SlideShare a Scribd company logo
1 of 102
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com


                                LỜI MỞ ĐẦU

       Các doanh nghiệp muốn tồn tại trong thị trường phải luôn vận động, biến
đổi để tạo cho mình một vị trí và chiếm lĩnh những phần thị trường nhất định.
Sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi họ phải xây dựng cho được một chiến lược cạnh
tranh có hiệu quả để đứng vững, và cạnh tranh không chỉ với công ty trong nước
mà cả với các hãng tư bản nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Trong nền
kinh tế thị trưòng của một quốc gia nói riêng và trên toàn thề giới nói chung, vấn
đề cạnh tranh không phải là vấn đề mới nhưng nó luôn là vấn đề mang tính thời
sự, cạnh tranh khiến thương trường ngày càng trở nên nóng bỏng.
       Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế
vì những lợi ích mang lại từ hoạt động kinh tế này, nhưng mức độ tham gia còn
hạn chế. Ngành may mặc của Việt Nam tuy được coi là một trong những ngành
mũi nhọn trong chiến lược hướng về xuất khẩu, nhưng lại chưa thực sự khẳng
định mình trên thị trường thế giới. Lượng hàng xuất khẩu trực tiếp còn thấp, chủ
yếu là thực hiện theo đơn đặt hàng gia công của nước ngoài. Do vậy, tính cạnh
tranh của sản phẩm may mặc chưa được quan tâm đầy đủ.
    Là một doanh nghiệp Nhà nước công ty dệt may Hà Nội (trực thuộc tổng
    công ty dệt may Việt Nam) từ khi thành lập đến nay, trải qua nhiều gian nan
    vất vả nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cùng với sự phát triển
    của đất nước, công ty dệt may Hà Nội đã dần hoàn thiện mình và đang cố
    gắng góp phần khẳng định khả năng phát triển của ngành dệt may xuất
    khẩu. Sản phẩm của công ty may Hà Nội gồm nhiều chủng loại gồm các sản
    phẩm về sợi, vải, mũ, khăn, nhưng chất luợng mẫu mã, giá cả...của sản phẩm
    cùng cách tổ chức điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của
    công ty còn nhiều bất cập. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị
    trường trong và ngoài nước, từ đó nâng khả năng thu lợi nhuận, công ty dệt
    may Hà Nội phải thực sự quan tâm tới việc lập và thực hiện hiệu quả chiến

  NguyÔn ThÞ H¹nh                           1                  QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

    lược kinh doanh, trong đó phải đặc biệt chú trọng tới chiến lược cạnh tranh
    của sản phẩm xuất khẩu của công ty trên thị trường quốc tế.
      Trong chuyên đề, với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học trong
    trường vào thực tế chuyên đề sẽ làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề cạnh tranh
    và nâng cao khả năng cạnh tranh. Nghiên cứu thực trạng cạnh tranh ở công
    ty dệt may Hà Nội để thấy được mức độ ảnh hưởng của cạnh tranh tới sự tồn
    tại và phát triển của công ty. Qua đó đưa ra một số phương hướng, biện pháp
    nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh ở công ty trong qúa trình công nghiệp
    hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận . Nội dung và kết cấu chuyên đề gồm 3 chương
- Chương I : Lý luận cơ bản về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
- Chương II : Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty
- Chương III : Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
   của công ty dệt may Hà Nội
    Do những hạn chế về kiến thức, thời gian, hơn nữa đây cũng là một vấn đề
    mới và phức tạp luôn biến động nên chuyên đề không thể tránh được những
    thiếu sót nhất định.Vì vậy em mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến
    của thầy cô. Em cũng xin chân thành cảm ơn Th.s Tạ Lợi đã giúp em hoàn
    thành chuyên đề này.


                                                Hà Nội, tháng 4 năm 2003.




  NguyÔn ThÞ H¹nh                           2                   QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com


                                   CHƯƠNGI
 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ SỨC CẠNH
                       TRANH CỦA HÀNG HOÁ.
I. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ SỨC CẠNH
TRANH CỦA HÀNG HOÁ.
1 1.Khái niệm về cạnh tranh và sức cạnh tranh.
       Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội.
    Trong mọi phương diện của cuộc sống ý thức vươn lên luôn là yếu tố chủ
    đạo hướng suy nghĩ và hành động của con người. Họat động sản xuất kinh
    doanh là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, trong đó ý thức
    vươn lên không đơn thuần là mong muốn đạt được một mục tiêu nào đó mà
    còn là tham vọng trở thành người đứng đầu. Suy nghĩ và hành động trong
    sản xuất kinh doanh bị chi phối rất nhiều bởi tính kinh tế khắc nghiệt. Trong
    giai đoạn hiện nay, yếu tố được coi là khắc nghiệt nhất là cạnh tranh. Môi
    trường hoạt động của doanh nghiệp ngày nay đầy biến động và cạnh tranh
    hiện nay là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế tham
    gia vào thị trường nhằm giành giật nhiều các lợi ích kinh tế hơn về mình.
    1.1Khái niệm về cạnh tranh.
      Ở mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội khái niệm về cạnh tranh
    được nhiều tác giả trình bày dưới những góc độ khác nhau. Dưới thời kỳ
    Chủ nghĩa tư bản (CNTB) phát triển vượt bậc Mác đã quan niệm: “ Cạnh
    tranh chủ nghĩa tư bản là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản
    nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng
    hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hoá
    tư bản chủ nghĩa (TBCN) và cạnh tranh TBCN, Mác đã phát hiện ra quy luật
    cạnh tranh cơ bản là: quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa
    các ngành. Nếu ngành nào, lĩnh vực nào có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có nhiều


  NguyÔn ThÞ H¹nh                           3                  QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

    người để ý và tham gia. Ngược lại, những ngành, lĩnh vực mà có tỷ suất lợi
    nhuận thấp sẽ có sự thu hẹp về quy mô hoặc là sự rút lui của các nhà đầu tư.
    Tuy nhiên sự tham gia hay rút lui của các nhà đầu tư không dễ dàng một
    sớm, một chiều thực hiện được mà là cả một chiến lược lâu dài đòi hỏi phải
    có sự tính toán kỹ lưỡng.
      CNTB phát triển đến đỉnh điểm chuyển sang chủ nghĩa đế quốc rồi suy
    vong và cho đến ngày nay nền kinh tế thế giới đã dần đi vào qũy đạo của sự
    ổn định và xu hướng chính là hội nhập, hoà đồng giữa các nền kinh tế, cơ
    chế hoạt động là cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước
    thì khái niệm cạnh tranh mất hẳn tính giai cấp, tính chính trị nhưng về bản
    chất thì vẫn không thay đổi. Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh
    đua giữa các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm đạt được những điều kiện
    thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để đạt được những mục tiêu của tổ
    chức, doanh nghiệp đó.
      Theo lý thuyết tổ chức doanh nghiệp công nghiệp thì một doanh nghiệp
    được coi là có sức cạnh tranh và đánh giá nó có thể đứng vững cùng với các
    nhà sản xuất khác, với các sản phẩm thay thế, hoặc bằng cách đưa ra các sản
    phẩm tương tự với mức giá thấp hơn cho sản phẩm cùng loại, hoặc bằng
    cách cung cấp các sản phẩm có cùng đặc tính nhưng với dịch vụ ngang bằng
    hay cao hơn. Một định nghĩa khác về cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh có thể
    định nghĩa như là một khả năng của doanh nghiệp nhằm đáp ứng và chống
    lại các đối thủ cạnh tranh trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ một cách lâu dài
    và có lợi nhuận”.
                                                          Thực chất cạnh tranh là
    sự tranh giành lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia vào thị trường với tham
    vọng “mua rẻ-bán đắt”. Cạnh tranh là một phương thức vận động của thị
    trường và quy luật cạnh tranh là một trong những quy luật quan trọng nhất
    chi phối sự hoạt động của thị trường. Sở dĩ như vậy vì đối tượng tham gia

  NguyÔn ThÞ H¹nh                           4                   QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

    vào thị trường là bên mua và bên bán; Đối với bên mua mục đích là tối đa
    hoá lợi ích của những hàng hoá mà họ mua được còn với bên bán thì ngược
    lại phải làm sao để tối đa hoá lợi nhuận trong những tình huống cụ thể của
    thị trường. Như vậy trong cơ chế thị trường tối đa hoá lợi nhuận đối với các
    doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng và điển hình nhất.
      Như vậy dù có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh nhưng tựu chung lại đều
    thống nhất ở các điểm:
- Mục tiêu cạnh tranh: Tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao vị thế của doanh
   nghiệp trên thương trường đồng thời làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội.
- Phương pháp thực hiện: Tạo và vận dụng những lợi thế so sánh trong việc
   cung cấp sản phẩm, dịch vụ khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác.
- Thời gian: Trong bất kỳ tuyến thị trường hay sản phẩm nào, vũ khí cạnh
   tranh thích hợp hay đổi theo thời gian. Chính vì thế cạnh tranh được hiểu là
   sự liên tục trong cả quá trình.
       Ngày nay hầu như tất cả các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh,
coi cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, cùng với việc chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường, cạnh tranh đã từng bước được tiếp nhận như một
nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quản lý và điều khiển nền kinh tế quốc dân nói
chung, trong tổ chức và điều hành kinh doanh trong các doanh nghiệp nói riêng.
Cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sự phát triển mà còn là
một yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, tạo động lực cho
sự phát triển. Do đó quan điểm đầy đủ về cạnh tranh như sau: Cạnh tranh là
cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh với nhau
dựa trên những chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm đạt được
những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc
đẩy sản xuất phát triển. Cạnh tranh trong kinh tế là cuộc chạy đua “Marathon
kinh tế” nhưng không có đích cuối cùng, ai cảm nhận thấy thì người đó sẽ trở
thành nhịp cầu cho các đối thủ khác vươn lên phía trước.

  NguyÔn ThÞ H¹nh                           5                 QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

1.2 Khái niệm sức cạnh tranh.
         Một sản phẩm muốn có vị trí vững chắc trên thị trường và muốn thị
trường của nó ngày càng mở rộng thì nó điểm mạnh và có khả năng để nâng cao
sức cạnh tranh của mình trên thị trường đó. Sức cạnh tranh của hàng hoá được
hiểu là tất cả các đặc điểm, yếu tố, tiềm năng mà sản phẩm đó có thể duy trì và
phát triển vị trí của mình trên thương trường cạnh tranh một các lâu dài và có ý
nghĩa.
         Để đánh giá được một sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh hay không thì
cần dựa vào các nhân tố sau:
- Giá thành sản phẩm và lợi thế về chi phí (khả năng giảm chi phí đến mức tối
   đa).
- Chất lượng sản phẩm và khả năng đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm
   của doanh nghiệp.
- Các dịch vụ đi kèm sản phẩm.
2. Vai trò của cạnh tranh.
                                                          Trong lĩnh vực sản xuất
    kinh doanh, cạnh tranh luôn diễn ra liên tục và được hiểu như cuộc chạy đua
    không ngừng giữa các đối thủ. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện
    nay đang từng bước khẳng định những ưu thế của mình, môi trường cạnh
    tranh ngày càng hoàn chỉnh hơn đặt ra cho các doanh nghiệp những cơ hội
    và thách thức. Doanh nghiệp nào hiểu biết đối thủ, biết thoả mãn tốt hơn các
    nhu cầu và thị hiếu khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, biết giành thế chủ
    động với người cung cấp các nguồn hàng và tận dụng được lợi thế cạnh
    tranh doanh nghiệp đó sẽ tồn tại, ngược lại doanh nghiệp không có tiềm lực
    cạnh tranh hoặc không “nuôi dưỡng” tiềm lực cạnh tranh tất yếu sẽ thất bại.
                                                          Vì thế các doanh nghiệp
    phải chấp nhận cạnh tranh, đón trước cạnh tranh và sẵn sàng sử dụng các
    công cụ cạnh tranh hữu hiệu của mình. Điều này nhận thấy rõ nhất ở vai trò

  NguyÔn ThÞ H¹nh                           6                   QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

     của cạnh tranh .
- Cạnh tranh cho phép sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu.
- Khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
- Thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả
    kinh tế.
- Hơn nữa cạnh tranh còn làm cho giá cả hàng hoá, dịch vụ giảm xuống nhưng
    chất lượng lại được nâng cao, kích thích sức mua, làm tăng tốc độ tăng
    trưởng của nền kinh tế.
3. Phân loại cạnh tranh.
3.1 Căn cứ vào mức độ, tính chất của cạnh tranh trên thị trường.
•    Thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
     Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra khi có một số lớn doanh nghiệp nhỏ sản xuất và
     bán ra một loại hàng hoá, dịch vụ giống hệt nhau và với số lượng của từng
     doanh nghiệp qúa nhỏ so với tổng số hàng hoá có trên thị trường.
       Thị trường này có một số đặc điểm :
- Có rất nhiều người sản xuất và bán hàng hoá giống hệt nhau, song không ai
    có ưu thế trong việc cung ứng và mua sản phẩm để có thể làm thay đổi giá cả
- Người bán có thể bán toàn bộ hàng hoá của mình với giá thị trường. Như vậy
    họ phải chấp nhận giá thị trường có sẵn và dù họ có tăng giảm lượng hàng
    hoá bán ra thì cũng không có tác động gì đến giá cả thị trường.
- Không có trở lực gì quan trọng ảnh hưởng đến việc gia nhập vào một thị
    trường hàng hoá, nói cách khác là không có sự cấm đoán do luật lệ quy định
    hoặc do tính chất của sản phẩm đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao, mức
    đầu tư quá lớn.
- Theo thị trường này mỗi doanh nghiệp chỉ là một phần tử trong tổng thể vì
    vậy các quyết định của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến thị trường. Mặt
    khác việc định giá của doanh nghiệp không cách nào khác hơn là phải tự

    NguyÔn ThÞ H¹nh                         7                   QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

   thích ứng với giá cả hiên cả hiện có trên thị trường. Muốn có lãi doanh
   nghiệp phải giảm thấp chi phí sản xuất.
• Cạnh tranh không hoàn hảo.
    Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là tình trạng cạnh tranh bình thường
    vì nó phổ biến trong điều kiện hiện nay. Đây là thị trường mà phần lớn các
    sản phẩm là không đồng nhất. Cùng sản phẩm có thể chia làm nhiều thứ
    loại, nhiều chất lượng...Sản phẩm tương tự có thể được bán với nhiều nhãn
    hiệu khác nhau, mỗi nhãn hiệu đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau.
    Mặc dù, sự khác biệt giữa các sản phẩm không đáng kể (sự khác biệt mang ý
    nghĩa quan niệm, tâm lý là chính): các điều kiện mua bán hàng hoá cũng là
    khác nhau. Người bán có thể có uy tín độc đáo riêng biệt đối với người mua
    do nhiều lý do khác nhau: khách hàng quen, gây được lòng tin...hay các cách
    thức quảng cáo cũng có thể ảnh hưởng tới người mua, làm người mua thích
    mua của một nhà cung ứng này hơn của một nhà cung ứng khác.
    Đường cầu của thị trường là đường không co dãn. Việc mua và bán sản
    phẩm được thực hiện trong bầu không khí có tính chất giao thương rất lớn,
    điều này khác hẳn với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Người bán có thể thu
    hút khách hàng bởi nhiều cách: quảng cáo, khuyến mại, phương thức bán
    hàng, cung cấp dịch vụ, tín dụng, hoặc có nhiều điều khoản ưu đãi...Do đó,
    trong giá có sự phân biệt, xuất hiện hiện tượng nhiều giá. Có thể nói giá cả
    nên xuấng thất thường tuỳ khu vực, tuỳ nguồn cung ứng, tùy người mua.
• Cạnh tranh độc quyền.
 Thị trường độc quyền.
      Là thị trường mà ở đó chỉ có duy nhất một người mua (Độc quyền mua)
    hoặc một người bán (Độc quyền bán). Chính sách của thị trường này là định
    giá cao và sản lượng hàng hoá ít. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với
    việc nhà độc quyền định giá bao nhiêu cũng được. Tuỳ theo đặc điểm tiêu
    dùng của sản phẩm và cơ chế quản lý giá của Nhà nước mà nhà độc quyền

  NguyÔn ThÞ H¹nh                           8                 QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

    định giá cao hay thấp để thu được lợi nhuận tối đa. Các nhà độc quyền cũng
    dùng hình thức cạnh tranh phi giá như quảng cáo để thu hút thêm khách
    hàng.
     Nói chung độc quyền trong sản xuất kinh doanh là lợi thế lớn nhất đối vơi
    nhà độc quyền, song về mặt xã hội thì nó kìm hãm sự phát triển sản xuất,
    làm thiệt hại lợi ích người tiêu dùng.
 Cạnh tranh độc quyền.
    Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, các doanh nghiệp cạnh tranh với
    nhau bằng việc bán sản phẩm phân biệt, các sản phẩm có thể thay thế cho
    nhau ở mức độ cao nhưng không phải là thay thế hoàn hảo. Nghĩa là độ co
    dãn của cầu là cao chứ không phải là vô cùng.Vì những lý do khác nhau
    (chất lượng, hình dáng, danh tiếng...) người tiêu dùng coi mặt hàng của mỗi
    doanh nghiệp khác với của các doanh nghiệp khác. Do đó một số khách
    hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm mình thích, trong ngắn hạn khó
    ra nhập thị trường nhưng dài hạn thì có thể . Nhà sản xuất định giá nhưng
    không thể tăng giá một cách bất hợp lý, về dài hạn thì không thể trở thành
    thị trường độc quyền được. Cạnh tranh độc quyền sử dụng các hình thức
    cạnh tranh phi giá như quảng cáo, phân biệt sản phẩm .
 Độc quyền tập đoàn.
      Trong thị trường độc quyền tập đoàn, sản phẩm có thể giống nhau hoặc
    khác nhau và chỉ có một số doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hay hầu hết toàn
    bộ tổng sản lượng.Tính phụ thuộc giữa các doanh nghiệp là lớn, hành vi của
    doanh nghiệp này ảnh hưởng tới doanh nghiệp khác. Nếu một doanh nghiệp
    giảm giá sẽ dẫn đến tình trạng phá giá do các doanh nghiệp dễ kết cấu với
    nhau. Nhưng vì cạnh tranh bằng giá không có lợi do vậy người ta chuyển
    sang cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm. Trong thị
    trường độc quyền tập đoàn, một số hoặc tất cả các doanh nghiệp đều thu hút
    được lợi nhuận đáng kể trong dài hạn thì có các hàng rào ra nhập làm cho

  NguyÔn ThÞ H¹nh                            9               QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

    các doanh nghiệp mới không thể hoặc khó mà ra nhập thị trường. Trong độc
    quyền tập đoàn, các nhà sản xuất cũng sử dụng nhiều hình thức cạnh tranh
    phi giá như quảng cáo hoặc phân biệt sản phẩm giống như trong cạnh tranh
    độc quyền.
3.2 Căn cứ vào các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường.
• Cạnh tranh giữa người bán và người mua.
      Là cuộc cạnh tranh giữa người bán và người mua diễn ra theo quy luật
    mua rẻ bán đắt trên thị trường. Người bán muốn bán sản phẩm của mình với
    giá cao nhất, ngược lại người mua muốn mua với giá thấp nhất. Giá cuối
    cùng là giá thống nhất giữa người mua và người bán sau một quá trình mặc
    cả với nhau mà theo đó hoạt động mua bán được thực hiện.
• Cạnh tranh giữa những người mua với nhau.
      Là cuộc cạnh tranh xảy ra khi cung nhỏ hơn cầu. Khi lượng cung một loại
    hàng hoá, dịch vụ nào đó quá thấp so với nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh
    tranh giữa những người mua sẽ trở nên quyết liệt. Lúc đó giá cả hàng hoá,
    dịch vụ sẽ tăng vọt nhưng do hàng hoá khan hiếm nên người mua vẫn sẵn
    sàng trả giá cao cho hàng hoá mình cần. Kết qủa là người bán thu được lợi
    nhuận cao còn người mua thì bị thiệt. Đây là cuộc cạnh tranh mà theo đó
    những người mua sẽ bị thiệt còn những người bán được lợi .
• Cạnh tranh giữa những người bán với nhau.
      Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất, chiếm đa số trên thị
    trường.Thực tế cho thấy khi sản xuất hàng hoá càng phát triển càng có nhiều
    người bán dẫn đến cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên nhiều phương diện
    và nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
    kỹ thuật một mặt tác động đến các nhà sản xuất, một mặt làm thay đổi nhu
    cầu của người mua, do đó nó dần làm biến đổi vị trí của các yếu tố cạnh
    tranh. Một cách chung nhất cạnh tranh là sự ganh đua ở các giác độ : chât
    lượng, giá cả, nghệ thuật tổ chức tiêu thụ và thời gian. Giá là yếu tố thứ nhất

