SlideShare a Scribd company logo
1 of 122
Download to read offline
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ........................................................................................... 4
                       U




PHẦN 1 – MOZILLA THUNDERBIRD.............................................. 6
CHƯƠNG 01: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN......................................................6
  1. Giới thiệu chương trình thư điện tử Mozilla Thunderbird ..........................6
  2. Cài đặt Mozila Thunderbird ........................................................................7
  3. Khởi động chương trình thư điện tử............................................................9
  4. Thoát khỏi Thunderbird ..............................................................................9
  5. Thiết lập cấu hình gửi và nhận thư..............................................................9
  6. Sử dụng phông chữ tiếng Việt...................................................................15
  7. Soạn, gửi, nhận, chuyển tiếp và đọc thư ...................................................17
  8. Sao chép văn bản vào nội dung thư...........................................................22
  9. Gửi thư cho nhiều người cùng lúc.............................................................22
  10. Gửi bản sao, gửi bản sao ẩn danh............................................................23
  11. Sắp xếp thư theo một số tiêu chí .............................................................24
  12. Đính kèm tệp tin vào thư.........................................................................25
  13. Trả lời thư................................................................................................26
  14. Chuyển tiếp thư đã nhận cho người khác................................................27
  15. Mở, lưu và xóa các tệp đính kèm ............................................................27
CHƯƠNG 02: HỆ THỐNG GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG..............................30
  1. Đánh dấu mức độ ưu tiên của thư .............................................................30
  2. Sao chép nội dung thư sang một ứng dụng khác và sao chép nội dung văn
  bản từ một ứng dụng khác vào nội dung thư.................................................31
  3. Thêm chữ ký vào thư.................................................................................32
  4. Tạo và xóa các thư mục hòm thư ..............................................................34
  5. Tìm kiếm một bức thư trong các hòm thư.................................................36
  6. Thiết lập các luật (rule) tự động phân loại thư .........................................37
  7. Bổ sung, thay đổi và xóa các địa chỉ trong sổ địa chỉ ...............................43
  8. Tạo các nhóm địa chỉ để có thể gửi cho nhiều người qua một địa chỉ duy
  nhất ................................................................................................................45
PHỤ LỤC: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG
THUNDERBIRD ..............................................................................................47

                                                                                                                       1
1. Thiết lập định dạng gửi email....................................................................47
    2. Thiết lập trả lời (reply) email ....................................................................49
    3. Thiết lập thư mục lưu trữ email.................................................................50
PHẦN 2 – MOZILLA FIREFOX........................................................ 52
CHƯƠNG 01: BẮT ĐẦU VỚI FIREFOX .......................................................52
 1. Firefox là gì? .............................................................................................52
 2. Tại sao nên dùng Firefox?.........................................................................52
 3. Cách tải và cài đặt Firefox.........................................................................54
 4. Khởi động Firefox .....................................................................................60
 5. Giới thiệu giao diện Firefox ......................................................................61
 6. Kết thúc Firefox ........................................................................................61
CHƯƠNG 02: THAO TÁC VỚI FIREFOX.....................................................63
 1. Điều hướng các trang web.........................................................................63
 2. Tìm kiếm ...................................................................................................66
 3. Sao chép, lưu và in ấn các trang web ........................................................69
 4. Đánh dấu các trang ưa thích ......................................................................74
 5. Xem các trang đã truy cập.........................................................................77
CHƯƠNG 03: THIẾT LẬP TUỲ CHỌN CHO FIREFOX..............................79
 1. Thiết lập tuỳ chọn chung...........................................................................79
 2. Thiết lập tuỳ chọn riêng ............................................................................82
 3. Xác định ngôn ngữ ưa thích để hiển thị các trang.....................................88
 4. Đặt proxy...................................................................................................90
 5. Ngăn chặn các cửa sổ ngoài ý muốn .........................................................93
 6. Các thành phần mở rộng ...........................................................................95
PHẦN 3 – UNIKEY ............................................................................ 101
CHƯƠNG 01: CÀI ĐẶT UNIKEY ................................................................101
 1. UniKey là gì? ..........................................................................................101
  2. Tải về và cài đặt UniKey ........................................................................102
CHƯƠNG 02: HỆ THỐNG GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG ...........................104
 1. Bảng điều khiển chính.............................................................................104
 2. Menu và biểu tượng trạng thái ................................................................107
 3. UniKey Toolkit – Công cụ chuyển mã tiếng Việt...................................107
 4. Thiết lập gõ tắt.........................................................................................108

2
CHƯƠNG 03: CÁC THAO TÁC VỚI UNIKEY...........................................111
  1. Khởi động và kết thúc UniKey................................................................111
  2. Bật – Tắt chế độ tiếng Việt......................................................................111
  3. Tự động bật UniKey khi khởi động Windows ........................................111
  4. Chọn kiểu gõ tiếng Việt: Telex, VNI, VIQR ..........................................112
  5. Chọn bảng mã tiếng Việt.........................................................................112
  6. Định nghĩa gõ tắt – Auto Text.................................................................112
  7. Chuyển mã tiếng Việt..............................................................................112
  8. Tạm ngừng UniKey.................................................................................115
PHỤ LỤC: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG UNIKEY.116
  1. Phải làm gì khi gặp khó khăn trong việc dùng UniKey? ........................116
  2. UniKey và UniKey NT khác nhau thế nào?............................................116
  3. Tại sao bảng gõ tắt lại hiển thị theo dạng VIQR? ...................................116
  4. Chú ý khi soạn bảng gõ tắt ......................................................................117
  5. Cách chọn nhanh một bảng mã ...............................................................117
  6. Nên dùng Unicode dựng sẵn hay Unicode tổ hợp?.................................118
  7. Tại sao tiếng Việt trong Word bị thay đổi khi gõ?..................................118
  8. Tại sao khi chuyển mã clipboard văn bản Word hay bị mất chữ? ..........118
  9. Tại sao đôi khi gõ unicode thì chỉ hiện ra dấu hỏi?.................................118
  10. Soạn tiếng Việt unicode trong emacs với UniKey ................................119
  11. Dùng UniKey 4.0 gõ tiếng Việt trong Word 2003 thường bị lỗi dấu ...119
  12. Soạn tiếng Việt unicode trong gVim với UniKey.................................120
  13. UniKey và Photoshop............................................................................120
  14. Chat tiếng Việt trong Yahoo .................................................................120
  15. Thông tin thêm về UniKey ở đâu? ........................................................122




                                                                                                        3
Giới thiệu


                            GIỚI THIỆU
Năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã biên soạn bộ sách hướng dẫn
sử dụng và đĩa chương trình OpenOffice.org 2.4 kèm theo Tài liệu hướng
dẫn sử dụng phần mềm quản lý thư điện tử Mozilla Thunderbird, trình
duyệt Internet Mozilla Firefox và chương trình bàn phím tiếng Việt
UniKey nhằm cung cấp cho các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và
doanh nghiệp làm cẩm nang tra cứu.
Năm 2009 cùng với bộ sách OpenOffice.org 3.0, chúng tôi tiếp tục cung
cấp tới độc giả những bản nâng cấp của các phần mềm nói trên, đó là
Mozilla Thunderbird 2.0, Mozilla Firefox 3.0 và UniKey 4.0 với mong
muốn những cải tiến và tính năng cập nhật của các phiên bản mới sẽ giúp
cho người dùng sử dụng dễ dàng hơn, thuận tiện hơn và hiệu quả hơn
trong công việc.
    Mozilla Thunderbird là chương trình gửi và nhận thư nguồn mở, có
    các tính năng của một trình email client tương tự như Microsoft
    Outlook. Người dùng sẽ dễ dàng truy xuất tin RSS, newsgroup hay
    duyệt email nhanh chóng và an toàn hơn. Phiên bản Thunderbird
    2.0.x ngoài những cập nhật vá lỗi còn có cả các tính năng cao cấp như
    cải tiến bộ lọc nhận dạng thư rác. Vào thời điểm hiện tại, Thunderbird
    vẫn là công cụ duyệt email (email client) nguồn mở hàng đầu, hỗ trợ
    nhiều môi trường hệ điều hành khác nhau.
    Mozilla Firefox là trình duyệt web nguồn mở, có các tính năng tương
    tự phần mềm Internet Explorer. Phiên bản 3.0 với tiêu chí nhanh hơn,
    bảo mật tốt hơn, dễ sử dụng hơn và mới hơn, đề ra tiêu chuẩn mới
    cho sự cải tiến trình duyệt web, được viết bằng ngôn ngữ XUL và
    được thiết kế để tương thích với mọi nền tảng. Nhỏ gọn, nhanh, dễ sử
    dụng và cung cấp nhiều lợi ích hơn các trình duyệt web khác như
    duyệt web theo từng tab và khả năng chặn windows pop-up.
    UniKey là chương trình bàn phím tiếng Việt Unicode nguồn mở,

4
Giới thiệu

   miễn phí, gọn nhẹ, dễ dùng và chạy trong tất cả các Windows 32 bit
   và Linux. Đặc điểm nổi bật của chương trình là chạy nhanh và có tính
   ổn định cao. Unikey tương thích với rất nhiều phần mềm hỗ trợ
   Unicode... Phiên bản 4.0 này có rất nhiều cải tiến và tính năng mới ở
   cả bộ xử lý gõ tiếng Việt và giao diện chương trình, kiểm tra chính tả
   khi gõ, ngừng xử lý khi gặp từ không phải tiếng Việt, ...
Lần đầu làm quen với các phần mềm, cách học nhanh nhất là đọc hết tài
liệu, sau đó tiến hành thực hành ngay trên máy tính khi kết thúc mỗi
phần. Nếu có vấn đề khúc mắc bạn hãy tra cứu lại tài liệu để hiểu rõ ràng
hơn.




                                                                       5
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird


          PHẦN 1 – MOZILLA THUNDERBIRD
           CHƯƠNG 01: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
    Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được:
          Giới thiệu chương trình thư điện tử Mozilla Thunderbird
          Cách cài đặt Mozilla Thunderbird
          Cách khởi động, thoát khỏi, thiết lập cấu hình gửi và nhận thư
          Cách soạn, gửi, nhận, chuyển tiếp và đọc thư
          Cách sao chép văn bản vào nội dung thư
          Cách gửi thư cho nhiều người cùng lúc
          Cách gửi bản sao, gửi bản sao ẩn danh
          Cách sắp xếp thư theo một số tiêu chí
          Cách đính kèm tệp tin vào thư
          Cách trả lời thư
          Cách chuyển tiếp thư
          Cách mở, lưu và xóa các tệp đính kèm

1. Giới thiệu chương trình thư điện tử Mozilla Thunderbird
Mozilla Thunderbird là phần mềm quản lý thư, cho phép bạn gửi và nhận
thư một cách chuyên nghiệp tương tự các phần mềm quản lý thư khác
như Outlook Express, Microsoft Outlook,...
Thunderbird là một trong những chương trình có thể cạnh tranh được với
Outlook Express, không chỉ vì nó có những chức năng tương tự với
Outlook Express mà Mozilla Thunderbird là một phần mềm miễn phí và
thân thiện, dễ dùng, dễ cài đặt với người dùng.
Bạn có thể download và sử dụng miễn phí Thunderbird tại địa chỉ
http://www.mozilla.com/thunderbird/.


6
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird
2. Cài đặt Mozila Thunderbird
-   Bấm đúp chuột vào tệp Thunderbird Setup.exe.




          Hình 1: Hộp hội thoại Mozilla Thunderbird Setup
-   Nhấn nút <<Next>>, xuất hiện màn hình:




Hình 2: Hộp hội thoại Mozilla Thunderbird Setup - Thỏa thuận giấy phép
                                                                         7
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird
-     Chọn I accept the terms in the License Agreement, nhấn nút
      <<Next>>, xuất hiện màn hình:




    Hình 3: Hộp hội thoại Mozilla Thunderbird Setup - Chọn kiểu cài đặt
-     Chọn Standard để mặc định chuẩn của Thunderbird. Nếu bạn chọn
      Custom thì có thể lựa chọn thay đổi các thông số như lựa chọn cài
      đặt phần mềm tại thư mục nào trong máy tính, có tạo biểu tượng phần
      mềm trên Desktop, trên thanh Start, Quick Launch hay không,…
      Bạn nên ngầm định chọn chế độ Standard.
-     Nhấn nút <<Next>>, xuất hiện màn hình thể hiện tiến trình cài đặt:




8
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




    Hình 4: Hộp hội thoại Mozilla Thunderbird Setup - Tiến trình cài đặt
-     Đến khi hoàn tất việc cài đặt thì nhấn nút <<Finish>>.

3. Khởi động chương trình thư điện tử
      Cách 1: Vào StartProgramsMozilla Thunderbird.
      Cách 2: Bấm đúp chuột vào biểu tượng Thunderbird trên màn hình
      Desktop.

4. Thoát khỏi Thunderbird
      Cách 1: Vào menu FileExit.
      Cách 2: Nhấn nút      tại góc trên bên phải màn hình.

5. Thiết lập cấu hình gửi và nhận thư
Khi bạn mở Mozilla Thunderbird lần đầu tiên, bạn cần phải tạo một tài
khoản mới.
-     Trong phần Thunderbird Mail – Local Folders, nhấn chuột vào
      biểu tượng Create a new Account.


                                                                           9
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




              Hình 5: Thunderbird Mail – Local Folders
-    Xuất hiện hộp hội thoại Account Wizard.




     Hình 6: Hộp hội thoại Account Wizard – Thiết lập tài khoản mới

10
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird
-   Tích chọn Email account.
-   Nhấn nút <<Next>>, xuất hiện màn hình Identity.




Hình 7: Hộp hội thoại Account Wizard – Nhận dạng thông tin tài khoản mới
-   Nhập tên vào ô Your Name và địa chỉ email vào ô Email Address.
-   Nhấn nút <<Next>>, xuất hiện màn hình Server Information.




                                                                           11
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




      Hình 8: Hộp hội thoại Account Wizard – Thông tin máy chủ
-    Chọn loại máy chủ nhận thư (POP hoặc IMAP).
-    Nhập tên máy chủ nhận thư tại ô Incoming Server, ví dụ:
     Pop.misa.com.vn.
-    Nhấn nút <<Next>>, xuất hiện màn hình User Names.




12
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




Hình 9: Hộp hội thoại Account Wizard – Thông tin tên người sử dụng hòm thư
-   Tại ô Incoming User Name, nhập tên người sử dụng hòm thư đến.
-   Nhấn nút <<Next>>, xuất hiện màn hình Account Name.




                                                                        13
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




      Hình 10: Hộp hội thoại Account Wizard – Tên người sử dụng
-    Nhập tên tài khoản vào ô Account Name.
-    Nhấn nút <<Next>>, xuất hiện màn hình liệt kê toàn bộ thông tin bạn
     đã thiết lập cho hòm thư.




14
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




Hình 11: Hộp hội thoại Account Wizard – Kiểm tra thông tin đã thiết lập
-   Kiểm tra lại thông tin bạn đã thiết lập. Nếu có sai sót, nhấn nút
    <<Back>> để quay lại sửa. Nếu toàn bộ thông tin đã chính xác, nhấn
    nút <<Finish>> để kết thúc việc tạo một tài khoản mới.

6. Sử dụng phông chữ tiếng Việt
Giả sử có ai đó gửi cho bạn một email với nội dung được soạn thảo bằng
tiếng Việt có dấu, nhưng bạn không đọc được email đó.
-   Vào menu ToolsOptions.
-   Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Display, sau đó chọn
    thẻ Formatting.




                                                                          15
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




         Hình 12: Hộp hội thoại OptionsDisplayFormatting
-    Nhấn nút <<Fonts>>, xuất hiện hộp hội thoại Fonts and Encodings.




16
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




               Hình 13: Hộp hội thoại Fonts & Encodings
-   Thiết lập thông tin về phông chữ.
-   Nhấn nút <<OK>>.

7. Soạn, gửi, nhận, chuyển tiếp và đọc thư

7.1 Soạn thư
-   Vào menu MessageNew Message, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng
    Write      trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+N, xuất
    hiện cửa sổ soạn thảo thư.




                                                                      17
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




                      Hình 14: Cửa sổ soạn thư
-    Nhập địa chỉ người               nhận   vào   dòng   “To:”,   ví   dụ:
     vtxuyen@misa.com.vn
-    Đặt tiêu đề thư tại ô Subject.
-    Soạn nội dung thư tại ô trắng bên dưới. Bạn có thể căn chỉnh nội
     dung thư bằng các công cụ nằm phía trên của ô này. Ví dụ: Chọn chữ
     đậm, nghiêng, chèn ảnh,...




18
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




                Hình 15: Ví dụ về thư sau khi soạn

7.2 Gửi thư
Sau khi hoàn thành nội dung thư, bạn thực hiện một trong những cách
sau để tiến hành gửi thư:
    Cách 1: Vào menu FileSend Now.
    Cách 2: Nhấn chuột vào biểu tượng Send           trên thanh công cụ để
    gửi thư đến người nhận đã chọn
    Cách 3:
-   Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Enter, xuất hiện thông báo sau:




    Hình 16: Thông báo xác nhận gửi thư hay không
                                                                       19
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird
-    Nhấn nút <<Send>> để gửi thư.

7.3 Nhận thư
Để kiểm tra và nhận những thư mới, thực hiện một trong các cách sau:
     Cách 1: Vào menu FileGet New Message forGet All New
     Messages.
     Cách 2: Nhấn chuột vào biểu tượng Get Mail       trên thanh công cụ.
     Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+T.

7.4 Đọc thư
Sau khi nhấn chuột vào biểu tượng Get Mail, danh sách những thư được
lấy về sẽ hiển thị trong danh sách tại màn hình chính.
Bạn có thể đọc nội dung thư bằng 2 cách:
     Cách 1: Nhấn chọn thư cần đọc và đọc nội dung thư tại ngăn xem
     trước.




       Hình 17: Cửa sổ giao diện hòm thư – Ngăn xem trước thư
     Cách 2: Bấm đúp vào thư cần đọc, nội dung thư sẽ hiển thị tại cửa sổ
     riêng.

20
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




          Hình 18: Cửa sổ giao diện màn hình thư chi tiết

7.5 In nội dung thư
Để in nội dung thư bạn có thể thực hiện một trong các cách sau:
    Cách 1:
-   Nhấn chọn thư cần in.
-   Vào menu FilePrint Preview hoặc nhấn chuột vào mũi tên bên phải
    nút Print   trên thanh công cụ để xem trước khi in.
-   Nhấn chuột vào biểu tượng Print                    trên cửa sổ Print
    Preview.
    Cách 2:
-   Nhấn chọn thư cần in.
-   Vào menu FilePrint, hoặc nhấn chọn nút Print           trên thanh công
    cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+P.

7.6 Xoá thư
Để xoá thư trong danh sách bạn thực hiện theo các bước sau:
-   Chọn thư cần xoá.


                                                                        21
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird
-    Vào menu EditDelete Message, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng
     Delete  trên thanh công cụ, hoặc nhấn phím Delete.
Thư sau khi xoá sẽ được chuyển vào trong thư mục Trash. Nếu muốn xoá
hẳn thư nào đó, bạn cần mở thư mục Trash và thực hiện chức năng xoá
tương tự như trên; hoặc ở bước xoá thư bạn giữ phím Shift đồng thời
trong khi nhấn phím Delete.

8. Sao chép văn bản vào nội dung thư
Nếu bạn đã có sẵn nội dung thư tại một tệp tin nào đó, bạn có thể sao
chép nội dung đó vào thư cần soạn theo các bước sau:
-    Mở tệp tin chứa nội dung cần sao chép.
-    Bôi đen phần nội dung cần sao chép.
-    Vào menu EditCopy, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Copy trên
     thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+C.
-    Mở màn hình soạn thảo thư, đưa con trỏ vào vị trí muốn chèn vào nội
     dung thư.
-    Vào menu EditPaste, hoặc nhấn chuột phải và chọn chức năng
     Paste, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+V.

9. Gửi thư cho nhiều người cùng lúc
Nếu muốn gửi một thư cho nhiều người, khi soạn thư bạn nhập địa chỉ
email của những người nhận vào ô "To:", các địa chỉ email cách nhau
bởi dấu phẩy.




22
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




    Hình 19: Cửa sổ giao diện màn hình soạn thư gửi cho nhiều người
Bạn cũng có thể nhập địa chỉ email của từng người nhận trên từng dòng
“To:” bằng cách: Sau khi nhập địa chỉ email của một người nhận, nhấn
phím Enter để xuất hiện dòng “To:” tiếp theo. Nhập địa chỉ email của
người nhận tiếp theo vào đây và lặp lại thao tác trên cho tới khi hết danh
sách người nhận.

10. Gửi bản sao, gửi bản sao ẩn danh

10.1 Gửi bản sao
Trong trường hợp bạn muốn gửi bản sao của thư cho ai đó, sau khi nhập
địa chỉ email người nhận vào ô "To:", bạn nhấn phím Enter để xuất
hiện dòng “To:” tiếp theo. Nhấn chuột vào mũi tên bên trái nút "To:" và
chọn "Cc:", sau đó nhập địa chỉ email người nhận bản sao vào ô này
tương tự như trên.


                                                                       23
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird
10.2 Gửi bản sao ẩn danh
     Khi gửi bản sao theo cách "Cc:", người nhận thư sẽ nhìn thấy danh
     sách tất cả địa chỉ email bạn gửi tới. Tuy nhiên, trên thực tế có những
     tình huống bạn cần gửi bản sao cho ai đó nhưng lại không muốn
     những người nhận khác biết, khi đó hãy nhập địa chỉ email của người
     muốn ẩn đi vào phần "Bcc:".
     Thao tác chọn "Bcc:" tương tự như khi chọn "Cc:".

11. Sắp xếp thư theo một số tiêu chí
Bạn có thể sắp xếp các thư nhận được theo một số tiêu chí như thời gian
nhận thư, người gửi thư, tiêu đề thư, dung lượng thư…
     Vào menu ViewSort by.




 Hình 20: Menu Pop-up các tùy chọn lọc thư Sort by
24
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird

    Chọn tiêu chí để lọc thư trong danh sách sổ xuống:
-   Date: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thời gian thư được gửi
    đi
-   Star: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc những thư nào đã được đánh dấu
    sao.
-   Order Received: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự thư
    đã được nhận
-   Priority: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự ưu tiên.
-   Sender: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự tăng hoặc giảm
    tên của người gửi
-   Recipient: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự tên hòm thư
    nhận thư
-   Size: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự tăng hoặc giảm
    kích thước của thư gửi đến
-   Status: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo tình trạng của thư gửi
    đến là mới (New), thư đã được đọc (Read), hoặc thư chuyển tiếp
    (Forwarded).
-   Subject: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo tiêu đề của thư gửi
    đến.
-   Read: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo tiêu chí thư đã đọc
-   Tags: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo tiêu chí thẻ đánh dấu
-   …

12. Đính kèm tệp tin vào thư
Khi bạn muốn gửi một tệp tài liệu cho ai đó, bạn có thể đính kèm tệp tài
liệu đó theo các bước sau:
    Tại màn hình soạn thư, bạn nhấn chuột vào biểu tượng Attach
    trên thanh công cụ. Khi đó, cửa sổ Attach File(s) sẽ hiện ra cho phép
    bạn chọn tới tệp tài liệu cần gửi.

