SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
Download to read offline
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
1.3.3 Quy trình phân tích tài chính khách hàng.................................................12
Chỉ tiêu..............................................................................................................16
Năm N-1.............................................................................................................16
1.4.1 Nhân tố chủ quan .....................................................................................31
1.4.2 Nhân tố khách quan..................................................................................32
* Những ảnh hưởng của tiến trình hội nhập quốc tế đến cung – cầu sản phẩm:
...........................................................................................................................55
* Rủi ro ngành kinh doanh:...............................................................................56
Ngân hàng đỏnh giá khách hàng theo chính sách tín dụng hiện hành:..............57
Kết luận: Đồng ý cấp tín dụng cho Tổng công ty Xăng dầu Quân Đội..............61
KẾT LUẬN.......................................................................................................97
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................99
Lưu Ngân Hằng_CQ500836
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại gắn liền với quá trình
phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, trước hết nó đáp ứng các như cầu về
vốn của các cá nhân và tập thể, muốn phát triển sản xuất kinh doanh nhưng lại thiếu
vốn, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các Ngân hàng thương mại
ngày càng xâm nhập sâu sắc hơn vào mọi hoạt động của nền kinh tế, trở thành một
trung gian tài chính quan trọng bậc nhất, "bà đỡ" của mọi nền kinh tế.
Trong các hoạt động của Ngân hàng thì tín dụng đóng một vai trò quan trọng.
Tín dụng là tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là
hoạt động mang lại rủi ro nhất. Vì thế, đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động
tín dụng vừa là mục tiêu, là nhân tố quan trọng để cạnh tranh và phát triển của mỗi
Ngân hàng thương mại. Trước mỗi quyết định tài trợ, Ngân hàng luôn phải cân nhắc
kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời dựa trên phân tích các khía cạnh tài
chính, phi tài chính theo một quy trình nghiệp vụ nghiêm ngặt, mang tính khoa học
cao, phân tích tài chính khách hàng là một trong những nội dung đó.
Như vậy , quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng (đặc biệt là các
Doanh nghiệp) ngày càng găn bó, tương tác lẫn nhau. Khách hàng không trả được
nợ đến hạn, doanh thu cua Ngân hàng giảm, ảnh hưởng đến việc cho khách hàng
khác vay vốn, ảnh hưởng đến sự tồn tại cua Ngân hàng. Để tránh được những rủi ro
tín dụng này, trong quá trình thẩm định cho vay, Ngân hàng cần nâng cao chất
lượng trong khâu phân tích đánh giá tài chính đối với khách hàng - khâu quyết định
xem khách hàng có đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng không.
Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, hoạt động cho vay luôn chiếm
tỷ trọng từ 85% - 95% doanh thu, tuy nhiên công tác phân tích tín dụng, trong đó có
phân tích tài chính khách hàng vẫn còn nhiều bất cõp dẫn đến hiệu quả cho vay
chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao….
Qua quá trình học tập, nghiên cứu và thực tập tại Chi nhánh NHTMCP Á Châu
Hà Nội, em chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính đối
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 1
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
với doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội ” làm
Chuyên đề Tốt nghiệp của mình.
Kết cấu của chuyên đề nh sau:
Chương I: Lý luận chung về Tín Dụng Ngân hàng và chất lượng phân tích
tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn.
Chương II: Thực trạng chất lượng phân tích tài chính đối với doanh
nghiệp vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu Hà
Nội.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính đối với doanh
nghiệp vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội.
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, em xin đưa ra một vài đóng góp nhỏ góp
phần hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng
TMCP Á Châu Hà Nội đối với doanh nghiệp vay vốn. Vì trình độ kiến thức còn
nhiều hạn chế, bài viết không thể tránh được những thiếu sót, em rất mong được sự
đóng góp của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Lê Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn và chỉ
bảo em trong suốt quá trình viết Chuyên đề Tốt nghiệp. Em xin cảm ơn các cán bộ
trong Chi nhánh, đặc biệt là các cô chú cán bộ của phòng Khách hàng doanh nghiệp
đã hết sức nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn
thành bài viết này.
Hà Nội, năm 2012
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 2
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
VÀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỒI
VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN
1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại
Thuật ngữ “ Ngân hàng” đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, gần 3500 năm
trước Công nguyên trở về trước, từ khi xuất hiện xã hội loài người, chính nhu cầu
phát triển của xã hội và nền kinh tế đã thúc đẩy hoạt động Ngân hàng không ngừng
phát triển từ mức thô sơ cho đến đa dạng và phức tạp như ngày nay. Mỗi thời kỳ
phát triển của xã hội loài ngưòi, hoạt động của Ngân hàng ngày càng trở nên đa
dạng và phức tạp, ở mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi dân tộc khác nhau, luật
pháp, tập quán khác nhau dẫn đến một cách nhìn nhận và quan niệm về Ngân hàng
Thương mại là khác nhau. Do đó, không có một định nghĩa chung cho các quốc gia
về Ngân hàng Thương mại. Riêng ở Việt Nam, theo tinh thần Luật tổ chức tín dụng
của Việt Nam: Ngân hàng Thương mại là tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh tiền
tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi , sử dụng số
tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, dù theo
kiểu cách nào thì chắc chắn: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh tế hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với hai nội dung chính: nhận tiền gửi và cho vay.
Đây cũng là điểm đặc trưng để phân biệt Ngân hàng thương mại với các loại hình
Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác .
Hoạt động của Ngân hàng bao gồm ba loại nghiệp vụ chính: nghiệp vụ nợ
(huy động vốn), nghiệp vụ có (cho vay kinh doanh) và nghiệp vụ môi giới trung
gian ( dịch vụ thanh toán, đại lý, tư vấn, thông tin, giữ hộ chứng từ, vật quý giá...).
Ba loại nghiệp vụ này có mối quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát
triển, tạo uy tín cho Ngân hàng. Có huy động được vốn thì mới có nguồn vốn cho
vay; chỉ cho vay có hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế thì mới có nguồn vốn để
huy động vào; đồng thời muốn cho vay và huy động vốn tốt thì Ngân hàng phải làm
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 3
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
tốt nghiệp vụ môi giới trung gian; ngược lại, nghiệp vụ môi giới trung gian tốt sẽ
tạo việc thu hút nguồn vốn huy động vào và có thể cho vay ra. Do đó cho vay thế
nào để có hiệu quả nhất đối với người đi vay và với Ngân hàng cho vay là một trong
những vấn đề cơ bản nhất của Ngân hàng hiện nay, đó luôn là vấn đề làm đau đầu
các cán bộ Ngân hàng trong việc tìm ra phương pháp giải quyết cho mỗi thời kỳ
khác nhau, mỗi quốc gia khác nhau.
1.1.2 Tín dụng Ngân hàng
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của Ngân hàng Thưong mại để tạo ra
lợi nhuận. Kinh tế càng phát triển, lực lượng cho vay của các Ngân hàng Thương
mại càng tăng nhanh, loại hình và cách thức cho vay cũng trở nên vô cùng đa dạng.
Hiện nay, ở những nước đang phát triển, khi một Ngân hàng được thành lập và đi
vào hoạt động, mối quan tâm chính và thường xuyên của nó là sẽ cho ai vay và sẽ
đầu tư vào đâu, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn.
Ngược lại, ở những nước đã phát triển, vấn đề đặt ra ở những nước này là lợi tức có
cao không và an toàn không.
Cho vay của Ngân hàng Thương mại, nói rộng ra là Tín dụng của Ngân hàng
Thương mại, là một lĩnh vực phức tạp và thường xuyên phải cập nhật theo những
biến chuyển của môi trường kinh tế. Do đó, tìm hiểu thêm về lĩnh vực này, ta cần
biết thêm khái niệm về “Tín dụng”.
Danh từ Tín dụng để chỉ một hành vi kinh tế rất phức tạp, nh: bán chịu hàng
hoá, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, ký thác, phát hành giấy bạc. Nhà kinh tế Pháp,
ông Luis Baundin, đã định nghĩa tín dụng như là “ một sự trao đổi tài hoá hiện tại
lấy một tài hoá tương lai”, như vậy yếu tố thời gian đã xen lẫn vào nên có thể có sự
bất trắc rủi ro xảy ra nên cần có sự tín nhiệm của hai bên đương sự đối với nhau, hai
bên đương sự dựa vào sự tín nhiệm, sử dụng sự tín nhiệm của nhau nên mới có danh
từ “Tín dụng”. Những hành vi tín dụng có thể do bất cứ ai, chẳng hạn hai người
thường có thể cho nhau vay tiền. Tuy nhiên, với thời gian, chóng ta thấy có một sự
chuyên nghiệp đã xảy ra và ngày nay, khi nói tới Tín dụng, người ta nghĩ ngay tới
các Ngân hàng.
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 4
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
Tóm lại, Tín dụng Ngân hàng có thể hiểu cơ bản là việc Ngân hàng tin tưởng
nhường quyền sử dụng vốn cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định
và kết thúc thời gian đó, Ngân hàng sẽ thu về cả vốn lẫn lãi. Đặc trưng của tín dụng
là lòng tin, tính thời hạn và tính hoàn trả. Chính nhờ hoạt động này mà Ngân hàng
trang trải được mọi chi phí phát sinh và là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng. Tuy
nhiên, song hành với lợi nhuận thu được là độ rủi ro cao. Vì vậy, chất lượng của
hoạt động là nhân tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Để tăng
trưởng và phát triển, quy mô của hoạt động cho vay mới chỉ là điều kiện cần, còn
điều kiện đủ chính là chất lượng của hoạt động này.
1.2 Vai trò của công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn
của ngân hàng thương mại
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho
phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý
Doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của Doanh
nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Doanh
nghiệp đó. Bất kỳ một Doanh nghiệp nào khi được thành lập và đi vào hoạt động
đều phải thành lập sổ sách kế toán và các loại sổ sách khác. Những sổ sách này
phản ánh tình hình hoạt động mọi mặt của Doanh nghiệp, vấn đề là người sử dụng
sổ sách đó phải khai thác thế nào, ở góc độ nào, khía cạnh nào để phục vụ cho hoạt
động, công tác, cương vị của mỗi người. Tức là có phân tích tài chính doanh nghiệp
mới thấy hết vai trò ý nghĩa của nó.
Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,
các Doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật
trong việc lựa chọn lĩnh vực, nghành nghề kinh doanh, mỗi Doanh nghiệp khi kinh
doanh đều có quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau như: nhà cung cấp, nhà tiêu
thụ, Ngân hàng, Nhà nước, các nhà quản lý, những người lao động. Do đó, mỗi đối
tượng đó sẽ quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác
nhau, sẽ tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của một
Công ty. Mặc dù vậy, họ vẫn có cái chung là thường sử dụng các công cụ và kỹ
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 5
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
thuật cơ bản là giống nhau để phân tích báo cáo tài chính. Đối với chủ doanh nghiệp
và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi
nhuận và khả năng trả nợ, bởi vì có lợi nhuận thì Doanh nghiệp mới có thể tồn tại
và phát triển, khả năng trả nợ tốt thì Doanh nghiệp mới có khả năng cạnh tranh trên
thương trường ở cả đầu ra và đầu vào, tức là phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh.
Các chủ Doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp trong nghĩa vụ và quyền
hạn của mình, họ cần quan tâm tới đảm bảo đủ nguồn tài chính cho Doanh nghiệp
bằng cách huy động mọi nguồn vốn bên trong và bên ngoài, đảm bảo cho tiền tệ
đuợc đầu tư vào sản xuất kinh doanh một cách hợp lý nhất, hiệu quả nhất, tiết kiệm
nhất.
Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hoá, dịch vụ, họ phải quyết định
xem sắp tới có cho khách hàng được mua chịu hàng, thanh toán chậm hay không,
bởi vì nếu khả năng thanh toán hiện tại và tương lai, tiềm lực tài chính của Doanh
nghiệp không đủ mạnh thì dẫn đến nợ thương mại của Doanh nghiệp đối với Doanh
nghiệp khác lên cao thì không có khả năng trả nợ.
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố nh: sự rủi ro,
thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn... Vì vậy, họ cần những
thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và các tiềm
năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới
việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý. Những điều đó
nhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra, các cơ quan tài chính khác như cơ quan thuế, thống kê, cơ quan chủ
quản, các nhà phân tích tài chính, những người lao động...Những nhóm người này
có nhu cầu thông tin về cơ bản giống như các chủ Ngân hàng, các nhà đầu tư, các
chủ doanh nghiệp...bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến khách
hàng hiện tại và tương lai của họ.
Đặc biệt với các chủ Ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của
họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của Doanh nghiệp . Phân tích tài chính
Doanh nghiệp là một khâu quan trọng trong quy trình thẩm định cho vay của Ngân
hàng. Mục đích của công tác phân tích này giúp Ngân hàng có thể nhìn nhận một
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 6
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
cách lôgic tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại
và xu hướng phát triển trong tương lai. Qua phân tích tài chính Doanh nghiệp, Ngân
hàng trả lời các câu hỏi:
- Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không?
- Khả năng tự chủ tài chính cũng nh khả năng sử dụng nợ vay của Doanh nghiệp
đến mức độ nào?
- Mức doanh thu Doanh nghiệp thực hiện so với số đầu tư về các tài sản lưu động
và cố định của nó?
- Doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận là bao nhiêu và mức lợi nhuận đó có thể
giảm bao nhiêu trước khả năng không thể đáp ứng được các chi phí cố định?
- Nếu Doanh nghiệp thua lỗ, các tài sản sẽ mất giá bao nhiêu so với con sè trong
bảng tổng kết tài sản trước khi các chủ nợ được Bảo hiểm chấp nhận thiệt hại?
Bên cạnh đó, thông qua việc phân tích tài chính Doanh nghiệp, Ngân hàng có
thể tư vấn kịp thời cho các Doanh nghiệp về quyết định tài chính nhằm tháo gỡ khó
khăn, ổn định và phát triển Doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá tài chính Doanh
nghiệp trong Ngân hàng góp phần kiểm tra lại tính trung thực của kiểm tra tài chính
nội bộ. Từ đó, chủ doanh nghiệp có cái nhìn khách quan hơn về nội lực Doanh
nghiệp mình.
Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp có thể đánh giá được rủi ro của
Doanh nghiệp, đặc biệt là rủi ro về khả năng thanh toán ở hiện tại và tương lai, và
quyết định cho Doanh nghiệp có nên vay không và mức độ tủi ro mà Ngân hàng
gánh chịu khi chấp nhận cho Doanh nghiệp vay, cho vay với số lượng là bao nhiêu.
Có thể đưa ra những nhận định tinh tế hơn như mục đích vay vốn của doanh nghiệp
có thực sự trung thực không (thông qua phân tích nhu cầu vốn và khả năng vốn hiện
tại của doanh nghiệp). Phân tích tài chính không chỉ giúp Ngân hàng đưa ra những
quyết định đúng đắn khi tiến hành xét duyệt các khoản cho vay mà còn trong cả quá
trình cho vay. Trong thời hạn cho vay, Doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ cung cấp cho
Ngân hàng các báo cáo tài chính, các thông tin về tình hình tài chính của mình, qua
đó, Ngân hàng có thể phát hiện những dấu hiệu xấu về tình hình tài chính của doanh
nghiệp đó và thu hồi các khoản vay trước hạn.
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 7
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
Ngoài ra còn giúp Ngân hàng xây dựng kế hoạch cho vay, trên cơ sở đánh giá
thực trạng sản xuất kinh doanh và tài chính của mỗi doanh nghiệp, Ngân hàng có
thể đánh giá nhu cầu vốn ngắn hạn, trung và dài hạn... Từ đó có chiến lược huy
động vốn phù hợp, tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, Ngân hàng
có thể biết được xu hướng phát triển của từng giai đoạn, từng lĩnh vực kinh tế, lập
kế hoạch cung cấp tín dụng hướng vào lĩnh vực có khả năng phát triển mạnh trong
tương lai. Xây dựng kế hoạch tín dụng phù hợp sẽ giúp Ngân hàng nâng cao hiệu
quả cho vay, đem lại lợi nhuận cao còng nh góp phần thực hiện chính sách phát
triển kinh tế của Nhà nước.
1.3 Nội dung công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn
1.3.1 Các thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp
vay vốn
Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị
tại những thời điểm khác nhau, kết quả hoạt động kinh doanh và tinh hình sử dụng
vốn trong những thời kỳ nhất định, Đồng thời được giải trình, giúp cho các đối
tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản
xuất kinh doanh của đơn vị để ra các quyết định phù hợp.
* Bảng cân đối kế toán :
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, mô tả thực trạng tài
chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó. Kết cấu của bảng được chia
làm hai phần: phần tài sản phản ánh toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo
cáo thuộc quyên sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp. Bên nguồn vốn phản ánh
nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo.
Bảng cân đối tài sản là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp các nhà phân tích
đánh giá được tổng quát tình hình tài chính, khả năng thanh toán, cơ cấu vốn và
trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp.
* Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tổng hợp cho biết tình
hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng tại những
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 8
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
thời kỳ nhất định. Nó cung cấp các thông tin tổng hợp về tình hình tài chính và kết
quả sử dụng các tiềm năng về sử dụng vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý
sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đồng thời, nó cũng giúp phân tích so sánh
được doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng, dịch vụ với tổng chi phí phát
sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành kinh doanh. Ngoài ra theo quy định ở Việt
Nam, báo cáo thu nhập cũn cú thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của
khách hàng đối với ngân sách Nhà nước và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng -
VAT.
Hạn chế của báo cáo thu nhập là kết quả thu nhập sẽ lệ thuộc rất nhiều vào quan
điểm của kế toán trong quá trình hạch toán. Đồng thời cũng do nguyên tắc kế toán
về ghi nhận doanh thu, theo đó doanh thu được ghi nhận khi nghiệp vụ mua bán
hoàn thành, tức là khi sở hữu hàng hoá có thể xảy ra vào một thời điểm khác.
Nhược điểm này dẫn đến sự cần thiết của báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
*Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình
thành và sử dụng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp các thông tin giúp người sử dụng đánh giá
khả năng tạo tiền của doanh nghiệp, đánh giá khả năng thanh toán của doanh
nghiệp, phân tích mối quan hệ giữa lợi tức ròng và lưu chuyển tiền tệ ròng, dự đoán
trong tương lai lượng tiền mang lại từ các hoạt động của Doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:
- Lưu chuyển từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.
Có hai phương pháp lưu chuyển tiền tệ: phương pháp trực tiếp và phương pháp
gián tiếp, mỗi phương pháp có ưu điểm riêng.
* Thuyết minh báo cáo tài chính:
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình
hình sản xuất, kinh doanh chưa có trong hệ thống các báo cáo tài chính, đồng thời,
giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày,
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 9
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
giải thích rõ ràng, cụ thể như các thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
, chế độ kế toán áp dụng, tình hình và lý do biến động một số tài sản và nguồn vốn
quan trọng...
* Các thông tin khác liên quan đến tình hình tài chính của Doanh nghiệp.
1.3.2. Các phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng cho nhiều đối
tượng trong xã hội, đó là các doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh…
Trong số đó, khách hàng lớn nhất, thường xuyên nhất, quan trọng nhất vẫn luôn là
các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, hoạt động kế toán tuân thủ theo những
nguyên tắc chung luật đề ra, các báo cáo tài chính trình ngân hàng phải tuân theo
những quy chuẩn nhất định, đây là thuận lợi cho quá trình phân tích của ngân hàng.
Trong phương pháp phân tích khách hàng nêu sau đây, tập trung nờu cỏc phương
pháp phân tích đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện
pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong
và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng
hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp qua chất lượng hoạt
động và mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Về lý thuyết cú cỏc phương pháp để phân tích tài chính khách hàng là: phương
pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp Dupont, …
* Phương pháp so sánh:
Để áp dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo tính có thể so sánh được của các
chỉ tiêu tài chính ( thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chính xác và
đơn vị tính toán...) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so
sánh được chọn là gốc thời gian và không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo
cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số
tương đối hoặc số bình quân. Nội dung so sánh gồm:
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 10
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này và số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu
hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của
Doanh nghiệp.
- So sánh giữa số liệu của Doanh nghiệp với số liệu của nghành, của các
Doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của Doanh nghiệp mình đang
phân tích tốt hay xấu, được hay chưa được.
- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể,
so sánh chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tuyệt đối
và số tương đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
* Phương pháp tỷ lệ:
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính
trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ cố nhiên là sự biến đổi các đại
lượng tài chính . Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các
ngưỡng, các định mức, để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính tài chính doanh
nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính đựơc phân thành các
nhóm đặc trưng , phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của
doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu
vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả
năng sinh lời.
Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt
động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, nguời
phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích tài
chính của mình.
*Phương pháp phân tích tài chính Dupont:
Còn gọi là phân tích tách đoạn, được thực hiện bằng cách tách ROE thành các
nhân tố khác nhau, nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đó tới thu nhập của
chủ sở hữu.
ROE = NI/E = NI/S x S/A x A/E
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 11
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
Trong đó: NI là lợi nhuận ròng; S là doanh thu; A là tổng tài sản và E là vốn chủ
sở hữu. Với cách thay thế như vậy, ta sẽ có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
chịu ảnh hưởng của 3 nhóm nhân tố: tỷ suất lợi nhuận biên (NI/S); hiệu suất sử
dụng tổng tài sản (S/A) và đòn bẩy tài chính (A/E).
Một DN có thể tăng ROE bằng cách nâng cao hiệu suất sử dụng tổng tài sản
(ROA) hoặc tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính (sử dụng nhiều nợ hơn để tài trợ cho tổng
tài sản).
+ Phương pháp phân tích tài chính Dupont mở rộng:
Với phương pháp phân tích tài chính Dupont mở rộng, các nhà phân tích đã đưa
ra một số nhân tố bên trong ảnh hưởng đến ROE, gồm 5 nhân tố:
- Tỷ suất lợi nhuận ròng biên = EBIT/doanh thu bán hàng;
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu bán hàng/tổng tài sản;
- Tỷ lệ chi phí trả lãi = Chi phí trả lói/tổng tài sản;
- Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản/vốn chủ sở hữu;
- Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế so với lợi nhuận trước thuế (1-Thuế TNDN/EBT) = NI/EBT.
Những phân tích này sẽ giúp nhà đầu tư biết được những thay đổi về giá trị ROE
của DN cũng như các nguyên nhân gây ra chúng.
1.3.3 Quy trình phân tích tài chính khách hàng
*Phân tích trước khi cho vay
Trước bất kỳ một yêu cầu vay vốn nào, Ngân hàng luôn phải xem xét, phân tích
kỹ khách hàng, về phương án dự án xin tài trơ. Quá trình này goik là phân tích tín
dụng hay thẩm định tín dụng và thẩm định tài chính khách hàng là một nội dung
trong đó. Dựa trờn những nguồn thông tin thu thập được, Ngân hàng tiến hành phân
tích tài chính khách hàng nhằm xác nhập được, Ngân hàng tiến hành phân tích tài
chính khách hàng nhằm xác định được tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, tiềm
năng tương lai và dự báo khả năng tra nợ của khách hàng. Việc phân tích này có
ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay hay không của Ngân hàng. phân tích
tình hình tài chính bao gồm nhiều nội dung nhưng tập trung và phân tích khả năng
sinh lời và phân tích rủi ro từ đó xác định khả năng trả nợ.
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 12
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
Khả năng sinh lời của khách hàng là khả năng lâu dài và liờn tỳc của một khách
hàng trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính gắn liền với khả năng tạo lợi nhuận.
Khả năng sinh lợi là vấn đề quan tâm đầu tiên của Ngân hàng. Nếu người vay kinh
doanh không có lãi thì ngay cả việc trả nợ gốc cho Ngân hàng cũng là điều khó
khăn chưa nói đến việc trả lãi. khả năng sinh lợi xao thì khả năng trả nợ cao và
ngược lại. Nghiên cứu khả năng sinh lợi của khách hàng trong quá khứ và hiện tại
sẽ giúp Ngân hàng sự đoán khả năng trả nợ trong tương lai. Hơn thế, khả năng sinh
lợi của khách hàng sinh lợi, Ngân hàng phân tích một số chỉ tiêu như: doanh lợi
doanh thu, doanh lợi tài sản, hệ số quay vòng tài sản…. các thông số để phân tích
được lấy từ báo kết quá kinh doanh, bảng cân đối kế toán.
Rủi ro là khả năng mà một sự kiện không thuận lợi nào đó sẽ xuất hiện, rủi ro
xảy ra cho khách hàng cũng chính là rủi ro cho Ngân hàng vì nguy cơ không thu hồi
được món vay. Tình trạng sản xuất kinh doanh không hiệu quả, sản xuất sản phẩm
không tiêu thụ được, kinh doanh không có lãi thua lỗ kéo dài sẽ làm mất khả năng
chi trả các khoản nợ đến hạn của khách hàng. Trong trường hợp người vay vốn bị
phá sản thì nguy cơ không thu hồi được nợ của Ngân hàng sẽ rất cao. Phân tích rủi
ro là việc Ngân hàng dùa vào số liệu trên bảng cân đối để tính toán đánh giá các chỉ
tiêu nh: tỷ lệ thanh khoản, năng lực hoạt động, khả năng cân đối vốn.. để xác định
tính lành mạnh, an toàn của tài chính khách hàng
*Phân tích trong khi cho vay
Phân tích trước khi cho vay là cơ sở để Ngân hàng ra quyết định tín dụng. Nếu
qua phân tích Ngân hàng chấp nhận cho vay thì thế theo Ngân hàng phải thực hiện
phân tích trong khi cho vay. khi cho vay, quyền sử dụng vốn của Ngân hàng đã
chuyển giao cho khách hàng nhưng Ngân hàng vẫn có quyền và nghĩa vụ kiểm tra
theo dõi món vay. Kiểm tra theo dõi món vay dưới giác độ công tác phân tích tài
chính khách hàng bao gồm các công việc.. xác định nguồn vốn trả nợ, phân tích lại
các chỉ tiêu tài chính căn cứ vào các báo cáo tài chính trong các kỳ kế toán tiếp theo
mà khách hàng có nghĩa vụ phải gửi cho Ngân hàng. Việc phân tích này giúp Ngân
hàng thất được hiệu quả việc đầu tư bằng vốn vay Ngân hàng của khách hàng, thấy
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 13
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng có diễn ra đúng theo điều kiện hay
không, có xu hướng biến động tốt hay xấu… từ đó là cơ sở hay yêu cầu khách hàng
bổ sung thêm tài sản thế chấp hay tìm cách hối thúc trả nợ sớm.
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 14
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
*Phân tích sau khi cho vay
Quan hệ tín dụng kết thúc khi Ngân hàng thu hồi đủ gốc và lói. Cỏc khoản tín
dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là cac khoản tín dụng an toàn, Ngân
hàng sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay không hoàn trả hay không
hoàn trả đúng hạn, Ngân hàng phải phân tích các nguyên nhân và đề ra biện pháp
xử lý, Ngân hàng vẫn phải theo sát hoạt động của khách hàng để khi thấy khách
hàng có nguồn thu bằng cách hối thúc trả nợ ngay.
1.3.4 Nội dung công tác phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn
Khi Doanh nghiệp vay vốn, điều mà Ngân hàng quan tâm nhất là khả năng thanh
toán và trả nợ của khách hàng (DN) vay vốn. Do đó, khi phân tích tài chính, Ngân
hàng quan tâm nhiều hơn tới việc đánh giá rủi ro thanh toán của Doanh nghiệp. Tức
là phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu nợ, báo cáo lưu chuyển tiền
tệ cũng nh trạng thái tài chính của Doanh nghiệp nhằm đánh giá rủi ro trong tương
lai. Do đó Ngân hàng đặc biệt quan tâm tới việc phân tích khái quát một số chỉ tiêu
tài chính trung gian và cuối cùng trong báo cáo kết quả kinh doanh .
1.3.4.1 Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh đối
với doanh nghiệp vay vốn
Mục tiêu của phân tích này là xác định, phân tích mối liên hệ và đặc điểm các
chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh, đồng thời so sánh chúng qua một số niên
độ kế toán liên tiếp và với số liệu trung bình của nghành (nếu có) với các Doanh
nghiệp khác. Từ đó mà đánh giá được một phần của xu hướng giai đoạn tiếp theo
của Doanh nghiệp, có thể giúp Ngân hàng tránh đựơc những rủi ro không có khả
năng thanh toán của Doanh nghiệp do xu hướng hoạt động kinh doanh không tốt
của Doanh nghiệp.
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 15
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
Các chỉ tiêu đã được chuẩn hoá trong mẫu bảng phân tích nh sau:
Chỉ tiêu
Năm N-1 Năm N Năm N/ Năm N-1
Lưọng
Tỷ
trọng
Lượng
Tỷ
trọng
Lượng
Tỷ
trọng
1.Doanh thu thuần
2.Giá vốn hàng bán
Trong đó:KHTSCĐ
3.Lãi gộp
4.Chi phí bán hàng và
quản lý
Trong đó:- KHTSCĐ
-Lãi vay
5. Lãi trước thuế và lợi
tức vay
6.Lãi trước thuế
-Thuế( TNDN)
7.Lãi sau thuế
8.Lãi không chia
a) Đối với cho vay ngắn hạn
*Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Đây là nhóm chỉ tiêu mà không riờng gỡ Ngân hàng mà rất nhiều đối tượng
khác quan tâm tới, bất kỳ đối tượng nào liên quan đến doanh nghiệp nh nhà đầu
tư, công ty tài chính, cán bộ công nhân viên.. Phân tích tình hình thanh toán của
doanh nghiệp đối với các khoản nợ trước đây rất quan trọng vỡ nú phản ánh
được phần nào mức độ tín nhiệm hay sự sẵn sàng chi trả của doanh nghiệp
- Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 16
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
Tài sản lưu động
Hệ sè thanh toán ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp bằng cách chuyển
đổi những tài sản lưu động thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời kỳ trả nợ.
Tài sản lưu động gồm: Tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu và dự
trữ. Nợ ngắn hạn bao gồm: vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn…. cả tài sản lưu động và nợ
ngắn hạn đều có thời hạn dưới một năm.
Trong thực tiễn, người ta thường yêu cầu chỉ tiêu này của doanh nghiệp là lớn
hơn 1, còn lớn hơn bao nhiêu là tốt thì tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp ở từng
ngành nghề khác nhau.
- Chỉ tiêu thanh toán nhanh
Vốn bằng tiền + Các khoản phải thu
Hệ sè thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay tức thì của doanh nghiệp bằng
nguồn vốn bằng tiền, không bị chi phối bởi thời gian chuyển đổi của hàng hoá tồn
kho và các khoản phải thu. Về mặt lý thuyết, hệ số này lớn hơn 0,5 là dấu hiệu tốt.
Nếu quá lớn tức là vốn bằng tiền của doanh nghiệp quá lớn,chi phí cho việc lưu trữ,
ghi chép, kiểm đếm, phân loại khá lớn, mặt khác không sinh lời nên cũng không
phải là tốt.
- Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời:
Vốn bằng tiền
Hệ sè thanh toán tức thời =
Nợ đến hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay tức thì của doanh nghiệp bằng
nguồn vốn bằng tiền, không bị chi phối bởi thời gian chuyển đổi của hàng hoá tồn
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 17
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
kho và các khoản phải thu. Về mặt lý thuyết, hệ số này lớn hơn 0,5 là dấu hiệu tốt.
Nếu quá lớn tức là vốn bằng tiền của doanh nghiệp để lại quá lớn, chi phí cho việc
lưu trữ, ghi chép, kiểm đếm, phân loại khá lớn, mặt khác lại không sinh lợi cho nên
cũng không phải là càng lớn càng tốt. Cũng như vậy với hệ số thanh toán ngắn hạn và
hệ số thanh toán nhanh, không hẳn là càng cao càng tốt, chỉ vừa hợp lý sao cho tương
ứng với các khoản nợ ngắn hạn để không gây ra hiện tượng dư thừa nguồn lực, hiệu
quả tài sản lưu động kém hay tài sản lưu động quay vòng kém là không sinh lợi.
*Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Tổng nợ phải trả
- Hệ số nợ tổng =
Tổng tài sản
Hệ số này cho thấy lượng hàng hoá tồn kho cú lõu hay không, có quay vòng
nhanh hay không. Bất kỳ doanh nghiệp nào đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh
đều tất yếu có hàng tồn kho. Tuy nhiên số lượng nhiều hay ít tuỳ vào nhiều yếu tố
khác như lĩnh vực kinh doanh, quy mô kinh doanh…
Giá vốn hàng bán
- Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho
Doanh thu thuần
- Vòng quay vốn lưu động =
Tài sản lưu động
Doanh thu thuần
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Tổng tài sản cố định
Chỉ tiêu này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, song hai chỉ tiêu này
phản ánh rất rõ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay
không. Nếu sản xuất kém hiệu quả, vòng quay vốn lưu động nhỏ, doanh thu thuần,
lãi thuần trong một kỳ kinh doanh thấp kéo theo nhiều chỉ tiêu khác kém đi như:
nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận, có những trường hợp bị lỗ, tài sản cố định còn trích
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 18
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
khấu hao không đủ dẫn đến việc đầu tư cho trang bị cho tài sản cố định kém, hậu
quả kéo theo là tiếp tục sản xuất kinh doanh kém tạo ra vòng xoáy liên tiếp.
Doanh thu thuần
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Tổng tài sản
Các khoản phải thu
- Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bình quân một ngày
Nếu kỳ thu tiền bình quân lớn do các khoản phải thu nhiều chứng tỏ doanh
nghiệp bị chiếm dụng vốn hoặc do doanh nghiệp thu tiền bình quân một ngày nhỏ,
chứng tỏ sự tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp kém. Những điều trên đều tác động
tới khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng.
*Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính
Tổng nợ phải trả
- Hệ số nợ tổng tài sản =
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
- Hệ số nợ vốn cổ phần =
Tổng vốn chủ sở hữu
Nhóm chỉ tiêu này để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp
so với nợ vay. Chủ nợ ưa thích một hệ số nợ vừa phải, hệ số nợ càng thấp, hệ số an
toàn càng cao, món nợ của họ càng được đảm bảo và họ có cơ sở để tin vào sự đáo
nợ đúng hạn của con nợ.
Khi hệ số nợ cao tức là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần nhỏ trên tổng số
vốn, thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu chuyển sang cho chủ nợ gánh chịu, nhưng
bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ nợ vẫn nắm được quyền kiểm soát và
điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên,vấn đề giữa vốn vay và vốn góp với cơ cấu nh
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 19
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
thế nào còn rất nhiều phức tạp, nó còn ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của
mỗi bên tùy từng thời kỳ và đối với từng doanh nghiệp.
Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay
- Hệ số khả năng thanh toán lãi =
Lãi vay
Đây là chỉ tiêu được Ngân hàng quan tâm nh là một chỉ tiêu khả năng thanh toán
lãi vay bằng kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu lãi vay mà không trả được thì nợ
gốc càng khó trả hơn.
Tài sản cố định hoặc tài sản lưu động
- Hệ số cơ cấu tài sản =
Tổng tài sản
Hệ số này còn tuỳ thuộc vào từng nghành nghề, lĩnh vực và từng doanh mghiệp vì
có những nghành nghề kinh doanh quay vòng nhanh , tài sản lưu động cần nhiều,
nhưng có những nghành nghề thì tài sản cố định lại chiếm phấn lớn như mày móc,
trang thiết bị, công nghệ, đặc biệt ngày nay tài sản cố định vô hình chiếm tương đối
lớn.
Tổng vốn chủ sở hữu
- Hệ số cơ cấu nguồn vốn =
Tổng nguồn vốn
Hệ số này nói chung tốt nhất bằng 0,5 vì nếu nhỏ hơn thì vốn chủ sở hữu chiếm
rất Ýt, năng lực tài chính yếu, khả năng cạnh tranh thu hút vốn vay, vốn đầu tư thấp,
khả năng rủi ro tương đối cao.
* Nhóm chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế
+ Thu nhập cổ phần =
Số lượng cổ phiếu thường
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 20
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
Lợi nhuận đem chia
+ Cổ tức =
Số lượng cổ phiếu thường
Cổ tức Lãi đem chia
+ Tỷ lệ trả cổ tức = =
Thu nhập cổ phiếu Lãi sau thuế
Riêng nhóm chỉ tiêu này dành riêng cho công ty cổ phần.Nó cho biết tình hình
phân phối lợi nhuận( kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh ) có phù hợp hay
không đối với doanh nghiệp trong tình trạng hiện nay, nếu khộng phù hợp sẽ gây ra
ảnh hưởng gì không tốt đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về phía
các cổ đông, đây là những chỉ tiêu rất đáng chú ý và nó ảnh hưởng đến quyền lợi
riêng của họ.
b) Đối với cho vay trung và dài hạn
Khi phân tích tình hình tài chính khách hàng đối với cho vay trung và dài
hạn, các NHTM thường tập trung phân tích cỏc nhúm tỷ lệ và các tỷ lệ cụ thể sau:
*Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn tự có và vốn đi vay. Nguồn gốc và cấu thành
hai loại vốn này xác định sự ổn định tài chính và khả năng thanh toán dài hạn của
doanh nghiệp. Nhìn chung, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp
thường muốn sử dụng vốn tự có nhỏ nhất bởi vì: chi phí của vốn chủ sở hữu lớn hơn
so với chi phí của vốn vay, do khi sử dụng vốn vay doanh nghiệp được hưởng một
khoản tiết kiệm nhờ thuế, mặt khác, nếu doanh nghiệp chỉ góp một phần nhỏ trong
toàn bộ vốn hoạt động thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do nguời cho vay gánh
chịu. Trong khi đó, doanh nghiệp nắm phần lợi rõ rệt, doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra
một số vốn Ýt nhưng được quyền sử dụng một lượng tài sản lớn để kinh doanh đang
phát triển, sẻ quyền kiểm soát. Đặc biệt khi hoạt động của doanh nghiệp đang phát
triển, lãi thu được trên tiền vay lớn hơn lãi suất tiền vay, lợi nhuận dành cho chủ