  NguyÔn ThÞ H¹nh                           10                  QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

    của cạnh tranh, đây là hình thức cạnh tranh được sử dụng nhiều nhất. Khi
    nhu cầu con người phát triển cao hơn thì yếu tố chất lượng sản phẩm chiếm
    vị trí chính yếu. Đến nay vào những năm cuối của thế kỷ 20 thì với các
    doanh nghiệp lớn họ có với nhau sự cân bằng về giá cả thì yếu tố thời gian
    và tổ chức tiêu thụ sản phẩm là quan trọng nhất.
      3.3 Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế.
• Cạnh tranh giữa các ngành.
      Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác nhau
    nhằm thu được lợi nhuận và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với vốn đầu tư
    bỏ ra đầu tư vào ngành khác. Sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến doanh
    nghiệp đang kinh doanh trong ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp chuyển sang
    kinh doanh ở ngành có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
• Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
      Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ một loại
    hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này các doanh nghiệp
    thôn tính lẫn nhau, doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động
    của mình trên thị trường, doanh nghiệp thua sẽ sẽ thu hẹp phạm vi kinh
    daonh thậm chí phá sản.
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
HÀNH HOÁ VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỨC CẠNH TRANH CỦA
HÀNG HOÁ.
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hành hoá.
1.1 Các nhân tố bên ngoài.
                                                          Michael.E.Porter (1982)
    đã đưa ra khái niệm cạnh tranh mở rộng, theo đó cạnh tranh trong một ngành
    phụ thuộc vào năm thế lực.
    Sơ đồ 1: Các thế lực điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành

                                    Các đối thủ
                                     tiềm năng
  NguyÔn ThÞ H¹nh                           11                  QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com




           Người                   Doanh nghiệp
          cung ứng                 và các đối thủ            Người mua
                                      hiện tại


                                        Sản phẩm dịch
                                         vụ thay thế

      Năm thế lực cạnh tranh này kết hợp với nhau xác định cường độ cạnh
    tranh và mức lợi nhuận của ngành. Thế lực nào mạnh nhất sẽ thống trị và trở
    thành trọng yếu theo quan điểm xây dựng chiến lược. Mỗi lực lượng trong
    số 5 lực lượng trên càng mạnh thì càng hạn chế khả năng cho các doanh
    nghiệp tăng giá cả và kiếm lợi nhuận; Ngược lại, khi một lực lượng nào đó
    mà yếu thì cơ hội                            để doanh nghiệp có được lợi nhuận
    sẽ càng khả thi. Để làm rõ điều này chung ta hãy cùng tìm hiểu các lực
    lượng đó.
 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại.
      Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng vì các
    đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định tính chất và mức độ tranh đua. Nếu các đối
    thủ này yếu doanh nghiệp có cơ hội để tăng giá bán và kiếm được nhiều lợi
    nhuận hơn. Ngược lại,khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh
    tranh về giá là không đáng kể, mọi cuộc cạnh tranh về giá cả đều dẫn tới tổn
    thương.
      Bàn về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong một ngành sản xuất ta
    thường nói tới những nội dung chủ yếu như: cơ cấu cạnh tranh ngành, thực
    trạng cầu của ngành và các hàng rào lối ra.
                                                          Cơ cấu cạnh tranh của
    ngành dựa vào số liệu và khả năng phân phối sản phẩm của doanh nghiệp

  NguyÔn ThÞ H¹nh                           12                   QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

    trong ngành sản xuất. Cơ cấu cạnh tranh thay đổi từ ngành sản xuất phân tán
    tới ngành sản xuất tập trung. Bản chất và mức độ cạnh tranh đối với các
    ngành tập trung là rất khó phân tích và dự đoán.
                                                          Tình trạng cầu của một
    ngành là một yếu tố quyết định khác về tính mãnh liệt trong cạnh tranh nội
    bộ ngành. Thông thường, cầu tăng tạo cho doanh nghiệp một cơ hội lớn để
    mở rộng hoạt động. Ngược lại, cầu giảm dẫn đến cạnh tranh khốc liệt để các
    doanh nghiệp giữ được phần thị trường đã chiếm lĩnh.
       Hàng rào lối ra là mối đe doạ cạnh tranh nghiêm trọng khi cầu của ngành
    giảm mạnh. Đó là kinh tế, chiến lược và là quan hệ tình cảm giữ doanh
    nghiệp trụ lại. Nếu hàng rào lối ra cao, các doanh nghiệp có thể bị khoá chặt
    trong một ngành sản xuất không ưa thích. Hàng rào lối ra thường bao gồm:
    Đầu tư nhà xưởng và thiết bị, chi phí trực tiếp cho việc rời bỏ ngành là cao,
    quan hệ chiến lược giữa các đơn vị chiến lược kinh doanh, hay đó là chi phí
    xã hội khi thay đổi như khó khăn về sự sa thải nhân công, chi phí đào tạo
    lại ...
       Do vậy nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, phân tích
    đánh giá chính xác khả năng của những đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là những
    đối thủ chính để xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh thích hợp với môi
    trường chung.
 Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
                                                          Các đối thủ cạnh tranh
    tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành
    sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia
    nhập ngành. Đây là đe dọa cho các doanh nghiệp hiện tại. Các doanh nghiệp
    hiện tại cố gắng ngăn cản các đối thủ tiềm ẩn muốn ra nhập ngành vì càng
    nhiều doanh nghiệp có trong một ngành sản xuất thì cạnh tranh càng khốc
    liệt hơn. Với sự mong muốn chiếm lĩnh một thị phần nào đó các đối thủ mới

  NguyÔn ThÞ H¹nh                           13                  QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

    có thể làm giá bán bị kéo xuống hoặc chi phí của các công ty đi trước có thể
    bị tăng lên và kết quả làm giảm mức lợi nhuận. Sự xâm nhập vào một ngành,
    với dự định xây dựng một vị trí trên thị trường kiểu đó có lẽ cần được coi
    như một sự nhập cuộc của đối thủ mới. Việc tạo ra hàng rào hợp pháp ngăn
    cản sự xâm nhập từ bên ngoài hoặc sự phản ứng khôn khéo của các doanh
    nghiệp đang cạnh tranh sẽ làm giảm bớt mối hiểm hoạ hoặc do doanh nghiệp
    mới xâm nhập gây ra. Những rào cản chủ yếu được xác định là:
    Những ưu thế tuyệt đối về chi phí: Có thể đó là ưu thế về các sáng chế, việc
    làm chủ một công nghệ riêng đặc thù hoặc có một nguồn nhân lực chuyên
    tinh, làm chủ được nguồn nguyên vật liệu cũng như kinh nghiệm cho phép
    có được các chi phí thấp hơn. Hoặc đó có thể là lợi thế về chi phí cố định vì
    các đối thủ cạnh tranh hiện tại thường có những lợi thế chi phí mà các đối
    thủ mới không thể nào có được, lợi thế này không phụ thuộc vào quy mô
    doanh nghiệp như: Bản quyền về công nghệ và sản phẩm, lợi thế về nguồn
    cung cấp nguyên vật liệu, lợi thế về vị trí địa lý, hay kinh nghiệm và kĩ năng
    trong sản xuất.
    Ngoài ra có thể kể đến những loại chi phí khác như chi phí đặt cọc, tiền
    cược. Đây là một khoản tiền lúc đầu buộc khách hàng mua sản phẩm của
    một doanh nghiệp lúc đầu phải trả nếu họ không mua sản phẩm của ngành
    đó nữa và chuyển sang mua sản phẩm của một doanh nghiệp khác hay là chi
    phí phạt do thay đổi hãng hợp đồng tiêu thụ hoặc cung cấp vật tư. Hầu hết
    các khách hàng đều phải thực hiện việc bồi thường trừ phi các nhà cung cấp
    mới những cải tiến có lợi về chi phí và thực hiện.
    Sự khác biệt hoá của sản phẩm khiến cho khách hàng trung thành với nhãn
    hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp có vị thế uy tín vững vàng hoặc đã
    đứng vững.Thường các doanh nghiệp này có ưu thế cạnh tranh về chất lượng
    sản phẩm, về dịch vụ hậu mãi hoặc về khả năng chuyên biệt hoá sản phẩm...
    Sự trung thành với nhãn hiệu là nguồn rào cản khiến cho các doanh nghiệp

  NguyÔn ThÞ H¹nh                           14                 QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

    mới tham gia khó lòng giành giật thị phần trên thương trường. Các doanh
    nghiệp có tiềm năng hẳn phải tốn kém rất nhiều để bẻ gãy lòng ưu ái đã
    được củng cố của khách hàng với các nhãn hiệu đã có uy tín trước đó.
    Kinh tế quy mô hay còn gọi là kinh tế bậc thang: Các chi phí về sản xuất,
    phân phối, bán, quảng cáo, dịch vụ nghiên cưú sẽ giảm bớt với sự gia tăng
    của số lượng bán. Hay nói cách khác số lượng sản xuất và bán tăng lên thì
    chi phí cho một đơn vị sản phẩm càng giảm đi.
    Kênh phân phối chủ yếu đã được thiết lập của các doanh nghiệp hiện tại
    cũng là một vật cản đối với các doanh nghiệp muốn nhảy vào chia sẻ thị
    trường. Để tham gia vào mạng lưới phân phối đã được thiết lập các doanh
    nghiệp mới thông thường phải chia sẻ các chi phí quảng cáo hoặc hỗ trợ bán
    hàng. Mọi chi phí này sẽ làm giảm lợi nhuận của các đối thủ mới; Trong khi
    đó các đối thủ cạnh tranh hiện tại có thể giữ chặt các các kênh phân phối dựa
    trên cơ sở các mối quan hệ lâu dài, chất lượng phục vụ cao ... Như vậy buộc
    doanh nghiệp mới phải tạo ra một mạng lưới phân phối mới và đó là một cản
    trở đáng kể.
    Phản ứng lại của các doanh nghiệp hiện tại trong lĩnh vực kinh doanh. Nếu
    việc phản ứng lại tích cực và khôn khéo một lối vào trong lĩnh vực đó là có
    thể được. Nhưng nếu phản ứng lại bằng một cuộc chiến tranh giá cả thì cái
    giá phải trả là quá đắt để nhập ngành bởi các đối thủ cạnh tranh hiện tại phản
    ứng quyết liệt, liên kết lại với nhau để đối phó.
 Khách hàng (Người mua).
                                                          Khách hàng hay người
    mua hàng là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh.
    Khách hàng tác động đến doanh nghiệp thể hiện mối tương quan về thế lực
    nếu nghiêng về phía nào thì phía đó có lợi. Các doanh nghiệp cần phải làm
    chủ mối tương quan này, thiết lập được mối quan hệ với khách hàng để giữ
    khách hàng (thông qua số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện giao nhận và

  NguyÔn ThÞ H¹nh                           15                 QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

    dịch vụ sau bán hàng). Khách hàng có ưu thế là có thể làm cho lợi nhuận của
    ngành hàng giảm bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn
    và phải làm nhiều công việc dịch vụ hơn.
                                                          Khách hàng có thể được
    xem như một sự đe dọa cạnh tranh khi họ buộc doanh nghiệp phải giảm giá
    hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn. Ngược lại khi người mua
    (khách hàng) yếu sẽ mang đến cho doanh nghiệp cơ hội để tăng giá kiếm
    được lợi nhuận nhiều hơn. Người mua gồm: Người tiêu dùng cuối cùng, các
    nhà phân phối (bán buôn, bán lẻ) và các nhà mua công nghiệp. Áp lực của
    họ thường được thể hiện trong những trường hợp sau:
- Nhiều nhà cung ứng có quy mô vừa và nhỏ trong ngành cung cấp. Trong khi
   đó người mua là số ít và có quy mô lớn, nó cho phép người mua chi phối các
   công ty cung cấp.
- Khách hàng mua một khối lượng lớn sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp
   và sử dụng đó làm lợi thế để mặc cả cho sự giảm giá không hợp lý.
- Khách hàng có thể vận dụng chiến lược liên kết dọc, tức là họ có xu hướng
   khép kín sản xuất, tự sản xuất, gia công các bộ phận chi tiết, bán sản phẩm
   cho mình.
- Khách hàng có đầy đủ các thông tin về thị trường như nhu cầu, giá cả của các
   nhà cung cấp thì áp lực mặc cả của họ càng lớn.
                                                          Để nâng cao khả năng
    cao khả năng cạnh tranh thì doanh nghiệp phải giảm tối đa sức ép trên và tạo
    môi trường với các khách hàng qua các chính sách giá, chất lượng sản phẩm,
    dịch vụ, biến họ trở thành người cộng tác tốt.
 Người cung ứng.
      Đó là những nhà cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, tiền vốn,lao
    động đôi khi gây đe doạ khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm
    chất lượng các sản phẩm dịch vụ mà họ cung cấp. Qua đó làm giảm lợi

  NguyÔn ThÞ H¹nh                           16                  QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

     nhuận của doanh nghiệp. Họ thường gây sức ép trong những tình huống
     như:
- Họ độc quyền cung cấp vật tư.
- Khi các vật tư được cung cấp không có khả năng thay thế
-    Không có điều khoản ràng buộc hoặc bảo đảm trong các hợp đồng kinh tế
    đã kí kết.
- Khi vật tư đó quan trọng, quyết định trong sản xuất kinh doanh của doanh
    nghiệp
- Khi họ có khả năng khép kín sản xuất.
                                                          Vì vậy doanh nghiệp cần
     thiết lập quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp và đưa ra các biện pháp ràng
     buộc với nhà vật tư để giảm bớt các ràng buộc họ có thể gây nên với mình.
 Sản phẩm thay thế.
     Sự ra đời của các sản phẩm thay thế là một tất yếu nhằm đáp ứng sự biến
     động của nhu cầu thị trường theo hướng ngày càng đa dạng hơn, phong phú
     và cao cấp hơn, và chính nó lại làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản
     phẩm bị thay thế.
                                                          Một doanh nghiệp có thể
     hoạt động thu được nhiều lợi nhuận khi trong ngành kinh doanh đó có các
     các cản trở xâm nhập cao, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có
     là thấp, không có sản phẩm thay thế, thế lực khách hàng yếu và thế lực nhà
     cung cấp cũng yếu. Ngược lại, một doanh nghiệp tiến hành kinh doanh trong
     một ngành hàng có các cản trở xâm nhập thấp, cạnh tranh mạnh mẽ, có một
     số sản phẩm thay thế, thế lực và của khách hàng và nhà cung cấp mạnh thì
     kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chật vật và lợi nhuận thấp. Các nhà quản lý
     cần phải phân tích và hiểu rõ được các thế lực trong môi trường cạnh tranh,
     từ đó tận dụng cơ hội và tìm vị trí có lợi nhất cho doanh nghiệp trong môi
     trường cạnh tranh của doanh nghiệp.

    NguyÔn ThÞ H¹nh                         17                  QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

1.2 Các nhân tố bên trong.
 Nguồn nhân lực:
       Nguồn nhân lực được coi là vấn đề có ý nghĩa sống còn với mọi tổ chức
    trong tương lai. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được chia làm 3 cấp:
     + Quản trị viên cấp cao: Gồm ban giám đốc và các trưởng phó phòng ban.
    Đây là đội ngũ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh. Nếu
    họ có trình độ quản lý cao, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thương
    trường, có khả năng đánh giá và quan hệ đối ngoại tốt thì doanh nghiệp đó
    sẽ có sức cạnh tranh cao và ngược lại.
       + Quản trị viên cấp trung gian: Đây là đội ngũ trực tiếp quản lý phân
    xưởng sản xuất sản phẩm đòi hỏi phải có có kinh nghiệm công tác, khả năng
    ra quyết định và diều hành công tác.
     + Đội ngũ quản trị viên cấp cơ sở: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
    phần nào cũng chịu sự chi phối của đội ngũ này thông qua các yếu tố như:
    năng suất lao động, trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động
    và sự sáng tạo của họ... bởi vì các yếu tố này chi phối việc nâng cao chất
    lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm cũng như tạo thêm tính ưu việt, độc
    đáo mới lạ của sản phẩm.
 Nguồn lực về tài chính.
      Khả năng tài chính có ảnh hưởng rất lớn tới sức cạnh tranh của doanh
    nghiệp trên thị trường. Khả năng tài chính được hiểu là quy mô tài chính của
    doanh nghiệp và tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tài chính hàng năm như tỷ
    lệ thu hồi vốn, khả năng thanh toán...Nếu một doanh nghiệp có tình trạng tài
    chính tốt, khả năng huy động vốn là lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có nhiều
    vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ và máy móc thiết
    bị, đồng thời tăng khả năng hợp tác đầu tư về liên doanh liên kết.Tình hình
    sử dụng vốn cũng sẽ quyết định chi phí về vốn của doanh nghiệp so với đối
    thủ cạnh tranh.

