SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Bài tín điều của chuyên viên công tác xã hội
- Tôi tôn trọng phẩm giá của các cá nhân con người như là nền tảng của mọi mối quan hệ xã
hội.

- Tôi tin vào năng lực cơ bản trong con người nói chung để hướng tới những mục tiêu cao
hơn.

- Tôi sẽ đặt quan hệ với người khác dựa trên những đức tính của họ như là những con người
riêng lẻ, không phân biệt về chủng tộc, tín ngưỡng, màu da, tình trạng kinh tế hoặc địa vị xã
hội.

- Tôi sẵn sàng hy sinh quyền lợi trước mắt của riêng mình khi chúng mâu thuẫn với lợi ích tối
cao của mọi người.

- Tôi nhận biết rằng món quà lớn nhất của tôi cho người khác có thể là cơ hội để anh ta phát
triển và thực hành khả năng của chính mình.

- Tôi sẽ không xâm phạm, công việc riêng tư của cá nhân khác mà không có sự đồng ý của
người đó, ngọai trừ trong trường hợp khẩn cấp khi tôi phải hành động để ngăn chặn tổn hại
cho người đó hoặc người khác.

- Tôi tin rằng niềm tự hào lớn nhất của một cá nhân, cũng như đóng góp lớn nhất của người
đó cho xã hội, có thề ở trong những phương cách người đó khác biệt với tôi và với người
khác, chứ không phải qua những cách người đó đồng hóa với đám đông. Cho nên tôi sẽ chấp
nhận những sự khác nhau và nỗ lực tạo mối quan hệ dựa trên những sự khác biệt đó.

- Định giá của tôi về người khác sẽ luôn dựa trên sự cố gắng chân thành để hiểu người đó,
không phải chỉ hiểu lời nói nhưng là hiểu chính bản thân người đó và toàn bộ hoàn cảnh cũng
như ý nghĩa của nó đối với anh ta.

- Như là yếu tố cần thiết đầu tiên để hiểu người khác, tôi sẽ liên tục tìm kiếm sự hiểu biết sâu
hơn và kềm chế mình cũng như những thái độ và thành kiến của riêng mình có thề ảnh hưởng
đến các mối quan hệ của tôi.

LINTON B. SWIPT

(trích lại theo cuốn “Bàn Tay Giúp Đỡ” của Anthony Yeo, bản dịch của Lan Khuê và Trịnh
Chiến, Nxb Trẻ TpHCM, 6/2006)

ngacnhien
2006-05-30, 06:03 PM
       Công tác xã hội, một ngành học cần thiết
NGUYỄN THỊ OANH
Không là công việc từ thiện ban phát và cũng không phải là xã hội học - một khoa học cơ bản
mang tính lý luận, công tác xã hội (CTXH) là một khoa học xã hội ứng dụng cung ứng nền
tảng kiến thức mang tính lý thuyết cùng các phương pháp và kỹ năng cụ thể để giải quyết các
vấn đề xã hội.

Có thể xem CTXH là ngành y, còn xã hội học là ngành sinh hay hóa. CTXH dựa trên nền
tảng một số khoa học cơ bản như tâm lý học, xã hội học, nhân học xã hội, luật, quản lý...
nhưng có bộ phận kiến thức và kỹ năng chuyên ngành của nó. Giống như trong ngành y,
trong CTXH kiến thức ở trường lớp và thực hành ở hiện trường quan trọng như nhau.

Nguyên tắc cơ bản nhất của CTXH là giúp cho người tự giúp.

CTXH hình thành khoảng 100 năm nay trên thế giới khi công nghiệp hóa kéo theo nhiều vấn
đề xã hội mà nguyên nhân không còn là sự yếu kém của cá nhân nhưng là sự tương tác giữa
môi trường, gia đình và cá nhân. Vì xã hội luôn biến chuyển nên hiện nay CTXH là hoạt
động khoa học không thể thiếu bên cạnh y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông vận tải... Các
nước như Trung Quốc, Ân Độ, Philippines đã có CTXH từ trước 1920, và các nước Đông
Nam Á trong đó có VN thành lập ngành CTXH khoảng năm 1945.

Từ hơn mười năm nay CTXH và phát triển cộng đồng đã chứng minh hiệu quả trong một số
dự án phát triển địa phương hay hợp tác quốc tế. Một hội đồng cố vấn khoa học gồm đại diện
của một số đại học đã hình thành bên cạnh Bộ Giáo dục - đào tạo để chuẩn bị một chương
trình đào tạo ngành CTXH. Hi vọng giữa năm 2004 Bộ GD-ĐT sẽ cấp mã số đào tạo riêng
cho ngành vì cho đến nay ở một số trường (Trường Lao động xã hội (Bộ LĐ-TB-XH), Đại
học Mở - bán công), CTXH còn mượn mã số của xã hội học, và bộ đã cho phép một số
trường tuyển sinh ngành CTXH.

Đây là một ngành học mới mẻ với nội dung thiết thực và phương pháp hiện đại, đặc biệt cần
thiết cho cán bộ các ngành LĐ-TB&XH, dân số - gia đình và trẻ em, chữ thập đỏ, Đoàn, Hội,
giáo dục viên các mái ấm nhà mở, trường trại, tác viên phát triển đô thị và nông thôn, nhân
viên xóa đói giảm nghèo, phòng xã hội bệnh viện, xí nghiệp...

NGUYỄN THỊ OANH.

Bài này đã được đăng trên Tuổi Trẻ Chủ Nhật, 01/02/2004.
(http://tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx...elID=118)�

ngacnhien
2006-07-15, 06:58 PM
Ngành Công tác Xã hội có nhiều liên quan với Tâm lý học. Tớ xin tiếp tục gõ tiếp lên đây
những điều cơ bản của môn khoa học này, mong là có ích cho các bạn sau này muốn tham
khảo. Rất hoan nghênh bà con nào muốn vào trao đổi hay thảo luận thêm.

Những phần sau là lược trích từ cuốn:

       "CÔNG TÁC XÃ HỘI - ĐẠI CƢƠNG" �
           tác giả Nguyễn Thị Oanh (BA. Xã hội học, MA. Phát triển cộng đồng),
                              nhà xuất bản Giáo Dục, 1998.
Gồm những nội dung sau:

1. Quá trình hình thành Công tác xã hội như một khoa học:

2. Nền tảng khoa học của Công tác xã hội:
2.1. Nền tảng triết lý:
2.2. Bảy nguyên tắc hành động chủ đạo của nhân viên xã hội:
2.3. Mô hình giải quyết vấn đề:

3. Các phương pháp Công tác Xã hội:
a. Công tác xã hội cá nhân:
b. Công tác xã hội nhóm:
c. Tổ chức hay phát triển cộng đồng:
d. Biện hộ:
e. Nghiên cứu khoa học:
f. Soạn thảo chính sách:
g. Quản trị xã hội:

4. Các chức năng của Công tác Xã hội:

5. Các lãnh vực Công tác Xã hội:

6. Người nhân viên Công tác Xã hội chuyên nghiệp:




ngacnhien
2006-07-15, 07:05 PM
1. Quá trình hình thành Công tác xã hội nhƣ một
khoa học:
Ngày nay ta nghe đề cập rất nhiều đến Công tác xã hội, tuy nhiên mỗi người hiểu� một cách
khác nhau. Nói chách chung là giúp những người đang gặp khó khăn, từ cứu trợ nạn nhân hỏa
hoạn, phát quà trung thu, cấp học bổng, trợ vốn làm ăn đến những công trình lợi ích công
cộng như đào kinh, vét rạch, làm vệ sinh đường phố v.v...

Công việc này có thể xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau như lòng nhân ái, sự thương hai,
tôn giáo hay vận động bầu cử. Có lúc mục tiêu của sự giúp đỡ không phải là phúc lợi của kẻ
gặp khó khăn mà nhằm phục vụ ý đồ riêng của người giúp đỡ.

…
Cũng nhờ rút bài học của những thất bại ban đầu mà ngành khoa học Công tác xã hội� thế
giới đã hình thành. Các “vấn đề xã hội” theo nghĩa hiện đại xuất phát ở London vào thời
Cách mạng công nghiệp, với nạn thất nghiệp, mãi dâm, bóc lột lao động trẻ em v.v… Những
tình nguyện viên đầu tiên bắt đầu với công tác thăm viếng, ủy lạo từng trường hợp. Từ đó họ
rút ra nhiều bài học hữu ích. Ví dụ thất nghiệp không chỉ có nghĩa là không việc làm và túng
thiếu, mà con theo tâm lý chán nản, mặc cảm vì không gánh vác nổi trách nhiệm gia đình
v.v… Nó còn dẫn tới rượu chè, trộm cướp nữa. Điều này có nghĩa cứu đói không đủ, mà còn
phải hỗ trợ về mặt tâm lý, giúp tìm việc làm v.v…

Từ đó các tình nguyện viên thấy rằng kiến thức tâm lý xã hội rất cần thiết. Mỗi trường hợp là
cá biệt và cần có biện pháp giúp đỡ riêng. Cần lập những hồ sơ xã hội và ghi chép kỹ các
diễn biến tâm lý của đối tượng. Một cơ quan thì thường không đầy đủ chức năng giúp các
trường hợp có nhiều vấn đề khác nhau như nghèo đói mà còn bệnh tật chẳng hạn. Nên các cơ
quan y tế xã hội phải phối hợp giúp đỡ lẫn nhau thong qua một động tác gọi là chuyển tuyến
(referral).

Các tình nguyện viên cũng khám phá ra rằng người được giúp đỡ thường có xu hướng ỷ lại,
trông chờ viện trợ bên ngoài. Từ đó họ triển khai các phương pháp giúp đỡ mà không tạo sự ỷ
lại và hình thành các nguyên tắc cốt lõi của Công tác xã hội là sự “tự giúp” (self help) của
thân chủ. Muốn thế phải vận dụng kiến thức khoa học, rèn luyện kỹ năng hỗ trợ sao cho
không tạo sự lệ thuộc.

Các tình nguyện viên tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm và từ từ tiến tới tổ chức
các khóa tập huấn ngắn hạn, rồi dài hạn. Cuối cùng, trường Công tác xã hội chính quy đầu
tiên được thành lập năm 1901, ngày nay là trường Công tác xã hội (School of Social Work)
thuộc đạI học Colombia (New York) ở Mỹ.� �

Ngày nay hệ thống trường Công tác xã hội đã phát triển khắp nơi trên thế giới và khoa học
Công tác xã hội có nền tảng triết lý, kiến thức khoa học và phương pháp riêng bên cạnh các
ngành khoa học khác.

ngacnhien
2006-07-15, 07:08 PM
2. Nền tảng khoa học của Công tác xã hội:
2.1. Nền tảng triết lý:

Một hành động chỉ đúng và mang lại hiệu quả khi xuất phát từ một quan điểm đúng đắn.
Muốn thực sự giúp đỡ con người cần có một cái nhìn đúng về con người. Dưới đây là 6
nguyên tắc chỉ nam của Công tác xã hội cần được triển khai và thảo luận sâu trước khi hành
động:

*1: Cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của xã hội.

*2: Giữa cá nhân và xã hội có một sự phụ thuộc hỗ tương.

*3: Mỗi bên đều có trách nhiệm đối với nhau.

*4: Con người có những nhu cầu giống nhau nhưng mỗi con người là một cái gì độc đáo,
không giống người khác.
(Nguyên tắc này là bí quyết thành công cho mọi hoạt động giáo dục và xã hội. Từ đó, “cá biệt
hóa” là một trong các nguyên tắc hành động cơ bản của Công tác xã hội. Kinh nghiệm chưa
thành công vừa qua đủ để thuyết phục chúng ta về nguyên tắc này: làm theo kiểu “cá mè một
lứa”, tuyên truyền chung chung từ trên dội xuống trong công tác giáo dục sức khoẻ, kế hoạch
hóa gia đình v.v.. đã đưa đến những thất bại nhớ đời.

*5: Mỗi con người cần được phát huy hết tiềm năng của mình và cần được thể hiện trách
nhiệm của mình đối với xã hội thông qua sự tích cực tham gia vào xã hội.

Nguyên tắc này nhắc đến quyền của cá nhân và trách nhiệm của xã hội trong việc tạo điều
kiện cho sự phát huy tối đa tiềm năng của mọi người… Thực hiện nguyên tắc này thật khó
trong hoàn cảnh không những thiếu thốn về kinh tế mà còn nghèo nàn về khoa học. Dù sao
đây là tâm niệm sâu sắc nhất của người làm Công tác xã hội. Nhân viên xã hội sẽ ăn không
ngon, ngủ không yên khi em bé kia chưa tới trường, thanh niên nọ chưa học nghề, xã nông
thôn nào đó chưa có nước…

*6: Xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để khắc phục những trở ngại đối với sự phát huy (hay
tự thể hiện) của cá nhân. Những trở ngại ấy chính là sự mất cân bằng giữa cá nhân và xã hội.


Trên đây là nền tảng triết lý của Công tác xã hội. Mới đọc văn bản này không thấy có gì độc
đáo lắm. Đã vậy, nguyên tắc *1: đưa cá nhân thành mối quan tâm hang đầu có vẻ “cá nhân
chủ nghĩa” quá chăng? Thật ra nếu nhìn 6 nguyên tắc trên như một tổng thể, ta thấy nó chủ
trương sự hài hoà giữa cá nhân và xã hội, một chủ trương mà mọi xã hội nhân bản đều nhắm
tới.
…

Như vậy, Công tác xã hội không phải là từ thiện, xoa dịu nhất thời. Nó là công cụ, bên cạnh
các ngành nghề khác, góp phần điều hòa xã hội vì hạnh phúc con người và từng con người.

ngacnhien
2006-07-15, 07:13 PM
2. Nền tảng khoa học của Công tác xã hội: (tiếp theo)
2.2. Bảy nguyên tắc hành động chủ đạo của nhân viên xã hội:

*1: Chấp nhận thân chủ: vì trước mặt ta là một CON NGƯỜI, có NHÂN PHẨM, có giá trị,
dù bất kỳ người đó là ai.�

*2: Thân chủ tham gia vấn đề: vì chỉ đương sự mới là người có thể thay đổi bản thân và cuộc
sống của mình.

*3: Quyền tự quyết của thân chủ: không áp đặt.

“Tham gia” (b) và “tự quyết” © chính là bí quyết thành công của Công tác xã hội vì chúng
đem lại một sự đổi mới bền vững từ phía thân chủ.

*4: Cá biệt hóa: (xem nguyên tắc số 4 trong nền tảng triết lý) kiểu làm “cá mè một lứa”
thường đưa đến thất bại.

*5: Kín đáo: (giữ bí mật những chuyện riêng cho thân chủ)

*6: Nhân viên xã hội phải hết sức ý thức về chính mình:

Nếu công cụ của người thợ mộc là cái bào, của anh kỹ sư là máy móc, thì công cụ của Công
tác xã hội chính là nhân cách, là phẩm chất con người của nhân viên xã hội. Nếu có xu hướng
nói nhiều rất khó lắng nghe và giữ bí mật cho thân chủ. Nếu có thói quen độc tài bao biện thật
khó thể hiện nguyên tắc tự quyết của thân chủ. Nếu không thật nhạy bén về chính mình rất dễ
vi phạm sự tôn trọng thân chủ.

Dó đó, nhân viên xã hội phải là người biết sử dụng bản ngã của mình cách ý thức. Luôn luôn
rà lại động cơ thúc đầy mình chọn nghề giúp đỡ người khác. Luôn luôn đánh giá lại cách làm
cùa mình.

Để rèn luyện nhân cách nghề nghiệp, người sinh viên hay nhân viên xã hội trẻ mới vào nghề
thường phải được sự giúp đỡ của một người chuyên nghiệp cao tuổi nghề hơn là người kiểm
huấn viên. Nhân viên xã hội luôn ghi chép diễn tiến công việc và các cuộc tiếp xúc, làm việc
với thân chủ để đánh giá và cải tiến cách làm của mình. Quan trọng và hữu hiệu hơn hết là sự
trao đổi với đồng nghiệp trong các buổi họp lượng giá.

*7: Tính nghề nghiệp trong mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ:

Nhân viên xã hội không phải là thánh. Họ có những sơ suất, yếu đuối như mọi người. Tuy
nhiên đi vào một nghề mà đối tượng tác động vào là con người, thì đặc điểm nhân cách vá tác
phong nghề nghiệp là rất quan trọng.

Thế nào là tính chất nghề nghiệp trong mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ (thân
chủ: cá nhân, nhóm hay cộng đồng)? – Trước tiên, đây không phải là quan hệ bạn bè, gia
đình hay ơn nghĩa.

... Mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ bắt đầu khi thân chủ để đạt yêu cầu và
chấm dứt khi dịch vụ xã hội hoàn thành hoặc khi thân chủ chuyển tới một cơ quan khác. Nó
mang tính nghề nghiệp bởi nhân viên xã hội phải hành động theo các nền tảng triết lý và
nguyên tắc hành động kể trên. Ngòai ra, nhân viên xã hội còn có những quy điều đạo đức
phải tuân thủ khi hành nghề.

Giữa nhân viên xã hội và thân chủ phải có mối quan hệ bình đẳng. Nhân viên xã hội không
được dùng kiến thức, kỹ năng của mình để lèo lái người khác theo ý muốn. Hơn hết, cần
tránh tạo sự lệ thuộc về tâm lý, một điều thường xảy ra với ngưởi có vấn đề. Phía nhân viên
xã hội nếu không được rèn luyện có thề vô tình tìm sự thỏa mãn cho chính mình khi giúp đỡ
người khác.

Mối quan hệ này càng không phải vấn đề ơn nghĩa nên phải tránh tuyệt đối các hình thức
“đền ơn”.

