SlideShare a Scribd company logo
1 of 102
Download to read offline
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 101
Huỳnh Tâm Hoài
Qua giửa tháng Năm chôm chôm chín rộ.
Chi Năm thức sớm lo nấu cơm. Khói nhà bếp pha
trộn sương sớm là là quanh khu vườn nhà.Tiếng gà
gáy đả tạnh. Đàn vịt xiêm rời tổ dẩn đàn con chim
chíp ra vườn sau. Con chó mực sửa gâu gâu khi chị
phụ việc bước vào sân nhà kêu chị ơi! em tới. Má
ngồi bên chiếc bàn tròn nhà trước vừa nhai trầu
vừa nói: Vô đi Hai, chị Năm mầy ở nhà sau. Anh
Năm thì lục đục dưới xẻo mương lo đổ thêm dầu
vào máy ghe và bỏ những cần xé xuống khoang.
Tôi cũng thức sớm ngồi uống tách cà phê tự pha.
Hai thằng con trai đứa lên bốn, đứa lên năm còn
ngủ say. Đứa con gái mới sinh vài tháng oa oe
khóc.Vợ tôi ru khe khẻ. Mùi hương thơm hoa bưởi
hoa cam theo cơn gió len vào mái lá thơm ngào
ngạt. Con chim chìa vôi vừa hót chuyền trên nhánh
cây xoài tượng phía trái trước nhà. Vợ tôi ra khỏi
giường khi đứa con nhỏ còn ngủ, lại hỏi tôi: Hôm
nay anh muốn đi hái chôm chôm với anh Năm hả?
Tôi nói: Ừ! đi phụ với anh chị Năm cho vui nằm
nhà buồn quá.
Vườn cây lôm chôm
Từ ngày về đây đến nay gần hai tháng, tôi chỉ
quanh quẩn trong nhà. Bứng vài cây chuối con
trồng ở khoảng đất trống bên hè. Đem nhánh mận
hồng đào đá chôn xuống đất ở phía sau nhà. Phần
lớn trong ngày là nằm võng ôm con hát bắt hoàn từ
tân nhạc.
“Đâu bóng trăng soi
Rặng liểu mơ màng
Cung đàn nhỏ lệ tầm dương
Ai đó tri âm…biết cùng…(Đêm tàn Bến Ngự)
“Còn nước mơ màng mây vẩn vơ
Thì còn lão với một con đò
Có tiền mua lấy vài chai rượu
Nhấp rượu xong rồi lão nói… thơ…
“Linh đinh trời rộng sông dài
Đò ngang một chuyến lần hồi sớm trưa
Chiều rồi nghĩ một chuyến đưa
Nằm nghe lá rụng như mưa trên đò
Cơm ngày hai bửa cầu no
Dám đâu bàn chuyện cơ đồ viễn vông
Đời nầy có cũng như không
Sớm còn tối mất bận lòng mà chi
Rồi qua vọng cỗ.
(Ông lão chèo đò)
Quen sống ở chợ về đây buồn hiu- buồn
hắt…Nhưng được một nỗi là ổn định lại tinh thần
sau những năm bị dồn ép, cưởng chế tinh thần…
Tôi bây giờ mất hướng tương lai! Cố thu mình lại
và bặt đuờng liên hệ với mọi người quen và bạn
bè. Về đây tôi tịnh khẩu, tịnh đời với vườn cây tươi
mát. Với thiên nhiên trầm lắng… Tôi sống với nội
tâm nhiều hơn. Thỉnh thoảng ngồi viết vài bài thơ
như là một hình thức thả buồn theo chữ, thả tâm
vào vần. Có lúc tôi nghĩ: Mình như một cư sĩ ẩn
thân? Một Lã Vọng ngồi câu cho mản kiếp!
Bước rẻ xoay ngang một nửa đời
Mịt mù phía trước nẻo buông trôi
Đồng vọng trống chiên hồi tịnh bặt
Phía sau khói nhạt bóng dòng trôi…
Con nước đã đổ vào xẻo nhỏ dâng lên cao.
Chị Năm đem các vật vụng cần thiết đặt xuống
khoang ghe. Má quấn chiếc khăn sọc đỏ quanh cổ,
xách chiếc giỏ trầu đi về phía chái để ghe.Tôi cũng
rời nhà đi về hướng ấy.Giờ nầy chắc Cậu còn ngủ
vì đêm qua nửa khuya tôi nghe Cậu ho hơi nhiều.
Dạo nầy Cậu ít đi qua cồn, mọi việc vườn tược anh
chị Năm thay thế. Chích em người em vợ sinh kế
vợ tôi đi theo chồng làm việc ở miệt Trà Ôn. Vợ
chồng lục đục…em buồn ẫm con về ở với cậu má
được vài tuần…chắc cũng còn ngủ với thằng con
trai trong phòng. Em ít nói, hình như em có tâm sự
buồn lắm, nhưng vẫn giử kín không nói ra với ai.