  NguyÔn ThÞ H¹nh                           18                QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

 Nguồn lực về vật chất kỹ thuật:
                                                          Thông thường nguồn lực
    vật chất kỹ thuật thể hiện ở:
      - Trình độ kỹ thuật công nghệ hiện tại của doanh nghiệp và khả năng có
    được các công nghệ tiên tiến.
      - Quy mô và năng lực sản xuất: Quy mô và năng lực sản xuất lớn giúp
    doanh nghiệp tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn, nhờ đó hạ được giá thành
    sản phẩm, hơn nữa nó tạo ra nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng hơn,giúp
    doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng từ đó có thể chiếm lĩnh hoặc giữ vững thị
    trường trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tránh sự xâm nhập của đối thủ cạnh
    tranh.
                                                          Tuy nhiên để đạt hiệu
    quả cao trong sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có quy mô sản xuất
    và mức sử dụng công suất ít nhất phải gần bằng công suất thiết kế. Nếu sử
    dụng công suất thấp sẽ gây lãng phí và lúc đó chi phí cố định vào giá thành
    sản phẩm cao làm cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm.
 Trình độ tổ chức quản lý
       Trình độ tổ chức quản lý được thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức, bộ máy
    quản trị, hệ thống thông tin quản lý, bầu không khí và đặc biệt là nề nếp hoạt
    động của doanh nghiệp.
      Một doanh nghiệp biết tập hợp sức mạnh đơn lẻ của các thành viên và
    biến thành sức mạnh tổng hợp thông qua tổ chức doanh nghiệp đó sẽ tận
    dụng được những lợi thế tiềm ẩn của tổ chức mình. Đây là một đòi hỏi đối
    vớic các nhà quản trị cấp cao. Không thể nói doanh nghiệp có được một cấu
    trúc tốt nếu không có một sự nhất quán trong cách nhìn nhận về cơ cấu
    doanh nghiệp.
    Một cơ cấu tốt đồng nghĩa với việc có được một cơ cấu phòng ban hợp lý,
    quyền hạn và trách nhiệm được xác định rõ ràng. Bên cạnh đó ở mỗi phòng

  NguyÔn ThÞ H¹nh                           19                  QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

    ban việc thực hiện tốt nề nếp tổ chức cũng ảnh hưởng rất lớn tới phương
    thức thông qua quyết định của nhà quản trị, quan điểm của họ đối với các
    chiến lược và điều kiện môi trường của doanh nghiệp. Một nề nếp tốt có thể
    dẫn dắt mọi người tích cực hơn trong công việc và lôi cuốn họ vào quá trình
    đạt tới những mục tiêu chung của doanh nghiệp.
 Hoạt động Marketing.
                                                          Ngày nay Marketing là
    một hoạt động không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh
    nghiệp. Ở đây nhiệm vụ chính là phân tích các nhu cầu thị hiếu, nhu cầu thị
    trường và hoạch định các chiến lược hữu hiệu về sản phẩm, giá cả, giao tiếp
    và phân phối phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp đang vươn tới từ đó
    xây dựng mạng lưới phân phối với số lượng, phạm vi và mức độ kiểm soát
    phù hợp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Có thể nói để tạo
    ra sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hoạt động Marketing là
    một yếu tố không thể thiếu.
2. Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của hàng hoá.
Sản phẩm.
                                                          Đây cũng là một chỉ tiêu
    phản ánh sức cạnh tranh của hàng hoá doanh nghiệp. Một doanh nghiệp khi
    thâm nhập vào một thị trường có thể với một sản phẩm hoặc nhiều sản
    phẩm. Nếu sản phẩm và cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với nhu
    cầu thị trường thì sẽ làm tăng sức cạnh tranh các mặt hàng của doanh
    nghiệp.
                                                          Các doanh nghiệp cần
    phải luôn hoàn thiện sản phẩm bằng cách đưa ra sự thay đổi lớn những sản
    phẩm sẵn có, mở rộng chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp, rập mẫu, bắt
    chước những sản phẩm đã có trên thị trường của doanh nghiệp khác, cải tiến
    mẫu mã, đồng thời doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu các sản phẩm mới

  NguyÔn ThÞ H¹nh                          20                    QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

    nhằm phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Đa dạng hoá sản
    phẩm không chỉ là để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thị trường, thu nhiều
    lợi nhuận mà còn là biện pháp phân tán rủi ro trong kinh doanh khi cạnh
    tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt.
                                                          Do vậy, sản phẩm và cơ
    cấu sản phẩm tối ưu là một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh
    tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời cũng quyết định sự thành
    công hay thất bại của doanh nghiệp.
Giá thành và giá cả.
      Giá thành của sản phẩm là giá trị của tất cả các yếu tố đầu vào hình thành
    nên sản phẩm như: nguyên vật liệu, nhân công, công nghệ sản xuất...Từ giá
    thành của sản phẩm sẽ xác định được giá bán trên thị trường. Do vậy, muốn
    có giá bán sản phẩm thấp thì doanh nghiệp phải tìm các hạ giá thành tức là
    phải tận dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có như tài nguyên phong phú nguồn
    nhân lực dồi dào, đồng thời đổi mới thiết bị và công nghệ sản xuất, nâng cao
    hiệu quả quản lý...có như vậy mới hạ được giá thành sản xuất và nâng cao
    sức cạnh tranh của hàng hoá.
      Giá của một sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua quan hệ
    cung cầu tức là thông qua sự thoả thuận giữa người mua và người bán để đi
    tới mức giá mà cả hai bên đều thấy có lợi và chấp nhận được. Trong nền
    kinh tế thị trường có sự cạnh tranh của các doanh ngghiệp thì khách hàng có
    quyền lựa chọn cho mình sản phẩm tốt nhất và cùng một loại sản phẩm thì
    chắc chắn họ sẽ lựa chọn sản phẩm có giá bán thấp hơn. Vì vậy giá cả là
    công cụ cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường. Doanh nghiệp có thể định giá
    bán thấp, bằng hoặc cao hơn giá thị trường. Để chiếm ưu thế trong cạnh
    tranh, doanh nghiệp cần phải có sụ lựa chọn các chính sách giá thích hợp
    cho từng loại sản phẩm từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm hay
    tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường.

  NguyÔn ThÞ H¹nh                           21                  QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

Chất lượng sản phẩm.
                                                          Ngày nay, do đời sống
    nhân dân ngày càng được nâng cao nên người tiêu dùng yêu cầu rất cao về
    chất lượng sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm cùng
    loại có chất lượng tốt hơn hẳn. Vì vậy, chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu quan
    trọng nhất biểu hiện khả năng cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp.
                                                          Chất lượng sản phẩm là
    hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số kỹ thuật có
    thể được đo lường hoặc so sánh được nhằm thoả mãn yêu cầu của người tiêu
    dùng. Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế đến khâu sản
    xuất và ngay cả sau khi tiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố:
    máy móc thiết bị, nguyên vật liêu, trình độ tay nghề của người lao động,
    trình độ quản lý, hệ thống dịch vụ khách hàng...
                                                          Chất lượng sản phẩm thể
    hiện tính quyết định khả năng cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp ở chỗ:
-Chất lượng sản phẩm tăng sẽ làm tăng giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm.
-Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối
lượng sản phẩm bán ra và kéo dài chu kỳ sống cuỉa sản phẩm, từ đó làm tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
-Sản phẩm có chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp từ đó thị phần
của doanh nghiệp sẽ được mở rộng.
      Vì thế, vấn đề chất lượng sản phẩm là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với
    một doanh nghiệp bởi vì chất lượng sản phẩm thấp cũng đồng nghĩa với việc
    giảm uy tín, mất khách hàng và nhanh chóng phá sản. Điều này càng quan
    trọng hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì họ phải đương đầu với các
    công ty đa quốc gia có vốn lớn, có tiềm lực về công nghệ, kinh nghiệm và
    uy tín từ rất lâu.
Dịch vụ.

  NguyÔn ThÞ H¹nh                           22                  QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

                                                          Dịch vụ cũng là một chỉ
    tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm này so với sản phẩm khác.
    Dịch vụ là một công cụ cạnh tranh hết sức phổ biến trên thị trường quốc tế,
    đó có thể là dịch vụ trước khi bán, dịch vụ bán hàng tận nơi cho khách hàng,
    dịch vụ sau bán hàng... Cạnh tranh bằng dịch vụ ngày càng được sử dụng
    phổ biến hơn và đa dạng hơn, nhất là khi lĩnh vực dịch vụ đang tăng dần tỷ
    trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Cạnh tranh bằng dịch vụ có hiệu quả rất cao
    vì khi đó khách hàng thấy mình được tôn trọng hơn và do đó họ sẽ cảm tình
    với sản phẩm và doanh nghiệp.
Uy tín của doanh nghiệp.
                                                          Uy tín của doanh nghiệp
    được hình thành dựa trên chất lượng, giá trị sử dụng của sản phẩm các dịch
    vụ sau bán hàng, thời gian giao hàng, quy mô của doanh nghiệp...Một doanh
    nghiệp có uy tín với khách hàng thì đồng nghĩa với việc có được lợi thế
    trong cạnh tranh. Khách hàng khi đó tin rằng sản phẩm của doanh nghiệp có
    chất lượng cao, dịch vụ sau bán hàng tốt...Do đó sản phẩm của doanh nghiệp
    khi đưa ra thị trường có thể nhanh chóng thu hút được người tiêu dùng. Điều
    này sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm một phần chi phí cho việc thu hút khách
    hàng, khách hàng sẽ trung thành với doanh nghiệp hơn.
III. CÁC CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG THỨC ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM.
1. Các công cụ cạnh tranh phổ biến.
 Chất lượng hàng hoá.
      Đây là một công cụ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
    trường. Người tiêu dùng thường quan tâm đến chất lượng khi lựa chọn một
    sản phẩm nào đó, họ sẵn sàng trả giá cao hơn để có được một sản phẩm chất
    lượng tốt hơn. Thông thường cạnh tranh về sản phẩm thể hiện chủ yếu qua
    những mặt sau:

  NguyÔn ThÞ H¹nh                          23                   QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

      Cạnh tranh về trình độ sản phẩm: Chất lượng sản phẩm, tính hữu dụng
    của sản phẩm, bao bì. Tuỳ theo những sản phẩm khác nhau mà ta lựa chọn
    những nhóm chỉ tiêu khác nhau có tính chất quyết định trình đọ của sản
    phẩm.
                                                          Cạnh   tranh   về   chất
    lượng: Tuỳ theo từng sản phẩm khác nhau với các đặc điểm khác nhau để ta
    lựa chọn chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm khác nhau, càng tạo ra nhiều
    lợi thế cho chỉ tiêu này thì sản phẩm càng có nhiều cơ hội giành thắng lợi
    trên thị trường.
      Cạnh tranh về bao bì: Cùng với việc thiết kế bao bì cho phù hợp, doanh
    nghiệp còn phải lựa chọn cơ cấu sản phẩm cho phù hợp. Cơ cấu thường thay
    đổi theo sự thay đổi của thị trường, đặc biệt là những cơ cấu có xu hướng
    phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
      Cạnh tranh về nhãn mác, uy tín sản phẩm: Đây là công cụ mà doanh
    nghiệp sử dụng để đánh vào trực giác của người tiêu dùng.
      Cạnh tranh do khai thác hợp lý chu kì sống của sản phẩm: Sử dụng biện
    pháp này doanh nghiệp cần phải có những quyết định sáng suốt để đưa ra
    một sản phẩm mới hoặc dừng việc cung cấp một sản phẩm đã lỗi thời.
 Giá cả hàng hoá.
      Giá là một công cụ quan trọng trong cạnh tranh thường được sử dụng
    trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp bước vào một thị
    trường mới. Cạnh tranh về giá thường được thể hiện qua các biện pháp sau:
-Kinh doanh với chi phí thấp
-Bán với mức giá hạ và mức giá thấp.
       Mức giá có vai trò cực kỳ quan trọng trong cạnh tranh. Nếu như chênh
    lệch giá giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh thì lớn hơn chênh lệch về
    giá trị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì
    doanh nghiệp đã đem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn so với đối thủ

  NguyÔn ThÞ H¹nh                          24                    QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

    cạnh tranh. Vì lẽ đó sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm được
    lòng tin của người tiêu dùng, điều đó sẽ đưa doanh nghiệp lên vị trí cạnh
    tranh ngày càng cao.
      Để đạt được mức giá thấp doanh nghiệp cần xem xét khả năng hạ giá sản
    phẩm của doanh nghiệp mình, khả năng đó phụ thuộc vào:
-Chí phí về kinh tế thấp.
-Khả năng bán hàng tốt, do có khối lượng bán lớn.
-Khả năng về tài chính tốt
    Như đã trình bày ở trên, hạ giá thành là phương pháp cuối cùng mà doanh
    nghiệp sẽ thực hiện trong cạnh tranh bởi hạ giá thành ảnh hưởng trực tiếp tới
    lợi nhuận của doanh nghiệp.Vì vậy doanh nghiệp cần phải lựa chọn thời
    điểm để tiến hành sử dụng giá cả làm vũ khí cạnh tranh. Như thế doanh
    nghiệp phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa giá cả và các bộ phận về chiết
    khấu với những phương pháp bán mà doanh nghiêp đang sử dụng, với
    những phương pháp thanh toán, với xu thế, trào lưu của người tiêu dùng.
    Đồng thời, do đặc điểm ở từng vùng thị trường khác nhau là khác nhau nên
    doanh nghiệp cũng cần phải có những chính sách giá hợp lý ở từng vùng thị
    trường.
    Một điểm nữa doanh nghiệp cần phải quan tâm là phải kết hợp giữa giá cả
    của sản phẩm với chu kỳ sản phẩm đó, việc kết hợp này cho phép doanh
    nghiệp khai thác được tối đa khả năng tiêu thụ của sản phẩm, cũng như
    không bị mắc vào những lỗi lầm trong việc khai thác chu kì sống, đặc biệt là
    các sản phẩm đang đứng trước sự suy thoái.
 Cạnh tranh về phân phối và bán hàng.
    Cạnh tranh về phân phối và bán hàng được thể hiện qua các nội dung chủ
    yếu sau:
- Khả năng đa dạng hoá các kênh và chọn được các kênh chủ lực. Ngày nay
   các doanh nghiệp thường có cơ cấu sản phẩm rất đa dạng, với mỗi sản phẩm

  NguyÔn ThÞ H¹nh                           25                 QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

   có một kênh phân phối khác nhau.Việc phân định đâu là kênh phân phối chủ
   lực có ý nghĩa quyết định trong việc tối thiểu hóa chi phí dành cho tiêu thụ
   sản phẩm.
-Tìm được những người điều khiển đủ mạnh. Đối với các doanh nghiệp sử dụng
các đại lý độc quyền thì phải xem xét đến sức mạnh của các doanh nghiệp
thương mại làm đại lý cho doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng, có vốn lớn và đủ sức chi phối được lực lượng bán hàng trong kênh trên thị
trường
-Có hệ thống bán hàng phong phú. Đặc biệt là hệ thống các kho, các trung tâm
bán hàng. Các trung tâm này phải có được cơ sở vật chất hiện đại.
-Có nhiều biện pháp để kết dính các kênh lại với nhau. Đặc biệt là những biện
pháp quản lý và điều khiển người bán.
-Có khả năng hợp tác giữa người bán trên thị trường nhất là trên các thị trường
lớn.
-Có các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng hợp lý.Kết hợp hợp lý giữa phương
thức bán hàng và phương thức thanh toán.
    Các dịch vụ bán và sau khi bán chủ yếu là:
-Tạo ra các điều kiện thuận lợi nhất trong khi thanh toán.
-Có chính sách tài chính và tiền tệ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua
bán với khách hàng.
-Có hệ thống thanh toán nhanh, hợp lý vừa tạo điều kiện thanh toán nhanh vừa
đảm bảo công tác quản lý của doanh nghiệp.
-Có phương tiện bán văn minh, các phương tiện tạo ưu thế cho khách hàng, tạo
điều kiện để có công nghệ bán hàng đơn giản hợp lý. Nắm được phản hồi của
khách hàng nhanh nhất và hợp lý nhất.
-Bảo đảm lợi ích của người bán và người mua, người tiêu dùng tốt nhất và công
bằng nhất. Thường xuyên cung cấp những dịch vụ sau khi bán cho người sử
dụng, đặc biệt là những sản phẩm có bảo hành hoặc hết thời gian bảo hành. Hình

  NguyÔn ThÞ H¹nh                          26                 QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

thành mạng lưới dịch vụ rộng khắp ở những địa bàn dân cư.
 Hình ảnh nhãn hiệu sản phẩm và công ty.
    Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp sử dụng nhiều biện pháp nhằm
    giành giật khách hàng về phía mình, đặc biệt thực hiện linh hoạt trong khâu
    hợp đồng, thanh toán như: quy ước về giá cả, số lượng, kích cỡ, mẫu mã
    bằng văn bản hoặc bằng miệng hay thanh toán với các hình thức như bán trả
    góp, bán chịu, bán gối đầu... Những hành vi này sẽ thực hiện được tốt hơn
    khi giữa doanh nghiệp và khách hàng có lòng tin với nhau. Do vậy chữ tín
    trở thành công cụ sắc bén trong cạnh tranh, nó tạo ra cơ hội cho những
    người ít vốn có điều kiện tham gia kinh doanh, do đó mở rộng được thị phàn
    hàng hoá, tạo ra sức mạnh cho doanh nghiệp.
2. Các phương thức để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
 Chính sách về sản phẩm.
        Sản phẩm – hàng hoá là tất cả những các những yếu tố có thể làm thoả
mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và
có khả năng đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sụ chú ý mua
sắm, sử dụng hay tiêu dùng.
        Căn cứ vào điều kiện tình hình của công ty công ty có thể đưa ra các
chính sách về sản phẩm. Công ty có thể sử dụng một số chính sách sau
-Tìm kiếm những công dụng mới cho sản phẩm.
        Việc tìm kiếm các công dụng mới cho sản phẩm có thể được căn cứ sau:
Những ứng dụng liên quan của sản phẩm tức là những tính năng công dụng mới
của sản phẩm trên thị trường
Những các thức sử dụng sản phẩm khác nhau khi kết hợp với một sản phẩm
khác.
Khả năng áp dụng các sản phẩm tiêu dùng đại trà cho thị trường công nghiệp và
ngược lại
Liệt kê những thuộc tính tối thiểu của sản phẩm hay các thành phần có gợi ý

  NguyÔn ThÞ H¹nh                          27                QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

những công dụng mới.
-Tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm.
       Tiêu chuẩn hoá kỹ thuật của sản phẩm có ảnh hưởng sống còn tới khả
năng thâm nhập thị trường của một doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp có thể đã cố
gắng rất nhiều để đảm bảo về mặt giá cả thời hạn giao hàng nhưng nêú sản phẩm
ấy không đáp úng tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường thì sản phẩm đó cũng
không được chấp nhận. Nhận thức được điều này, các doanh nghiệp luôn có
gắng phấn đấu sản xuất các sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn
kỹ thuận của từng thị trường
-Đa dạng hoá chủng loại hàng hoá.
Cùng với việc tiến hành tìm kiếm những công dụng mới cho sản phẩm, công ty
tiến hành nghiên cứu tạo ra các loại sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa
dạng của thị trường tìm kiếm đoạn thị trường mới, khách hàng mới
 Giá cả.
       Mặc dù nhìn chung trên thị trường thế giới cạnh tranh giá đã từng bước
chuyển sang cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng nhưng
nhiều lúc nhiều nơi và nhiều lĩnh vực cạnh tranh giá cả vẫn diễn ra rất gay gắt.
Giá cả là lĩnh vực thể hiện sự cạnh tranh giành lợi ích kinh tế và vị trí độc quyền
của các doanh nghiệp. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm các công
ty sử dụng một số phương thức sau:
Chiết giá và bớt giá.
       Để khuyến khích khách hàng mua và thanh toán, các công ty có thể điều
chỉnh mức giá cơ bản của mình và được gọi là hình thức chiết giá và bớt giá.
-Chiết giá vì mua số lượng lớn đó là việc giảm giá cho những người mua, những
khối lượng lớn trong một lần mua hoặc trong một thời gian nhất định. Loại chiết
khấu này khuyến khích người mua gia tăng khối lượng của một hợp đồng và
mua tập trung nhiều lần ở một người bán.
-Chiết khấu chức năng (chiết khấu thương mại) là loại chiết giá người sản xuất

  NguyÔn ThÞ H¹nh                          28                   QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

áp dụng cho các thành viên trong kênh phân phối. Phần chiết giá này phải bao
gồm 2 bộ phận: chi phí mà các thành viên trong kênh phân phối phải bỏ ra để
tiến hành các hoạt động phân phối hàng hoá theo chức năng của họ và lãi thoả
đáng cho những nỗ lực và gánh chịu rủi ro của những thành viên trong kênh
phân phối.
-Chiết khấu thời vụ là việc giảm giá cho những khách hàng mua hàng hoặc dịch
vụ trái vụ.
-Chiết giá khuyến khích việc thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán nhanh.
-Bớt giá là việc giảm giá bán so với biểu gia đã quy định.
Định giá khuyến mại là hình thức điều chỉnh giá bán tạm thời nhằm mục đích
hỗ trợ cho các hoạt đông súc tiến bán hàng bao gồm một số hình thức sau:
-Định giá để nôi kéo khách hàng.
-Định giá cho những đợt bán hàng đặc biệt.
-Giá trả góp bán hàng theo phiếu mua hàng
-Chiết giá về tâm lý
Định giá phân biệt Các công ty có thể điều chỉnh mức giá cơ bản để phù hợp
với những điều kiện khác biệt của khách hàng, của sản phẩm hoặc của những
yếu tố khác chứ không phải vì chi phí.
 Chính sách khuyếch trương sản phẩm
       Khuyếch trương bao gồm nhiềm hoạt động khác nhau nhằm mục đích
cung cấp và truyền thông tin về sản phẩm, về lợi ích của nó đến người cung cấp,
khách hàng và người sử dụng cuối cùng để tạo ra và phát triển nhận thức, sự
hiểu biết và lòng ham muốn mua hàng của người mua và người tiêu thụ. Hoạt
động khuyếch trương sản phẩm gồm các phương thức sau:
Quảng cáo là một kiều truyền thông có tính đại chúng, mang tính xã hội cao.
Nó yêu cầu hàng hoá phải hợp pháp và được mọi người chấp nhận. Quảng cáo là
một phương tiện có khả năng thuyết phục, tạo cơ hội cho người nhận tin so sánh
thông tin với các đối thủ cạnh tranh làm tăng tính thuyết phục với khách hàng