Như thầy giáo giỏi là người biết làm cho học trò ngày cvàng không cần tới mình, bác sĩ giỏi
làm cho bệnh nhân mau hết bệnh nghĩa là không cần trở lại nữa, nhân viên xã hội giỏi cũng là
người biết làm cho thân chủ mau chóng không cần tới mình nữa, nghĩa là tự giúp lấy mình.
ngacnhien
2006-07-16, 07:41 PM
2. Nền tảng khoa học của Công tác xã hội: (tiếp theo)
2.3. Mô hình giải quyết vấn đề:

Trong đời sống hằng ngày có khi đau ốm, ta tự chữa bệnh hay đoán mò. Nhức đầu bất kể do
nguyên nhân nào thì cứ uống đạI Aspirin và có khi cứ kéo dài động tác này. Rồi tiền mất tật
mang vì chỉ trị chứng, không trị căn, và có thể để một căn bệnh trầm trọng nào đó cứ phát
triển. Điều này càng dễ xảy ra đối với các vấn đề xã hội vì sự việc ít cụ thể hơn. Điều xảy ra
rất thường là nhiều dự án lập ra rồi không thực hiện được vì thiếu điều tra.

Quận nọ thấy các quận khác mở trường cho trẻ em khuyết tật thì gấp rút lên đề án, xin viện
trợ, sửa chữa cơ sở. sau đó không chiêu sinh được, vì trên địa bàn quận đã có một trường của
thành phố và số trẻ bị khuyết tật thì hoặc quá nặng không đến trường được, hoặc đã đi học
trường khác. Lẽ ra cần phải điều tra nhu cầu trước.

Một người mẹ tới cơ sở xã hội than phiền rằng đứa con của bà rất “hư”, bỏ học chạy theo
băng nhóm. Bà nhờ gởi cháu ở trường Thiếu niên 3. Khi nghiên cứu kỹ, thì chính cha mẹ của
cháu do say sưa bài bạc nên cháu phải ra đường kliếm sống.

Hóc tập kinh nghiệm từ ngành Y, Công tác xã hội tuân thủ một tiến trình làm việc khoa học
để cùng thân chủ giải quyết vấn đề. Tiến trình gồm các bước sau đây:

*1: Nhận diện vấn đề:

Trong y tế, bệnh nhân tới khai bệnh, bác sĩ phải hỏi them về các triệu chứng mà bệnh nhân
cảm nhận được. Nhưng chưa đủ, ông còn phải tìm hiểu thêm bằng một số phương pháp chính
xác như đo nhiệt độ, bắt mạch, đo tim, thử máu…

Khi người có khó khắn về tâm lý hay xã hội đến cơ sở xã hội trình bày vấn đề của mình, nhân
viên xã hội cũng phải nói chuyện, hỏi thêm (phương pháp vấn đàm) để hiểu rõ hơn. Nhưng
chưa đủ, còn phải tìm hiểu hoàn cảnh sống của thân chủ (vãng gia – đến nhà), trao đổi với
các thành viên trong gia đình, nơi làm việc hay trường học, chính quyền địa phương hay ban
ngành đoàn thể, hàng xóm … và còn nhiều nguồn thông tin khác, ví dụ như trước khi đến với
một cộng đồng, tác viên xã hội còn phải tìm đọc tài liệu về cộng đồng đó.

*2: Chẩn đoán vấn đề:

Trên cơ sở các dữ kiện (triệu chứng, kết quả xét nghiệm, X quang…) bác sĩ định bệnh. Còn
nhân viên xã hội thì cũng trên cơ sở những thông tin thu nhập được (từ thân chủ và những cá
nhân, tổ chức xung quanh người đó) xác định tính chất của vấn đề mà thân chủ gặp phải.

Hộ A: thuộc diện xóa đói giảm nghèo vì chủ hộ hoàn toàn đơn chiếc mà bệnh tật và lớn tuổi.
Hộ B: nghèo vì con quá đông và có một người bệnh nặng trong nhà.
Hộ C: nghèo vì chồng rượu chè, vợ cờ bạc và cắn đắng nhau.
Hộ D: không đất, không vốn.
Khi định bệnh, bác sĩ không chỉ đánh giá những điểm yếu của bệnh nhân mà còn tìm hiểu
tiềm năng khắc phục bệnh. Bác sĩ thường hay hỏi bệnh nhân ăn được, ngủ được không chẳng
hạn, vì nếu còn ăn ngủ được thì đây là cơ sở tốt để phục hồi.

Công tác xã hội cũng vậy, không chỉ quan tâm đến khiếm khuyết hay hạn chế mà còn đặc biệt
nghiên cứu những mặt tích cực, những tiềm năng của đối tượng. Ví dụ với hộ A: chỉ có thể
cứu trợ. Hộ B: người chồng còn khỏe mạnh, một số con lớn có thể lao động được. Hộ C có
người mẹ chồng rất tốt có thể đóng vai trò hoà giải. Hộ D: không đất không vốn nhưng có
nhiều tay lao động.

Việc nghiên cứu tiềm năng hay các mặt tích cực rất cần thiết vì chính đó là sức bật để đối
tượng tự vươn lên.

*3: Kế hoạch trị liệu:

Trên cơ sở chẩn đoán, tổng hợp bệnh tình, bác sĩ kê toa. Một toa thuốc không chỉ kê tên thuốc
mà còn chỉ cách sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, tập luyện. Đối với từng bệnh nhân, bác sĩ
chọn một tập hợp các thứ thuốc và biện pháp khác nhau.

Trong Công tác xã hội, qua ví dụ giản đơn về các hộ thuộc diện xóa đói giảm nghèo trên, ta
thấy họ rơi vào cảnh nghèo bởi nhiều nguyên nhân hay chùm nguyên nhân rất khác nhau…
Như bác sĩ kê toa, nhân viên xã hội cũng sọan thảo một kế họach tổng hợp để làm việc với
thân chủ của mình.

Điểm cốt lõi ở đây là gíup thân chủ với những tài nguyên cần thiết để giải quyết vấn đề. Tài
nguyên bên trong là chính ý chí, sức khỏe, nhân cách và tay nghề của họ hay của người thân
trong gia đình có thể giúp đỡ họ. Tài nguyên bên ngòai là các cơ sở xã hội, các chương trình
dạy nghề, quĩ tín dụng v.v…

*4: Thực hiện kế họach trị liệu (hay phát triển):

Tuần tự những gì cần làm được thực hiện với sự tham gia tối đa và ý thức của thân chủ.
Trong y tế, bệnh nhân càng hiều biết về bệnh tình của mình, càng tích cực áp dụng các biện
pháp mà bác sĩ đề ra thì càng mau bình phục.

Trong quá trình trị liệu, bác sĩ luôn luôn chẩn mạch lại để tăng hay giảm thuốc. Trong công
tác xã hội, trong suốt quá trình giúp thân chủ giải quyết vấn đề hay giúp một cộng đồng phát
triển, nhân viên xã hội phải luôn quan sát kỹ các tiến bộ hay trở ngại để luôn luôn thích nghi
cho phù hợp.

*5: Lượng giá:

Lượng giá đã diễn ra ngay trong qúa trình trị liệu như ta vừa thấy, để theo dõi các tiến bộ hay
phát hiện các trở lực trong quá trình giúp đỡ. Nhưng cũng phải có một cuộc lượng giá cuối
cùng. Khi bác sĩ thấy bệnh nhân hoàn toàn khoẻ mạnh thì cuộc trị liệu chấm dứt ở đây. Cũng
có thể bác sĩ nhận thấy bệnh nhân cần một biện pháp điều trị chuyên sâu nên gởi bệnh nhân
đến một cơ sở chuyên sâu khác.

Với công tác xã hội cũng vậy. Trong kế họach giúp đỡ, cần quan tâm đến yếu tố thời gian. Ví
dụ: một chương trình sinh họat nhóm với trẻ, dự trù kéo dài trong 3 tháng; một dự án phát
triển cộng dồng thực hiện trong 2 năm. Trong thời gian đó có lượng giá định kỳ để định giá
cái được, cái chưa được. Cuối thời hạn là lượng giá tổng quát với sự tham gia của thân chủ,
rồi có quyết định hơặc chấm dứt nếu thân chủ tự lực được, hoặc nếu có tiến bộ nhưng chưa
hẳn tự lực được, thân chủ cần được giúp đỡ nhưng trong một chương trình hay cơ sở khác.

...

Thực ra, mô hình giải quyết vấn đề trên không chỉ được áp dụng trong Công tác xã hội, mà cả
trong quản lý cũng như trong nhiều lãnh vực khác. Nó bảo đảm tính khoa học trong cách làm
việc, tránh việc làm theo trực giác, kinh nghiệm, hú họa… Và từ đó mới đem lại hiệu quả
cao.

ngacnhien
2006-07-16, 08:05 PM
3. Các phƣơng pháp Công tác xã hội:

Phần trên là cách tiếo cận khoa học để giải quyết một vấn đề xã hội. Ngòai ra, tùy tính chất
vấn đề, đặc tính và nhu cầu của từng đối tượng, ngành Công tác xã hội đã phát triển những
phương pháp công tác riêng của mình, còn gọi là các mô hình can thiệp. Có thể kể một số
phương pháp sau:

*1. Công tác xã hội cá nhân: (Case work)

Sử dụng mối tương giao giữa nhân viên xã hội và một thân chủ để giúp thân chủ tự bộc lộ
tâm tư, xúc cảm, từ đó giúp thân chủ hiểu mình và vấn đề của mình hơn. Với sự hỗ trợ về mặt
tâm lý và các tài nguyên vận dụng được, thân chủ sẽ khắc phục được những vấn đề gặp phải.

*2. Công tác xã hội nhóm: (Group work)

Đối tượng hay thân chủ là một nhóm người đồng cảnh ngộ. NgườI nhân viên xã hội không
chỉ nhắm vào từng đối tượng mà tác động và ảnh hưởng đến diễn tiến của nhóm. Ở đây, công
cụ chủ yếu không còn là mối tương giao giữa nhân viên xã hội với từng người, mà chính là sự
tương tác, ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm viên. Chia sẻ kinh nghiệm, đối thọai giữa các
nhóm viên chính là nhân tố giúp cho từng nhóm viên thay đổi, tăng cường, phát huy tiềm
năng của mình.

Tác động của nhóm nhỏ đối với cá nhân rất mãnh liệt, cho nên phương pháp nhóm ngày càng
được sử dụng, không chỉ để tiết kiệm sức lực hay thời gian, mà để đạt đến hiệu quả cao. Công
tác xã hội nhóm được sử dụng trong sinh hoạt trẻ, trong trị liệu tâm lý cho mọi đối tượng (trẻ
lang thang, phạm pháp, người nghiện ngập v.v…)� �

*3. Tổ chức hay phát triển cộng đồng:

Vấn đề bao trùm ở các nước đang phát triển là nghèo đói, dốt nát, bệnh tật… Nếu giải quyết
từng trường hợp một thì không khác nao muối bỏ bể, họăc như một chuyên gia Liên Hiệp
Quốc nói: như đổ nước vào một cái thùng không đáy.

Phải có những biện pháp bao trùm và tận căn. Đó là tổ chức huấn luyện cho người dân ý thức
hoàn cảnh của họ và liên kết thành sức mạnh để tự giải quyết những vấn đề của mình.
Phương pháp này đã chứng minh tính hiệu nghiệm từ vài thập kỷ qua ở các nước nghèo.

x
Trong giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình hay cộng đồng thường cần phải kết hợp cả
3 phương pháp trên mới đạt được hiệu quả. Đây là 3 phương pháp phổ biến nhất và được
thực hiện khi nhân viên công tác xã hội làm việc ở cơ sở, trực tiếp với người dân (trong 2
năm đầu, sinh viên chỉ học 3 phương pháp trên).

*4. Biện hộ:

Nhưng 3 phương pháp trên chưa đủ, khi vấn đề xã hội mang tính cấu trúc và bắt nguồn từ
chính sách, tổ chức. Ví dụ như nghèo đói xuất phát từ một chính sách kinh tế quá nặng về lợi
nhuận, thiếu cân bằng, ít quan tâm đến công bằng xã hội. Nạm mại dâm không chỉ là một yếu
kém hay lỗi lầm của cá nhân, nhưng còn phát triển mạnh mẽ do quan niệm xem phụ nữ như
một món hang và xu hướng người bóc lột người. Chống mạI dâm thì không chỉ cần làm tham
vấn, giúp việc làm cho nạn nhân, mà còn phải tố chức chống lại tệ nạn người bóc lột người,
có khi phải đấu tranh với những thế lực làm chỗ dựa cho kẻ bóc lột…

Do đó, nhân viên xã hội, thân chủ và những người tâm huyết với một vấn đề xã hội cần phải
liên kết với nhau để dấy lên một tiếng nói chung qua các phương tiên truyền thong đại chúng,
bằng cách tổ chức các phong trào. Muốn thế cần phải có nghiên cứu, thu thập dữ kiện để có
các thông tin đầy đủ về hiện trạng của vấn đề. Phải có kỹ năng vận động, tổ chức cao. Tạo
mạng lưới (networking) giữa các cơ sở, đơn vị cùng mối quan tâm để trao đổi thong tin, giúp
sức cho nhau… là rất cần thiết.

*5. Nghiên cứu khoa học:

Không thể làm công tác xã hội mà không hiểu biết cặn kẽ thực trạng xã hội và các vấn đề xã
hội. Do đó, công tác xã hội rất quan tâm đến nghiên cứu. Về mặt phương pháp, không khác gì
các phương pháp khoa học xã hội nói chung, nhưng về đối tượng, công tác xã hội quan tâm
đến những vấn đề cụ thể, và trong lãnh vực của mình, sự nghiên cứu nhắm chuẩn bị và lượng
giá các chương trình hành động.

Nghiên cứu trong công tác xã hội là để phục vụ cho 4 phương pháp kể trên, và kể cả việc
sọan thảo chính sách (là phương pháp 6 sau đây).

*6. Soạn thảo chính sách:

Mỗi quốc gia có đặc điểm, nhu cầu và khả năng riêng. Do đó, căn cứ trên thực tiễn này mà
chính phủ phải sọan thảo các chính sách an sinh xã hội cho toàn dân. Thiếu chính sách an
sinh xã hội (như tình trạng của xã hội ta hiện nay) thật khó bảo đảm các phúc lợi xã hội và
cung ứng dịch vụ xã hội cho dân.

Do đó, công tác xã hội không chỉ nhằm giúp đỡ trực tiếp vớI các đối tượng có nhu cầu ở cấp
vi mô, mà còn phải tác động ở cấp vĩ mô bằng cách soạn thảo hay ảnh hưởng đến chính
sách.�

*7. Quản trị xã hội:
Các nguyên tắc quản lý cho mọi ngành đều giống nhau, tuy nhiên, ngành công tác xã hội
cũng xây dựng một ngành quản lý chuyên biệt của mình nhằm phục vụ các mục tiêu và đối
tượng riêng của ngành. Đó là con người và lợi ích của con người.

Bộ máy, cơ chế hành chánh có xu hướng quan liêu hóa và quên đi con người. Ngành quản trị
xã hội luôn luôn khắc phục những xơ cứng của cơ chế để phục vụ con người, thay vì là một
cản trở, nó phải là một chỗ dựa cho mục đích phục vụ.

Tùy thụôc vào trình độ phát triển của xã hội và của bộ máy an sinh xã hội mà các biện pháp
khác nhau can thiệp vào xã hội được thiết lập.

Đến nay ở Việt Nam, chúng ta mới chỉ làm quen với 3 phương pháp đầu vì ngành an sinh xã
hội của chúng ta còn non nớt và ta cũng chỉ mới có nhân viên trung cấp.

Các phương pháp trình bày trên đây đều là nội dung khoa học chuyên sâu mà nhân viên xã
hội có thể theo học từ trình độ trung cấp tới tiến sĩ.

ngacnhien
2006-07-16, 08:06 PM
4. Các chức năng của Công tác xã hội:� �

Ngành Y hiện đại có 4 chức năng: trị liệu, phòng ngừa, phục hồi và phát triển.�

Công tác xã hội cũng vậy, bắt đầu với việc giúp thân chủ giải quyết các vấn đề (chữa trị),
Công tác xã hội sớm quan tâm ngay đến phục hồi xã hộI: nghĩa là giúp những người khuyết
tật, các đối tượng tệ nạn xã hội không những trở lại cuộc sống bình thường mà còn hòa nhập
vào xã hội một cách hài hòa.

Chờ tới khi cá nhân hay gia đình rơi vào khó khăn rồi mới giúp đỡ thì hao tốn nhiều công sức
và không tốt cho chính đối tượng, nên Công tác xã hội rất quan tâm đến công tác phòng ngừa.
Ví dụ các trung tâm vui chơi giải trí cho trẻ nhắm ngăn chặn các hiện tượng trẻ em hư hỏng.
Dịch vụ tư vấn giúp các gia đình tránh rạn nứt, đổ vỡ.

Ngày nay, đi xa hơn nữa, khía cạnh phát triển được chú trọng đặc biệt. Các chương trình dạy
nghề, giáo dục tráng niên về các kỹ năng giao tiếp, hợp tác, quản lý là cách tốt nhất giúp
người dân tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề. Ở các nước đang phát triển, khía cạnh phát
triển này được đề cao vì đây là cách nhanh chóng nhất để thóat cảnh đói nghèo, lạc hậu.

ngacnhien
2006-07-16, 08:07 PM
5. Các lãnh vực Công tác xã hội:

Tùy theo tình hình và điều kiện của từng địa phương, Công tác xã hội được phân chia ra
thành các chuyên ngành khác nhau. Sự phân chia có thể tùy theo các loại vấn đề hay đối
tượng. Có thể kể các lãnh vực sau đây:

- An sinh trẻ em và gia đình là một ngành bao trùm, gồm nhiều loại dịch vụ và cách tiếp cận
khác nhau, từ cơ sở nuôi dạy trẻ đến các dịch vụ trị liệu gia đình.

- Thanh thiếu niên từ bình thường cho đến trẻ khó khăn là một lãnh vực lớn khác. Ở các nước
nói tiếng Anh, công tác thanh niên do nhân viên xã hội chuyên nghiệp đảm trách. Ở châu Âu
nói tiếng Pháp, giáo dục viên đặc biệt phụ trách thanh thiếu niên ngoài học đường được đào
tạo giống như nhân viên xã hội chuyên nghiệp về mặt cơ bản, và đi chuyên sâu trong lãnh
vực thanh niên.� �

- Người già ngày càng đông là một đối tượng phục vụ với những dịch vụ ngày càng hoàn
chỉnh.