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 21
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
doanh nghiệp tăng lên gấp bội. Doanh nghiệp càng vay càng có hiệu quả và khi đó
rủi ro đến với người cho vay cũng càng lớn.
Bất cứ Ngân hàng nào cũng muốn mở rộng doanh nghiệp doanh số hoạt động
nhất là mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. song nếu càng
lấn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ càng trở thành người gánh
chịu rủi ro thay cho doanh nghiệp. Do đó, Ngân hàng phải tự hạn chế mình, chỉ cho
vay trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu thường được Ngân hàng
sử dụng khi xem xét cơ cấu vốn của doanh nghiệp là:
nghiÖpdoanhcñavènnguånTæng
tr¶iph¶Nî
=nîsèTû
nghiÖpdoanhcñavènnguånTæng
u÷hsëchñvènNguån
=trîtµitùsèTû
Tỷ số này cho biết tổng số vốn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong
tổng số vốn của doanh nghiệp đưa ra sản xuất kinh doanh. Tỷ số càng lớn, càng có
sự đảm bảo cao cho các khoản nợ vay. Trong tình huống xấu nhất, khi doanh nghiệp
không còn khả năng đối đầu với những cam kết trên thị trường và bị đặt vào tình
trạng thanh lý thì số vốn tự có sẽ dùng để trang trải những khoản tổn thất phát sinh
khi chuyển nhượng tài sản của doanh nghiệp. Ngoài ra cũn dựng để trang trải những
cam kết của doanh nghiệp nh phí thanh lý, tiền phạt do không thực hiện hợp đồng,
hoặc trả tiền trợ cấp cho người lao động nếu doanh nghiệp giải thể.
Mức tối thiểu của tỷ số này tuỳ thuộc vào từng ngành hoạt động. Ví dụ, những
doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất kinh doanh tương đối ổn định có thể chấp nhận
được tỷ số này ở mức thấp hơn doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất không ổn
định. Những ngành mà tài sản cố định mang tính đặc thù chuyên dùng, có tính
chuyên môn hoá cao hơn các doanh nghiệp bình thường khác
Nói tóm lại, trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào, nguồn vốn chủ sở
hữu doanh nghiệp nào, nguồn vốn chủ sở hữu thường phải đảm bảo những khoản
mục có mức độ rủi ro cao như TSCĐ vô hình, TSCĐ có tính chuyên dùng, cỏc bỏn
thành phẩm…..
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 22
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
u÷hsëchñvãnNguån
h¹ndµinîd­Sè
=h¹ndµinîsèTû
Tỷ số này cao phản ánh doanh nghiệp phụ thuộn nhiều vào chủ nợ, đó là cấu
trúc vốn mạo hiểm. Tỷ số này càng cao thì sự an toàn trong đầu tư càng giảm và do
đó rủi ro của doanh nghiệp càng tăng, tuy nhiên tỷ số này cũng thay đổi theo ngành
hoạt động.
TSC§trÞGi¸
h¹ndµivènNguån
=Þnh®cèns¶tµitrîtµisèTû
Trong đó, nguồn vốn dài hạn là tổng hợp của hai nguồn: nguồn vốn chủ sở hữu
và nợ dài hạn trên bảng cân đối kế toán
Tỷ số tài trợ TSCĐ luôn phải lớn hơn 1 mới mang lại cho doanh nghiệp sự ổn
định và an toàn tài chính. Vì TSCĐ thể hiện năng lực sản xuất lâu dài của doanh
nghiệp không thể thu hồi nhanh chóng nên nguyên tắc nguồn vốn dài hạn trong
doanh nghiệp phải đảm bảo đủ tài trợ cho TSCĐ và một phần tài sản lưu động tối
thiểu, thường xuyên, cần thiết, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được tiến hành bình thường không bị gián đoạn. tỷ số trên nhỏ hơn 1
có nghĩa là doanh nghiệp đó dựng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn. tình hình
tài chính của doanh nghiệp không bình thường, nếu NH đầu tư vốn vào doanh
nghiệp trong tình trạng trờn thỡ sẽ quá mạo hiểm.
*Nhóm chỉ tiêu sinh lợi
Lợi nhuận sau thuế
+ Hệ số sinh lợi doanh thu =
Doanh thu thuần
Lợi nhuận trước thuế + Tiền lãi phải trả
+ Hệ số sinh lợi của tài sản =
Tổng tài sản
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 23
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
Chỉ tiêu này cho thấy sau khi đầu tư vào tài sản bằng nguồn vốn mới huy động sẽ
đem lại hiệu quả cao hay thấp hơn so với lúc chưa đầu tư. Vì vậy, trong phân tích tài
chính khách hàng để ra quyết định cho vay thì đây là tỷ lệ được Ngân hàng quan tâm.
Lợi nhuận sau thuế
+ Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Ngân hàng sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đem
về bao nhiêu doanh thu, từ đó đánh giá doanh nghiệp làm ăn nh vậy có hiệu quả hay
không.
*Nhóm tỷ lệ về khả năng trả nợ
Để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, các hệ số sau đây có thể được xét:
trîtµitùKh¶ n¨ng
h¹ndµiVay
=vaytr¶ nîhoµnKh¶ n¨ng
Vì nguồn vốn trả nợ dài hạn là khả năng tự tài trợ. Tỷ số này nêu lên thời hạn lý
thuyến tối thiểu cần thiết để hoàn trả toàn bộ nguồn kinh phí vay muợn với giả thiết
cho rằng khả năng tự tài trợ được dùng toàn bộ vào hoàn trả nợ vay. Nếu hệ số này
bằng 3, điều đó có nghĩa là trong vòng 3 năm doanh nghiệp có khả năng tích luỹ
được số tiền đủ để trả nợ dài hạn.
h¹ndµinîtr¶ vÒiph¶L·i
h¹ndµinîtr¶ vÒiph¶L·i+thuÕtr­ícLN
=l·ito¸nthanhKh¶ n¨ng
Khả năng thanh toán lãi vay thường xuyên được tính để đánh giá độ an toàn của
việc hoàn trả nợ cho chủ nợ. Số tiền thu nhập trước khi trả thuế TNDN và các
khoản tiền lãi cố định là số tiền sẵn sàng để thanh toán tiền lãi cho các khoản nợ vay
dài hạn. hệ số này càng lớn càng tốt. Thông thường khả năng thanh toán lãi vay
được xem là an toàn, hợp lý, nếu doanh nghiệp tạo ra khoản thu nhập gấp hơn hai
lần khoản lãi cố định phải trả hàng năm.
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 24
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
Ngoài ra có thể xem xét khả năng trả nợ bằng cách so sánh lãi vay với doanh thu
thuần. Theo kinh nghiệm thực tế người ta cho rằng tỷ lệ này phải dưới mức 3 % tỷ
lệ cao sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư trung và dài hạn:trước đây khi
trình bày các chỉ tiêu này, có một điểm cần lưu ý là: đối với các chỉ tiêu này, việc
thẩm định của Ngân hàng chỉ là thẩm định lại những gì đó cú mà chủ dự án đã thẩm
định, việc tính toán các chỉ tiêu này cũng là Ngân hàng đứng trên quan điểm của
doanh nghiệp để tính toán, bởi vì các chỉ tiêu này mà hấp dẫn đối với doanh nghiệp
thì chắc chắn là hấp dẫn đối với Ngân hàng. cũn cỏc chỉ tiêu thuộc nhóm này đối
với Ngân hàng là hoàn toàn khác so với doanh nghiệp.
Trước đây khi trình bày các chỉ tiêu này, có một điểm cần lưu ý là: đối với các
chỉ tiêu này, việc thẩm định của Ngân hàng chỉ là thẩm định lại những gì đã có mà
chủ dự án đã thẩm định, việc tính toán các chỉ tiêu này cũng là Ngân hàng đứng trên
quan điểm của doanh nghiệp để tính toán, bởi vì các chỉ tiêu này mà hấp dẫn đối với
doanh nghiệp thì chắc chắn là hấp dẫn đối với Ngân hàng. còn các chỉ tiêu thuộc
nhóm này đối với Ngân hàng là hoàn toàn khác so với doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu chủ yếu được sử dụng để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư trung
và dài hạn:
- Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Công thức tính:
i
0=i )r+i/(
i
CFnΣ=NPV
Trong đó:
CFI phản ánh dòng chi (liên quan đến sự giảm sút ngân quỹ của doanh nghiệp)
CFi = Bi - C i với là khoản thu nhập ròng của năm thứ i
Là vốn đầu tư thực hiện tại năm thứ i
R là lãi suất chiết khấu
I là thứ tự các năm, i = (0, n), n là thứ tự các năm.
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 25
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
NPV càng lớn càng tốt, nhưng nhất thiết NPV phải lớn hơn 0 thì dự án mới được
chọn. Đối với Ngân hàng, NPV của dự án dự cú lớn đến mấy thì Ngân hàng cũng
chỉ thu được gốc lẫn lãi vay, nhưng nếu NPV mà càng lớn thì Ngân hàng có khả
năng thu hồi được gốc và lãi nhanh hơn vì lúc đó lợi nhuận cho dù án tạo ra chắc
chắn trang trải được chi phí và gốc, lãi vay cho Ngân hàng. Nếu tỷ giá có thay đổi
thì khả năng chống đỡ của dự án tốt nên khả năng thu hồi gốc và lãi vay tốt.
Chỉ tiêu NPV được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước do nó phản ánh chính xác
nhất quy mô tiền lời của một dự ánh sau khi đã hoàn trả vốn đầu tư, tức là nó phản
ánh chính xác hiệu quả của đầu tư về phương diện tài chính.
Để sử dụng phương pháp này cần lưu ý một số quan điểm sau:
• Phải lập được dòng tiền phát sinh hàng năm là âm hoặc dương cho dù án. khi
đó cần phải tính được doanh thu và chi phí hàng năm của dự án dựa trờn công suất
thực tế của năm đó cùng với mức giá ước tính, cuối cùng là quy tất cả số tiền phát
sinh trong cùng một kỳ vào cuối kỳ để đánh giá và tính toán.
• Phải xác định được tỷ suất chiết khấu hợp lý cho từng loại dự án, muốn vậy
phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất chiết khấu, đó là các nhân tố:
• Tỷ lệ lạm phát hàng năm: tỷ lệ này có ảnh hưởng trực tiếp tới r, nếu tỷ lệ lạm
phát tăng thì r cũng phải tăng một tỷ lệ tương ứng và ngược lại.
• Tỷ lệ gia tăng do sử dụng phương án này mà không sử dụng phương án khỏc
dựa trờn việc xác định chi phí cơ hội. Nhân tố ảnh hưởng này thương xuất hiện khi
cú cỏc phương án loại trừ nhau cựng giỳp nhà đầu tư được chọn phải thể hiện được
tỷ lệ gia tăng do việc quyết định chọn phương án đầu tư này mà không phải là
phương án khác.
• Tỷ lệ tăng hoặc giảm do việc thu được hoặc mất đi một lượng giá trị do các
yếu tố rủi ro hoặc may mắn. Đõy chớnh là yếu tố đã quy định một việc xác định rủi
ro r cho từng dự án thuộc từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh là khác
nhau, chẳng hạn trong sản xuất nông nghiệp do phải chịu nhiều ảnh hưởng của yếu
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 26
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
tố rủi ro khách quan hơn là so với các dự án trong các lĩnh vực khác như công
nghiệp, thương nghiệp…
- Tỷ suất thu hồi nội bộ IRR
IRR chính là tỷ suất chiết khấu sao cho NPV= 0 hay IRR được xác định bằng
công thức:
i­)r+1(
i
Cn
0=i
=i­)r+1(
i
Bn
0=i
ΣΣ
Để đánh giá dự án, ta có thể đánh giá IRR của dự án bằng cách so sánh nó với giá
trị IRR định mức. Tuỳ theo từng dự án mà IRR định mức có thể là lãi suất cho vay dài
hạn, tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành, lợi tức cổ phần, chi phí cơ hội…
Để tính IRR tao phải làm như sau:
Chọn lãi suất chiết khấu r1, thường lấy bằng lãi suất vay vốn ta sẽ tính được NPV1.
Chọn lãi suất chiết khấu i2, tính được NPV2, giá trị này cần chọn sao cho NPV2 < 0.
Dùng phương pháp nội suy ta tính được:
[ ]/)2/NPV+1NPV/(1NPV)1i­2i(+1i=IRR
*Ưu điểm của phương án này
IRR cho biết lãi suất mà tự bản thân dự án có thể mang lại cho nhà đầu tư, IRR
càng lớn thì càng tốt. Nếu có hai hay nhiều dự án cần so sánh thì dự án nào có tỷ
suất thu hồi nội bộ tối đa thì sẽ chọn.
IRR còn đặc biệt quan trọng trong trường hợp đầu tư bằng vốn vay. Giả sử lãi
suất vay là i % thì:
- Nếu IRR < i thì dự án không đủ tiền để trả nợ
- Nếu IRR > i thì nhà đầu tư không những sẽ trả được nợ mà còn có lời
Do vậy đối với Ngân hàng, Ngân hàng sẽ cho vay khi IRR lớn hơn lãi vay và
càng lớn càng tốt (thường thì IRR > 15 %)
- Hệ số lợi ích trên chi phí
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 27
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
i)r+1/(
i
Cn
0=i
Σ
i)r+1/(
i
Bn
0=i
Σ
=PV(B/C)
Tỷ số này cho biết một đồng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ số
này càng lớn càng tốt nhưng nhất thiết phải lớn hơn 1 thì dự án mới được chọn.
- Thời gian hoàn vốn đơn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu
Thời gian hoàn vốn đơn (PP): là khoảng thời gian mà tại đó:
t
i=0CFi = 0 t = thời gian hoàn vốn đơn
Thời gian hoàn vốn chiết khấu: là khoảng thời gian mà tại đó
t
i=0CFI/(1 + r)i
= 0  t* = thời gian hoàn vốn có chiết khấu
Thời gian hoàn vốn cho biết thời gian tối thiều, cần thiết để chủ dự án thu về số
vốn đã bỏ ra. Đối với Ngân hàng, thời gian hoàn vốn càng ngắn càng tốt, bởi vì,
doanh nghiệp càng mau chóng thu hồi lại số vốn đầu tư ban đầu va sau khoảng thời
gian nào đó là khoảng thời gian mà doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi nhuận
càng dài. và như vậy, khoản vay của NH dành cho doanh nghiệp càng được đảm
bảo và doanh nghiệp càng nhanh chóng trả cho Ngân hàng cả gốc lẫn lãi.
*Nhóm chỉ tiêu về đo lường độ rủi ro của dự án
• Điểm hoà vốn
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó mức doanh thu vừa đủ trang trải mọi phí tổn
*Điểm hoà vốn lãi lỗ
Gọi R: doanh thu bán hàng; F : tổng chi phí cố định; V: chi phí biến đổi một sản
phẩm. X: lượng sản phẩm tiêu thụ; P: giá bán đơn vị sản phẩm; c: tổng chi phí trong kỳ
Ta có R = P x X
C = F + (V x X)
Theo khái niệm hoà vốn: R = C P x X = F + (V x X)
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 28
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
Vậy
V-P
F
=X
Sản lượng hoà vốn đạt từ 50% đến 60% công suất của dự án là tốt.
* Điểm hoà vốn trả nợ
Điểm hoà vốn trả nợ là điểm mà tại đó doanh thu do dự án tạo ra vừa đủ để trang
trải gốc và lãi vay cho Ngân hàng.
• Phân tích độ nhạy:
Phân tích độ nhạy là kỹ thuật chỉ ra chính xác giá trị hiện tại ròng NPV thay đổi
nh thế nào khi một biến đầu tư vào thay đổi . các giá trị dễ thay đổi làm ảnh hưởng
tới dòng tiền từ đó làm ảnh hưởng tới NPV là sản lượng bán hàng, giá bán, chi phí
cố định, chi phí biến đổi.
Để phân tích ta cho mét trong các yếu tố trên thay đổi, từ đó tính được các NPV
mới, rồi tập hợp các NPV tính được để biểu diễn nú trờn đồ thị. Đường biểu diễn
NPV càng dốc thì mức độ nhạy cảm của NPV đối với sự thay đổi của biến số càng
lớn, khi đó dự án càng dễ gặp rủi ro
Tóm lại: Thông qua phân tích tình hình tài chính khách hàng, NHTM có thể
biết được một phần tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính khả quan hay
không khả quan, xu hướng phát triển của đơn vị như thế nào để từ đó có quyết định
cho vay đúng, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, đầy đủ gốc và lãi.
Tuy nhiên, việc phân tích tình hình tài chính khách hàng chỉ hữu Ých khi các số
liệu báo cáo phải được đảm bảo tính chính xác. trong điều kiện của nước ta hiện
nay, khi mà việc thực hiện pháp lệnh kế toán thúng kờ chưa được chấp hành nghiêm
chỉnh thì đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thẩm định tính chính xác của các số liệu báo
cáo và cần phải kết hợp chặt chẽ giữa phân tích tình hình tài chính với các thông số
phi tài chính để đưa ra những kết luận xác đáng về khác hàng mà Ngân hàng đã
quan hệ làm ăn.
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 29
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
1.3.4.2 Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện lưu lượng tiền vào, ra của doanh nghiệp
trong mét chu kỳ kinh doanh. Kết quả phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho
biết được sự vận động sản xuất kinh doanh, lượng tiền bình quân trong kỳ. Bản chất
sự vận động nh sau:
- Nguồn thu tăng do giảm tài sản này hay tăng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
- Nguồn chi tăng do tăng tài sản, trả các khoản nợ đến hạn hay trả cho đồng sở
rút vốn
- Tiền mặt đầu kỳ + tiền phát sinh trong kỳ = tiền mặt cuối kỳ
Sự vận động của dòng tiền thể hiện qua ba hoạt động:
Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là hoạt động chủ yếu của doanh
nghiệp. Dòng tiền này >=0 do: doanh thu tăng, bán chịu Ýt, tốc độ tăng doanh thu
bằng tiền lớn hơn tốc độ tăng sản phẩm được sản xuất ra, tăng phải thu kỳ trước.
Đây là dấu hiệu sản xuất kinh doanh ổn định phát triển. Dòng tiền<0 do nguyên
nhân ngược lại
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Dòng tiền này>0 do: thu lãi đầu tư, thu tiền bán
tài sản cố định, thu hồi đầu tư không có hiệu quả, tăng vốn chủ sở hữu, tìm nguồn
hoạt động từ bên ngoài; dòng tiền này< 0 do: Doanh nghiệp mới đầu tư vào tài sản
hay đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, cán bộ tín dụng phải xem xét nguồn vốn để đầu
tư, nếu không phải vốn chủ sở hữu hay vốn dài hạn thì chức tỏ doanh nghiệp đã đầu
tư bằng vốn ngắn hạn như vậy tiềm Èn rủi ro tín dụng.
Dòng tiền từ hoạt động tài chính: dòng tiền này liên quan tới vốn chủ sở hữu,
vay vốn, nhận vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu. Dòng tiền này <=0 do trả lãi, chủ
sở hữu rút vốn. Trường hợp > 0. Tăng vay vốn, gúp thờm vốn.
Dtiền
HĐSXKD
Dtiền
HĐĐT
Dtiền
HĐTC
Tổng Đánh giá
+ + + + DN thừa tiền,chỉ cho vay mở rộng SXKD
+ + -
+
DN gặp khó khăn về tài chính, chỉ cho
vay mở rộng SXKD
- DN có vấn đề, cẩn trọng trong cho vay mới
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 30
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
+ - +
+
DN có đầu tư lớn, chỉ xem xét cho vay
bổ sung vốn lưu động
-
DN đầu tư quá lớn, cẩn trọng trong cho
vay mới
- + +
+
DN gặp khó khăn trong tiêu thụ sản
phẩm, cẩn trọng trong cho vay mới
-
DN rất khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm,
cẩn trọng trong cho vay
- - +
+
DN đầu tư lớn, gặp khó khăn tiêu thụ sản
phẩm, cẩn trọng trong cho vay, chỉ cho
vay giải quyết khó khăn này.
- Không cho vay nữa
- - - -
DN có khó khăn rất lớn nguy cơ không
trả được nợ, không cho vay nữa
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp
vay vốn
Chất lượng phân tích tài chính khách hàng được hiểu là tính chính xác của
những đánh giá về tình hình tài chính một khách hàng, về rủi ro, mức độ, chất lượng
hiệu quả hoạt động của khách hàng và sự sát sao của các báo cáo tài chính. Vì vậy,
có rất nhiều nhân tố khác nhau gây nhưng snảh hưởng trực tớe cũng như gián tiếp
tới chất lượng phân tích tài chính của khách hàng, ở đây xin được phân chia theo hai
nhóm nhân tố chính: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Mỗi nhân tố có mức
độ tác động mạnh yếu khác nhau theo những chiều hướng khách nhau nhưng tổng
hợp lại thì có tác động rất lớn tới chất lượng phân tích tài chính khách hàng
1.4.1 Nhân tố chủ quan
*Nhân tố con người
Đó là trình độ nghiệp vụ, nhận thức, đạo đức, kinh nghiệm của Cán bộ Tín dụng
trong suốt quá trình đánh giá tài chính khách hàng. Mỗi người Cán bộ Tín dụng đều
có kinh nghiệm thực tế, trình độ nghiệp vụ, nhận thức và hiểu biết khác nhau do đó
ngoài việc đánh giá phân tích khách hàng thep quy định chung của Luật thỡ cú độ
nhạy bén, sắc sảo khác nhau. Những thế hệ đi trước có kinh nghiệm thực tế rất
nhiều nhưng trì trệ, bảo thủ, trình độ chuyên môn không được bổ sung, cập nhật
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 31
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
thường xuyên thì sẽ khụngtheo kịp tốc độ phát triển, cánh thức hiện đại. thế hệ trẻ
mặc dù kiến thức, trình độ được cập nhật mới nhưng nóng vội, thiếu kinh nghiệm
thực tế. Chưa kể tới đạo đức nghề nghiệp, tính cách của mỗi người,tất cả những vấn
đề trên đều ảnh hưởng tới chất lượng phân tích khách hàng.
*Chính sách tín dụng của Ngân hàng
Chính sách tín dụng trong từng thời kỳ khác nhau mở rộng hay thu hẹp tớndụng.
Trong thời kỳ Ngân hàng thu hẹp tín dụng, phân tích khách hàng sẽ có thể kỹ hơn,
phức tạp và khó khăn hơn. nếu Ngân hàng mở rộng tín dụng thì quy trình phân tích
khách hàng có thể đơn giản hơn, tất nhiên không thể để sai phạm ở một khâu nào
trong quy trình phân tích đánh giá nó
1.4.2 Nhân tố khách quan
*Bản thân khách hàng vay vốn
Khách hàng vay vốn là rất đa dạng và nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau,
quy mô hoạt động khác nhau.. đều ảnh hưởng lớn đến chất lượng phân tích của
Ngân hàng.
- Lĩnh vực kinh doanh: với những ngành nghề khác nhau thì đặc trưng của
từng nghành đó là khác nhau, cho nên đối với các chỉ tiêu tài chính của mỗi ngành
mỗi nhóm khách hàng là khác nhau cũng có những mức chuẩn khác nhau do đó
không thể áp dụng chuẩn của ngành này cho ngành khác để phân tích hoạt động sản
xuất kinh doanh. Chẳng hạn đối với doanh nghiệp sản xuất và những doanh nghiệp
dịch vụ thì chỉ tiêu về khả năng hoạt động tài sản cố định sẽ là khác nhau, ở doanh
nghiệp sản xuất thì chỉ tiêu về khả năng hoạt động của tài sản là cao hơn trong đó
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thỡ cỏc chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng
vốn sẽ phải được quan tâm hơn.
- Nhóm khách hàng khác nhau do đó cũng gây khó khăn cho Ngân hàng, vì
những nhóm khách hàng khác nhau thì mức độ phức tạp của các báo cáo tài chính là