  NguyÔn ThÞ H¹nh                          29                QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

mục tiêu.
       Với ngôn ngữ quảng cáo phong phú đa dạng, phương tiện quảng cáo phổ
cập và tiện lợi, quảng cáo mở ra khả năng giới thiệu hàng hoá của công ty, dịch
vụ bán ra cũng như uy tín thế lực của công ty một cách hiệu quả và trực diện.
Các phương tiện quảng cáo các công ty thường sử dụng là báo, tạp chí, ti vi,
rađio, ngoài ra các công ty còn quảng cáo qua panô áp phích, qua catalog, qua
thư bao bì, qua sản phẩm khác và qua truyền miệng, telemarketing, computer
marketing v.v. Mỗi loại phương tiện đều có những lợi thế và tác dụng nhất định.
Xúc tiến bán hàng là nhóm công cụ truyền thông sử dụng hỗn hợp các công cụ
cổ động, kích thích khách hàng nhằm tăng nhanh nhu cầu về sản phẩm tại chỗ
tức thì. Thực chất đây là các công cụ kích thích để thúc đẩy các khâu: cung ứng,
phân phối và tiêu dùng đối với một hoặc một nhóm các sản phẩm của công
ty.Các hình thức chủ yếu của xúc tiến bán hànglà:
-Thay đổi hình thức sản phẩm: những thay đổi về bao gói, cách đóng mở, thay
đổi nhãn hiệu hay các biện pháp khác làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn đối với
người mua.
-Khuyến khích mua hàng: đó là các biện pháp khuyến khích thông qua các hình
thức thanh toán bằng tiền mặt, hàng hoá hoặc bằng bất cứ thứ gì khác để tạm
thời tăng giá trị sản phẩm đối với người phân phối hoặc người tiêu thụ. Phương
pháp nay bao gồm bớt tiền cho người mua nhiều, hạ giá tạm thời, bán trả góp,
thưởng cho người mua nhiều bằng một sản phẩm khác.
-Trưng bày các tài liệu về sản phẩm tại điểm bán.
-Các mẫu hàng.
Các hoạt động yểm trợ sản phẩm đây là những hoạt động liên quan đến các
dịch vụ sản phẩm và thông tin mà nhà sản xuất cung cấp thêm cho người sử
dụng sản phẩm của họ. Những dịch vụ chủ yếu là:
-Catalog
-Xuất bản phẩm về doanh nghiệp

  NguyÔn ThÞ H¹nh                          30                 QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

-Phim ảnh.
Xây dựng các mối liên hệ với công chúng đây là những hoạt động yểm trợ
quan trọng, bao gồm nhiềm hoạt động phong phú và đa dạng chủ yếu là:
-Quan hệ báo chí.
-Triển lãm hội chợ và phòng trưng bày.
IV.     TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
        TRANH CỦA DOANH NGHIỆP:
1. Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
      Ở nước ta trước đây với cơ chế tập trung bao cấp, nhà nước giữ vai trò chủ
      đạo trong tất cả mọi vấn đề, từ cấp vốn, nguyên vật liệu cho tới phân phối và
      tiêu thụ. Như vậy các doanh nghiệp Nhà nước không phải lo cạnh tranh với
      một đối thủ nào bởi khi đó các thành phần kinh tế khác chưa được phát triển
      rộng raĩ. Vì các nguyên nhân trên mà trong thời kỳ bao cấp cạnh tranh hầu
      như không có, các doanh nghiệp Nhà nước thì rất thụ động. Chuyển sang
      nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển sản xuất kinh doanh, mọi thành
      phần kinh tế đều bình đẳng với nhau trước pháp luật thì phần lớn các doanh
      nghiệp này đều không thích nghi nổi với môi trường mới, không cạnh tranh
      nổi với các thành phần kinh tế, làm ăn thua lỗ và đi vào phá sản. Điều này
      cho thấy khi bước sang một cơ chế mới: cơ chế thị trường thì các doanh
      nghiệp ở mọi thành phần kinh tế đều phải tìm mọi cách để cạnh tranh nhằm
      tồn tại. Có thể nói cạnh tranh là một tất yếu của nền kinh tế thị trường, là áp
      lực buộc các doanh nghiệp phải tìm giải pháp để nâng cao năng suất lao
      động, đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý. Do
      đó cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt
      hơn.
      2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
      Như ta đã biết trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu khách quan.
      Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường cần phải chấp nhận cạnh

  NguyÔn ThÞ H¹nh                           31                    QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

    tranh, tuân theo quy luật cạnh tranh cho dù đôi khi cạnh tranh cũng trở thành
    con dao hai lưỡi. Một mặt nó đào thải không thương tiếc các doanh nghiệp
    có chi phí cao, chất lượng sản phẩm tồi, tổ chức tiêu thụ kém, mặt khác nó
    buộc các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu giảm chi phí để giảm giá
    bán sản phẩm, hoàn thiện giá trị sử dụng của sản phẩm, tổ chức hệ thống
    tiêu thụ sản phẩm.
      Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển, kinh tế
phát triển trên nhu cầu tiêu dùng nâng lên ở mức cao hơn rất nhiều, để đáp ứng
kịp thời nhu cầu này các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực
cạnh tranh thông qua các yếu tố trực tiếp như giá cả, chất lượng, uy tín ... Hay
các yếu tố gián tiếp như hoạt động quảng cáo, hội chợ, các dịch vụ sau bán...
Hơn nữa trong một nền kinh tế mở như hiện nay các đối thủ cạnh tranh không
chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn là các doanh nghiệp, công ty nước
ngoài có vốn đầu tư cũng như trình độ công nghệ cao hơn hẳn thì việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam là một tất yếu khách quan
cho sự tồn tại và phát triển.




  NguyÔn ThÞ H¹nh                          32                  QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com




                                      CHƯƠNG II
 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO SỨC CẠNH
    TRANH SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CÔNG TY DỆT
                                     MAY HÀ NỘI.
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
       Công ty dệt may Hà Nội là một công ty lớn thuộc Tổng Công ty dệt may
Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính,
có con dấu riêng và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
         Tên Tiếng Việt : Công ty dệt may Hà Nội
         Tên Tiếng Anh : Hà NỘI Textile and Garment Company
         Tên Viết Tắt        :     Hanosimex
         Địa Điểm            : Số 1 – Mai Động, Quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội
         Số điện thoại       : 84-04-8621024 ; 8621470; 8624611.
         Số Fax              : 84-04-8622334.

  NguyÔn ThÞ H¹nh                              33                  QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com    email: luanvan84@gmail.com

         Website             : www.hanosimex.com.vn.
       Tên gọi trước đây của công ty dệt may Hà Nội là nhà máy sợi Hà Nội
hoặc xí nghiệp liên hiệp sợi dệt kim Hà Nội, công ty dệt Hà Nội.
-   Ngày 7 tháng 4 năm 1978 tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng
    Unionmatex (Cộng Hoà Liên Bang Đức) chính thức ký hợp đồng xây dựng
    nhà máy sợi Hà Nội .
-   Tháng 2 năm 1979 khởi công xây dựng nhà máy .
-   Tháng 1-1982: lắp đặt thiết bị.
-   Ngày 21 tháng 11 năm 1984 chính thức bàn giao công trình cho nhà máy
    quản lý điều hành (gọi tên là nhà máy sợi Hà Nội).
-Tháng 12 năm 1989 đầu tư xây dựng dây chuyền Dệt Kim số I. Tháng 6 năm
1990 đưa vào sản xuất.
- Tháng 4 năm 1990 Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cho phép nhà máy được kinh
    doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (tên giao dịch viết tắt là HANOSIMEX).
- Tháng 4 năm 1991 Bộ Công Nghiệp nhẹ quyết định chuyển tổ chức và hoạt
    động nhà máy Sợi Hà Nội thành Xí Nghiệp Liên Hiệp Sợi –Dệt Kim Hà Nội
- Tháng 6 năm 1993 xây dựng dây chuyền dệt kim số II, tháng 3 năm 1994
    đưa vào sản xuất .
- Ngày 19 tháng 5 năm 1994 khánh thành Nhà máy Dệt Kim (cả hai dây
    chuyền I và II).
- Tháng 10 năm 1993 Bộ Công Nghiệp nhẹ quyết định sáp nhập nhà máy sợi
    Vinh (tỉnh Nghệ An) và Xí Nghiệp Liên Hợp .
- Tháng 1 năm 1995 khởi công xây dựng nhà máy may thêu Đông Mỹ .
- Tháng 3 năm 1995 Bộ Công Nghiệp nhẹ quyết định sáp nhập công ty dệt Hà
    Đông và Xí Nghiệp Liên Hợp .
- Tháng 6 năm 1995 Bộ Công Nghiệp nhẹ quyết định đổi Xí Nghiệp Liên Hợp
    thành Công ty dệt Hà Nội .
- Ngày 2 tháng 9 năm 1995 khánh thành nhà máy may thêu Đông Mỹ .

    NguyÔn ThÞ H¹nh                         34                QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

- Trong năm 2000 một lần nữa công ty dệt Hà Nội được Bộ Công Nghiệp nhẹ
    đổi tên thành công ty dệt may Hà Nội (theo quyết định số 103/QĐ/HĐQT
    ngày 28/2/2000 của chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty dệt may Việt
    Nam).
- Công ty sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực: sợi, dệt, nhuộm, in, trao đổi
    và buôn bán hàng dệt, may. Bao gồm các loại sản phẩm có chất lượng cao:
       Sợi Cotton, Sợi Peco, Sợi PE.
       Các loại vải dệt kim : Rib, Interlok, Single.
       Các sản phẩm may mặc lót, mặc ngoài bằng vải dệt kim.
       Các loại vải dệt thoi, các sản phẩm may mặc bằng vải dệt thoi.
       Các loại khăn bông.
       Mũ và lều vải.
-Công ty chuyên nhập các loại bông, xơ, phụ tùng thiết bị chuyên ngành, hoá
chất, thuốc nhuộm.
- Các hoạt động thương mại - dịch vụ .
-   Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc,
    Singapore, ÚC, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Thụy Điển, Tiệp Khắc,
    Nam Phi, khu vực EU. Trong đó nhiều nhất là Nhật Bản chiếm 50% doanh
    thu xuất khẩu. Đại lý bán buôn bán lẻ của công ty có mặt khắp cả nước đặc
    biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
    Nẵng.
       Công ty dệt may Hà Nội coi chất lượng là mục tiêu hàng đầu trong quá
trình sản xuất kinh doanh, luôn đặt ra cho mình có nhiệm vụ thoả mãn mọi yêu
cầu của khách hàng. Duy trì nâng cao chất lượng đã đặt ra. Công ty áp dụng tiêu
chuẩn ISO- 9002 tại nhà máy sợi, nhà máy dệt nhuộm, nhà máy may I, nhà máy
may II và các phòng ban chức năng của công ty.
       Công ty luôn duy trì và sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế cao. Luôn mở rộng
các hình thức kinh doanh mua bán, gia công, trao đổi hàng hoá, sẵn sàng hợp tác

    NguyÔn ThÞ H¹nh                        35                  QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

cùng các bạn hàng trong nước và ngoài nước để đầu tư thiết bị hiện đại, khoa
học công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm .
    Với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán
bộ có năng lực cao, đội ngũ công nhân lành nghề, sản phẩm của công ty luôn đạt
chất lượng cao, được tặng nhiều huy chương vàng và bằng khen tại các hội chợ
triển lãm kinh tế .
- Qua hơn 10 năm sản xuất kinh doanh, công ty đã đạt được công xuất thiết kế
   10.000 tấn sợi/ năm, 7 triệu sản phẩm may/ năm, 6,5 triệu khăn bông/ năm.
   Chất lượng sản phẩm được nâng cao và duy trì được tiêu chuẩn quốc tế ISO
   9002.
2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty; chức năng nhiệm vụ của công ty và
các phòng ban .
Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty.
        Công ty có tổng số nhân viên 4988 người hoạt động tại các trụ sở, các nhà
máy, các đại lý bán hàng, chủ yếu tập trung tại Hà Nội, Hà Tây và Vinh với tổng
diện tích mặt bằng là 24ha.
        Văn phòng chi nhánh ở Thành Phố Hồ Chí Minh mới được thành lập ngày
3 tháng 12 năm 2001
        Đứng đầu là tổng giám đốc công ty, là người chịu trách nhiệm trước Nhà
Nước, trước cấp trên, cơ quan chủ quản của mình về mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, tổ chức đời sống và mọi hoạt động của công ty theo luật
doanh nghiệp Nhà nước.
        Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
theo các nội quy, quy chế thể chế, nghị quyết được ban hành trong công ty, các
quy định thể chế của Bộ Công Nghiệp nhẹ và các chế độ chính sách của Nhà
Nước.
        Dưới tổng giám đốc có 4 phó tổng giám đốc, có nhiệm vụ tham mưu
chính cho tổng giám đốc, giúp tổng giám đốc trong việc điều hành sản xuất kinh

  NguyÔn ThÞ H¹nh                          36                  QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

doanh của công ty theo sự phân công uỷ quyền, chịu trách nhiệm trước tổng
giám đốc, trước pháp luật về những công việc được phân công. Căn cứ vào quy
chế của công ty thường xuyên hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện
nghiêm túc và báo cáo tổng giám đốc công ty về những phần việc được phân
công phụ trách.
       Để giúp tổng giám đốc trong công tác quản lý điều hành công ty, ngoài
các phó tổng giám đốc còn có các phòng ban tham mưu nghiệp vụ, các nhà máy
phân xưởng được giao nhiệm vụ cụ thể và phải chịu trách nhiệm trước tổng
giám đốc công ty về những nhiệm vụ đã được giao.
       Cơ cấu tổ chức của công ty theo kiểu trực tuyến đã giúp cho công ty sử
dụng khá tốt khả năng chuyên môn của các thành viên. Đồng thời điều đó giúp
cho công ty nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi trên thị trường cũng như
trong kinh doanh qua đó có thể thực hiện được các hoạt động kinh doanh có hiệu
quả hơn.




  Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến.
                  Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức


                              Tổng giám đốc




      PHÓ                                                 Phó              Phó
      TỔNG         PHÓ                PHÒNG
      GIÁM         TỔNG        KẾ TOÁN –TÀI CHÍNH         tổng       tổng
      ĐỐC          GIÁM
        I          ĐỐC                                    GIÁM       Giám
                    II                                    ĐỐC
                                                           III       đốc
                                                                      IV
                                                                       Phòng
   Ban
    Trung
  NguyÔn ThÞ H¹nh                          37            Phòng          Tổ
                                                                       Trung
                                                                  QTKDQT41A
     Nhà                                                 Phòng
   Mtâm TN
    áyMay
   CBSX           Phòng kỹ                                             Phòng
                                                                        Tâm
                                                                       Chức
                                                                       Hành
                    Các Nhà Máy                       Xuất hoạch
                                                       Kế Nhập
    ôà Máyỹ
   Nhà M á          Nhà Sợi Khác                                       Đời
                                                                         Y
                                                                       Chính
                    Dệt Má áy
   Đ&KTCLy
   Nh ngMá y
          M       thuật đầuy                          Khẩu trường
                  tư àvải Denim
        2         Nh       M                           Thị                Tế
   DệtĐiện
   Cơ SP3
   MayNhuộm
        1         Dệt                                                  Sống
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com




                     (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Chức năng, nhiệm vụ
• Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
       Công ty dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước có vai trò lớn như
các doanh nghiệp Nhà nước khác là định hướng phát triển cho các thành phần
kinh tế khác nhau. Ngoài ra, Công ty còn có nhiệm vụ chủ yếu như cung cấp
hàng tiêu dùng, may mặc trong nước, tạo công ăn việc làm, góp phần thúc đẩy
sự phát triển nền kinh tế đất nước trong công cuộc Công nghiệp hoá-Hiện đại
hoá đất nước và tiến trình hội nhập nền kinh tế nước ta với kinh tế khu vực và
kinh tế thế giới.

  NguyÔn ThÞ H¹nh                          38               QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

       Công ty chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm sợi đơn, sợi xe cho
chất lượng cao như sợi cotton, sợi peco, sợi PE, với chỉ số trung bình là 36/1 vì
mặt hàng sợi là thế mạnh của công ty.
       Công ty còn sản xuất các loại vải dệt kim thành phẩm Rib, Interlock,
single, các sản phẩm may mặc bằng vải dệt kim, các loại vải dệt thoi và các sản
phẩm may mặc bằng vải dệt thoi, các loại khăn bông.
• Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và các nhà máy
Khối phòng ban chức năng
       Các phòng ban thuộc khối điều hành công ty sẽ làm công tác nghiệp vụ,
triển khai nhiệm vụ đã được TGĐ duyệt xuống các nhà máy và các đơn vị liên
quan, đồng thời làm công tác tham mưu, cố vấn cho TGĐ về mọi mặt trong hoạt
động điều hành sản xuất kinh doanh giúp TGĐ ra các quyết định nhanh chóng,
chính xác để hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao. Đồng thời các phòng ban
trong công ty luôn có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau để đảm bảo
cho việc sản xuất được xuyên suốt và thuận lợi.
* Phòng Tổ chức hành chính
+Tham mưu cho TGĐ về lĩnh vực tổ chức đào tạo, sắp xếp nhân sự, lao động
tiền lương, chế độ chính sách.
* Phòng Kế toán tài chính
+Tham mưu giúp việc cho TGĐ trong công tác kế toán tài chính nhằm sử dụng
đồng vốn hợp lý đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo cho quá trình sản xuất
kinh doanh được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao.
* Phòng Kế hoạch thương mại :
+Tham mưu, giúp TGĐ về các lĩnh vực như: nghiên cứu, dự đoán sự phát triển
của thị trường nội địa, đề ra hướng sản xuất sản phẩm may mặc, vải dệt kim, vải
dệt thoi, khăn bông của Công ty, đồng thời tổ chức tham gia các hoạt động tiếp
thị, khuyếch trương quảng cáo sản phẩm của Công ty trên thị trường cả nước.
* Phòng Xuất nhập khẩu

  NguyÔn ThÞ H¹nh                          39                   QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

  +Tìm kiếm khách hàng, thị trường trong và ngoài nước, tham mưu cho TGĐ
trong công tác nhập khẩu phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, máy móc thiết bị phụ
tùng phục vụ cho công tác đầu tư phát triển và ổn định sản xuất của công ty
đồng thời xuất khẩu những sản phẩm của công ty ra nước ngoài bao gồm cả xuất
nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác.
* Phòng Kỹ thuật đầu tư
+Tham mưu giúp việc TGĐ về các lĩnh vực kỹ thuật sợi, dệt nhuộm, may, cơ
khí, động lực, kỹ thuật an toàn, vệ sinh môi trường, kỹ thuật xây dựng trong
phạm vi toàn công ty.
* Phòng kế hoạch - thị trường
+Tham mưu giúp việc TGĐ trong các lĩnh vực công tác như: đề ra các giải pháp,
xây dựng và điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nội
địa và sản phẩm xuất khẩu; cung ứng và quản lý vật tư, sản phẩm của công ty;
thực hiện công tác marketing tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước cùng các
phế liệu của công ty.
* Phòng Đời sống
+ Phục vụ việc ăn uống cho cán bộ công nhân viên trong thời giờ làm việc tại
công ty.
+Quản lý cây xanh, vệ sinh mặt bằng toàn công ty.
* Phòng bảo vệ-quân sự
+ Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào, đi lại trong toàn
Công ty, tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ kho tàng, nhà xưởng, toàn công ty
24h/24h.
Ngoài ra còn có: Trung tâm y tế và trung tâm thí nghiệm - kiểm tra chất lượng
sản phẩm.
Khối các nhà máy sản xuất
       Mỗi nhà máy thành viên là một đơn vị sản xuất cơ bản của công ty và sản
xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh. Trên cơ sở các dây chuyền sản xuất sản phẩm, các

  NguyÔn ThÞ H¹nh                          40               QTKDQT41A
http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com

nhà máy có chức năng sử dụng công nhân, tổ chức quản lý quá trình sản xuất,
thực hiện các định mức kinh tế-kỹ thuật, đảm bảo hiệu suất sản xuất tối đa, nâng
cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất làm việc của dây chuyền. Tất cả các
hoạt động trong quá trình sản xuất của cả nhà máy đều đặt dưới sự chỉ đạo của
Giám đốc(GĐ) nhà máy. Giúp việc cho giám đốc nhà máy là hai Phó GĐ, tổ
Nghiệp vụ, tổ kỹ thuật chuyên môn cùng với các tổ trưởng tổ sản xuất.
         Giám đốc các nhà máy thành viên chịu trách nhiệm trước TGĐ về toàn bộ
hoạt động của nhà máy mình quản lý. Phó GĐ có trách nhiệm thực hiện những
công việc được phân công và được GĐ uỷ quyền, tham mưu cho GĐ những vấn
đề quan trọng trong quá trình sản xuất, chịu trách nhiệm trước GĐ về kết quả
công việc được giao.
3. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của công
   ty.
3.1 Các nhân tố bên ngoài.
         Theo các nhà kinh tế Mỹ, ngành may mặc được xếp vào dạng ngành phân
tán, và nếu xét theo tốc độ tăng trưởng của ngành may mặc thì đây là ngành
công nghiệp tăng trưởng và bão hoà, có các đặc điểm như tẳng trưởng thị trường
chậm lại, dư thừa năng lực sản xuất dẫn đến giảm giá, cạnh tranh quốc tế có su
hướng tăng lên, đặc biệt là cạnh tranh của các nước có lợi thế về chi phí sản
xuất, quyền lực của khách hàng cao hơn...
• Nguy cơ đe doạ từ những người mới vào cuộc.
         Sản phẩm may mặc không chỉ được sản xuất theo dây chuyền, bằng
những máy móc thiết bị tiên tiến, mà đây là sản phẩm không đòi hỏi vốn lớn và
có thể sản xuất bằng phương pháp thủ công. Do đó, bất cứ đơn vị kinh tế nào
thấy mình có khả năng đều có thể tham gia ngành hàng này. Nguy cơ đe doạ của
những đối thủ tiềm ẩn hay mới gia nhập đều cao, mà chủ yếu là sự đe doạ từ
các công ty tư nhân. Thực tế cho thấy ngay trong ngành dệt may Việt Nam, tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của tổng công ty dệt may chỉ bàng 50%

  NguyÔn ThÞ H¹nh                           41                QTKDQT41A
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc

More Related Content

What's hot

Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnktupmo
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiNâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiGiang Coffee
 
Marketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩu
Marketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩuMarketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩu
Marketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩuViệt Long Plaza
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Các phương pháp với đối thủ cạnh tranh
Các phương pháp với đối thủ cạnh tranhCác phương pháp với đối thủ cạnh tranh
Các phương pháp với đối thủ cạnh tranhDigiword Ha Noi
 
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Các giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của công t...
Đề tài: Các giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của công t...Đề tài: Các giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của công t...
Đề tài: Các giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của công t...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘIPHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘIDương Hà
 
Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.
Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.
Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.Nguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Luanvan84
 
Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...
Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...
Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản
Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản
Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản nataliej4
 
Đề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ thiết bị mỏ nhập khẩu của công ty
Đề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ thiết bị mỏ nhập khẩu của công tyĐề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ thiết bị mỏ nhập khẩu của công ty
Đề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ thiết bị mỏ nhập khẩu của công tyDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
 
Luận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOT
Luận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOTLuận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOT
Luận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOT
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiNâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
 
Marketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩu
Marketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩuMarketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩu
Marketing xuat nhap khau, marketing xuất nhập khẩu
 
QT003.doc
QT003.docQT003.doc
QT003.doc
 
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công tyLuận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
 
MAR04.doc
MAR04.docMAR04.doc
MAR04.doc
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...
 
Hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty phát triển công nghiệp, 9đ
Hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty phát triển công nghiệp, 9đHạch toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty phát triển công nghiệp, 9đ
Hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty phát triển công nghiệp, 9đ
 
Đề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free download
Đề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free downloadĐề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free download
Đề tài báo cáo thực tập Marketing xuất khẩu 9 điểm free download
 
Các phương pháp với đối thủ cạnh tranh
Các phương pháp với đối thủ cạnh tranhCác phương pháp với đối thủ cạnh tranh
Các phương pháp với đối thủ cạnh tranh
 
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
 
Đề tài: Các giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của công t...
Đề tài: Các giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của công t...Đề tài: Các giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của công t...
Đề tài: Các giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của công t...
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘIPHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
 
Tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Pin
Tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty PinTăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Pin
Tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Pin
 
Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.
Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.
Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.
 
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
 
Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...
Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...
Đề tài: Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta ...
 
Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản
Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản
Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản
 
Đề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ thiết bị mỏ nhập khẩu của công ty
Đề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ thiết bị mỏ nhập khẩu của công tyĐề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ thiết bị mỏ nhập khẩu của công ty
Đề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ thiết bị mỏ nhập khẩu của công ty
 

Viewers also liked

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (51).pdf
luan van tot nghiep ke toan (51).pdfluan van tot nghiep ke toan (51).pdf
luan van tot nghiep ke toan (51).pdfNguyễn Công Huy
 
KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...
KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...
KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...Nguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfNguyễn Công Huy
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)Nguyễn Công Huy
 
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...Nguyễn Công Huy
 
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...Nguyễn Công Huy
 
Ekonomi malaysia
Ekonomi malaysiaEkonomi malaysia
Ekonomi malaysiaNur Hani
 
CONSTITUIÇÃO FEDERAL
CONSTITUIÇÃO FEDERALCONSTITUIÇÃO FEDERAL
CONSTITUIÇÃO FEDERALparisnewsbr
 

Viewers also liked (20)

DANH MUC BANG.doc
DANH MUC BANG.docDANH MUC BANG.doc
DANH MUC BANG.doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (37).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (14).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
 
luan van tot nghiep ke toan (51).pdf
luan van tot nghiep ke toan (51).pdfluan van tot nghiep ke toan (51).pdf
luan van tot nghiep ke toan (51).pdf
 
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.docThai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
 
KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...
KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...
KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...
 
luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdf
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
 
pham duy phuong_DH5TC.doc
pham duy phuong_DH5TC.docpham duy phuong_DH5TC.doc
pham duy phuong_DH5TC.doc
 
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
 
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
 
A borboletinha
A borboletinhaA borboletinha
A borboletinha
 
Ekonomi malaysia
Ekonomi malaysiaEkonomi malaysia
Ekonomi malaysia
 
CONSTITUIÇÃO FEDERAL
CONSTITUIÇÃO FEDERALCONSTITUIÇÃO FEDERAL
CONSTITUIÇÃO FEDERAL
 
Colborrachos
ColborrachosColborrachos
Colborrachos
 
Infraestructuras en india
Infraestructuras en indiaInfraestructuras en india
Infraestructuras en india
 
Presentació Elie el-Anbar
Presentació Elie el-AnbarPresentació Elie el-Anbar
Presentació Elie el-Anbar
 

Similar to Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc

huynhuyn.docx
huynhuyn.docxhuynhuyn.docx
huynhuyn.docxMinsTrn
 
SO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptx
SO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptxSO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptx
SO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptxHuongThu88
 
BTL kinh tế chinh trị.pdf
BTL kinh tế chinh trị.pdfBTL kinh tế chinh trị.pdf
BTL kinh tế chinh trị.pdfThymThThanh
 
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...luanvantrust
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teNguyên Tùy
 
Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...
Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...
Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...luanvantrust
 
Chinh sach marketing cua viet hungary
Chinh sach marketing cua viet  hungaryChinh sach marketing cua viet  hungary
Chinh sach marketing cua viet hungaryPhuonglanh Do
 

Similar to Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc (20)

Kế toán bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản, HAY
Kế toán bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản, HAYKế toán bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản, HAY
Kế toán bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản, HAY
 
huynhuyn.docx
huynhuyn.docxhuynhuyn.docx
huynhuyn.docx
 
SO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptx
SO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptxSO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptx
SO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptx
 
BTL kinh tế chinh trị.pdf
BTL kinh tế chinh trị.pdfBTL kinh tế chinh trị.pdf
BTL kinh tế chinh trị.pdf
 
MAR28.doc
MAR28.docMAR28.doc
MAR28.doc
 
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...
 
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
 
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩmĐề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
 
QT100.doc
QT100.docQT100.doc
QT100.doc
 
Luận Văn Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty.
Luận Văn Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty.Luận Văn Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty.
Luận Văn Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty.
 
MAR42.doc
MAR42.docMAR42.doc
MAR42.doc
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
 
MAR38.doc
MAR38.docMAR38.doc
MAR38.doc
 
Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...
Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...
Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
 
QT093.Doc
QT093.DocQT093.Doc
QT093.Doc
 
Chinh sach marketing cua viet hungary
Chinh sach marketing cua viet  hungaryChinh sach marketing cua viet  hungary
Chinh sach marketing cua viet hungary
 
Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...
Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...
Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...
 