- Những đối tượng xã hội như người nghiện ngập, mại dâm, người lớn và trẻ em phạm pháp
là những thân chủ thường xuyên của các chương trình phục hồi xã hội.

- Người bệnh thể chất và tâm thần có rất nhiều nhu cầu về tâm lý và xã hội. Ngày nay Công
tác xã hội bên cạnh người bệnh là phổ biến.

- Cộng đồng dân cư tự nó là một hệ thống thân chủ. Ở đây, đối tượng phục vụ thuộc đủ lọai
người. Mục đích là giúp cho dân cư liên kết với nhau để giải quyết các vấn đề của địa
phương.

Nhân viên xã hội làm việc ở đâu? �

Trước tiên là ở các cơ sở xã hội như trung tâm xã hội, trung tâm cộng đồng với mục đích đa
năng. Họ cũng có thể làm việc ở những cơ sở xã hội chuyên ngành như các dịch vụ gia đình,
các ơ sở chăm sóc các đối tượng đặc biệt như trẻ em, người già v.v…

Ngoài ra, họ còn có mặt ở các ngành khác như bệnh viện, nhà tù, toà án, trường học, xí
nghiệp.

Công tác xã hội học đường: nhẳm hỗ trợ ban giám hiệu và giáo viên giải quyết các trường
hợp cá biệt. Tạo mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng.

Đặc biệt, qui chế tòa án gia đình và tòa án thiếu nhi đòi hỏi phải có nhân viên xã hội để góp
phần vào hồ sơ xét xử.�

Nhân viên quản giáo theo dõi các trường hợp phạm pháp ở cộng đồng phải được đào tạo về
công tác xã hội.

Xí nghiệp công nghiệp thường có Phòng Công tác xã hội để phục vụ công nhân và gia đình
họ. (Ở Việt Nam, Công đoàn phụ trách khâu này. Nhưng vấn đề không phải ai phụ trách, mà
tới một giai đọan phát triển nào đó, công tác này phải được chuyên mônm hóa mới đạt được
hiệu quả).
Pages: 1


6. Ngƣời nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp: �

Công tác xã hội không phải độc quyền của một nhóm người, nhưng những mục đích và tính
chất khoa học của nó đòi hỏi một đội ngũ có kiến thức và có tay nghề vững chắc. Như đã
trình bày, lớp đào tạo chuyên mnôn đầu tiên đã được bắt đầu cách đây gần một thế kỷ.

Đế có được tác phong nghề nghiệp, hành động theo nền tảng triết lý của Công tác xã hội,
người nhân viên xã hội phải được rèn luyện về 3 mặt: kiến thức, thái độ và kỹ năng.� �

Không thể giúp giải quyết các vấn đề xã hội mà không hiểu biết con người (tâm lý học), xã
hội (xã hội học, nhân chủng học…) và môi trường xã hội nói chung (kinh tế, chính trị, luật
pháp…).

Nhưng do “công cụ lao động” của Công tác xã hội là chính con người, chính nhân cách của
nhân viên xã hội, nên việc rèn luyện thái độ (chấp nhận, tôn trọng…) hết sức quan trọng.
Điều này được thực hiện trong các chương trình thực tập có kiểm huấn.� �

Biết mà không biết làm cũng vô ích. Do đó cũng nhờ thực tập, với sự hướng dẫn của một
đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao hơn, sinh viên Công tác xã hội tập nốI kết
lý thuyết và thực tiễn, chẩn đoán các trường hợp xã hội, thực hiện các kỹ năng như vấn đàm,
vãng gia để lần lần nắm được các phương pháp khác nhau của ngành nghề.

Trước kia khi nhắc đến công tác xã hội, người ta hay nghĩ từ thiện và hình ảnh các nữ tu, các
bà nội trợ rộng lượng có thời gian rảnh rỗI đi viếng các kẻ khó. Ngày nay, nhân viên xã hội là
một nhà chuyên môn bên cạnh các nhà chuyên môn khác. Tác viên phát triển, một dạng nhân
viên xã hội, còn được gọi là “tác nhân đổi mới” (change agent) là một nhà phân tích, tổ chức,
xúc tác, vận động giáo dục quần chúng. Và muốn tạo được sự đổi mới thì tác viên nhất thiết
phải đổi mới chính mình trước đã, thông qua học tập, nhất là thay đổi thái độ và hành vi.

Công tác xã hội còn là một nghề chuyên môn. Trên thế giới, nghề Công tác xã hội nằm trong
danh sách các nghề chính quy bên cạnh y-bác sĩ, giáo viên v.v… Ở nhiều nước (như Mỹ,
Pháp, Anh, Philippin…) sau khi tốt nghiệp Đại học, sinh viên còn phải thi them một bằng
quốc gia mới có thể hành nghề. Khắp nơi trên thế giới và ở miền Nam VN trước kia, nhân
viên xã hội chuyên nghiệp được tổ chức thành một đoàn thể nghề nghiệp. Thế giới có Liên
hiệp quốc tế các hội chuyên gnhiệp Công tác xã hội để giúp nhau thong tin, nâng cao tay
nghề, bảo vệ quyền lợi chung.

Nếu có tay nghề cao và các ý đồ tiêu cực, nhân viên xã hội có thể dung kiến thức và kỹ năng
của mình để lèo lái thân chủ và xã hội. Do đó, nh xã hội phải tuân theo quy điều đạo đức
chung của nghề nghiệp. Mỗi quốc gia thích nghi văn bản ấy với hoàn cảnh riêng của mình,
nhưng nội dung cốt lõi vẫn giống nhau. Chúng tôi xin đơn cử dưới đây trường hợp của
Philippin để ví dụ:

ngacnhien
2006-07-17, 08:46 AM
      Các qui điều đạo đức của nhân viên xã hội:
Mọi ngành nghề chuyên môn đều có các nguyên tắc đạo đức riêng (ví dụ sinh viên Y khoa
phải học về Y đức). Các qui điều đạo đức là kim chỉ nam cho họat động công tác xã hội đồng
thời giới hạn những việc làm sai lệch trong khi hành nghề. Các quy điều đạo đức cho nhân
viên xã hội khác nhau đôi chút tùy từng quốc gia với hoàn cảnh xã hội đặc thù, tuy nhiên tất
cả được đặt trên nền tảng chung như tài liệu của Đoàn chuyên nghiệp xã hội của Philippin sau
đây. Khi được chính thức công nhận, nhân viên xã hội phải tuyên thệ sự trung thành với các
quy điều này:

*1. Chúng tôi tin vào giá trị và phẩm giá của mỗi con người.

*2. Chúng tôi tin rằng mỗi người đều có những quyền tự nhiên và xã hội, có khả năng và
trách nhiệm phát huy trọn vẹn tiềm năng của mình như một con người.

*3. Chúng tôi tin rằng chính quyền và nhân dân đồng trách nhiệm trong việc phát huy công
bằng xã hội, bảo đảm phúc lợi kinh tế và xã hội cho mọi người.

*4. Chúng tôi tin tưởng nơi con người tự do, sống trong xã hội tự do, nơi đó sự gnhèo đói
không phải là định mệnh hay một sự trừng phạt, mà là một điều kiện có thể và phải được thay
đổi.

*5. Chúng tôi nguyện dấn thân vào công cuộc phát triển dẫn tới cụôc sống sung mãn cho mỗi
người trong một xã hội công bằng và một nền kinh tế thịnh vượng.

*6. Chúng tôi nguyện đóng góp vào việc nâng cao tối đa chất lượng sống cho mọi người.

*7. Chúng tôi luôn hành động theo hướng sau đây:
- Người nhân viên xã hội sẽ đóng góp tối đa cho công cuộc xây dựng quốc gia.
- Đặt phúc lợi của những người mình phục vụ ở vị trí hàng đầu.
- Chấp nhận với sự tôn trọng và hiểu biết thân chủ, đồng nghiệp và mọi người mình tiếp xúc
trong họat động nghề nghiệp.
- Dấn thân vào các chương trình hành động xã hội có lợi cho nhân dân và xứ sở.
- Luôn luôn tự tạo điều kiện để học hỏi, nâng cao tay nghề.
- Chấp hành các quy chuẩn của nghề nghiệp.

nguồn: Thelma Lee – Mendoza, Social Welfare and Social Work (An sinh xã hội và Công
tác xã hội)
E.Q. Corneijo and Sons Cebu City, Philippines, trg 105-107.

ngacnhien
2006-07-17, 11:49 AM
Hì hì, thế là xong phần trích. Hy vọng những đoạn trên cung cấp cho các độc giả của diễn đàn
tamlyhoc.net chúng ta một cái nhìn toàn cảnh và khái quát về môn Công tác xã hội, một
ngành khoa học đối với nước ta còn mới mẻ nhưng rất cần thiết. Tớ thích giáo trình này vì
cách trình bày giản dị, dễ hiểu nhưng lại chứa đầy tâm huyết và rất có tính thực tiễn.

Sau chương I là phần đại cương đã trích trên, phần II nói về Công tác xã hội cá nhân, phần
III về Công tác xã hội nhóm. Toàn bộ phần lý thuyết này chỉ chiếm khoảng 60 trang. Hơn 80
trang còn lại là phần trích "các trường hợp điển cứu" (tức tập tuyển các trường hợp cộng tác
xã hội cụ thể đã thực hiện ở VN do các nhân viên chuyên môn hay sinh viê thực tập thực
hiện).

Điểm rất hay của giáo trình là chú trọng rất nhiều đến phần thảo luận và thực tập cho sinh
viên: học là hành ngay, chứ không quá chú trọng vào lý thuyết.
phuongminh
2006-11-21, 06:05 PM
DUY TRÌ NỀ NẾP
TRONG VIỆC THAY ĐỔI HÀNH VI SỨC KHOẺ
LÊ MINH THUẬN – PHAN THỊ HOÀI YẾN
Đại học y dược tphcm
1. THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI HÀNH VI
Trách nhiệm đầu tiên của ngươi chuyên gia là xác định sự quan tâm của đối tượng trong mỗi
một bước chuyển đổi hành vi. Nói một cách chính xác hơn là các chuyên gia có thể phân biệt
rõ ràng các bước, để mọi thứ dễ dàng hơn thì nên có những can thiệp ngắn-nhưng phải thật
chính xác- trong suốt các lần thăm bệnh.
Trách nhiệm chính của các chuyên gia là thúc đẩy đối tượng từng bước một. Các chuyên gia
là những người mà quan tâm đến giả thuyết ngăn ngừa sự gượng ép trong việc thực hiện thay
đổi hành vi của đối tượng cũng như những cảm nhận của họ về tính khẩn cấp của những thay
đổi này. Nếu các chuyên gia quên đi rằng hầu hết con người ta thường tranh đấu cho hướng
đi của bản thân mình và chống lại sự ép buộc thì điều này chỉ chống lại chuyên gia� và làm
hỏng mối quan hệ chuyên gia -đối tượng mà thôi và khoảng thời gian trước đó chính� là
chìa khóa để tạo ra sức ảnh hưởng của người chuyên gia� đến người bệnh của mình. Sự xấu
hổ và bối rối có thể đưa đối tượng đến việc tránh né đối diện lại với chuyên gia� của mình.
Các chuyên gia cũng phải nhớ là họ không có quyền hành lẫn toàn bộ sức mạnh. Chỉ nhấn
mạnh khía cạnh của tình huống hiện tại mà gây trở ngại cho việc di chuyển đến bước kế tiếp
của tiến trình thay đổi hành vi; tốt nhất là ngay khoảng thời gian chăm sóc sức khỏe ban đầu
và nguồn lực giúp thay đổi hành vi.
Bởi vì việc thay đổi hành vi là một lĩnh vực thực hành mà nhiều chuyên gia dễ nản lòng.
Quan trọng là cảnh giác đối với những cảm nhận khi phải đối diện với cả sự cáu giận và sự
thờ ơ khi tiếp xúc với đối tượng. Bằng cách phản hồi lại những cố gắng của đối tượng trong
việc thay đổi hành vi, các chuyên gia� có thể đánh giá cao hơn thời gian, khởi đầu mà không
gặp may, và vòng quay tự nhiên của tiến trình thay đổi. Điều này khiến đối tượng dễ cảm
nhận và bộc lộ cảm xúc của mình về những khó khăn trong suốt chặng đường dài của các
bước thay đổi hành vi. Nghiên cứu đã chứng minh tính hằng định về sức mạnh của cảm xúc
và bao gồm cả người cỗ vũ trong việc thúc đẩy chiều hướng phát triển tốt của tiến trình thay
đổi hành vi.
Nó cũng giúp chấp nhận thái độ hiếu kỳ với bất kỳ những cư xử của người bệnh trong các
tình huống mà dường như có vẻ phi lí hoặc phản tác dụng. Gạt bỏ những hành vi chẳng hạn
như là sự ngớ ngẩn, sự lệ thuộc, sự thiếu trách nhiệm, hoặc là sự biểu lộ của các rối loạn cá
nhân… có thể gây trở ngại đối với quy tắc hữu dụng của sự yêu cầu. Thay vì thế, các chuyên
gia có thể cân nhắc lý do tại sao mà các đối tượng này chờ hàng tuần để sắp xếp thời gian gặp
gỡ chuyên gia, ngồi chờ tại phòng nhận bệnh thêm hơn nửa tiếng đồng hồ vì chuyên gia� tới
trễ, chi trả chi phí thăm bệnh, thể chất lẫn tinh thần đều không đủ thoải mái khi thảo luận về
vấn đề của họ, và sau đó thì lại không tuân theo hoàn toàn những lời khuyên mà giúp quyết
tâm cải thiện hành vi hiện tại. Chuyên gia� có thể bày tỏ sự hiếu kì đối với đối tượng,ví dụ
như có thể nói: “Tôi to mò muốn biết tại sao ông/bà nghĩ là ông/bà có thể bắt đầu chương
trình luyện tập mà chúng ta đã thảo luận trong lần viếng thăm trước. Ong/bà nghĩ điều gì là
quan trọng nhất mà ông/bà phải làm để đưa việc luyện tập vào thời gian biểu thông thường
của mình?”. Những câu hỏi như thế thường biểu lộ thái độ hiếu kỳ nhưng hết sức tôn trọng và
tập trung vào người bệnh thông qua việc xác định và� khắc phục các trở ngại đặc biệt của
việc thay đổi.
Những thành công giúp đối tượng nhìn nhận lại chính họ như họ đã cam kết trong tiến trình
liên tục để thay đổi hành vi đặc biệt, và người chuyên gia� có thể giúp tiến trình này đạt
được kết quả tốt nhất. Nếu đối tượng mất trung bình 7 năm (như báo cáo của một nghiên cứu)
để chuyển từ bước tiền dự định sang bước duy trì, thì sự can thiệp mang tính kỹ năng trong
khoảng thời gian 4 năm là một sự cải thiện đầy ý nghĩa. Hiểu được chiều dài thời gian đòi hỏi
cho những thay đổi đó có thể làm nhẹ gánh cho các chuyên gia về tính khẩn cấp và áp lực mà
các mục tiêu không thực tế đem đến.
2. CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA BƯỚC TIỀN DỰ ĐỊNH
Người thầy thuốc nên hỏi những câu hỏi thích hợp đi thẳng vào vấn đề trước khi cố gắng
thuyết phục đối tượng thay đổi hành vi, ví dụ như:”Ông bà nghĩ là việc hút thuốc của mình
gây ra những tác động gì đến căn bệnh hen suyễn của mình?”. Những câu hỏi loại này, hỏi
đối tượng về những dự định liên kết có thể giữa các triệu chứng thực thể mà gây khó chịu cho
họ với những hành vi mà có thể khiêu khích những triệu chứng đó, đều rất hữu dụng đối với
những người đang ở bước tiền thay đổi (chưa có ý định thay đổi)
Những đối tượng có tính cách phòng vệ thường có thể từ chối nếu như người thực hiện xin
phép hỏi về khả năng có thể thực hiện của họ ở bước tiền dự định trước khi thảo luận về vấn
đề, ví dụ như: “ông/bà có nghĩ là liệu chúng ta có thể nói qua một ít về vấn đề dùng rượu của
ông/bà trước khi đề cập đến vấn đề mà ông/bà quan tâm ngày hôm nay hay không?”. Những
vấn đề cần bàn của người chuyên gia� nên được liên hệ với mối quan tâm mà đối tượng sẵn
sàng bộc lộ. Nếy như một đối tượng nữ hỏi về việc kiểm soát sinh đẻ, người chuyên gia� có
thể sử dụng mối quan tâm của bà ta về vấn đề mang thai như là nền tảng để hỏi xem trước
đây bà ta quan tâm như thế nào đối với việc tự bảo vệ mình trong mỗi khi quan hệ tình dục.
Đối với các đối tượng mà thường phàn nàn về chứng đau đầu của họ, ta có thể hỏi răng điều
gì đã xảy ra trong cuộc sống thường nhật mà họ cho là có thể ảnh hưởng đến chứng đau đầu
của mình. Đây là cách để kiểm tra các lo lắng trong cuộc sống của người bệnh bằng cách đặt
họ vào một chủ đề tự nhiện và tránh để đối tượng nghi ngờ rằng chuyên gia� đang gạt bỏ ý
nghĩ về vấn đề chẳng hạn như”tất cả đều từ trong suy nghĩ của ông/bà mà ra thôi”.
Sự không nhất quán giữa hành vi hiện tại và mục tiêu thực hiện của đối tượng về những cảm
nhận tốt hơn và những lo lắng ít nhất nên được chú trọng kỹ lưỡng. Các chuyên gia� cũng
nên thể hiện mối quan tâm của họ về việc đối tượng có thể không đạt được kết quả như mong
muốn nếu không xác định rõ các vấn đề đặc biệt.
Chuyên gia: Tôi quan tâm đến việc ông/bà luôn lo lắng về các cơn nhồi máu cơ tim khác trừ
khi ông/bà biết rằng những thay đổi trong lối sống của ông/bà có thể sẽ làm giảm nhẹ các
nguy cơ.
Tôi lo rằng không có loại dược phẩm nào có thể giải thoát cho ông/bà khỏi những khó chịu ở
dạ dày nếu như ông/bà vẫn tiếp tục uống rượu và cà phê.
Mục tiêu của bước này là làm tăng ý chí để hiểu (có ý định) rõ về mối liên quan giữa hành vi
và khỏe mạnh về thể chất như là một bước đầu tiên theo khuynh hướng của việc thay đổi
hành vi. Rất nhiều các công việc thực tế của bước có ý định thay đổi hành vi được giải quyết
xong ngay trong các lần khám bệnh, và các chuyên gia� có thể hỏi xem đối tượng đã sẵn
lòng suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề thay đổi hay chưa, theo dõi và tìm hiểu về bản thân các
vấn đề cũng như các giải pháp cho vấn đề mà họ đang quan tâm trước khi chuyển qua các
bước tiếp theo. Chuyên gia� nên chắc rằng mình đã ghi chú đầy đủ các đáp ứng của người
bệnh và chú ý đến điều này trong lần tái khám kế tiếp.
3. CÁC CHIẾN LƯỢC CHO BƯỚC DỰ ĐỊNH THAY ĐỔI HÀNH VI.