Cậu má cũng buồn vì đứa con út có chồng không
hạnh phúc.
Chiếc ghe được anh Năm chóng ra sông.
Đám lục bình nở bông tim tím dạt ra hai phía. Gió
lùa mặt sông đưa một vạt mát phả vào mặt vào
thân lành lạnh. Chiếc máy ghe bắt đầu nổ. Anh
Năm nâng đầu máy lên, chiếc đuôi tôm quậy nước
kêu rồ rồ trên mặt nước, anh nhất cao tay cầm
thêm…cánh quạt đẩy chiếc ghe nhỏ đi tới dần.
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 102
Sóng dạt hai đường gợn cao. Bầy vịt xiêm đang lội
nhấp nhô theo lượng sóng, kêu chim chíp. Chiếc
ghe ra vàm kinh.Tôi ngồi trước mủi ghe nhìn con
sông Cổ Chiên rộng lớn phản chiếu ánh nắng hồng
hào như mặt gương. Chiếc thuyền câu của ai đó
còn neo đậu ở một gốc phía trái miệng vàm.Tôi
thấy lòng mình phiêu phiêu chan hòa với buổi bình
minh rực màu tươi mát. Dạo trước có mấy lượt qua
cồn nhưng tôi đi với cái cãm giác bâng quơ vì ít
ngày lại đi. Bây giờ tôi nghĩ...rồi mình sẽ có nhiều
dịp đi và sống với dòng sông nầy từ đây. Tôi ngoái
đầu nhìn lại cửa vàm kinh như chiếc đăng lớn sẽ
đón nhận lúc tôi lúc về với căn nhà cùng ba đứa
con trong tuổi còn khờ dại.Tụi nhỏ lớn lên sẽ tập
làm vườn, làm ruộng…khác với đời sống của tôi
lúc trước. Một chuổi đời mới sẽ bắt
Chiếc ghe vượt qua sông lớn, đi vào xẻo
nhỏ len lỏi mấy khúc trái, ngang. Chiếc ghe tấp
vào cạnh chiếc cầu dừa.Tôi phụ mang các vật dụng
lên chiếc chòi lá nhỏ gần đó. Hôm nay anh chị Tư
cũng đến phụ hái chôm chôm. Anh chị vừa đi lại từ
phía căn nhà cách đây một mương vườn.Thấy tôi,
chi Tư cười và nói: Dượng sáu hôm nay cũng đi
phụ bẻ trái há... Anh Tư cười mĩm: Chiều nay tôi
với dượng làm vài xị nghe. Chị Tư lườm anh. Má
lấy tay quẹt miệng trầu. Má cười với môi trầu đỏ
ao nhìn anh Tư và quay sang nhìn tôi.
Cây trái miệt vườn
Mọi người bắt đầu công việc đi hái trái.
Những nhánh chôm chôm oằn say với những chùm
đỏ ao. Có nhánh quá nhiều trái phải có cây chỏi để
khỏi bị gảy nhánh. Anh Năm chỉ cho tôi bẻ trái sà
thấp, còn anh thì dùng chiếc cây dài có đầu kéo cắt
nhành trái. Anh đưa nhánh chín vào khớp kéo…
anh giựt sợi dây cho chiếc dao cắt nhánh. Chùm
chôm chôm chín dính vào ngàm. Anh đưa cần cắt
trái xuống gần mặt đất nhả ra. Chị Năm và người
phụ việc nhặt đem gom thành đống và lựa trái bỏ
vào cần xé. Đôi lúc anh Năm phải leo lên thân đây
để bẻ trái. Tôi chỉ đi quanh quẩn từ gốc nầy qua
gốc khác bẻ những chùm chôm chôm xà ngang
mặt. Vườn rộng có hơn chục công gồm ba liếp dài
từ bên nầy cồn chạy tuốt qua ngang bên kia cồn.
Cây nào cũng đầy trái. Trong lúc lần mò theo cây
hái trái.Tôi thấy một quả mảng cầu ta rớt trên mặt
đất phủ đầy lá rụng gần gốc cây chôm chôm tàn rất
rộng, quả mãng cầu chín bị chim ăn một gốc. Là
dân chợ tôi đâu đành bỏ qua.Tôi men đến để nhặt
lấy với ý sẽ đem về ăn.Trong khi bước tới gần,
chân tôi đẩy dạt lớp lá khô, con kiến đem to cắn
vào ngón chân buốt đau nhói óc.Tôi ngồi xuống
bóp ngón chân cho đở nhức. Một nhúm núm gì đó
cọng to bằng ngón tay út nhô lên khỏi mặt đất với
phần trên như chiếc dù nhỏ chưa mở rộng.Tôi nghĩ
chắc là loài núm dại. Bầy kiến đem túa ra.Tôi đành
đứng lên bước ra xa đám kiến vì sợ chúng cắn
nửa.Tôi đành bỏ ý định nhặt quả mảng cầu đem về.