                                                                         25
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




               Hình 21: Hộp hội thoại Attach File(s)
     Sau khi chọn tệp tài liệu, nhấn nút <<Open>> để đính kèm tệp tài
     liệu đó vào thư.
Có thể đính kèm nhiều tệp tài liệu và những tệp tài liệu được đính kèm sẽ
hiển thị trong ô Attachments bên phải màn hình soạn thư.

13. Trả lời thư
Để trả lời một thư gửi đến, bạn làm theo các bước sau:
-    Nhấn chọn thư cần trả lời.
-    Nhấn chuột vào biểu tượng Reply         trên thanh công cụ xuất hiện
     màn hình soạn thảo trong đó đã điền sẵn địa chỉ người nhận vào ô
     "To:" (lấy từ địa chỉ đã gửi thư cho bạn), tiêu đề thư sẽ bắt đầu bằng
     tiền tố "Re:" cùng với tiêu đề của thư trước, đồng thời trích dẫn
     nguyên toàn bộ nội dung thư trước.
-    Soạn nội dung thư trả lời và nhấn chuột vào biểu tượng Send       trên
     thanh công cụ.



26
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird

Với cách trả lời trên thì mặc định thư sẽ gửi đến một địa chỉ duy nhất đó
là địa chỉ đã gửi thư cho bạn. Tuy nhiên, với những lá thư được gửi cho
nhiều người, bạn có thể chọn trả lời tất cả mọi người bằng cách nhấn
chuột vào biểu tượng Reply All       trên thanh công cụ.

14. Chuyển tiếp thư đã nhận cho người khác
Nếu bạn muốn chuyển thư đã nhận từ người này cho người khác, hãy
thực hiện theo các bước sau:
-   Nhấn chọn thư cần chuyển tiếp.
-   Nhấn chuột vào biểu tượng Forward        trên thanh công cụ xuất hiện
    màn hình soạn thảo sẽ hiện ra trong đó điền sẵn tiêu đề thư sẽ bắt đầu
    bằng tiền tố "Fwd:" cùng với tiêu đề của thư trước và trích dẫn
    nguyên toàn bộ nội dung thư trước, kể cả tệp tin đính kèm.
-   Nhập địa chỉ người nhận vào ô "To:" rồi nhấn chuột vào biểu tượng
    Send     trên thanh công cụ.

15. Mở, lưu và xóa các tệp đính kèm
Khi bạn nhận thư có tệp tin đính kèm, tệp đính kèm sẽ hiển thị ở bên
dưới của màn hình nội dung thư. Bạn có thể mở, lưu, xóa… các tệp tin
đính kèm này.

15.1 Mở tệp đính kèm
-   Nhấn chọn tệp đính kèm cần mở.
-   Nhấn chuột phải, chọn chức năng Open. Cửa sổ Opening... sẽ hiện ra
    cho phép bạn chọn ứng dụng để mở tệp tin.




                                                                       27
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




             Hình 22: Hộp hội thoại mở tệp đính kèm
-    Nhấn nút <<OK>> để mở tệp tin.

15.2 Lưu tệp đính kèm theo các bước sau
-    Nhấn chọn tệp đính kèm cần lưu.
-    Nhấn chuột phải, chọn chức năng Save As. Hộp hội thoại Save
     Attachment sẽ hiện ra cho phép bạn chọn nơi lưu tệp tin.




28
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




      Hình 23: Hộp hội thoại Save Attachment – Lưu tệp đính kèm
-   Nhấn nút <<Save>> để lưu tệp tin tại vị trí đã chọn.

15.3 Xoá tệp đính kèm theo các bước sau
-   Nhấn chọn tệp đính kèm cần xoá.
-   Nhấn chuột phải, chọn chức năng Delete.
Tệp đính kèm sau khi xoá sẽ không thể khôi phục.




                                                                      29
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird

     CHƯƠNG 02: HỆ THỐNG GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG
      Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được:
            Cách đánh dấu mức độ ưu tiên của thư
            Sao chép nội dung thư sang một ứng dụng khác và ngược lại
            Thêm chữ ký vào thư
            Tạo và xóa các thư mục hòm thư
            Tìm kiếm một bức thư trong các hòm thư
            Thiết lập các luật (rule) tự động phân loại
            Bổ sung, thay đổi và xóa các địa chỉ trong sổ địa chỉ
            Tạo các nhóm địa chỉ để có thể gửi cho nhiều người qua cùng
      một địa chỉ duy nhất

1. Đánh dấu mức độ ưu tiên của thư
-    Chọn thư cần đánh dấu mức độ ưu tiên.
-    Vào menu MessageTag, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Tag
     trên thanh công cụ.
-    Chọn mức độ ưu tiên cho thư trong danh sách sổ xuống.




Hình 24: Menu Pop-up Tags




30
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird
2. Sao chép nội dung thư sang một ứng dụng khác và sao chép nội
   dung văn bản từ một ứng dụng khác vào nội dung thư
Bạn dễ dàng sao chép nội dung thư sang một ứng dụng khác như
Microsoft Word, OpenOffice.org Writer,…

2.1 Sao chép nội dung của một bức thư sang các ứng dụng khác
-   Mở bức thư có nội dung cần sao chép.
-   Chọn toàn bộ nội dung bức thư hoặc một phần nội dung thư muốn
    sao chép bằng cách đặt con trỏ chuột tại điểm đầu tiên của vùng nội
    dung văn bản muốn sao chép, giữ phím Shift và nhấn chuột vào điểm
    cuối cùng của vùng văn bản muốn sao chép.
-   Vào menu EditCopy, hoặc nhấn chuột phải chọn Copy, hoặc nhấn
    tổ hợp phím Ctrl+C.
-   Mở ứng dụng khác muốn sao chép nội dung thư vào, ví dụ:
    OpenOffice.org Writer.
-   Đặt con trỏ vào nơi muốn dán nội dung sao chép trong
    OpenOffice.org Writer, vào menu EditPaste, hoặc nhấn chuột phải
    chọn Paste, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+V.

2.2 Sao chép nội dung từ một ứng dụng khác vào một bức thư
-   Mở ứng dụng khác có nội dung cần sao chép vào thư ở Thunderbird
    hoặc soạn thảo một nội dung văn bản ở ứng dụng đó. Ví dụ: Đã có
    sẵn một văn bản trong OpenOffice.org Writer.
-   Chọn nội dung cần sao chép.
-   Vào menu EditCopy, hoặc nhấn chuột phải chọn Copy, hoặc nhấn
    tổ hợp phím Ctrl+C.
-   Mở bức thư trong Thunderbird muốn dán nội dung thư vào, đặt con
    trỏ chuột ở vị trí muốn dán trong thư rồi vào menu EditPaste, hoặc
    nhấn chuột phải chọn Paste, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+V.



                                                                    31
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird
3. Thêm chữ ký vào thư

3.1 Tạo chữ ký cho thư
-    Mở chương trình Notepad hay bất cứ một chương trình chỉnh sửa
     văn bản nào.
-    Nhập nội dung chữ ký vào vùng soạn thảo.




                 Hình 25: Soạn chữ ký bằng Notepad
-    Vào menu FileSave hoặc Save As, hộp hội thoại Save As xuất hiện.
-    Chọn nơi chứa tệp chữ ký mới tạo.
-    Nhập tên cho tệp chữ ký đó trong phần File name.
-    Nhấn chuột vào mũi tên bên phải của mục Encoding và chọn
     Unicode.
-    Nhấn nút <<Save>> để lưu chữ ký vừa tạo.

3.2 Đính kèm chữ ký vào trong Thunderbird
-    Mở chương trình Thunderbird.
-    Vào menu ToolsAccounting Settings, xuất hiện hộp hội thoại
     Account Settings.

32
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




     Hình 26: Hộp hội thoại Account Settings – Thiết lập tài khoản
-   Nhấn chuột vào mục tên địa chỉ email được tô đậm ở bên khung bên
    trái.
-   Tích chọn ô Attach this signature ở khung bên phải.
-   Nhấn nút <<Choose>> để tìm đến tệp chữ ký mà bạn đã soạn.
-   Chọn tệp chữ ký đó.
-   Nhấn nút <<OK>>.
Sau khi thực hiện thao tác trên, mỗi khi soạn một bức thư, chữ ký mà
bạn đã tạo sẽ luôn xuất hiện ở cuối của nội dung thư.




                                                                      33
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




           Hình 27: Cửa sổ soạn thư mới đã có sẵn chữ ký

4. Tạo và xóa các thư mục hòm thư

4.1 Tạo thư mục cho hòm thư
Trong quá trình làm việc công ty của bạn có nhiều phòng ban khác nhau
chưa kể những giao dịch bằng thư với các đối tượng khác như đối tác của
công ty, bạn bè, khách hàng ...
Vậy làm thế nào để phân loại thư một cách khoa học để bạn dễ dàng tìm
kiếm, chỉnh sửa và biết được thư đó thuộc về đối tượng nào, phòng ban
nào ... trong một khối lượng thư khổng lồ.
-    Nhấn chuột phải vào mục Local Folders.
-    Chọn New Folder, xuất hiện hộp hội thoại:




34
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




         Hình 28: Hộp hội thoại New Folder – Tạo thư mục mới
-   Nhập tên thư mục muốn tạo mới vào ô Name.
-   Chọn thư mục cha cho thư mục cần tạo.
-   Nhấn nút <<OK>>.

4.2 Xóa một thư mục hòm thư
-   Nhấn chọn thư mục hòm thư cần xóa.
-   Nhấn chuột phải chọn Delete hoặc nhấn chọn biểu tượng Delete
    trên thanh công cụ, xuất hiện hộp thoại cảnh báo có chắc chắn muốn
    xóa thư mục hòm thư hay không.




            Hình 29: Thông báo xác nhận xóa thư mục
-   Nhấn nút <<OK>> để xóa thư mục.



                                                                    35
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird
5. Tìm kiếm một bức thư trong các hòm thư
     Nhấn chọn thư mục hòm thư có chứa địa chỉ email mà bạn muốn tìm
     kiếm thư.
     Có hai cách tìm kiếm thư trong thư mục hòm thư:
-    Cách 1:
     + Nhấn     chọn   công    cụ   tìm   kiếm      trên   thanh   công   cụ
                         .
     + Nhấn chuột vào mũi tên ở dưới bên phải hình kính lúp trong công
       cụ đó để chọn tiêu chí lọc theo tiêu đề thư (Subject), theo người
       gửi thư (Sender), theo cả tiêu đề thư và người gửi thư…
     + Nhập nội dung muốn tìm kiếm vào trong khung tìm kiếm, ví dụ:
       Để tìm tất cả các thư của Hồ Kim Dung, bạn nhập tên của Sender
       ở đây là ho kim dung, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị ra trên màn
       hình.




                    Hình 30: Kết quả tìm kiếm thư
-    Cách 2:
     + Nhấn chuột phải vào thư mục có chứa đối tượng cần tìm kiếm.
     + Chọn Search, xuất hiện hộp hội thoại Search Messages.



36
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




            Hình 31: Hộp hội thoại Search Messages
    + Thiết lập các tiêu chí lọc và tìm kiếm. Ví dụ để tìm kiếm thư của
      Hồ Kim Dung, bạn thiết lập các tiêu chí lọc và tìm kiếm như hình
      trên.
    + Để xem chi tiết một lá thư nào đó bạn nhấn chuột vào thư đó rồi
      nhấn nút <<Open>> hoặc bấm đúp vào thư đó.

6. Thiết lập các luật (rule) tự động phân loại thư
Thunderbird cho phép bạn thiết lập các luật lọc thư để tự động di
chuyển/xóa hoặc ưu tiên các thư dựa trên các điều kiện lọc mà bạn cung
cấp.
Luật lọc thư là cách thức hiệu quả để tự động lọc thư. Ví dụ, bạn có thể
thiết lập một luật lọc thư để yêu cầu Thunderbird tự động chuyển tất cả
thư của một địa chỉ thư X vào một thư mục hòm thư Y nào đó…
Để thiết lập các luật tự động phân loại thư, thao tác như sau:
-   Vào menu ToolsMessage Filters, hộp hội thoại Message Filters
    xuất hiện.



                                                                      37
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird
-    Nhấn nút <<New>> trên hộp hội thoại Message Filters, khi đó sẽ
     xuất hiện hộp hội thoại Filter Rules.




       Hình 32: Hộp hội thoại Filter Rules – Thiết lập luật lọc thư
-    Đặt tên cho luật lọc thư tự động trong mục Filter name. Ví dụ: QA
     dept, để dùng cho việc lọc tự động tất cả các thư đến từ danh sách của
     phòng QA sẽ đi vào một hòm thư.
-    Thiết lập các tùy chọn trong hộp hội thoại Filter Rules:
     + Có thể chọn những thư dựa trên một hay nhiều trường tiêu đề của
       thư như : Date, Senders, To, CC, Subject, Priority, …
     + Nếu muốn chọn nhiều tiêu chí lọc, bạn nhấn chuột vào nút có hình
       dấu cộng    sau khi thiết lập tiêu chí lọc đầu tiên.
-    Sau khi chọn các tiêu chí lọc thư, ở phần Perform these actions bạn
     có thể di chuyển, sao chép, thiết lập luật ưu tiên, cắm cờ hay xóa các
     thư… Bạn cũng có thể chọn nhiều hành động cùng lúc.




38
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




Hình 33: Hộp hội thoại Filter Rules sau khi đã thiết lập các điều kiện lọc
-   Nhấn nút <<OK>>, quay lại hộp hội thoại Message Filters.




               Hình 34: Hộp hội thoại Message Filters
    + New: Nhấn nút này để thêm mới một luật lọc thư tự động.
    + Edit: Nhấn nút này để chỉnh sửa luật lọc thư tự động đã chọn.

                                                                             39
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird
     + Delete: Nhấn nút này để xóa luật lọc thư tự động đã chọn.
     + Move Up: Nhấn nút này để di chuyển luật lọc thư đã chọn lên
       phía trước 1 dòng.
     + Move Down: Nhấn nút này để di chuyển luật lọc thư xuống phía
       dưới một 1 dòng.
     + Run Now: Nhấn chọn nút này để thực hiện luật lọc thư đã chọn
       trong hòm thư.

6.1 Tạo luật lọc tự động từ một bức thư
-    Thunderbird cho phép bạn xác định nhanh một luật lọc thư dựa trên
     tên người gửi email.
-    Nhấn chuột phải vào địa chỉ email của người gửi trong phần đầu của
     lá thư, rồi chọn Create Filter from Message.




          Hình 35: Thiết lập chế độ lọc từ một bức thư
-    Hộp hội thoại Filter Rules xuất hiện, thiết lập các điều kiện lọc thư.
     Ví dụ: Lọc tất cả các thư của chị Vân và lưu trữ trong thư mục hòm
     thư của phòng QA như hình sau:




40
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




    Hình 36: Hộp hội thoại Filter Rules – Nhập tên và điều kiện lọc thư
-    Nhấn nút <<OK>>.

6.2 Tạo luật lọc tự động cho các thư mục hòm thư
Một cách để giải quyết với một số lượng lớn thư đến đó là tạo các thư
mục hòm thư riêng rẽ cho nhiều địa chỉ thư.
     Tạo một thư mục cho hòm thư tự động:
-    Vào menu FileNewSubfolder hoặc chọn một thư mục nào đó trong
     mục Local Folders mà bạn muốn tạo thư mục con hòm thư, sau đó
     nhấn chuột phải chọn New Folder, xuất hiện hộp hội thoại:




Hình 37: Hộp hội thoại New Folder

                                                                          41
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird
-    Nhập tên cho thư mục mới.
-    Chọn thư mục cha cho thư mục mới tạo nếu cần.
-    Nhấn nút <<OK>>.
     Tạo một luật lọc:
-    Vào menu ToolsMessage Filters, khi đó xuất hiện hộp hội thoại
     Message Filter.
-    Nhấn nút <<New>>.
-    Nhập tên cho luật lọc thư.
-    Chọn các điều kiện lọc trong các mục tùy chọn trong hộp hội thoại.
-    Để tạo một luật lọc thư tự động di chuyển các thư từ một người gửi
     cụ thể vào một thư mục cụ thể thao tác chọn các tùy chọn điều kiện
     lọc như sau:
     + Trong phần For incoming message that:
           o Chọn From trong danh sách sổ xuống đầu tiên bên trái.
           o Chọn Contains trong danh sách sổ xuống ở mục thứ 2 từ
             trái sang.
           o Nhập địa chỉ email của người gửi vào trường trống bên
             phải hộp hội thoại.
     + Trong phần Perform these actions:
           o Chọn Move Message To ở danh sách sổ xuống đầu tiên
             bên trái của hộp hội thoại.
           o Chọn thư mục bạn muốn các thư của người gửi đã chọn đó
             sẽ tự động chuyển vào khi nó được gửi đến.
     + Để bổ sung thêm các điều kiện lọc bạn có thể nhấn chuột vào nút
       dấu cộng




42
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird
7. Bổ sung, thay đổi và xóa các địa chỉ trong sổ địa chỉ

7.1 Bổ sung địa chỉ thư vào danh sách hòm thư trong sổ địa chỉ
    Bổ sung một địa chỉ thư mới vào danh sách thư đã có sẵn:
-   Vào menu ToolsAddress Book, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng
    Address Book          trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím
    Ctrl+2, xuất hiện cửa sổ Address Book.
-   Nhấn chuột chọn sổ địa chỉ trong phần Address Books nằm bên trái
    của cửa sổ.
-   Bấm đúp vào sổ địa chỉ một hòm thư muốn bổ sung thêm địa chỉ. Ví
    dụ: Bấm đúp vào sổ địa chỉ hòm thư QA dept đã thiết lập từ trước,
    khi đó xuất hiện hộp hội thoại Mailing List.




     Hình 38: Hộp hội thoại Mailing List trong sổ địa chỉ thư
-   Trong phần Type email addresses to add them to the mailing list,
    nhập địa chỉ thư cần bổ sung vào. Ví dụ: Gõ địa chỉ thư mới cần bổ
    sung là vtxuyen@misa.com.vn.

                                                                       43
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird
-    Nhấn nút <<OK>>.
     Bổ sung một địa chỉ thư mới vào sổ địa chỉ:
-    Vào menu ToolsAddress Book, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng
     Address Book          trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím
     Ctrl+2, xuất hiện cửa sổ Address Book.
-    Nhấn chọn sổ địa chỉ cần thêm địa chỉ thư mới vào.
-    Nhấn chuột vào biểu tượng New Card trên thanh công cụ, hoặc nhấn
     chuột phải vào sổ địa chỉ và chọn New Card.




          Hình 39: Hộp hội thoại New Card
-    Nhập các thông tin cần thiết cho địa chỉ thư cần bổ sung.
-    Nhấn nút <<OK>>.



44
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird
7.2 Thay đổi địa chỉ trong sổ địa chỉ
-   Thao tác mở sổ địa chỉ tương tự như phần bổ sung địa chỉ cho sổ địa
    chỉ thư.
-   Nhấn chọn địa chỉ cần thay đổi.
-   Tiến hành thay đổi những thông tin cần thiết.
-   Nhấn nút <<OK>>.

7.3 Xóa địa chỉ trong sổ địa chỉ
-   Mở sổ địa chỉ có chứa địa chỉ thư cần xóa.
-   Nhấn chuột phải vào địa chỉ thư muốn xóa, chọn Delete.

8. Tạo các nhóm địa chỉ để có thể gửi cho nhiều người qua một địa
   chỉ duy nhất
Bạn có thể gửi thư cho nhiều người qua một địa chỉ thư duy nhất để
tránh lãng phí thời gian bằng cách như sau:
-   Tạo một hòm thư chung cho tất cả những người mà bạn muốn gửi thư
    đồng thời. Ví dụ: Tạo một hòm thư QA dept cho tất cả các thành viên
    của phòng Kiểm soát chất lượng – QA.
    + Vào menu ToolsAddress Book, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng
      Address Book         trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím
      Ctrl+2, xuất hiện cửa sổ Address Book.
    + Vào menu FileNewAddress Book, xuất hiện hộp hội thoại New
      Address Book.
    + Nhập tên cho hòm thư này trong phần Address Book Name, ví
      dụ: QA dept.




    Hình 40: Hộp hội thoại New Address Book

                                                                     45
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird
     + Nhấn nút <<OK>>.
-    Nhấn chuột vào thư mục QA dept trên thanh trái của cửa sổ Address
     Book, sau đó nhấn chuột vào biểu tượng New List         trên thanh
     công cụ, hoặc nhấn chuột phải chọn New List, xuất hiện hộp hội
     thoại Mailing List.




Hình 41: Hộp hội thoại Mailing List – Thiết lập hòm thư chung để gửi cho
nhiều người qua một địa chỉ duy nhất
     + Nhập tên hòm thư chung là “QA dept” vào ô List Name.
     + Nhập tên đầy đủ hay giải thích chi tiết về tên của hòm thư phòng
       QA là “Phòng Kiểm soát chất lượng” vào ô Description.
     + Nhập danh sách địa chỉ email của tất cả các thành viên trong
       phòng Kiểm soát chất lượng – QA như hình trên.
     + Nhấn nút <<OK>>.
-    Khi muốn gửi thư cho những người trong danh sách trên, bạn chỉ cần
     chọn tên của hòm thư chung vào phần “To:” của cửa sổ soạn thảo.

46
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird

PHỤ LỤC: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG
                THUNDERBIRD
1. Thiết lập định dạng gửi email
Khi gửi email với nội dung gồm nhiều đối tượng khác nhau như: chữ,
hình ảnh, bảng biểu,… sẽ xuất hiện hộp thoại cho phép chọn kiểu định
dạng nội dung email khi gửi đi như hình sau:




            Hình 42: Hộp hội thoại HTML Mail Question
Để khắc phục vấn đề này ta làm như sau:
-   Vào menu ToolsOptions.
-   Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Composition, sau đó
    chọn thẻ General.




                                                                     47
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




         Hình 43: Hộp hội thoại OptionsCompositionGeneral
-    Nhấn nút <<Send Options>>, xuất hiện hộp hội thoại:




48
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird




               Hình 44: Hộp hội thoại Send Options
-   Nhấn chuột vào mũi tên bên phải trong phần Text Format và chọn
    kiểu gửi mặc định mong muốn:
    + Convert the message to plain text: Gửi email với định dạng văn
      bản thuần túy.
    + Send the message in HTML anyway: Gửi email với định dạng
      HTML.
    + Send the message in both plain text and HTML: Gửi email với
      cả định dạng văn bản và HTML.
-   Nhấn nút <<OK>>.

2. Thiết lập trả lời (reply) email
Mỗi khi Reply email, con trỏ soạn thảo sẽ xuất hiện ở phía dưới phần
nội dung email mình cần trả lời. Cách khắc phục để mỗi lần Reply email
con trỏ soạn thảo tự động xuất hiện ở dòng trên cùng như sau:
                                                                       49
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird
-     Vào menu ToolsAccount Settings, xuất hiện hộp hội thoại Account
      Settings.




    Hình 45: Hộp hội thoại Account Settings - Composition & Addressing
-     Chọn dòng Composition & Addressing.
-     Nhấn chuột vào mũi tên bên phải mục Then, sau đó chọn start my
      reply above the quote.
-     Nhấn nút <<OK>>.

