để được thực hiện: A. Giai đoạn 1: Nộp những dự án nằm trong danh sách các chương trình/dự án nhận được nguồn viện trợ ODA theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Cơ quan chủ quản cần chuẩn bị những gì: o Đề xuất những chương trinh/dự án theo một mẫu cụ thể o Liệt kê những chương trình/dự án họ đề xuất Cơ quan chủ quản nộp những tài liệu này cho ai: o Bộ kế hoạch và đầu tư Khi nào các cơ quan chủ quản nộp những tài liệu này: o Dựa vào các yêu cầu/hướng dẫn của MPI o Kế hoạch của nhà tài trợ B. Giai đoạn 2: Chấp thuận danh sách các chương trình/dự án xin viện trợ ODA và đàm phán Hiệp ước khung quốc tế Bộ kế hoạch và đầu tư chuẩn bị danh sách các chương trình/dự án xin viện trợ ODA cho từng nhà tài trợ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt Bộ kế hoạch và đầu tư chuẩn bị nội dung Hiệp ước khung quốc tế cho những chương tình/dự án trong danh sách nói trên và đàm phán với các nhà tài trợ Cơ quan chủ quản cần làm gì: o Cung cấp các thông tin và tài liệu bổ sung theo yêu cầu và o Tham gia vào tiến trình đàm phán (nếu cần thiết) C. Giai đoạn 3: Chuẩn bị tài liệu dự án trình lên Chính phủ và các nhà tài trợ để phê duyệt Cơ quan chủ quản cần làm gì: o LAs sẽ sắp xếp để chuẩn bị tài liệu dự án (nguồn lực tài chính, kiến thức chuyên môn, v.v.) o Đệ trình tài liệu dự án lên các nhà tài trợ và các cơ quan liên quan để phê duyệt o Tham gia vào việc chuẩn bị và đàm phán Hiệp ước quốc tế cụ thể Cơ quan chủ quản làm việc với bộ nào: o Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, o Các bộ ngành liên quan (những ngành mà dự án có kế hoạch can thiệp vào) o Các cơ quan của Chính phủ ở các tỉnh (địa phương nơi dự án sẽ được thực hiện) o Các nhà tài trợ và các nhà tư vấn của họ Nộp tài liệu dự án ở đâu: o Bộ kế hoạch và đầu tư và Thủ tướng nếu dự án do Thủ tướng phê duyệt o Các cơ quan chủ quản nếu dự án do cơ quan chủ quản đánh giá và phê duyệt 38
  • 39. HOẠT ĐỘNG 15.1: Lập kế hoạch cho các hoạt động của bạn Hãy thảo luận về thời gian nộp đề xuất dự án và danh sách ưu tiên theo kinh nghiệm của bạn HOẠT ĐỘNG 15.2: Kiểm tra kế hoạch của các nhà tài trợ để nộp đề xuất dự án Chọn ra một vài nhà tài trợ và điền thông tin vào bảng dưới đây : Vào thời điểm nào trong năm các nhà tài trợ thường chấp nhận các đề xuất dự án? Khi nào MPI họp đàm phán với các nhà tài trợ để thảo luận về những dự án được đệ trình? Bảng 16.2: Lập kế hoạch Các cuộc họp đàm phán với Các nhà tài trợ Thời gian nhận đề xuất MPI Ngân hàng thế giới Ngân hàng phát triển Châu á JBIC AFD KfW AusAid EU JICA 39
  • 40. Phần 16: CÁC THUẬT NGỮ TRONG NGHIÊN CỨU KHẢ THI Nghĩa thường sử dụng của các từ đó trong Xây dụng Nghiên cứu khả thi các dự án ODA là gì? Mục tiêu Để hiểu cách sử dụng chung của các thuật ngữ trong tài liệu dự án ODA THÔNG TIN CƠ SỞ Tài liệu Nghiên cứu khả thi sẽ được Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ đánh giá, vì vậy việc đảm bảo rằng tất cả các bên, như các ban ngành liên quan, các cơ quan đánh giá và các nhà tài trợ, cùng hiểu thuật ngữ với nghĩa chung là rất cần thiết. Việc làm rõ các khái niệm và giảm thiểu sự nhầm lẫn trong các thuật ngữ sẽ tạo điều kiện hiểu biết lẫn nhau và nâng cao chất lượng đánh giá. Bảng 16.1: Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn, phương pháp và các công cụ phân tích đánh giá Nghiên cứu khả thi Thuật ngữ Nghĩa là gì? Hiệu quả Đo lường một dự án đạt được mục tiêu ở cấp độ mục đích hay mục tiêu tổng thể, ví dụ mức độ mà một can thiệp phát triển đã đạt được hay dự kiến sẽ đạt được các mục tiêu liên quan của mình một cách hiệu quả và bền vững Hiệu suất Một phép đo về phương diện kinh tế trong việc biến các đầu vào (ngân sách, chuyên gia, thời gian, v.v) thành đầu ra. Hiệu lực Mức độ các mục tiêu của dự án đạt được hay hy vọng đạt được của dự án, có tính đến tầm quan trọng tương đối của dự án Các tác Những thay đổi tình huống phát sinh từ các ảnh hưởng phối hợp của các hoạt động của động dự án, hoặc việc đánh giá xem dự án đã đạt được mục tiêu cao nhất ở mức dự án độ nào. Các tác động lâu dài tích cực và tiêu cực, đầu tiên và tiếp theo phát sinh do can thiệp phát triển tạo ra, dù trực tiếp hay gián tiếp, có tính đến hay không tính đến. Đôi khi tác động còn có nghĩa là những gì mà dự án đạt được ngoài các đầu ra trực tiếp. Tác động Mức độ một sự can thiệp hoặc cải thiện hoặc làm yếu đi khả năng của một quốc phát triển gia hoặc khu vực trong việc sử dụng có hiệu quả, hợp lý và bền vững nguồn nhân thể chế lực, tài lực và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của minh, ví dụ thông qua : (a) định nghĩa rõ hơn, tính ổn định, minh bạch, hiệu lực và tính dự báo trước những sắp xếp về thể chế và/hoặc (b) sự liên kết tốt hơn giữa sứ mệnh và năng lực của một tổ chức với quyền hạn của tổ chức đó bắt nguồn từ những sắp xếp thể chế này. Những tác động đó có thể bao gồm những ảnh hưởng có chủ đích và không có chủ đích của một hoạt động Phân tích So sánh kinh tế giữa đầu tư và chi phí vận hành với lợi ích hoặc tác động trực tiếp chi phí – lợi tạo ra do đầu tư trong một can thiệp cụ thể. ích (CBA) CBA được sử dụng để quyết định phân bổ hiệu suất, ví dụ: so sánh chi phí và lợi ích của các chương trình phục vụ các nhóm bệnh nhân khác nhau. Thậm chí nếu một vài mục của nguồn lực hoặc lợi ích không thể đo lường bằng 40