Gần xế trưa tôi và anh Năm dùng đòn khiêng
gánh những cần xé chôm chôm gom về chòi lá.Tôi
thấy đói cồn cào vì sáng tới giờ tôi chỉ ăn vài quả
chôm chôm. Mọi người vẫn còn làm việc.Tôi cũng
ráng bóp bụng đói phụ với anh Năm. Má nói: Thôi
nghỉ làm…vào chòi ăn cơm…chắc thằng L nó đói
rồi đó. Tôi đói meo nhưng vẫn không dám nói gì
cả. Anh chị Năm và mọi người rửa tay dưới bờ
rạch. Tôi thì vói tay rửa ở mương nước. Mọi người
vào chòi ăn cơm. Buổi cơm với ít mắm chưng và
tô canh núm. Tôi thấy sao tô canh núm giống núm
mình thấy hồi nảy.Tôi cầm chiếc muổng chang
canh núm vào chén cơm. Tôi bưng chén đưa vào
miệng húp. Ôi! nó ngọt ngào thơm dịu, cọng không
dai mà giòn giòn. Tôi nhai nhai cơm hòa với núm,
nó ngọt hơn núm rơm và có mùi thơm thơm mà tôi
chưa bao giờ nếm qua. Tôi lùa thêm một chén
nửa… Mồ hôi ra ướt áo dầm dề. Tôi hỏi má: Núm
nầy là núm gì hả má. Má nói: đó là núm mối...khó
kiếm lắm đó…hên lắm mới tìm ra được. Chị Tư
mầy kiếm được một nhúm hôm qua để dành nấu
canh đó. Tôi ngẫm nghĩ rồi nói: Má ơi! hồi nảy còn
thấy núm nầy mọc dưới lớp lá khô gần gốc cây
chôm chôm già, con tưởng là núm dại. Chị Tư cười
nói: Vậy là dượng hên lắm mới tìm được đó. Lúc
rảnh nhớ lặt về cho Sáu Chích nấu canh ăn nghe
dượng. Tôi định bụng khi xong việc sẽ ra chổ đó
hái núm đem về. Gần xế chiều, khi công việc gần
xong. Ghe mối tới cân và đổ xuống ghe lớn. Tôi
tha thẩn ra chổ cây chôm chôm già hái núm. Lần
nầy tôi dùng nhánh khô quẹt lá vẹt sang môt bên…
đập đập cho đàn kiến chạy đi xa và nhặt nhanh một
rổ núm mối đem về chòi. Chị Năm nói: Chà …
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 103
nhiều quá… dượng hên quá tời (trời)… Chị Năm
nói chữ tr không được…hình như một số người
vùng Chợ Lách nói y như chị. Tôi hay nói giởn với
chị “Con tâu tắng... nó nằm ở bụi te”.Chị cười chứ
không bao giờ giận tôi. Chị nói: Ở xóm chị ai cũng
nói như chị.
Chiều tối đó tôi về khoe với vợ là đã tìm
được núm mối. Vợ tôi ngạc nhiên hỏi: Đâu…
đâu…cho em coi. Tôi bưng rổ núm để lên bàn.Vợ
tôi nói núm nầy ăn ngon lắm… mà khó tìm…phải
nặng bóng vía mới tìm được. Tôi nghĩ chắc vì ít gò
mối nên khó tìm chứ nặng bóng hay hên gì đâu.
Mỗi mùa chôm chôm chắc năm nào cũng có núm
ăn mà… Vợ tôi nói: Mai em ra chợ mua ít thịt về
bầm nấu canh ăn. Ở bên cồn chắc anh ăn canh ròng
núm không chứ gì? Tôi nói sao em biết…Tôi chợt
nghĩ mình hỏi hơi kỳ… Vợ tôi là dân vườn từ nhỏ
mà sao không biết
Đúng như lời nói, hôm sau vợ tôi nấu một
nồi canh núm với thịt nạt bầm. Một nhúm thịt kho
mặn. Chúng tôi có một bửa ăn ngon miệng. Hai
thằng con nhỏ mút cơm chang canh núm ăn lả mồ
hôi tráng. Tôi nhìn chúng nó với lòng thương cãm
vô cùng.Tôi nghỉ đây là lần đầu chúng mới ăn loại
canh nầy vì hồi ở bên nội chỉ ăn canh núm rơm
thôi.
Rồi chúng tôi rời Việt Nam sang định cư ở
nước ngoài cả mấy mươi năm mà chưa có lần nào
được niếm mùi vị của núm mối. Cái hương vị mà
mỗi khi nhớ đến là nước miếng tôi cứ như là muốn
ứa ra. Có một bận về lại xóm vàm kinh. Cậu đã
mất, má già còm cõi vì năm tháng. Đứa em gái kế
vợ tôi bồng con vượt biên và định cư tại Canada từ
mấy năm rồi. Mấy cháu nhỏ có gia đình ra ở riêng.