3. Thiết lập thư mục lưu trữ email
Khi cần cài đặt lại Windows cho máy tính của bạn hoặc chuyển sang sử
dụng một máy tính khác. Điều bạn cần quan tâm là những email trên lâu
nay của bạn được lưu trữ ở đâu, để tiện cho việc sao chép, di chuyển.
Trong Mozilla Thunderbird, email của bạn lưu trữ trên máy tại địa chỉ
mặc định như sau:

50
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird
C:Documents                                                  and
SettingsntthaApplicationDataThunderbirdProfiles6mr91zij.defa
ultMailLocal Folders.
Bạn có thể thay đổi lại địa chỉ mặc định này bằng cách:
-   Vào menu ToolsAccount Settings, xuất hiện hộp hội thoại:




       Hình 46: Hộp hội thoại Account Settings – Local Folders
-   Nhấn nút <<Browse>>, lựa chọn lại đường dẫn thư mục lưu email
    trên máy tính.
-   Nhấn nút <<OK>>.




                                                                      51
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox


                PHẦN 2 – MOZILLA FIREFOX
              CHƯƠNG 01: BẮT ĐẦU VỚI FIREFOX
        Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được:
               Firefox là gì?
               Tại sao nên dùng Firefox?
               Cách tải và cài đặt Firefox
               Khởi động Firefox
               Giới thiệu giao diện Firefox
               Kết thúc Firefox

1. Firefox là gì?
Firefox là chương trình dùng để duyệt các trang web. Chương trình này
có tính năng tương tự như Internet Explorer (chương trình tích hợp sẵn
trong Windows mà nhiều người quen dùng để truy cập các trang web).
Tuy nhiên, so với Internet Explorer, Firefox nhanh hơn, mạnh hơn và an
toàn hơn rất nhiều.

2. Tại sao nên dùng Firefox?
Trình duyệt Firefox mang nhiều tính năng tốt, độ bảo mật cao. Sử dụng
Firefox để lướt web rất an toàn vì nó gần như miễn nhiễm với các loại
virus được cài trên web.
-    Ngăn chặn các cửa sổ ngoài ý muốn: Firefox cho phép ngăn chặn các
     cửa sổ ngoài ý muốn mà thường tự bung ra ở một số trang web với
     mục đích quảng cáo, gây khó chịu cho bạn.
-    Duyệt trên nhiều tab: Xem nhiều trang web trong một lúc là một phần
     của việc sử dụng Internet. Vậy tại sao lại phải sử dụng cửa sổ mới
     cho mỗi trang web bạn ghé thăm? Mỗi cửa sổ mới sẽ làm đầy thanh
     taskbar của bạn và chiếm nhiều tài nguyên của máy tính. Giải pháp


52
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
    cho vấn đề này rất đơn giản: sử dụng tính năng Duyệt trên nhiều tab.
    Duyệt trên nhiều tab không chỉ chiếm một phần rất nhỏ tài nguyên
    một cửa sổ sử dụng, mà nó còn sắp xếp tất cả các trang web của bạn
    sao cho tiện dụng nhất. Việc chuyển qua lại giữa các trang web rất
    đơn giản, bạn chỉ cần nhấn chuột vào tab muốn xem. Tuyệt hơn cả,
    bạn có thể mở bao nhiêu tab bạn muốn chỉ trên một cửa sổ duy nhất.
-   Quản lý việc tải xuống: Firefox quản lý tất cả các tệp bạn tải xuống
    tại cùng một nơi. Thay vì hiển thị hộp hội thoại riêng mỗi lần tải
    xuống như Internet Explorer, Firefox tập trung những tệp tải xuống
    cùng nhau tại một nơi mà ở đó bạn có thể theo dõi tiến trình của
    chúng mà không phải làm việc với nhiều cửa sổ.
-   Tăng cường bảo mật: Bạn đã bao giờ thấy những chương trình hoặc
    quảng cáo lạ tự xuất hiện trên máy tính của mình chưa? Nếu có, rất
    có thể máy tính của bạn đã bị nhiễm một loại chương trình được gọi
    là SpyWare. SpyWare sử dụng kẽ hở bảo mật của các trình duyệt như
    Internet Explorer để thâm nhập vào máy tính của bạn, theo dõi dữ
    liệu của bạn, và đem tới những quảng cáo gây khó chịu. Với Firefox,
    bạn sẽ không phải chịu đựng sự xâm nhập này. Các tính năng bảo mật
    nâng cao của chương trình giúp chống lại SpyWare. Firefox cũng cho
    phép toàn quyền quản lý cookies, mật khẩu và những tính năng an
    toàn khác. Điều này có nghĩa là dữ liệu và việc duyệt web của bạn
    luôn an toàn và bạn hoàn toàn có thể thoải mái sử dụng Internet.
-   Tự động cập nhật: Nếu bạn quá bận rộn để có thể kiểm tra phiên bản
    mới của phần mềm, bạn có thể thoải mái khi dùng Firefox. Mỗi khi
    bạn sử dụng Firefox, trình duyệt này sẽ tự động kiểm tra bản cập nhật
    nhất về các tính năng và bảo mật. Nếu tìm thấy phiên bản mới,
    chương trình sẽ nhắc bạn cập nhật phiên bản này.
-   Tuỳ chỉnh theo ý muốn: Bạn hoàn toàn có thể thay đổi bố cục trình
    duyệt cũng như thêm các tính năng mới vào Firefox bằng các thành



                                                                      53
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
     phần mở rộng rất sẵn có tại trang https://addons.mozilla.org/en-
     US/firefox/ hoặc trên Internet.

3. Cách tải và cài đặt Firefox
-    Mở trình duyệt Internet Explorer và nhập địa chỉ trang sau vào thanh
     địa chỉ: http://www.mozilla.com/firefox/.




                    Hình 47: Mở trang web để tải Firefox
-    Nhấn nút <<Go>> trên thanh địa chỉ hoặc nhấn phím Enter trên bàn
     phím, trang web sau sẽ hiển thị trên màn hình trình duyệt:




                    Hình 48: Trang web để tải Firefox
-    Nhấn chuột vào biểu tượng Firefox 3 để tải phần mềm xuống máy
     tính, xuất hiện cửa sổ sau:

54
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox




         Hình 49: Cửa sổ xác nhận tải và cài đặt phần mềm
-   Nhấn nút <<Run>> để bắt đầu tải tệp xuống, xuất hiện màn hình thể
    hiện tiến trình tải tệp. Tiến trình này sẽ kéo dài trong vài phút phụ
    thuộc vào tốc độ đường truyền Internet của bạn.




              Hình 50: Quá trình tải phần mềm
-   Khi tệp được tải xong, thông báo sau sẽ hiện ra:



                                                                       55
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox




              Hình 51: Cửa sổ xác nhận cài đặt phần mềm
-    Nhấn nút <<Run>> để bắt đầu tiến trình cài đặt, xuất hiện màn hình
     sau:




             Hình 52: Chuẩn bị cài đặt
-    Sau đó xuất hiện hộp hội thoại cài đặt Firefox:




56
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox




             Hình 53: Hộp hội thoại Mozilla Firefox Setup
-   Nhấn nút <<Next>>, xuất hiện màn hình cho phép chọn kiểu cài đặt:




    Hình 54: Hộp hội thoại Mozilla Firefox Setup – Chọn kiểu cài đặt

                                                                        57
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
-    Chọn Standard để mặc định chuẩn của Firefox. Nếu bạn chọn
     Custom thì có thể lựa chọn thay đổi các thông số như lựa chọn cài
     đặt phần mềm tại thư mục nào trong máy tính, có tạo biểu tượng phần
     mềm trên Desktop, trên thanh Start, Quick Launch hay không,…
     Bạn nên chọn chế độ ngầm định Standard.
-    Nhấn nút <<Next>>, xuất hiện màn hình tóm tắt lại các lựa chọn cho
     việc cài đặt:




     Hình 55: Hộp hội thoại Mozilla Firefox Setup – Tóm tắt lựa chọn
-    Nhấn nút <<Finish>>, xuất hiện màn hình thể hiện tiến trình cài đặt:




58
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox




     Hình 56: Hộp hội thoại Mozilla Firefox Setup – Tiến trình cài đặt
-    Khi việc cài đặt hoàn thành, xuất hiện màn hình sau:




    Hình 57: Hộp hội thoại Mozilla Firefox Setup – Cài đặt hoàn thành

                                                                          59
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
-    Tích chọn Launch Firefox now nếu muốn khởi động Firefox ngay
     sau khi kết thúc cài đặt.
-    Nhấn nút <<Finish>> để kết thúc việc cài đặt.

4. Khởi động Firefox
-    Nhấn nút Start, chọn Programs.
-    Chọn tiếp Mozilla Firefox.
-    Nhấn chọn biểu tượng Mozilla Firefox.




                  Hình 58: Khởi động Firefox
Sau khi cài đặt Firefox, hệ thống tự động tạo ra biểu tượng của chương
trình trên màn hình Desktop. Bạn có thể khởi động Firefox bằng cách
bấm đúp chuột vào biểu tượng này.




60
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
5. Giới thiệu giao diện Firefox




                            Hình 59: Giao diện Firefox
-   Thanh Tiêu đề: Nằm trên cùng của màn hình, hiển thị tiêu đề của
    trang web hiện thời.
-   Thanh Menu: Hiển thị các menu của trình duyệt Mozilla Firefox.
-   Thanh công cụ Điều hướng: Gồm các biểu tượng cho phép di chuyển
    qua lại giữa các trang web, nạp lại nội dung trang, về trang chủ,…
-   Thanh Địa chỉ: Chứa địa chỉ của trang web đang được hiển thị.
-   Thanh Tìm kiếm: Cho phép tìm kiếm thông tin trên Internet theo một
    chủ đề nào đó.
-   Thanh công cụ Bookmark: Hiển thị một số trang ưa thích mà bạn đã
    chọn đánh dấu lưu lại địa chỉ.
-   Thanh Tab: Chứa các tab đang được mở. Nếu bạn chỉ mở một tab,
    mặc định Thanh Tab sẽ ẩn đi.
-   Thanh Trạng thái: Hiển thị trạng thái truy cập trang web hiện thời.

6. Kết thúc Firefox
-   Vào menu FileExit hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Close         tại góc
    trên bên phải của màn hình.


                                                                          61
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
-    Nếu bạn đang mở chỉ một tab, cửa sổ Firefox sẽ đóng lại ngay. Nếu
     bạn đang mở từ 2 tab trở lên, cửa sổ sau sẽ xuất hiện:




                 Hình 60: Xác nhận đóng Firefox
-    Bạn có thể chọn kết thúc Firefox bằng một trong hai cách sau:
     + Cách 1: Nhấn nút <<Save and Quit>>, cách này cho phép bạn
       đóng cửa sổ Firefox, đồng thời lưu lại các trang web đang mở.
       Các trang web này sẽ được tự động mở lại khi bạn khởi động
       Firefox lần kế tiếp, đây chính là một tiện ích mới mà Firefox 3.0
       đem đến cho người sử dụng.
     + Cách 2: Nhấn nút <<Quit>>, cách này cho phép bạn đóng cửa sổ
       Firefox như bình thường (tương tự cách kết thúc Firefox của các
       phiên bản trước đây).




62
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox

           CHƯƠNG 02: THAO TÁC VỚI FIREFOX
       Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được:
              Điều hướng các trang web
              Tìm kiếm
              Sao chép, lưu và in ấn các trang web
              Đánh dấu các trang ưa thích
              Xem các trang đã truy cập

1. Điều hướng các trang web

1.1 Xem trang chủ
-   Khi khởi động Firefox, bạn sẽ nhìn thấy trang chủ của mình. Theo
    mặc định, bạn sẽ nhìn thấy trang chủ của Firefox.
-   Bạn có thể thay đổi trang chủ mặc định mỗi khi khởi động Firefox.
    Thông tin chi tiết tham khảo phần Thiết lập trang chủ (trang 79).
Để hiển thị nhiều nội dung trang web hơn trên màn hình, bạn có thể sử
dụng chế độ xem trên toàn màn hình bằng cách: vào menu ViewFull
Screen hoặc nhấn phím F11.
Để mở trang chủ nhanh, nhấn tổ hợp phím Alt+Home.

1.2 Chuyển tới một trang bất kỳ
Bạn có thể chuyển tới một trang web mới bằng cách gõ địa chỉ Internet
hoặc URL của nó vào Thanh Địa chỉ. URL thường bắt đầu bằng “http://”,
theo sau là một hoặc nhiều tên xác định địa chỉ, ví dụ như
“http://vietnamnet.vn/”.
Cách thực hiện như sau:
-   Nhấn chuột vào Thanh Địa chỉ để chọn URL hiện tại ở đó.
-   Gõ URL của trang mà bạn muốn mở.
-   Nhấn phím Enter.

                                                                     63
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox

Bạn có thể chọn nhanh URL trên Thanh Địa chỉ bằng cách nhấn tổ hợp
phím Ctrl+L.

1.3 Mở một tệp trên đĩa
-    Vào menu FileOpen File hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+O, xuất hiện
     hộp hội thoại Open File.




                         Hình 61: Mở một tệp
-    Chọn tệp cần mở.
-    Nhấn nút <<Open>> để mở tệp.

1.4 Cuộn trang và kích các siêu liên kết
     Để di chuyển trong một trang, thực hiện một trong các cách sau:
-    Dùng chuột kéo thanh cuộn bên phải và phía dưới màn hình (nếu có).
-    Dùng các phím mũi tên và phím Page Up, Page Down trên bàn
     phím. Bạn cũng có thể về nhanh đầu trang hoặc cuối trang bằng cách
     nhấn tổ hợp phím Ctrl+Home hoặc Ctrl+End.
     Hầu hết các trang web đều chứa các liên kết mà bạn có thể nhấn vào

64
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
    để chuyển tới các trang khác, cụ thể như sau:
-   Di con trỏ chuột cho tới khi mũi tên biến thành hình bàn tay. Điều
    này xảy ra mỗi khi con trỏ chuột đi qua một liên kết. Hầu hết các liên
    kết đều là ký tự được gạch chân, tuy nhiên các nút và các hình ảnh
    cũng có thể là các liên kết.
-   Nhấn chuột vào liên kết để mở trang liên kết đó.

1.5 Di chuyển trong các trang đã truy cập
-   Để trở lại hoặc chuyển tới một trang, nhấn chuột vào biểu tượng
    hoặc     trên thanh công cụ.
-   Để xem danh sách các trang đã truy cập, nhấn chuột vào mũi tên nhỏ
    bên phải của biểu tượng      . Nếu bạn muốn trở lại trang nào, chọn
    trang đó trong danh sách.

1.6 Mở nhiều cửa sổ, nhiều tab để truy cập nhiều trang web cùng lúc
-   Để mở nhiều trang web cùng lúc, bạn có thể:
    + Mở nhiều cửa sổ Firefox khác nhau, mỗi cửa sổ duyệt một trang
      web; hoặc
    + Mở một cửa sổ Firefox và sử dụng tính năng Duyệt trên nhiều tab
      để điều hướng trang web nhanh hơn và dễ dàng hơn.
-   Duyệt trên nhiều tab cho phép bạn mở nhiều tab trong cùng một cửa
    sổ Firefox, mỗi tab hiển thị một trang web. Nhờ đó bạn không cần
    phải mở nhiều cửa sổ mới có thể duyệt nhiều trang khác nhau. Điều
    này giải phóng không gian cho desktop của bạn. Bạn có thể mở, đóng
    và nạp lại các trang web rất thuận tiện trong cùng một nơi mà không
    cần chuyển sang cửa sổ khác.

1.6.1. Mở và duyệt web trên tab mới
-   Để mở một tab mới, vào menu FileNew Tab, hoặc nhấn tổ hợp phím
    Ctrl+T, hoặc bấm đúp chuột vào khoảng trống trên Thanh Tab.


                                                                       65
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
-    Để mở một liên kết trên một tab, bạn có thể thực hiện một trong các
     cách sau:
     + Kéo liên kết và thả vào khoảng trống trên Thanh Tab. (Nếu chỉ có
       duy nhất một trang web đang được mở, Thanh Tab có thể bị ẩn đi)
     + Kéo và thả liên kết vào một tab để mở liên kết trên tab đó.
     + Nhấn chuột phải vào liên kết, chọn Open Link in New Tab.
-    Để mở một URL trên Thanh Địa chỉ tại tab mới, nhập URL đó vào
     rồi nhấn tổ hợp phím Alt+Enter.

1.6.2. Di chuyển các tab trong một cửa sổ
-    Các tab được hiển thị theo trật tự bạn mở chúng, điều này có thể
     không đúng với ý bạn. Để di chuyển một tab tới vị trí khác trong cửa
     sổ Firefox, đơn giản bạn hãy dùng chuột kéo chúng tới đó. Trong khi
     bạn kéo, Firefox sẽ hiển thị một chỉ báo nhỏ cho biết vị trí tab sẽ
     được chuyển tới.

1.6.3. Đóng và phục hồi các tab
-    Để đóng tab hiện thời, vào menu FileClose Tab, hoặc nhấn tổ hợp
     phím Ctrl+W, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Close Tab               bên
     phải của tab. Để đóng tất cả các tab trừ tab hiện thời, nhấn chuột phải
     vào tab và chọn Close Other Tabs.
-    Cửa sổ Firefox sẽ lưu danh sách các tab bạn đóng gần đây. Bạn có thể
     phục hồi bất cứ tab nào bằng cách chọn nó từ menu
     HistoryRecently Closed Tabs. Bạn cũng có thể phục hồi tất cả các
     tab bằng cách chọn menu HistoryRecently Closed TabsOpen All
     in Tabs.

2. Tìm kiếm

2.1 Tìm trang web
Tìm kiếm các trang web theo một chủ đề nào đó được thực hiện rất dễ
dàng trên Thanh Tìm kiếm của Firefox.
66
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
Ví dụ: Để tìm kiếm các thông tin có liên quan đến Firefox:
-    Nhấn chuột vào Thanh Tìm kiếm.
-    Gõ từ khóa firefox (chữ hoa hay chữ thường đều được).


    Hình 62: Nhập từ khóa vào Thanh Tìm kiếm
-    Nhấn phím Enter để tiến hành tìm kiếm. Kết quả tìm kiếm sẽ xuất
     hiện như sau:




                     Hình 63: Kết quả tìm kiếm trên web
Nếu bạn nhập từ khóa là một cụm từ trong dấu ngoặc kép, Firefox sẽ
giúp bạn tìm những trang web có tất cả các từ trong cụm từ đó. Ngược
lại, nếu bạn nhập từ khóa là một cụm từ không có dấu ngoặc kép,
Firefox sẽ tìm thấy những trang web có ít nhất một từ trong cụm từ đó.



                                                                        67
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
2.2 Tìm nội dung trong một trang
-    Vào menu EditFind hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+F để mở Thanh
     công cụ Tìm kiếm ở phía dưới của màn hình Firefox.




                 Hình 64: Kết quả tìm kiếm trong một trang
-    Gõ từ hoặc cụm từ mà bạn muốn tìm trong trang. Việc tìm kiếm sẽ
     được tự động bắt đầu ngay khi bạn gõ ký tự đầu tiên.
-    Thanh công cụ Tìm kiếm cung cấp các lựa chọn sau:
     + Next: Tìm từ hoặc cụm từ mà nằm dưới vị trí hiện thời của con
       trỏ.
     + Previous: Tìm từ hoặc cụm từ mà nằm trên vị trí hiện thời của
       con trỏ.
     + Highlight all: Tô sáng tất cả các từ hoặc cụm từ tìm thấy trong
       trang.
     + Match case: Chỉ tìm những từ hoặc cụm từ có cùng kiểu viết hoa
       so với chuỗi tìm kiếm của bạn.
68
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
-   Để tìm lại từ hoặc cụm từ, vào menu EditFind Again hoặc nhấn
    phím F3.

3. Sao chép, lưu và in ấn các trang web

3.1 Sao chép một phần trang web
-   Để sao chép nội dung từ trang web:
    + Chọn nội dung cần sao chép.
    + Vào menu EditCopy hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+C.
    + Bạn có thể dán nội dung đã sao chép này vào các chương trình
      khác bằng cách chọn đích cần dán rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl+V.
-   Để sao chép một liên kết (URL) hoặc một liên kết ảnh từ trang web:
    + Đặt con chuột lên trên liên kết hoặc ảnh.
    + Nhấn chuột phải vào liên kết hoặc ảnh, chọn Copy Link Location
      hoặc Copy Image Location. Nếu ảnh cũng đồng thời là liên kết,
      bạn có thể chọn một trong hai lệnh trên.
    + Bạn có thể dán liên kết đã sao chép này vào các chương trình khác
      hoặc vào Thanh Địa chỉ của Firefox bằng cách chọn đích cần dán
      rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl+V.

3.2 Lưu toàn bộ hoặc một phần trang web

3.2.1. Lưu toàn bộ một trang
Lưu một trang web về máy tính cá nhân cho phép bạn xem trang đó ngay
cả khi bạn không kết nối với Internet.
Cách thực hiện như sau:
-   Vào menu FileSave Page As hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+S, xuất
    hiện hộp hội thoại Save As.




                                                                       69
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox




                       Hình 65: Lưu trang web
-    Chọn nơi lưu trang.
-    Chọn một kiểu định dạng cho trang được lưu tại ô Save as type:
     + Web Page, complete: Lưu trang web kèm theo ảnh.
     + Web Page, HTML only: Lưu trang web không có ảnh.
     + Text File: Lưu trang web thành một tệp ký tự.
-    Đặt tên trang tại ô File name.
-    Nhấn nút <<Save>>.

3.2.2. Lưu ảnh trong trang web
-    Đặt con trỏ chuột lên trên ảnh.
-    Nhấn chuột phải vào ảnh, chọn Save Image As, xuất hiện hộp hội
     thoại Save Image.




70
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox




                          Hình 66: Lưu ảnh
-   Chọn nơi lưu ảnh.
-   Đặt tên ảnh tại ô File name.
-   Nhấn nút <<Save>>.

3.3 In trang web

3.3.1. Xem trước khi in
-   Để biết trang web sẽ hiển thị trên giấy như thế nào khi in ra, bạn nên
    sử dụng tính năng Xem trước khi in. Cách thực hiện như sau:
    + Vào menu FilePrint Preview.
-   Tại cửa sổ Xem trước khi in, bạn có thể thực hiện các thao tác sau:
    + Chuyển qua lại giữa các trang:
          o Nhấn nút Next page         để chuyển tới trang tiếp theo.
          o Nhấn nút Last page        để chuyển tới trang cuối cùng.
          o Nhấn nút Previous page           để chuyển tới trang trước đó.
          o Nhấn nút First page        để chuyển tới trang đầu tiên.

                                                                             71
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
     + Thay đổi tỷ lệ của các trang: Chọn tỷ lệ thích hợp tại ô Scale.
     + Thay đổi hướng giấy in: Nhấn chuột vào biểu tượng                 để in
       giấy dọc, hoặc          để in giấy ngang.
     + Thiết lập trang: Nhấn nút <<Page Setup>> để thiết lập trang in
       với những tuỳ chọn khác như tiêu đề đầu trang, tiêu đề cuối
       trang,…
     + Nhấn nút <<Print>> để in trang web ngay, hoặc nhấn nút
       <<Close>> để đóng cửa sổ Xem trước khi in.