More from Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 

More from Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (50).doc

  • 1. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com LỜI MỞ ĐẦU Các doanh nghiệp muốn tồn tại trong thị trường phải luôn vận động, biến đổi để tạo cho mình một vị trí và chiếm lĩnh những phần thị trường nhất định. Sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi họ phải xây dựng cho được một chiến lược cạnh tranh có hiệu quả để đứng vững, và cạnh tranh không chỉ với công ty trong nước mà cả với các hãng tư bản nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Trong nền kinh tế thị trưòng của một quốc gia nói riêng và trên toàn thề giới nói chung, vấn đề cạnh tranh không phải là vấn đề mới nhưng nó luôn là vấn đề mang tính thời sự, cạnh tranh khiến thương trường ngày càng trở nên nóng bỏng. Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế vì những lợi ích mang lại từ hoạt động kinh tế này, nhưng mức độ tham gia còn hạn chế. Ngành may mặc của Việt Nam tuy được coi là một trong những ngành mũi nhọn trong chiến lược hướng về xuất khẩu, nhưng lại chưa thực sự khẳng định mình trên thị trường thế giới. Lượng hàng xuất khẩu trực tiếp còn thấp, chủ yếu là thực hiện theo đơn đặt hàng gia công của nước ngoài. Do vậy, tính cạnh tranh của sản phẩm may mặc chưa được quan tâm đầy đủ. Là một doanh nghiệp Nhà nước công ty dệt may Hà Nội (trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam) từ khi thành lập đến nay, trải qua nhiều gian nan vất vả nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cùng với sự phát triển của đất nước, công ty dệt may Hà Nội đã dần hoàn thiện mình và đang cố gắng góp phần khẳng định khả năng phát triển của ngành dệt may xuất khẩu. Sản phẩm của công ty may Hà Nội gồm nhiều chủng loại gồm các sản phẩm về sợi, vải, mũ, khăn, nhưng chất luợng mẫu mã, giá cả...của sản phẩm cùng cách tổ chức điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn nhiều bất cập. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, từ đó nâng khả năng thu lợi nhuận, công ty dệt may Hà Nội phải thực sự quan tâm tới việc lập và thực hiện hiệu quả chiến NguyÔn ThÞ H¹nh 1 QTKDQT41A
  • 2. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com lược kinh doanh, trong đó phải đặc biệt chú trọng tới chiến lược cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của công ty trên thị trường quốc tế. Trong chuyên đề, với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào thực tế chuyên đề sẽ làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh. Nghiên cứu thực trạng cạnh tranh ở công ty dệt may Hà Nội để thấy được mức độ ảnh hưởng của cạnh tranh tới sự tồn tại và phát triển của công ty. Qua đó đưa ra một số phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh ở công ty trong qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngoài phần mở đầu, kết luận . Nội dung và kết cấu chuyên đề gồm 3 chương - Chương I : Lý luận cơ bản về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp - Chương II : Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty - Chương III : Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty dệt may Hà Nội Do những hạn chế về kiến thức, thời gian, hơn nữa đây cũng là một vấn đề mới và phức tạp luôn biến động nên chuyên đề không thể tránh được những thiếu sót nhất định.Vì vậy em mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô. Em cũng xin chân thành cảm ơn Th.s Tạ Lợi đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Hà Nội, tháng 4 năm 2003. NguyÔn ThÞ H¹nh 2 QTKDQT41A
  • 3. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com CHƯƠNGI LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ. I. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ. 1 1.Khái niệm về cạnh tranh và sức cạnh tranh. Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Trong mọi phương diện của cuộc sống ý thức vươn lên luôn là yếu tố chủ đạo hướng suy nghĩ và hành động của con người. Họat động sản xuất kinh doanh là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, trong đó ý thức vươn lên không đơn thuần là mong muốn đạt được một mục tiêu nào đó mà còn là tham vọng trở thành người đứng đầu. Suy nghĩ và hành động trong sản xuất kinh doanh bị chi phối rất nhiều bởi tính kinh tế khắc nghiệt. Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố được coi là khắc nghiệt nhất là cạnh tranh. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp ngày nay đầy biến động và cạnh tranh hiện nay là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường nhằm giành giật nhiều các lợi ích kinh tế hơn về mình. 1.1Khái niệm về cạnh tranh. Ở mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội khái niệm về cạnh tranh được nhiều tác giả trình bày dưới những góc độ khác nhau. Dưới thời kỳ Chủ nghĩa tư bản (CNTB) phát triển vượt bậc Mác đã quan niệm: “ Cạnh tranh chủ nghĩa tư bản là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa (TBCN) và cạnh tranh TBCN, Mác đã phát hiện ra quy luật cạnh tranh cơ bản là: quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành. Nếu ngành nào, lĩnh vực nào có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có nhiều NguyÔn ThÞ H¹nh 3 QTKDQT41A
  • 4. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com người để ý và tham gia. Ngược lại, những ngành, lĩnh vực mà có tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ có sự thu hẹp về quy mô hoặc là sự rút lui của các nhà đầu tư. Tuy nhiên sự tham gia hay rút lui của các nhà đầu tư không dễ dàng một sớm, một chiều thực hiện được mà là cả một chiến lược lâu dài đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng. CNTB phát triển đến đỉnh điểm chuyển sang chủ nghĩa đế quốc rồi suy vong và cho đến ngày nay nền kinh tế thế giới đã dần đi vào qũy đạo của sự ổn định và xu hướng chính là hội nhập, hoà đồng giữa các nền kinh tế, cơ chế hoạt động là cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước thì khái niệm cạnh tranh mất hẳn tính giai cấp, tính chính trị nhưng về bản chất thì vẫn không thay đổi. Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm đạt được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để đạt được những mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp đó. Theo lý thuyết tổ chức doanh nghiệp công nghiệp thì một doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh và đánh giá nó có thể đứng vững cùng với các nhà sản xuất khác, với các sản phẩm thay thế, hoặc bằng cách đưa ra các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn cho sản phẩm cùng loại, hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm có cùng đặc tính nhưng với dịch vụ ngang bằng hay cao hơn. Một định nghĩa khác về cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh có thể định nghĩa như là một khả năng của doanh nghiệp nhằm đáp ứng và chống lại các đối thủ cạnh tranh trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ một cách lâu dài và có lợi nhuận”. Thực chất cạnh tranh là sự tranh giành lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia vào thị trường với tham vọng “mua rẻ-bán đắt”. Cạnh tranh là một phương thức vận động của thị trường và quy luật cạnh tranh là một trong những quy luật quan trọng nhất chi phối sự hoạt động của thị trường. Sở dĩ như vậy vì đối tượng tham gia NguyÔn ThÞ H¹nh 4 QTKDQT41A
  • 5. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com vào thị trường là bên mua và bên bán; Đối với bên mua mục đích là tối đa hoá lợi ích của những hàng hoá mà họ mua được còn với bên bán thì ngược lại phải làm sao để tối đa hoá lợi nhuận trong những tình huống cụ thể của thị trường. Như vậy trong cơ chế thị trường tối đa hoá lợi nhuận đối với các doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng và điển hình nhất. Như vậy dù có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh nhưng tựu chung lại đều thống nhất ở các điểm: - Mục tiêu cạnh tranh: Tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường đồng thời làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội. - Phương pháp thực hiện: Tạo và vận dụng những lợi thế so sánh trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác. - Thời gian: Trong bất kỳ tuyến thị trường hay sản phẩm nào, vũ khí cạnh tranh thích hợp hay đổi theo thời gian. Chính vì thế cạnh tranh được hiểu là sự liên tục trong cả quá trình. Ngày nay hầu như tất cả các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh, coi cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, cùng với việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, cạnh tranh đã từng bước được tiếp nhận như một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quản lý và điều khiển nền kinh tế quốc dân nói chung, trong tổ chức và điều hành kinh doanh trong các doanh nghiệp nói riêng. Cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sự phát triển mà còn là một yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, tạo động lực cho sự phát triển. Do đó quan điểm đầy đủ về cạnh tranh như sau: Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh với nhau dựa trên những chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm đạt được những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. Cạnh tranh trong kinh tế là cuộc chạy đua “Marathon kinh tế” nhưng không có đích cuối cùng, ai cảm nhận thấy thì người đó sẽ trở thành nhịp cầu cho các đối thủ khác vươn lên phía trước. NguyÔn ThÞ H¹nh 5 QTKDQT41A
  • 6. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 1.2 Khái niệm sức cạnh tranh. Một sản phẩm muốn có vị trí vững chắc trên thị trường và muốn thị trường của nó ngày càng mở rộng thì nó điểm mạnh và có khả năng để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường đó. Sức cạnh tranh của hàng hoá được hiểu là tất cả các đặc điểm, yếu tố, tiềm năng mà sản phẩm đó có thể duy trì và phát triển vị trí của mình trên thương trường cạnh tranh một các lâu dài và có ý nghĩa. Để đánh giá được một sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh hay không thì cần dựa vào các nhân tố sau: - Giá thành sản phẩm và lợi thế về chi phí (khả năng giảm chi phí đến mức tối đa). - Chất lượng sản phẩm và khả năng đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. - Các dịch vụ đi kèm sản phẩm. 2. Vai trò của cạnh tranh. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cạnh tranh luôn diễn ra liên tục và được hiểu như cuộc chạy đua không ngừng giữa các đối thủ. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang từng bước khẳng định những ưu thế của mình, môi trường cạnh tranh ngày càng hoàn chỉnh hơn đặt ra cho các doanh nghiệp những cơ hội và thách thức. Doanh nghiệp nào hiểu biết đối thủ, biết thoả mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, biết giành thế chủ động với người cung cấp các nguồn hàng và tận dụng được lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp đó sẽ tồn tại, ngược lại doanh nghiệp không có tiềm lực cạnh tranh hoặc không “nuôi dưỡng” tiềm lực cạnh tranh tất yếu sẽ thất bại. Vì thế các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, đón trước cạnh tranh và sẵn sàng sử dụng các công cụ cạnh tranh hữu hiệu của mình. Điều này nhận thấy rõ nhất ở vai trò NguyÔn ThÞ H¹nh 6 QTKDQT41A
  • 7. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com của cạnh tranh . - Cạnh tranh cho phép sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu. - Khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật - Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. - Thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. - Hơn nữa cạnh tranh còn làm cho giá cả hàng hoá, dịch vụ giảm xuống nhưng chất lượng lại được nâng cao, kích thích sức mua, làm tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. 3. Phân loại cạnh tranh. 3.1 Căn cứ vào mức độ, tính chất của cạnh tranh trên thị trường. • Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra khi có một số lớn doanh nghiệp nhỏ sản xuất và bán ra một loại hàng hoá, dịch vụ giống hệt nhau và với số lượng của từng doanh nghiệp qúa nhỏ so với tổng số hàng hoá có trên thị trường. Thị trường này có một số đặc điểm : - Có rất nhiều người sản xuất và bán hàng hoá giống hệt nhau, song không ai có ưu thế trong việc cung ứng và mua sản phẩm để có thể làm thay đổi giá cả - Người bán có thể bán toàn bộ hàng hoá của mình với giá thị trường. Như vậy họ phải chấp nhận giá thị trường có sẵn và dù họ có tăng giảm lượng hàng hoá bán ra thì cũng không có tác động gì đến giá cả thị trường. - Không có trở lực gì quan trọng ảnh hưởng đến việc gia nhập vào một thị trường hàng hoá, nói cách khác là không có sự cấm đoán do luật lệ quy định hoặc do tính chất của sản phẩm đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao, mức đầu tư quá lớn. - Theo thị trường này mỗi doanh nghiệp chỉ là một phần tử trong tổng thể vì vậy các quyết định của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến thị trường. Mặt khác việc định giá của doanh nghiệp không cách nào khác hơn là phải tự NguyÔn ThÞ H¹nh 7 QTKDQT41A
  • 8. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com thích ứng với giá cả hiên cả hiện có trên thị trường. Muốn có lãi doanh nghiệp phải giảm thấp chi phí sản xuất. • Cạnh tranh không hoàn hảo. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là tình trạng cạnh tranh bình thường vì nó phổ biến trong điều kiện hiện nay. Đây là thị trường mà phần lớn các sản phẩm là không đồng nhất. Cùng sản phẩm có thể chia làm nhiều thứ loại, nhiều chất lượng...Sản phẩm tương tự có thể được bán với nhiều nhãn hiệu khác nhau, mỗi nhãn hiệu đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau. Mặc dù, sự khác biệt giữa các sản phẩm không đáng kể (sự khác biệt mang ý nghĩa quan niệm, tâm lý là chính): các điều kiện mua bán hàng hoá cũng là khác nhau. Người bán có thể có uy tín độc đáo riêng biệt đối với người mua do nhiều lý do khác nhau: khách hàng quen, gây được lòng tin...hay các cách thức quảng cáo cũng có thể ảnh hưởng tới người mua, làm người mua thích mua của một nhà cung ứng này hơn của một nhà cung ứng khác. Đường cầu của thị trường là đường không co dãn. Việc mua và bán sản phẩm được thực hiện trong bầu không khí có tính chất giao thương rất lớn, điều này khác hẳn với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Người bán có thể thu hút khách hàng bởi nhiều cách: quảng cáo, khuyến mại, phương thức bán hàng, cung cấp dịch vụ, tín dụng, hoặc có nhiều điều khoản ưu đãi...Do đó, trong giá có sự phân biệt, xuất hiện hiện tượng nhiều giá. Có thể nói giá cả nên xuấng thất thường tuỳ khu vực, tuỳ nguồn cung ứng, tùy người mua. • Cạnh tranh độc quyền.  Thị trường độc quyền. Là thị trường mà ở đó chỉ có duy nhất một người mua (Độc quyền mua) hoặc một người bán (Độc quyền bán). Chính sách của thị trường này là định giá cao và sản lượng hàng hoá ít. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc nhà độc quyền định giá bao nhiêu cũng được. Tuỳ theo đặc điểm tiêu dùng của sản phẩm và cơ chế quản lý giá của Nhà nước mà nhà độc quyền NguyÔn ThÞ H¹nh 8 QTKDQT41A
  • 9. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com định giá cao hay thấp để thu được lợi nhuận tối đa. Các nhà độc quyền cũng dùng hình thức cạnh tranh phi giá như quảng cáo để thu hút thêm khách hàng. Nói chung độc quyền trong sản xuất kinh doanh là lợi thế lớn nhất đối vơi nhà độc quyền, song về mặt xã hội thì nó kìm hãm sự phát triển sản xuất, làm thiệt hại lợi ích người tiêu dùng.  Cạnh tranh độc quyền. Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng việc bán sản phẩm phân biệt, các sản phẩm có thể thay thế cho nhau ở mức độ cao nhưng không phải là thay thế hoàn hảo. Nghĩa là độ co dãn của cầu là cao chứ không phải là vô cùng.Vì những lý do khác nhau (chất lượng, hình dáng, danh tiếng...) người tiêu dùng coi mặt hàng của mỗi doanh nghiệp khác với của các doanh nghiệp khác. Do đó một số khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm mình thích, trong ngắn hạn khó ra nhập thị trường nhưng dài hạn thì có thể . Nhà sản xuất định giá nhưng không thể tăng giá một cách bất hợp lý, về dài hạn thì không thể trở thành thị trường độc quyền được. Cạnh tranh độc quyền sử dụng các hình thức cạnh tranh phi giá như quảng cáo, phân biệt sản phẩm .  Độc quyền tập đoàn. Trong thị trường độc quyền tập đoàn, sản phẩm có thể giống nhau hoặc khác nhau và chỉ có một số doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hay hầu hết toàn bộ tổng sản lượng.Tính phụ thuộc giữa các doanh nghiệp là lớn, hành vi của doanh nghiệp này ảnh hưởng tới doanh nghiệp khác. Nếu một doanh nghiệp giảm giá sẽ dẫn đến tình trạng phá giá do các doanh nghiệp dễ kết cấu với nhau. Nhưng vì cạnh tranh bằng giá không có lợi do vậy người ta chuyển sang cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm. Trong thị trường độc quyền tập đoàn, một số hoặc tất cả các doanh nghiệp đều thu hút được lợi nhuận đáng kể trong dài hạn thì có các hàng rào ra nhập làm cho NguyÔn ThÞ H¹nh 9 QTKDQT41A
  • 10. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com các doanh nghiệp mới không thể hoặc khó mà ra nhập thị trường. Trong độc quyền tập đoàn, các nhà sản xuất cũng sử dụng nhiều hình thức cạnh tranh phi giá như quảng cáo hoặc phân biệt sản phẩm giống như trong cạnh tranh độc quyền. 3.2 Căn cứ vào các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường. • Cạnh tranh giữa người bán và người mua. Là cuộc cạnh tranh giữa người bán và người mua diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt trên thị trường. Người bán muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất, ngược lại người mua muốn mua với giá thấp nhất. Giá cuối cùng là giá thống nhất giữa người mua và người bán sau một quá trình mặc cả với nhau mà theo đó hoạt động mua bán được thực hiện. • Cạnh tranh giữa những người mua với nhau. Là cuộc cạnh tranh xảy ra khi cung nhỏ hơn cầu. Khi lượng cung một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó quá thấp so với nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh giữa những người mua sẽ trở nên quyết liệt. Lúc đó giá cả hàng hoá, dịch vụ sẽ tăng vọt nhưng do hàng hoá khan hiếm nên người mua vẫn sẵn sàng trả giá cao cho hàng hoá mình cần. Kết qủa là người bán thu được lợi nhuận cao còn người mua thì bị thiệt. Đây là cuộc cạnh tranh mà theo đó những người mua sẽ bị thiệt còn những người bán được lợi . • Cạnh tranh giữa những người bán với nhau. Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất, chiếm đa số trên thị trường.Thực tế cho thấy khi sản xuất hàng hoá càng phát triển càng có nhiều người bán dẫn đến cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên nhiều phương diện và nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật một mặt tác động đến các nhà sản xuất, một mặt làm thay đổi nhu cầu của người mua, do đó nó dần làm biến đổi vị trí của các yếu tố cạnh tranh. Một cách chung nhất cạnh tranh là sự ganh đua ở các giác độ : chât lượng, giá cả, nghệ thuật tổ chức tiêu thụ và thời gian. Giá là yếu tố thứ nhất NguyÔn ThÞ H¹nh 10 QTKDQT41A
  • 11. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com của cạnh tranh, đây là hình thức cạnh tranh được sử dụng nhiều nhất. Khi nhu cầu con người phát triển cao hơn thì yếu tố chất lượng sản phẩm chiếm vị trí chính yếu. Đến nay vào những năm cuối của thế kỷ 20 thì với các doanh nghiệp lớn họ có với nhau sự cân bằng về giá cả thì yếu tố thời gian và tổ chức tiêu thụ sản phẩm là quan trọng nhất. 3.3 Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế. • Cạnh tranh giữa các ngành. Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm thu được lợi nhuận và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với vốn đầu tư bỏ ra đầu tư vào ngành khác. Sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp chuyển sang kinh doanh ở ngành có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. • Cạnh tranh trong nội bộ ngành. Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này các doanh nghiệp thôn tính lẫn nhau, doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường, doanh nghiệp thua sẽ sẽ thu hẹp phạm vi kinh daonh thậm chí phá sản. II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNH HOÁ VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ. 1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hành hoá. 1.1 Các nhân tố bên ngoài. Michael.E.Porter (1982) đã đưa ra khái niệm cạnh tranh mở rộng, theo đó cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc vào năm thế lực. Sơ đồ 1: Các thế lực điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành Các đối thủ tiềm năng NguyÔn ThÞ H¹nh 11 QTKDQT41A
  • 12. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Người Doanh nghiệp cung ứng và các đối thủ Người mua hiện tại Sản phẩm dịch vụ thay thế Năm thế lực cạnh tranh này kết hợp với nhau xác định cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận của ngành. Thế lực nào mạnh nhất sẽ thống trị và trở thành trọng yếu theo quan điểm xây dựng chiến lược. Mỗi lực lượng trong số 5 lực lượng trên càng mạnh thì càng hạn chế khả năng cho các doanh nghiệp tăng giá cả và kiếm lợi nhuận; Ngược lại, khi một lực lượng nào đó mà yếu thì cơ hội để doanh nghiệp có được lợi nhuận sẽ càng khả thi. Để làm rõ điều này chung ta hãy cùng tìm hiểu các lực lượng đó.  Các đối thủ cạnh tranh hiện tại. Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng vì các đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định tính chất và mức độ tranh đua. Nếu các đối thủ này yếu doanh nghiệp có cơ hội để tăng giá bán và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại,khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá là không đáng kể, mọi cuộc cạnh tranh về giá cả đều dẫn tới tổn thương. Bàn về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong một ngành sản xuất ta thường nói tới những nội dung chủ yếu như: cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cầu của ngành và các hàng rào lối ra. Cơ cấu cạnh tranh của ngành dựa vào số liệu và khả năng phân phối sản phẩm của doanh nghiệp NguyÔn ThÞ H¹nh 12 QTKDQT41A
  • 13. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com trong ngành sản xuất. Cơ cấu cạnh tranh thay đổi từ ngành sản xuất phân tán tới ngành sản xuất tập trung. Bản chất và mức độ cạnh tranh đối với các ngành tập trung là rất khó phân tích và dự đoán. Tình trạng cầu của một ngành là một yếu tố quyết định khác về tính mãnh liệt trong cạnh tranh nội bộ ngành. Thông thường, cầu tăng tạo cho doanh nghiệp một cơ hội lớn để mở rộng hoạt động. Ngược lại, cầu giảm dẫn đến cạnh tranh khốc liệt để các doanh nghiệp giữ được phần thị trường đã chiếm lĩnh. Hàng rào lối ra là mối đe doạ cạnh tranh nghiêm trọng khi cầu của ngành giảm mạnh. Đó là kinh tế, chiến lược và là quan hệ tình cảm giữ doanh nghiệp trụ lại. Nếu hàng rào lối ra cao, các doanh nghiệp có thể bị khoá chặt trong một ngành sản xuất không ưa thích. Hàng rào lối ra thường bao gồm: Đầu tư nhà xưởng và thiết bị, chi phí trực tiếp cho việc rời bỏ ngành là cao, quan hệ chiến lược giữa các đơn vị chiến lược kinh doanh, hay đó là chi phí xã hội khi thay đổi như khó khăn về sự sa thải nhân công, chi phí đào tạo lại ... Do vậy nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, phân tích đánh giá chính xác khả năng của những đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là những đối thủ chính để xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh thích hợp với môi trường chung.  Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là đe dọa cho các doanh nghiệp hiện tại. Các doanh nghiệp hiện tại cố gắng ngăn cản các đối thủ tiềm ẩn muốn ra nhập ngành vì càng nhiều doanh nghiệp có trong một ngành sản xuất thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn. Với sự mong muốn chiếm lĩnh một thị phần nào đó các đối thủ mới NguyÔn ThÞ H¹nh 13 QTKDQT41A