Ở bước này cũng vậy, người chuyên gia� nên gợi ra những triển vọng của đối tượng trước
khi đưa ra lời khuyên, với những câu hỏi mà nhằm vào việc thừa nhận các khuynh hướng của
sự thay đổi:
Chuyên gia : Ông/bà nghĩ gì về tình trạng hút thuốc hiện tại của bản thân và Ông/Bà nghĩ là
mình có thể làm gì đối với vấn đề này?
Các đối tượng có thể giúp xác định những thuận lợi và bất lợi của việc thay đổi và kiểm tra
được sự hài lòng hiện tại và kết quả sau cùng của hành vi có vấn đề thì cũng tốt như là việc
đoán trước kết quả của việc thay đổi hành vi. Dường như rõ ràng là người ta thường làm
những việc không có lợi cho sức khỏe bởi vì họ mong muốn nhận được cảm giác thú vị do
các hành vi đó mang lại. Nhiều đối tượng tin tưởng là họ sẽ khấm khá (phong lưu hơn) hơn
nếu họ khác đi, luyện tập nhiều hơn, uống ít đi, ngừng hoặc giảm từ từ việc lạm dụng thuốc,
giảm cân, giảm stress, và những điều tương tự như vậy. Những người có ý định thay đổi hành
vi thường trở nên bị trói buộc bởi sự mâu thuẫn trong tư tưởng trên khả năng có thể rằng bản
thân tiến trình thay đổi sẽ làm nảy sinh những khó chịu về mặt tâm lý và thể chất, hao tiền tốn
của, và cũng có thể là sẽ gặp thất bại: Họ có thể cần sự giúp đỡ trong việc xác định và làm
theo con đường mà họ đã chọn để vượt qua tất cả các trở ngại. Các chuyên gia� có thể hỏi
đối tượng về những trở ngại lớn nhất mà đối tượng đã gặp trong quá trình thay đổi để cùng
nhau tìm cách giải quyết hoặc cải thiện nó tốt hơn; đồng thời tập trung sự quan tâm của họ
vào những trở ngại này.
Các đối tượng than phiền - bởi vì sức mạnh ý chí của họ không đủ mạnh -� do dó họ không
đủ ý chí để bỏ thuốc lá, bỏ việc lạm dụng thuốc hay rượu, hoặc vì việc thay đổi bất kỳ hành
vi nào cũng đều nên được hỏi các câu chẳng hạn như là:”Nếu ông tin chắc rằng cuộc sống
của vợ ông tùy thuộc vào việc ông bỏ thuốc trong vòng 3 tháng, thì ông có nghĩ là mình có
thể chống lại sự cám dỗ đó trong thời gian dài hơn không? Khả năng thực hiện việc đó xuất
phát từ đâu?”
Một cách đơn giản, các đối tượng nên được hỏi là họ nghĩ gì khi cam kết thay đổi hành vi:

phuongminh
2006-11-21, 06:06 PM
TIếP THEO KHOA HỌC HÀNH VI
1. CÁC CHIẾN LƯỢC CHO BƯỚC CHUẨN BỊ/ XÁC ĐỊNH.
Các đối tượng nên được khuyến khích đặt ra một ngày để bắt đầu hành động. Họ nên được
giúp đỡ để hiểu rõ ràng hơn về chướng trình mà họ đang có kế hoạch tuân theo, bao gồm các
các hoạt động có cấu trúc hoặc là phản xạ. Tóm lại là có thể được làm cho nó dễ hiểu và rõ
ràng hơn.
Chuyên gia: Nào, kế hoạch của Ông/Bà để bắt đầu chú ý đến việc giảm cân vào tháng tới với
mục tiêu là giảm 7 kg phải không? Ông/Bà nên tự luyện 30 phút các bài tập aerobic; và một
tuần thì tập 4 lần như thế.
Những lời dẫn giải đó nên được ghi chú trên một biểu đồ theo dõi, và đối tượng nên được
thông báo là chuyên gia� của họ luôn quan tâm đến việc lắng nghe về những gì sẽ diễn ra
trong thời gian sắp tới.
Các đối tượng nên được hỗ trợ với sự cam đoan một lần nữa rằng hành động ban đầu để thay
đổi hành vi có vấn đề thì luôn luôn là một điều đúng và cần thiết phải cố gắng. Thậm chí
ngay cả khi sự cố gắng không thành công, thì các kinh nghiệm thu được cũng sẽ giúp bạn có
được các thông tin về việc làm thế nào để cuối cùng có thể thành công. Điều này thì quan
trọng không chỉ trong việc bộc lộ cảm xúc, sự tự tin, và hy vọng rằng đối tượng là những
người mà không thành công trong việc thực hiện bước đồng ý với chuyên gia� về kế hoạch
thực hiện; họ cảm thấy quá ngượng mỗi khi nhìn thấy chuyên gia� của mình và họ bắt đầu
né tránh. Bởi vì các GIAO� phó chung thì cũng dễ được nhận hơn là các việc mang tính cá
nhân, các đối tượng nên được khuyến khích để nói nhiều hơn về các GIAO� ước cho việc
thay đổi hành vi.

Việc theo dõi các thay đổi của đối tượng thì cũng không kém quan trọng, nó không chỉ bao
gồm việc ghi lại các điểm cần chú ý, gởi một tấm bưu thiếp, hoặc yêu cầu đối tượng ghi chú
hoặc nhắn tin qua điện thoại sớm sau khi đã đề xuất ngày bắt đầu. Các chuyên gia nên nêu bật
các GIAO� ước với người bệnh như là một bước quan trọng vượt ra khỏi giới hạn ưu tiên
của bước dự định thay đổi hành vi và do đó đáng được chú ý đặc biệt.
2. CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA BƯỚC HÀNH ĐỘNG (thay đổi hành vi)
Các hướng dẫn thân thiện về những đặc trưng của các hoạt động của đối tượng sẽ thúc đẩy
việc thay đổi; làm tăng các hỗ trợ và khuyến khích của những người có chuyên môn cùng với
các hỗ trợ xã hội khác của người bệnh. Các chuyên gia cũng nên hỏi về bất kỳ những trở ngại
nào mà đối tượng gặp phải (những trở ngại và các kỳ vọng nào được đối tượng mong đợi
nhất) và làm thế nào để họ nắm bắt được vấn đề. Các chuyên gia có thể đề nghị đối tượng của
mình viết ra những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thay đổi hành vi và trình bày chúng
một cách nổi bật như là một sự hỗ trợ để duy trì động cơ của họ. Một thái độ chấp nhận
khuyến khích đối tượng cố gắng giải quyết vấn đề thì thích hơn là việc thúc đối tượng chấp
nhận nó.
Các đối tượng nên được hỏi xem họ có chấp nhận được tham vấn bởi bất kỳ chuyên gia nào
tham gia trong chương trình không? Một tiếp xúc ngắn với một nhà tham vấn về các hóa chất
lệ thuộc, nhóm các nhà lãnh đạo tổ chức không hút thuốc, chuyên gia tâm lý và những người
tương tự sẽ chứng minh rằng các chuyên gia đã lượng giá và hỗ trợ các nỗ lực của người
bệnh trong hầu hết khoảng thời gian mà đối tượng có khả năng bị tổn thương của quá trình
thay đổi hành vi.
Nó quan trọng trong việc giúp đỡ các đối tượng chuẩn bị cho việc lấy lại được thăng bằng từ
những sai lầm đã qua – chẳng hạn như hút thuốc, uống rượu, bỏ các bài tập hoặc các cuộc
họp giao, ăn nhiều thức ăn trong một bữa ăn,..Một sai lầm không nên kéo theo sự suy sụp;
nếu đối tượng có sự dự tính về các khả năng có thể xảy ra và chuẩn bị rằng họ sẽ nghĩ như thế
nào về các sai lầm cũng như làm thế nào để sửa chữa khi đã nhận ra nó:ném những gì còn lại
gói thuốc; đổ phần rượu còn lại trong chai; thay vào đó là các bài tập thể lực hoặc các cuộc
họp giao ; ăn ít hơn bình thường trong bữa ăn kế và xác nhận một lần nữa sự cam kết vượt
qua vấn đề hành vi.
Có nhiều cách để theo dõi (ví dụ như: ghi chú, gọi điện thoại, nhắc nhở) nên� được lên thời
khóa biểu cả trong việc cập nhật tiến trình và bày tổ sự hỗ trợ đối với đối tượng. Các chuyên
gia có thể đưa cho đối tượng các danh thiếp và đề nghị họ viết các mẩu ghi chú về quá trình
thay đổi của họ trong vòng 2 đến 4 tuần sau khi có những nỗ lực thay đổi mới. Một cú điện
thoại gọi từ văn phòng điều dưỡng cho đối tượng có thể giúp đoan chắc một lần nữa với đối
tượng và cung cấp các báo cáo của họ về tiến trình thực hiện thay đổi. Ghi chú trên biểu đồ sẽ
nhắc nhở chuyên gia và nhân viên văn phòng hỏi thăm về các nỗ lực cần thiết cho việc thay
đổi ở lần tiếp xúc kế tiếp đối với đối tượng.
3. CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA BƯỚC DUY TRÌ
Hỏi thăm xem làm thế nào để đối tượng cảm thấy tốt nhất trong việc duy trì thành quả đạt
được ở bước hành động là bước đầu hết sức quan trọng.
Chuyên gia: Ông/Bà định làm gì để giữ thành quả giảm cân? Ông/Bà có tham gia nhóm đồng
đẳng thường xuyên không? Ông/Bà cảm thấy chương trình luyện tập tốt như thế nào đối với
bản thân mình?
Duy trì thành công thường bao gồm việc quyết định thay đổi lối sống để mà có các hiệu quả
xác thực và có ý nghĩa bên cạnh việc kiểm soát nguồn căn của vấn đề. Các đối tượng ít vận
động là những người phải bắt đầu chương trình luyện tập bằng các bài tập rèn luyện thân thể
phù hợp với tình trạng tim mạch của bản thân, chẳng hạn như lợi tức, của cả việc kiểm soát
cân nặng trong thời gian dài và những kỹ năng không mong đợi trong các khóa huấn luyện
tennis. Thêm vào đó, các nhà lâm sàng, những người mà đã từng thành công trong việc bỏ
thuốc, giảm cân hoặc trở nên khỏe mạnh hơn về thể chất,…đôi khi có thể dùng chính bản
thân mình làm ví dụ thực tế về khả năng thực tế của việc duy trì hành vi. Ở đây chìa khóa
chính là việc nhấn mạnh rằng hành vi mới có thể trở thành một phần không thể thiếu của một
cuộc sống khỏe khoắn và lành mạnh.
Các đối tượng nên được hỏi về các sơ suất mà họ đã trải qua cũng như việc họ đã đáp ứng với
những điều này như thế nào. Thậm chí ngay khi các đối tượng nói rằng họ đã ngừng hút
thuốc hoặc uống rượu rồi, điều này vẫn là một ý tưởng tốt cho việc cảm nhận một cách khách
quan nhất: ”Ông/Bà có bao giờ uống chỉ một ly hay hút chỉ một điếu kể từ khi đã bỏ chúng
hay không?”. Khá nhiều người trong số những người thành công trong việc thay đổi hành vi
cho biết rằng có ít nhất một lần phạm lỗi trở lại, và thảo luận xem làm thế nào để ngăn ngừa
khả năng tái phát, tăng cường và củng cố cam kết của họ đối với vấn đề này; đồng thời xác
định các tình huống có nguy cơ gây tái phát hành vi cũ.
Điều quan trọng là nhấn mạnh sự khác biệt giữa sự mắc sai lầm và việc tái phát hoàn toàn ở
đối tượng. Bởi vì nhiều đối tượng thậm chí không muốn quan tâm đến việc sửa chữa sai lầm,
họ có thể không chuẩn bị cho các hoạt động đối phó thích hợp nếu như nó xảy ra. Các đối
tượng nên được chuẩn bị trước các sai lầm có khả năng xảy ra và có kế hoạch làm thế nào để
ứng phó với nó. Họ có thể phản đối rằng chuyên gia� quá bi quan: giải thích cho đối tượng
rằng những chuẩn bị như thế là cách tốt nhất để bảo vệ các thành quả đạt được của họ ở mức
độ rõ ràng hơn.
Các đối tượng cũng nên được hỏi rằng họ đã học được những điều gì trong suốt tiến trình
thay đổi và mức độ tự tin của họ đối với việc duy trì những thay đổi đó trong khoảng thời
gian tới. Họ nên được hỏi rõ hơn để có thể trình bày lại các tình huống nguy cơ cao nhất
khiến họ có thể mắc sai lầm hay thậm chí là tái phát hành vi cũ - một buổi tiệc họp mặt, một
cảm xúc nào đó chẳng hạn như giận dữ, buồn chán, hoặc quá hứng thú – và phải chuẩn bị như
thế nào để mà họ có thể kiểm soát được các tình huống như thế mà không mắc sai lầm.
Mỗi một kế hoạch như thế thường bao gồm việc thể hiện mối quan tâm, hỗ trợ, cũng như
những điều cần lưu ý đề phòng và thận trọng đều là chìa khóa quyết định sự thành công của
bước duy trì.
Các chuyên gia phải thật thận trọng trước bất kỳ dấu hiệu nào của sự nhiệt tình thái quá cũng
như các biểu hiện hiếu kỳ về mặt nguyên nhân. Nếu như không được chú ý sớm, các đối
tượng thường cảm thấy chán nản, thoái chí khi sự tiến triển của một mặt nào đó chưa giải
quyết được các vấn đề không thõa mãn trong cuộc sống của họ. Có thể họ cảm thấy rằng
người khác không nhận ra hoặc không đánh giá đúng những nỗ lực mà họ đã cố gắng thực
hiện. Những lời khen ngợi thật lòng của các chuyên gia cộng với thông điệp: “Tôi đang ủng
hộ tích cực Ông/Bà” sẽ nhắc nhớ họ mỗi khi họ có dấu hiệu nản lòng.

4. CÁC CHIẾN LƯỢC CHO BƯỚC TÁI PHÁT (quay trở về hành vi cũ)
Chìa khóa của mối quan hệ tái phát là khúc xạ như là một bài học kinh nghiệm đáng giá rằng
việc đưa ra một giải pháp xem tốt nhất nên làm thế nào để có thể di chuyển đến bước kế tiếp
của việc thay đổi hành vi là một việc cần thiết. Và do đó, yếu tố cần thiết mà các chuyên gia
thể hiện sự quan tâm của họ trong bước cuổi cùng của sự thay đổi là đề nghị đối tượng mô tả
một cách chính xác rằng họ đã làm thế nào để có thể có được các thành công ban đầu và họ
đã phạm phải những sai lầm nào khiến họ tái phát hành vi cũ.
Nhiều đối tượng nhắc lại – và điều này thì sai lầm – kết luận rằng: “Tôi đã cố gắng nhưng
không làm được; do đó, tôi sẽ không bao giờ làm việc này nữa”. Đây là một phát biểu quá
chung chung; nó phủ nhận tất cả những thành công trước đây trong nỗ lực thay đổi ở bước kế
tiếp. Phản ứng của các chuyên gia� có thể là:
Chuyên gia: theo mô tả của Ông/Bà thì có vẻ như Ông/Bà đã rất thành công trong việc bỏ
thuốc ở bước đầu tiên, và bây giờ Ông/Bà hoàn toàn có thể làm tốt y như thế. Chỗ sai duy
nhất chính là ở cái suy nghĩ rằng Ông/Bà có thể hút chỉ một điếu thuốc và không nhận ra rằng
nó có thể nguy hiểm như thế nào đối với ông/bà.
Những cố gắng tiếp theo của quá trình thay đổi thì chắc chắn là nên được thảo luận–khi nào
thì thích hợp hơn là nếu như. Những đối tượng nên được nhắc nhở rằng tất cả những phân
tích và những kết luận mà đưa đến việc quyết định thay đổi lần cuối thì vẫn có giá trị. Nếu
như sự thay đổi trước đây là một quyết định đúng đắn thì đến giờ nó vẫn là một quyết định
đúng. Câu hỏi mà buộc phải trả lời là :”Ông/Bà cần làm gì ở bước tiếp theo để hướng trở lại
việc thay đổi hành vi”.
Nên nhớ rằng có rất nhiều đối tượng nghĩ rằng họ là những người dễ có khả năng tái phát,
thậm chí là họ cho rằng sự quan tâm và GIAO� phó của các chuyên gia� đối với họ ở các
bước trước đây dường như không tương xứng. Những người dễ có khả năng tái phát có thể
cảm thấy họ dễ mất tinh thần hơn là chú ý vào những điểm khả thi ở các công việc được hiểu
ngầm là phải thực hiện, để nỗ lực hết mình trong việc duy trì những mong muốn thay đổi
hành vi. Một trong những mặt hữu dụng trong các chiến lược thay đổi cái kiểu suy nghĩ đó
chính là sự lạc quan của cả chuyên gia� và đối tượng. Những khái niệm gắn liền với quy
trình thay đổi nếu được nắm vững và thực hiện bền bỉ qua thời gian thì chắc chắn sẽ đối
nghịch lại với sự thất vọng và sự bi quan thường thấy ở cả chuyên gia� và đối tượng.