3.3.2. In
-    Để in trang hiện thời:
     + Vào menu FilePrint hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+P, xuất hiện
       hộp hội thoại:




                  Hình 67: In trang web
     + Chọn máy in tại ô Name.
     + Nhấn nút <<OK>>.
-    Để in một đoạn văn bản trên trang hiện thời:
72
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
   + Chọn đoạn văn bản cần in.
   + Vào menu FilePrint hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+P, hộp hội
     thoại Print xuất hiện.
   + Trong khung Print range, tích chọn Selection.
   + Nhấn nút <<OK>>.
Nếu máy in của bạn hỗ trợ chế độ in hai mặt, bạn có thể chọn chế độ này
để tiết kiệm giấy in. Khi đó, máy in của bạn sau khi in mặt thứ nhất sẽ tự
động kéo giấy trở lại để in mặt tiếp theo.
Cách chọn chế độ in hai mặt (trên máy in có hỗ trợ chức năng này):
- Trên hộp hội thoại Print, nhấn nút <<Properties>>, xuất hiện hộp hội
thoại Properties của máy in.
- Chọn trang Finishing rồi tích chuột vào ô Print On Both Sides.




            Hình 68: Chọn chế độ in hai mặt
- Nhấn nút <<OK>> rồi thực hiện in ấn như bình thường.


                                                                       73
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
4. Đánh dấu các trang ưa thích
Khi gặp một trang web ưa thích, bạn muốn lưu lại địa chỉ của nó để tiếp
tục ghé thăm vào các lần sau. Để thực hiện điều đó, Firefox cho phép bạn
lưu các trang web thành các bookmark. Sau đó, khi muốn hiển thị trang
web nào, bạn chỉ cần nhấn chuột vào bookmark đó.

4.1 Đánh dấu một trang
Để đánh dấu một trang ưa thích, thực hiện các bước sau:
-    Chọn trang muốn đánh dấu.
-    Vào menu BookmarksBookmark This Page, hoặc nhấn đúp chuột
     vào biểu tượng ngôi sao màu trắng      bên phải của thanh Địa chỉ
     (nếu ngôi sao màu vàng tức là trang web đó đã được đánh dấu), hoặc
     nhấn tổ hợp phím Ctrl+D, xuất hiện màn hình Page Bookmarked.




           Hình 69: Đánh dấu một trang
-    Đặt tên cho bookmark tại ô Name.
-    Chọn thư mục lưu bookmark tại ô Folder:



74
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
    + Nếu bạn chọn thư mục mặc định (thư mục Bookmarks Menu) thì
      bookmark sẽ được thêm vào dưới cùng của danh sách trong menu
      Bookmarks.
    + Nếu bạn chọn thư mục Bookmarks Toolbar, bookmark của bạn sẽ
      hiển thị trên Thanh công cụ Bookmark.
    + Nếu bạn muốn lưu bookmark trong một thư mục hoàn toàn mới:
          o Trong danh sách Folder, nhấn chọn Choose, màn hình
            Page Bookmarked sẽ được mở rộng như hình sau:




             Hình 70: Tạo thư mục bookmark mới
          o Chọn thư mục cha cho thư mục sẽ tạo mới.
          o Nhấn nút <<New Folder>>, sau đó đặt tên cho thư mục
            mới tương tự như trong Windows.
-   Nhấn nút <<Done>> để hoàn tất việc đánh dấu trang ưa thích.
Nếu bạn chọn đánh dấu một trang đã được đánh dấu trước đó, màn hình
Edit This Bookmark sẽ hiện ra. Tại màn hình này, bạn có thể sửa tên

                                                                    75
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
bookmark, chọn lại thư mục lưu bookmark tương tự như trên; đồng thời
bạn có thể xóa bookmark đó bằng cách nhấn chuột vào nút <<Remove
Bookmark>>.

4.2 Đánh dấu tất cả các trang đang mở
Bạn có thể đánh dấu cùng lúc tất cả các trang đang mở trên các tab của
một cửa sổ Firefox bằng cách:
-    Vào menu BookmarksBookmark All Tabs hoặc nhấn tổ hợp phím
     Ctrl+Shift+D, xuất hiện hộp hội thoại:




       Hình 71: Đánh dấu tất cả các trang đang mở
-    Đặt tên cho thư mục sẽ được tạo mới để lưu các bookmark tại ô
     Name.
-    Chọn nơi lưu thư mục mới tại ô Create in:
     + Nếu bạn chọn thư mục mặc định (thư mục Bookmarks Menu) thì
       bookmark sẽ được thêm vào dưới cùng của danh sách trong menu
       Bookmarks.
     + Nếu bạn chọn thư mục Bookmarks Toolbar, bookmark của bạn sẽ
       hiển thị trên Thanh công cụ Bookmark.
     + Nếu bạn muốn lưu bookmark trong một thư mục hoàn toàn mới:
           o Nhấn nút       để mở tuỳ chọn tạo thư mục mới.

76
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
          o Nhấn nút <<New Folder>>, xuất hiện hộp hội thoại Add
            Folder.
          o Đặt tên thư mục mới tại ô Name rồi nhấn nút <<Add>>.
-   Nhấn nút <<Add Bookmarks>> để hoàn tất việc đánh dấu tất cả các
    trang.

5. Xem các trang đã truy cập

5.1 Trên thanh Địa chỉ
Thanh Địa chỉ là một cải tiến đáng kinh ngạc của Firefox 3.0. Bạn chỉ
cần gõ vài từ vào thanh Địa chỉ, lập tức một danh sách sổ xuống là những
trang web bạn đã xem có chứa những từ đó, không chỉ là URL mà còn là
tiêu đề trang, tên file, thậm chí cả tiêu đề thư của gmail,… Trong danh
sách này bạn còn có thể biết được trang web nào đã được đánh dấu và
trang web nào chưa, rất tiện lợi cho việc duyệt web của bạn.
Bạn cũng có thể xem lại danh sách các trang đã truy cập bằng cách nhấn
chuột vào mũi tên nhỏ phía cuối của Thanh Địa chỉ.




       Hình 72: Danh sách các trang đã truy cập
                                                                      77
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
-    Trang web nào có biểu tượng ngôi sao màu vàng ở cuối là trang web
     đã được đánh dấu.
-    Để xem lại trang web nào, kích chọn trang web đó trong danh sách.

5.2 Trong menu History
-    Để xem danh sách những trang bạn đã ghé thăm trong phiên làm việc
     gần đây, mở menu History và xem danh sách nằm giữa menu này.
-    Để xem danh sách những trang bạn đã ghé thăm trong các phiên làm
     việc tại từng thời điểm cụ thể:
     + Vào menu HistoryShow All History, xuất hiện hộp hội thoại
       Library như hình sau:




               Hình 73: Danh sách các trang đã truy cập
     + Tại phần bên phải của hộp hội thoại là danh sách các trang web đã
       truy cập. Để xem lại trang web nào, kích đúp vào trang web đó.
Trên thanh trái của hộp hội thoại Library cũng hiển thị cây thư mục
chứa bookmark; do đó bạn có thể quản lý các bookmark của mình ngay
tại đây bằng cách kích chọn thư mục con trong thư mục All Bookmarks
rồi thực hiện các thao tác thêm, sửa, xóa,…

78
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox

    CHƯƠNG 03: THIẾT LẬP TUỲ CHỌN CHO FIREFOX
       Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được:
              Thiết lập tuỳ chọn chung
              Thiết lập tuỳ chọn riêng
              Xác định ngôn ngữ ưa thích để hiển thị các trang
              Đặt proxy
              Ngăn chặn các cửa sổ ngoài ý muốn
              Các thành phần mở rộng

1. Thiết lập tuỳ chọn chung

1.1 Thiết lập trang chủ
Bạn có thể thiết lập một trang làm trang chủ để mỗi khi bạn khởi động
Firefox hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Home        trên thanh công cụ,
trang đó sẽ được tự động mở ra.
Để thiết lập một trang làm trang chủ:
-   Vào menu ToolsOptions.
-   Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Main và thực hiện
    thay đổi trong khung Startup.




                                                                       79
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox




                Hình 74: Hộp hội thoại OptionsMain
-    Tại ô When Firefox starts, chọn tuỳ chọn Show my home page.
-    Tại ô Home Page, nhập trang mà bạn muốn thiết lập làm trang chủ,
     ví dụ: http://www.misa.com.vn/.
-    Nhấn nút <<OK>> để chấp nhận thiết lập.
Nếu bạn muốn trang hiện thời làm trang chủ, bạn có thể nhập nhanh địa
chỉ trang hiện thời vào ô Home Page bằng cách nhấn nút <<Use
Current Pages>>.

1.2 Thiết lập Firefox là trình duyệt mặc định
Nếu máy tính của bạn có từ 2 trình duyệt trở lên (ví dụ: Internet
Explorer, Firefox, Opera…), mỗi khi bạn nhấn chuột vào một liên kết



80
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
Internet, máy tính của bạn sẽ mở liên kết đó bằng trình duyệt mà đã được
thiết lập làm mặc định.
Để thiết lập Firefox là trình duyệt mặc định, thực hiện các thao tác sau:
-   Vào menu ToolsOptions.
-   Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Advanced và thực
    hiện thay đổi trong khung System Defaults.




              Hình 75: Hộp hội thoại OptionsAdvanced
-   Nhấn nút <<Check Now>> để kiểm tra xem Firefox đã là trình duyệt
    mặc định của bạn hay chưa.
    + Nếu chưa, thông báo sau sẽ hiện ra:




                                                                            81
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox




         Hình 76: Xác nhận thiết lập Firefox là trình duyệt mặc định
             o Nhấn nút <<Yes>> để thiết lập Firefox là trình duyệt mặc
               định.
      + Nếu Firefox đã là trình duyệt mặc định của bạn, thông báo sau sẽ
        hiện ra:




    Hình 77: Thông báo Firefox đã là trình duyệt mặc định
             o Nhấn nút <<OK>> để đóng cửa sổ thông báo.

2. Thiết lập tuỳ chọn riêng

2.1 Xác định cách thức bảo mật thông tin cá nhân trực tuyến
Bạn có thể xác định cách thức bảo mật thông tin cá nhân trực tuyến theo
cách sau:
-     Vào menu ToolsOptions.
-     Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Privacy và thực hiện
      thay đổi trong khung Private Data.




82
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox




              Hình 78: Hộp hội thoại OptionsPrivacy
-   Các tuỳ chọn bảo mật thông tin cá nhân bao gồm:
    + Always clear my private data when I close Firefox: Tích chọn ô
      này nếu muốn Firefox xoá các thông tin cá nhân của bạn mỗi khi
      bạn đóng chương trình. Để xác định loại dữ liệu nào sẽ bị xoá,
      nhấn nút <<Settings>> và tích chọn các ô tương ứng.
    + Ask me before clearing private data: Tích chọn ô này nếu muốn
      Firefox hỏi bạn trước khi xoá các thông tin cá nhân của bạn.
    + Nếu bạn muốn xoá các thông tin cá nhân ngay lập tức, nhấn nút
      <<Clear Now>>.
-   Sau khi thiết lập các tuỳ chọn như mong muốn, nhấn nút <<OK>> để
    chấp nhận thiết lập đó.



                                                                      83
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
2.2 Thay đổi thiết lập Lịch sử duyệt web
Khi bạn duyệt web, theo mặc định Firefox sẽ tự động ghi lại các trang
web bạn đã ghé thăm, các tệp bạn đã tải xuống, hoặc các thông tin bạn đã
nhập vào các biểu mẫu và trên thanh Tìm kiếm. Bằng việc ghi lại thông
tin này, Firefox giúp bạn theo dõi quá trình làm việc trên Internet của
mình cũng như có thể xem lại các trang web mà bạn vô tình đóng lại.
Bạn có thể thay đổi các thiết lập Lịch sử duyệt web này bằng cách:
-    Vào menu ToolsOptions.
-    Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Privacy và thực hiện
     thay đổi trong khung History.




              Hình 79: Hộp hội thoại OptionsPrivacy
-    Có 3 tuỳ chọn về Lịch sử duyệt web bao gồm:


84
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
    + Keep my history for at least … days: Tại đây bạn có thể xác
      định số ngày bạn muốn Firefox nhớ các trang web bạn đã ghé
      thăm. Theo mặc định, Firefox sẽ nhớ các trang web bạn ghé thăm
      trong ít nhất là 90 ngày.
    + Remember what I enter in forms and the search bar: Khi bạn
      nhập thông tin vào các biểu mẫu trên mạng hoặc trên thanh Tìm
      kiếm của Firefox, thông tin đó sẽ được lưu lại để sau đó Firefox
      có thể đưa ra các gợi ý khi bạn nhập thông tin vào các biểu mẫu
      trong tương lai. Nếu không muốn điều đó, bạn hãy bỏ chọn tại ô
      này.
    + Remember what I’ve downloaded: Tuỳ chọn này cho phép bạn
      lưu hoặc không lưu các tệp đã tải về trước đó trên cửa sổ
      Downloads (cửa sổ hiện ra mỗi khi bạn tải tệp trên mạng xuống).
-   Sau khi thiết lập các tuỳ chọn như mong muốn, nhấn nút <<OK>> để
    chấp nhận thiết lập đó.

2.3 Xoá Lịch sử duyệt web
-   Vào menu ToolsClear Private Data hoặc nhấn tổ hợp phím
    Ctrl+Shift+Del, xuất hiện hộp hội thoại:




            Hình 80: Xoá Lịch sử duyệt web
                                                                     85
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
-    Tích chọn ô Browsing History nếu muốn xoá lịch sử các trang bạn
     đã ghé thăm.
-    Tích chọn ô Saved Form and Search History nếu muốn xoá lịch sử
     thông tin đã nhập vào biểu mẫu hoặc thanh Tìm kiếm.
-    Bỏ chọn tại các ô còn lại rồi nhấn nút <<Clear Private Data Now>>.
Bạn cũng có thể mở hộp hội thoại Clear Private Data bằng cách nhấn
nút <<Clear Now>> tại trang Privacy của hộp hội thoại Options.

2.4 Quản lý mật khẩu
Khi làm việc với một số trang web, bạn cần có tên truy cập và mật khẩu
để đăng nhập vào trang web đó, ví dụ: đăng nhập vào hòm thư yahoo,
gmail,…
Để giúp bạn không phải nhập đi nhập lại nhiều lần mật khẩu, Firefox
cung cấp tiện ích cho phép lưu lại mật khẩu này để mỗi khi bạn nhập tên
truy cập thì mật khẩu của bạn sẽ được tự động điền vào cho bạn. Tuy
nhiên, bạn cũng có thể tắt tính năng này hoặc thay đổi một số thiết lập
khác dành cho mật khẩu.
Cách thực hiện như sau:
-    Vào menu ToolsOptions.
-    Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Security và thực hiện
     thay đổi trong khung Passwords.




86
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox




             Hình 81: Hộp hội thoại OptionsSecurity
-   Các thiết lập về mật khẩu bao gồm:
    + Remember passwords for sites:
          o Firefox lưu mật khẩu của bạn một cách an toàn, giúp bạn
            dễ dàng đăng nhập vào các trang web. Nếu không muốn
            điều đó, bỏ chọn tại ô này.
          o Tuy nhiên cho dù bạn đã tích chọn ô này, nếu lần đầu tiên
            đăng nhập chương trình sẽ vẫn hỏi bạn có muốn lưu mật
            khẩu cho trang này hay không. Nếu bạn chọn “Never for
            This Site”, trang web này sẽ được đưa vào danh sách ngoại
            lệ.
          o Để xem danh sách ngoại lệ hoặc xoá một trang khỏi danh
            sách ngoại lệ, nhấn nút <<Exceptions>> bên phải của ô.

                                                                       87
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox
     + Use a master password:
           o Firefox có thể bảo vệ các thông tin nhạy cảm như là mật
             khẩu hoặc chứng chỉ được lưu bằng cách mã hoá chúng sử
             dụng mật khẩu chủ. Nếu bạn muốn sử dụng mật khẩu chủ,
             tích chọn ô này và nhập mật khẩu chủ trên hộp hội thoại
             Change Master Password hiện ra.
           o Để thay đổi mật khẩu, nhấn nút <<Change Master
             Password>> bên phải của ô.
     + Saved Passwords: Cho phép hiển thị, ẩn đi, hoặc xoá các mật
       khẩu đã lưu.
-    Sau khi thiết lập các tuỳ chọn như mong muốn, nhấn nút <<OK>> để
     chấp nhận thiết lập đó.

3. Xác định ngôn ngữ ưa thích để hiển thị các trang
Một số trang web hỗ trợ nhiều hơn một ngôn ngữ. Firefox cho phép bạn
xác định ngôn ngữ ưa thích để hiển thị các trang web đó. Cách thực hiện
như sau:
-    Vào menu ToolsOptions.
-    Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Content và thực hiện
     thay đổi trong khung Languages.




88
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox




             Hình 82: Hộp hội thoại OptionsContent
-   Nhấn nút <<Choose>>, xuất hiện hộp hội thoại Languages.




        Hình 83: Hộp hội thoại Languages
                                                                     89
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0
Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0

More Related Content

What's hot

Toán lớp 6 cơ bản và nâng cao theo sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống
Toán lớp 6 cơ bản và nâng cao theo sách mới Kết nối tri thức với cuộc sốngToán lớp 6 cơ bản và nâng cao theo sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống
Toán lớp 6 cơ bản và nâng cao theo sách mới Kết nối tri thức với cuộc sốngBồi dưỡng Toán lớp 6
 
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấpHướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấpVan-Duyet Le
 
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngBài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngNguyễn Nam Phóng
 
Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án)
Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án) Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án)
Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án) nataliej4
 
Tính toán khoa học - Chương 4: Giải phương trình phi tuyến
Tính toán khoa học - Chương 4: Giải phương trình phi tuyếnTính toán khoa học - Chương 4: Giải phương trình phi tuyến
Tính toán khoa học - Chương 4: Giải phương trình phi tuyếnChien Dang
 
Giải bài tập Phương pháp tính
Giải bài tập Phương pháp tínhGiải bài tập Phương pháp tính
Giải bài tập Phương pháp tínhdinhtrongtran39
 
Tích phân-6-Ứng dụng tích phân tính thể tích khối tròn xoay-pages-80-88
Tích phân-6-Ứng dụng tích phân tính thể tích khối tròn xoay-pages-80-88Tích phân-6-Ứng dụng tích phân tính thể tích khối tròn xoay-pages-80-88
Tích phân-6-Ứng dụng tích phân tính thể tích khối tròn xoay-pages-80-88lovestem
 
đồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứ
đồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứđồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứ
đồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứNguyễn Hải Sứ
 
Các phương pháp giải mũ. logarit
Các phương pháp giải mũ. logaritCác phương pháp giải mũ. logarit
Các phương pháp giải mũ. logaritThế Giới Tinh Hoa
 
Bảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm LaplaceBảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm Laplacehiendoanht
 
Bản thuyết minh đồ án chi tiết máy tính toán thiết kế hệ dẫn động tời kéo
Bản thuyết minh đồ án chi tiết máy tính toán thiết kế hệ dẫn động tời kéoBản thuyết minh đồ án chi tiết máy tính toán thiết kế hệ dẫn động tời kéo
Bản thuyết minh đồ án chi tiết máy tính toán thiết kế hệ dẫn động tời kéohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
PLC Lý thuyết và Ứng dụng - Nguyễn Hoàng Phương.pdf
PLC Lý thuyết và Ứng dụng - Nguyễn Hoàng Phương.pdfPLC Lý thuyết và Ứng dụng - Nguyễn Hoàng Phương.pdf
PLC Lý thuyết và Ứng dụng - Nguyễn Hoàng Phương.pdfMan_Ebook
 
Chương 2. HỆ THỐNG VÀ MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG
Chương 2. HỆ THỐNG VÀ MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNGChương 2. HỆ THỐNG VÀ MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG
Chương 2. HỆ THỐNG VÀ MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNGLe Nguyen Truong Giang
 

What's hot (20)

Toán lớp 6 cơ bản và nâng cao theo sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống
Toán lớp 6 cơ bản và nâng cao theo sách mới Kết nối tri thức với cuộc sốngToán lớp 6 cơ bản và nâng cao theo sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống
Toán lớp 6 cơ bản và nâng cao theo sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống
 
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấpHướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
 
Phần 3: Cơ lý thuyết Momen
Phần 3: Cơ lý thuyết MomenPhần 3: Cơ lý thuyết Momen
Phần 3: Cơ lý thuyết Momen
 
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngBài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
 
Đề tài: Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong, HAY
Đề tài: Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong, HAYĐề tài: Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong, HAY
Đề tài: Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong, HAY
 
Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án)
Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án) Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án)
Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án)
 
Tính toán khoa học - Chương 4: Giải phương trình phi tuyến
Tính toán khoa học - Chương 4: Giải phương trình phi tuyếnTính toán khoa học - Chương 4: Giải phương trình phi tuyến
Tính toán khoa học - Chương 4: Giải phương trình phi tuyến
 
Luận văn: Một số bài toán về dãy số, HAY, 9đ
Luận văn: Một số bài toán về dãy số, HAY, 9đLuận văn: Một số bài toán về dãy số, HAY, 9đ
Luận văn: Một số bài toán về dãy số, HAY, 9đ
 
Giải bài tập Phương pháp tính
Giải bài tập Phương pháp tínhGiải bài tập Phương pháp tính
Giải bài tập Phương pháp tính
 
Tích phân-6-Ứng dụng tích phân tính thể tích khối tròn xoay-pages-80-88
Tích phân-6-Ứng dụng tích phân tính thể tích khối tròn xoay-pages-80-88Tích phân-6-Ứng dụng tích phân tính thể tích khối tròn xoay-pages-80-88
Tích phân-6-Ứng dụng tích phân tính thể tích khối tròn xoay-pages-80-88
 
Dãy số và giới hạn
Dãy số và giới hạnDãy số và giới hạn
Dãy số và giới hạn
 
Tài liệu hướng dẫn phần mềm quản lý chấm công Att_Paradise Viettinsoft
Tài liệu hướng dẫn phần mềm quản lý chấm công Att_Paradise ViettinsoftTài liệu hướng dẫn phần mềm quản lý chấm công Att_Paradise Viettinsoft
Tài liệu hướng dẫn phần mềm quản lý chấm công Att_Paradise Viettinsoft
 
đồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứ
đồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứđồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứ
đồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứ
 
Cac lenh trong matlab
Cac lenh trong matlabCac lenh trong matlab
Cac lenh trong matlab
 
Các phương pháp giải mũ. logarit
Các phương pháp giải mũ. logaritCác phương pháp giải mũ. logarit
Các phương pháp giải mũ. logarit
 
Bảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm LaplaceBảng giá trị hàm Laplace
Bảng giá trị hàm Laplace
 
Bản thuyết minh đồ án chi tiết máy tính toán thiết kế hệ dẫn động tời kéo
Bản thuyết minh đồ án chi tiết máy tính toán thiết kế hệ dẫn động tời kéoBản thuyết minh đồ án chi tiết máy tính toán thiết kế hệ dẫn động tời kéo
Bản thuyết minh đồ án chi tiết máy tính toán thiết kế hệ dẫn động tời kéo
 
PLC Lý thuyết và Ứng dụng - Nguyễn Hoàng Phương.pdf
PLC Lý thuyết và Ứng dụng - Nguyễn Hoàng Phương.pdfPLC Lý thuyết và Ứng dụng - Nguyễn Hoàng Phương.pdf
PLC Lý thuyết và Ứng dụng - Nguyễn Hoàng Phương.pdf
 