  • 14. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com có thể làm giá bán bị kéo xuống hoặc chi phí của các công ty đi trước có thể bị tăng lên và kết quả làm giảm mức lợi nhuận. Sự xâm nhập vào một ngành, với dự định xây dựng một vị trí trên thị trường kiểu đó có lẽ cần được coi như một sự nhập cuộc của đối thủ mới. Việc tạo ra hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài hoặc sự phản ứng khôn khéo của các doanh nghiệp đang cạnh tranh sẽ làm giảm bớt mối hiểm hoạ hoặc do doanh nghiệp mới xâm nhập gây ra. Những rào cản chủ yếu được xác định là: Những ưu thế tuyệt đối về chi phí: Có thể đó là ưu thế về các sáng chế, việc làm chủ một công nghệ riêng đặc thù hoặc có một nguồn nhân lực chuyên tinh, làm chủ được nguồn nguyên vật liệu cũng như kinh nghiệm cho phép có được các chi phí thấp hơn. Hoặc đó có thể là lợi thế về chi phí cố định vì các đối thủ cạnh tranh hiện tại thường có những lợi thế chi phí mà các đối thủ mới không thể nào có được, lợi thế này không phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp như: Bản quyền về công nghệ và sản phẩm, lợi thế về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, lợi thế về vị trí địa lý, hay kinh nghiệm và kĩ năng trong sản xuất. Ngoài ra có thể kể đến những loại chi phí khác như chi phí đặt cọc, tiền cược. Đây là một khoản tiền lúc đầu buộc khách hàng mua sản phẩm của một doanh nghiệp lúc đầu phải trả nếu họ không mua sản phẩm của ngành đó nữa và chuyển sang mua sản phẩm của một doanh nghiệp khác hay là chi phí phạt do thay đổi hãng hợp đồng tiêu thụ hoặc cung cấp vật tư. Hầu hết các khách hàng đều phải thực hiện việc bồi thường trừ phi các nhà cung cấp mới những cải tiến có lợi về chi phí và thực hiện. Sự khác biệt hoá của sản phẩm khiến cho khách hàng trung thành với nhãn hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp có vị thế uy tín vững vàng hoặc đã đứng vững.Thường các doanh nghiệp này có ưu thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, về dịch vụ hậu mãi hoặc về khả năng chuyên biệt hoá sản phẩm... Sự trung thành với nhãn hiệu là nguồn rào cản khiến cho các doanh nghiệp NguyÔn ThÞ H¹nh 14 QTKDQT41A
  • 15. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com mới tham gia khó lòng giành giật thị phần trên thương trường. Các doanh nghiệp có tiềm năng hẳn phải tốn kém rất nhiều để bẻ gãy lòng ưu ái đã được củng cố của khách hàng với các nhãn hiệu đã có uy tín trước đó. Kinh tế quy mô hay còn gọi là kinh tế bậc thang: Các chi phí về sản xuất, phân phối, bán, quảng cáo, dịch vụ nghiên cưú sẽ giảm bớt với sự gia tăng của số lượng bán. Hay nói cách khác số lượng sản xuất và bán tăng lên thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm càng giảm đi. Kênh phân phối chủ yếu đã được thiết lập của các doanh nghiệp hiện tại cũng là một vật cản đối với các doanh nghiệp muốn nhảy vào chia sẻ thị trường. Để tham gia vào mạng lưới phân phối đã được thiết lập các doanh nghiệp mới thông thường phải chia sẻ các chi phí quảng cáo hoặc hỗ trợ bán hàng. Mọi chi phí này sẽ làm giảm lợi nhuận của các đối thủ mới; Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh hiện tại có thể giữ chặt các các kênh phân phối dựa trên cơ sở các mối quan hệ lâu dài, chất lượng phục vụ cao ... Như vậy buộc doanh nghiệp mới phải tạo ra một mạng lưới phân phối mới và đó là một cản trở đáng kể. Phản ứng lại của các doanh nghiệp hiện tại trong lĩnh vực kinh doanh. Nếu việc phản ứng lại tích cực và khôn khéo một lối vào trong lĩnh vực đó là có thể được. Nhưng nếu phản ứng lại bằng một cuộc chiến tranh giá cả thì cái giá phải trả là quá đắt để nhập ngành bởi các đối thủ cạnh tranh hiện tại phản ứng quyết liệt, liên kết lại với nhau để đối phó.  Khách hàng (Người mua). Khách hàng hay người mua hàng là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh. Khách hàng tác động đến doanh nghiệp thể hiện mối tương quan về thế lực nếu nghiêng về phía nào thì phía đó có lợi. Các doanh nghiệp cần phải làm chủ mối tương quan này, thiết lập được mối quan hệ với khách hàng để giữ khách hàng (thông qua số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện giao nhận và NguyÔn ThÞ H¹nh 15 QTKDQT41A
  • 16. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com dịch vụ sau bán hàng). Khách hàng có ưu thế là có thể làm cho lợi nhuận của ngành hàng giảm bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải làm nhiều công việc dịch vụ hơn. Khách hàng có thể được xem như một sự đe dọa cạnh tranh khi họ buộc doanh nghiệp phải giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn. Ngược lại khi người mua (khách hàng) yếu sẽ mang đến cho doanh nghiệp cơ hội để tăng giá kiếm được lợi nhuận nhiều hơn. Người mua gồm: Người tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối (bán buôn, bán lẻ) và các nhà mua công nghiệp. Áp lực của họ thường được thể hiện trong những trường hợp sau: - Nhiều nhà cung ứng có quy mô vừa và nhỏ trong ngành cung cấp. Trong khi đó người mua là số ít và có quy mô lớn, nó cho phép người mua chi phối các công ty cung cấp. - Khách hàng mua một khối lượng lớn sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp và sử dụng đó làm lợi thế để mặc cả cho sự giảm giá không hợp lý. - Khách hàng có thể vận dụng chiến lược liên kết dọc, tức là họ có xu hướng khép kín sản xuất, tự sản xuất, gia công các bộ phận chi tiết, bán sản phẩm cho mình. - Khách hàng có đầy đủ các thông tin về thị trường như nhu cầu, giá cả của các nhà cung cấp thì áp lực mặc cả của họ càng lớn. Để nâng cao khả năng cao khả năng cạnh tranh thì doanh nghiệp phải giảm tối đa sức ép trên và tạo môi trường với các khách hàng qua các chính sách giá, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, biến họ trở thành người cộng tác tốt.  Người cung ứng. Đó là những nhà cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, tiền vốn,lao động đôi khi gây đe doạ khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng các sản phẩm dịch vụ mà họ cung cấp. Qua đó làm giảm lợi NguyÔn ThÞ H¹nh 16 QTKDQT41A
  • 17. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com nhuận của doanh nghiệp. Họ thường gây sức ép trong những tình huống như: - Họ độc quyền cung cấp vật tư. - Khi các vật tư được cung cấp không có khả năng thay thế - Không có điều khoản ràng buộc hoặc bảo đảm trong các hợp đồng kinh tế đã kí kết. - Khi vật tư đó quan trọng, quyết định trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Khi họ có khả năng khép kín sản xuất. Vì vậy doanh nghiệp cần thiết lập quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp và đưa ra các biện pháp ràng buộc với nhà vật tư để giảm bớt các ràng buộc họ có thể gây nên với mình.  Sản phẩm thay thế. Sự ra đời của các sản phẩm thay thế là một tất yếu nhằm đáp ứng sự biến động của nhu cầu thị trường theo hướng ngày càng đa dạng hơn, phong phú và cao cấp hơn, và chính nó lại làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bị thay thế. Một doanh nghiệp có thể hoạt động thu được nhiều lợi nhuận khi trong ngành kinh doanh đó có các các cản trở xâm nhập cao, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có là thấp, không có sản phẩm thay thế, thế lực khách hàng yếu và thế lực nhà cung cấp cũng yếu. Ngược lại, một doanh nghiệp tiến hành kinh doanh trong một ngành hàng có các cản trở xâm nhập thấp, cạnh tranh mạnh mẽ, có một số sản phẩm thay thế, thế lực và của khách hàng và nhà cung cấp mạnh thì kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chật vật và lợi nhuận thấp. Các nhà quản lý cần phải phân tích và hiểu rõ được các thế lực trong môi trường cạnh tranh, từ đó tận dụng cơ hội và tìm vị trí có lợi nhất cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp. NguyÔn ThÞ H¹nh 17 QTKDQT41A
  • 18. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 1.2 Các nhân tố bên trong.  Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực được coi là vấn đề có ý nghĩa sống còn với mọi tổ chức trong tương lai. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được chia làm 3 cấp: + Quản trị viên cấp cao: Gồm ban giám đốc và các trưởng phó phòng ban. Đây là đội ngũ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh. Nếu họ có trình độ quản lý cao, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường, có khả năng đánh giá và quan hệ đối ngoại tốt thì doanh nghiệp đó sẽ có sức cạnh tranh cao và ngược lại. + Quản trị viên cấp trung gian: Đây là đội ngũ trực tiếp quản lý phân xưởng sản xuất sản phẩm đòi hỏi phải có có kinh nghiệm công tác, khả năng ra quyết định và diều hành công tác. + Đội ngũ quản trị viên cấp cơ sở: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phần nào cũng chịu sự chi phối của đội ngũ này thông qua các yếu tố như: năng suất lao động, trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và sự sáng tạo của họ... bởi vì các yếu tố này chi phối việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm cũng như tạo thêm tính ưu việt, độc đáo mới lạ của sản phẩm.  Nguồn lực về tài chính. Khả năng tài chính có ảnh hưởng rất lớn tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Khả năng tài chính được hiểu là quy mô tài chính của doanh nghiệp và tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tài chính hàng năm như tỷ lệ thu hồi vốn, khả năng thanh toán...Nếu một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, khả năng huy động vốn là lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có nhiều vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị, đồng thời tăng khả năng hợp tác đầu tư về liên doanh liên kết.Tình hình sử dụng vốn cũng sẽ quyết định chi phí về vốn của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. NguyÔn ThÞ H¹nh 18 QTKDQT41A
  • 19. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com  Nguồn lực về vật chất kỹ thuật: Thông thường nguồn lực vật chất kỹ thuật thể hiện ở: - Trình độ kỹ thuật công nghệ hiện tại của doanh nghiệp và khả năng có được các công nghệ tiên tiến. - Quy mô và năng lực sản xuất: Quy mô và năng lực sản xuất lớn giúp doanh nghiệp tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn, nhờ đó hạ được giá thành sản phẩm, hơn nữa nó tạo ra nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng hơn,giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng từ đó có thể chiếm lĩnh hoặc giữ vững thị trường trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tránh sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có quy mô sản xuất và mức sử dụng công suất ít nhất phải gần bằng công suất thiết kế. Nếu sử dụng công suất thấp sẽ gây lãng phí và lúc đó chi phí cố định vào giá thành sản phẩm cao làm cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm.  Trình độ tổ chức quản lý Trình độ tổ chức quản lý được thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, hệ thống thông tin quản lý, bầu không khí và đặc biệt là nề nếp hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp biết tập hợp sức mạnh đơn lẻ của các thành viên và biến thành sức mạnh tổng hợp thông qua tổ chức doanh nghiệp đó sẽ tận dụng được những lợi thế tiềm ẩn của tổ chức mình. Đây là một đòi hỏi đối vớic các nhà quản trị cấp cao. Không thể nói doanh nghiệp có được một cấu trúc tốt nếu không có một sự nhất quán trong cách nhìn nhận về cơ cấu doanh nghiệp. Một cơ cấu tốt đồng nghĩa với việc có được một cơ cấu phòng ban hợp lý, quyền hạn và trách nhiệm được xác định rõ ràng. Bên cạnh đó ở mỗi phòng NguyÔn ThÞ H¹nh 19 QTKDQT41A
  • 20. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com ban việc thực hiện tốt nề nếp tổ chức cũng ảnh hưởng rất lớn tới phương thức thông qua quyết định của nhà quản trị, quan điểm của họ đối với các chiến lược và điều kiện môi trường của doanh nghiệp. Một nề nếp tốt có thể dẫn dắt mọi người tích cực hơn trong công việc và lôi cuốn họ vào quá trình đạt tới những mục tiêu chung của doanh nghiệp.  Hoạt động Marketing. Ngày nay Marketing là một hoạt động không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Ở đây nhiệm vụ chính là phân tích các nhu cầu thị hiếu, nhu cầu thị trường và hoạch định các chiến lược hữu hiệu về sản phẩm, giá cả, giao tiếp và phân phối phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp đang vươn tới từ đó xây dựng mạng lưới phân phối với số lượng, phạm vi và mức độ kiểm soát phù hợp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Có thể nói để tạo ra sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hoạt động Marketing là một yếu tố không thể thiếu. 2. Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của hàng hoá. Sản phẩm. Đây cũng là một chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh của hàng hoá doanh nghiệp. Một doanh nghiệp khi thâm nhập vào một thị trường có thể với một sản phẩm hoặc nhiều sản phẩm. Nếu sản phẩm và cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường thì sẽ làm tăng sức cạnh tranh các mặt hàng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải luôn hoàn thiện sản phẩm bằng cách đưa ra sự thay đổi lớn những sản phẩm sẵn có, mở rộng chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp, rập mẫu, bắt chước những sản phẩm đã có trên thị trường của doanh nghiệp khác, cải tiến mẫu mã, đồng thời doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu các sản phẩm mới NguyÔn ThÞ H¹nh 20 QTKDQT41A
  • 21. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com nhằm phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Đa dạng hoá sản phẩm không chỉ là để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thị trường, thu nhiều lợi nhuận mà còn là biện pháp phân tán rủi ro trong kinh doanh khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Do vậy, sản phẩm và cơ cấu sản phẩm tối ưu là một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời cũng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Giá thành và giá cả. Giá thành của sản phẩm là giá trị của tất cả các yếu tố đầu vào hình thành nên sản phẩm như: nguyên vật liệu, nhân công, công nghệ sản xuất...Từ giá thành của sản phẩm sẽ xác định được giá bán trên thị trường. Do vậy, muốn có giá bán sản phẩm thấp thì doanh nghiệp phải tìm các hạ giá thành tức là phải tận dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có như tài nguyên phong phú nguồn nhân lực dồi dào, đồng thời đổi mới thiết bị và công nghệ sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý...có như vậy mới hạ được giá thành sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá. Giá của một sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua quan hệ cung cầu tức là thông qua sự thoả thuận giữa người mua và người bán để đi tới mức giá mà cả hai bên đều thấy có lợi và chấp nhận được. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh của các doanh ngghiệp thì khách hàng có quyền lựa chọn cho mình sản phẩm tốt nhất và cùng một loại sản phẩm thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn sản phẩm có giá bán thấp hơn. Vì vậy giá cả là công cụ cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường. Doanh nghiệp có thể định giá bán thấp, bằng hoặc cao hơn giá thị trường. Để chiếm ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có sụ lựa chọn các chính sách giá thích hợp cho từng loại sản phẩm từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường. NguyÔn ThÞ H¹nh 21 QTKDQT41A
  • 22. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Chất lượng sản phẩm. Ngày nay, do đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao nên người tiêu dùng yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm cùng loại có chất lượng tốt hơn hẳn. Vì vậy, chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng nhất biểu hiện khả năng cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số kỹ thuật có thể được đo lường hoặc so sánh được nhằm thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế đến khâu sản xuất và ngay cả sau khi tiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố: máy móc thiết bị, nguyên vật liêu, trình độ tay nghề của người lao động, trình độ quản lý, hệ thống dịch vụ khách hàng... Chất lượng sản phẩm thể hiện tính quyết định khả năng cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp ở chỗ: -Chất lượng sản phẩm tăng sẽ làm tăng giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm. -Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm bán ra và kéo dài chu kỳ sống cuỉa sản phẩm, từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. -Sản phẩm có chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp từ đó thị phần của doanh nghiệp sẽ được mở rộng. Vì thế, vấn đề chất lượng sản phẩm là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với một doanh nghiệp bởi vì chất lượng sản phẩm thấp cũng đồng nghĩa với việc giảm uy tín, mất khách hàng và nhanh chóng phá sản. Điều này càng quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì họ phải đương đầu với các công ty đa quốc gia có vốn lớn, có tiềm lực về công nghệ, kinh nghiệm và uy tín từ rất lâu. Dịch vụ. NguyÔn ThÞ H¹nh 22 QTKDQT41A
  • 23. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Dịch vụ cũng là một chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm này so với sản phẩm khác. Dịch vụ là một công cụ cạnh tranh hết sức phổ biến trên thị trường quốc tế, đó có thể là dịch vụ trước khi bán, dịch vụ bán hàng tận nơi cho khách hàng, dịch vụ sau bán hàng... Cạnh tranh bằng dịch vụ ngày càng được sử dụng phổ biến hơn và đa dạng hơn, nhất là khi lĩnh vực dịch vụ đang tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Cạnh tranh bằng dịch vụ có hiệu quả rất cao vì khi đó khách hàng thấy mình được tôn trọng hơn và do đó họ sẽ cảm tình với sản phẩm và doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp được hình thành dựa trên chất lượng, giá trị sử dụng của sản phẩm các dịch vụ sau bán hàng, thời gian giao hàng, quy mô của doanh nghiệp...Một doanh nghiệp có uy tín với khách hàng thì đồng nghĩa với việc có được lợi thế trong cạnh tranh. Khách hàng khi đó tin rằng sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao, dịch vụ sau bán hàng tốt...Do đó sản phẩm của doanh nghiệp khi đưa ra thị trường có thể nhanh chóng thu hút được người tiêu dùng. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm một phần chi phí cho việc thu hút khách hàng, khách hàng sẽ trung thành với doanh nghiệp hơn. III. CÁC CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG THỨC ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM. 1. Các công cụ cạnh tranh phổ biến.  Chất lượng hàng hoá. Đây là một công cụ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Người tiêu dùng thường quan tâm đến chất lượng khi lựa chọn một sản phẩm nào đó, họ sẵn sàng trả giá cao hơn để có được một sản phẩm chất lượng tốt hơn. Thông thường cạnh tranh về sản phẩm thể hiện chủ yếu qua những mặt sau: NguyÔn ThÞ H¹nh 23 QTKDQT41A
  • 24. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Cạnh tranh về trình độ sản phẩm: Chất lượng sản phẩm, tính hữu dụng của sản phẩm, bao bì. Tuỳ theo những sản phẩm khác nhau mà ta lựa chọn những nhóm chỉ tiêu khác nhau có tính chất quyết định trình đọ của sản phẩm. Cạnh tranh về chất lượng: Tuỳ theo từng sản phẩm khác nhau với các đặc điểm khác nhau để ta lựa chọn chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm khác nhau, càng tạo ra nhiều lợi thế cho chỉ tiêu này thì sản phẩm càng có nhiều cơ hội giành thắng lợi trên thị trường. Cạnh tranh về bao bì: Cùng với việc thiết kế bao bì cho phù hợp, doanh nghiệp còn phải lựa chọn cơ cấu sản phẩm cho phù hợp. Cơ cấu thường thay đổi theo sự thay đổi của thị trường, đặc biệt là những cơ cấu có xu hướng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Cạnh tranh về nhãn mác, uy tín sản phẩm: Đây là công cụ mà doanh nghiệp sử dụng để đánh vào trực giác của người tiêu dùng. Cạnh tranh do khai thác hợp lý chu kì sống của sản phẩm: Sử dụng biện pháp này doanh nghiệp cần phải có những quyết định sáng suốt để đưa ra một sản phẩm mới hoặc dừng việc cung cấp một sản phẩm đã lỗi thời.  Giá cả hàng hoá. Giá là một công cụ quan trọng trong cạnh tranh thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp bước vào một thị trường mới. Cạnh tranh về giá thường được thể hiện qua các biện pháp sau: -Kinh doanh với chi phí thấp -Bán với mức giá hạ và mức giá thấp. Mức giá có vai trò cực kỳ quan trọng trong cạnh tranh. Nếu như chênh lệch giá giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh thì lớn hơn chênh lệch về giá trị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đã đem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn so với đối thủ NguyÔn ThÞ H¹nh 24 QTKDQT41A
  • 25. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com cạnh tranh. Vì lẽ đó sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, điều đó sẽ đưa doanh nghiệp lên vị trí cạnh tranh ngày càng cao. Để đạt được mức giá thấp doanh nghiệp cần xem xét khả năng hạ giá sản phẩm của doanh nghiệp mình, khả năng đó phụ thuộc vào: -Chí phí về kinh tế thấp. -Khả năng bán hàng tốt, do có khối lượng bán lớn. -Khả năng về tài chính tốt Như đã trình bày ở trên, hạ giá thành là phương pháp cuối cùng mà doanh nghiệp sẽ thực hiện trong cạnh tranh bởi hạ giá thành ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp.Vì vậy doanh nghiệp cần phải lựa chọn thời điểm để tiến hành sử dụng giá cả làm vũ khí cạnh tranh. Như thế doanh nghiệp phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa giá cả và các bộ phận về chiết khấu với những phương pháp bán mà doanh nghiêp đang sử dụng, với những phương pháp thanh toán, với xu thế, trào lưu của người tiêu dùng. Đồng thời, do đặc điểm ở từng vùng thị trường khác nhau là khác nhau nên doanh nghiệp cũng cần phải có những chính sách giá hợp lý ở từng vùng thị trường. Một điểm nữa doanh nghiệp cần phải quan tâm là phải kết hợp giữa giá cả của sản phẩm với chu kỳ sản phẩm đó, việc kết hợp này cho phép doanh nghiệp khai thác được tối đa khả năng tiêu thụ của sản phẩm, cũng như không bị mắc vào những lỗi lầm trong việc khai thác chu kì sống, đặc biệt là các sản phẩm đang đứng trước sự suy thoái.  Cạnh tranh về phân phối và bán hàng. Cạnh tranh về phân phối và bán hàng được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau: - Khả năng đa dạng hoá các kênh và chọn được các kênh chủ lực. Ngày nay các doanh nghiệp thường có cơ cấu sản phẩm rất đa dạng, với mỗi sản phẩm NguyÔn ThÞ H¹nh 25 QTKDQT41A
  • 26. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com có một kênh phân phối khác nhau.Việc phân định đâu là kênh phân phối chủ lực có ý nghĩa quyết định trong việc tối thiểu hóa chi phí dành cho tiêu thụ sản phẩm. -Tìm được những người điều khiển đủ mạnh. Đối với các doanh nghiệp sử dụng các đại lý độc quyền thì phải xem xét đến sức mạnh của các doanh nghiệp thương mại làm đại lý cho doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, có vốn lớn và đủ sức chi phối được lực lượng bán hàng trong kênh trên thị trường -Có hệ thống bán hàng phong phú. Đặc biệt là hệ thống các kho, các trung tâm bán hàng. Các trung tâm này phải có được cơ sở vật chất hiện đại. -Có nhiều biện pháp để kết dính các kênh lại với nhau. Đặc biệt là những biện pháp quản lý và điều khiển người bán. -Có khả năng hợp tác giữa người bán trên thị trường nhất là trên các thị trường lớn. -Có các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng hợp lý.Kết hợp hợp lý giữa phương thức bán hàng và phương thức thanh toán. Các dịch vụ bán và sau khi bán chủ yếu là: -Tạo ra các điều kiện thuận lợi nhất trong khi thanh toán. -Có chính sách tài chính và tiền tệ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán với khách hàng. -Có hệ thống thanh toán nhanh, hợp lý vừa tạo điều kiện thanh toán nhanh vừa đảm bảo công tác quản lý của doanh nghiệp. -Có phương tiện bán văn minh, các phương tiện tạo ưu thế cho khách hàng, tạo điều kiện để có công nghệ bán hàng đơn giản hợp lý. Nắm được phản hồi của khách hàng nhanh nhất và hợp lý nhất. -Bảo đảm lợi ích của người bán và người mua, người tiêu dùng tốt nhất và công bằng nhất. Thường xuyên cung cấp những dịch vụ sau khi bán cho người sử dụng, đặc biệt là những sản phẩm có bảo hành hoặc hết thời gian bảo hành. Hình NguyÔn ThÞ H¹nh 26 QTKDQT41A