khác nhau ví dụ như Doanh nghiệp Nhà nước so với Công ty tư nhân, góc độ phân
tích là khác nhau, các chỉ tiêu quan tâm được chú trọng cũng khau. Mặt khác đối
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 32
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
với mỗi nhóm khách hàng nh khách hàng là các doanh nghiệp, khách hàng là hộ
kinh doanh… thì sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng. Với những nhóm khách hàng có
số liệu phức tạp, cán bộ tín dụng càng cần thiết phải sử dụng hết số liệu, tìm mối
liên quan và lời giải thích giữa các chỉ tiêu. với những nhóm khách hàng có báo cáo
tài chính nhiều thông số phức tạp thì điều quan trọng hơn là búc tỏch những chỉ tiêu
quan trọng, tìm được mối liên quan giữa chúng và từ đó nên bật được tình hình tài
chính hiện tại của khách hàng.
- Thời hạn của khoản vay mà Ngân hàng sẽ chú trọng đến các khía cạnh khác
nhai của tình hình tài chính khách hàng. Chẳng hạn, với các khoản vay ngắn hạn,
các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu vốn cũng như các nguồn có thể đáp ứng
cho việc trả nợ trong ngắn hạn sẽ được Ngân hàng quan tâm hơn, vỡ nú ảnh hưởng
tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Trong khi đó, với các khoản cho vay trung và
dài hạn, thì Ngân hàng lại đề cao các chỉ tiêu về khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt
động của khỏchhàng vỡ trong dài hạn chính lợ nhuận và sự vững mạnh về tài chính
mới là yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khác hàngg
*Độ chính xác của các báo cáo tài chính:
Đây là một nhân tố đóng vai trò quyết định độ chính xác của nội dung phân tích
tài chính vì toàn bộ việc phân tích tài chính được thực hiện căn cứ vào số liệu trong
báo cáo này. Các báo cáo mà không sát thực thì dẫn đến những quyết định sai lầm.
Vì thế, việc kiểm tra lại độ chính xác, phù hợp của báo cáo tài chính là hết sức cần
thiết, công sức của người cán bộ không lãng phí.
Ngoài ra các nhân tố khác như công nghệ tin học, môi trường kinh tế, xã hội và
pháp luật cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới chát lượng phân tích tài
chính khách hàng. việc ứng dụng công nghệ tin học sẽ giúp cho việc tính toán được
chính xác hơn, không phức tạp, gây lộn xộn không đáng có, tiết kiệm thời gian sức
lực. Thông qua hệ thốngmỏy tớnh, Ngân hàng có thể lưu giữ, cập nhật những thông
tin mới nhất và cần thiết một cách nhanh chóng.
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 33
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
Các văn bản pháp luật, quy định cũng buộc công tác phân tích, đánh giá phải
tuân thủ các buớc, các chuẩn mực của toàn nghành và từng ngành, của Ngân hàng,
chính những yếu tố này đã tạo ra những thông tin phản hồi của các khách hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN
TẠI CHI NHÁNH NH TMCP Á CHÂU HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về chi nhánh NHTMCP Á Châu Hà Nội
2.1.1 Sự ra đời, phát triển, mô hình tổ chức và khái quát nội dung hoạt động
2.1.1.1 Sự ra đời và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (gọi tắt là ngân hàng ACB) là một ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam đăng ký hoạt động tại nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy
phép hoạt động số 0032/NH-GP ngày 24-04-1993. Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ
VND cho thời hạn hoạt động 50 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04-06-
1993. Năm 1994, ngân hàng tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VND, năm 1996 vốn
điều lệ là 341 tỷ VND, năm 2003 ACB lại tăng vốn điều lệ lên 424 tỷ VND và tính
đến ngày 23-08-2005 vốn điều lệ của ACB là 948,32 tỷ VND.
Sau gần 20 năm hoạt động, đến nay ACB đó cú 61 chi nhánh và phòng giao dịch
tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc.
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 34
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
• Tại TP Hồ Chí Minh: 23 chi nhánh và 13 phòng giao dịch
• Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh): 6 chi
nhánh và 6 phòng giao dịch
• Tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Daklak, Khánh Hoà, Hội An, Huế): 5
chi nhánh và 1 phòng giao dịch
• Tại khu vực miền Tây (Cần Thơ, An Giang, và Cà Mau): 3 chi nhánh
• Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu): 3 chi nhánh
và 1 phòng giao dịch.
• 5.584 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB (31/12/2005)
• 360 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union
(tháng 03/2005)
• E-banking.
Trong hệ thống ngân hàng ACB thì Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu tại Hà Nội (viết tắt là ACB Hà Nội) là chi nhánh cấp một đầu tiên trên cả nước,
đã được khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 14/12/1993, tại địa chỉ 184 - 186 Bà
Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hiện nay ACB Hà Nội có một chi nhánh cấp hai là
chi nhánh Cửa Nam tại 6 Nguyễn Thái Học và năm phòng giao dịch (PGD) là:
- PGD Kim Liên tại số 1 Chùa Bộc, quận Đống Đa
- PGD Bát Đàn tại 46B Phố Bát Đàn, quận Hoàn Kiếm
- PGD Chùa Hà tại 18 Trần Đăng Ninh, quận Cầu Giấy
- PGD Ngọc Lâm tại 225 Phố Ngọc Lâm, quận Long Biên
- PGD Nội Bài tại Khu C, tầng 1, Sân Bay Quốc tế Nội Bài
Nhiệm vụ chính của ACB Hà Nội là cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
nhằm phục vụ tốt nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu cho mọi đối tượng khách hàng.
Đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của ngân hàng ACB cũng như cả hệ
thống ngân hàng Việt Nam. Những sản phẩm dịch vụ chính mà ACB Hà Nội cung
cấp bao gồm:
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 35
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
• Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại
tệ và vàng
• Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng
Việt Nam, ngoại tệ và vàng
• Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện
dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ
qua ngân hàng.
• Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
• Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
Bên cạnh đó ACB còn là nơi đặt chi nhánh của Công ty cổ phần địa ốc ACB
(công ty liên kết với ngân hàng ACB) hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 36
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Về cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu nói chung về mặt
nội dung tuân theo quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, kiểm soát
viên, người điều hành Ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty tài chính cổ phần
theo quyết định số 166/ QĐ-NH5 ngày 10/08/1994.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức tại Sở giao dịch Hà Nội được thực hiên theo sơ đồ sau đây:
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 37
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
Theo sơ đồ này, cơ cấu tổ chức tại sở Giao dịch Hà Nội được thực hiện giống
như tại Hội sở chính và được chia theo khối khách hàng, bao gồm:
- Ban giám đốc: gồm có giám đốc và phó giám đốc
Theo phân công, giám đốc có trách nhiệm điều hành hoạt động của Sở và chịu
trách nhiệm trước tổng giám đốc, thực hiện các công việc: xây dựng các kế hoạch
ngắn hạn và dài hạn; tổ chức thực hiện các phương án hoạt động sản xuất kinh
doanh đã được tổng giám đốc phê duyệt; điều hành và quyết định các vấn đề về
hoạt động kinh doanh; quản lý nhân sự, hành chính, quản lý hệ thống thông tin, báo
cáo; hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết phân tích, đánh giá việc thực hiện và hiệu quả
kinh doanh tại Sở.
Giúp việc cho tổng giám đốc có phó giám đốc. Phó giám đốc sẽ là người thay
mặt cho Giám đốc khi cần thiết, và là người được phân công phụ trách thường
xuyên mảng giao dịch ngân quỹ, kế toán, hành chính, thu hồi công nợ và một số
việc khác.
- Phòng hành chính - kế toán
Phòng hành chính - kế toán lại được chia ra làm hai bộ phận riêng là bộ phận
hành chính và bộ phận kế toán
Bộ phận hành chính: Bộ phận hành chính sẽ gồm trưởng phòng hành chính chịu
quản lý trực tiếp của ban giám đốc và các nhân viên hành chính. Ngoài ra, tổ chức
của phòng hành chính còn bao gồm tổ bảo vệ và tổ xe.
Nhiệm vụ cụ thể bao gồm: giao/nhận xử lý thông tin đến khách hàng, quản lý
hồ sơ giao dịch với khách hàng lưu kho tạị Sở, bảo quản con dấu của Sở, quản lý
các tài sản và thiết bị làm việc, lập kế hoạch chi tiêu và báo cáo thực hiện chi tiêu;
lập kế hoạch tuyển dụng và kế hoạch đào tạo nhân sự, đăng ký cỏc khoỏ đào tạo,
theo dõi đánh giá sau đào tạo nhân viên theo quy định của ACB; theo dõi quản lý hồ
sơ nhân sự…
Bộ phận kế toán – vi tính: Bộ phận này bao gồm một trưởng phòng Kế toán và
các nhân viên kế toán. Bộ phận này thực hiện nhiệm vụ kiểm soát kế toán, kế toán
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 38
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
chi tiêu nội bộ, thanh toán bù trừ và thanh toán liên ngân hàng (kể cả liên ngân hàng
nội bộ qua chuyển tiền điện tử); kế toán tổng hợp và báo cáo nhiệm vụ quản lý
nguồn vốn và sử dụng vốn; giao dịch về điều chuyển vốn và tiền gửi liên ngân hàng,
kinh doanh ngoại tệ, xây dựng và quản lý mạng dữ liệu thông tin của Sở.
- Bộ phận ngân quỹ: Nhận tiếp quỹ tiền mặt từ Hội Sở (các loại tiền) và đảm
bảo điều hoà giao dịch trong ngày.
Thực hiện các giao dịch thu chi hộ, kiểm đếm tiền, phân loại tỡờn một cách
chính xác nhằm đảm bảo việc thu đủ, chi đúng, an toàn ngân quỹ.
Thực hiện kiểm quỹ và cân đối tồn quỹ tối thiểu theo quy định.
- Phòng khách hàng doanh nghiệp:
Cơ cấu phòng khách hàng doanh nghiệp bao gồm một trưởng phòng chịu trách
nhiệm hoạt động chung, các trưởng bộ phận phụ trách từng bộ phận, và các nhân
viên tín dụng.
Phòng khách hàng doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận: bộ phận giao dịch; bộ
phận dịch vụ khách hàng doanh nghiệp; và bộ phận tín dụng doanh nghiệp.
Bộ phận giao dịch:
- Teller: thực hiện các nghiệp vụ giao dịch tài khoản, giao dịch vãng lai, và các
nghiệp vụ giao dịch khác giữa các khách hàng doanh nghiệp và ACB.
- Bộ phận CSR: giải đáp, hướng dẫn khách hàng trong việc mở tài khoản, tư
vấn sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.
Bộ phận dịch vụ khách hàng: Hướng dẫn thủ tục vay vốn, thực hiện công việc
liên quan đến cho vay như lập hợp đồng tín dụng, chứng từ, theo dõi nợ.
Bộ phận thanh toán quốc tế: Thực hiện các dịch vụ về bảo lãnh thanh toán ra
nước ngoài, nhờ thu, L/C, cả chuyển tiền của cá nhân ra nước ngoài.
Bộ phận tín dụng doanh nghiệp: Bao gồm trưởng bộ phận tín dụng doanh
nghiệp và các nhân viên tín dụng (A/O). Bộ phận này có chức năng tiếp thị và phát
triển khách hàng. Hướng dẫn khách hàng vay vốn (nhận hồ sơ và xem xét hồ sơ vay
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 39
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
vốn). Thẩm định và phân tích khách hàng vay vốn. Thực hiện các công việc khác
liên quan đến khoản vay như: theo dõi, đôn đốc, nhắc nợ khách hàng, báo cáo tình
hình hoạt động kinh doanh vay nợ của khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Phòng khách hàng cá nhân:
Cơ cấu phòng khách hàng cá nhân gồm một trưởng phòng (do phó giám đốc sở
đảm nhiệm), các trưởng bộ phận, và các nhân viên phòng tín dụng cá nhân.
Tương tự như phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân cũng
bao gồm các bộ phận: bộ phận giao dịch, bộ phận dịch vụ khách hàng cá nhân, bộ
phận tín dụng cá nhân. Ngoài ra, ở phòng này cú thờm bộ phận giao dịch vàng.
Bộ phận giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ giao dịch tài khoản, giao dịch vãng
lai, và các nghiệp vụ giao dịch khác giữa các khách hàng cá nhân và ACB
Bộ phận dịch vụ khách hàng có chức năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về
tiền gửi cho khách hàng cá nhân tại quầy giao dịch.
Quản lý các thông tin, hồ sơ, theo dõi và quản lý tài khoản tiền gửi của khách
hàng cá nhân. Giới thiệu và hướng dẫn các dịch vụ chuyển nhận tiền. Tiếp nhận và
giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.
Bộ phận tín dụng cá nhân có chức năng: Thu thập và phân tích thông tin, đưa ra
những nhận xét cùng đề xuất đối với nhu cầu tín dụng của khách hàng cá nhân.
Trình hồ sơ tín dụng cho các cấp có thẩm quyền. Giải quyết các công việc có liên
quan trong quá trình cho vay. Tiếp nhận và phản hồi ý kiến đóng góp của khách
hàng.
Bộ phận giao dịch vàng: Thực hiện các giao dịch nhập lệnh đầu tư vàng theo
đúng quy trình và nghiệp vụ. Phản hồi các vướng mắc, các điểm không phù hợp
trong quy trình kiểm soát, các tình huống nghiệp vụ phát sinh ngoài quy
trỡnh/hướng dẫn đó cú. Báo cáo các trường hợp rủi ro phát sinh và rủi ro tiềm ẩn.
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 40
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
2.1.1.3Hoạt động sản xuất, kinh doanh của ACB Hà Nội
Bảng 1: Kết quả huy động vốn tại Chi Nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu
Hà Nội giai đoạn 2009-2011
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh
2010/2009
So sánh
2011/2010
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Tổng nguồn vốn 4.997 5.676 6.415 679 13,6 749 13,2
Phân theo kỳ hạn
Không kỳ hạn 1.695 1.468 2.097 -277 -13,4 629 42,8
Có kỳ hạn 3.302 4.208 4.318 906 27,4 110 2,6
Phân theo TPKT
Từ dân cư 1.974 2.715 2.951 741 37,5 236 8,69
Từ TCKT 3.023 2.961 3.464 -62 -2,05 503 16,99
Phân theo loại tiền
Nội tệ 4.019 3.981 5.041 -38 -0,95 1.060 26,6
Ngoại tệ
(quy đổi VND)
978 1.695 1.374 717 73,3 -321 18,9
(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp ACB Hà Nội)
Phân loại theo kỳ hạn:
Tiền gửi có kỳ hạn: Qua bảng số liệu ta thấy, nhìn chung tiền gửi ngắn hạn luôn
chiếm tỷ trọng lớn tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng và
có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm. Năm 2009 chiếm 66,08 % trong tổng nguồn
vốn huy động, năm 2010 chiếm 74,13%,tăng 27,4 % so với 2009 (tương ứng tăng
906 tỷ đồng). Năm 2011 chiếm 67,31% trong tổng vốn huy động và tăng 2,6%
(tương ứng với số tiền 110 tỷ đồng) so với năm 2010.
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 41
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
Tiền gửi không kỳ hạn : Tiền không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua
các năm. Trong năm 2009 chiếm 33,92 % trong tổng nguồn vốn huy động. Sang
năm 2010 chiếm 25,86% trong tổng nguồn vốn huy động, giảm 13,4% so với 2009
(giảm tương ứng 277 tỷ đồng). Năm 2011 chiếm 32,69% tổng nguồn vốn huy động
tăng 42,8% (tương ứng với số tiền 629 tỷ đồng) so với năm 2010. Tiền gửi trung và
dài hạn tỷ trọng nguồn vốn nhìn chung tăng dần qua các năm với tốc độ tăng trưởng
cao. Điều này phải thừa nhận là một thành công lớn của đội ngũ cán bộ công nhân
viên của Ngân hàng trong việc thu hút, lôi kéo khách hàng có quan hệ giao dịch với
Ngân hàng một cách thường xuyên và ổn định hơn.
Phân loại theo thành phần kinh tế:
Bảng kết quả huy động vốn của ngân hàng 3 năm trở lại đây cho thấy, nguồn
vốn huy động chủ yếu của ngân hàng chủi yếu là từ các tổ chức kinh tế.
Từ TCKT: Năm 2009, số tiền huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm 60,05%
trong tổng nguồn vốn huy động được, năm 2010 giảm 2,05% so với 2009 (tương
ứng giảm 62 tỷ đồng). Năm 2011 là 3464 tỷ đồng, tăng 16,99% so với 20110 (tăng
tương ứng 503 tỷ đồng).
Từ dân cư: Nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ lệ thấp hơn so với từ các
TCKT. Năm 2009 chiếm 38,95% trong tổng ngồn vốn huy động được của ngân
hàng. Năm 2010 có mức tăng đáng chú ý 37,5% so với 2009 (tăng tương ứng 741 tỷ
đồng). Sang năm 2011 đạt 2951 tỷ đồng, tăng tương ứng 8,69 % so với 2010.
Điều này chứng tỏ ngân hàng đang ngày càng tạo được uy tín với cỏc khỏc hàng
cá nhân cũng như các tổ chức kinh tế.
Phân theo loại tiền gửi:
Tiền gửi nội tệ: qua bảng số liệu ta có thể thấy được vốn huy động bằng nội tệ
của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao. Năm 2009 chiếm 80,43% trong tổng nguồn vốn.
Tiếp sang năm 2010 giảm tỷ lệ xuống còn 70,14% trong tổng vốn huy động nhưng
sang năm 2011 con số này là 78,58%, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 26,6%
tương ứng với số tiền 1.060 tỷ đồng.
Tiền gửi ngoại tệ : của ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp hơn so với tiền gửi nội tệ và
năm 2011 có sự giảm đi rõ rệt so với năm 2010. Cụ thể, năm 2011 giảm 18,95% so
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 42
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
với năm 2010 tương ứng với mức tăng này là con sè 321 tỷ đồng. Qua tình hình huy
động vốn của ngân hàng trong hai năm 2010 và 2011 ta thấy số vốn huy động của ngân
hàng năm sau hầu như đều tăng trưởng vượt bậc so với năm trước. Điều này chứng tỏ
ngân hàng đang ngày một phát triển, gây dựng được niềm tin với khách hàng.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHAC-CNHN giai đoạn 2009-2011
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh
2010/2009
So sánh
2011/2010
Số tiền % Số tiền %
Tổng thu 552.,9 771,5 828,5 218,6 39,5 57 7,39
Tổng chi 469,5 662,4 683 192,9 41,0
8
21,4 3,23
Chênh lệch thu chi 83,4 109,1 144,7 25,7 30,8 35,6 32,6
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHAC-CNHN 2009-2011)
Về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh:
Nhìn chung, kết quả kinh doanh của ngân hàng đều là năm sau tăng hơn so với năm
trước. Năm 2009 chênh lệch thu chi là 83,4 tỷ đồng, đến năm 2010 là 109,1 tỷ đồng
tăng 30,8% so với 2009 (tương ứng 25,7 tỷ đồng). Năm 2011 chênh lệch là 144,7 tỷ
đồng, tăng 32,6% so với 2010 (tương ứng 35,6 tỷ đồng). Chỉ tiêu của ngân hàng trong
năm 2012 là đạt chênh lệch thu chi 198 tỷ đồng. Điều này khẳng định việc hoạt động
hiệu quả cao của ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội nhiều năm trở lại đây.
2.1.2 Tình hình cho vay tại Chi nhánh NHTMCP Á Châu Hà Nội
Cho vay là một bộ phận trong hoạt động Tín dụng của Ngân hàng. Bất kỳ một
Ngân hàng Thương maị nào khi đi vào hoạt động kinh doanh thì huy động và cho
vay cũng là nghiệp vụ chính của Ngân hàng. Từ lịch sử xa xưa chho đến ngày nay,
các nghiệp vụ này vẫn đóng góp phân quan trọng trong kết quả kinh doanh của
Ngân hàng, mặc dù cùng với sự phát triển xã hội của xã hội và nền kinh tế và có
nhiều nghiệp vụ khác ra đời.
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 43
Chuyên đề tốt nghiệp
Viện Ngân Hàng – Tài Chính
Nằm trong hệ thống Ngân hàng Thương mại, Chi nhánh Nam Hà Nội cũng hoạt
động chủ yếu trên nghiệp vụ huy động và cho vay. Nhưng có điểm đặc biệt là Chi
nhánh mới được thành lập và đi vào hoạt động được gần 10 tháng, nên mặc dù là
nghiệp vụ chủ yếu nhưng thực sự nhận gửi và cho vay chưa nhiều và chưa sôi động
như các Ngân hàng thương mại đã đi vào hoạt động lâu năm. Mặt khác, là Chi
nhánh phụ thuộc của Ngân hàng TMCP Á Châu, cho nên đường đi nước bước của
Chi nhánh căn cứ vào mục tiêu, phương hướng của Ngân hàng TMCP Á Châu, lấy
đó làm đường lối hoạt động và vận dụng vào thực tiễn của Chi nhánh, thực hiện một
cách phù hợp, sáng tạo sao cho vừa thực hiện được như kế hoạch ở trên đưa ra, vừa
phát huy tính chủ động, năng lực để khai thác thị trường tiềm năng.
Bảng 3: Dư nợ cho vay tại NHTMCP Á Châu –CNHN 2009-2011
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
% so với
năm
2009
Số
tiền
Tỷ
trọng
% so
với năm
2010
Tổng dư nợ 4.154 100 4.976 100 19,78% 5.892 100 18,4%
Dư nợ theo TPKT
Ngoài quốc doanh 3.589 86,4 4.414 88,7 22,98% 5.116 86,8 15,9%
Hộ kinh doanh 565 13,6 562 11,3 -0,53% 736 13,2 30,96%
Theo thời gian
Ngắn hạn 3.659 88,1 3.857 77,5 5,41% 4.255 72,2 10,3%
Trung- dài hạn 495 11,9 1.119 22,5 126,1% 1.637 27,8 46,3%
Theo loại tiền
Dư nội tệ 2.296 55,3 3.892 78,2 69,51% 4.769 81,4 23,2%
Dư nợ ngoại tệ
(quy đổi ra VND)
1.858 44,7 1.084 21,8 -41,66% 1.096 18,6 1,107%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHAC-CNHN 2009-2011)
Lưu Ngân Hằng_CQ500836 44
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