Thông tư 03/2016/TT BYT của bộ y tế quy định về hoạt động kinh doanh dược liệu
Thông tư 03/2016/TT BYT của bộ y tế quy định về hoạt động kinh doanh dược liệuThông tư 03/2016/TT BYT của bộ y tế quy định về hoạt động kinh doanh dược liệu
Thông tư 03/2016/TT BYT của bộ y tế quy định về hoạt động kinh doanh dược liệu
 
Chương 2. HỆ THỐNG VÀ MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG
Chương 2. HỆ THỐNG VÀ MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNGChương 2. HỆ THỐNG VÀ MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG
Chương 2. HỆ THỐNG VÀ MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG
 

Similar to Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0

Hd sd word2010
Hd sd word2010Hd sd word2010
Hd sd word2010Heo Gòm
 
Huong dan su dung ms word 2010
Huong dan su dung ms word 2010Huong dan su dung ms word 2010
Huong dan su dung ms word 2010Cao Son
 
Hướng Dẫn Sử Dụng Word 2010
Hướng Dẫn Sử Dụng Word 2010Hướng Dẫn Sử Dụng Word 2010
Hướng Dẫn Sử Dụng Word 2010Nguyễn Văn Mạnh
 
Ms office keyboard
Ms office keyboardMs office keyboard
Ms office keyboardnhatthai1969
 
Giao trinh word 2010
Giao trinh word 2010Giao trinh word 2010
Giao trinh word 2010Tran Juni
 
Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8
Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8 Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8
Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8 David Nguyen
 
Tieng viet powerpoint 2010 training book
Tieng viet powerpoint 2010 training bookTieng viet powerpoint 2010 training book
Tieng viet powerpoint 2010 training bookDai Van Tuan
 
Hướng dẫn sử dụng word 2010
Hướng dẫn sử dụng word 2010Hướng dẫn sử dụng word 2010
Hướng dẫn sử dụng word 2010Bùi Quang Hưng
 
[Full] Hướng dẫn sử dụng Microsoft Word 2010
[Full] Hướng dẫn sử dụng Microsoft Word 2010[Full] Hướng dẫn sử dụng Microsoft Word 2010
[Full] Hướng dẫn sử dụng Microsoft Word 2010Phạm Văn Hưng
 
Hướng dẫn sử dụng Word 2010
Hướng dẫn sử dụng Word 2010Hướng dẫn sử dụng Word 2010
Hướng dẫn sử dụng Word 2010Quang Ngoc
 
Word2010trainingbook share99post
Word2010trainingbook share99postWord2010trainingbook share99post
Word2010trainingbook share99postTrung Thanh Nguyen
 
Bat loi chinh_ta_tieng_viet
Bat loi chinh_ta_tieng_vietBat loi chinh_ta_tieng_viet
Bat loi chinh_ta_tieng_vietViet Nam
 
Bat loi chinh_ta_tieng_viet
Bat loi chinh_ta_tieng_vietBat loi chinh_ta_tieng_viet
Bat loi chinh_ta_tieng_vietDuy Vọng
 
Chuong trinh bat loi chinh ta
Chuong trinh bat loi chinh taChuong trinh bat loi chinh ta
Chuong trinh bat loi chinh taVcoi Vit
 

Similar to Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0 (20)

Hd sd word2010
Hd sd word2010Hd sd word2010
Hd sd word2010
 
Word2010
Word2010Word2010
Word2010
 
Huong dan su dung ms word 2010
Huong dan su dung ms word 2010Huong dan su dung ms word 2010
Huong dan su dung ms word 2010
 
Hướng Dẫn Sử Dụng Word 2010
Hướng Dẫn Sử Dụng Word 2010Hướng Dẫn Sử Dụng Word 2010
Hướng Dẫn Sử Dụng Word 2010
 
Ms office keyboard
Ms office keyboardMs office keyboard
Ms office keyboard
 
Giao trinh word 2010
Giao trinh word 2010Giao trinh word 2010
Giao trinh word 2010
 
Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8
Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8 Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8
Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8
 
Word
WordWord
Word
 
Word 2010 book
Word 2010 bookWord 2010 book
Word 2010 book
 
Tieng viet powerpoint 2010 training book
Tieng viet powerpoint 2010 training bookTieng viet powerpoint 2010 training book
Tieng viet powerpoint 2010 training book
 
Tai lieu huong_dan_microsoft_word_2010
Tai lieu huong_dan_microsoft_word_2010Tai lieu huong_dan_microsoft_word_2010
Tai lieu huong_dan_microsoft_word_2010
 
Hướng dẫn sử dụng word 2010
Hướng dẫn sử dụng word 2010Hướng dẫn sử dụng word 2010
Hướng dẫn sử dụng word 2010
 
Tự học MS Word 2010 - Daotaotinhocvanphong.com
Tự học MS Word 2010 - Daotaotinhocvanphong.comTự học MS Word 2010 - Daotaotinhocvanphong.com
Tự học MS Word 2010 - Daotaotinhocvanphong.com
 
[Full] Hướng dẫn sử dụng Microsoft Word 2010
[Full] Hướng dẫn sử dụng Microsoft Word 2010[Full] Hướng dẫn sử dụng Microsoft Word 2010
[Full] Hướng dẫn sử dụng Microsoft Word 2010
 
Hướng dẫn sử dụng Word 2010
Hướng dẫn sử dụng Word 2010Hướng dẫn sử dụng Word 2010
Hướng dẫn sử dụng Word 2010
 
Lập trình java
Lập trình javaLập trình java
Lập trình java
 
Word2010trainingbook share99post
Word2010trainingbook share99postWord2010trainingbook share99post
Word2010trainingbook share99post
 
Bat loi chinh_ta_tieng_viet
Bat loi chinh_ta_tieng_vietBat loi chinh_ta_tieng_viet
Bat loi chinh_ta_tieng_viet
 
Bat loi chinh_ta_tieng_viet
Bat loi chinh_ta_tieng_vietBat loi chinh_ta_tieng_viet
Bat loi chinh_ta_tieng_viet
 
Chuong trinh bat loi chinh ta
Chuong trinh bat loi chinh taChuong trinh bat loi chinh ta
Chuong trinh bat loi chinh ta
 

More from Ly hai

Lap rap va_cai_dat
Lap rap va_cai_datLap rap va_cai_dat
Lap rap va_cai_datLy hai
 
Bai1 Mang truyen so lieu va chuan hoa
Bai1 Mang truyen so lieu va chuan hoaBai1 Mang truyen so lieu va chuan hoa
Bai1 Mang truyen so lieu va chuan hoaLy hai
 
Cài đặt mạng bootroom
Cài đặt mạng bootroomCài đặt mạng bootroom
Cài đặt mạng bootroomLy hai
 
6 he thong xuat nhap
6 he thong xuat nhap6 he thong xuat nhap
6 he thong xuat nhapLy hai
 
4 ky thuat xu ly tt
4 ky thuat xu ly tt4 ky thuat xu ly tt
4 ky thuat xu ly ttLy hai
 
3 To chuc bo vi xu ly
3 To chuc bo vi xu ly3 To chuc bo vi xu ly
3 To chuc bo vi xu lyLy hai
 
2 kien truc phan mem
2 kien truc phan mem2 kien truc phan mem
2 kien truc phan memLy hai
 
1 Tong quan máy tính
1 Tong quan máy tính1 Tong quan máy tính
1 Tong quan máy tínhLy hai
 
7 can ban assembly
7 can ban assembly7 can ban assembly
7 can ban assemblyLy hai
 
5 bo nho may tinh
5 bo nho may tinh5 bo nho may tinh
5 bo nho may tinhLy hai
 
Giao trinh phan cung
Giao trinh phan cung Giao trinh phan cung
Giao trinh phan cung Ly hai
 
Bai giang asp.net full
Bai giang asp.net fullBai giang asp.net full
Bai giang asp.net fullLy hai
 
Hung dan cai dat va su dung dot netnuke5.x
Hung dan cai dat va su dung dot netnuke5.xHung dan cai dat va su dung dot netnuke5.x
Hung dan cai dat va su dung dot netnuke5.xLy hai
 
Ktmt kt c1_c2
Ktmt kt c1_c2Ktmt kt c1_c2
Ktmt kt c1_c2Ly hai
 
Hephantan
HephantanHephantan
HephantanLy hai
 
Phan2 chuong8 chuoikitu
Phan2 chuong8 chuoikituPhan2 chuong8 chuoikitu
Phan2 chuong8 chuoikituLy hai
 
Phan2 chuong6 mang
Phan2 chuong6 mangPhan2 chuong6 mang
Phan2 chuong6 mangLy hai
 
Phan2 chuong5 ctrinhcon
Phan2 chuong5 ctrinhconPhan2 chuong5 ctrinhcon
Phan2 chuong5 ctrinhconLy hai
 
Phan2 chuong4 caclenhcautruc
Phan2 chuong4 caclenhcautrucPhan2 chuong4 caclenhcautruc
Phan2 chuong4 caclenhcautrucLy hai
 
Phan2 chuong1 gioithieu_c
Phan2 chuong1 gioithieu_cPhan2 chuong1 gioithieu_c
Phan2 chuong1 gioithieu_cLy hai
 

More from Ly hai (20)

Lap rap va_cai_dat
Lap rap va_cai_datLap rap va_cai_dat
Lap rap va_cai_dat
 
Bai1 Mang truyen so lieu va chuan hoa
Bai1 Mang truyen so lieu va chuan hoaBai1 Mang truyen so lieu va chuan hoa
Bai1 Mang truyen so lieu va chuan hoa
 
Cài đặt mạng bootroom
Cài đặt mạng bootroomCài đặt mạng bootroom
Cài đặt mạng bootroom
 
6 he thong xuat nhap
6 he thong xuat nhap6 he thong xuat nhap
6 he thong xuat nhap
 
4 ky thuat xu ly tt
4 ky thuat xu ly tt4 ky thuat xu ly tt
4 ky thuat xu ly tt
 
3 To chuc bo vi xu ly
3 To chuc bo vi xu ly3 To chuc bo vi xu ly
3 To chuc bo vi xu ly
 
2 kien truc phan mem
2 kien truc phan mem2 kien truc phan mem
2 kien truc phan mem
 
1 Tong quan máy tính
1 Tong quan máy tính1 Tong quan máy tính
1 Tong quan máy tính
 
7 can ban assembly
7 can ban assembly7 can ban assembly
7 can ban assembly
 
5 bo nho may tinh
5 bo nho may tinh5 bo nho may tinh
5 bo nho may tinh
 
Giao trinh phan cung
Giao trinh phan cung Giao trinh phan cung
Giao trinh phan cung
 
Bai giang asp.net full
Bai giang asp.net fullBai giang asp.net full
Bai giang asp.net full
 
Hung dan cai dat va su dung dot netnuke5.x
Hung dan cai dat va su dung dot netnuke5.xHung dan cai dat va su dung dot netnuke5.x
Hung dan cai dat va su dung dot netnuke5.x
 
Ktmt kt c1_c2
Ktmt kt c1_c2Ktmt kt c1_c2
Ktmt kt c1_c2
 
Hephantan
HephantanHephantan
Hephantan
 
Phan2 chuong8 chuoikitu
Phan2 chuong8 chuoikituPhan2 chuong8 chuoikitu
Phan2 chuong8 chuoikitu
 
Phan2 chuong6 mang
Phan2 chuong6 mangPhan2 chuong6 mang
Phan2 chuong6 mang
 
Phan2 chuong5 ctrinhcon
Phan2 chuong5 ctrinhconPhan2 chuong5 ctrinhcon
Phan2 chuong5 ctrinhcon
 
Phan2 chuong4 caclenhcautruc
Phan2 chuong4 caclenhcautrucPhan2 chuong4 caclenhcautruc
Phan2 chuong4 caclenhcautruc
 
Phan2 chuong1 gioithieu_c
Phan2 chuong1 gioithieu_cPhan2 chuong1 gioithieu_c
Phan2 chuong1 gioithieu_c
 

Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Mozilla Firefox - UniKey V3.0