  • 27. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com thành mạng lưới dịch vụ rộng khắp ở những địa bàn dân cư.  Hình ảnh nhãn hiệu sản phẩm và công ty. Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp sử dụng nhiều biện pháp nhằm giành giật khách hàng về phía mình, đặc biệt thực hiện linh hoạt trong khâu hợp đồng, thanh toán như: quy ước về giá cả, số lượng, kích cỡ, mẫu mã bằng văn bản hoặc bằng miệng hay thanh toán với các hình thức như bán trả góp, bán chịu, bán gối đầu... Những hành vi này sẽ thực hiện được tốt hơn khi giữa doanh nghiệp và khách hàng có lòng tin với nhau. Do vậy chữ tín trở thành công cụ sắc bén trong cạnh tranh, nó tạo ra cơ hội cho những người ít vốn có điều kiện tham gia kinh doanh, do đó mở rộng được thị phàn hàng hoá, tạo ra sức mạnh cho doanh nghiệp. 2. Các phương thức để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.  Chính sách về sản phẩm. Sản phẩm – hàng hoá là tất cả những các những yếu tố có thể làm thoả mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có khả năng đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sụ chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng. Căn cứ vào điều kiện tình hình của công ty công ty có thể đưa ra các chính sách về sản phẩm. Công ty có thể sử dụng một số chính sách sau -Tìm kiếm những công dụng mới cho sản phẩm. Việc tìm kiếm các công dụng mới cho sản phẩm có thể được căn cứ sau: Những ứng dụng liên quan của sản phẩm tức là những tính năng công dụng mới của sản phẩm trên thị trường Những các thức sử dụng sản phẩm khác nhau khi kết hợp với một sản phẩm khác. Khả năng áp dụng các sản phẩm tiêu dùng đại trà cho thị trường công nghiệp và ngược lại Liệt kê những thuộc tính tối thiểu của sản phẩm hay các thành phần có gợi ý NguyÔn ThÞ H¹nh 27 QTKDQT41A
  • 28. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com những công dụng mới. -Tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm. Tiêu chuẩn hoá kỹ thuật của sản phẩm có ảnh hưởng sống còn tới khả năng thâm nhập thị trường của một doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp có thể đã cố gắng rất nhiều để đảm bảo về mặt giá cả thời hạn giao hàng nhưng nêú sản phẩm ấy không đáp úng tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường thì sản phẩm đó cũng không được chấp nhận. Nhận thức được điều này, các doanh nghiệp luôn có gắng phấn đấu sản xuất các sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn kỹ thuận của từng thị trường -Đa dạng hoá chủng loại hàng hoá. Cùng với việc tiến hành tìm kiếm những công dụng mới cho sản phẩm, công ty tiến hành nghiên cứu tạo ra các loại sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường tìm kiếm đoạn thị trường mới, khách hàng mới  Giá cả. Mặc dù nhìn chung trên thị trường thế giới cạnh tranh giá đã từng bước chuyển sang cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng nhưng nhiều lúc nhiều nơi và nhiều lĩnh vực cạnh tranh giá cả vẫn diễn ra rất gay gắt. Giá cả là lĩnh vực thể hiện sự cạnh tranh giành lợi ích kinh tế và vị trí độc quyền của các doanh nghiệp. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm các công ty sử dụng một số phương thức sau: Chiết giá và bớt giá. Để khuyến khích khách hàng mua và thanh toán, các công ty có thể điều chỉnh mức giá cơ bản của mình và được gọi là hình thức chiết giá và bớt giá. -Chiết giá vì mua số lượng lớn đó là việc giảm giá cho những người mua, những khối lượng lớn trong một lần mua hoặc trong một thời gian nhất định. Loại chiết khấu này khuyến khích người mua gia tăng khối lượng của một hợp đồng và mua tập trung nhiều lần ở một người bán. -Chiết khấu chức năng (chiết khấu thương mại) là loại chiết giá người sản xuất NguyÔn ThÞ H¹nh 28 QTKDQT41A
  • 29. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com áp dụng cho các thành viên trong kênh phân phối. Phần chiết giá này phải bao gồm 2 bộ phận: chi phí mà các thành viên trong kênh phân phối phải bỏ ra để tiến hành các hoạt động phân phối hàng hoá theo chức năng của họ và lãi thoả đáng cho những nỗ lực và gánh chịu rủi ro của những thành viên trong kênh phân phối. -Chiết khấu thời vụ là việc giảm giá cho những khách hàng mua hàng hoặc dịch vụ trái vụ. -Chiết giá khuyến khích việc thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán nhanh. -Bớt giá là việc giảm giá bán so với biểu gia đã quy định. Định giá khuyến mại là hình thức điều chỉnh giá bán tạm thời nhằm mục đích hỗ trợ cho các hoạt đông súc tiến bán hàng bao gồm một số hình thức sau: -Định giá để nôi kéo khách hàng. -Định giá cho những đợt bán hàng đặc biệt. -Giá trả góp bán hàng theo phiếu mua hàng -Chiết giá về tâm lý Định giá phân biệt Các công ty có thể điều chỉnh mức giá cơ bản để phù hợp với những điều kiện khác biệt của khách hàng, của sản phẩm hoặc của những yếu tố khác chứ không phải vì chi phí.  Chính sách khuyếch trương sản phẩm Khuyếch trương bao gồm nhiềm hoạt động khác nhau nhằm mục đích cung cấp và truyền thông tin về sản phẩm, về lợi ích của nó đến người cung cấp, khách hàng và người sử dụng cuối cùng để tạo ra và phát triển nhận thức, sự hiểu biết và lòng ham muốn mua hàng của người mua và người tiêu thụ. Hoạt động khuyếch trương sản phẩm gồm các phương thức sau: Quảng cáo là một kiều truyền thông có tính đại chúng, mang tính xã hội cao. Nó yêu cầu hàng hoá phải hợp pháp và được mọi người chấp nhận. Quảng cáo là một phương tiện có khả năng thuyết phục, tạo cơ hội cho người nhận tin so sánh thông tin với các đối thủ cạnh tranh làm tăng tính thuyết phục với khách hàng NguyÔn ThÞ H¹nh 29 QTKDQT41A
  • 30. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com mục tiêu. Với ngôn ngữ quảng cáo phong phú đa dạng, phương tiện quảng cáo phổ cập và tiện lợi, quảng cáo mở ra khả năng giới thiệu hàng hoá của công ty, dịch vụ bán ra cũng như uy tín thế lực của công ty một cách hiệu quả và trực diện. Các phương tiện quảng cáo các công ty thường sử dụng là báo, tạp chí, ti vi, rađio, ngoài ra các công ty còn quảng cáo qua panô áp phích, qua catalog, qua thư bao bì, qua sản phẩm khác và qua truyền miệng, telemarketing, computer marketing v.v. Mỗi loại phương tiện đều có những lợi thế và tác dụng nhất định. Xúc tiến bán hàng là nhóm công cụ truyền thông sử dụng hỗn hợp các công cụ cổ động, kích thích khách hàng nhằm tăng nhanh nhu cầu về sản phẩm tại chỗ tức thì. Thực chất đây là các công cụ kích thích để thúc đẩy các khâu: cung ứng, phân phối và tiêu dùng đối với một hoặc một nhóm các sản phẩm của công ty.Các hình thức chủ yếu của xúc tiến bán hànglà: -Thay đổi hình thức sản phẩm: những thay đổi về bao gói, cách đóng mở, thay đổi nhãn hiệu hay các biện pháp khác làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn đối với người mua. -Khuyến khích mua hàng: đó là các biện pháp khuyến khích thông qua các hình thức thanh toán bằng tiền mặt, hàng hoá hoặc bằng bất cứ thứ gì khác để tạm thời tăng giá trị sản phẩm đối với người phân phối hoặc người tiêu thụ. Phương pháp nay bao gồm bớt tiền cho người mua nhiều, hạ giá tạm thời, bán trả góp, thưởng cho người mua nhiều bằng một sản phẩm khác. -Trưng bày các tài liệu về sản phẩm tại điểm bán. -Các mẫu hàng. Các hoạt động yểm trợ sản phẩm đây là những hoạt động liên quan đến các dịch vụ sản phẩm và thông tin mà nhà sản xuất cung cấp thêm cho người sử dụng sản phẩm của họ. Những dịch vụ chủ yếu là: -Catalog -Xuất bản phẩm về doanh nghiệp NguyÔn ThÞ H¹nh 30 QTKDQT41A
  • 31. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com -Phim ảnh. Xây dựng các mối liên hệ với công chúng đây là những hoạt động yểm trợ quan trọng, bao gồm nhiềm hoạt động phong phú và đa dạng chủ yếu là: -Quan hệ báo chí. -Triển lãm hội chợ và phòng trưng bày. IV. TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: 1. Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Ở nước ta trước đây với cơ chế tập trung bao cấp, nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tất cả mọi vấn đề, từ cấp vốn, nguyên vật liệu cho tới phân phối và tiêu thụ. Như vậy các doanh nghiệp Nhà nước không phải lo cạnh tranh với một đối thủ nào bởi khi đó các thành phần kinh tế khác chưa được phát triển rộng raĩ. Vì các nguyên nhân trên mà trong thời kỳ bao cấp cạnh tranh hầu như không có, các doanh nghiệp Nhà nước thì rất thụ động. Chuyển sang nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển sản xuất kinh doanh, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng với nhau trước pháp luật thì phần lớn các doanh nghiệp này đều không thích nghi nổi với môi trường mới, không cạnh tranh nổi với các thành phần kinh tế, làm ăn thua lỗ và đi vào phá sản. Điều này cho thấy khi bước sang một cơ chế mới: cơ chế thị trường thì các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế đều phải tìm mọi cách để cạnh tranh nhằm tồn tại. Có thể nói cạnh tranh là một tất yếu của nền kinh tế thị trường, là áp lực buộc các doanh nghiệp phải tìm giải pháp để nâng cao năng suất lao động, đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý. Do đó cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt hơn. 2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Như ta đã biết trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường cần phải chấp nhận cạnh NguyÔn ThÞ H¹nh 31 QTKDQT41A
  • 32. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com tranh, tuân theo quy luật cạnh tranh cho dù đôi khi cạnh tranh cũng trở thành con dao hai lưỡi. Một mặt nó đào thải không thương tiếc các doanh nghiệp có chi phí cao, chất lượng sản phẩm tồi, tổ chức tiêu thụ kém, mặt khác nó buộc các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu giảm chi phí để giảm giá bán sản phẩm, hoàn thiện giá trị sử dụng của sản phẩm, tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển, kinh tế phát triển trên nhu cầu tiêu dùng nâng lên ở mức cao hơn rất nhiều, để đáp ứng kịp thời nhu cầu này các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các yếu tố trực tiếp như giá cả, chất lượng, uy tín ... Hay các yếu tố gián tiếp như hoạt động quảng cáo, hội chợ, các dịch vụ sau bán... Hơn nữa trong một nền kinh tế mở như hiện nay các đối thủ cạnh tranh không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn là các doanh nghiệp, công ty nước ngoài có vốn đầu tư cũng như trình độ công nghệ cao hơn hẳn thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam là một tất yếu khách quan cho sự tồn tại và phát triển. NguyÔn ThÞ H¹nh 32 QTKDQT41A
  • 33. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI. I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Công ty dệt may Hà Nội là một công ty lớn thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, có con dấu riêng và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Tên Tiếng Việt : Công ty dệt may Hà Nội Tên Tiếng Anh : Hà NỘI Textile and Garment Company Tên Viết Tắt : Hanosimex Địa Điểm : Số 1 – Mai Động, Quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội Số điện thoại : 84-04-8621024 ; 8621470; 8624611. Số Fax : 84-04-8622334. NguyÔn ThÞ H¹nh 33 QTKDQT41A
  • 34. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Website : www.hanosimex.com.vn. Tên gọi trước đây của công ty dệt may Hà Nội là nhà máy sợi Hà Nội hoặc xí nghiệp liên hiệp sợi dệt kim Hà Nội, công ty dệt Hà Nội. - Ngày 7 tháng 4 năm 1978 tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng Unionmatex (Cộng Hoà Liên Bang Đức) chính thức ký hợp đồng xây dựng nhà máy sợi Hà Nội . - Tháng 2 năm 1979 khởi công xây dựng nhà máy . - Tháng 1-1982: lắp đặt thiết bị. - Ngày 21 tháng 11 năm 1984 chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý điều hành (gọi tên là nhà máy sợi Hà Nội). -Tháng 12 năm 1989 đầu tư xây dựng dây chuyền Dệt Kim số I. Tháng 6 năm 1990 đưa vào sản xuất. - Tháng 4 năm 1990 Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cho phép nhà máy được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (tên giao dịch viết tắt là HANOSIMEX). - Tháng 4 năm 1991 Bộ Công Nghiệp nhẹ quyết định chuyển tổ chức và hoạt động nhà máy Sợi Hà Nội thành Xí Nghiệp Liên Hiệp Sợi –Dệt Kim Hà Nội - Tháng 6 năm 1993 xây dựng dây chuyền dệt kim số II, tháng 3 năm 1994 đưa vào sản xuất . - Ngày 19 tháng 5 năm 1994 khánh thành Nhà máy Dệt Kim (cả hai dây chuyền I và II). - Tháng 10 năm 1993 Bộ Công Nghiệp nhẹ quyết định sáp nhập nhà máy sợi Vinh (tỉnh Nghệ An) và Xí Nghiệp Liên Hợp . - Tháng 1 năm 1995 khởi công xây dựng nhà máy may thêu Đông Mỹ . - Tháng 3 năm 1995 Bộ Công Nghiệp nhẹ quyết định sáp nhập công ty dệt Hà Đông và Xí Nghiệp Liên Hợp . - Tháng 6 năm 1995 Bộ Công Nghiệp nhẹ quyết định đổi Xí Nghiệp Liên Hợp thành Công ty dệt Hà Nội . - Ngày 2 tháng 9 năm 1995 khánh thành nhà máy may thêu Đông Mỹ . NguyÔn ThÞ H¹nh 34 QTKDQT41A
  • 35. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com - Trong năm 2000 một lần nữa công ty dệt Hà Nội được Bộ Công Nghiệp nhẹ đổi tên thành công ty dệt may Hà Nội (theo quyết định số 103/QĐ/HĐQT ngày 28/2/2000 của chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty dệt may Việt Nam). - Công ty sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực: sợi, dệt, nhuộm, in, trao đổi và buôn bán hàng dệt, may. Bao gồm các loại sản phẩm có chất lượng cao: Sợi Cotton, Sợi Peco, Sợi PE. Các loại vải dệt kim : Rib, Interlok, Single. Các sản phẩm may mặc lót, mặc ngoài bằng vải dệt kim. Các loại vải dệt thoi, các sản phẩm may mặc bằng vải dệt thoi. Các loại khăn bông. Mũ và lều vải. -Công ty chuyên nhập các loại bông, xơ, phụ tùng thiết bị chuyên ngành, hoá chất, thuốc nhuộm. - Các hoạt động thương mại - dịch vụ . - Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, ÚC, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Thụy Điển, Tiệp Khắc, Nam Phi, khu vực EU. Trong đó nhiều nhất là Nhật Bản chiếm 50% doanh thu xuất khẩu. Đại lý bán buôn bán lẻ của công ty có mặt khắp cả nước đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. Công ty dệt may Hà Nội coi chất lượng là mục tiêu hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh, luôn đặt ra cho mình có nhiệm vụ thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Duy trì nâng cao chất lượng đã đặt ra. Công ty áp dụng tiêu chuẩn ISO- 9002 tại nhà máy sợi, nhà máy dệt nhuộm, nhà máy may I, nhà máy may II và các phòng ban chức năng của công ty. Công ty luôn duy trì và sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế cao. Luôn mở rộng các hình thức kinh doanh mua bán, gia công, trao đổi hàng hoá, sẵn sàng hợp tác NguyÔn ThÞ H¹nh 35 QTKDQT41A
  • 36. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com cùng các bạn hàng trong nước và ngoài nước để đầu tư thiết bị hiện đại, khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm . Với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ có năng lực cao, đội ngũ công nhân lành nghề, sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao, được tặng nhiều huy chương vàng và bằng khen tại các hội chợ triển lãm kinh tế . - Qua hơn 10 năm sản xuất kinh doanh, công ty đã đạt được công xuất thiết kế 10.000 tấn sợi/ năm, 7 triệu sản phẩm may/ năm, 6,5 triệu khăn bông/ năm. Chất lượng sản phẩm được nâng cao và duy trì được tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. 2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty; chức năng nhiệm vụ của công ty và các phòng ban . Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty. Công ty có tổng số nhân viên 4988 người hoạt động tại các trụ sở, các nhà máy, các đại lý bán hàng, chủ yếu tập trung tại Hà Nội, Hà Tây và Vinh với tổng diện tích mặt bằng là 24ha. Văn phòng chi nhánh ở Thành Phố Hồ Chí Minh mới được thành lập ngày 3 tháng 12 năm 2001 Đứng đầu là tổng giám đốc công ty, là người chịu trách nhiệm trước Nhà Nước, trước cấp trên, cơ quan chủ quản của mình về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức đời sống và mọi hoạt động của công ty theo luật doanh nghiệp Nhà nước. Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo các nội quy, quy chế thể chế, nghị quyết được ban hành trong công ty, các quy định thể chế của Bộ Công Nghiệp nhẹ và các chế độ chính sách của Nhà Nước. Dưới tổng giám đốc có 4 phó tổng giám đốc, có nhiệm vụ tham mưu chính cho tổng giám đốc, giúp tổng giám đốc trong việc điều hành sản xuất kinh NguyÔn ThÞ H¹nh 36 QTKDQT41A
  • 37. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com doanh của công ty theo sự phân công uỷ quyền, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc, trước pháp luật về những công việc được phân công. Căn cứ vào quy chế của công ty thường xuyên hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện nghiêm túc và báo cáo tổng giám đốc công ty về những phần việc được phân công phụ trách. Để giúp tổng giám đốc trong công tác quản lý điều hành công ty, ngoài các phó tổng giám đốc còn có các phòng ban tham mưu nghiệp vụ, các nhà máy phân xưởng được giao nhiệm vụ cụ thể và phải chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty về những nhiệm vụ đã được giao. Cơ cấu tổ chức của công ty theo kiểu trực tuyến đã giúp cho công ty sử dụng khá tốt khả năng chuyên môn của các thành viên. Đồng thời điều đó giúp cho công ty nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi trên thị trường cũng như trong kinh doanh qua đó có thể thực hiện được các hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức Tổng giám đốc PHÓ Phó Phó TỔNG PHÓ PHÒNG GIÁM TỔNG KẾ TOÁN –TÀI CHÍNH tổng tổng ĐỐC GIÁM I ĐỐC GIÁM Giám II ĐỐC III đốc IV Phòng Ban Trung NguyÔn ThÞ H¹nh 37 Phòng Tổ Trung QTKDQT41A Nhà Phòng Mtâm TN áyMay CBSX Phòng kỹ Phòng Tâm Chức Hành Các Nhà Máy Xuất hoạch Kế Nhập ôà Máyỹ Nhà M á Nhà Sợi Khác Đời Y Chính Dệt Má áy Đ&KTCLy Nh ngMá y M thuật đầuy Khẩu trường tư àvải Denim 2 Nh M Thị Tế DệtĐiện Cơ SP3 MayNhuộm 1 Dệt Sống
  • 38. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Chức năng, nhiệm vụ • Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công ty dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước có vai trò lớn như các doanh nghiệp Nhà nước khác là định hướng phát triển cho các thành phần kinh tế khác nhau. Ngoài ra, Công ty còn có nhiệm vụ chủ yếu như cung cấp hàng tiêu dùng, may mặc trong nước, tạo công ăn việc làm, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước trong công cuộc Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước và tiến trình hội nhập nền kinh tế nước ta với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. NguyÔn ThÞ H¹nh 38 QTKDQT41A
  • 39. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Công ty chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm sợi đơn, sợi xe cho chất lượng cao như sợi cotton, sợi peco, sợi PE, với chỉ số trung bình là 36/1 vì mặt hàng sợi là thế mạnh của công ty. Công ty còn sản xuất các loại vải dệt kim thành phẩm Rib, Interlock, single, các sản phẩm may mặc bằng vải dệt kim, các loại vải dệt thoi và các sản phẩm may mặc bằng vải dệt thoi, các loại khăn bông. • Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và các nhà máy Khối phòng ban chức năng Các phòng ban thuộc khối điều hành công ty sẽ làm công tác nghiệp vụ, triển khai nhiệm vụ đã được TGĐ duyệt xuống các nhà máy và các đơn vị liên quan, đồng thời làm công tác tham mưu, cố vấn cho TGĐ về mọi mặt trong hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh giúp TGĐ ra các quyết định nhanh chóng, chính xác để hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao. Đồng thời các phòng ban trong công ty luôn có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau để đảm bảo cho việc sản xuất được xuyên suốt và thuận lợi. * Phòng Tổ chức hành chính +Tham mưu cho TGĐ về lĩnh vực tổ chức đào tạo, sắp xếp nhân sự, lao động tiền lương, chế độ chính sách. * Phòng Kế toán tài chính +Tham mưu giúp việc cho TGĐ trong công tác kế toán tài chính nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao. * Phòng Kế hoạch thương mại : +Tham mưu, giúp TGĐ về các lĩnh vực như: nghiên cứu, dự đoán sự phát triển của thị trường nội địa, đề ra hướng sản xuất sản phẩm may mặc, vải dệt kim, vải dệt thoi, khăn bông của Công ty, đồng thời tổ chức tham gia các hoạt động tiếp thị, khuyếch trương quảng cáo sản phẩm của Công ty trên thị trường cả nước. * Phòng Xuất nhập khẩu NguyÔn ThÞ H¹nh 39 QTKDQT41A
  • 40. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com +Tìm kiếm khách hàng, thị trường trong và ngoài nước, tham mưu cho TGĐ trong công tác nhập khẩu phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ cho công tác đầu tư phát triển và ổn định sản xuất của công ty đồng thời xuất khẩu những sản phẩm của công ty ra nước ngoài bao gồm cả xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác. * Phòng Kỹ thuật đầu tư +Tham mưu giúp việc TGĐ về các lĩnh vực kỹ thuật sợi, dệt nhuộm, may, cơ khí, động lực, kỹ thuật an toàn, vệ sinh môi trường, kỹ thuật xây dựng trong phạm vi toàn công ty. * Phòng kế hoạch - thị trường +Tham mưu giúp việc TGĐ trong các lĩnh vực công tác như: đề ra các giải pháp, xây dựng và điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nội địa và sản phẩm xuất khẩu; cung ứng và quản lý vật tư, sản phẩm của công ty; thực hiện công tác marketing tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước cùng các phế liệu của công ty. * Phòng Đời sống + Phục vụ việc ăn uống cho cán bộ công nhân viên trong thời giờ làm việc tại công ty. +Quản lý cây xanh, vệ sinh mặt bằng toàn công ty. * Phòng bảo vệ-quân sự + Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào, đi lại trong toàn Công ty, tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ kho tàng, nhà xưởng, toàn công ty 24h/24h. Ngoài ra còn có: Trung tâm y tế và trung tâm thí nghiệm - kiểm tra chất lượng sản phẩm. Khối các nhà máy sản xuất Mỗi nhà máy thành viên là một đơn vị sản xuất cơ bản của công ty và sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh. Trên cơ sở các dây chuyền sản xuất sản phẩm, các NguyÔn ThÞ H¹nh 40 QTKDQT41A
  • 41. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com nhà máy có chức năng sử dụng công nhân, tổ chức quản lý quá trình sản xuất, thực hiện các định mức kinh tế-kỹ thuật, đảm bảo hiệu suất sản xuất tối đa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất làm việc của dây chuyền. Tất cả các hoạt động trong quá trình sản xuất của cả nhà máy đều đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc(GĐ) nhà máy. Giúp việc cho giám đốc nhà máy là hai Phó GĐ, tổ Nghiệp vụ, tổ kỹ thuật chuyên môn cùng với các tổ trưởng tổ sản xuất. Giám đốc các nhà máy thành viên chịu trách nhiệm trước TGĐ về toàn bộ hoạt động của nhà máy mình quản lý. Phó GĐ có trách nhiệm thực hiện những công việc được phân công và được GĐ uỷ quyền, tham mưu cho GĐ những vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất, chịu trách nhiệm trước GĐ về kết quả công việc được giao. 3. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của công ty. 3.1 Các nhân tố bên ngoài. Theo các nhà kinh tế Mỹ, ngành may mặc được xếp vào dạng ngành phân tán, và nếu xét theo tốc độ tăng trưởng của ngành may mặc thì đây là ngành công nghiệp tăng trưởng và bão hoà, có các đặc điểm như tẳng trưởng thị trường chậm lại, dư thừa năng lực sản xuất dẫn đến giảm giá, cạnh tranh quốc tế có su hướng tăng lên, đặc biệt là cạnh tranh của các nước có lợi thế về chi phí sản xuất, quyền lực của khách hàng cao hơn... • Nguy cơ đe doạ từ những người mới vào cuộc. Sản phẩm may mặc không chỉ được sản xuất theo dây chuyền, bằng những máy móc thiết bị tiên tiến, mà đây là sản phẩm không đòi hỏi vốn lớn và có thể sản xuất bằng phương pháp thủ công. Do đó, bất cứ đơn vị kinh tế nào thấy mình có khả năng đều có thể tham gia ngành hàng này. Nguy cơ đe doạ của những đối thủ tiềm ẩn hay mới gia nhập đều cao, mà chủ yếu là sự đe doạ từ các công ty tư nhân. Thực tế cho thấy ngay trong ngành dệt may Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của tổng công ty dệt may chỉ bàng 50% NguyÔn ThÞ H¹nh 41 QTKDQT41A