More Related Content

What's hot

Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Nam Hương
 
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Nam Hương
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Hạnh Ngọc
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiNghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiThuy Kim
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Dương Hà
 
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện naynguyenthithuhien9254
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829nataliej4
 
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhPhan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhHạnh Ngọc
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.gamaham3
 

What's hot (20)

Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
 
Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
Đề cương chi tiết kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng,
Đề cương chi tiết kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng,Đề cương chi tiết kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng,
Đề cương chi tiết kế toán nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng,
 
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàngĐề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiNghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thươngĐề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
 
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
 
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhPhan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
 
Chính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế
Chính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tếChính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế
Chính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế
 

Viewers also liked

NGUYEN DUC LONG_MOT SO GIAI PHAP PHAT TRIEN.pdf
NGUYEN DUC LONG_MOT SO GIAI PHAP PHAT TRIEN.pdfNGUYEN DUC LONG_MOT SO GIAI PHAP PHAT TRIEN.pdf
NGUYEN DUC LONG_MOT SO GIAI PHAP PHAT TRIEN.pdfthanhechip99
 
Doko.vn 108551-mot-so-giai-phap-nang-cao-chat-luong-san (1)
Doko.vn 108551-mot-so-giai-phap-nang-cao-chat-luong-san (1)Doko.vn 108551-mot-so-giai-phap-nang-cao-chat-luong-san (1)
Doko.vn 108551-mot-so-giai-phap-nang-cao-chat-luong-san (1)Thanhxuan Pham
 
Luận văn Cao học nang cao chat luong dich vu thanh toan dien tu one pay
Luận văn Cao học  nang cao chat luong dich vu thanh toan dien tu one payLuận văn Cao học  nang cao chat luong dich vu thanh toan dien tu one pay
Luận văn Cao học nang cao chat luong dich vu thanh toan dien tu one payGiang Coffee
 
Tiet 15 nấu bia và lên men bia
Tiet 15 nấu bia và lên men biaTiet 15 nấu bia và lên men bia
Tiet 15 nấu bia và lên men biaChu Kien
 
Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...Trần Đức Anh
 
Startup and Intellectual Property / So Huu Tri Tue cho doanh nghiep khoi nghiep
Startup and Intellectual Property / So Huu Tri Tue cho doanh nghiep khoi nghiepStartup and Intellectual Property / So Huu Tri Tue cho doanh nghiep khoi nghiep
Startup and Intellectual Property / So Huu Tri Tue cho doanh nghiep khoi nghiepshield_vn
 

Viewers also liked (8)

NGUYEN DUC LONG_MOT SO GIAI PHAP PHAT TRIEN.pdf
NGUYEN DUC LONG_MOT SO GIAI PHAP PHAT TRIEN.pdfNGUYEN DUC LONG_MOT SO GIAI PHAP PHAT TRIEN.pdf
NGUYEN DUC LONG_MOT SO GIAI PHAP PHAT TRIEN.pdf
 
Doko.vn 108551-mot-so-giai-phap-nang-cao-chat-luong-san (1)
Doko.vn 108551-mot-so-giai-phap-nang-cao-chat-luong-san (1)Doko.vn 108551-mot-so-giai-phap-nang-cao-chat-luong-san (1)
Doko.vn 108551-mot-so-giai-phap-nang-cao-chat-luong-san (1)
 
Luận văn Cao học nang cao chat luong dich vu thanh toan dien tu one pay
Luận văn Cao học  nang cao chat luong dich vu thanh toan dien tu one payLuận văn Cao học  nang cao chat luong dich vu thanh toan dien tu one pay
Luận văn Cao học nang cao chat luong dich vu thanh toan dien tu one pay
 
Tiet 15 nấu bia và lên men bia
Tiet 15 nấu bia và lên men biaTiet 15 nấu bia và lên men bia
Tiet 15 nấu bia và lên men bia
 
Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
 
Baocao vbl
Baocao vblBaocao vbl
Baocao vbl
 
Startup and Intellectual Property / So Huu Tri Tue cho doanh nghiep khoi nghiep
Startup and Intellectual Property / So Huu Tri Tue cho doanh nghiep khoi nghiepStartup and Intellectual Property / So Huu Tri Tue cho doanh nghiep khoi nghiep
Startup and Intellectual Property / So Huu Tri Tue cho doanh nghiep khoi nghiep
 
Cong nghe SX bia
Cong nghe SX biaCong nghe SX bia
Cong nghe SX bia
 

Similar to Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...hungmia
 
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...nataliej4
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏNâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏanh hieu
 
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ... Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...anh hieu
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tailieu.vncty.com luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dungTailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dungTrần Đức Anh
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...OnTimeVitThu
 
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOCBÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOCNguyễn Công Huy
 

Similar to Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich (20)

Nh077 6947
Nh077 6947Nh077 6947
Nh077 6947
 
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
 
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
 
Luận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOT
Luận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOTLuận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOT
Luận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOT
 
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đLuận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
 
37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏNâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
 
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ... Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
 
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đChất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
 
Tailieu.vncty.com luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dungTailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
 
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt NamNâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
 
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOCBÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
 

More from Trần Đức Anh

Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Trần Đức Anh
 

More from Trần Đức Anh (20)

Tailieu.vncty.com 5275 1261
Tailieu.vncty.com   5275 1261Tailieu.vncty.com   5275 1261
Tailieu.vncty.com 5275 1261
 
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com 5249 5591
 
Tailieu.vncty.com 5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com 5219 0449
 
Tailieu.vncty.com 5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com 5208 2542
 
Tailieu.vncty.com 5145 0887
Tailieu.vncty.com   5145 0887Tailieu.vncty.com   5145 0887
Tailieu.vncty.com 5145 0887
 
Tailieu.vncty.com 5142 5647
Tailieu.vncty.com   5142 5647Tailieu.vncty.com   5142 5647
Tailieu.vncty.com 5142 5647
 
Tailieu.vncty.com 5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com 5138 529
 
Tailieu.vncty.com 5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com 5125 4608
 
Tailieu.vncty.com 5117 1019
Tailieu.vncty.com   5117 1019Tailieu.vncty.com   5117 1019
Tailieu.vncty.com 5117 1019
 
Tailieu.vncty.com 5106 4775
Tailieu.vncty.com   5106 4775Tailieu.vncty.com   5106 4775
Tailieu.vncty.com 5106 4775
 
Tailieu.vncty.com 5089 2417
Tailieu.vncty.com   5089 2417Tailieu.vncty.com   5089 2417
Tailieu.vncty.com 5089 2417
 
Tailieu.vncty.com 5088 8018
Tailieu.vncty.com   5088 8018Tailieu.vncty.com   5088 8018
Tailieu.vncty.com 5088 8018
 
Tailieu.vncty.com 5067 1967
Tailieu.vncty.com   5067 1967Tailieu.vncty.com   5067 1967
Tailieu.vncty.com 5067 1967
 