More Related Content

Featured

2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by HubspotMarius Sescu
 
Everything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTEverything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTExpeed Software
 
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsProduct Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsPixeldarts
 
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthThinkNow
 
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfmarketingartwork
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024Neil Kimberley
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)contently
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 

Featured (20)

2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot
 
Everything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTEverything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPT
 
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsProduct Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
 
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
 
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
 
Skeleton Culture Code
Skeleton Culture CodeSkeleton Culture Code
Skeleton Culture Code
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 

Bài Tín Điều Nhân Viên Công Tác Xã Hội

  • 1. Bài tín điều của chuyên viên công tác xã hội - Tôi tôn trọng phẩm giá của các cá nhân con người như là nền tảng của mọi mối quan hệ xã hội. - Tôi tin vào năng lực cơ bản trong con người nói chung để hướng tới những mục tiêu cao hơn. - Tôi sẽ đặt quan hệ với người khác dựa trên những đức tính của họ như là những con người riêng lẻ, không phân biệt về chủng tộc, tín ngưỡng, màu da, tình trạng kinh tế hoặc địa vị xã hội. - Tôi sẵn sàng hy sinh quyền lợi trước mắt của riêng mình khi chúng mâu thuẫn với lợi ích tối cao của mọi người. - Tôi nhận biết rằng món quà lớn nhất của tôi cho người khác có thể là cơ hội để anh ta phát triển và thực hành khả năng của chính mình. - Tôi sẽ không xâm phạm, công việc riêng tư của cá nhân khác mà không có sự đồng ý của người đó, ngọai trừ trong trường hợp khẩn cấp khi tôi phải hành động để ngăn chặn tổn hại cho người đó hoặc người khác. - Tôi tin rằng niềm tự hào lớn nhất của một cá nhân, cũng như đóng góp lớn nhất của người đó cho xã hội, có thề ở trong những phương cách người đó khác biệt với tôi và với người khác, chứ không phải qua những cách người đó đồng hóa với đám đông. Cho nên tôi sẽ chấp nhận những sự khác nhau và nỗ lực tạo mối quan hệ dựa trên những sự khác biệt đó. - Định giá của tôi về người khác sẽ luôn dựa trên sự cố gắng chân thành để hiểu người đó, không phải chỉ hiểu lời nói nhưng là hiểu chính bản thân người đó và toàn bộ hoàn cảnh cũng như ý nghĩa của nó đối với anh ta. - Như là yếu tố cần thiết đầu tiên để hiểu người khác, tôi sẽ liên tục tìm kiếm sự hiểu biết sâu hơn và kềm chế mình cũng như những thái độ và thành kiến của riêng mình có thề ảnh hưởng đến các mối quan hệ của tôi. LINTON B. SWIPT (trích lại theo cuốn “Bàn Tay Giúp Đỡ” của Anthony Yeo, bản dịch của Lan Khuê và Trịnh Chiến, Nxb Trẻ TpHCM, 6/2006) ngacnhien 2006-05-30, 06:03 PM Công tác xã hội, một ngành học cần thiết NGUYỄN THỊ OANH
  • 2. Không là công việc từ thiện ban phát và cũng không phải là xã hội học - một khoa học cơ bản mang tính lý luận, công tác xã hội (CTXH) là một khoa học xã hội ứng dụng cung ứng nền tảng kiến thức mang tính lý thuyết cùng các phương pháp và kỹ năng cụ thể để giải quyết các vấn đề xã hội. Có thể xem CTXH là ngành y, còn xã hội học là ngành sinh hay hóa. CTXH dựa trên nền tảng một số khoa học cơ bản như tâm lý học, xã hội học, nhân học xã hội, luật, quản lý... nhưng có bộ phận kiến thức và kỹ năng chuyên ngành của nó. Giống như trong ngành y, trong CTXH kiến thức ở trường lớp và thực hành ở hiện trường quan trọng như nhau. Nguyên tắc cơ bản nhất của CTXH là giúp cho người tự giúp. CTXH hình thành khoảng 100 năm nay trên thế giới khi công nghiệp hóa kéo theo nhiều vấn đề xã hội mà nguyên nhân không còn là sự yếu kém của cá nhân nhưng là sự tương tác giữa môi trường, gia đình và cá nhân. Vì xã hội luôn biến chuyển nên hiện nay CTXH là hoạt động khoa học không thể thiếu bên cạnh y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông vận tải... Các nước như Trung Quốc, Ân Độ, Philippines đã có CTXH từ trước 1920, và các nước Đông Nam Á trong đó có VN thành lập ngành CTXH khoảng năm 1945. Từ hơn mười năm nay CTXH và phát triển cộng đồng đã chứng minh hiệu quả trong một số dự án phát triển địa phương hay hợp tác quốc tế. Một hội đồng cố vấn khoa học gồm đại diện của một số đại học đã hình thành bên cạnh Bộ Giáo dục - đào tạo để chuẩn bị một chương trình đào tạo ngành CTXH. Hi vọng giữa năm 2004 Bộ GD-ĐT sẽ cấp mã số đào tạo riêng cho ngành vì cho đến nay ở một số trường (Trường Lao động xã hội (Bộ LĐ-TB-XH), Đại học Mở - bán công), CTXH còn mượn mã số của xã hội học, và bộ đã cho phép một số trường tuyển sinh ngành CTXH. Đây là một ngành học mới mẻ với nội dung thiết thực và phương pháp hiện đại, đặc biệt cần thiết cho cán bộ các ngành LĐ-TB&XH, dân số - gia đình và trẻ em, chữ thập đỏ, Đoàn, Hội, giáo dục viên các mái ấm nhà mở, trường trại, tác viên phát triển đô thị và nông thôn, nhân viên xóa đói giảm nghèo, phòng xã hội bệnh viện, xí nghiệp... NGUYỄN THỊ OANH. Bài này đã được đăng trên Tuổi Trẻ Chủ Nhật, 01/02/2004. (http://tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx...elID=118)� ngacnhien 2006-07-15, 06:58 PM Ngành Công tác Xã hội có nhiều liên quan với Tâm lý học. Tớ xin tiếp tục gõ tiếp lên đây những điều cơ bản của môn khoa học này, mong là có ích cho các bạn sau này muốn tham khảo. Rất hoan nghênh bà con nào muốn vào trao đổi hay thảo luận thêm. Những phần sau là lược trích từ cuốn: "CÔNG TÁC XÃ HỘI - ĐẠI CƢƠNG" � tác giả Nguyễn Thị Oanh (BA. Xã hội học, MA. Phát triển cộng đồng), nhà xuất bản Giáo Dục, 1998.
  • 3. Gồm những nội dung sau: 1. Quá trình hình thành Công tác xã hội như một khoa học: 2. Nền tảng khoa học của Công tác xã hội: 2.1. Nền tảng triết lý: 2.2. Bảy nguyên tắc hành động chủ đạo của nhân viên xã hội: 2.3. Mô hình giải quyết vấn đề: 3. Các phương pháp Công tác Xã hội: a. Công tác xã hội cá nhân: b. Công tác xã hội nhóm: c. Tổ chức hay phát triển cộng đồng: d. Biện hộ: e. Nghiên cứu khoa học: f. Soạn thảo chính sách: g. Quản trị xã hội: 4. Các chức năng của Công tác Xã hội: 5. Các lãnh vực Công tác Xã hội: 6. Người nhân viên Công tác Xã hội chuyên nghiệp: ngacnhien 2006-07-15, 07:05 PM 1. Quá trình hình thành Công tác xã hội nhƣ một khoa học: Ngày nay ta nghe đề cập rất nhiều đến Công tác xã hội, tuy nhiên mỗi người hiểu� một cách khác nhau. Nói chách chung là giúp những người đang gặp khó khăn, từ cứu trợ nạn nhân hỏa hoạn, phát quà trung thu, cấp học bổng, trợ vốn làm ăn đến những công trình lợi ích công cộng như đào kinh, vét rạch, làm vệ sinh đường phố v.v... Công việc này có thể xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau như lòng nhân ái, sự thương hai, tôn giáo hay vận động bầu cử. Có lúc mục tiêu của sự giúp đỡ không phải là phúc lợi của kẻ gặp khó khăn mà nhằm phục vụ ý đồ riêng của người giúp đỡ. … Cũng nhờ rút bài học của những thất bại ban đầu mà ngành khoa học Công tác xã hội� thế giới đã hình thành. Các “vấn đề xã hội” theo nghĩa hiện đại xuất phát ở London vào thời Cách mạng công nghiệp, với nạn thất nghiệp, mãi dâm, bóc lột lao động trẻ em v.v… Những
  • 4. tình nguyện viên đầu tiên bắt đầu với công tác thăm viếng, ủy lạo từng trường hợp. Từ đó họ rút ra nhiều bài học hữu ích. Ví dụ thất nghiệp không chỉ có nghĩa là không việc làm và túng thiếu, mà con theo tâm lý chán nản, mặc cảm vì không gánh vác nổi trách nhiệm gia đình v.v… Nó còn dẫn tới rượu chè, trộm cướp nữa. Điều này có nghĩa cứu đói không đủ, mà còn phải hỗ trợ về mặt tâm lý, giúp tìm việc làm v.v… Từ đó các tình nguyện viên thấy rằng kiến thức tâm lý xã hội rất cần thiết. Mỗi trường hợp là cá biệt và cần có biện pháp giúp đỡ riêng. Cần lập những hồ sơ xã hội và ghi chép kỹ các diễn biến tâm lý của đối tượng. Một cơ quan thì thường không đầy đủ chức năng giúp các trường hợp có nhiều vấn đề khác nhau như nghèo đói mà còn bệnh tật chẳng hạn. Nên các cơ quan y tế xã hội phải phối hợp giúp đỡ lẫn nhau thong qua một động tác gọi là chuyển tuyến (referral). Các tình nguyện viên cũng khám phá ra rằng người được giúp đỡ thường có xu hướng ỷ lại, trông chờ viện trợ bên ngoài. Từ đó họ triển khai các phương pháp giúp đỡ mà không tạo sự ỷ lại và hình thành các nguyên tắc cốt lõi của Công tác xã hội là sự “tự giúp” (self help) của thân chủ. Muốn thế phải vận dụng kiến thức khoa học, rèn luyện kỹ năng hỗ trợ sao cho không tạo sự lệ thuộc. Các tình nguyện viên tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm và từ từ tiến tới tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn, rồi dài hạn. Cuối cùng, trường Công tác xã hội chính quy đầu tiên được thành lập năm 1901, ngày nay là trường Công tác xã hội (School of Social Work) thuộc đạI học Colombia (New York) ở Mỹ.� � Ngày nay hệ thống trường Công tác xã hội đã phát triển khắp nơi trên thế giới và khoa học Công tác xã hội có nền tảng triết lý, kiến thức khoa học và phương pháp riêng bên cạnh các ngành khoa học khác. ngacnhien 2006-07-15, 07:08 PM 2. Nền tảng khoa học của Công tác xã hội: 2.1. Nền tảng triết lý: Một hành động chỉ đúng và mang lại hiệu quả khi xuất phát từ một quan điểm đúng đắn. Muốn thực sự giúp đỡ con người cần có một cái nhìn đúng về con người. Dưới đây là 6 nguyên tắc chỉ nam của Công tác xã hội cần được triển khai và thảo luận sâu trước khi hành động: *1: Cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. *2: Giữa cá nhân và xã hội có một sự phụ thuộc hỗ tương. *3: Mỗi bên đều có trách nhiệm đối với nhau. *4: Con người có những nhu cầu giống nhau nhưng mỗi con người là một cái gì độc đáo, không giống người khác.
  • 5. (Nguyên tắc này là bí quyết thành công cho mọi hoạt động giáo dục và xã hội. Từ đó, “cá biệt hóa” là một trong các nguyên tắc hành động cơ bản của Công tác xã hội. Kinh nghiệm chưa thành công vừa qua đủ để thuyết phục chúng ta về nguyên tắc này: làm theo kiểu “cá mè một lứa”, tuyên truyền chung chung từ trên dội xuống trong công tác giáo dục sức khoẻ, kế hoạch hóa gia đình v.v.. đã đưa đến những thất bại nhớ đời. *5: Mỗi con người cần được phát huy hết tiềm năng của mình và cần được thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội thông qua sự tích cực tham gia vào xã hội. Nguyên tắc này nhắc đến quyền của cá nhân và trách nhiệm của xã hội trong việc tạo điều kiện cho sự phát huy tối đa tiềm năng của mọi người… Thực hiện nguyên tắc này thật khó trong hoàn cảnh không những thiếu thốn về kinh tế mà còn nghèo nàn về khoa học. Dù sao đây là tâm niệm sâu sắc nhất của người làm Công tác xã hội. Nhân viên xã hội sẽ ăn không ngon, ngủ không yên khi em bé kia chưa tới trường, thanh niên nọ chưa học nghề, xã nông thôn nào đó chưa có nước… *6: Xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để khắc phục những trở ngại đối với sự phát huy (hay tự thể hiện) của cá nhân. Những trở ngại ấy chính là sự mất cân bằng giữa cá nhân và xã hội. Trên đây là nền tảng triết lý của Công tác xã hội. Mới đọc văn bản này không thấy có gì độc đáo lắm. Đã vậy, nguyên tắc *1: đưa cá nhân thành mối quan tâm hang đầu có vẻ “cá nhân chủ nghĩa” quá chăng? Thật ra nếu nhìn 6 nguyên tắc trên như một tổng thể, ta thấy nó chủ trương sự hài hoà giữa cá nhân và xã hội, một chủ trương mà mọi xã hội nhân bản đều nhắm tới. … Như vậy, Công tác xã hội không phải là từ thiện, xoa dịu nhất thời. Nó là công cụ, bên cạnh các ngành nghề khác, góp phần điều hòa xã hội vì hạnh phúc con người và từng con người. ngacnhien 2006-07-15, 07:13 PM 2. Nền tảng khoa học của Công tác xã hội: (tiếp theo) 2.2. Bảy nguyên tắc hành động chủ đạo của nhân viên xã hội: *1: Chấp nhận thân chủ: vì trước mặt ta là một CON NGƯỜI, có NHÂN PHẨM, có giá trị, dù bất kỳ người đó là ai.� *2: Thân chủ tham gia vấn đề: vì chỉ đương sự mới là người có thể thay đổi bản thân và cuộc sống của mình. *3: Quyền tự quyết của thân chủ: không áp đặt. “Tham gia” (b) và “tự quyết” © chính là bí quyết thành công của Công tác xã hội vì chúng đem lại một sự đổi mới bền vững từ phía thân chủ. *4: Cá biệt hóa: (xem nguyên tắc số 4 trong nền tảng triết lý) kiểu làm “cá mè một lứa”
  • 6. thường đưa đến thất bại. *5: Kín đáo: (giữ bí mật những chuyện riêng cho thân chủ) *6: Nhân viên xã hội phải hết sức ý thức về chính mình: Nếu công cụ của người thợ mộc là cái bào, của anh kỹ sư là máy móc, thì công cụ của Công tác xã hội chính là nhân cách, là phẩm chất con người của nhân viên xã hội. Nếu có xu hướng nói nhiều rất khó lắng nghe và giữ bí mật cho thân chủ. Nếu có thói quen độc tài bao biện thật khó thể hiện nguyên tắc tự quyết của thân chủ. Nếu không thật nhạy bén về chính mình rất dễ vi phạm sự tôn trọng thân chủ. Dó đó, nhân viên xã hội phải là người biết sử dụng bản ngã của mình cách ý thức. Luôn luôn rà lại động cơ thúc đầy mình chọn nghề giúp đỡ người khác. Luôn luôn đánh giá lại cách làm cùa mình. Để rèn luyện nhân cách nghề nghiệp, người sinh viên hay nhân viên xã hội trẻ mới vào nghề thường phải được sự giúp đỡ của một người chuyên nghiệp cao tuổi nghề hơn là người kiểm huấn viên. Nhân viên xã hội luôn ghi chép diễn tiến công việc và các cuộc tiếp xúc, làm việc với thân chủ để đánh giá và cải tiến cách làm của mình. Quan trọng và hữu hiệu hơn hết là sự trao đổi với đồng nghiệp trong các buổi họp lượng giá. *7: Tính nghề nghiệp trong mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ: Nhân viên xã hội không phải là thánh. Họ có những sơ suất, yếu đuối như mọi người. Tuy nhiên đi vào một nghề mà đối tượng tác động vào là con người, thì đặc điểm nhân cách vá tác phong nghề nghiệp là rất quan trọng. Thế nào là tính chất nghề nghiệp trong mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ (thân chủ: cá nhân, nhóm hay cộng đồng)? – Trước tiên, đây không phải là quan hệ bạn bè, gia đình hay ơn nghĩa. ... Mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ bắt đầu khi thân chủ để đạt yêu cầu và chấm dứt khi dịch vụ xã hội hoàn thành hoặc khi thân chủ chuyển tới một cơ quan khác. Nó mang tính nghề nghiệp bởi nhân viên xã hội phải hành động theo các nền tảng triết lý và nguyên tắc hành động kể trên. Ngòai ra, nhân viên xã hội còn có những quy điều đạo đức phải tuân thủ khi hành nghề. Giữa nhân viên xã hội và thân chủ phải có mối quan hệ bình đẳng. Nhân viên xã hội không được dùng kiến thức, kỹ năng của mình để lèo lái người khác theo ý muốn. Hơn hết, cần tránh tạo sự lệ thuộc về tâm lý, một điều thường xảy ra với ngưởi có vấn đề. Phía nhân viên xã hội nếu không được rèn luyện có thề vô tình tìm sự thỏa mãn cho chính mình khi giúp đỡ người khác. Mối quan hệ này càng không phải vấn đề ơn nghĩa nên phải tránh tuyệt đối các hình thức “đền ơn”. Như thầy giáo giỏi là người biết làm cho học trò ngày cvàng không cần tới mình, bác sĩ giỏi làm cho bệnh nhân mau hết bệnh nghĩa là không cần trở lại nữa, nhân viên xã hội giỏi cũng là người biết làm cho thân chủ mau chóng không cần tới mình nữa, nghĩa là tự giúp lấy mình.