Tôi bùi ngùi nhìn khu đất mà căn nhà vợ chồng
chúng tôi ở… giờ chỉ là những cụm cây kiểng.
Thời gian hơn mười năm đã trôi qua…người
vắng…người còn.
Thời gian đã vèo bay hút mắt
Người xưa cảnh cũ đã đổi thay
Hồn quê buồn lắng hoài nhung nhớ
Sông nước mênh mông vẫn lớn đầy…
Trong dịp về quê lần nầy tôi và vợ tôi qua
cồn thăm gia đình anh chị Tư. Căn nhà anh chị đã
cất khá khang trang. Tường vôi mái ngói. Khi vợ
chồng tôi đến thì mấy đứa nhỏ con của anh chị
đang nhổ lông vịt. Chị sẽ nấu nồi cháo vịt, gỏi vịt
đãi vợ chồng tôi. Anh Tư dẩn tôi đi thăm vườn cũ.
Ba bờ mương vườn bị cắt đi hơn ba công ở phía
giáp bên gần bờ sông lớn. Lúc đó anh Năm bán lại
phần đất nầy cho người kinh doanh nuôi cá tra để
xuất khẩu lấy tiền mua thêm mấy công đất phía sau
khu vườn nhà ở. Ba hồ cá với bờ đất cao làm hụt
vào sâu bên trong một khoảng tróng cây xanh thuở
trước. Tôi nhớ mang máng là cây chôm chôm già
nằm trong khu đất bán. Tôi thầm nói: Dàn núm
mối đã bị mất rồi!
Khu vườn chôm chôm còn lại năm xưa cũng
được thay vào các cây nhản. Anh Tư nói: Từ ngày
dượng đi đến giờ cậu Năm đã thay mấy lượt cây
theo phòng trào: Cà phê, rồi nhản, rồi lại chôm
chôm…Khu vườn bây giờ như tạp chũng. Đi được
một đổi lâu, anh Tư nói với tôi: Thôi mình quay về
nhà nhậu nghe dượng…lâu lâu dượng mới về…lai
rai cho vui…Khi quay về lại nhà thì chị Tư đã dọn
sẵn bàn ăn. Chúng tôi ngồi vào bàn ăn gỏi vịt trộn
bắp chuối và cụng vài ly đế sủi bọt…Một lúc sau
chị Tư bưng lên một dỉa xào bốc khói. Chị nói:
Hôm nay tôi đãi dượng món nầy rất đặc biệt. Chị
đặt dĩa xào trên bàn ngay trước mặt tôi. Tôi kêu…
Ồ! Núm mối! Một dỉa núm mối xào với gan mề
vịt. Khói bốc xông lên mùi thơm ngào ngạt. Chị
nói: Tui biết dượng thích món nầy mà. Anh Tư
giục tôi: Cầm đủa gắp một miếng đi dượng. Tôi
cầm đủa gắp một miếng núm bỏ vào miệng nhai.
Ôi! Mùi hương cũ… mùi hương núm mấy mươi
năm mới ăn lại. Anh Tư đưa ly lên ngang mài, tôi
cũng cầm ly lên cụng ly với anh. Tôi uống một cái
ngót …Khà… khà…Ngon thiệt đó anh Tư!
Bây giờ ngồi viết mấy dòng nầy thì…Cậu
má không còn nửa. Anh Tư ra đi cách nay mấy
năm và chị Tư cũng mới ra đi vài tháng nay. Thời
gian không dừng lại. Biến đổi cuộc đời: CònMất
tiếp diển. Thế gian là một chuỗi dài biệt ly…nhưng
hương nhớ vẫn là một. Khi cảm tính con người
chưa mất thì sự hồi nhớ sẽ còn ở trong tâm hồn.
Huỳnh Tâm Hoài
( Tháng Bảy Cali-2013)
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 104
Vũ Điệu, Vũ Khúc qua Tiếng Đàn
của Tú Sinh
Ngày xưa mỗi lần anh buông tiếng đàn,
Em chen chân vũ điệu cha cha cha
Ngày đó eeeem còn ở tuổi mười một
Sau đó mình múa vũ điệu rumba. (Rumba)
Ngày xưa mỗi lần đánh đàn băn-rô (Banjo)
Là em chen chân múa điệu tăng-gô (Tango)
Ngày đó em chưa lên tuổi mười bốn
Sau đó mình mới nhảy điệu măm-bô (Mambo)
Ngày xưa trên sân trường mình múa quạt
Em chen chân vào vũ điệu chú lính nhỏ (Tiểu
tiểu binh)
Ngày đó em còn ở tuổi mười lăm
Sau đó mình vũ điệu nón lá.