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
 

Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

  • 1. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................1 1.3.3 Quy trình phân tích tài chính khách hàng.................................................12 Chỉ tiêu..............................................................................................................16 Năm N-1.............................................................................................................16 1.4.1 Nhân tố chủ quan .....................................................................................31 1.4.2 Nhân tố khách quan..................................................................................32 * Những ảnh hưởng của tiến trình hội nhập quốc tế đến cung – cầu sản phẩm: ...........................................................................................................................55 * Rủi ro ngành kinh doanh:...............................................................................56 Ngân hàng đỏnh giá khách hàng theo chính sách tín dụng hiện hành:..............57 Kết luận: Đồng ý cấp tín dụng cho Tổng công ty Xăng dầu Quân Đội..............61 KẾT LUẬN.......................................................................................................97 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................99 Lưu Ngân Hằng_CQ500836
  • 2. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính LỜI MỞ ĐẦU Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, trước hết nó đáp ứng các như cầu về vốn của các cá nhân và tập thể, muốn phát triển sản xuất kinh doanh nhưng lại thiếu vốn, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các Ngân hàng thương mại ngày càng xâm nhập sâu sắc hơn vào mọi hoạt động của nền kinh tế, trở thành một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất, "bà đỡ" của mọi nền kinh tế. Trong các hoạt động của Ngân hàng thì tín dụng đóng một vai trò quan trọng. Tín dụng là tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro nhất. Vì thế, đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng vừa là mục tiêu, là nhân tố quan trọng để cạnh tranh và phát triển của mỗi Ngân hàng thương mại. Trước mỗi quyết định tài trợ, Ngân hàng luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời dựa trên phân tích các khía cạnh tài chính, phi tài chính theo một quy trình nghiệp vụ nghiêm ngặt, mang tính khoa học cao, phân tích tài chính khách hàng là một trong những nội dung đó. Như vậy , quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng (đặc biệt là các Doanh nghiệp) ngày càng găn bó, tương tác lẫn nhau. Khách hàng không trả được nợ đến hạn, doanh thu cua Ngân hàng giảm, ảnh hưởng đến việc cho khách hàng khác vay vốn, ảnh hưởng đến sự tồn tại cua Ngân hàng. Để tránh được những rủi ro tín dụng này, trong quá trình thẩm định cho vay, Ngân hàng cần nâng cao chất lượng trong khâu phân tích đánh giá tài chính đối với khách hàng - khâu quyết định xem khách hàng có đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng không. Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng từ 85% - 95% doanh thu, tuy nhiên công tác phân tích tín dụng, trong đó có phân tích tài chính khách hàng vẫn còn nhiều bất cõp dẫn đến hiệu quả cho vay chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao…. Qua quá trình học tập, nghiên cứu và thực tập tại Chi nhánh NHTMCP Á Châu Hà Nội, em chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính đối Lưu Ngân Hằng_CQ500836 1
  • 3. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính với doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội ” làm Chuyên đề Tốt nghiệp của mình. Kết cấu của chuyên đề nh sau: Chương I: Lý luận chung về Tín Dụng Ngân hàng và chất lượng phân tích tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn. Chương II: Thực trạng chất lượng phân tích tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội. Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, em xin đưa ra một vài đóng góp nhỏ góp phần hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội đối với doanh nghiệp vay vốn. Vì trình độ kiến thức còn nhiều hạn chế, bài viết không thể tránh được những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn Th.S Lê Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình viết Chuyên đề Tốt nghiệp. Em xin cảm ơn các cán bộ trong Chi nhánh, đặc biệt là các cô chú cán bộ của phòng Khách hàng doanh nghiệp đã hết sức nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành bài viết này. Hà Nội, năm 2012 Lưu Ngân Hằng_CQ500836 2
  • 4. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỒI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN 1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng 1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại Thuật ngữ “ Ngân hàng” đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, gần 3500 năm trước Công nguyên trở về trước, từ khi xuất hiện xã hội loài người, chính nhu cầu phát triển của xã hội và nền kinh tế đã thúc đẩy hoạt động Ngân hàng không ngừng phát triển từ mức thô sơ cho đến đa dạng và phức tạp như ngày nay. Mỗi thời kỳ phát triển của xã hội loài ngưòi, hoạt động của Ngân hàng ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, ở mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi dân tộc khác nhau, luật pháp, tập quán khác nhau dẫn đến một cách nhìn nhận và quan niệm về Ngân hàng Thương mại là khác nhau. Do đó, không có một định nghĩa chung cho các quốc gia về Ngân hàng Thương mại. Riêng ở Việt Nam, theo tinh thần Luật tổ chức tín dụng của Việt Nam: Ngân hàng Thương mại là tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi , sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, dù theo kiểu cách nào thì chắc chắn: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với hai nội dung chính: nhận tiền gửi và cho vay. Đây cũng là điểm đặc trưng để phân biệt Ngân hàng thương mại với các loại hình Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác . Hoạt động của Ngân hàng bao gồm ba loại nghiệp vụ chính: nghiệp vụ nợ (huy động vốn), nghiệp vụ có (cho vay kinh doanh) và nghiệp vụ môi giới trung gian ( dịch vụ thanh toán, đại lý, tư vấn, thông tin, giữ hộ chứng từ, vật quý giá...). Ba loại nghiệp vụ này có mối quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển, tạo uy tín cho Ngân hàng. Có huy động được vốn thì mới có nguồn vốn cho vay; chỉ cho vay có hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế thì mới có nguồn vốn để huy động vào; đồng thời muốn cho vay và huy động vốn tốt thì Ngân hàng phải làm Lưu Ngân Hằng_CQ500836 3
  • 5. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính tốt nghiệp vụ môi giới trung gian; ngược lại, nghiệp vụ môi giới trung gian tốt sẽ tạo việc thu hút nguồn vốn huy động vào và có thể cho vay ra. Do đó cho vay thế nào để có hiệu quả nhất đối với người đi vay và với Ngân hàng cho vay là một trong những vấn đề cơ bản nhất của Ngân hàng hiện nay, đó luôn là vấn đề làm đau đầu các cán bộ Ngân hàng trong việc tìm ra phương pháp giải quyết cho mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi quốc gia khác nhau. 1.1.2 Tín dụng Ngân hàng Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của Ngân hàng Thưong mại để tạo ra lợi nhuận. Kinh tế càng phát triển, lực lượng cho vay của các Ngân hàng Thương mại càng tăng nhanh, loại hình và cách thức cho vay cũng trở nên vô cùng đa dạng. Hiện nay, ở những nước đang phát triển, khi một Ngân hàng được thành lập và đi vào hoạt động, mối quan tâm chính và thường xuyên của nó là sẽ cho ai vay và sẽ đầu tư vào đâu, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn. Ngược lại, ở những nước đã phát triển, vấn đề đặt ra ở những nước này là lợi tức có cao không và an toàn không. Cho vay của Ngân hàng Thương mại, nói rộng ra là Tín dụng của Ngân hàng Thương mại, là một lĩnh vực phức tạp và thường xuyên phải cập nhật theo những biến chuyển của môi trường kinh tế. Do đó, tìm hiểu thêm về lĩnh vực này, ta cần biết thêm khái niệm về “Tín dụng”. Danh từ Tín dụng để chỉ một hành vi kinh tế rất phức tạp, nh: bán chịu hàng hoá, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, ký thác, phát hành giấy bạc. Nhà kinh tế Pháp, ông Luis Baundin, đã định nghĩa tín dụng như là “ một sự trao đổi tài hoá hiện tại lấy một tài hoá tương lai”, như vậy yếu tố thời gian đã xen lẫn vào nên có thể có sự bất trắc rủi ro xảy ra nên cần có sự tín nhiệm của hai bên đương sự đối với nhau, hai bên đương sự dựa vào sự tín nhiệm, sử dụng sự tín nhiệm của nhau nên mới có danh từ “Tín dụng”. Những hành vi tín dụng có thể do bất cứ ai, chẳng hạn hai người thường có thể cho nhau vay tiền. Tuy nhiên, với thời gian, chóng ta thấy có một sự chuyên nghiệp đã xảy ra và ngày nay, khi nói tới Tín dụng, người ta nghĩ ngay tới các Ngân hàng. Lưu Ngân Hằng_CQ500836 4
  • 6. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính Tóm lại, Tín dụng Ngân hàng có thể hiểu cơ bản là việc Ngân hàng tin tưởng nhường quyền sử dụng vốn cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định và kết thúc thời gian đó, Ngân hàng sẽ thu về cả vốn lẫn lãi. Đặc trưng của tín dụng là lòng tin, tính thời hạn và tính hoàn trả. Chính nhờ hoạt động này mà Ngân hàng trang trải được mọi chi phí phát sinh và là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng. Tuy nhiên, song hành với lợi nhuận thu được là độ rủi ro cao. Vì vậy, chất lượng của hoạt động là nhân tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Để tăng trưởng và phát triển, quy mô của hoạt động cho vay mới chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ chính là chất lượng của hoạt động này. 1.2 Vai trò của công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý Doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của Doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp đó. Bất kỳ một Doanh nghiệp nào khi được thành lập và đi vào hoạt động đều phải thành lập sổ sách kế toán và các loại sổ sách khác. Những sổ sách này phản ánh tình hình hoạt động mọi mặt của Doanh nghiệp, vấn đề là người sử dụng sổ sách đó phải khai thác thế nào, ở góc độ nào, khía cạnh nào để phục vụ cho hoạt động, công tác, cương vị của mỗi người. Tức là có phân tích tài chính doanh nghiệp mới thấy hết vai trò ý nghĩa của nó. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các Doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn lĩnh vực, nghành nghề kinh doanh, mỗi Doanh nghiệp khi kinh doanh đều có quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau như: nhà cung cấp, nhà tiêu thụ, Ngân hàng, Nhà nước, các nhà quản lý, những người lao động. Do đó, mỗi đối tượng đó sẽ quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau, sẽ tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của một Công ty. Mặc dù vậy, họ vẫn có cái chung là thường sử dụng các công cụ và kỹ Lưu Ngân Hằng_CQ500836 5
  • 7. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính thuật cơ bản là giống nhau để phân tích báo cáo tài chính. Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ, bởi vì có lợi nhuận thì Doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển, khả năng trả nợ tốt thì Doanh nghiệp mới có khả năng cạnh tranh trên thương trường ở cả đầu ra và đầu vào, tức là phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Các chủ Doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp trong nghĩa vụ và quyền hạn của mình, họ cần quan tâm tới đảm bảo đủ nguồn tài chính cho Doanh nghiệp bằng cách huy động mọi nguồn vốn bên trong và bên ngoài, đảm bảo cho tiền tệ đuợc đầu tư vào sản xuất kinh doanh một cách hợp lý nhất, hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất. Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hoá, dịch vụ, họ phải quyết định xem sắp tới có cho khách hàng được mua chịu hàng, thanh toán chậm hay không, bởi vì nếu khả năng thanh toán hiện tại và tương lai, tiềm lực tài chính của Doanh nghiệp không đủ mạnh thì dẫn đến nợ thương mại của Doanh nghiệp đối với Doanh nghiệp khác lên cao thì không có khả năng trả nợ. Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố nh: sự rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn... Vì vậy, họ cần những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý. Những điều đó nhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, các cơ quan tài chính khác như cơ quan thuế, thống kê, cơ quan chủ quản, các nhà phân tích tài chính, những người lao động...Những nhóm người này có nhu cầu thông tin về cơ bản giống như các chủ Ngân hàng, các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp...bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ. Đặc biệt với các chủ Ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của Doanh nghiệp . Phân tích tài chính Doanh nghiệp là một khâu quan trọng trong quy trình thẩm định cho vay của Ngân hàng. Mục đích của công tác phân tích này giúp Ngân hàng có thể nhìn nhận một Lưu Ngân Hằng_CQ500836 6
  • 8. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính cách lôgic tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai. Qua phân tích tài chính Doanh nghiệp, Ngân hàng trả lời các câu hỏi: - Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không? - Khả năng tự chủ tài chính cũng nh khả năng sử dụng nợ vay của Doanh nghiệp đến mức độ nào? - Mức doanh thu Doanh nghiệp thực hiện so với số đầu tư về các tài sản lưu động và cố định của nó? - Doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận là bao nhiêu và mức lợi nhuận đó có thể giảm bao nhiêu trước khả năng không thể đáp ứng được các chi phí cố định? - Nếu Doanh nghiệp thua lỗ, các tài sản sẽ mất giá bao nhiêu so với con sè trong bảng tổng kết tài sản trước khi các chủ nợ được Bảo hiểm chấp nhận thiệt hại? Bên cạnh đó, thông qua việc phân tích tài chính Doanh nghiệp, Ngân hàng có thể tư vấn kịp thời cho các Doanh nghiệp về quyết định tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển Doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá tài chính Doanh nghiệp trong Ngân hàng góp phần kiểm tra lại tính trung thực của kiểm tra tài chính nội bộ. Từ đó, chủ doanh nghiệp có cái nhìn khách quan hơn về nội lực Doanh nghiệp mình. Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp có thể đánh giá được rủi ro của Doanh nghiệp, đặc biệt là rủi ro về khả năng thanh toán ở hiện tại và tương lai, và quyết định cho Doanh nghiệp có nên vay không và mức độ tủi ro mà Ngân hàng gánh chịu khi chấp nhận cho Doanh nghiệp vay, cho vay với số lượng là bao nhiêu. Có thể đưa ra những nhận định tinh tế hơn như mục đích vay vốn của doanh nghiệp có thực sự trung thực không (thông qua phân tích nhu cầu vốn và khả năng vốn hiện tại của doanh nghiệp). Phân tích tài chính không chỉ giúp Ngân hàng đưa ra những quyết định đúng đắn khi tiến hành xét duyệt các khoản cho vay mà còn trong cả quá trình cho vay. Trong thời hạn cho vay, Doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ cung cấp cho Ngân hàng các báo cáo tài chính, các thông tin về tình hình tài chính của mình, qua đó, Ngân hàng có thể phát hiện những dấu hiệu xấu về tình hình tài chính của doanh nghiệp đó và thu hồi các khoản vay trước hạn. Lưu Ngân Hằng_CQ500836 7
  • 9. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính Ngoài ra còn giúp Ngân hàng xây dựng kế hoạch cho vay, trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và tài chính của mỗi doanh nghiệp, Ngân hàng có thể đánh giá nhu cầu vốn ngắn hạn, trung và dài hạn... Từ đó có chiến lược huy động vốn phù hợp, tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, Ngân hàng có thể biết được xu hướng phát triển của từng giai đoạn, từng lĩnh vực kinh tế, lập kế hoạch cung cấp tín dụng hướng vào lĩnh vực có khả năng phát triển mạnh trong tương lai. Xây dựng kế hoạch tín dụng phù hợp sẽ giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả cho vay, đem lại lợi nhuận cao còng nh góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước. 1.3 Nội dung công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn 1.3.1 Các thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm khác nhau, kết quả hoạt động kinh doanh và tinh hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định, Đồng thời được giải trình, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để ra các quyết định phù hợp. * Bảng cân đối kế toán : Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, mô tả thực trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó. Kết cấu của bảng được chia làm hai phần: phần tài sản phản ánh toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyên sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp. Bên nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối tài sản là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp các nhà phân tích đánh giá được tổng quát tình hình tài chính, khả năng thanh toán, cơ cấu vốn và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. * Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng tại những Lưu Ngân Hằng_CQ500836 8
  • 10. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính thời kỳ nhất định. Nó cung cấp các thông tin tổng hợp về tình hình tài chính và kết quả sử dụng các tiềm năng về sử dụng vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đồng thời, nó cũng giúp phân tích so sánh được doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành kinh doanh. Ngoài ra theo quy định ở Việt Nam, báo cáo thu nhập cũn cú thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của khách hàng đối với ngân sách Nhà nước và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng - VAT. Hạn chế của báo cáo thu nhập là kết quả thu nhập sẽ lệ thuộc rất nhiều vào quan điểm của kế toán trong quá trình hạch toán. Đồng thời cũng do nguyên tắc kế toán về ghi nhận doanh thu, theo đó doanh thu được ghi nhận khi nghiệp vụ mua bán hoàn thành, tức là khi sở hữu hàng hoá có thể xảy ra vào một thời điểm khác. Nhược điểm này dẫn đến sự cần thiết của báo cáo lưu chuyển tiền tệ. *Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp các thông tin giúp người sử dụng đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, phân tích mối quan hệ giữa lợi tức ròng và lưu chuyển tiền tệ ròng, dự đoán trong tương lai lượng tiền mang lại từ các hoạt động của Doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần: - Lưu chuyển từ hoạt động sản xuất kinh doanh. - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư. - Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. Có hai phương pháp lưu chuyển tiền tệ: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp, mỗi phương pháp có ưu điểm riêng. * Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh chưa có trong hệ thống các báo cáo tài chính, đồng thời, giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày, Lưu Ngân Hằng_CQ500836 9
  • 11. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính giải thích rõ ràng, cụ thể như các thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp , chế độ kế toán áp dụng, tình hình và lý do biến động một số tài sản và nguồn vốn quan trọng... * Các thông tin khác liên quan đến tình hình tài chính của Doanh nghiệp. 1.3.2. Các phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính Hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng cho nhiều đối tượng trong xã hội, đó là các doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh… Trong số đó, khách hàng lớn nhất, thường xuyên nhất, quan trọng nhất vẫn luôn là các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, hoạt động kế toán tuân thủ theo những nguyên tắc chung luật đề ra, các báo cáo tài chính trình ngân hàng phải tuân theo những quy chuẩn nhất định, đây là thuận lợi cho quá trình phân tích của ngân hàng. Trong phương pháp phân tích khách hàng nêu sau đây, tập trung nờu cỏc phương pháp phân tích đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp qua chất lượng hoạt động và mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về lý thuyết cú cỏc phương pháp để phân tích tài chính khách hàng là: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp Dupont, … * Phương pháp so sánh: Để áp dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo tính có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính ( thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chính xác và đơn vị tính toán...) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc thời gian và không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Nội dung so sánh gồm: Lưu Ngân Hằng_CQ500836 10
  • 12. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính - So sánh giữa số thực hiện kỳ này và số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. - So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của Doanh nghiệp. - So sánh giữa số liệu của Doanh nghiệp với số liệu của nghành, của các Doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của Doanh nghiệp mình đang phân tích tốt hay xấu, được hay chưa được. - So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tuyệt đối và số tương đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. * Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ cố nhiên là sự biến đổi các đại lượng tài chính . Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức, để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính đựơc phân thành các nhóm đặc trưng , phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, nguời phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích tài chính của mình. *Phương pháp phân tích tài chính Dupont: Còn gọi là phân tích tách đoạn, được thực hiện bằng cách tách ROE thành các nhân tố khác nhau, nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đó tới thu nhập của chủ sở hữu. ROE = NI/E = NI/S x S/A x A/E Lưu Ngân Hằng_CQ500836 11
  • 13. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính Trong đó: NI là lợi nhuận ròng; S là doanh thu; A là tổng tài sản và E là vốn chủ sở hữu. Với cách thay thế như vậy, ta sẽ có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của 3 nhóm nhân tố: tỷ suất lợi nhuận biên (NI/S); hiệu suất sử dụng tổng tài sản (S/A) và đòn bẩy tài chính (A/E). Một DN có thể tăng ROE bằng cách nâng cao hiệu suất sử dụng tổng tài sản (ROA) hoặc tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính (sử dụng nhiều nợ hơn để tài trợ cho tổng tài sản). + Phương pháp phân tích tài chính Dupont mở rộng: Với phương pháp phân tích tài chính Dupont mở rộng, các nhà phân tích đã đưa ra một số nhân tố bên trong ảnh hưởng đến ROE, gồm 5 nhân tố: - Tỷ suất lợi nhuận ròng biên = EBIT/doanh thu bán hàng; - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu bán hàng/tổng tài sản; - Tỷ lệ chi phí trả lãi = Chi phí trả lói/tổng tài sản; - Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản/vốn chủ sở hữu; - Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế so với lợi nhuận trước thuế (1-Thuế TNDN/EBT) = NI/EBT. Những phân tích này sẽ giúp nhà đầu tư biết được những thay đổi về giá trị ROE của DN cũng như các nguyên nhân gây ra chúng. 1.3.3 Quy trình phân tích tài chính khách hàng *Phân tích trước khi cho vay Trước bất kỳ một yêu cầu vay vốn nào, Ngân hàng luôn phải xem xét, phân tích kỹ khách hàng, về phương án dự án xin tài trơ. Quá trình này goik là phân tích tín dụng hay thẩm định tín dụng và thẩm định tài chính khách hàng là một nội dung trong đó. Dựa trờn những nguồn thông tin thu thập được, Ngân hàng tiến hành phân tích tài chính khách hàng nhằm xác nhập được, Ngân hàng tiến hành phân tích tài chính khách hàng nhằm xác định được tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, tiềm năng tương lai và dự báo khả năng tra nợ của khách hàng. Việc phân tích này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay hay không của Ngân hàng. phân tích tình hình tài chính bao gồm nhiều nội dung nhưng tập trung và phân tích khả năng sinh lời và phân tích rủi ro từ đó xác định khả năng trả nợ. Lưu Ngân Hằng_CQ500836 12
  • 14. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính Khả năng sinh lời của khách hàng là khả năng lâu dài và liờn tỳc của một khách hàng trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính gắn liền với khả năng tạo lợi nhuận. Khả năng sinh lợi là vấn đề quan tâm đầu tiên của Ngân hàng. Nếu người vay kinh doanh không có lãi thì ngay cả việc trả nợ gốc cho Ngân hàng cũng là điều khó khăn chưa nói đến việc trả lãi. khả năng sinh lợi xao thì khả năng trả nợ cao và ngược lại. Nghiên cứu khả năng sinh lợi của khách hàng trong quá khứ và hiện tại sẽ giúp Ngân hàng sự đoán khả năng trả nợ trong tương lai. Hơn thế, khả năng sinh lợi của khách hàng sinh lợi, Ngân hàng phân tích một số chỉ tiêu như: doanh lợi doanh thu, doanh lợi tài sản, hệ số quay vòng tài sản…. các thông số để phân tích được lấy từ báo kết quá kinh doanh, bảng cân đối kế toán. Rủi ro là khả năng mà một sự kiện không thuận lợi nào đó sẽ xuất hiện, rủi ro xảy ra cho khách hàng cũng chính là rủi ro cho Ngân hàng vì nguy cơ không thu hồi được món vay. Tình trạng sản xuất kinh doanh không hiệu quả, sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được, kinh doanh không có lãi thua lỗ kéo dài sẽ làm mất khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn của khách hàng. Trong trường hợp người vay vốn bị phá sản thì nguy cơ không thu hồi được nợ của Ngân hàng sẽ rất cao. Phân tích rủi ro là việc Ngân hàng dùa vào số liệu trên bảng cân đối để tính toán đánh giá các chỉ tiêu nh: tỷ lệ thanh khoản, năng lực hoạt động, khả năng cân đối vốn.. để xác định tính lành mạnh, an toàn của tài chính khách hàng *Phân tích trong khi cho vay Phân tích trước khi cho vay là cơ sở để Ngân hàng ra quyết định tín dụng. Nếu qua phân tích Ngân hàng chấp nhận cho vay thì thế theo Ngân hàng phải thực hiện phân tích trong khi cho vay. khi cho vay, quyền sử dụng vốn của Ngân hàng đã chuyển giao cho khách hàng nhưng Ngân hàng vẫn có quyền và nghĩa vụ kiểm tra theo dõi món vay. Kiểm tra theo dõi món vay dưới giác độ công tác phân tích tài chính khách hàng bao gồm các công việc.. xác định nguồn vốn trả nợ, phân tích lại các chỉ tiêu tài chính căn cứ vào các báo cáo tài chính trong các kỳ kế toán tiếp theo mà khách hàng có nghĩa vụ phải gửi cho Ngân hàng. Việc phân tích này giúp Ngân hàng thất được hiệu quả việc đầu tư bằng vốn vay Ngân hàng của khách hàng, thấy Lưu Ngân Hằng_CQ500836 13