  • 7. ngacnhien 2006-07-16, 07:41 PM 2. Nền tảng khoa học của Công tác xã hội: (tiếp theo) 2.3. Mô hình giải quyết vấn đề: Trong đời sống hằng ngày có khi đau ốm, ta tự chữa bệnh hay đoán mò. Nhức đầu bất kể do nguyên nhân nào thì cứ uống đạI Aspirin và có khi cứ kéo dài động tác này. Rồi tiền mất tật mang vì chỉ trị chứng, không trị căn, và có thể để một căn bệnh trầm trọng nào đó cứ phát triển. Điều này càng dễ xảy ra đối với các vấn đề xã hội vì sự việc ít cụ thể hơn. Điều xảy ra rất thường là nhiều dự án lập ra rồi không thực hiện được vì thiếu điều tra. Quận nọ thấy các quận khác mở trường cho trẻ em khuyết tật thì gấp rút lên đề án, xin viện trợ, sửa chữa cơ sở. sau đó không chiêu sinh được, vì trên địa bàn quận đã có một trường của thành phố và số trẻ bị khuyết tật thì hoặc quá nặng không đến trường được, hoặc đã đi học trường khác. Lẽ ra cần phải điều tra nhu cầu trước. Một người mẹ tới cơ sở xã hội than phiền rằng đứa con của bà rất “hư”, bỏ học chạy theo băng nhóm. Bà nhờ gởi cháu ở trường Thiếu niên 3. Khi nghiên cứu kỹ, thì chính cha mẹ của cháu do say sưa bài bạc nên cháu phải ra đường kliếm sống. Hóc tập kinh nghiệm từ ngành Y, Công tác xã hội tuân thủ một tiến trình làm việc khoa học để cùng thân chủ giải quyết vấn đề. Tiến trình gồm các bước sau đây: *1: Nhận diện vấn đề: Trong y tế, bệnh nhân tới khai bệnh, bác sĩ phải hỏi them về các triệu chứng mà bệnh nhân cảm nhận được. Nhưng chưa đủ, ông còn phải tìm hiểu thêm bằng một số phương pháp chính xác như đo nhiệt độ, bắt mạch, đo tim, thử máu… Khi người có khó khắn về tâm lý hay xã hội đến cơ sở xã hội trình bày vấn đề của mình, nhân viên xã hội cũng phải nói chuyện, hỏi thêm (phương pháp vấn đàm) để hiểu rõ hơn. Nhưng chưa đủ, còn phải tìm hiểu hoàn cảnh sống của thân chủ (vãng gia – đến nhà), trao đổi với các thành viên trong gia đình, nơi làm việc hay trường học, chính quyền địa phương hay ban ngành đoàn thể, hàng xóm … và còn nhiều nguồn thông tin khác, ví dụ như trước khi đến với một cộng đồng, tác viên xã hội còn phải tìm đọc tài liệu về cộng đồng đó. *2: Chẩn đoán vấn đề: Trên cơ sở các dữ kiện (triệu chứng, kết quả xét nghiệm, X quang…) bác sĩ định bệnh. Còn nhân viên xã hội thì cũng trên cơ sở những thông tin thu nhập được (từ thân chủ và những cá nhân, tổ chức xung quanh người đó) xác định tính chất của vấn đề mà thân chủ gặp phải. Hộ A: thuộc diện xóa đói giảm nghèo vì chủ hộ hoàn toàn đơn chiếc mà bệnh tật và lớn tuổi. Hộ B: nghèo vì con quá đông và có một người bệnh nặng trong nhà. Hộ C: nghèo vì chồng rượu chè, vợ cờ bạc và cắn đắng nhau. Hộ D: không đất, không vốn.
  • 8. Khi định bệnh, bác sĩ không chỉ đánh giá những điểm yếu của bệnh nhân mà còn tìm hiểu tiềm năng khắc phục bệnh. Bác sĩ thường hay hỏi bệnh nhân ăn được, ngủ được không chẳng hạn, vì nếu còn ăn ngủ được thì đây là cơ sở tốt để phục hồi. Công tác xã hội cũng vậy, không chỉ quan tâm đến khiếm khuyết hay hạn chế mà còn đặc biệt nghiên cứu những mặt tích cực, những tiềm năng của đối tượng. Ví dụ với hộ A: chỉ có thể cứu trợ. Hộ B: người chồng còn khỏe mạnh, một số con lớn có thể lao động được. Hộ C có người mẹ chồng rất tốt có thể đóng vai trò hoà giải. Hộ D: không đất không vốn nhưng có nhiều tay lao động. Việc nghiên cứu tiềm năng hay các mặt tích cực rất cần thiết vì chính đó là sức bật để đối tượng tự vươn lên. *3: Kế hoạch trị liệu: Trên cơ sở chẩn đoán, tổng hợp bệnh tình, bác sĩ kê toa. Một toa thuốc không chỉ kê tên thuốc mà còn chỉ cách sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, tập luyện. Đối với từng bệnh nhân, bác sĩ chọn một tập hợp các thứ thuốc và biện pháp khác nhau. Trong Công tác xã hội, qua ví dụ giản đơn về các hộ thuộc diện xóa đói giảm nghèo trên, ta thấy họ rơi vào cảnh nghèo bởi nhiều nguyên nhân hay chùm nguyên nhân rất khác nhau… Như bác sĩ kê toa, nhân viên xã hội cũng sọan thảo một kế họach tổng hợp để làm việc với thân chủ của mình. Điểm cốt lõi ở đây là gíup thân chủ với những tài nguyên cần thiết để giải quyết vấn đề. Tài nguyên bên trong là chính ý chí, sức khỏe, nhân cách và tay nghề của họ hay của người thân trong gia đình có thể giúp đỡ họ. Tài nguyên bên ngòai là các cơ sở xã hội, các chương trình dạy nghề, quĩ tín dụng v.v… *4: Thực hiện kế họach trị liệu (hay phát triển): Tuần tự những gì cần làm được thực hiện với sự tham gia tối đa và ý thức của thân chủ. Trong y tế, bệnh nhân càng hiều biết về bệnh tình của mình, càng tích cực áp dụng các biện pháp mà bác sĩ đề ra thì càng mau bình phục. Trong quá trình trị liệu, bác sĩ luôn luôn chẩn mạch lại để tăng hay giảm thuốc. Trong công tác xã hội, trong suốt quá trình giúp thân chủ giải quyết vấn đề hay giúp một cộng đồng phát triển, nhân viên xã hội phải luôn quan sát kỹ các tiến bộ hay trở ngại để luôn luôn thích nghi cho phù hợp. *5: Lượng giá: Lượng giá đã diễn ra ngay trong qúa trình trị liệu như ta vừa thấy, để theo dõi các tiến bộ hay phát hiện các trở lực trong quá trình giúp đỡ. Nhưng cũng phải có một cuộc lượng giá cuối cùng. Khi bác sĩ thấy bệnh nhân hoàn toàn khoẻ mạnh thì cuộc trị liệu chấm dứt ở đây. Cũng có thể bác sĩ nhận thấy bệnh nhân cần một biện pháp điều trị chuyên sâu nên gởi bệnh nhân đến một cơ sở chuyên sâu khác. Với công tác xã hội cũng vậy. Trong kế họach giúp đỡ, cần quan tâm đến yếu tố thời gian. Ví dụ: một chương trình sinh họat nhóm với trẻ, dự trù kéo dài trong 3 tháng; một dự án phát
  • 9. triển cộng dồng thực hiện trong 2 năm. Trong thời gian đó có lượng giá định kỳ để định giá cái được, cái chưa được. Cuối thời hạn là lượng giá tổng quát với sự tham gia của thân chủ, rồi có quyết định hơặc chấm dứt nếu thân chủ tự lực được, hoặc nếu có tiến bộ nhưng chưa hẳn tự lực được, thân chủ cần được giúp đỡ nhưng trong một chương trình hay cơ sở khác. ... Thực ra, mô hình giải quyết vấn đề trên không chỉ được áp dụng trong Công tác xã hội, mà cả trong quản lý cũng như trong nhiều lãnh vực khác. Nó bảo đảm tính khoa học trong cách làm việc, tránh việc làm theo trực giác, kinh nghiệm, hú họa… Và từ đó mới đem lại hiệu quả cao. ngacnhien 2006-07-16, 08:05 PM 3. Các phƣơng pháp Công tác xã hội: Phần trên là cách tiếo cận khoa học để giải quyết một vấn đề xã hội. Ngòai ra, tùy tính chất vấn đề, đặc tính và nhu cầu của từng đối tượng, ngành Công tác xã hội đã phát triển những phương pháp công tác riêng của mình, còn gọi là các mô hình can thiệp. Có thể kể một số phương pháp sau: *1. Công tác xã hội cá nhân: (Case work) Sử dụng mối tương giao giữa nhân viên xã hội và một thân chủ để giúp thân chủ tự bộc lộ tâm tư, xúc cảm, từ đó giúp thân chủ hiểu mình và vấn đề của mình hơn. Với sự hỗ trợ về mặt tâm lý và các tài nguyên vận dụng được, thân chủ sẽ khắc phục được những vấn đề gặp phải. *2. Công tác xã hội nhóm: (Group work) Đối tượng hay thân chủ là một nhóm người đồng cảnh ngộ. NgườI nhân viên xã hội không chỉ nhắm vào từng đối tượng mà tác động và ảnh hưởng đến diễn tiến của nhóm. Ở đây, công cụ chủ yếu không còn là mối tương giao giữa nhân viên xã hội với từng người, mà chính là sự tương tác, ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm viên. Chia sẻ kinh nghiệm, đối thọai giữa các nhóm viên chính là nhân tố giúp cho từng nhóm viên thay đổi, tăng cường, phát huy tiềm năng của mình. Tác động của nhóm nhỏ đối với cá nhân rất mãnh liệt, cho nên phương pháp nhóm ngày càng được sử dụng, không chỉ để tiết kiệm sức lực hay thời gian, mà để đạt đến hiệu quả cao. Công tác xã hội nhóm được sử dụng trong sinh hoạt trẻ, trong trị liệu tâm lý cho mọi đối tượng (trẻ lang thang, phạm pháp, người nghiện ngập v.v…)� � *3. Tổ chức hay phát triển cộng đồng: Vấn đề bao trùm ở các nước đang phát triển là nghèo đói, dốt nát, bệnh tật… Nếu giải quyết từng trường hợp một thì không khác nao muối bỏ bể, họăc như một chuyên gia Liên Hiệp Quốc nói: như đổ nước vào một cái thùng không đáy. Phải có những biện pháp bao trùm và tận căn. Đó là tổ chức huấn luyện cho người dân ý thức
  • 10. hoàn cảnh của họ và liên kết thành sức mạnh để tự giải quyết những vấn đề của mình. Phương pháp này đã chứng minh tính hiệu nghiệm từ vài thập kỷ qua ở các nước nghèo. x Trong giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình hay cộng đồng thường cần phải kết hợp cả 3 phương pháp trên mới đạt được hiệu quả. Đây là 3 phương pháp phổ biến nhất và được thực hiện khi nhân viên công tác xã hội làm việc ở cơ sở, trực tiếp với người dân (trong 2 năm đầu, sinh viên chỉ học 3 phương pháp trên). *4. Biện hộ: Nhưng 3 phương pháp trên chưa đủ, khi vấn đề xã hội mang tính cấu trúc và bắt nguồn từ chính sách, tổ chức. Ví dụ như nghèo đói xuất phát từ một chính sách kinh tế quá nặng về lợi nhuận, thiếu cân bằng, ít quan tâm đến công bằng xã hội. Nạm mại dâm không chỉ là một yếu kém hay lỗi lầm của cá nhân, nhưng còn phát triển mạnh mẽ do quan niệm xem phụ nữ như một món hang và xu hướng người bóc lột người. Chống mạI dâm thì không chỉ cần làm tham vấn, giúp việc làm cho nạn nhân, mà còn phải tố chức chống lại tệ nạn người bóc lột người, có khi phải đấu tranh với những thế lực làm chỗ dựa cho kẻ bóc lột… Do đó, nhân viên xã hội, thân chủ và những người tâm huyết với một vấn đề xã hội cần phải liên kết với nhau để dấy lên một tiếng nói chung qua các phương tiên truyền thong đại chúng, bằng cách tổ chức các phong trào. Muốn thế cần phải có nghiên cứu, thu thập dữ kiện để có các thông tin đầy đủ về hiện trạng của vấn đề. Phải có kỹ năng vận động, tổ chức cao. Tạo mạng lưới (networking) giữa các cơ sở, đơn vị cùng mối quan tâm để trao đổi thong tin, giúp sức cho nhau… là rất cần thiết. *5. Nghiên cứu khoa học: Không thể làm công tác xã hội mà không hiểu biết cặn kẽ thực trạng xã hội và các vấn đề xã hội. Do đó, công tác xã hội rất quan tâm đến nghiên cứu. Về mặt phương pháp, không khác gì các phương pháp khoa học xã hội nói chung, nhưng về đối tượng, công tác xã hội quan tâm đến những vấn đề cụ thể, và trong lãnh vực của mình, sự nghiên cứu nhắm chuẩn bị và lượng giá các chương trình hành động. Nghiên cứu trong công tác xã hội là để phục vụ cho 4 phương pháp kể trên, và kể cả việc sọan thảo chính sách (là phương pháp 6 sau đây). *6. Soạn thảo chính sách: Mỗi quốc gia có đặc điểm, nhu cầu và khả năng riêng. Do đó, căn cứ trên thực tiễn này mà chính phủ phải sọan thảo các chính sách an sinh xã hội cho toàn dân. Thiếu chính sách an sinh xã hội (như tình trạng của xã hội ta hiện nay) thật khó bảo đảm các phúc lợi xã hội và cung ứng dịch vụ xã hội cho dân. Do đó, công tác xã hội không chỉ nhằm giúp đỡ trực tiếp vớI các đối tượng có nhu cầu ở cấp vi mô, mà còn phải tác động ở cấp vĩ mô bằng cách soạn thảo hay ảnh hưởng đến chính sách.� *7. Quản trị xã hội:
  • 11. Các nguyên tắc quản lý cho mọi ngành đều giống nhau, tuy nhiên, ngành công tác xã hội cũng xây dựng một ngành quản lý chuyên biệt của mình nhằm phục vụ các mục tiêu và đối tượng riêng của ngành. Đó là con người và lợi ích của con người. Bộ máy, cơ chế hành chánh có xu hướng quan liêu hóa và quên đi con người. Ngành quản trị xã hội luôn luôn khắc phục những xơ cứng của cơ chế để phục vụ con người, thay vì là một cản trở, nó phải là một chỗ dựa cho mục đích phục vụ. Tùy thụôc vào trình độ phát triển của xã hội và của bộ máy an sinh xã hội mà các biện pháp khác nhau can thiệp vào xã hội được thiết lập. Đến nay ở Việt Nam, chúng ta mới chỉ làm quen với 3 phương pháp đầu vì ngành an sinh xã hội của chúng ta còn non nớt và ta cũng chỉ mới có nhân viên trung cấp. Các phương pháp trình bày trên đây đều là nội dung khoa học chuyên sâu mà nhân viên xã hội có thể theo học từ trình độ trung cấp tới tiến sĩ. ngacnhien 2006-07-16, 08:06 PM 4. Các chức năng của Công tác xã hội:� � Ngành Y hiện đại có 4 chức năng: trị liệu, phòng ngừa, phục hồi và phát triển.� Công tác xã hội cũng vậy, bắt đầu với việc giúp thân chủ giải quyết các vấn đề (chữa trị), Công tác xã hội sớm quan tâm ngay đến phục hồi xã hộI: nghĩa là giúp những người khuyết tật, các đối tượng tệ nạn xã hội không những trở lại cuộc sống bình thường mà còn hòa nhập vào xã hội một cách hài hòa. Chờ tới khi cá nhân hay gia đình rơi vào khó khăn rồi mới giúp đỡ thì hao tốn nhiều công sức và không tốt cho chính đối tượng, nên Công tác xã hội rất quan tâm đến công tác phòng ngừa. Ví dụ các trung tâm vui chơi giải trí cho trẻ nhắm ngăn chặn các hiện tượng trẻ em hư hỏng. Dịch vụ tư vấn giúp các gia đình tránh rạn nứt, đổ vỡ. Ngày nay, đi xa hơn nữa, khía cạnh phát triển được chú trọng đặc biệt. Các chương trình dạy nghề, giáo dục tráng niên về các kỹ năng giao tiếp, hợp tác, quản lý là cách tốt nhất giúp người dân tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề. Ở các nước đang phát triển, khía cạnh phát triển này được đề cao vì đây là cách nhanh chóng nhất để thóat cảnh đói nghèo, lạc hậu. ngacnhien 2006-07-16, 08:07 PM 5. Các lãnh vực Công tác xã hội: Tùy theo tình hình và điều kiện của từng địa phương, Công tác xã hội được phân chia ra thành các chuyên ngành khác nhau. Sự phân chia có thể tùy theo các loại vấn đề hay đối tượng. Có thể kể các lãnh vực sau đây: - An sinh trẻ em và gia đình là một ngành bao trùm, gồm nhiều loại dịch vụ và cách tiếp cận