  • 1. MỤC LỤC GIỚI THIỆU ........................................................................................... 4 U PHẦN 1 – MOZILLA THUNDERBIRD.............................................. 6 CHƯƠNG 01: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN......................................................6 1. Giới thiệu chương trình thư điện tử Mozilla Thunderbird ..........................6 2. Cài đặt Mozila Thunderbird ........................................................................7 3. Khởi động chương trình thư điện tử............................................................9 4. Thoát khỏi Thunderbird ..............................................................................9 5. Thiết lập cấu hình gửi và nhận thư..............................................................9 6. Sử dụng phông chữ tiếng Việt...................................................................15 7. Soạn, gửi, nhận, chuyển tiếp và đọc thư ...................................................17 8. Sao chép văn bản vào nội dung thư...........................................................22 9. Gửi thư cho nhiều người cùng lúc.............................................................22 10. Gửi bản sao, gửi bản sao ẩn danh............................................................23 11. Sắp xếp thư theo một số tiêu chí .............................................................24 12. Đính kèm tệp tin vào thư.........................................................................25 13. Trả lời thư................................................................................................26 14. Chuyển tiếp thư đã nhận cho người khác................................................27 15. Mở, lưu và xóa các tệp đính kèm ............................................................27 CHƯƠNG 02: HỆ THỐNG GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG..............................30 1. Đánh dấu mức độ ưu tiên của thư .............................................................30 2. Sao chép nội dung thư sang một ứng dụng khác và sao chép nội dung văn bản từ một ứng dụng khác vào nội dung thư.................................................31 3. Thêm chữ ký vào thư.................................................................................32 4. Tạo và xóa các thư mục hòm thư ..............................................................34 5. Tìm kiếm một bức thư trong các hòm thư.................................................36 6. Thiết lập các luật (rule) tự động phân loại thư .........................................37 7. Bổ sung, thay đổi và xóa các địa chỉ trong sổ địa chỉ ...............................43 8. Tạo các nhóm địa chỉ để có thể gửi cho nhiều người qua một địa chỉ duy nhất ................................................................................................................45 PHỤ LỤC: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG THUNDERBIRD ..............................................................................................47 1
  • 2. 1. Thiết lập định dạng gửi email....................................................................47 2. Thiết lập trả lời (reply) email ....................................................................49 3. Thiết lập thư mục lưu trữ email.................................................................50 PHẦN 2 – MOZILLA FIREFOX........................................................ 52 CHƯƠNG 01: BẮT ĐẦU VỚI FIREFOX .......................................................52 1. Firefox là gì? .............................................................................................52 2. Tại sao nên dùng Firefox?.........................................................................52 3. Cách tải và cài đặt Firefox.........................................................................54 4. Khởi động Firefox .....................................................................................60 5. Giới thiệu giao diện Firefox ......................................................................61 6. Kết thúc Firefox ........................................................................................61 CHƯƠNG 02: THAO TÁC VỚI FIREFOX.....................................................63 1. Điều hướng các trang web.........................................................................63 2. Tìm kiếm ...................................................................................................66 3. Sao chép, lưu và in ấn các trang web ........................................................69 4. Đánh dấu các trang ưa thích ......................................................................74 5. Xem các trang đã truy cập.........................................................................77 CHƯƠNG 03: THIẾT LẬP TUỲ CHỌN CHO FIREFOX..............................79 1. Thiết lập tuỳ chọn chung...........................................................................79 2. Thiết lập tuỳ chọn riêng ............................................................................82 3. Xác định ngôn ngữ ưa thích để hiển thị các trang.....................................88 4. Đặt proxy...................................................................................................90 5. Ngăn chặn các cửa sổ ngoài ý muốn .........................................................93 6. Các thành phần mở rộng ...........................................................................95 PHẦN 3 – UNIKEY ............................................................................ 101 CHƯƠNG 01: CÀI ĐẶT UNIKEY ................................................................101 1. UniKey là gì? ..........................................................................................101 2. Tải về và cài đặt UniKey ........................................................................102 CHƯƠNG 02: HỆ THỐNG GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG ...........................104 1. Bảng điều khiển chính.............................................................................104 2. Menu và biểu tượng trạng thái ................................................................107 3. UniKey Toolkit – Công cụ chuyển mã tiếng Việt...................................107 4. Thiết lập gõ tắt.........................................................................................108 2
  • 3. CHƯƠNG 03: CÁC THAO TÁC VỚI UNIKEY...........................................111 1. Khởi động và kết thúc UniKey................................................................111 2. Bật – Tắt chế độ tiếng Việt......................................................................111 3. Tự động bật UniKey khi khởi động Windows ........................................111 4. Chọn kiểu gõ tiếng Việt: Telex, VNI, VIQR ..........................................112 5. Chọn bảng mã tiếng Việt.........................................................................112 6. Định nghĩa gõ tắt – Auto Text.................................................................112 7. Chuyển mã tiếng Việt..............................................................................112 8. Tạm ngừng UniKey.................................................................................115 PHỤ LỤC: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG UNIKEY.116 1. Phải làm gì khi gặp khó khăn trong việc dùng UniKey? ........................116 2. UniKey và UniKey NT khác nhau thế nào?............................................116 3. Tại sao bảng gõ tắt lại hiển thị theo dạng VIQR? ...................................116 4. Chú ý khi soạn bảng gõ tắt ......................................................................117 5. Cách chọn nhanh một bảng mã ...............................................................117 6. Nên dùng Unicode dựng sẵn hay Unicode tổ hợp?.................................118 7. Tại sao tiếng Việt trong Word bị thay đổi khi gõ?..................................118 8. Tại sao khi chuyển mã clipboard văn bản Word hay bị mất chữ? ..........118 9. Tại sao đôi khi gõ unicode thì chỉ hiện ra dấu hỏi?.................................118 10. Soạn tiếng Việt unicode trong emacs với UniKey ................................119 11. Dùng UniKey 4.0 gõ tiếng Việt trong Word 2003 thường bị lỗi dấu ...119 12. Soạn tiếng Việt unicode trong gVim với UniKey.................................120 13. UniKey và Photoshop............................................................................120 14. Chat tiếng Việt trong Yahoo .................................................................120 15. Thông tin thêm về UniKey ở đâu? ........................................................122 3
  • 4. Giới thiệu GIỚI THIỆU Năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã biên soạn bộ sách hướng dẫn sử dụng và đĩa chương trình OpenOffice.org 2.4 kèm theo Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý thư điện tử Mozilla Thunderbird, trình duyệt Internet Mozilla Firefox và chương trình bàn phím tiếng Việt UniKey nhằm cung cấp cho các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và doanh nghiệp làm cẩm nang tra cứu. Năm 2009 cùng với bộ sách OpenOffice.org 3.0, chúng tôi tiếp tục cung cấp tới độc giả những bản nâng cấp của các phần mềm nói trên, đó là Mozilla Thunderbird 2.0, Mozilla Firefox 3.0 và UniKey 4.0 với mong muốn những cải tiến và tính năng cập nhật của các phiên bản mới sẽ giúp cho người dùng sử dụng dễ dàng hơn, thuận tiện hơn và hiệu quả hơn trong công việc. Mozilla Thunderbird là chương trình gửi và nhận thư nguồn mở, có các tính năng của một trình email client tương tự như Microsoft Outlook. Người dùng sẽ dễ dàng truy xuất tin RSS, newsgroup hay duyệt email nhanh chóng và an toàn hơn. Phiên bản Thunderbird 2.0.x ngoài những cập nhật vá lỗi còn có cả các tính năng cao cấp như cải tiến bộ lọc nhận dạng thư rác. Vào thời điểm hiện tại, Thunderbird vẫn là công cụ duyệt email (email client) nguồn mở hàng đầu, hỗ trợ nhiều môi trường hệ điều hành khác nhau. Mozilla Firefox là trình duyệt web nguồn mở, có các tính năng tương tự phần mềm Internet Explorer. Phiên bản 3.0 với tiêu chí nhanh hơn, bảo mật tốt hơn, dễ sử dụng hơn và mới hơn, đề ra tiêu chuẩn mới cho sự cải tiến trình duyệt web, được viết bằng ngôn ngữ XUL và được thiết kế để tương thích với mọi nền tảng. Nhỏ gọn, nhanh, dễ sử dụng và cung cấp nhiều lợi ích hơn các trình duyệt web khác như duyệt web theo từng tab và khả năng chặn windows pop-up. UniKey là chương trình bàn phím tiếng Việt Unicode nguồn mở, 4
  • 5. Giới thiệu miễn phí, gọn nhẹ, dễ dùng và chạy trong tất cả các Windows 32 bit và Linux. Đặc điểm nổi bật của chương trình là chạy nhanh và có tính ổn định cao. Unikey tương thích với rất nhiều phần mềm hỗ trợ Unicode... Phiên bản 4.0 này có rất nhiều cải tiến và tính năng mới ở cả bộ xử lý gõ tiếng Việt và giao diện chương trình, kiểm tra chính tả khi gõ, ngừng xử lý khi gặp từ không phải tiếng Việt, ... Lần đầu làm quen với các phần mềm, cách học nhanh nhất là đọc hết tài liệu, sau đó tiến hành thực hành ngay trên máy tính khi kết thúc mỗi phần. Nếu có vấn đề khúc mắc bạn hãy tra cứu lại tài liệu để hiểu rõ ràng hơn. 5
  • 6. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird PHẦN 1 – MOZILLA THUNDERBIRD CHƯƠNG 01: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được: Giới thiệu chương trình thư điện tử Mozilla Thunderbird Cách cài đặt Mozilla Thunderbird Cách khởi động, thoát khỏi, thiết lập cấu hình gửi và nhận thư Cách soạn, gửi, nhận, chuyển tiếp và đọc thư Cách sao chép văn bản vào nội dung thư Cách gửi thư cho nhiều người cùng lúc Cách gửi bản sao, gửi bản sao ẩn danh Cách sắp xếp thư theo một số tiêu chí Cách đính kèm tệp tin vào thư Cách trả lời thư Cách chuyển tiếp thư Cách mở, lưu và xóa các tệp đính kèm 1. Giới thiệu chương trình thư điện tử Mozilla Thunderbird Mozilla Thunderbird là phần mềm quản lý thư, cho phép bạn gửi và nhận thư một cách chuyên nghiệp tương tự các phần mềm quản lý thư khác như Outlook Express, Microsoft Outlook,... Thunderbird là một trong những chương trình có thể cạnh tranh được với Outlook Express, không chỉ vì nó có những chức năng tương tự với Outlook Express mà Mozilla Thunderbird là một phần mềm miễn phí và thân thiện, dễ dùng, dễ cài đặt với người dùng. Bạn có thể download và sử dụng miễn phí Thunderbird tại địa chỉ http://www.mozilla.com/thunderbird/. 6
  • 7. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird 2. Cài đặt Mozila Thunderbird - Bấm đúp chuột vào tệp Thunderbird Setup.exe. Hình 1: Hộp hội thoại Mozilla Thunderbird Setup - Nhấn nút <<Next>>, xuất hiện màn hình: Hình 2: Hộp hội thoại Mozilla Thunderbird Setup - Thỏa thuận giấy phép 7
  • 8. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Chọn I accept the terms in the License Agreement, nhấn nút <<Next>>, xuất hiện màn hình: Hình 3: Hộp hội thoại Mozilla Thunderbird Setup - Chọn kiểu cài đặt - Chọn Standard để mặc định chuẩn của Thunderbird. Nếu bạn chọn Custom thì có thể lựa chọn thay đổi các thông số như lựa chọn cài đặt phần mềm tại thư mục nào trong máy tính, có tạo biểu tượng phần mềm trên Desktop, trên thanh Start, Quick Launch hay không,… Bạn nên ngầm định chọn chế độ Standard. - Nhấn nút <<Next>>, xuất hiện màn hình thể hiện tiến trình cài đặt: 8
  • 9. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 4: Hộp hội thoại Mozilla Thunderbird Setup - Tiến trình cài đặt - Đến khi hoàn tất việc cài đặt thì nhấn nút <<Finish>>. 3. Khởi động chương trình thư điện tử Cách 1: Vào StartProgramsMozilla Thunderbird. Cách 2: Bấm đúp chuột vào biểu tượng Thunderbird trên màn hình Desktop. 4. Thoát khỏi Thunderbird Cách 1: Vào menu FileExit. Cách 2: Nhấn nút tại góc trên bên phải màn hình. 5. Thiết lập cấu hình gửi và nhận thư Khi bạn mở Mozilla Thunderbird lần đầu tiên, bạn cần phải tạo một tài khoản mới. - Trong phần Thunderbird Mail – Local Folders, nhấn chuột vào biểu tượng Create a new Account. 9
  • 10. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 5: Thunderbird Mail – Local Folders - Xuất hiện hộp hội thoại Account Wizard. Hình 6: Hộp hội thoại Account Wizard – Thiết lập tài khoản mới 10
  • 11. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Tích chọn Email account. - Nhấn nút <<Next>>, xuất hiện màn hình Identity. Hình 7: Hộp hội thoại Account Wizard – Nhận dạng thông tin tài khoản mới - Nhập tên vào ô Your Name và địa chỉ email vào ô Email Address. - Nhấn nút <<Next>>, xuất hiện màn hình Server Information. 11
  • 12. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 8: Hộp hội thoại Account Wizard – Thông tin máy chủ - Chọn loại máy chủ nhận thư (POP hoặc IMAP). - Nhập tên máy chủ nhận thư tại ô Incoming Server, ví dụ: Pop.misa.com.vn. - Nhấn nút <<Next>>, xuất hiện màn hình User Names. 12
  • 13. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 9: Hộp hội thoại Account Wizard – Thông tin tên người sử dụng hòm thư - Tại ô Incoming User Name, nhập tên người sử dụng hòm thư đến. - Nhấn nút <<Next>>, xuất hiện màn hình Account Name. 13
  • 14. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 10: Hộp hội thoại Account Wizard – Tên người sử dụng - Nhập tên tài khoản vào ô Account Name. - Nhấn nút <<Next>>, xuất hiện màn hình liệt kê toàn bộ thông tin bạn đã thiết lập cho hòm thư. 14
  • 15. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 11: Hộp hội thoại Account Wizard – Kiểm tra thông tin đã thiết lập - Kiểm tra lại thông tin bạn đã thiết lập. Nếu có sai sót, nhấn nút <<Back>> để quay lại sửa. Nếu toàn bộ thông tin đã chính xác, nhấn nút <<Finish>> để kết thúc việc tạo một tài khoản mới. 6. Sử dụng phông chữ tiếng Việt Giả sử có ai đó gửi cho bạn một email với nội dung được soạn thảo bằng tiếng Việt có dấu, nhưng bạn không đọc được email đó. - Vào menu ToolsOptions. - Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Display, sau đó chọn thẻ Formatting. 15
  • 16. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 12: Hộp hội thoại OptionsDisplayFormatting - Nhấn nút <<Fonts>>, xuất hiện hộp hội thoại Fonts and Encodings. 16
  • 17. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 13: Hộp hội thoại Fonts & Encodings - Thiết lập thông tin về phông chữ. - Nhấn nút <<OK>>. 7. Soạn, gửi, nhận, chuyển tiếp và đọc thư 7.1 Soạn thư - Vào menu MessageNew Message, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Write trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+N, xuất hiện cửa sổ soạn thảo thư. 17
  • 18. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 14: Cửa sổ soạn thư - Nhập địa chỉ người nhận vào dòng “To:”, ví dụ: vtxuyen@misa.com.vn - Đặt tiêu đề thư tại ô Subject. - Soạn nội dung thư tại ô trắng bên dưới. Bạn có thể căn chỉnh nội dung thư bằng các công cụ nằm phía trên của ô này. Ví dụ: Chọn chữ đậm, nghiêng, chèn ảnh,... 18
  • 19. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 15: Ví dụ về thư sau khi soạn 7.2 Gửi thư Sau khi hoàn thành nội dung thư, bạn thực hiện một trong những cách sau để tiến hành gửi thư: Cách 1: Vào menu FileSend Now. Cách 2: Nhấn chuột vào biểu tượng Send trên thanh công cụ để gửi thư đến người nhận đã chọn Cách 3: - Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Enter, xuất hiện thông báo sau: Hình 16: Thông báo xác nhận gửi thư hay không 19
  • 20. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Nhấn nút <<Send>> để gửi thư. 7.3 Nhận thư Để kiểm tra và nhận những thư mới, thực hiện một trong các cách sau: Cách 1: Vào menu FileGet New Message forGet All New Messages. Cách 2: Nhấn chuột vào biểu tượng Get Mail trên thanh công cụ. Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+T. 7.4 Đọc thư Sau khi nhấn chuột vào biểu tượng Get Mail, danh sách những thư được lấy về sẽ hiển thị trong danh sách tại màn hình chính. Bạn có thể đọc nội dung thư bằng 2 cách: Cách 1: Nhấn chọn thư cần đọc và đọc nội dung thư tại ngăn xem trước. Hình 17: Cửa sổ giao diện hòm thư – Ngăn xem trước thư Cách 2: Bấm đúp vào thư cần đọc, nội dung thư sẽ hiển thị tại cửa sổ riêng. 20
  • 21. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 18: Cửa sổ giao diện màn hình thư chi tiết 7.5 In nội dung thư Để in nội dung thư bạn có thể thực hiện một trong các cách sau: Cách 1: - Nhấn chọn thư cần in. - Vào menu FilePrint Preview hoặc nhấn chuột vào mũi tên bên phải nút Print trên thanh công cụ để xem trước khi in. - Nhấn chuột vào biểu tượng Print trên cửa sổ Print Preview. Cách 2: - Nhấn chọn thư cần in. - Vào menu FilePrint, hoặc nhấn chọn nút Print trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+P. 7.6 Xoá thư Để xoá thư trong danh sách bạn thực hiện theo các bước sau: - Chọn thư cần xoá. 21
  • 22. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Vào menu EditDelete Message, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Delete trên thanh công cụ, hoặc nhấn phím Delete. Thư sau khi xoá sẽ được chuyển vào trong thư mục Trash. Nếu muốn xoá hẳn thư nào đó, bạn cần mở thư mục Trash và thực hiện chức năng xoá tương tự như trên; hoặc ở bước xoá thư bạn giữ phím Shift đồng thời trong khi nhấn phím Delete. 8. Sao chép văn bản vào nội dung thư Nếu bạn đã có sẵn nội dung thư tại một tệp tin nào đó, bạn có thể sao chép nội dung đó vào thư cần soạn theo các bước sau: - Mở tệp tin chứa nội dung cần sao chép. - Bôi đen phần nội dung cần sao chép. - Vào menu EditCopy, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Copy trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+C. - Mở màn hình soạn thảo thư, đưa con trỏ vào vị trí muốn chèn vào nội dung thư. - Vào menu EditPaste, hoặc nhấn chuột phải và chọn chức năng Paste, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+V. 9. Gửi thư cho nhiều người cùng lúc Nếu muốn gửi một thư cho nhiều người, khi soạn thư bạn nhập địa chỉ email của những người nhận vào ô "To:", các địa chỉ email cách nhau bởi dấu phẩy. 22
  • 23. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 19: Cửa sổ giao diện màn hình soạn thư gửi cho nhiều người Bạn cũng có thể nhập địa chỉ email của từng người nhận trên từng dòng “To:” bằng cách: Sau khi nhập địa chỉ email của một người nhận, nhấn phím Enter để xuất hiện dòng “To:” tiếp theo. Nhập địa chỉ email của người nhận tiếp theo vào đây và lặp lại thao tác trên cho tới khi hết danh sách người nhận. 10. Gửi bản sao, gửi bản sao ẩn danh 10.1 Gửi bản sao Trong trường hợp bạn muốn gửi bản sao của thư cho ai đó, sau khi nhập địa chỉ email người nhận vào ô "To:", bạn nhấn phím Enter để xuất hiện dòng “To:” tiếp theo. Nhấn chuột vào mũi tên bên trái nút "To:" và chọn "Cc:", sau đó nhập địa chỉ email người nhận bản sao vào ô này tương tự như trên. 23
  • 24. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird 10.2 Gửi bản sao ẩn danh Khi gửi bản sao theo cách "Cc:", người nhận thư sẽ nhìn thấy danh sách tất cả địa chỉ email bạn gửi tới. Tuy nhiên, trên thực tế có những tình huống bạn cần gửi bản sao cho ai đó nhưng lại không muốn những người nhận khác biết, khi đó hãy nhập địa chỉ email của người muốn ẩn đi vào phần "Bcc:". Thao tác chọn "Bcc:" tương tự như khi chọn "Cc:". 11. Sắp xếp thư theo một số tiêu chí Bạn có thể sắp xếp các thư nhận được theo một số tiêu chí như thời gian nhận thư, người gửi thư, tiêu đề thư, dung lượng thư… Vào menu ViewSort by. Hình 20: Menu Pop-up các tùy chọn lọc thư Sort by 24
  • 25. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Chọn tiêu chí để lọc thư trong danh sách sổ xuống: - Date: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thời gian thư được gửi đi - Star: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc những thư nào đã được đánh dấu sao. - Order Received: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự thư đã được nhận - Priority: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự ưu tiên. - Sender: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự tăng hoặc giảm tên của người gửi - Recipient: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự tên hòm thư nhận thư - Size: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo thứ tự tăng hoặc giảm kích thước của thư gửi đến - Status: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo tình trạng của thư gửi đến là mới (New), thư đã được đọc (Read), hoặc thư chuyển tiếp (Forwarded). - Subject: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo tiêu đề của thư gửi đến. - Read: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo tiêu chí thư đã đọc - Tags: Nhấn chọn tiêu chí này để lọc thư theo tiêu chí thẻ đánh dấu - … 12. Đính kèm tệp tin vào thư Khi bạn muốn gửi một tệp tài liệu cho ai đó, bạn có thể đính kèm tệp tài liệu đó theo các bước sau: Tại màn hình soạn thư, bạn nhấn chuột vào biểu tượng Attach trên thanh công cụ. Khi đó, cửa sổ Attach File(s) sẽ hiện ra cho phép bạn chọn tới tệp tài liệu cần gửi. 25
  • 26. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 21: Hộp hội thoại Attach File(s) Sau khi chọn tệp tài liệu, nhấn nút <<Open>> để đính kèm tệp tài liệu đó vào thư. Có thể đính kèm nhiều tệp tài liệu và những tệp tài liệu được đính kèm sẽ hiển thị trong ô Attachments bên phải màn hình soạn thư. 13. Trả lời thư Để trả lời một thư gửi đến, bạn làm theo các bước sau: - Nhấn chọn thư cần trả lời. - Nhấn chuột vào biểu tượng Reply trên thanh công cụ xuất hiện màn hình soạn thảo trong đó đã điền sẵn địa chỉ người nhận vào ô "To:" (lấy từ địa chỉ đã gửi thư cho bạn), tiêu đề thư sẽ bắt đầu bằng tiền tố "Re:" cùng với tiêu đề của thư trước, đồng thời trích dẫn nguyên toàn bộ nội dung thư trước. - Soạn nội dung thư trả lời và nhấn chuột vào biểu tượng Send trên thanh công cụ. 26