  • 15. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng có diễn ra đúng theo điều kiện hay không, có xu hướng biến động tốt hay xấu… từ đó là cơ sở hay yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản thế chấp hay tìm cách hối thúc trả nợ sớm. Lưu Ngân Hằng_CQ500836 14
  • 16. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính *Phân tích sau khi cho vay Quan hệ tín dụng kết thúc khi Ngân hàng thu hồi đủ gốc và lói. Cỏc khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là cac khoản tín dụng an toàn, Ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay không hoàn trả hay không hoàn trả đúng hạn, Ngân hàng phải phân tích các nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý, Ngân hàng vẫn phải theo sát hoạt động của khách hàng để khi thấy khách hàng có nguồn thu bằng cách hối thúc trả nợ ngay. 1.3.4 Nội dung công tác phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn Khi Doanh nghiệp vay vốn, điều mà Ngân hàng quan tâm nhất là khả năng thanh toán và trả nợ của khách hàng (DN) vay vốn. Do đó, khi phân tích tài chính, Ngân hàng quan tâm nhiều hơn tới việc đánh giá rủi ro thanh toán của Doanh nghiệp. Tức là phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu nợ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng nh trạng thái tài chính của Doanh nghiệp nhằm đánh giá rủi ro trong tương lai. Do đó Ngân hàng đặc biệt quan tâm tới việc phân tích khái quát một số chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong báo cáo kết quả kinh doanh . 1.3.4.1 Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh đối với doanh nghiệp vay vốn Mục tiêu của phân tích này là xác định, phân tích mối liên hệ và đặc điểm các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh, đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp và với số liệu trung bình của nghành (nếu có) với các Doanh nghiệp khác. Từ đó mà đánh giá được một phần của xu hướng giai đoạn tiếp theo của Doanh nghiệp, có thể giúp Ngân hàng tránh đựơc những rủi ro không có khả năng thanh toán của Doanh nghiệp do xu hướng hoạt động kinh doanh không tốt của Doanh nghiệp. Lưu Ngân Hằng_CQ500836 15
  • 17. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính Các chỉ tiêu đã được chuẩn hoá trong mẫu bảng phân tích nh sau: Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N Năm N/ Năm N-1 Lưọng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng 1.Doanh thu thuần 2.Giá vốn hàng bán Trong đó:KHTSCĐ 3.Lãi gộp 4.Chi phí bán hàng và quản lý Trong đó:- KHTSCĐ -Lãi vay 5. Lãi trước thuế và lợi tức vay 6.Lãi trước thuế -Thuế( TNDN) 7.Lãi sau thuế 8.Lãi không chia a) Đối với cho vay ngắn hạn *Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Đây là nhóm chỉ tiêu mà không riờng gỡ Ngân hàng mà rất nhiều đối tượng khác quan tâm tới, bất kỳ đối tượng nào liên quan đến doanh nghiệp nh nhà đầu tư, công ty tài chính, cán bộ công nhân viên.. Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ trước đây rất quan trọng vỡ nú phản ánh được phần nào mức độ tín nhiệm hay sự sẵn sàng chi trả của doanh nghiệp - Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn Lưu Ngân Hằng_CQ500836 16
  • 18. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính Tài sản lưu động Hệ sè thanh toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp bằng cách chuyển đổi những tài sản lưu động thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời kỳ trả nợ. Tài sản lưu động gồm: Tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu và dự trữ. Nợ ngắn hạn bao gồm: vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn…. cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn dưới một năm. Trong thực tiễn, người ta thường yêu cầu chỉ tiêu này của doanh nghiệp là lớn hơn 1, còn lớn hơn bao nhiêu là tốt thì tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp ở từng ngành nghề khác nhau. - Chỉ tiêu thanh toán nhanh Vốn bằng tiền + Các khoản phải thu Hệ sè thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay tức thì của doanh nghiệp bằng nguồn vốn bằng tiền, không bị chi phối bởi thời gian chuyển đổi của hàng hoá tồn kho và các khoản phải thu. Về mặt lý thuyết, hệ số này lớn hơn 0,5 là dấu hiệu tốt. Nếu quá lớn tức là vốn bằng tiền của doanh nghiệp quá lớn,chi phí cho việc lưu trữ, ghi chép, kiểm đếm, phân loại khá lớn, mặt khác không sinh lời nên cũng không phải là tốt. - Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời: Vốn bằng tiền Hệ sè thanh toán tức thời = Nợ đến hạn Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay tức thì của doanh nghiệp bằng nguồn vốn bằng tiền, không bị chi phối bởi thời gian chuyển đổi của hàng hoá tồn Lưu Ngân Hằng_CQ500836 17
  • 19. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính kho và các khoản phải thu. Về mặt lý thuyết, hệ số này lớn hơn 0,5 là dấu hiệu tốt. Nếu quá lớn tức là vốn bằng tiền của doanh nghiệp để lại quá lớn, chi phí cho việc lưu trữ, ghi chép, kiểm đếm, phân loại khá lớn, mặt khác lại không sinh lợi cho nên cũng không phải là càng lớn càng tốt. Cũng như vậy với hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh, không hẳn là càng cao càng tốt, chỉ vừa hợp lý sao cho tương ứng với các khoản nợ ngắn hạn để không gây ra hiện tượng dư thừa nguồn lực, hiệu quả tài sản lưu động kém hay tài sản lưu động quay vòng kém là không sinh lợi. *Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động Tổng nợ phải trả - Hệ số nợ tổng = Tổng tài sản Hệ số này cho thấy lượng hàng hoá tồn kho cú lõu hay không, có quay vòng nhanh hay không. Bất kỳ doanh nghiệp nào đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều tất yếu có hàng tồn kho. Tuy nhiên số lượng nhiều hay ít tuỳ vào nhiều yếu tố khác như lĩnh vực kinh doanh, quy mô kinh doanh… Giá vốn hàng bán - Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho Doanh thu thuần - Vòng quay vốn lưu động = Tài sản lưu động Doanh thu thuần - Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Tổng tài sản cố định Chỉ tiêu này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, song hai chỉ tiêu này phản ánh rất rõ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Nếu sản xuất kém hiệu quả, vòng quay vốn lưu động nhỏ, doanh thu thuần, lãi thuần trong một kỳ kinh doanh thấp kéo theo nhiều chỉ tiêu khác kém đi như: nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận, có những trường hợp bị lỗ, tài sản cố định còn trích Lưu Ngân Hằng_CQ500836 18
  • 20. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính khấu hao không đủ dẫn đến việc đầu tư cho trang bị cho tài sản cố định kém, hậu quả kéo theo là tiếp tục sản xuất kinh doanh kém tạo ra vòng xoáy liên tiếp. Doanh thu thuần - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Tổng tài sản Các khoản phải thu - Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu bình quân một ngày Nếu kỳ thu tiền bình quân lớn do các khoản phải thu nhiều chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn hoặc do doanh nghiệp thu tiền bình quân một ngày nhỏ, chứng tỏ sự tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp kém. Những điều trên đều tác động tới khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng. *Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính Tổng nợ phải trả - Hệ số nợ tổng tài sản = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả - Hệ số nợ vốn cổ phần = Tổng vốn chủ sở hữu Nhóm chỉ tiêu này để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với nợ vay. Chủ nợ ưa thích một hệ số nợ vừa phải, hệ số nợ càng thấp, hệ số an toàn càng cao, món nợ của họ càng được đảm bảo và họ có cơ sở để tin vào sự đáo nợ đúng hạn của con nợ. Khi hệ số nợ cao tức là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần nhỏ trên tổng số vốn, thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu chuyển sang cho chủ nợ gánh chịu, nhưng bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ nợ vẫn nắm được quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên,vấn đề giữa vốn vay và vốn góp với cơ cấu nh Lưu Ngân Hằng_CQ500836 19
  • 21. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính thế nào còn rất nhiều phức tạp, nó còn ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên tùy từng thời kỳ và đối với từng doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay - Hệ số khả năng thanh toán lãi = Lãi vay Đây là chỉ tiêu được Ngân hàng quan tâm nh là một chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay bằng kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu lãi vay mà không trả được thì nợ gốc càng khó trả hơn. Tài sản cố định hoặc tài sản lưu động - Hệ số cơ cấu tài sản = Tổng tài sản Hệ số này còn tuỳ thuộc vào từng nghành nghề, lĩnh vực và từng doanh mghiệp vì có những nghành nghề kinh doanh quay vòng nhanh , tài sản lưu động cần nhiều, nhưng có những nghành nghề thì tài sản cố định lại chiếm phấn lớn như mày móc, trang thiết bị, công nghệ, đặc biệt ngày nay tài sản cố định vô hình chiếm tương đối lớn. Tổng vốn chủ sở hữu - Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Tổng nguồn vốn Hệ số này nói chung tốt nhất bằng 0,5 vì nếu nhỏ hơn thì vốn chủ sở hữu chiếm rất Ýt, năng lực tài chính yếu, khả năng cạnh tranh thu hút vốn vay, vốn đầu tư thấp, khả năng rủi ro tương đối cao. * Nhóm chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế + Thu nhập cổ phần = Số lượng cổ phiếu thường Lưu Ngân Hằng_CQ500836 20
  • 22. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính Lợi nhuận đem chia + Cổ tức = Số lượng cổ phiếu thường Cổ tức Lãi đem chia + Tỷ lệ trả cổ tức = = Thu nhập cổ phiếu Lãi sau thuế Riêng nhóm chỉ tiêu này dành riêng cho công ty cổ phần.Nó cho biết tình hình phân phối lợi nhuận( kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh ) có phù hợp hay không đối với doanh nghiệp trong tình trạng hiện nay, nếu khộng phù hợp sẽ gây ra ảnh hưởng gì không tốt đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về phía các cổ đông, đây là những chỉ tiêu rất đáng chú ý và nó ảnh hưởng đến quyền lợi riêng của họ. b) Đối với cho vay trung và dài hạn Khi phân tích tình hình tài chính khách hàng đối với cho vay trung và dài hạn, các NHTM thường tập trung phân tích cỏc nhúm tỷ lệ và các tỷ lệ cụ thể sau: *Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn của doanh nghiệp Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn tự có và vốn đi vay. Nguồn gốc và cấu thành hai loại vốn này xác định sự ổn định tài chính và khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp. Nhìn chung, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường muốn sử dụng vốn tự có nhỏ nhất bởi vì: chi phí của vốn chủ sở hữu lớn hơn so với chi phí của vốn vay, do khi sử dụng vốn vay doanh nghiệp được hưởng một khoản tiết kiệm nhờ thuế, mặt khác, nếu doanh nghiệp chỉ góp một phần nhỏ trong toàn bộ vốn hoạt động thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do nguời cho vay gánh chịu. Trong khi đó, doanh nghiệp nắm phần lợi rõ rệt, doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra một số vốn Ýt nhưng được quyền sử dụng một lượng tài sản lớn để kinh doanh đang phát triển, sẻ quyền kiểm soát. Đặc biệt khi hoạt động của doanh nghiệp đang phát triển, lãi thu được trên tiền vay lớn hơn lãi suất tiền vay, lợi nhuận dành cho chủ Lưu Ngân Hằng_CQ500836 21
  • 23. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính doanh nghiệp tăng lên gấp bội. Doanh nghiệp càng vay càng có hiệu quả và khi đó rủi ro đến với người cho vay cũng càng lớn. Bất cứ Ngân hàng nào cũng muốn mở rộng doanh nghiệp doanh số hoạt động nhất là mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. song nếu càng lấn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ càng trở thành người gánh chịu rủi ro thay cho doanh nghiệp. Do đó, Ngân hàng phải tự hạn chế mình, chỉ cho vay trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu thường được Ngân hàng sử dụng khi xem xét cơ cấu vốn của doanh nghiệp là: nghiÖpdoanhcñavènnguånTæng tr¶iph¶Nî =nîsèTû nghiÖpdoanhcñavènnguånTæng u÷hsëchñvènNguån =trîtµitùsèTû Tỷ số này cho biết tổng số vốn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số vốn của doanh nghiệp đưa ra sản xuất kinh doanh. Tỷ số càng lớn, càng có sự đảm bảo cao cho các khoản nợ vay. Trong tình huống xấu nhất, khi doanh nghiệp không còn khả năng đối đầu với những cam kết trên thị trường và bị đặt vào tình trạng thanh lý thì số vốn tự có sẽ dùng để trang trải những khoản tổn thất phát sinh khi chuyển nhượng tài sản của doanh nghiệp. Ngoài ra cũn dựng để trang trải những cam kết của doanh nghiệp nh phí thanh lý, tiền phạt do không thực hiện hợp đồng, hoặc trả tiền trợ cấp cho người lao động nếu doanh nghiệp giải thể. Mức tối thiểu của tỷ số này tuỳ thuộc vào từng ngành hoạt động. Ví dụ, những doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất kinh doanh tương đối ổn định có thể chấp nhận được tỷ số này ở mức thấp hơn doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất không ổn định. Những ngành mà tài sản cố định mang tính đặc thù chuyên dùng, có tính chuyên môn hoá cao hơn các doanh nghiệp bình thường khác Nói tóm lại, trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào, nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp nào, nguồn vốn chủ sở hữu thường phải đảm bảo những khoản mục có mức độ rủi ro cao như TSCĐ vô hình, TSCĐ có tính chuyên dùng, cỏc bỏn thành phẩm….. Lưu Ngân Hằng_CQ500836 22
  • 24. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính u÷hsëchñvãnNguån h¹ndµinîd­Sè =h¹ndµinîsèTû Tỷ số này cao phản ánh doanh nghiệp phụ thuộn nhiều vào chủ nợ, đó là cấu trúc vốn mạo hiểm. Tỷ số này càng cao thì sự an toàn trong đầu tư càng giảm và do đó rủi ro của doanh nghiệp càng tăng, tuy nhiên tỷ số này cũng thay đổi theo ngành hoạt động. TSC§trÞGi¸ h¹ndµivènNguån =Þnh®cèns¶tµitrîtµisèTû Trong đó, nguồn vốn dài hạn là tổng hợp của hai nguồn: nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn trên bảng cân đối kế toán Tỷ số tài trợ TSCĐ luôn phải lớn hơn 1 mới mang lại cho doanh nghiệp sự ổn định và an toàn tài chính. Vì TSCĐ thể hiện năng lực sản xuất lâu dài của doanh nghiệp không thể thu hồi nhanh chóng nên nguyên tắc nguồn vốn dài hạn trong doanh nghiệp phải đảm bảo đủ tài trợ cho TSCĐ và một phần tài sản lưu động tối thiểu, thường xuyên, cần thiết, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường không bị gián đoạn. tỷ số trên nhỏ hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp đó dựng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn. tình hình tài chính của doanh nghiệp không bình thường, nếu NH đầu tư vốn vào doanh nghiệp trong tình trạng trờn thỡ sẽ quá mạo hiểm. *Nhóm chỉ tiêu sinh lợi Lợi nhuận sau thuế + Hệ số sinh lợi doanh thu = Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế + Tiền lãi phải trả + Hệ số sinh lợi của tài sản = Tổng tài sản Lưu Ngân Hằng_CQ500836 23
  • 25. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính Chỉ tiêu này cho thấy sau khi đầu tư vào tài sản bằng nguồn vốn mới huy động sẽ đem lại hiệu quả cao hay thấp hơn so với lúc chưa đầu tư. Vì vậy, trong phân tích tài chính khách hàng để ra quyết định cho vay thì đây là tỷ lệ được Ngân hàng quan tâm. Lợi nhuận sau thuế + Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Ngân hàng sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đem về bao nhiêu doanh thu, từ đó đánh giá doanh nghiệp làm ăn nh vậy có hiệu quả hay không. *Nhóm tỷ lệ về khả năng trả nợ Để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, các hệ số sau đây có thể được xét: trîtµitùKh¶ n¨ng h¹ndµiVay =vaytr¶ nîhoµnKh¶ n¨ng Vì nguồn vốn trả nợ dài hạn là khả năng tự tài trợ. Tỷ số này nêu lên thời hạn lý thuyến tối thiểu cần thiết để hoàn trả toàn bộ nguồn kinh phí vay muợn với giả thiết cho rằng khả năng tự tài trợ được dùng toàn bộ vào hoàn trả nợ vay. Nếu hệ số này bằng 3, điều đó có nghĩa là trong vòng 3 năm doanh nghiệp có khả năng tích luỹ được số tiền đủ để trả nợ dài hạn. h¹ndµinîtr¶ vÒiph¶L·i h¹ndµinîtr¶ vÒiph¶L·i+thuÕtr­ícLN =l·ito¸nthanhKh¶ n¨ng Khả năng thanh toán lãi vay thường xuyên được tính để đánh giá độ an toàn của việc hoàn trả nợ cho chủ nợ. Số tiền thu nhập trước khi trả thuế TNDN và các khoản tiền lãi cố định là số tiền sẵn sàng để thanh toán tiền lãi cho các khoản nợ vay dài hạn. hệ số này càng lớn càng tốt. Thông thường khả năng thanh toán lãi vay được xem là an toàn, hợp lý, nếu doanh nghiệp tạo ra khoản thu nhập gấp hơn hai lần khoản lãi cố định phải trả hàng năm. Lưu Ngân Hằng_CQ500836 24
  • 26. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính Ngoài ra có thể xem xét khả năng trả nợ bằng cách so sánh lãi vay với doanh thu thuần. Theo kinh nghiệm thực tế người ta cho rằng tỷ lệ này phải dưới mức 3 % tỷ lệ cao sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư trung và dài hạn:trước đây khi trình bày các chỉ tiêu này, có một điểm cần lưu ý là: đối với các chỉ tiêu này, việc thẩm định của Ngân hàng chỉ là thẩm định lại những gì đó cú mà chủ dự án đã thẩm định, việc tính toán các chỉ tiêu này cũng là Ngân hàng đứng trên quan điểm của doanh nghiệp để tính toán, bởi vì các chỉ tiêu này mà hấp dẫn đối với doanh nghiệp thì chắc chắn là hấp dẫn đối với Ngân hàng. cũn cỏc chỉ tiêu thuộc nhóm này đối với Ngân hàng là hoàn toàn khác so với doanh nghiệp. Trước đây khi trình bày các chỉ tiêu này, có một điểm cần lưu ý là: đối với các chỉ tiêu này, việc thẩm định của Ngân hàng chỉ là thẩm định lại những gì đã có mà chủ dự án đã thẩm định, việc tính toán các chỉ tiêu này cũng là Ngân hàng đứng trên quan điểm của doanh nghiệp để tính toán, bởi vì các chỉ tiêu này mà hấp dẫn đối với doanh nghiệp thì chắc chắn là hấp dẫn đối với Ngân hàng. còn các chỉ tiêu thuộc nhóm này đối với Ngân hàng là hoàn toàn khác so với doanh nghiệp. Các chỉ tiêu chủ yếu được sử dụng để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư trung và dài hạn: - Giá trị hiện tại ròng (NPV) Công thức tính: i 0=i )r+i/( i CFnΣ=NPV Trong đó: CFI phản ánh dòng chi (liên quan đến sự giảm sút ngân quỹ của doanh nghiệp) CFi = Bi - C i với là khoản thu nhập ròng của năm thứ i Là vốn đầu tư thực hiện tại năm thứ i R là lãi suất chiết khấu I là thứ tự các năm, i = (0, n), n là thứ tự các năm. Lưu Ngân Hằng_CQ500836 25
  • 27. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính NPV càng lớn càng tốt, nhưng nhất thiết NPV phải lớn hơn 0 thì dự án mới được chọn. Đối với Ngân hàng, NPV của dự án dự cú lớn đến mấy thì Ngân hàng cũng chỉ thu được gốc lẫn lãi vay, nhưng nếu NPV mà càng lớn thì Ngân hàng có khả năng thu hồi được gốc và lãi nhanh hơn vì lúc đó lợi nhuận cho dù án tạo ra chắc chắn trang trải được chi phí và gốc, lãi vay cho Ngân hàng. Nếu tỷ giá có thay đổi thì khả năng chống đỡ của dự án tốt nên khả năng thu hồi gốc và lãi vay tốt. Chỉ tiêu NPV được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước do nó phản ánh chính xác nhất quy mô tiền lời của một dự ánh sau khi đã hoàn trả vốn đầu tư, tức là nó phản ánh chính xác hiệu quả của đầu tư về phương diện tài chính. Để sử dụng phương pháp này cần lưu ý một số quan điểm sau: • Phải lập được dòng tiền phát sinh hàng năm là âm hoặc dương cho dù án. khi đó cần phải tính được doanh thu và chi phí hàng năm của dự án dựa trờn công suất thực tế của năm đó cùng với mức giá ước tính, cuối cùng là quy tất cả số tiền phát sinh trong cùng một kỳ vào cuối kỳ để đánh giá và tính toán. • Phải xác định được tỷ suất chiết khấu hợp lý cho từng loại dự án, muốn vậy phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất chiết khấu, đó là các nhân tố: • Tỷ lệ lạm phát hàng năm: tỷ lệ này có ảnh hưởng trực tiếp tới r, nếu tỷ lệ lạm phát tăng thì r cũng phải tăng một tỷ lệ tương ứng và ngược lại. • Tỷ lệ gia tăng do sử dụng phương án này mà không sử dụng phương án khỏc dựa trờn việc xác định chi phí cơ hội. Nhân tố ảnh hưởng này thương xuất hiện khi cú cỏc phương án loại trừ nhau cựng giỳp nhà đầu tư được chọn phải thể hiện được tỷ lệ gia tăng do việc quyết định chọn phương án đầu tư này mà không phải là phương án khác. • Tỷ lệ tăng hoặc giảm do việc thu được hoặc mất đi một lượng giá trị do các yếu tố rủi ro hoặc may mắn. Đõy chớnh là yếu tố đã quy định một việc xác định rủi ro r cho từng dự án thuộc từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh là khác nhau, chẳng hạn trong sản xuất nông nghiệp do phải chịu nhiều ảnh hưởng của yếu Lưu Ngân Hằng_CQ500836 26
  • 28. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính tố rủi ro khách quan hơn là so với các dự án trong các lĩnh vực khác như công nghiệp, thương nghiệp… - Tỷ suất thu hồi nội bộ IRR IRR chính là tỷ suất chiết khấu sao cho NPV= 0 hay IRR được xác định bằng công thức: i­)r+1( i Cn 0=i =i­)r+1( i Bn 0=i ΣΣ Để đánh giá dự án, ta có thể đánh giá IRR của dự án bằng cách so sánh nó với giá trị IRR định mức. Tuỳ theo từng dự án mà IRR định mức có thể là lãi suất cho vay dài hạn, tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành, lợi tức cổ phần, chi phí cơ hội… Để tính IRR tao phải làm như sau: Chọn lãi suất chiết khấu r1, thường lấy bằng lãi suất vay vốn ta sẽ tính được NPV1. Chọn lãi suất chiết khấu i2, tính được NPV2, giá trị này cần chọn sao cho NPV2 < 0. Dùng phương pháp nội suy ta tính được: [ ]/)2/NPV+1NPV/(1NPV)1i­2i(+1i=IRR *Ưu điểm của phương án này IRR cho biết lãi suất mà tự bản thân dự án có thể mang lại cho nhà đầu tư, IRR càng lớn thì càng tốt. Nếu có hai hay nhiều dự án cần so sánh thì dự án nào có tỷ suất thu hồi nội bộ tối đa thì sẽ chọn. IRR còn đặc biệt quan trọng trong trường hợp đầu tư bằng vốn vay. Giả sử lãi suất vay là i % thì: - Nếu IRR < i thì dự án không đủ tiền để trả nợ - Nếu IRR > i thì nhà đầu tư không những sẽ trả được nợ mà còn có lời Do vậy đối với Ngân hàng, Ngân hàng sẽ cho vay khi IRR lớn hơn lãi vay và càng lớn càng tốt (thường thì IRR > 15 %) - Hệ số lợi ích trên chi phí Lưu Ngân Hằng_CQ500836 27
  • 29. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính i)r+1/( i Cn 0=i Σ i)r+1/( i Bn 0=i Σ =PV(B/C) Tỷ số này cho biết một đồng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ số này càng lớn càng tốt nhưng nhất thiết phải lớn hơn 1 thì dự án mới được chọn. - Thời gian hoàn vốn đơn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu Thời gian hoàn vốn đơn (PP): là khoảng thời gian mà tại đó: t i=0CFi = 0 t = thời gian hoàn vốn đơn Thời gian hoàn vốn chiết khấu: là khoảng thời gian mà tại đó t i=0CFI/(1 + r)i = 0  t* = thời gian hoàn vốn có chiết khấu Thời gian hoàn vốn cho biết thời gian tối thiều, cần thiết để chủ dự án thu về số vốn đã bỏ ra. Đối với Ngân hàng, thời gian hoàn vốn càng ngắn càng tốt, bởi vì, doanh nghiệp càng mau chóng thu hồi lại số vốn đầu tư ban đầu va sau khoảng thời gian nào đó là khoảng thời gian mà doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi nhuận càng dài. và như vậy, khoản vay của NH dành cho doanh nghiệp càng được đảm bảo và doanh nghiệp càng nhanh chóng trả cho Ngân hàng cả gốc lẫn lãi. *Nhóm chỉ tiêu về đo lường độ rủi ro của dự án • Điểm hoà vốn Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó mức doanh thu vừa đủ trang trải mọi phí tổn *Điểm hoà vốn lãi lỗ Gọi R: doanh thu bán hàng; F : tổng chi phí cố định; V: chi phí biến đổi một sản phẩm. X: lượng sản phẩm tiêu thụ; P: giá bán đơn vị sản phẩm; c: tổng chi phí trong kỳ Ta có R = P x X C = F + (V x X) Theo khái niệm hoà vốn: R = C P x X = F + (V x X) Lưu Ngân Hằng_CQ500836 28
  • 30. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính Vậy V-P F =X Sản lượng hoà vốn đạt từ 50% đến 60% công suất của dự án là tốt. * Điểm hoà vốn trả nợ Điểm hoà vốn trả nợ là điểm mà tại đó doanh thu do dự án tạo ra vừa đủ để trang trải gốc và lãi vay cho Ngân hàng. • Phân tích độ nhạy: Phân tích độ nhạy là kỹ thuật chỉ ra chính xác giá trị hiện tại ròng NPV thay đổi nh thế nào khi một biến đầu tư vào thay đổi . các giá trị dễ thay đổi làm ảnh hưởng tới dòng tiền từ đó làm ảnh hưởng tới NPV là sản lượng bán hàng, giá bán, chi phí cố định, chi phí biến đổi. Để phân tích ta cho mét trong các yếu tố trên thay đổi, từ đó tính được các NPV mới, rồi tập hợp các NPV tính được để biểu diễn nú trờn đồ thị. Đường biểu diễn NPV càng dốc thì mức độ nhạy cảm của NPV đối với sự thay đổi của biến số càng lớn, khi đó dự án càng dễ gặp rủi ro Tóm lại: Thông qua phân tích tình hình tài chính khách hàng, NHTM có thể biết được một phần tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính khả quan hay không khả quan, xu hướng phát triển của đơn vị như thế nào để từ đó có quyết định cho vay đúng, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, đầy đủ gốc và lãi. Tuy nhiên, việc phân tích tình hình tài chính khách hàng chỉ hữu Ých khi các số liệu báo cáo phải được đảm bảo tính chính xác. trong điều kiện của nước ta hiện nay, khi mà việc thực hiện pháp lệnh kế toán thúng kờ chưa được chấp hành nghiêm chỉnh thì đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thẩm định tính chính xác của các số liệu báo cáo và cần phải kết hợp chặt chẽ giữa phân tích tình hình tài chính với các thông số phi tài chính để đưa ra những kết luận xác đáng về khác hàng mà Ngân hàng đã quan hệ làm ăn. Lưu Ngân Hằng_CQ500836 29