  • 12. khác nhau, từ cơ sở nuôi dạy trẻ đến các dịch vụ trị liệu gia đình. - Thanh thiếu niên từ bình thường cho đến trẻ khó khăn là một lãnh vực lớn khác. Ở các nước nói tiếng Anh, công tác thanh niên do nhân viên xã hội chuyên nghiệp đảm trách. Ở châu Âu nói tiếng Pháp, giáo dục viên đặc biệt phụ trách thanh thiếu niên ngoài học đường được đào tạo giống như nhân viên xã hội chuyên nghiệp về mặt cơ bản, và đi chuyên sâu trong lãnh vực thanh niên.� � - Người già ngày càng đông là một đối tượng phục vụ với những dịch vụ ngày càng hoàn chỉnh. - Những đối tượng xã hội như người nghiện ngập, mại dâm, người lớn và trẻ em phạm pháp là những thân chủ thường xuyên của các chương trình phục hồi xã hội. - Người bệnh thể chất và tâm thần có rất nhiều nhu cầu về tâm lý và xã hội. Ngày nay Công tác xã hội bên cạnh người bệnh là phổ biến. - Cộng đồng dân cư tự nó là một hệ thống thân chủ. Ở đây, đối tượng phục vụ thuộc đủ lọai người. Mục đích là giúp cho dân cư liên kết với nhau để giải quyết các vấn đề của địa phương. Nhân viên xã hội làm việc ở đâu? � Trước tiên là ở các cơ sở xã hội như trung tâm xã hội, trung tâm cộng đồng với mục đích đa năng. Họ cũng có thể làm việc ở những cơ sở xã hội chuyên ngành như các dịch vụ gia đình, các ơ sở chăm sóc các đối tượng đặc biệt như trẻ em, người già v.v… Ngoài ra, họ còn có mặt ở các ngành khác như bệnh viện, nhà tù, toà án, trường học, xí nghiệp. Công tác xã hội học đường: nhẳm hỗ trợ ban giám hiệu và giáo viên giải quyết các trường hợp cá biệt. Tạo mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng. Đặc biệt, qui chế tòa án gia đình và tòa án thiếu nhi đòi hỏi phải có nhân viên xã hội để góp phần vào hồ sơ xét xử.� Nhân viên quản giáo theo dõi các trường hợp phạm pháp ở cộng đồng phải được đào tạo về công tác xã hội. Xí nghiệp công nghiệp thường có Phòng Công tác xã hội để phục vụ công nhân và gia đình họ. (Ở Việt Nam, Công đoàn phụ trách khâu này. Nhưng vấn đề không phải ai phụ trách, mà tới một giai đọan phát triển nào đó, công tác này phải được chuyên mônm hóa mới đạt được hiệu quả). Pages: 1 6. Ngƣời nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp: � Công tác xã hội không phải độc quyền của một nhóm người, nhưng những mục đích và tính chất khoa học của nó đòi hỏi một đội ngũ có kiến thức và có tay nghề vững chắc. Như đã
  • 13. trình bày, lớp đào tạo chuyên mnôn đầu tiên đã được bắt đầu cách đây gần một thế kỷ. Đế có được tác phong nghề nghiệp, hành động theo nền tảng triết lý của Công tác xã hội, người nhân viên xã hội phải được rèn luyện về 3 mặt: kiến thức, thái độ và kỹ năng.� � Không thể giúp giải quyết các vấn đề xã hội mà không hiểu biết con người (tâm lý học), xã hội (xã hội học, nhân chủng học…) và môi trường xã hội nói chung (kinh tế, chính trị, luật pháp…). Nhưng do “công cụ lao động” của Công tác xã hội là chính con người, chính nhân cách của nhân viên xã hội, nên việc rèn luyện thái độ (chấp nhận, tôn trọng…) hết sức quan trọng. Điều này được thực hiện trong các chương trình thực tập có kiểm huấn.� � Biết mà không biết làm cũng vô ích. Do đó cũng nhờ thực tập, với sự hướng dẫn của một đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao hơn, sinh viên Công tác xã hội tập nốI kết lý thuyết và thực tiễn, chẩn đoán các trường hợp xã hội, thực hiện các kỹ năng như vấn đàm, vãng gia để lần lần nắm được các phương pháp khác nhau của ngành nghề. Trước kia khi nhắc đến công tác xã hội, người ta hay nghĩ từ thiện và hình ảnh các nữ tu, các bà nội trợ rộng lượng có thời gian rảnh rỗI đi viếng các kẻ khó. Ngày nay, nhân viên xã hội là một nhà chuyên môn bên cạnh các nhà chuyên môn khác. Tác viên phát triển, một dạng nhân viên xã hội, còn được gọi là “tác nhân đổi mới” (change agent) là một nhà phân tích, tổ chức, xúc tác, vận động giáo dục quần chúng. Và muốn tạo được sự đổi mới thì tác viên nhất thiết phải đổi mới chính mình trước đã, thông qua học tập, nhất là thay đổi thái độ và hành vi. Công tác xã hội còn là một nghề chuyên môn. Trên thế giới, nghề Công tác xã hội nằm trong danh sách các nghề chính quy bên cạnh y-bác sĩ, giáo viên v.v… Ở nhiều nước (như Mỹ, Pháp, Anh, Philippin…) sau khi tốt nghiệp Đại học, sinh viên còn phải thi them một bằng quốc gia mới có thể hành nghề. Khắp nơi trên thế giới và ở miền Nam VN trước kia, nhân viên xã hội chuyên nghiệp được tổ chức thành một đoàn thể nghề nghiệp. Thế giới có Liên hiệp quốc tế các hội chuyên gnhiệp Công tác xã hội để giúp nhau thong tin, nâng cao tay nghề, bảo vệ quyền lợi chung. Nếu có tay nghề cao và các ý đồ tiêu cực, nhân viên xã hội có thể dung kiến thức và kỹ năng của mình để lèo lái thân chủ và xã hội. Do đó, nh xã hội phải tuân theo quy điều đạo đức chung của nghề nghiệp. Mỗi quốc gia thích nghi văn bản ấy với hoàn cảnh riêng của mình, nhưng nội dung cốt lõi vẫn giống nhau. Chúng tôi xin đơn cử dưới đây trường hợp của Philippin để ví dụ: ngacnhien 2006-07-17, 08:46 AM Các qui điều đạo đức của nhân viên xã hội: Mọi ngành nghề chuyên môn đều có các nguyên tắc đạo đức riêng (ví dụ sinh viên Y khoa phải học về Y đức). Các qui điều đạo đức là kim chỉ nam cho họat động công tác xã hội đồng thời giới hạn những việc làm sai lệch trong khi hành nghề. Các quy điều đạo đức cho nhân viên xã hội khác nhau đôi chút tùy từng quốc gia với hoàn cảnh xã hội đặc thù, tuy nhiên tất cả được đặt trên nền tảng chung như tài liệu của Đoàn chuyên nghiệp xã hội của Philippin sau
  • 14. đây. Khi được chính thức công nhận, nhân viên xã hội phải tuyên thệ sự trung thành với các quy điều này: *1. Chúng tôi tin vào giá trị và phẩm giá của mỗi con người. *2. Chúng tôi tin rằng mỗi người đều có những quyền tự nhiên và xã hội, có khả năng và trách nhiệm phát huy trọn vẹn tiềm năng của mình như một con người. *3. Chúng tôi tin rằng chính quyền và nhân dân đồng trách nhiệm trong việc phát huy công bằng xã hội, bảo đảm phúc lợi kinh tế và xã hội cho mọi người. *4. Chúng tôi tin tưởng nơi con người tự do, sống trong xã hội tự do, nơi đó sự gnhèo đói không phải là định mệnh hay một sự trừng phạt, mà là một điều kiện có thể và phải được thay đổi. *5. Chúng tôi nguyện dấn thân vào công cuộc phát triển dẫn tới cụôc sống sung mãn cho mỗi người trong một xã hội công bằng và một nền kinh tế thịnh vượng. *6. Chúng tôi nguyện đóng góp vào việc nâng cao tối đa chất lượng sống cho mọi người. *7. Chúng tôi luôn hành động theo hướng sau đây: - Người nhân viên xã hội sẽ đóng góp tối đa cho công cuộc xây dựng quốc gia. - Đặt phúc lợi của những người mình phục vụ ở vị trí hàng đầu. - Chấp nhận với sự tôn trọng và hiểu biết thân chủ, đồng nghiệp và mọi người mình tiếp xúc trong họat động nghề nghiệp. - Dấn thân vào các chương trình hành động xã hội có lợi cho nhân dân và xứ sở. - Luôn luôn tự tạo điều kiện để học hỏi, nâng cao tay nghề. - Chấp hành các quy chuẩn của nghề nghiệp. nguồn: Thelma Lee – Mendoza, Social Welfare and Social Work (An sinh xã hội và Công tác xã hội) E.Q. Corneijo and Sons Cebu City, Philippines, trg 105-107. ngacnhien 2006-07-17, 11:49 AM Hì hì, thế là xong phần trích. Hy vọng những đoạn trên cung cấp cho các độc giả của diễn đàn tamlyhoc.net chúng ta một cái nhìn toàn cảnh và khái quát về môn Công tác xã hội, một ngành khoa học đối với nước ta còn mới mẻ nhưng rất cần thiết. Tớ thích giáo trình này vì cách trình bày giản dị, dễ hiểu nhưng lại chứa đầy tâm huyết và rất có tính thực tiễn. Sau chương I là phần đại cương đã trích trên, phần II nói về Công tác xã hội cá nhân, phần III về Công tác xã hội nhóm. Toàn bộ phần lý thuyết này chỉ chiếm khoảng 60 trang. Hơn 80 trang còn lại là phần trích "các trường hợp điển cứu" (tức tập tuyển các trường hợp cộng tác xã hội cụ thể đã thực hiện ở VN do các nhân viên chuyên môn hay sinh viê thực tập thực hiện). Điểm rất hay của giáo trình là chú trọng rất nhiều đến phần thảo luận và thực tập cho sinh viên: học là hành ngay, chứ không quá chú trọng vào lý thuyết.
  • 15. phuongminh 2006-11-21, 06:05 PM DUY TRÌ NỀ NẾP TRONG VIỆC THAY ĐỔI HÀNH VI SỨC KHOẺ LÊ MINH THUẬN – PHAN THỊ HOÀI YẾN Đại học y dược tphcm 1. THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI HÀNH VI Trách nhiệm đầu tiên của ngươi chuyên gia là xác định sự quan tâm của đối tượng trong mỗi một bước chuyển đổi hành vi. Nói một cách chính xác hơn là các chuyên gia có thể phân biệt rõ ràng các bước, để mọi thứ dễ dàng hơn thì nên có những can thiệp ngắn-nhưng phải thật chính xác- trong suốt các lần thăm bệnh. Trách nhiệm chính của các chuyên gia là thúc đẩy đối tượng từng bước một. Các chuyên gia là những người mà quan tâm đến giả thuyết ngăn ngừa sự gượng ép trong việc thực hiện thay đổi hành vi của đối tượng cũng như những cảm nhận của họ về tính khẩn cấp của những thay đổi này. Nếu các chuyên gia quên đi rằng hầu hết con người ta thường tranh đấu cho hướng đi của bản thân mình và chống lại sự ép buộc thì điều này chỉ chống lại chuyên gia� và làm hỏng mối quan hệ chuyên gia -đối tượng mà thôi và khoảng thời gian trước đó chính� là chìa khóa để tạo ra sức ảnh hưởng của người chuyên gia� đến người bệnh của mình. Sự xấu hổ và bối rối có thể đưa đối tượng đến việc tránh né đối diện lại với chuyên gia� của mình. Các chuyên gia cũng phải nhớ là họ không có quyền hành lẫn toàn bộ sức mạnh. Chỉ nhấn mạnh khía cạnh của tình huống hiện tại mà gây trở ngại cho việc di chuyển đến bước kế tiếp của tiến trình thay đổi hành vi; tốt nhất là ngay khoảng thời gian chăm sóc sức khỏe ban đầu và nguồn lực giúp thay đổi hành vi. Bởi vì việc thay đổi hành vi là một lĩnh vực thực hành mà nhiều chuyên gia dễ nản lòng. Quan trọng là cảnh giác đối với những cảm nhận khi phải đối diện với cả sự cáu giận và sự thờ ơ khi tiếp xúc với đối tượng. Bằng cách phản hồi lại những cố gắng của đối tượng trong việc thay đổi hành vi, các chuyên gia� có thể đánh giá cao hơn thời gian, khởi đầu mà không gặp may, và vòng quay tự nhiên của tiến trình thay đổi. Điều này khiến đối tượng dễ cảm nhận và bộc lộ cảm xúc của mình về những khó khăn trong suốt chặng đường dài của các bước thay đổi hành vi. Nghiên cứu đã chứng minh tính hằng định về sức mạnh của cảm xúc và bao gồm cả người cỗ vũ trong việc thúc đẩy chiều hướng phát triển tốt của tiến trình thay đổi hành vi. Nó cũng giúp chấp nhận thái độ hiếu kỳ với bất kỳ những cư xử của người bệnh trong các tình huống mà dường như có vẻ phi lí hoặc phản tác dụng. Gạt bỏ những hành vi chẳng hạn như là sự ngớ ngẩn, sự lệ thuộc, sự thiếu trách nhiệm, hoặc là sự biểu lộ của các rối loạn cá nhân… có thể gây trở ngại đối với quy tắc hữu dụng của sự yêu cầu. Thay vì thế, các chuyên gia có thể cân nhắc lý do tại sao mà các đối tượng này chờ hàng tuần để sắp xếp thời gian gặp gỡ chuyên gia, ngồi chờ tại phòng nhận bệnh thêm hơn nửa tiếng đồng hồ vì chuyên gia� tới trễ, chi trả chi phí thăm bệnh, thể chất lẫn tinh thần đều không đủ thoải mái khi thảo luận về vấn đề của họ, và sau đó thì lại không tuân theo hoàn toàn những lời khuyên mà giúp quyết tâm cải thiện hành vi hiện tại. Chuyên gia� có thể bày tỏ sự hiếu kì đối với đối tượng,ví dụ như có thể nói: “Tôi to mò muốn biết tại sao ông/bà nghĩ là ông/bà có thể bắt đầu chương trình luyện tập mà chúng ta đã thảo luận trong lần viếng thăm trước. Ong/bà nghĩ điều gì là quan trọng nhất mà ông/bà phải làm để đưa việc luyện tập vào thời gian biểu thông thường của mình?”. Những câu hỏi như thế thường biểu lộ thái độ hiếu kỳ nhưng hết sức tôn trọng và tập trung vào người bệnh thông qua việc xác định và� khắc phục các trở ngại đặc biệt của việc thay đổi. Những thành công giúp đối tượng nhìn nhận lại chính họ như họ đã cam kết trong tiến trình
  • 16. liên tục để thay đổi hành vi đặc biệt, và người chuyên gia� có thể giúp tiến trình này đạt được kết quả tốt nhất. Nếu đối tượng mất trung bình 7 năm (như báo cáo của một nghiên cứu) để chuyển từ bước tiền dự định sang bước duy trì, thì sự can thiệp mang tính kỹ năng trong khoảng thời gian 4 năm là một sự cải thiện đầy ý nghĩa. Hiểu được chiều dài thời gian đòi hỏi cho những thay đổi đó có thể làm nhẹ gánh cho các chuyên gia về tính khẩn cấp và áp lực mà các mục tiêu không thực tế đem đến. 2. CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA BƯỚC TIỀN DỰ ĐỊNH Người thầy thuốc nên hỏi những câu hỏi thích hợp đi thẳng vào vấn đề trước khi cố gắng thuyết phục đối tượng thay đổi hành vi, ví dụ như:”Ông bà nghĩ là việc hút thuốc của mình gây ra những tác động gì đến căn bệnh hen suyễn của mình?”. Những câu hỏi loại này, hỏi đối tượng về những dự định liên kết có thể giữa các triệu chứng thực thể mà gây khó chịu cho họ với những hành vi mà có thể khiêu khích những triệu chứng đó, đều rất hữu dụng đối với những người đang ở bước tiền thay đổi (chưa có ý định thay đổi) Những đối tượng có tính cách phòng vệ thường có thể từ chối nếu như người thực hiện xin phép hỏi về khả năng có thể thực hiện của họ ở bước tiền dự định trước khi thảo luận về vấn đề, ví dụ như: “ông/bà có nghĩ là liệu chúng ta có thể nói qua một ít về vấn đề dùng rượu của ông/bà trước khi đề cập đến vấn đề mà ông/bà quan tâm ngày hôm nay hay không?”. Những vấn đề cần bàn của người chuyên gia� nên được liên hệ với mối quan tâm mà đối tượng sẵn sàng bộc lộ. Nếy như một đối tượng nữ hỏi về việc kiểm soát sinh đẻ, người chuyên gia� có thể sử dụng mối quan tâm của bà ta về vấn đề mang thai như là nền tảng để hỏi xem trước đây bà ta quan tâm như thế nào đối với việc tự bảo vệ mình trong mỗi khi quan hệ tình dục. Đối với các đối tượng mà thường phàn nàn về chứng đau đầu của họ, ta có thể hỏi răng điều gì đã xảy ra trong cuộc sống thường nhật mà họ cho là có thể ảnh hưởng đến chứng đau đầu của mình. Đây là cách để kiểm tra các lo lắng trong cuộc sống của người bệnh bằng cách đặt họ vào một chủ đề tự nhiện và tránh để đối tượng nghi ngờ rằng chuyên gia� đang gạt bỏ ý nghĩ về vấn đề chẳng hạn như”tất cả đều từ trong suy nghĩ của ông/bà mà ra thôi”. Sự không nhất quán giữa hành vi hiện tại và mục tiêu thực hiện của đối tượng về những cảm nhận tốt hơn và những lo lắng ít nhất nên được chú trọng kỹ lưỡng. Các chuyên gia� cũng nên thể hiện mối quan tâm của họ về việc đối tượng có thể không đạt được kết quả như mong muốn nếu không xác định rõ các vấn đề đặc biệt. Chuyên gia: Tôi quan tâm đến việc ông/bà luôn lo lắng về các cơn nhồi máu cơ tim khác trừ khi ông/bà biết rằng những thay đổi trong lối sống của ông/bà có thể sẽ làm giảm nhẹ các nguy cơ. Tôi lo rằng không có loại dược phẩm nào có thể giải thoát cho ông/bà khỏi những khó chịu ở dạ dày nếu như ông/bà vẫn tiếp tục uống rượu và cà phê. Mục tiêu của bước này là làm tăng ý chí để hiểu (có ý định) rõ về mối liên quan giữa hành vi và khỏe mạnh về thể chất như là một bước đầu tiên theo khuynh hướng của việc thay đổi hành vi. Rất nhiều các công việc thực tế của bước có ý định thay đổi hành vi được giải quyết xong ngay trong các lần khám bệnh, và các chuyên gia� có thể hỏi xem đối tượng đã sẵn lòng suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề thay đổi hay chưa, theo dõi và tìm hiểu về bản thân các vấn đề cũng như các giải pháp cho vấn đề mà họ đang quan tâm trước khi chuyển qua các bước tiếp theo. Chuyên gia� nên chắc rằng mình đã ghi chú đầy đủ các đáp ứng của người bệnh và chú ý đến điều này trong lần tái khám kế tiếp. 3. CÁC CHIẾN LƯỢC CHO BƯỚC DỰ ĐỊNH THAY ĐỔI HÀNH VI. Ở bước này cũng vậy, người chuyên gia� nên gợi ra những triển vọng của đối tượng trước khi đưa ra lời khuyên, với những câu hỏi mà nhằm vào việc thừa nhận các khuynh hướng của sự thay đổi: Chuyên gia : Ông/bà nghĩ gì về tình trạng hút thuốc hiện tại của bản thân và Ông/Bà nghĩ là mình có thể làm gì đối với vấn đề này?