  • 27. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Với cách trả lời trên thì mặc định thư sẽ gửi đến một địa chỉ duy nhất đó là địa chỉ đã gửi thư cho bạn. Tuy nhiên, với những lá thư được gửi cho nhiều người, bạn có thể chọn trả lời tất cả mọi người bằng cách nhấn chuột vào biểu tượng Reply All trên thanh công cụ. 14. Chuyển tiếp thư đã nhận cho người khác Nếu bạn muốn chuyển thư đã nhận từ người này cho người khác, hãy thực hiện theo các bước sau: - Nhấn chọn thư cần chuyển tiếp. - Nhấn chuột vào biểu tượng Forward trên thanh công cụ xuất hiện màn hình soạn thảo sẽ hiện ra trong đó điền sẵn tiêu đề thư sẽ bắt đầu bằng tiền tố "Fwd:" cùng với tiêu đề của thư trước và trích dẫn nguyên toàn bộ nội dung thư trước, kể cả tệp tin đính kèm. - Nhập địa chỉ người nhận vào ô "To:" rồi nhấn chuột vào biểu tượng Send trên thanh công cụ. 15. Mở, lưu và xóa các tệp đính kèm Khi bạn nhận thư có tệp tin đính kèm, tệp đính kèm sẽ hiển thị ở bên dưới của màn hình nội dung thư. Bạn có thể mở, lưu, xóa… các tệp tin đính kèm này. 15.1 Mở tệp đính kèm - Nhấn chọn tệp đính kèm cần mở. - Nhấn chuột phải, chọn chức năng Open. Cửa sổ Opening... sẽ hiện ra cho phép bạn chọn ứng dụng để mở tệp tin. 27
  • 28. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 22: Hộp hội thoại mở tệp đính kèm - Nhấn nút <<OK>> để mở tệp tin. 15.2 Lưu tệp đính kèm theo các bước sau - Nhấn chọn tệp đính kèm cần lưu. - Nhấn chuột phải, chọn chức năng Save As. Hộp hội thoại Save Attachment sẽ hiện ra cho phép bạn chọn nơi lưu tệp tin. 28
  • 29. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 23: Hộp hội thoại Save Attachment – Lưu tệp đính kèm - Nhấn nút <<Save>> để lưu tệp tin tại vị trí đã chọn. 15.3 Xoá tệp đính kèm theo các bước sau - Nhấn chọn tệp đính kèm cần xoá. - Nhấn chuột phải, chọn chức năng Delete. Tệp đính kèm sau khi xoá sẽ không thể khôi phục. 29
  • 30. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird CHƯƠNG 02: HỆ THỐNG GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được: Cách đánh dấu mức độ ưu tiên của thư Sao chép nội dung thư sang một ứng dụng khác và ngược lại Thêm chữ ký vào thư Tạo và xóa các thư mục hòm thư Tìm kiếm một bức thư trong các hòm thư Thiết lập các luật (rule) tự động phân loại Bổ sung, thay đổi và xóa các địa chỉ trong sổ địa chỉ Tạo các nhóm địa chỉ để có thể gửi cho nhiều người qua cùng một địa chỉ duy nhất 1. Đánh dấu mức độ ưu tiên của thư - Chọn thư cần đánh dấu mức độ ưu tiên. - Vào menu MessageTag, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Tag trên thanh công cụ. - Chọn mức độ ưu tiên cho thư trong danh sách sổ xuống. Hình 24: Menu Pop-up Tags 30
  • 31. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird 2. Sao chép nội dung thư sang một ứng dụng khác và sao chép nội dung văn bản từ một ứng dụng khác vào nội dung thư Bạn dễ dàng sao chép nội dung thư sang một ứng dụng khác như Microsoft Word, OpenOffice.org Writer,… 2.1 Sao chép nội dung của một bức thư sang các ứng dụng khác - Mở bức thư có nội dung cần sao chép. - Chọn toàn bộ nội dung bức thư hoặc một phần nội dung thư muốn sao chép bằng cách đặt con trỏ chuột tại điểm đầu tiên của vùng nội dung văn bản muốn sao chép, giữ phím Shift và nhấn chuột vào điểm cuối cùng của vùng văn bản muốn sao chép. - Vào menu EditCopy, hoặc nhấn chuột phải chọn Copy, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+C. - Mở ứng dụng khác muốn sao chép nội dung thư vào, ví dụ: OpenOffice.org Writer. - Đặt con trỏ vào nơi muốn dán nội dung sao chép trong OpenOffice.org Writer, vào menu EditPaste, hoặc nhấn chuột phải chọn Paste, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+V. 2.2 Sao chép nội dung từ một ứng dụng khác vào một bức thư - Mở ứng dụng khác có nội dung cần sao chép vào thư ở Thunderbird hoặc soạn thảo một nội dung văn bản ở ứng dụng đó. Ví dụ: Đã có sẵn một văn bản trong OpenOffice.org Writer. - Chọn nội dung cần sao chép. - Vào menu EditCopy, hoặc nhấn chuột phải chọn Copy, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+C. - Mở bức thư trong Thunderbird muốn dán nội dung thư vào, đặt con trỏ chuột ở vị trí muốn dán trong thư rồi vào menu EditPaste, hoặc nhấn chuột phải chọn Paste, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+V. 31
  • 32. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird 3. Thêm chữ ký vào thư 3.1 Tạo chữ ký cho thư - Mở chương trình Notepad hay bất cứ một chương trình chỉnh sửa văn bản nào. - Nhập nội dung chữ ký vào vùng soạn thảo. Hình 25: Soạn chữ ký bằng Notepad - Vào menu FileSave hoặc Save As, hộp hội thoại Save As xuất hiện. - Chọn nơi chứa tệp chữ ký mới tạo. - Nhập tên cho tệp chữ ký đó trong phần File name. - Nhấn chuột vào mũi tên bên phải của mục Encoding và chọn Unicode. - Nhấn nút <<Save>> để lưu chữ ký vừa tạo. 3.2 Đính kèm chữ ký vào trong Thunderbird - Mở chương trình Thunderbird. - Vào menu ToolsAccounting Settings, xuất hiện hộp hội thoại Account Settings. 32
  • 33. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 26: Hộp hội thoại Account Settings – Thiết lập tài khoản - Nhấn chuột vào mục tên địa chỉ email được tô đậm ở bên khung bên trái. - Tích chọn ô Attach this signature ở khung bên phải. - Nhấn nút <<Choose>> để tìm đến tệp chữ ký mà bạn đã soạn. - Chọn tệp chữ ký đó. - Nhấn nút <<OK>>. Sau khi thực hiện thao tác trên, mỗi khi soạn một bức thư, chữ ký mà bạn đã tạo sẽ luôn xuất hiện ở cuối của nội dung thư. 33
  • 34. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 27: Cửa sổ soạn thư mới đã có sẵn chữ ký 4. Tạo và xóa các thư mục hòm thư 4.1 Tạo thư mục cho hòm thư Trong quá trình làm việc công ty của bạn có nhiều phòng ban khác nhau chưa kể những giao dịch bằng thư với các đối tượng khác như đối tác của công ty, bạn bè, khách hàng ... Vậy làm thế nào để phân loại thư một cách khoa học để bạn dễ dàng tìm kiếm, chỉnh sửa và biết được thư đó thuộc về đối tượng nào, phòng ban nào ... trong một khối lượng thư khổng lồ. - Nhấn chuột phải vào mục Local Folders. - Chọn New Folder, xuất hiện hộp hội thoại: 34
  • 35. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 28: Hộp hội thoại New Folder – Tạo thư mục mới - Nhập tên thư mục muốn tạo mới vào ô Name. - Chọn thư mục cha cho thư mục cần tạo. - Nhấn nút <<OK>>. 4.2 Xóa một thư mục hòm thư - Nhấn chọn thư mục hòm thư cần xóa. - Nhấn chuột phải chọn Delete hoặc nhấn chọn biểu tượng Delete trên thanh công cụ, xuất hiện hộp thoại cảnh báo có chắc chắn muốn xóa thư mục hòm thư hay không. Hình 29: Thông báo xác nhận xóa thư mục - Nhấn nút <<OK>> để xóa thư mục. 35
  • 36. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird 5. Tìm kiếm một bức thư trong các hòm thư Nhấn chọn thư mục hòm thư có chứa địa chỉ email mà bạn muốn tìm kiếm thư. Có hai cách tìm kiếm thư trong thư mục hòm thư: - Cách 1: + Nhấn chọn công cụ tìm kiếm trên thanh công cụ . + Nhấn chuột vào mũi tên ở dưới bên phải hình kính lúp trong công cụ đó để chọn tiêu chí lọc theo tiêu đề thư (Subject), theo người gửi thư (Sender), theo cả tiêu đề thư và người gửi thư… + Nhập nội dung muốn tìm kiếm vào trong khung tìm kiếm, ví dụ: Để tìm tất cả các thư của Hồ Kim Dung, bạn nhập tên của Sender ở đây là ho kim dung, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị ra trên màn hình. Hình 30: Kết quả tìm kiếm thư - Cách 2: + Nhấn chuột phải vào thư mục có chứa đối tượng cần tìm kiếm. + Chọn Search, xuất hiện hộp hội thoại Search Messages. 36
  • 37. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 31: Hộp hội thoại Search Messages + Thiết lập các tiêu chí lọc và tìm kiếm. Ví dụ để tìm kiếm thư của Hồ Kim Dung, bạn thiết lập các tiêu chí lọc và tìm kiếm như hình trên. + Để xem chi tiết một lá thư nào đó bạn nhấn chuột vào thư đó rồi nhấn nút <<Open>> hoặc bấm đúp vào thư đó. 6. Thiết lập các luật (rule) tự động phân loại thư Thunderbird cho phép bạn thiết lập các luật lọc thư để tự động di chuyển/xóa hoặc ưu tiên các thư dựa trên các điều kiện lọc mà bạn cung cấp. Luật lọc thư là cách thức hiệu quả để tự động lọc thư. Ví dụ, bạn có thể thiết lập một luật lọc thư để yêu cầu Thunderbird tự động chuyển tất cả thư của một địa chỉ thư X vào một thư mục hòm thư Y nào đó… Để thiết lập các luật tự động phân loại thư, thao tác như sau: - Vào menu ToolsMessage Filters, hộp hội thoại Message Filters xuất hiện. 37
  • 38. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Nhấn nút <<New>> trên hộp hội thoại Message Filters, khi đó sẽ xuất hiện hộp hội thoại Filter Rules. Hình 32: Hộp hội thoại Filter Rules – Thiết lập luật lọc thư - Đặt tên cho luật lọc thư tự động trong mục Filter name. Ví dụ: QA dept, để dùng cho việc lọc tự động tất cả các thư đến từ danh sách của phòng QA sẽ đi vào một hòm thư. - Thiết lập các tùy chọn trong hộp hội thoại Filter Rules: + Có thể chọn những thư dựa trên một hay nhiều trường tiêu đề của thư như : Date, Senders, To, CC, Subject, Priority, … + Nếu muốn chọn nhiều tiêu chí lọc, bạn nhấn chuột vào nút có hình dấu cộng sau khi thiết lập tiêu chí lọc đầu tiên. - Sau khi chọn các tiêu chí lọc thư, ở phần Perform these actions bạn có thể di chuyển, sao chép, thiết lập luật ưu tiên, cắm cờ hay xóa các thư… Bạn cũng có thể chọn nhiều hành động cùng lúc. 38
  • 39. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 33: Hộp hội thoại Filter Rules sau khi đã thiết lập các điều kiện lọc - Nhấn nút <<OK>>, quay lại hộp hội thoại Message Filters. Hình 34: Hộp hội thoại Message Filters + New: Nhấn nút này để thêm mới một luật lọc thư tự động. + Edit: Nhấn nút này để chỉnh sửa luật lọc thư tự động đã chọn. 39
  • 40. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird + Delete: Nhấn nút này để xóa luật lọc thư tự động đã chọn. + Move Up: Nhấn nút này để di chuyển luật lọc thư đã chọn lên phía trước 1 dòng. + Move Down: Nhấn nút này để di chuyển luật lọc thư xuống phía dưới một 1 dòng. + Run Now: Nhấn chọn nút này để thực hiện luật lọc thư đã chọn trong hòm thư. 6.1 Tạo luật lọc tự động từ một bức thư - Thunderbird cho phép bạn xác định nhanh một luật lọc thư dựa trên tên người gửi email. - Nhấn chuột phải vào địa chỉ email của người gửi trong phần đầu của lá thư, rồi chọn Create Filter from Message. Hình 35: Thiết lập chế độ lọc từ một bức thư - Hộp hội thoại Filter Rules xuất hiện, thiết lập các điều kiện lọc thư. Ví dụ: Lọc tất cả các thư của chị Vân và lưu trữ trong thư mục hòm thư của phòng QA như hình sau: 40
  • 41. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 36: Hộp hội thoại Filter Rules – Nhập tên và điều kiện lọc thư - Nhấn nút <<OK>>. 6.2 Tạo luật lọc tự động cho các thư mục hòm thư Một cách để giải quyết với một số lượng lớn thư đến đó là tạo các thư mục hòm thư riêng rẽ cho nhiều địa chỉ thư. Tạo một thư mục cho hòm thư tự động: - Vào menu FileNewSubfolder hoặc chọn một thư mục nào đó trong mục Local Folders mà bạn muốn tạo thư mục con hòm thư, sau đó nhấn chuột phải chọn New Folder, xuất hiện hộp hội thoại: Hình 37: Hộp hội thoại New Folder 41
  • 42. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Nhập tên cho thư mục mới. - Chọn thư mục cha cho thư mục mới tạo nếu cần. - Nhấn nút <<OK>>. Tạo một luật lọc: - Vào menu ToolsMessage Filters, khi đó xuất hiện hộp hội thoại Message Filter. - Nhấn nút <<New>>. - Nhập tên cho luật lọc thư. - Chọn các điều kiện lọc trong các mục tùy chọn trong hộp hội thoại. - Để tạo một luật lọc thư tự động di chuyển các thư từ một người gửi cụ thể vào một thư mục cụ thể thao tác chọn các tùy chọn điều kiện lọc như sau: + Trong phần For incoming message that: o Chọn From trong danh sách sổ xuống đầu tiên bên trái. o Chọn Contains trong danh sách sổ xuống ở mục thứ 2 từ trái sang. o Nhập địa chỉ email của người gửi vào trường trống bên phải hộp hội thoại. + Trong phần Perform these actions: o Chọn Move Message To ở danh sách sổ xuống đầu tiên bên trái của hộp hội thoại. o Chọn thư mục bạn muốn các thư của người gửi đã chọn đó sẽ tự động chuyển vào khi nó được gửi đến. + Để bổ sung thêm các điều kiện lọc bạn có thể nhấn chuột vào nút dấu cộng 42
  • 43. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird 7. Bổ sung, thay đổi và xóa các địa chỉ trong sổ địa chỉ 7.1 Bổ sung địa chỉ thư vào danh sách hòm thư trong sổ địa chỉ Bổ sung một địa chỉ thư mới vào danh sách thư đã có sẵn: - Vào menu ToolsAddress Book, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Address Book trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+2, xuất hiện cửa sổ Address Book. - Nhấn chuột chọn sổ địa chỉ trong phần Address Books nằm bên trái của cửa sổ. - Bấm đúp vào sổ địa chỉ một hòm thư muốn bổ sung thêm địa chỉ. Ví dụ: Bấm đúp vào sổ địa chỉ hòm thư QA dept đã thiết lập từ trước, khi đó xuất hiện hộp hội thoại Mailing List. Hình 38: Hộp hội thoại Mailing List trong sổ địa chỉ thư - Trong phần Type email addresses to add them to the mailing list, nhập địa chỉ thư cần bổ sung vào. Ví dụ: Gõ địa chỉ thư mới cần bổ sung là vtxuyen@misa.com.vn. 43
  • 44. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Nhấn nút <<OK>>. Bổ sung một địa chỉ thư mới vào sổ địa chỉ: - Vào menu ToolsAddress Book, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Address Book trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+2, xuất hiện cửa sổ Address Book. - Nhấn chọn sổ địa chỉ cần thêm địa chỉ thư mới vào. - Nhấn chuột vào biểu tượng New Card trên thanh công cụ, hoặc nhấn chuột phải vào sổ địa chỉ và chọn New Card. Hình 39: Hộp hội thoại New Card - Nhập các thông tin cần thiết cho địa chỉ thư cần bổ sung. - Nhấn nút <<OK>>. 44
  • 45. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird 7.2 Thay đổi địa chỉ trong sổ địa chỉ - Thao tác mở sổ địa chỉ tương tự như phần bổ sung địa chỉ cho sổ địa chỉ thư. - Nhấn chọn địa chỉ cần thay đổi. - Tiến hành thay đổi những thông tin cần thiết. - Nhấn nút <<OK>>. 7.3 Xóa địa chỉ trong sổ địa chỉ - Mở sổ địa chỉ có chứa địa chỉ thư cần xóa. - Nhấn chuột phải vào địa chỉ thư muốn xóa, chọn Delete. 8. Tạo các nhóm địa chỉ để có thể gửi cho nhiều người qua một địa chỉ duy nhất Bạn có thể gửi thư cho nhiều người qua một địa chỉ thư duy nhất để tránh lãng phí thời gian bằng cách như sau: - Tạo một hòm thư chung cho tất cả những người mà bạn muốn gửi thư đồng thời. Ví dụ: Tạo một hòm thư QA dept cho tất cả các thành viên của phòng Kiểm soát chất lượng – QA. + Vào menu ToolsAddress Book, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Address Book trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+2, xuất hiện cửa sổ Address Book. + Vào menu FileNewAddress Book, xuất hiện hộp hội thoại New Address Book. + Nhập tên cho hòm thư này trong phần Address Book Name, ví dụ: QA dept. Hình 40: Hộp hội thoại New Address Book 45
  • 46. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird + Nhấn nút <<OK>>. - Nhấn chuột vào thư mục QA dept trên thanh trái của cửa sổ Address Book, sau đó nhấn chuột vào biểu tượng New List trên thanh công cụ, hoặc nhấn chuột phải chọn New List, xuất hiện hộp hội thoại Mailing List. Hình 41: Hộp hội thoại Mailing List – Thiết lập hòm thư chung để gửi cho nhiều người qua một địa chỉ duy nhất + Nhập tên hòm thư chung là “QA dept” vào ô List Name. + Nhập tên đầy đủ hay giải thích chi tiết về tên của hòm thư phòng QA là “Phòng Kiểm soát chất lượng” vào ô Description. + Nhập danh sách địa chỉ email của tất cả các thành viên trong phòng Kiểm soát chất lượng – QA như hình trên. + Nhấn nút <<OK>>. - Khi muốn gửi thư cho những người trong danh sách trên, bạn chỉ cần chọn tên của hòm thư chung vào phần “To:” của cửa sổ soạn thảo. 46
  • 47. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird PHỤ LỤC: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG THUNDERBIRD 1. Thiết lập định dạng gửi email Khi gửi email với nội dung gồm nhiều đối tượng khác nhau như: chữ, hình ảnh, bảng biểu,… sẽ xuất hiện hộp thoại cho phép chọn kiểu định dạng nội dung email khi gửi đi như hình sau: Hình 42: Hộp hội thoại HTML Mail Question Để khắc phục vấn đề này ta làm như sau: - Vào menu ToolsOptions. - Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Composition, sau đó chọn thẻ General. 47
  • 48. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 43: Hộp hội thoại OptionsCompositionGeneral - Nhấn nút <<Send Options>>, xuất hiện hộp hội thoại: 48
  • 49. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird Hình 44: Hộp hội thoại Send Options - Nhấn chuột vào mũi tên bên phải trong phần Text Format và chọn kiểu gửi mặc định mong muốn: + Convert the message to plain text: Gửi email với định dạng văn bản thuần túy. + Send the message in HTML anyway: Gửi email với định dạng HTML. + Send the message in both plain text and HTML: Gửi email với cả định dạng văn bản và HTML. - Nhấn nút <<OK>>. 2. Thiết lập trả lời (reply) email Mỗi khi Reply email, con trỏ soạn thảo sẽ xuất hiện ở phía dưới phần nội dung email mình cần trả lời. Cách khắc phục để mỗi lần Reply email con trỏ soạn thảo tự động xuất hiện ở dòng trên cùng như sau: 49
  • 50. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird - Vào menu ToolsAccount Settings, xuất hiện hộp hội thoại Account Settings. Hình 45: Hộp hội thoại Account Settings - Composition & Addressing - Chọn dòng Composition & Addressing. - Nhấn chuột vào mũi tên bên phải mục Then, sau đó chọn start my reply above the quote. - Nhấn nút <<OK>>. 3. Thiết lập thư mục lưu trữ email Khi cần cài đặt lại Windows cho máy tính của bạn hoặc chuyển sang sử dụng một máy tính khác. Điều bạn cần quan tâm là những email trên lâu nay của bạn được lưu trữ ở đâu, để tiện cho việc sao chép, di chuyển. Trong Mozilla Thunderbird, email của bạn lưu trữ trên máy tại địa chỉ mặc định như sau: 50
  • 51. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Thunderbird C:Documents and SettingsntthaApplicationDataThunderbirdProfiles6mr91zij.defa ultMailLocal Folders. Bạn có thể thay đổi lại địa chỉ mặc định này bằng cách: - Vào menu ToolsAccount Settings, xuất hiện hộp hội thoại: Hình 46: Hộp hội thoại Account Settings – Local Folders - Nhấn nút <<Browse>>, lựa chọn lại đường dẫn thư mục lưu email trên máy tính. - Nhấn nút <<OK>>. 51
  • 52. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox PHẦN 2 – MOZILLA FIREFOX CHƯƠNG 01: BẮT ĐẦU VỚI FIREFOX Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được: Firefox là gì? Tại sao nên dùng Firefox? Cách tải và cài đặt Firefox Khởi động Firefox Giới thiệu giao diện Firefox Kết thúc Firefox 1. Firefox là gì? Firefox là chương trình dùng để duyệt các trang web. Chương trình này có tính năng tương tự như Internet Explorer (chương trình tích hợp sẵn trong Windows mà nhiều người quen dùng để truy cập các trang web). Tuy nhiên, so với Internet Explorer, Firefox nhanh hơn, mạnh hơn và an toàn hơn rất nhiều. 2. Tại sao nên dùng Firefox? Trình duyệt Firefox mang nhiều tính năng tốt, độ bảo mật cao. Sử dụng Firefox để lướt web rất an toàn vì nó gần như miễn nhiễm với các loại virus được cài trên web. - Ngăn chặn các cửa sổ ngoài ý muốn: Firefox cho phép ngăn chặn các cửa sổ ngoài ý muốn mà thường tự bung ra ở một số trang web với mục đích quảng cáo, gây khó chịu cho bạn. - Duyệt trên nhiều tab: Xem nhiều trang web trong một lúc là một phần của việc sử dụng Internet. Vậy tại sao lại phải sử dụng cửa sổ mới cho mỗi trang web bạn ghé thăm? Mỗi cửa sổ mới sẽ làm đầy thanh taskbar của bạn và chiếm nhiều tài nguyên của máy tính. Giải pháp 52
  • 53. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox cho vấn đề này rất đơn giản: sử dụng tính năng Duyệt trên nhiều tab. Duyệt trên nhiều tab không chỉ chiếm một phần rất nhỏ tài nguyên một cửa sổ sử dụng, mà nó còn sắp xếp tất cả các trang web của bạn sao cho tiện dụng nhất. Việc chuyển qua lại giữa các trang web rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấn chuột vào tab muốn xem. Tuyệt hơn cả, bạn có thể mở bao nhiêu tab bạn muốn chỉ trên một cửa sổ duy nhất. - Quản lý việc tải xuống: Firefox quản lý tất cả các tệp bạn tải xuống tại cùng một nơi. Thay vì hiển thị hộp hội thoại riêng mỗi lần tải xuống như Internet Explorer, Firefox tập trung những tệp tải xuống cùng nhau tại một nơi mà ở đó bạn có thể theo dõi tiến trình của chúng mà không phải làm việc với nhiều cửa sổ. - Tăng cường bảo mật: Bạn đã bao giờ thấy những chương trình hoặc quảng cáo lạ tự xuất hiện trên máy tính của mình chưa? Nếu có, rất có thể máy tính của bạn đã bị nhiễm một loại chương trình được gọi là SpyWare. SpyWare sử dụng kẽ hở bảo mật của các trình duyệt như Internet Explorer để thâm nhập vào máy tính của bạn, theo dõi dữ liệu của bạn, và đem tới những quảng cáo gây khó chịu. Với Firefox, bạn sẽ không phải chịu đựng sự xâm nhập này. Các tính năng bảo mật nâng cao của chương trình giúp chống lại SpyWare. Firefox cũng cho phép toàn quyền quản lý cookies, mật khẩu và những tính năng an toàn khác. Điều này có nghĩa là dữ liệu và việc duyệt web của bạn luôn an toàn và bạn hoàn toàn có thể thoải mái sử dụng Internet. - Tự động cập nhật: Nếu bạn quá bận rộn để có thể kiểm tra phiên bản mới của phần mềm, bạn có thể thoải mái khi dùng Firefox. Mỗi khi bạn sử dụng Firefox, trình duyệt này sẽ tự động kiểm tra bản cập nhật nhất về các tính năng và bảo mật. Nếu tìm thấy phiên bản mới, chương trình sẽ nhắc bạn cập nhật phiên bản này. - Tuỳ chỉnh theo ý muốn: Bạn hoàn toàn có thể thay đổi bố cục trình duyệt cũng như thêm các tính năng mới vào Firefox bằng các thành 53
  • 54. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox phần mở rộng rất sẵn có tại trang https://addons.mozilla.org/en- US/firefox/ hoặc trên Internet. 3. Cách tải và cài đặt Firefox - Mở trình duyệt Internet Explorer và nhập địa chỉ trang sau vào thanh địa chỉ: http://www.mozilla.com/firefox/. Hình 47: Mở trang web để tải Firefox - Nhấn nút <<Go>> trên thanh địa chỉ hoặc nhấn phím Enter trên bàn phím, trang web sau sẽ hiển thị trên màn hình trình duyệt: Hình 48: Trang web để tải Firefox - Nhấn chuột vào biểu tượng Firefox 3 để tải phần mềm xuống máy tính, xuất hiện cửa sổ sau: 54
  • 55. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 49: Cửa sổ xác nhận tải và cài đặt phần mềm - Nhấn nút <<Run>> để bắt đầu tải tệp xuống, xuất hiện màn hình thể hiện tiến trình tải tệp. Tiến trình này sẽ kéo dài trong vài phút phụ thuộc vào tốc độ đường truyền Internet của bạn. Hình 50: Quá trình tải phần mềm - Khi tệp được tải xong, thông báo sau sẽ hiện ra: 55
  • 56. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 51: Cửa sổ xác nhận cài đặt phần mềm - Nhấn nút <<Run>> để bắt đầu tiến trình cài đặt, xuất hiện màn hình sau: Hình 52: Chuẩn bị cài đặt - Sau đó xuất hiện hộp hội thoại cài đặt Firefox: 56
  • 57. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 53: Hộp hội thoại Mozilla Firefox Setup - Nhấn nút <<Next>>, xuất hiện màn hình cho phép chọn kiểu cài đặt: Hình 54: Hộp hội thoại Mozilla Firefox Setup – Chọn kiểu cài đặt 57
  • 58. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox - Chọn Standard để mặc định chuẩn của Firefox. Nếu bạn chọn Custom thì có thể lựa chọn thay đổi các thông số như lựa chọn cài đặt phần mềm tại thư mục nào trong máy tính, có tạo biểu tượng phần mềm trên Desktop, trên thanh Start, Quick Launch hay không,… Bạn nên chọn chế độ ngầm định Standard. - Nhấn nút <<Next>>, xuất hiện màn hình tóm tắt lại các lựa chọn cho việc cài đặt: Hình 55: Hộp hội thoại Mozilla Firefox Setup – Tóm tắt lựa chọn - Nhấn nút <<Finish>>, xuất hiện màn hình thể hiện tiến trình cài đặt: 58
  • 59. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 56: Hộp hội thoại Mozilla Firefox Setup – Tiến trình cài đặt - Khi việc cài đặt hoàn thành, xuất hiện màn hình sau: Hình 57: Hộp hội thoại Mozilla Firefox Setup – Cài đặt hoàn thành 59
  • 60. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox - Tích chọn Launch Firefox now nếu muốn khởi động Firefox ngay sau khi kết thúc cài đặt. - Nhấn nút <<Finish>> để kết thúc việc cài đặt. 4. Khởi động Firefox - Nhấn nút Start, chọn Programs. - Chọn tiếp Mozilla Firefox. - Nhấn chọn biểu tượng Mozilla Firefox. Hình 58: Khởi động Firefox Sau khi cài đặt Firefox, hệ thống tự động tạo ra biểu tượng của chương trình trên màn hình Desktop. Bạn có thể khởi động Firefox bằng cách bấm đúp chuột vào biểu tượng này. 60
  • 61. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox 5. Giới thiệu giao diện Firefox Hình 59: Giao diện Firefox - Thanh Tiêu đề: Nằm trên cùng của màn hình, hiển thị tiêu đề của trang web hiện thời. - Thanh Menu: Hiển thị các menu của trình duyệt Mozilla Firefox. - Thanh công cụ Điều hướng: Gồm các biểu tượng cho phép di chuyển qua lại giữa các trang web, nạp lại nội dung trang, về trang chủ,… - Thanh Địa chỉ: Chứa địa chỉ của trang web đang được hiển thị. - Thanh Tìm kiếm: Cho phép tìm kiếm thông tin trên Internet theo một chủ đề nào đó. - Thanh công cụ Bookmark: Hiển thị một số trang ưa thích mà bạn đã chọn đánh dấu lưu lại địa chỉ. - Thanh Tab: Chứa các tab đang được mở. Nếu bạn chỉ mở một tab, mặc định Thanh Tab sẽ ẩn đi. - Thanh Trạng thái: Hiển thị trạng thái truy cập trang web hiện thời. 6. Kết thúc Firefox - Vào menu FileExit hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Close tại góc trên bên phải của màn hình. 61