  • 31. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính 1.3.4.2 Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện lưu lượng tiền vào, ra của doanh nghiệp trong mét chu kỳ kinh doanh. Kết quả phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho biết được sự vận động sản xuất kinh doanh, lượng tiền bình quân trong kỳ. Bản chất sự vận động nh sau: - Nguồn thu tăng do giảm tài sản này hay tăng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu - Nguồn chi tăng do tăng tài sản, trả các khoản nợ đến hạn hay trả cho đồng sở rút vốn - Tiền mặt đầu kỳ + tiền phát sinh trong kỳ = tiền mặt cuối kỳ Sự vận động của dòng tiền thể hiện qua ba hoạt động: Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp. Dòng tiền này >=0 do: doanh thu tăng, bán chịu Ýt, tốc độ tăng doanh thu bằng tiền lớn hơn tốc độ tăng sản phẩm được sản xuất ra, tăng phải thu kỳ trước. Đây là dấu hiệu sản xuất kinh doanh ổn định phát triển. Dòng tiền<0 do nguyên nhân ngược lại Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Dòng tiền này>0 do: thu lãi đầu tư, thu tiền bán tài sản cố định, thu hồi đầu tư không có hiệu quả, tăng vốn chủ sở hữu, tìm nguồn hoạt động từ bên ngoài; dòng tiền này< 0 do: Doanh nghiệp mới đầu tư vào tài sản hay đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, cán bộ tín dụng phải xem xét nguồn vốn để đầu tư, nếu không phải vốn chủ sở hữu hay vốn dài hạn thì chức tỏ doanh nghiệp đã đầu tư bằng vốn ngắn hạn như vậy tiềm Èn rủi ro tín dụng. Dòng tiền từ hoạt động tài chính: dòng tiền này liên quan tới vốn chủ sở hữu, vay vốn, nhận vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu. Dòng tiền này <=0 do trả lãi, chủ sở hữu rút vốn. Trường hợp > 0. Tăng vay vốn, gúp thờm vốn. Dtiền HĐSXKD Dtiền HĐĐT Dtiền HĐTC Tổng Đánh giá + + + + DN thừa tiền,chỉ cho vay mở rộng SXKD + + - + DN gặp khó khăn về tài chính, chỉ cho vay mở rộng SXKD - DN có vấn đề, cẩn trọng trong cho vay mới Lưu Ngân Hằng_CQ500836 30
  • 32. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính + - + + DN có đầu tư lớn, chỉ xem xét cho vay bổ sung vốn lưu động - DN đầu tư quá lớn, cẩn trọng trong cho vay mới - + + + DN gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, cẩn trọng trong cho vay mới - DN rất khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, cẩn trọng trong cho vay - - + + DN đầu tư lớn, gặp khó khăn tiêu thụ sản phẩm, cẩn trọng trong cho vay, chỉ cho vay giải quyết khó khăn này. - Không cho vay nữa - - - - DN có khó khăn rất lớn nguy cơ không trả được nợ, không cho vay nữa 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn Chất lượng phân tích tài chính khách hàng được hiểu là tính chính xác của những đánh giá về tình hình tài chính một khách hàng, về rủi ro, mức độ, chất lượng hiệu quả hoạt động của khách hàng và sự sát sao của các báo cáo tài chính. Vì vậy, có rất nhiều nhân tố khác nhau gây nhưng snảh hưởng trực tớe cũng như gián tiếp tới chất lượng phân tích tài chính của khách hàng, ở đây xin được phân chia theo hai nhóm nhân tố chính: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Mỗi nhân tố có mức độ tác động mạnh yếu khác nhau theo những chiều hướng khách nhau nhưng tổng hợp lại thì có tác động rất lớn tới chất lượng phân tích tài chính khách hàng 1.4.1 Nhân tố chủ quan *Nhân tố con người Đó là trình độ nghiệp vụ, nhận thức, đạo đức, kinh nghiệm của Cán bộ Tín dụng trong suốt quá trình đánh giá tài chính khách hàng. Mỗi người Cán bộ Tín dụng đều có kinh nghiệm thực tế, trình độ nghiệp vụ, nhận thức và hiểu biết khác nhau do đó ngoài việc đánh giá phân tích khách hàng thep quy định chung của Luật thỡ cú độ nhạy bén, sắc sảo khác nhau. Những thế hệ đi trước có kinh nghiệm thực tế rất nhiều nhưng trì trệ, bảo thủ, trình độ chuyên môn không được bổ sung, cập nhật Lưu Ngân Hằng_CQ500836 31
  • 33. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính thường xuyên thì sẽ khụngtheo kịp tốc độ phát triển, cánh thức hiện đại. thế hệ trẻ mặc dù kiến thức, trình độ được cập nhật mới nhưng nóng vội, thiếu kinh nghiệm thực tế. Chưa kể tới đạo đức nghề nghiệp, tính cách của mỗi người,tất cả những vấn đề trên đều ảnh hưởng tới chất lượng phân tích khách hàng. *Chính sách tín dụng của Ngân hàng Chính sách tín dụng trong từng thời kỳ khác nhau mở rộng hay thu hẹp tớndụng. Trong thời kỳ Ngân hàng thu hẹp tín dụng, phân tích khách hàng sẽ có thể kỹ hơn, phức tạp và khó khăn hơn. nếu Ngân hàng mở rộng tín dụng thì quy trình phân tích khách hàng có thể đơn giản hơn, tất nhiên không thể để sai phạm ở một khâu nào trong quy trình phân tích đánh giá nó 1.4.2 Nhân tố khách quan *Bản thân khách hàng vay vốn Khách hàng vay vốn là rất đa dạng và nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, quy mô hoạt động khác nhau.. đều ảnh hưởng lớn đến chất lượng phân tích của Ngân hàng. - Lĩnh vực kinh doanh: với những ngành nghề khác nhau thì đặc trưng của từng nghành đó là khác nhau, cho nên đối với các chỉ tiêu tài chính của mỗi ngành mỗi nhóm khách hàng là khác nhau cũng có những mức chuẩn khác nhau do đó không thể áp dụng chuẩn của ngành này cho ngành khác để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn đối với doanh nghiệp sản xuất và những doanh nghiệp dịch vụ thì chỉ tiêu về khả năng hoạt động tài sản cố định sẽ là khác nhau, ở doanh nghiệp sản xuất thì chỉ tiêu về khả năng hoạt động của tài sản là cao hơn trong đó doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thỡ cỏc chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn sẽ phải được quan tâm hơn. - Nhóm khách hàng khác nhau do đó cũng gây khó khăn cho Ngân hàng, vì những nhóm khách hàng khác nhau thì mức độ phức tạp của các báo cáo tài chính là khác nhau ví dụ như Doanh nghiệp Nhà nước so với Công ty tư nhân, góc độ phân tích là khác nhau, các chỉ tiêu quan tâm được chú trọng cũng khau. Mặt khác đối Lưu Ngân Hằng_CQ500836 32
  • 34. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính với mỗi nhóm khách hàng nh khách hàng là các doanh nghiệp, khách hàng là hộ kinh doanh… thì sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng. Với những nhóm khách hàng có số liệu phức tạp, cán bộ tín dụng càng cần thiết phải sử dụng hết số liệu, tìm mối liên quan và lời giải thích giữa các chỉ tiêu. với những nhóm khách hàng có báo cáo tài chính nhiều thông số phức tạp thì điều quan trọng hơn là búc tỏch những chỉ tiêu quan trọng, tìm được mối liên quan giữa chúng và từ đó nên bật được tình hình tài chính hiện tại của khách hàng. - Thời hạn của khoản vay mà Ngân hàng sẽ chú trọng đến các khía cạnh khác nhai của tình hình tài chính khách hàng. Chẳng hạn, với các khoản vay ngắn hạn, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu vốn cũng như các nguồn có thể đáp ứng cho việc trả nợ trong ngắn hạn sẽ được Ngân hàng quan tâm hơn, vỡ nú ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Trong khi đó, với các khoản cho vay trung và dài hạn, thì Ngân hàng lại đề cao các chỉ tiêu về khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động của khỏchhàng vỡ trong dài hạn chính lợ nhuận và sự vững mạnh về tài chính mới là yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khác hàngg *Độ chính xác của các báo cáo tài chính: Đây là một nhân tố đóng vai trò quyết định độ chính xác của nội dung phân tích tài chính vì toàn bộ việc phân tích tài chính được thực hiện căn cứ vào số liệu trong báo cáo này. Các báo cáo mà không sát thực thì dẫn đến những quyết định sai lầm. Vì thế, việc kiểm tra lại độ chính xác, phù hợp của báo cáo tài chính là hết sức cần thiết, công sức của người cán bộ không lãng phí. Ngoài ra các nhân tố khác như công nghệ tin học, môi trường kinh tế, xã hội và pháp luật cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới chát lượng phân tích tài chính khách hàng. việc ứng dụng công nghệ tin học sẽ giúp cho việc tính toán được chính xác hơn, không phức tạp, gây lộn xộn không đáng có, tiết kiệm thời gian sức lực. Thông qua hệ thốngmỏy tớnh, Ngân hàng có thể lưu giữ, cập nhật những thông tin mới nhất và cần thiết một cách nhanh chóng. Lưu Ngân Hằng_CQ500836 33
  • 35. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính Các văn bản pháp luật, quy định cũng buộc công tác phân tích, đánh giá phải tuân thủ các buớc, các chuẩn mực của toàn nghành và từng ngành, của Ngân hàng, chính những yếu tố này đã tạo ra những thông tin phản hồi của các khách hàng. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NH TMCP Á CHÂU HÀ NỘI 2.1 Tổng quan về chi nhánh NHTMCP Á Châu Hà Nội 2.1.1 Sự ra đời, phát triển, mô hình tổ chức và khái quát nội dung hoạt động 2.1.1.1 Sự ra đời và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (gọi tắt là ngân hàng ACB) là một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đăng ký hoạt động tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0032/NH-GP ngày 24-04-1993. Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ VND cho thời hạn hoạt động 50 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04-06- 1993. Năm 1994, ngân hàng tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VND, năm 1996 vốn điều lệ là 341 tỷ VND, năm 2003 ACB lại tăng vốn điều lệ lên 424 tỷ VND và tính đến ngày 23-08-2005 vốn điều lệ của ACB là 948,32 tỷ VND. Sau gần 20 năm hoạt động, đến nay ACB đó cú 61 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc. Lưu Ngân Hằng_CQ500836 34
  • 36. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính • Tại TP Hồ Chí Minh: 23 chi nhánh và 13 phòng giao dịch • Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh): 6 chi nhánh và 6 phòng giao dịch • Tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Daklak, Khánh Hoà, Hội An, Huế): 5 chi nhánh và 1 phòng giao dịch • Tại khu vực miền Tây (Cần Thơ, An Giang, và Cà Mau): 3 chi nhánh • Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu): 3 chi nhánh và 1 phòng giao dịch. • 5.584 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB (31/12/2005) • 360 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union (tháng 03/2005) • E-banking. Trong hệ thống ngân hàng ACB thì Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tại Hà Nội (viết tắt là ACB Hà Nội) là chi nhánh cấp một đầu tiên trên cả nước, đã được khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 14/12/1993, tại địa chỉ 184 - 186 Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hiện nay ACB Hà Nội có một chi nhánh cấp hai là chi nhánh Cửa Nam tại 6 Nguyễn Thái Học và năm phòng giao dịch (PGD) là: - PGD Kim Liên tại số 1 Chùa Bộc, quận Đống Đa - PGD Bát Đàn tại 46B Phố Bát Đàn, quận Hoàn Kiếm - PGD Chùa Hà tại 18 Trần Đăng Ninh, quận Cầu Giấy - PGD Ngọc Lâm tại 225 Phố Ngọc Lâm, quận Long Biên - PGD Nội Bài tại Khu C, tầng 1, Sân Bay Quốc tế Nội Bài Nhiệm vụ chính của ACB Hà Nội là cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ tốt nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu cho mọi đối tượng khách hàng. Đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của ngân hàng ACB cũng như cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Những sản phẩm dịch vụ chính mà ACB Hà Nội cung cấp bao gồm: Lưu Ngân Hằng_CQ500836 35
  • 37. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính • Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng • Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng • Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng. • Kinh doanh ngoại tệ và vàng. • Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Bên cạnh đó ACB còn là nơi đặt chi nhánh của Công ty cổ phần địa ốc ACB (công ty liên kết với ngân hàng ACB) hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Lưu Ngân Hằng_CQ500836 36
  • 38. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính 2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Về cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu nói chung về mặt nội dung tuân theo quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, kiểm soát viên, người điều hành Ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty tài chính cổ phần theo quyết định số 166/ QĐ-NH5 ngày 10/08/1994. Hiện nay, cơ cấu tổ chức tại Sở giao dịch Hà Nội được thực hiên theo sơ đồ sau đây: Lưu Ngân Hằng_CQ500836 37
  • 39. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính Theo sơ đồ này, cơ cấu tổ chức tại sở Giao dịch Hà Nội được thực hiện giống như tại Hội sở chính và được chia theo khối khách hàng, bao gồm: - Ban giám đốc: gồm có giám đốc và phó giám đốc Theo phân công, giám đốc có trách nhiệm điều hành hoạt động của Sở và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc, thực hiện các công việc: xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn; tổ chức thực hiện các phương án hoạt động sản xuất kinh doanh đã được tổng giám đốc phê duyệt; điều hành và quyết định các vấn đề về hoạt động kinh doanh; quản lý nhân sự, hành chính, quản lý hệ thống thông tin, báo cáo; hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết phân tích, đánh giá việc thực hiện và hiệu quả kinh doanh tại Sở. Giúp việc cho tổng giám đốc có phó giám đốc. Phó giám đốc sẽ là người thay mặt cho Giám đốc khi cần thiết, và là người được phân công phụ trách thường xuyên mảng giao dịch ngân quỹ, kế toán, hành chính, thu hồi công nợ và một số việc khác. - Phòng hành chính - kế toán Phòng hành chính - kế toán lại được chia ra làm hai bộ phận riêng là bộ phận hành chính và bộ phận kế toán Bộ phận hành chính: Bộ phận hành chính sẽ gồm trưởng phòng hành chính chịu quản lý trực tiếp của ban giám đốc và các nhân viên hành chính. Ngoài ra, tổ chức của phòng hành chính còn bao gồm tổ bảo vệ và tổ xe. Nhiệm vụ cụ thể bao gồm: giao/nhận xử lý thông tin đến khách hàng, quản lý hồ sơ giao dịch với khách hàng lưu kho tạị Sở, bảo quản con dấu của Sở, quản lý các tài sản và thiết bị làm việc, lập kế hoạch chi tiêu và báo cáo thực hiện chi tiêu; lập kế hoạch tuyển dụng và kế hoạch đào tạo nhân sự, đăng ký cỏc khoỏ đào tạo, theo dõi đánh giá sau đào tạo nhân viên theo quy định của ACB; theo dõi quản lý hồ sơ nhân sự… Bộ phận kế toán – vi tính: Bộ phận này bao gồm một trưởng phòng Kế toán và các nhân viên kế toán. Bộ phận này thực hiện nhiệm vụ kiểm soát kế toán, kế toán Lưu Ngân Hằng_CQ500836 38
  • 40. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính chi tiêu nội bộ, thanh toán bù trừ và thanh toán liên ngân hàng (kể cả liên ngân hàng nội bộ qua chuyển tiền điện tử); kế toán tổng hợp và báo cáo nhiệm vụ quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn; giao dịch về điều chuyển vốn và tiền gửi liên ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ, xây dựng và quản lý mạng dữ liệu thông tin của Sở. - Bộ phận ngân quỹ: Nhận tiếp quỹ tiền mặt từ Hội Sở (các loại tiền) và đảm bảo điều hoà giao dịch trong ngày. Thực hiện các giao dịch thu chi hộ, kiểm đếm tiền, phân loại tỡờn một cách chính xác nhằm đảm bảo việc thu đủ, chi đúng, an toàn ngân quỹ. Thực hiện kiểm quỹ và cân đối tồn quỹ tối thiểu theo quy định. - Phòng khách hàng doanh nghiệp: Cơ cấu phòng khách hàng doanh nghiệp bao gồm một trưởng phòng chịu trách nhiệm hoạt động chung, các trưởng bộ phận phụ trách từng bộ phận, và các nhân viên tín dụng. Phòng khách hàng doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận: bộ phận giao dịch; bộ phận dịch vụ khách hàng doanh nghiệp; và bộ phận tín dụng doanh nghiệp. Bộ phận giao dịch: - Teller: thực hiện các nghiệp vụ giao dịch tài khoản, giao dịch vãng lai, và các nghiệp vụ giao dịch khác giữa các khách hàng doanh nghiệp và ACB. - Bộ phận CSR: giải đáp, hướng dẫn khách hàng trong việc mở tài khoản, tư vấn sử dụng các sản phẩm của ngân hàng. Bộ phận dịch vụ khách hàng: Hướng dẫn thủ tục vay vốn, thực hiện công việc liên quan đến cho vay như lập hợp đồng tín dụng, chứng từ, theo dõi nợ. Bộ phận thanh toán quốc tế: Thực hiện các dịch vụ về bảo lãnh thanh toán ra nước ngoài, nhờ thu, L/C, cả chuyển tiền của cá nhân ra nước ngoài. Bộ phận tín dụng doanh nghiệp: Bao gồm trưởng bộ phận tín dụng doanh nghiệp và các nhân viên tín dụng (A/O). Bộ phận này có chức năng tiếp thị và phát triển khách hàng. Hướng dẫn khách hàng vay vốn (nhận hồ sơ và xem xét hồ sơ vay Lưu Ngân Hằng_CQ500836 39
  • 41. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính vốn). Thẩm định và phân tích khách hàng vay vốn. Thực hiện các công việc khác liên quan đến khoản vay như: theo dõi, đôn đốc, nhắc nợ khách hàng, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh vay nợ của khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh. - Phòng khách hàng cá nhân: Cơ cấu phòng khách hàng cá nhân gồm một trưởng phòng (do phó giám đốc sở đảm nhiệm), các trưởng bộ phận, và các nhân viên phòng tín dụng cá nhân. Tương tự như phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân cũng bao gồm các bộ phận: bộ phận giao dịch, bộ phận dịch vụ khách hàng cá nhân, bộ phận tín dụng cá nhân. Ngoài ra, ở phòng này cú thờm bộ phận giao dịch vàng. Bộ phận giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ giao dịch tài khoản, giao dịch vãng lai, và các nghiệp vụ giao dịch khác giữa các khách hàng cá nhân và ACB Bộ phận dịch vụ khách hàng có chức năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về tiền gửi cho khách hàng cá nhân tại quầy giao dịch. Quản lý các thông tin, hồ sơ, theo dõi và quản lý tài khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân. Giới thiệu và hướng dẫn các dịch vụ chuyển nhận tiền. Tiếp nhận và giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. Bộ phận tín dụng cá nhân có chức năng: Thu thập và phân tích thông tin, đưa ra những nhận xét cùng đề xuất đối với nhu cầu tín dụng của khách hàng cá nhân. Trình hồ sơ tín dụng cho các cấp có thẩm quyền. Giải quyết các công việc có liên quan trong quá trình cho vay. Tiếp nhận và phản hồi ý kiến đóng góp của khách hàng. Bộ phận giao dịch vàng: Thực hiện các giao dịch nhập lệnh đầu tư vàng theo đúng quy trình và nghiệp vụ. Phản hồi các vướng mắc, các điểm không phù hợp trong quy trình kiểm soát, các tình huống nghiệp vụ phát sinh ngoài quy trỡnh/hướng dẫn đó cú. Báo cáo các trường hợp rủi ro phát sinh và rủi ro tiềm ẩn. Lưu Ngân Hằng_CQ500836 40
  • 42. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính 2.1.1.3Hoạt động sản xuất, kinh doanh của ACB Hà Nội Bảng 1: Kết quả huy động vốn tại Chi Nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội giai đoạn 2009-2011 (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn 4.997 5.676 6.415 679 13,6 749 13,2 Phân theo kỳ hạn Không kỳ hạn 1.695 1.468 2.097 -277 -13,4 629 42,8 Có kỳ hạn 3.302 4.208 4.318 906 27,4 110 2,6 Phân theo TPKT Từ dân cư 1.974 2.715 2.951 741 37,5 236 8,69 Từ TCKT 3.023 2.961 3.464 -62 -2,05 503 16,99 Phân theo loại tiền Nội tệ 4.019 3.981 5.041 -38 -0,95 1.060 26,6 Ngoại tệ (quy đổi VND) 978 1.695 1.374 717 73,3 -321 18,9 (Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp ACB Hà Nội) Phân loại theo kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn: Qua bảng số liệu ta thấy, nhìn chung tiền gửi ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng và có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm. Năm 2009 chiếm 66,08 % trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2010 chiếm 74,13%,tăng 27,4 % so với 2009 (tương ứng tăng 906 tỷ đồng). Năm 2011 chiếm 67,31% trong tổng vốn huy động và tăng 2,6% (tương ứng với số tiền 110 tỷ đồng) so với năm 2010. Lưu Ngân Hằng_CQ500836 41
  • 43. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính Tiền gửi không kỳ hạn : Tiền không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm. Trong năm 2009 chiếm 33,92 % trong tổng nguồn vốn huy động. Sang năm 2010 chiếm 25,86% trong tổng nguồn vốn huy động, giảm 13,4% so với 2009 (giảm tương ứng 277 tỷ đồng). Năm 2011 chiếm 32,69% tổng nguồn vốn huy động tăng 42,8% (tương ứng với số tiền 629 tỷ đồng) so với năm 2010. Tiền gửi trung và dài hạn tỷ trọng nguồn vốn nhìn chung tăng dần qua các năm với tốc độ tăng trưởng cao. Điều này phải thừa nhận là một thành công lớn của đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng trong việc thu hút, lôi kéo khách hàng có quan hệ giao dịch với Ngân hàng một cách thường xuyên và ổn định hơn. Phân loại theo thành phần kinh tế: Bảng kết quả huy động vốn của ngân hàng 3 năm trở lại đây cho thấy, nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng chủi yếu là từ các tổ chức kinh tế. Từ TCKT: Năm 2009, số tiền huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm 60,05% trong tổng nguồn vốn huy động được, năm 2010 giảm 2,05% so với 2009 (tương ứng giảm 62 tỷ đồng). Năm 2011 là 3464 tỷ đồng, tăng 16,99% so với 20110 (tăng tương ứng 503 tỷ đồng). Từ dân cư: Nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ lệ thấp hơn so với từ các TCKT. Năm 2009 chiếm 38,95% trong tổng ngồn vốn huy động được của ngân hàng. Năm 2010 có mức tăng đáng chú ý 37,5% so với 2009 (tăng tương ứng 741 tỷ đồng). Sang năm 2011 đạt 2951 tỷ đồng, tăng tương ứng 8,69 % so với 2010. Điều này chứng tỏ ngân hàng đang ngày càng tạo được uy tín với cỏc khỏc hàng cá nhân cũng như các tổ chức kinh tế. Phân theo loại tiền gửi: Tiền gửi nội tệ: qua bảng số liệu ta có thể thấy được vốn huy động bằng nội tệ của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao. Năm 2009 chiếm 80,43% trong tổng nguồn vốn. Tiếp sang năm 2010 giảm tỷ lệ xuống còn 70,14% trong tổng vốn huy động nhưng sang năm 2011 con số này là 78,58%, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 26,6% tương ứng với số tiền 1.060 tỷ đồng. Tiền gửi ngoại tệ : của ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp hơn so với tiền gửi nội tệ và năm 2011 có sự giảm đi rõ rệt so với năm 2010. Cụ thể, năm 2011 giảm 18,95% so Lưu Ngân Hằng_CQ500836 42
  • 44. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính với năm 2010 tương ứng với mức tăng này là con sè 321 tỷ đồng. Qua tình hình huy động vốn của ngân hàng trong hai năm 2010 và 2011 ta thấy số vốn huy động của ngân hàng năm sau hầu như đều tăng trưởng vượt bậc so với năm trước. Điều này chứng tỏ ngân hàng đang ngày một phát triển, gây dựng được niềm tin với khách hàng. Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHAC-CNHN giai đoạn 2009-2011 (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Tổng thu 552.,9 771,5 828,5 218,6 39,5 57 7,39 Tổng chi 469,5 662,4 683 192,9 41,0 8 21,4 3,23 Chênh lệch thu chi 83,4 109,1 144,7 25,7 30,8 35,6 32,6 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHAC-CNHN 2009-2011) Về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh: Nhìn chung, kết quả kinh doanh của ngân hàng đều là năm sau tăng hơn so với năm trước. Năm 2009 chênh lệch thu chi là 83,4 tỷ đồng, đến năm 2010 là 109,1 tỷ đồng tăng 30,8% so với 2009 (tương ứng 25,7 tỷ đồng). Năm 2011 chênh lệch là 144,7 tỷ đồng, tăng 32,6% so với 2010 (tương ứng 35,6 tỷ đồng). Chỉ tiêu của ngân hàng trong năm 2012 là đạt chênh lệch thu chi 198 tỷ đồng. Điều này khẳng định việc hoạt động hiệu quả cao của ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội nhiều năm trở lại đây. 2.1.2 Tình hình cho vay tại Chi nhánh NHTMCP Á Châu Hà Nội Cho vay là một bộ phận trong hoạt động Tín dụng của Ngân hàng. Bất kỳ một Ngân hàng Thương maị nào khi đi vào hoạt động kinh doanh thì huy động và cho vay cũng là nghiệp vụ chính của Ngân hàng. Từ lịch sử xa xưa chho đến ngày nay, các nghiệp vụ này vẫn đóng góp phân quan trọng trong kết quả kinh doanh của Ngân hàng, mặc dù cùng với sự phát triển xã hội của xã hội và nền kinh tế và có nhiều nghiệp vụ khác ra đời. Lưu Ngân Hằng_CQ500836 43
  • 45. Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính Nằm trong hệ thống Ngân hàng Thương mại, Chi nhánh Nam Hà Nội cũng hoạt động chủ yếu trên nghiệp vụ huy động và cho vay. Nhưng có điểm đặc biệt là Chi nhánh mới được thành lập và đi vào hoạt động được gần 10 tháng, nên mặc dù là nghiệp vụ chủ yếu nhưng thực sự nhận gửi và cho vay chưa nhiều và chưa sôi động như các Ngân hàng thương mại đã đi vào hoạt động lâu năm. Mặt khác, là Chi nhánh phụ thuộc của Ngân hàng TMCP Á Châu, cho nên đường đi nước bước của Chi nhánh căn cứ vào mục tiêu, phương hướng của Ngân hàng TMCP Á Châu, lấy đó làm đường lối hoạt động và vận dụng vào thực tiễn của Chi nhánh, thực hiện một cách phù hợp, sáng tạo sao cho vừa thực hiện được như kế hoạch ở trên đưa ra, vừa phát huy tính chủ động, năng lực để khai thác thị trường tiềm năng. Bảng 3: Dư nợ cho vay tại NHTMCP Á Châu –CNHN 2009-2011 (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % so với năm 2009 Số tiền Tỷ trọng % so với năm 2010 Tổng dư nợ 4.154 100 4.976 100 19,78% 5.892 100 18,4% Dư nợ theo TPKT Ngoài quốc doanh 3.589 86,4 4.414 88,7 22,98% 5.116 86,8 15,9% Hộ kinh doanh 565 13,6 562 11,3 -0,53% 736 13,2 30,96% Theo thời gian Ngắn hạn 3.659 88,1 3.857 77,5 5,41% 4.255 72,2 10,3% Trung- dài hạn 495 11,9 1.119 22,5 126,1% 1.637 27,8 46,3% Theo loại tiền Dư nội tệ 2.296 55,3 3.892 78,2 69,51% 4.769 81,4 23,2% Dư nợ ngoại tệ (quy đổi ra VND) 1.858 44,7 1.084 21,8 -41,66% 1.096 18,6 1,107% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHAC-CNHN 2009-2011) Lưu Ngân Hằng_CQ500836 44