  • 17. Các đối tượng có thể giúp xác định những thuận lợi và bất lợi của việc thay đổi và kiểm tra được sự hài lòng hiện tại và kết quả sau cùng của hành vi có vấn đề thì cũng tốt như là việc đoán trước kết quả của việc thay đổi hành vi. Dường như rõ ràng là người ta thường làm những việc không có lợi cho sức khỏe bởi vì họ mong muốn nhận được cảm giác thú vị do các hành vi đó mang lại. Nhiều đối tượng tin tưởng là họ sẽ khấm khá (phong lưu hơn) hơn nếu họ khác đi, luyện tập nhiều hơn, uống ít đi, ngừng hoặc giảm từ từ việc lạm dụng thuốc, giảm cân, giảm stress, và những điều tương tự như vậy. Những người có ý định thay đổi hành vi thường trở nên bị trói buộc bởi sự mâu thuẫn trong tư tưởng trên khả năng có thể rằng bản thân tiến trình thay đổi sẽ làm nảy sinh những khó chịu về mặt tâm lý và thể chất, hao tiền tốn của, và cũng có thể là sẽ gặp thất bại: Họ có thể cần sự giúp đỡ trong việc xác định và làm theo con đường mà họ đã chọn để vượt qua tất cả các trở ngại. Các chuyên gia� có thể hỏi đối tượng về những trở ngại lớn nhất mà đối tượng đã gặp trong quá trình thay đổi để cùng nhau tìm cách giải quyết hoặc cải thiện nó tốt hơn; đồng thời tập trung sự quan tâm của họ vào những trở ngại này. Các đối tượng than phiền - bởi vì sức mạnh ý chí của họ không đủ mạnh -� do dó họ không đủ ý chí để bỏ thuốc lá, bỏ việc lạm dụng thuốc hay rượu, hoặc vì việc thay đổi bất kỳ hành vi nào cũng đều nên được hỏi các câu chẳng hạn như là:”Nếu ông tin chắc rằng cuộc sống của vợ ông tùy thuộc vào việc ông bỏ thuốc trong vòng 3 tháng, thì ông có nghĩ là mình có thể chống lại sự cám dỗ đó trong thời gian dài hơn không? Khả năng thực hiện việc đó xuất phát từ đâu?” Một cách đơn giản, các đối tượng nên được hỏi là họ nghĩ gì khi cam kết thay đổi hành vi: phuongminh 2006-11-21, 06:06 PM TIếP THEO KHOA HỌC HÀNH VI 1. CÁC CHIẾN LƯỢC CHO BƯỚC CHUẨN BỊ/ XÁC ĐỊNH. Các đối tượng nên được khuyến khích đặt ra một ngày để bắt đầu hành động. Họ nên được giúp đỡ để hiểu rõ ràng hơn về chướng trình mà họ đang có kế hoạch tuân theo, bao gồm các các hoạt động có cấu trúc hoặc là phản xạ. Tóm lại là có thể được làm cho nó dễ hiểu và rõ ràng hơn. Chuyên gia: Nào, kế hoạch của Ông/Bà để bắt đầu chú ý đến việc giảm cân vào tháng tới với mục tiêu là giảm 7 kg phải không? Ông/Bà nên tự luyện 30 phút các bài tập aerobic; và một tuần thì tập 4 lần như thế. Những lời dẫn giải đó nên được ghi chú trên một biểu đồ theo dõi, và đối tượng nên được thông báo là chuyên gia� của họ luôn quan tâm đến việc lắng nghe về những gì sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới. Các đối tượng nên được hỗ trợ với sự cam đoan một lần nữa rằng hành động ban đầu để thay đổi hành vi có vấn đề thì luôn luôn là một điều đúng và cần thiết phải cố gắng. Thậm chí ngay cả khi sự cố gắng không thành công, thì các kinh nghiệm thu được cũng sẽ giúp bạn có được các thông tin về việc làm thế nào để cuối cùng có thể thành công. Điều này thì quan trọng không chỉ trong việc bộc lộ cảm xúc, sự tự tin, và hy vọng rằng đối tượng là những người mà không thành công trong việc thực hiện bước đồng ý với chuyên gia� về kế hoạch thực hiện; họ cảm thấy quá ngượng mỗi khi nhìn thấy chuyên gia� của mình và họ bắt đầu né tránh. Bởi vì các GIAO� phó chung thì cũng dễ được nhận hơn là các việc mang tính cá nhân, các đối tượng nên được khuyến khích để nói nhiều hơn về các GIAO� ước cho việc thay đổi hành vi. Việc theo dõi các thay đổi của đối tượng thì cũng không kém quan trọng, nó không chỉ bao
  • 18. gồm việc ghi lại các điểm cần chú ý, gởi một tấm bưu thiếp, hoặc yêu cầu đối tượng ghi chú hoặc nhắn tin qua điện thoại sớm sau khi đã đề xuất ngày bắt đầu. Các chuyên gia nên nêu bật các GIAO� ước với người bệnh như là một bước quan trọng vượt ra khỏi giới hạn ưu tiên của bước dự định thay đổi hành vi và do đó đáng được chú ý đặc biệt. 2. CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA BƯỚC HÀNH ĐỘNG (thay đổi hành vi) Các hướng dẫn thân thiện về những đặc trưng của các hoạt động của đối tượng sẽ thúc đẩy việc thay đổi; làm tăng các hỗ trợ và khuyến khích của những người có chuyên môn cùng với các hỗ trợ xã hội khác của người bệnh. Các chuyên gia cũng nên hỏi về bất kỳ những trở ngại nào mà đối tượng gặp phải (những trở ngại và các kỳ vọng nào được đối tượng mong đợi nhất) và làm thế nào để họ nắm bắt được vấn đề. Các chuyên gia có thể đề nghị đối tượng của mình viết ra những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thay đổi hành vi và trình bày chúng một cách nổi bật như là một sự hỗ trợ để duy trì động cơ của họ. Một thái độ chấp nhận khuyến khích đối tượng cố gắng giải quyết vấn đề thì thích hơn là việc thúc đối tượng chấp nhận nó. Các đối tượng nên được hỏi xem họ có chấp nhận được tham vấn bởi bất kỳ chuyên gia nào tham gia trong chương trình không? Một tiếp xúc ngắn với một nhà tham vấn về các hóa chất lệ thuộc, nhóm các nhà lãnh đạo tổ chức không hút thuốc, chuyên gia tâm lý và những người tương tự sẽ chứng minh rằng các chuyên gia đã lượng giá và hỗ trợ các nỗ lực của người bệnh trong hầu hết khoảng thời gian mà đối tượng có khả năng bị tổn thương của quá trình thay đổi hành vi. Nó quan trọng trong việc giúp đỡ các đối tượng chuẩn bị cho việc lấy lại được thăng bằng từ những sai lầm đã qua – chẳng hạn như hút thuốc, uống rượu, bỏ các bài tập hoặc các cuộc họp giao, ăn nhiều thức ăn trong một bữa ăn,..Một sai lầm không nên kéo theo sự suy sụp; nếu đối tượng có sự dự tính về các khả năng có thể xảy ra và chuẩn bị rằng họ sẽ nghĩ như thế nào về các sai lầm cũng như làm thế nào để sửa chữa khi đã nhận ra nó:ném những gì còn lại gói thuốc; đổ phần rượu còn lại trong chai; thay vào đó là các bài tập thể lực hoặc các cuộc họp giao ; ăn ít hơn bình thường trong bữa ăn kế và xác nhận một lần nữa sự cam kết vượt qua vấn đề hành vi. Có nhiều cách để theo dõi (ví dụ như: ghi chú, gọi điện thoại, nhắc nhở) nên� được lên thời khóa biểu cả trong việc cập nhật tiến trình và bày tổ sự hỗ trợ đối với đối tượng. Các chuyên gia có thể đưa cho đối tượng các danh thiếp và đề nghị họ viết các mẩu ghi chú về quá trình thay đổi của họ trong vòng 2 đến 4 tuần sau khi có những nỗ lực thay đổi mới. Một cú điện thoại gọi từ văn phòng điều dưỡng cho đối tượng có thể giúp đoan chắc một lần nữa với đối tượng và cung cấp các báo cáo của họ về tiến trình thực hiện thay đổi. Ghi chú trên biểu đồ sẽ nhắc nhở chuyên gia và nhân viên văn phòng hỏi thăm về các nỗ lực cần thiết cho việc thay đổi ở lần tiếp xúc kế tiếp đối với đối tượng. 3. CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA BƯỚC DUY TRÌ Hỏi thăm xem làm thế nào để đối tượng cảm thấy tốt nhất trong việc duy trì thành quả đạt được ở bước hành động là bước đầu hết sức quan trọng. Chuyên gia: Ông/Bà định làm gì để giữ thành quả giảm cân? Ông/Bà có tham gia nhóm đồng đẳng thường xuyên không? Ông/Bà cảm thấy chương trình luyện tập tốt như thế nào đối với bản thân mình? Duy trì thành công thường bao gồm việc quyết định thay đổi lối sống để mà có các hiệu quả xác thực và có ý nghĩa bên cạnh việc kiểm soát nguồn căn của vấn đề. Các đối tượng ít vận động là những người phải bắt đầu chương trình luyện tập bằng các bài tập rèn luyện thân thể phù hợp với tình trạng tim mạch của bản thân, chẳng hạn như lợi tức, của cả việc kiểm soát cân nặng trong thời gian dài và những kỹ năng không mong đợi trong các khóa huấn luyện tennis. Thêm vào đó, các nhà lâm sàng, những người mà đã từng thành công trong việc bỏ thuốc, giảm cân hoặc trở nên khỏe mạnh hơn về thể chất,…đôi khi có thể dùng chính bản thân mình làm ví dụ thực tế về khả năng thực tế của việc duy trì hành vi. Ở đây chìa khóa
  • 19. chính là việc nhấn mạnh rằng hành vi mới có thể trở thành một phần không thể thiếu của một cuộc sống khỏe khoắn và lành mạnh. Các đối tượng nên được hỏi về các sơ suất mà họ đã trải qua cũng như việc họ đã đáp ứng với những điều này như thế nào. Thậm chí ngay khi các đối tượng nói rằng họ đã ngừng hút thuốc hoặc uống rượu rồi, điều này vẫn là một ý tưởng tốt cho việc cảm nhận một cách khách quan nhất: ”Ông/Bà có bao giờ uống chỉ một ly hay hút chỉ một điếu kể từ khi đã bỏ chúng hay không?”. Khá nhiều người trong số những người thành công trong việc thay đổi hành vi cho biết rằng có ít nhất một lần phạm lỗi trở lại, và thảo luận xem làm thế nào để ngăn ngừa khả năng tái phát, tăng cường và củng cố cam kết của họ đối với vấn đề này; đồng thời xác định các tình huống có nguy cơ gây tái phát hành vi cũ. Điều quan trọng là nhấn mạnh sự khác biệt giữa sự mắc sai lầm và việc tái phát hoàn toàn ở đối tượng. Bởi vì nhiều đối tượng thậm chí không muốn quan tâm đến việc sửa chữa sai lầm, họ có thể không chuẩn bị cho các hoạt động đối phó thích hợp nếu như nó xảy ra. Các đối tượng nên được chuẩn bị trước các sai lầm có khả năng xảy ra và có kế hoạch làm thế nào để ứng phó với nó. Họ có thể phản đối rằng chuyên gia� quá bi quan: giải thích cho đối tượng rằng những chuẩn bị như thế là cách tốt nhất để bảo vệ các thành quả đạt được của họ ở mức độ rõ ràng hơn. Các đối tượng cũng nên được hỏi rằng họ đã học được những điều gì trong suốt tiến trình thay đổi và mức độ tự tin của họ đối với việc duy trì những thay đổi đó trong khoảng thời gian tới. Họ nên được hỏi rõ hơn để có thể trình bày lại các tình huống nguy cơ cao nhất khiến họ có thể mắc sai lầm hay thậm chí là tái phát hành vi cũ - một buổi tiệc họp mặt, một cảm xúc nào đó chẳng hạn như giận dữ, buồn chán, hoặc quá hứng thú – và phải chuẩn bị như thế nào để mà họ có thể kiểm soát được các tình huống như thế mà không mắc sai lầm. Mỗi một kế hoạch như thế thường bao gồm việc thể hiện mối quan tâm, hỗ trợ, cũng như những điều cần lưu ý đề phòng và thận trọng đều là chìa khóa quyết định sự thành công của bước duy trì. Các chuyên gia phải thật thận trọng trước bất kỳ dấu hiệu nào của sự nhiệt tình thái quá cũng như các biểu hiện hiếu kỳ về mặt nguyên nhân. Nếu như không được chú ý sớm, các đối tượng thường cảm thấy chán nản, thoái chí khi sự tiến triển của một mặt nào đó chưa giải quyết được các vấn đề không thõa mãn trong cuộc sống của họ. Có thể họ cảm thấy rằng người khác không nhận ra hoặc không đánh giá đúng những nỗ lực mà họ đã cố gắng thực hiện. Những lời khen ngợi thật lòng của các chuyên gia cộng với thông điệp: “Tôi đang ủng hộ tích cực Ông/Bà” sẽ nhắc nhớ họ mỗi khi họ có dấu hiệu nản lòng. 4. CÁC CHIẾN LƯỢC CHO BƯỚC TÁI PHÁT (quay trở về hành vi cũ) Chìa khóa của mối quan hệ tái phát là khúc xạ như là một bài học kinh nghiệm đáng giá rằng việc đưa ra một giải pháp xem tốt nhất nên làm thế nào để có thể di chuyển đến bước kế tiếp của việc thay đổi hành vi là một việc cần thiết. Và do đó, yếu tố cần thiết mà các chuyên gia thể hiện sự quan tâm của họ trong bước cuổi cùng của sự thay đổi là đề nghị đối tượng mô tả một cách chính xác rằng họ đã làm thế nào để có thể có được các thành công ban đầu và họ đã phạm phải những sai lầm nào khiến họ tái phát hành vi cũ. Nhiều đối tượng nhắc lại – và điều này thì sai lầm – kết luận rằng: “Tôi đã cố gắng nhưng không làm được; do đó, tôi sẽ không bao giờ làm việc này nữa”. Đây là một phát biểu quá chung chung; nó phủ nhận tất cả những thành công trước đây trong nỗ lực thay đổi ở bước kế tiếp. Phản ứng của các chuyên gia� có thể là: Chuyên gia: theo mô tả của Ông/Bà thì có vẻ như Ông/Bà đã rất thành công trong việc bỏ thuốc ở bước đầu tiên, và bây giờ Ông/Bà hoàn toàn có thể làm tốt y như thế. Chỗ sai duy nhất chính là ở cái suy nghĩ rằng Ông/Bà có thể hút chỉ một điếu thuốc và không nhận ra rằng nó có thể nguy hiểm như thế nào đối với ông/bà. Những cố gắng tiếp theo của quá trình thay đổi thì chắc chắn là nên được thảo luận–khi nào
  • 20. thì thích hợp hơn là nếu như. Những đối tượng nên được nhắc nhở rằng tất cả những phân tích và những kết luận mà đưa đến việc quyết định thay đổi lần cuối thì vẫn có giá trị. Nếu như sự thay đổi trước đây là một quyết định đúng đắn thì đến giờ nó vẫn là một quyết định đúng. Câu hỏi mà buộc phải trả lời là :”Ông/Bà cần làm gì ở bước tiếp theo để hướng trở lại việc thay đổi hành vi”. Nên nhớ rằng có rất nhiều đối tượng nghĩ rằng họ là những người dễ có khả năng tái phát, thậm chí là họ cho rằng sự quan tâm và GIAO� phó của các chuyên gia� đối với họ ở các bước trước đây dường như không tương xứng. Những người dễ có khả năng tái phát có thể cảm thấy họ dễ mất tinh thần hơn là chú ý vào những điểm khả thi ở các công việc được hiểu ngầm là phải thực hiện, để nỗ lực hết mình trong việc duy trì những mong muốn thay đổi hành vi. Một trong những mặt hữu dụng trong các chiến lược thay đổi cái kiểu suy nghĩ đó chính là sự lạc quan của cả chuyên gia� và đối tượng. Những khái niệm gắn liền với quy trình thay đổi nếu được nắm vững và thực hiện bền bỉ qua thời gian thì chắc chắn sẽ đối nghịch lại với sự thất vọng và sự bi quan thường thấy ở cả chuyên gia� và đối tượng.