  • 62. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox - Nếu bạn đang mở chỉ một tab, cửa sổ Firefox sẽ đóng lại ngay. Nếu bạn đang mở từ 2 tab trở lên, cửa sổ sau sẽ xuất hiện: Hình 60: Xác nhận đóng Firefox - Bạn có thể chọn kết thúc Firefox bằng một trong hai cách sau: + Cách 1: Nhấn nút <<Save and Quit>>, cách này cho phép bạn đóng cửa sổ Firefox, đồng thời lưu lại các trang web đang mở. Các trang web này sẽ được tự động mở lại khi bạn khởi động Firefox lần kế tiếp, đây chính là một tiện ích mới mà Firefox 3.0 đem đến cho người sử dụng. + Cách 2: Nhấn nút <<Quit>>, cách này cho phép bạn đóng cửa sổ Firefox như bình thường (tương tự cách kết thúc Firefox của các phiên bản trước đây). 62
  • 63. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox CHƯƠNG 02: THAO TÁC VỚI FIREFOX Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được: Điều hướng các trang web Tìm kiếm Sao chép, lưu và in ấn các trang web Đánh dấu các trang ưa thích Xem các trang đã truy cập 1. Điều hướng các trang web 1.1 Xem trang chủ - Khi khởi động Firefox, bạn sẽ nhìn thấy trang chủ của mình. Theo mặc định, bạn sẽ nhìn thấy trang chủ của Firefox. - Bạn có thể thay đổi trang chủ mặc định mỗi khi khởi động Firefox. Thông tin chi tiết tham khảo phần Thiết lập trang chủ (trang 79). Để hiển thị nhiều nội dung trang web hơn trên màn hình, bạn có thể sử dụng chế độ xem trên toàn màn hình bằng cách: vào menu ViewFull Screen hoặc nhấn phím F11. Để mở trang chủ nhanh, nhấn tổ hợp phím Alt+Home. 1.2 Chuyển tới một trang bất kỳ Bạn có thể chuyển tới một trang web mới bằng cách gõ địa chỉ Internet hoặc URL của nó vào Thanh Địa chỉ. URL thường bắt đầu bằng “http://”, theo sau là một hoặc nhiều tên xác định địa chỉ, ví dụ như “http://vietnamnet.vn/”. Cách thực hiện như sau: - Nhấn chuột vào Thanh Địa chỉ để chọn URL hiện tại ở đó. - Gõ URL của trang mà bạn muốn mở. - Nhấn phím Enter. 63
  • 64. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Bạn có thể chọn nhanh URL trên Thanh Địa chỉ bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl+L. 1.3 Mở một tệp trên đĩa - Vào menu FileOpen File hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+O, xuất hiện hộp hội thoại Open File. Hình 61: Mở một tệp - Chọn tệp cần mở. - Nhấn nút <<Open>> để mở tệp. 1.4 Cuộn trang và kích các siêu liên kết Để di chuyển trong một trang, thực hiện một trong các cách sau: - Dùng chuột kéo thanh cuộn bên phải và phía dưới màn hình (nếu có). - Dùng các phím mũi tên và phím Page Up, Page Down trên bàn phím. Bạn cũng có thể về nhanh đầu trang hoặc cuối trang bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl+Home hoặc Ctrl+End. Hầu hết các trang web đều chứa các liên kết mà bạn có thể nhấn vào 64
  • 65. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox để chuyển tới các trang khác, cụ thể như sau: - Di con trỏ chuột cho tới khi mũi tên biến thành hình bàn tay. Điều này xảy ra mỗi khi con trỏ chuột đi qua một liên kết. Hầu hết các liên kết đều là ký tự được gạch chân, tuy nhiên các nút và các hình ảnh cũng có thể là các liên kết. - Nhấn chuột vào liên kết để mở trang liên kết đó. 1.5 Di chuyển trong các trang đã truy cập - Để trở lại hoặc chuyển tới một trang, nhấn chuột vào biểu tượng hoặc trên thanh công cụ. - Để xem danh sách các trang đã truy cập, nhấn chuột vào mũi tên nhỏ bên phải của biểu tượng . Nếu bạn muốn trở lại trang nào, chọn trang đó trong danh sách. 1.6 Mở nhiều cửa sổ, nhiều tab để truy cập nhiều trang web cùng lúc - Để mở nhiều trang web cùng lúc, bạn có thể: + Mở nhiều cửa sổ Firefox khác nhau, mỗi cửa sổ duyệt một trang web; hoặc + Mở một cửa sổ Firefox và sử dụng tính năng Duyệt trên nhiều tab để điều hướng trang web nhanh hơn và dễ dàng hơn. - Duyệt trên nhiều tab cho phép bạn mở nhiều tab trong cùng một cửa sổ Firefox, mỗi tab hiển thị một trang web. Nhờ đó bạn không cần phải mở nhiều cửa sổ mới có thể duyệt nhiều trang khác nhau. Điều này giải phóng không gian cho desktop của bạn. Bạn có thể mở, đóng và nạp lại các trang web rất thuận tiện trong cùng một nơi mà không cần chuyển sang cửa sổ khác. 1.6.1. Mở và duyệt web trên tab mới - Để mở một tab mới, vào menu FileNew Tab, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+T, hoặc bấm đúp chuột vào khoảng trống trên Thanh Tab. 65
  • 66. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox - Để mở một liên kết trên một tab, bạn có thể thực hiện một trong các cách sau: + Kéo liên kết và thả vào khoảng trống trên Thanh Tab. (Nếu chỉ có duy nhất một trang web đang được mở, Thanh Tab có thể bị ẩn đi) + Kéo và thả liên kết vào một tab để mở liên kết trên tab đó. + Nhấn chuột phải vào liên kết, chọn Open Link in New Tab. - Để mở một URL trên Thanh Địa chỉ tại tab mới, nhập URL đó vào rồi nhấn tổ hợp phím Alt+Enter. 1.6.2. Di chuyển các tab trong một cửa sổ - Các tab được hiển thị theo trật tự bạn mở chúng, điều này có thể không đúng với ý bạn. Để di chuyển một tab tới vị trí khác trong cửa sổ Firefox, đơn giản bạn hãy dùng chuột kéo chúng tới đó. Trong khi bạn kéo, Firefox sẽ hiển thị một chỉ báo nhỏ cho biết vị trí tab sẽ được chuyển tới. 1.6.3. Đóng và phục hồi các tab - Để đóng tab hiện thời, vào menu FileClose Tab, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+W, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Close Tab bên phải của tab. Để đóng tất cả các tab trừ tab hiện thời, nhấn chuột phải vào tab và chọn Close Other Tabs. - Cửa sổ Firefox sẽ lưu danh sách các tab bạn đóng gần đây. Bạn có thể phục hồi bất cứ tab nào bằng cách chọn nó từ menu HistoryRecently Closed Tabs. Bạn cũng có thể phục hồi tất cả các tab bằng cách chọn menu HistoryRecently Closed TabsOpen All in Tabs. 2. Tìm kiếm 2.1 Tìm trang web Tìm kiếm các trang web theo một chủ đề nào đó được thực hiện rất dễ dàng trên Thanh Tìm kiếm của Firefox. 66
  • 67. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Ví dụ: Để tìm kiếm các thông tin có liên quan đến Firefox: - Nhấn chuột vào Thanh Tìm kiếm. - Gõ từ khóa firefox (chữ hoa hay chữ thường đều được). Hình 62: Nhập từ khóa vào Thanh Tìm kiếm - Nhấn phím Enter để tiến hành tìm kiếm. Kết quả tìm kiếm sẽ xuất hiện như sau: Hình 63: Kết quả tìm kiếm trên web Nếu bạn nhập từ khóa là một cụm từ trong dấu ngoặc kép, Firefox sẽ giúp bạn tìm những trang web có tất cả các từ trong cụm từ đó. Ngược lại, nếu bạn nhập từ khóa là một cụm từ không có dấu ngoặc kép, Firefox sẽ tìm thấy những trang web có ít nhất một từ trong cụm từ đó. 67
  • 68. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox 2.2 Tìm nội dung trong một trang - Vào menu EditFind hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+F để mở Thanh công cụ Tìm kiếm ở phía dưới của màn hình Firefox. Hình 64: Kết quả tìm kiếm trong một trang - Gõ từ hoặc cụm từ mà bạn muốn tìm trong trang. Việc tìm kiếm sẽ được tự động bắt đầu ngay khi bạn gõ ký tự đầu tiên. - Thanh công cụ Tìm kiếm cung cấp các lựa chọn sau: + Next: Tìm từ hoặc cụm từ mà nằm dưới vị trí hiện thời của con trỏ. + Previous: Tìm từ hoặc cụm từ mà nằm trên vị trí hiện thời của con trỏ. + Highlight all: Tô sáng tất cả các từ hoặc cụm từ tìm thấy trong trang. + Match case: Chỉ tìm những từ hoặc cụm từ có cùng kiểu viết hoa so với chuỗi tìm kiếm của bạn. 68
  • 69. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox - Để tìm lại từ hoặc cụm từ, vào menu EditFind Again hoặc nhấn phím F3. 3. Sao chép, lưu và in ấn các trang web 3.1 Sao chép một phần trang web - Để sao chép nội dung từ trang web: + Chọn nội dung cần sao chép. + Vào menu EditCopy hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+C. + Bạn có thể dán nội dung đã sao chép này vào các chương trình khác bằng cách chọn đích cần dán rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl+V. - Để sao chép một liên kết (URL) hoặc một liên kết ảnh từ trang web: + Đặt con chuột lên trên liên kết hoặc ảnh. + Nhấn chuột phải vào liên kết hoặc ảnh, chọn Copy Link Location hoặc Copy Image Location. Nếu ảnh cũng đồng thời là liên kết, bạn có thể chọn một trong hai lệnh trên. + Bạn có thể dán liên kết đã sao chép này vào các chương trình khác hoặc vào Thanh Địa chỉ của Firefox bằng cách chọn đích cần dán rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl+V. 3.2 Lưu toàn bộ hoặc một phần trang web 3.2.1. Lưu toàn bộ một trang Lưu một trang web về máy tính cá nhân cho phép bạn xem trang đó ngay cả khi bạn không kết nối với Internet. Cách thực hiện như sau: - Vào menu FileSave Page As hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+S, xuất hiện hộp hội thoại Save As. 69
  • 70. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 65: Lưu trang web - Chọn nơi lưu trang. - Chọn một kiểu định dạng cho trang được lưu tại ô Save as type: + Web Page, complete: Lưu trang web kèm theo ảnh. + Web Page, HTML only: Lưu trang web không có ảnh. + Text File: Lưu trang web thành một tệp ký tự. - Đặt tên trang tại ô File name. - Nhấn nút <<Save>>. 3.2.2. Lưu ảnh trong trang web - Đặt con trỏ chuột lên trên ảnh. - Nhấn chuột phải vào ảnh, chọn Save Image As, xuất hiện hộp hội thoại Save Image. 70
  • 71. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 66: Lưu ảnh - Chọn nơi lưu ảnh. - Đặt tên ảnh tại ô File name. - Nhấn nút <<Save>>. 3.3 In trang web 3.3.1. Xem trước khi in - Để biết trang web sẽ hiển thị trên giấy như thế nào khi in ra, bạn nên sử dụng tính năng Xem trước khi in. Cách thực hiện như sau: + Vào menu FilePrint Preview. - Tại cửa sổ Xem trước khi in, bạn có thể thực hiện các thao tác sau: + Chuyển qua lại giữa các trang: o Nhấn nút Next page để chuyển tới trang tiếp theo. o Nhấn nút Last page để chuyển tới trang cuối cùng. o Nhấn nút Previous page để chuyển tới trang trước đó. o Nhấn nút First page để chuyển tới trang đầu tiên. 71
  • 72. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox + Thay đổi tỷ lệ của các trang: Chọn tỷ lệ thích hợp tại ô Scale. + Thay đổi hướng giấy in: Nhấn chuột vào biểu tượng để in giấy dọc, hoặc để in giấy ngang. + Thiết lập trang: Nhấn nút <<Page Setup>> để thiết lập trang in với những tuỳ chọn khác như tiêu đề đầu trang, tiêu đề cuối trang,… + Nhấn nút <<Print>> để in trang web ngay, hoặc nhấn nút <<Close>> để đóng cửa sổ Xem trước khi in. 3.3.2. In - Để in trang hiện thời: + Vào menu FilePrint hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+P, xuất hiện hộp hội thoại: Hình 67: In trang web + Chọn máy in tại ô Name. + Nhấn nút <<OK>>. - Để in một đoạn văn bản trên trang hiện thời: 72
  • 73. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox + Chọn đoạn văn bản cần in. + Vào menu FilePrint hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+P, hộp hội thoại Print xuất hiện. + Trong khung Print range, tích chọn Selection. + Nhấn nút <<OK>>. Nếu máy in của bạn hỗ trợ chế độ in hai mặt, bạn có thể chọn chế độ này để tiết kiệm giấy in. Khi đó, máy in của bạn sau khi in mặt thứ nhất sẽ tự động kéo giấy trở lại để in mặt tiếp theo. Cách chọn chế độ in hai mặt (trên máy in có hỗ trợ chức năng này): - Trên hộp hội thoại Print, nhấn nút <<Properties>>, xuất hiện hộp hội thoại Properties của máy in. - Chọn trang Finishing rồi tích chuột vào ô Print On Both Sides. Hình 68: Chọn chế độ in hai mặt - Nhấn nút <<OK>> rồi thực hiện in ấn như bình thường. 73
  • 74. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox 4. Đánh dấu các trang ưa thích Khi gặp một trang web ưa thích, bạn muốn lưu lại địa chỉ của nó để tiếp tục ghé thăm vào các lần sau. Để thực hiện điều đó, Firefox cho phép bạn lưu các trang web thành các bookmark. Sau đó, khi muốn hiển thị trang web nào, bạn chỉ cần nhấn chuột vào bookmark đó. 4.1 Đánh dấu một trang Để đánh dấu một trang ưa thích, thực hiện các bước sau: - Chọn trang muốn đánh dấu. - Vào menu BookmarksBookmark This Page, hoặc nhấn đúp chuột vào biểu tượng ngôi sao màu trắng bên phải của thanh Địa chỉ (nếu ngôi sao màu vàng tức là trang web đó đã được đánh dấu), hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+D, xuất hiện màn hình Page Bookmarked. Hình 69: Đánh dấu một trang - Đặt tên cho bookmark tại ô Name. - Chọn thư mục lưu bookmark tại ô Folder: 74
  • 75. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox + Nếu bạn chọn thư mục mặc định (thư mục Bookmarks Menu) thì bookmark sẽ được thêm vào dưới cùng của danh sách trong menu Bookmarks. + Nếu bạn chọn thư mục Bookmarks Toolbar, bookmark của bạn sẽ hiển thị trên Thanh công cụ Bookmark. + Nếu bạn muốn lưu bookmark trong một thư mục hoàn toàn mới: o Trong danh sách Folder, nhấn chọn Choose, màn hình Page Bookmarked sẽ được mở rộng như hình sau: Hình 70: Tạo thư mục bookmark mới o Chọn thư mục cha cho thư mục sẽ tạo mới. o Nhấn nút <<New Folder>>, sau đó đặt tên cho thư mục mới tương tự như trong Windows. - Nhấn nút <<Done>> để hoàn tất việc đánh dấu trang ưa thích. Nếu bạn chọn đánh dấu một trang đã được đánh dấu trước đó, màn hình Edit This Bookmark sẽ hiện ra. Tại màn hình này, bạn có thể sửa tên 75
  • 76. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox bookmark, chọn lại thư mục lưu bookmark tương tự như trên; đồng thời bạn có thể xóa bookmark đó bằng cách nhấn chuột vào nút <<Remove Bookmark>>. 4.2 Đánh dấu tất cả các trang đang mở Bạn có thể đánh dấu cùng lúc tất cả các trang đang mở trên các tab của một cửa sổ Firefox bằng cách: - Vào menu BookmarksBookmark All Tabs hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+D, xuất hiện hộp hội thoại: Hình 71: Đánh dấu tất cả các trang đang mở - Đặt tên cho thư mục sẽ được tạo mới để lưu các bookmark tại ô Name. - Chọn nơi lưu thư mục mới tại ô Create in: + Nếu bạn chọn thư mục mặc định (thư mục Bookmarks Menu) thì bookmark sẽ được thêm vào dưới cùng của danh sách trong menu Bookmarks. + Nếu bạn chọn thư mục Bookmarks Toolbar, bookmark của bạn sẽ hiển thị trên Thanh công cụ Bookmark. + Nếu bạn muốn lưu bookmark trong một thư mục hoàn toàn mới: o Nhấn nút để mở tuỳ chọn tạo thư mục mới. 76
  • 77. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox o Nhấn nút <<New Folder>>, xuất hiện hộp hội thoại Add Folder. o Đặt tên thư mục mới tại ô Name rồi nhấn nút <<Add>>. - Nhấn nút <<Add Bookmarks>> để hoàn tất việc đánh dấu tất cả các trang. 5. Xem các trang đã truy cập 5.1 Trên thanh Địa chỉ Thanh Địa chỉ là một cải tiến đáng kinh ngạc của Firefox 3.0. Bạn chỉ cần gõ vài từ vào thanh Địa chỉ, lập tức một danh sách sổ xuống là những trang web bạn đã xem có chứa những từ đó, không chỉ là URL mà còn là tiêu đề trang, tên file, thậm chí cả tiêu đề thư của gmail,… Trong danh sách này bạn còn có thể biết được trang web nào đã được đánh dấu và trang web nào chưa, rất tiện lợi cho việc duyệt web của bạn. Bạn cũng có thể xem lại danh sách các trang đã truy cập bằng cách nhấn chuột vào mũi tên nhỏ phía cuối của Thanh Địa chỉ. Hình 72: Danh sách các trang đã truy cập 77
  • 78. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox - Trang web nào có biểu tượng ngôi sao màu vàng ở cuối là trang web đã được đánh dấu. - Để xem lại trang web nào, kích chọn trang web đó trong danh sách. 5.2 Trong menu History - Để xem danh sách những trang bạn đã ghé thăm trong phiên làm việc gần đây, mở menu History và xem danh sách nằm giữa menu này. - Để xem danh sách những trang bạn đã ghé thăm trong các phiên làm việc tại từng thời điểm cụ thể: + Vào menu HistoryShow All History, xuất hiện hộp hội thoại Library như hình sau: Hình 73: Danh sách các trang đã truy cập + Tại phần bên phải của hộp hội thoại là danh sách các trang web đã truy cập. Để xem lại trang web nào, kích đúp vào trang web đó. Trên thanh trái của hộp hội thoại Library cũng hiển thị cây thư mục chứa bookmark; do đó bạn có thể quản lý các bookmark của mình ngay tại đây bằng cách kích chọn thư mục con trong thư mục All Bookmarks rồi thực hiện các thao tác thêm, sửa, xóa,… 78
  • 79. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox CHƯƠNG 03: THIẾT LẬP TUỲ CHỌN CHO FIREFOX Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được: Thiết lập tuỳ chọn chung Thiết lập tuỳ chọn riêng Xác định ngôn ngữ ưa thích để hiển thị các trang Đặt proxy Ngăn chặn các cửa sổ ngoài ý muốn Các thành phần mở rộng 1. Thiết lập tuỳ chọn chung 1.1 Thiết lập trang chủ Bạn có thể thiết lập một trang làm trang chủ để mỗi khi bạn khởi động Firefox hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Home trên thanh công cụ, trang đó sẽ được tự động mở ra. Để thiết lập một trang làm trang chủ: - Vào menu ToolsOptions. - Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Main và thực hiện thay đổi trong khung Startup. 79
  • 80. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 74: Hộp hội thoại OptionsMain - Tại ô When Firefox starts, chọn tuỳ chọn Show my home page. - Tại ô Home Page, nhập trang mà bạn muốn thiết lập làm trang chủ, ví dụ: http://www.misa.com.vn/. - Nhấn nút <<OK>> để chấp nhận thiết lập. Nếu bạn muốn trang hiện thời làm trang chủ, bạn có thể nhập nhanh địa chỉ trang hiện thời vào ô Home Page bằng cách nhấn nút <<Use Current Pages>>. 1.2 Thiết lập Firefox là trình duyệt mặc định Nếu máy tính của bạn có từ 2 trình duyệt trở lên (ví dụ: Internet Explorer, Firefox, Opera…), mỗi khi bạn nhấn chuột vào một liên kết 80
  • 81. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Internet, máy tính của bạn sẽ mở liên kết đó bằng trình duyệt mà đã được thiết lập làm mặc định. Để thiết lập Firefox là trình duyệt mặc định, thực hiện các thao tác sau: - Vào menu ToolsOptions. - Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Advanced và thực hiện thay đổi trong khung System Defaults. Hình 75: Hộp hội thoại OptionsAdvanced - Nhấn nút <<Check Now>> để kiểm tra xem Firefox đã là trình duyệt mặc định của bạn hay chưa. + Nếu chưa, thông báo sau sẽ hiện ra: 81
  • 82. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 76: Xác nhận thiết lập Firefox là trình duyệt mặc định o Nhấn nút <<Yes>> để thiết lập Firefox là trình duyệt mặc định. + Nếu Firefox đã là trình duyệt mặc định của bạn, thông báo sau sẽ hiện ra: Hình 77: Thông báo Firefox đã là trình duyệt mặc định o Nhấn nút <<OK>> để đóng cửa sổ thông báo. 2. Thiết lập tuỳ chọn riêng 2.1 Xác định cách thức bảo mật thông tin cá nhân trực tuyến Bạn có thể xác định cách thức bảo mật thông tin cá nhân trực tuyến theo cách sau: - Vào menu ToolsOptions. - Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Privacy và thực hiện thay đổi trong khung Private Data. 82
  • 83. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 78: Hộp hội thoại OptionsPrivacy - Các tuỳ chọn bảo mật thông tin cá nhân bao gồm: + Always clear my private data when I close Firefox: Tích chọn ô này nếu muốn Firefox xoá các thông tin cá nhân của bạn mỗi khi bạn đóng chương trình. Để xác định loại dữ liệu nào sẽ bị xoá, nhấn nút <<Settings>> và tích chọn các ô tương ứng. + Ask me before clearing private data: Tích chọn ô này nếu muốn Firefox hỏi bạn trước khi xoá các thông tin cá nhân của bạn. + Nếu bạn muốn xoá các thông tin cá nhân ngay lập tức, nhấn nút <<Clear Now>>. - Sau khi thiết lập các tuỳ chọn như mong muốn, nhấn nút <<OK>> để chấp nhận thiết lập đó. 83
  • 84. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox 2.2 Thay đổi thiết lập Lịch sử duyệt web Khi bạn duyệt web, theo mặc định Firefox sẽ tự động ghi lại các trang web bạn đã ghé thăm, các tệp bạn đã tải xuống, hoặc các thông tin bạn đã nhập vào các biểu mẫu và trên thanh Tìm kiếm. Bằng việc ghi lại thông tin này, Firefox giúp bạn theo dõi quá trình làm việc trên Internet của mình cũng như có thể xem lại các trang web mà bạn vô tình đóng lại. Bạn có thể thay đổi các thiết lập Lịch sử duyệt web này bằng cách: - Vào menu ToolsOptions. - Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Privacy và thực hiện thay đổi trong khung History. Hình 79: Hộp hội thoại OptionsPrivacy - Có 3 tuỳ chọn về Lịch sử duyệt web bao gồm: 84
  • 85. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox + Keep my history for at least … days: Tại đây bạn có thể xác định số ngày bạn muốn Firefox nhớ các trang web bạn đã ghé thăm. Theo mặc định, Firefox sẽ nhớ các trang web bạn ghé thăm trong ít nhất là 90 ngày. + Remember what I enter in forms and the search bar: Khi bạn nhập thông tin vào các biểu mẫu trên mạng hoặc trên thanh Tìm kiếm của Firefox, thông tin đó sẽ được lưu lại để sau đó Firefox có thể đưa ra các gợi ý khi bạn nhập thông tin vào các biểu mẫu trong tương lai. Nếu không muốn điều đó, bạn hãy bỏ chọn tại ô này. + Remember what I’ve downloaded: Tuỳ chọn này cho phép bạn lưu hoặc không lưu các tệp đã tải về trước đó trên cửa sổ Downloads (cửa sổ hiện ra mỗi khi bạn tải tệp trên mạng xuống). - Sau khi thiết lập các tuỳ chọn như mong muốn, nhấn nút <<OK>> để chấp nhận thiết lập đó. 2.3 Xoá Lịch sử duyệt web - Vào menu ToolsClear Private Data hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+Del, xuất hiện hộp hội thoại: Hình 80: Xoá Lịch sử duyệt web 85
  • 86. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox - Tích chọn ô Browsing History nếu muốn xoá lịch sử các trang bạn đã ghé thăm. - Tích chọn ô Saved Form and Search History nếu muốn xoá lịch sử thông tin đã nhập vào biểu mẫu hoặc thanh Tìm kiếm. - Bỏ chọn tại các ô còn lại rồi nhấn nút <<Clear Private Data Now>>. Bạn cũng có thể mở hộp hội thoại Clear Private Data bằng cách nhấn nút <<Clear Now>> tại trang Privacy của hộp hội thoại Options. 2.4 Quản lý mật khẩu Khi làm việc với một số trang web, bạn cần có tên truy cập và mật khẩu để đăng nhập vào trang web đó, ví dụ: đăng nhập vào hòm thư yahoo, gmail,… Để giúp bạn không phải nhập đi nhập lại nhiều lần mật khẩu, Firefox cung cấp tiện ích cho phép lưu lại mật khẩu này để mỗi khi bạn nhập tên truy cập thì mật khẩu của bạn sẽ được tự động điền vào cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tắt tính năng này hoặc thay đổi một số thiết lập khác dành cho mật khẩu. Cách thực hiện như sau: - Vào menu ToolsOptions. - Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Security và thực hiện thay đổi trong khung Passwords. 86
  • 87. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 81: Hộp hội thoại OptionsSecurity - Các thiết lập về mật khẩu bao gồm: + Remember passwords for sites: o Firefox lưu mật khẩu của bạn một cách an toàn, giúp bạn dễ dàng đăng nhập vào các trang web. Nếu không muốn điều đó, bỏ chọn tại ô này. o Tuy nhiên cho dù bạn đã tích chọn ô này, nếu lần đầu tiên đăng nhập chương trình sẽ vẫn hỏi bạn có muốn lưu mật khẩu cho trang này hay không. Nếu bạn chọn “Never for This Site”, trang web này sẽ được đưa vào danh sách ngoại lệ. o Để xem danh sách ngoại lệ hoặc xoá một trang khỏi danh sách ngoại lệ, nhấn nút <<Exceptions>> bên phải của ô. 87
  • 88. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox + Use a master password: o Firefox có thể bảo vệ các thông tin nhạy cảm như là mật khẩu hoặc chứng chỉ được lưu bằng cách mã hoá chúng sử dụng mật khẩu chủ. Nếu bạn muốn sử dụng mật khẩu chủ, tích chọn ô này và nhập mật khẩu chủ trên hộp hội thoại Change Master Password hiện ra. o Để thay đổi mật khẩu, nhấn nút <<Change Master Password>> bên phải của ô. + Saved Passwords: Cho phép hiển thị, ẩn đi, hoặc xoá các mật khẩu đã lưu. - Sau khi thiết lập các tuỳ chọn như mong muốn, nhấn nút <<OK>> để chấp nhận thiết lập đó. 3. Xác định ngôn ngữ ưa thích để hiển thị các trang Một số trang web hỗ trợ nhiều hơn một ngôn ngữ. Firefox cho phép bạn xác định ngôn ngữ ưa thích để hiển thị các trang web đó. Cách thực hiện như sau: - Vào menu ToolsOptions. - Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Content và thực hiện thay đổi trong khung Languages. 88
  • 89. Hướng dẫn sử dụng Mozilla Firefox Hình 82: Hộp hội thoại OptionsContent - Nhấn nút <<Choose>>, xuất hiện hộp hội thoại Languages. Hình 83: Hộp hội thoại Languages 89