Ngày xưa mỗi lần anh đàn măn-đô (Mandoline)
Em chen chân múa điệu dù In-đô (Múa dù
Indonésia)
Ngày đó em vừa mười sáu trăng tròn
Sau nầy mình mới nhảy điệu Slow-rock.
Ngày xưa mình nghe tiếng ngủ âm
Em chen chân vũ điệu hái trà
Ngày đó em vừa lên tuổi mười tám
Sau đó mình vũ “khúc ca ngày mùa”
Ngày xưa ở quê mình múa Lầm-Thôl
Sau đó chúng mình nhảy điệu Slow,
Giờ nầy em tuổi lục thập có hơn
Thất thập hữu dư còn Rock and Roll.
PHỤ CHÚ: Banjo, có 2 loại trên TG, một loại
thấy ở VN thùng đàn làm bằng nhôm, trên mặt da
trống, đàn Băn-rô ở VN 8 dây, còn đàn ở Âu Mỹ
thì 5 dây, thùng đàn bằng dán ép, mặt đàn cũng có
da, đàn reo tiếng rất ấm.
XIN TRẢ TÔI VỀ TUỔI ẤU THƠ
Xin trả tôi về tuổi ấu thơ
Nhửng ngày thơ mộng cũa mộng mơ
Con đường hàng me ngày cắp sách
Sân trường, thầy bạn, đang mong chờ !
Xin trả tôi về tuổi ấu thơ
Đường về "Sóc ruộng" đẹp nên thơ
Xăn quần lội bắt cua, tát cá
Đỉa đeo sợ quá, nhảy lên bờ !
Xin trả tôi về tuổi ấu thơ
Mẹ ru con ngủ tiếng ầu ơ
Gió lay cành trúc nghe xào xạc
Văng vẳng đâu đây tiếng ai hò !
Xin trả tôi về tuổi ấu thơ
"Long Bình" con nước chảy lửng lờ
Qua cầu đạp xe về "Hoà Thuận"
Hái đào lộn hột ở "Đầu Bờ"
Xin trả tôi về tuổi ấu thơ
Đường lên "Nguyệt hoá" dưới trăng mờ
"Ao Bà Om" đêm khuya thanh vắng
Hàng cây cổ thụ rể xác xơ
Xin trả tôi về tuổi ấu thơ
Đường về "Đa Lộc" đẹp như mơ
Bắn dơi, hái trái bị "Lục" rượt
Xăn quần, xách dép chạy có cờ
Xin trả tôi về tuổi ấu thơ
Vỉnh Bình quê Mẹ đẹp nên thơ
Sáu mươi năm nằm trong ký ức
Ngày ấy còn đâu không phai mờ !
Ngày ấy xa rồi xa quá xa
Những hình bóng củ mãi trong ta
Ngày xưa hoàng thị còn đâu nửa ?
Chỉ còn nuối tiếc những ngày qua !
KIM CHUNG Hoàng Vủ
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 105
Giáo dục thời Pháp thuộc sản xuất ra nhiều nhân tài: Tôn Thất Tùng, Phạm Biểu Tâm, Ngô Gia
Hy, Trần Đại Nghĩa... Vài kỷ niệm của một cựu sinh viên trường thuốc Hà Nội.
B.s. Nguyễn Lưu Viên
Hồi xưa dưới thời Pháp thuộc
toàn cõi Đông Dương (gồm có
Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Cao
Miên, Ai Lao) chỉ có một
trường thuốc đặt tại Hà Nội với
một tên chính thức dài thòng
là:" Ecole de Médecine et de
Pharmacie de Plein Exercice de
l'Indochine", nói tắt là Ecole de
Médecine de Hanoi (Trường thuốc Hà Nội ) có
một ông giám đốc (directeur) điều khiển.
Trường nầy được trường Y Khoa Đại học
Paris (Faculté de Médecine de Paris) đỡ đầu nên
Paris gởi qua một giáo sư để làm giám đốc trường
và hằng năm gởi qua Hà Nội một giáo sư để chủ
tọa cuộc thi ra trường, trình luận án và tuyên thệ
Hippocrate cho các tân khoa bác sĩ Việt Nam. Vị
giáo sư cuối cùng được Paris cử qua Hà Nội là
giáo sư Pasteur Valéry Radot, một danh sư của Y
Khoa Đại học Paris và là cháu ngoại của nhà thông
thái Louis Pasteur.
Đến năm 1940, sau khi Pháp thua trong Đệ
nhị Thế chiến và bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, sự
liên lạc giữa Đông Dương và "mẫu quốc" Pháp
không còn dễ dàng nữa thì Trường Thuốc Hà Nội
được tự trị với tên chính thức là " Faculté Mixte de
Médecine et de Pharmacie de Hanoi ( Y khoa Đại
học Hà Nội ) và ông giám đốc trường thuốc được
đổi danh xưng là Khoa trưởng Y khoa ( Doyen de
la Faculté de Médecine ).
Trường Thuốc Hà Nội 1945 – 1954
Từ khi tôi bước chân vào trường ấy (1938)
cho đến khi ra trường ấy với danh hiệu trên không
còn nữa (9-3-1945), ông giám đốc trường thuốc rồi
khoa trưởng y khoa cũng đều là ông Henri
Gaillard, một giáo sư chuyên về môn ký sinh trùng
học (parasitologie) của Paris gởi qua để điều khiển.
Thầy Gaillard rất là "parisien" lúc nào
cũng ăn mặc diêm dúa, ăn nói văn hoa. Ngoài việc
điều khiển trường về mặt hành chánh ( lúc ấy sinh
viên có việc về hành chánh thì liên lạc với ông
Sành), Thầy còn dạy hai môn là Ký sinh trùng học
(Parasitologie) và Vi trùng học (Bactériologie) cho
sinh viên năm thứ 3 có anh Bửu Lư rồi anh Lê
Khắc Quyến (sau nầy là khoa trưởng Y khoa Huế)
giúp. Cạnh văn phòng hành chánh của Thầy ở trên
lầu I của Trường còn có một phòng thí nghiệm ký
sinh trùng (Lab. of Parasito) trong đó Thầy nuôi đủ
loại muỗi truyền bệnh sốt rét (malaria). Để nuôi
(cho ăn) các muỗi ấy Thầy có mướn một người lao
công hằng ngày mấy lần thọc tay vào mỗi lồng
muỗi để cho muỗi "đốt" cho đến khi no.
Thường thường cours của Thầy bắt đầu
vào lúc 1 giờ rưỡi trưa (1:30 pm) tức là giờ ngủ
trưa ở Việt Nam, mà đề tài ký sinh trùng không có
gì hấp dẫn, giọng của Thầy giảng bài lại đều ru ru,
rất êm tai, nên ... thỉnh thoảng nghe Thầy đập gậy
lên bàn một cái và hét: "Mais réveillez-vous,
voyons", thì biết cả lớp đã ngủ gục.
Đặc biệt với Thầy là cuối năm đi thi, Thầy
hỏi nhiều câu không biết đâu mà rờ. Thí dụ: Có
một năm Thầy hỏi anh Hoàng ( bác sĩ Hoàng là
anh của ông Lộc, sau này là Thủ tướng VNCH hồi
ĐNCH) như sau:
Hỏi: Quel est l'animal le plus dangereux que vous
connaissez? (Anh biết con thú nào nguy hiểm
nhứt? )
Trả lời: Le tigre, monsieur.(Thưa Thầy, là con cọp)
- Non, plus petit que ça (Không, nhỏ hơn thế)
- La panthère, monsieur (Thưa Thầy là con beo)
- Non, beaucoup plus petit; un tout petit animal
(không, nhỏ hơn nhiều, một con vật nhỏ xíu hè)
- Le serpent, monsieur (Thưa Thầy, là con rắn)
- Mais non, je dis un animal à quatre pattes non pas
un serpent (Không mà, tôi nói một con thú 4 chân
chớ không phải con rắn).
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 106
Dần dần thì là... con chuột; vì thầy muốn
hỏi lối truyền nhiễm của bệnh dịch hạch
(peste,plague). Mà hỏi như vậy đó.
Với tôi thì Thầy hỏi: Qu'est-ce que vous
sentez quand un serpent vous pique ? (Khi anh bị
rắn cắn thì anh thấy cái gì ?). Tôi trả lời: Une
douleur, monsieur (Thưa Thầy, tôi thấy đau)
Thầy đưa hai tay lên, nói một cách chán
nản: Mon Dieu, vous vivez dans un pays infesté de
serpents, vous ne pouvez pas faire un pas sans
risquer de rencontrer un serpent et vous ne savez
pas ce que vous sentez quand un serpent vous
pique (Trời ơi, anh sống trong một xứ đầy là rắn;
bước đi một bước là có thể gặp rắn mà anh không
biết anh thấy cái gì khi bị rắn cắn sao ?)
Rốt cuộc là Thầy muốn mình phân biệt hai
loại nọc rắn độc: một loại thuộc loại rắn lục (Pit
viper venon) có tác dụng vào máu, và một loại
thuộc rắn hổ (cobra venon) có tác dụng vào thần
kinh. Mà hỏi như vậy đó. Nhưng thầy không ác, rất
"fair" hỏi dần dần để đưa mình đến chỗ Thầy
muốn, rồi nếu nói được thì cho đậu.
Câu chuyện bên lề một:
Lúc ấy vào niên khóa 1942-1943 thì phải,
một hôm đang theo thầy Massias làm round ở Khu
nội thương của Bệnh viện Bạch Mai, thì thấy khoa
trưởng Gaillard đến (một chuyện lạ ít khi có).
Cùng đi với Thầy có một người Việt Nam tuổi độ
sáu mươi, lùn lùn, có vẻ sang trọng, ăn mặc chỉnh
tề. Khi đến gần nhóm sinh viên thì Thầy Gaillard
nói "Voici Dr. Thinh de Sai Gòn; il était déjà
interne quand j'étais encore stagiaire " (Đây là bác
sĩ Thinh ở Sài Gòn; ông nầy khi trước đã là nội trú
khi tôi còn là sinh viên tập sự). Nghe như vậy bọn
sinh viên nể quá, kính cẩn chào; bác sĩ Thinh
không nói gì hết, cười cười, cúi đầu chào lại, có vẻ
rất hiền hậu. Thầy Massias trong buồng bệnh nhân
đi ra, ba người chào hỏi nhau, rồi kéo nhau lên văn
phòng.
Đây là lần đầu tiên, tôi được gặp bác sĩ
Thinh, một đồng nghiệp đàn anh danh tiếng ở miền
Nam và cũng là bố của chị Irène Thinh, đầm lai,
cao lớn hơn bố, khá đẹp, đang học Dược.
Về sau lối năm 1946, chính bác sĩ Thinh
đây sẽ là Thủ tướng của Nam kỳ cuốc "Cộng hòa
Cố chân chiên" (République de Cochinchine); và
sau khi nhận thấy mình đã bị Pháp lừa và lợi dụng,
ông đã tự tử bằng cách thắt cổ với một sợi giây
điện, trên bàn viết gần đó có quyển sách thuốc còn
mở ra ở trang nói về "Thắt cổ" (Pendaison). Nên để
ý rằng ông là một bác sĩ mà không dùng độc dược
để tự tử cho êm, mà lại dùng dây để thắt cổ như
người "tay ngang" (có nhiều ý nghĩa); trước đó còn
có can đảm và bình tĩnh để đọc lại sách thuốc xem
cái gì sẽ xảy ra cho thân thế mình. Thương hại cho
một đồng nghiệp đàn anh lỗi lạc (thời ấy Annamite
- Indigène mà đậu được Interne des Hôpitaux de
Paris không phải là vừa) thật thà ra làm chánh trị,
bị lường gạt và lợi dụng đến nỗi phải quyên sinh.
Không biết chị Irène về sau ra sao.
Ký Túc Xá Sinh Viên ở Hà Nội
Câu chuyện bên lề hai:
Thầy Gaillard có một "cô mèo" Việt Nam
trẻ và đẹp tên là cô Lý. Thầy thuê cho một căn nhà
ở đường Duvigneau gần Nhà Diêm (Société
Indochinoise des Allumettes) trong xóm có nhiều
sinh viên Nam kỳ. Thì ... quả y như rằng... cô Lý
có một "cậu mèo" tên là anh Tấn, người Nam, con
nhà giàu, quê ở Rạch Giá, đang học Luật. Mỗi khi
thầy đến thăm "mèo" (thường cô Lý được báo tin
trước để... " chuẩn bị ") thì anh Tấn tạm "tản cư"
qua nhà bên cạnh. Một hôm chắc Thầy "cao hứng
lắm" nên đến bất thình lình mà không có báo trước
nên... đụng đầu. Anh Tấn kể chuyện lại như sau:
"Tao đang nằm trong phòng, nghe tiếng xe hơi đậu
lại; tao chồm lên nhìn qua cửa sổ thì thấy ổng đã
xuống xe rồi; tao sợ quá vội vàng ôm đồ chạy; ra
đến cửa thì gặp ổng bước vào. Thấy tao ổng hơi
ngạc nhiên nhưng bình tĩnh nói: "Bonjour jeune
homme".Tao cũng cúi đầu chào "Bonjour monsieur
rồi chuồn luôn". Tụi nầy nghe chuyện cười quá.
Về sau, sau khi Việt Nam độc lập thì Thầy
Gaillard về Pháp được phục hồi nguyên chức vị cũ
là giáo sư Y khoa Đại học Paris, và không biết
Thầy mất lúc nào.
Còn cô Lý thì hình như được Quốc trưởng
chiếu cố nên vẫn sống phây phây trên nhung lụa ở
Đà Lạt.
Chỉ có anh Tấn thì tội nghiệp không đỗ đạt
gì hết; đến năm 1961 thì tôi có gặp lần cuối cùng
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 107
lang thang ở Sài Gòn, nghèo, đói, xì ke. Còn đâu
thời oanh liệt của một sinh viên trường Luật mà
"chim" được " mèo " của ông khoa trưởng Trường
Thuốc !
Tái bút :
Tôi không rõ Trường Thuốc Hà Nội thành
lập năm nào, chỉ thấy trong quyển sách " Việt Nam
Pháp Thuộc Sử 1884-1945" , tác giả Phan Khoang,
1961, ở trang 441, có đoạn nguyên văn như sau:
"Trường đại học ra đời thời Toàn quyền Paul Beau
(1897-1902) bị Toàn quyền Klobukowski (1902-
1908) bãi bỏ, được Toàn quyền Albert Sarraut
(1911-1919) tổ chức lại năm 1918, thật ra chỉ gồm
những trường chuyên môn đào tạo một hạng công
chức phụ tá người Pháp trong các công sở. Trường
Cao đẳng Y Dược mở trước hết, sau thêm trường
Cao đẳng Sư phạm, Công chánh, Canh nông, Thú
y, Thương mãi, Cao đẳng mỹ thuật. Và, như cụ
Phan Khoang nói, lúc ban đầu Trường Thuốc Hà
Nội chỉ đào tạo ra y sĩ Đông Dương (Médecins
Indochinois) theo một chương trình học 4 (hay 3 ?)
năm, để thành những công chức phụ tá cho các bác
sĩ y khoa Pháp trong các bệnh viện ở Đông Dương.
Rồi về sau trường nầy mới đào tạo ra y
khoa bác sĩ (docteur en médecine) với chương
trình học 7 năm và luận án, tôi không biết kể từ
năm nào, chỉ thấy trong quyển sách "Danh sách Y
sĩ Việt Nam 1989" của hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam
Tự Do xuất bản ở Montréal, Canada ở trang 114,
có ghi hồi năm 1935 (là năm xa nhứt có được tài
liệu), có 12 luận án y khoa.
Những chuyện tôi kể ở đây là những
chuyện ở Trường Thuốc Hà Nội từ 1938 đến 1945.
Đến năm 1945, sau khi quân đội Nhật Bổn
đảo chính Pháp ở Đông Dương đêm thứ sáu 9-3,
thì Trường Y Dược khoa và Đại học đóng cửa.
Ông khoa trưởng và các giáo sư phải chịu
cùng một số phận với các Pháp kiều khác là bị
Nhựt bổn bắt nhốt làm tù binh.
Độ hai tháng sau (lối tháng 5-1945) dưới
thời Đế quốc Việt Nam với Hoàng đế Bảo Đại và
Thủ tướng Trần Trọng kim, thì Trường Y Dược
khoa mở cửa lại với cụ Hồ Đắc Di làm khoa
trưởng, và tiếp tục luôn như thế dưới thời Việt
Minh, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hoạt động
được hơn một năm, thì đến ngày 19-19-1946, toàn
dân kháng chiến chống Pháp giành độc lập, thì cụ
Hồ Đắc Di và Trường cũng như mọi cơ sở khác
phải di tản ra chiến khu (Việt Trì, Phú Thọ, Thái
Nguyên, Bắc Kạn. (Lần sau cùng tôi gặp cụ Di là ở
Bắc Kạn vào mùa thu năm 1947).
Trong lúc đó thì Pháp đã trở lại Hà Nội, và
năm 1947 thì Trường Y Dược khoa Hà Nội hoạt
động trở lại và được chia ra làm hai cơ sở: một ở
Hà Nội (được gọi là section de Hanoi) với Thầy
Huard làm khoa trưởng và một ở Sài Gòn (được
gọi là section de Saigon) với Thầy Massias làm
khoa trưởng.
Ở Sài Gòn, trường Y Dược khoa được đặt
tại một tư thất (villa) ở đường Testard (sau đổi tên
là đường Trần Quí Cáp). Tư thất nầy khi trước là
của chị bác sĩ Henriette Bùi (con của cụ Bùi Quang
Chiểu, một chính trị gia có tiếng ở miền Nam).
Nên để ý rằng lúc ấy trường Thuốc Sài
Gòn không có tên là Faculté de Médecine de
Saigon mà có tên chính thức là Faculté Mixte de
Médecine et de Pharmacie de Hanoi (Section de
Saigon) làm cũng như thể là các thầy Pháp có linh
cảm trước (trước 28 năm) rằng Hà Nội sẽ chi phối
Sài Gòn ?)
Sau đó dưới thời Đệ nhứt Cộng Hòa (vào thập niên
60) nhờ sự viện trợ của Mỹ, một trường Y khoa
Đại học nguy nga được xây cất trong vùng Chợ
Lớn như chúng ta đã biết ... và đã phải vĩnh biệt."
Lời nói cuối
Tôi kể lại những "chuyện đời xưa" ở
Trường Thuốc Hà Nội trên đây là để cho các bạn
già nhớ lại mà cười chơi cho vui và các bạn trẻ biết
tới mà cười chơi cho vui. Tôi hy vọng đã đạt được
mục đích là các bạn già cũng như trẻ đã có dịp
cười chơi cho vui.
Hơn nữa tôi cũng hy vọng rằng... may ra ...
biết đâu ... các bạn trẻ lại không " thương " các bạn
già hơn, khi biết được các " anh " đã học thuốc như
thế nào, trong hoàn cảnh của một nước Việt Nam
còn bị trị, trong thời Đệ nhị Thế chiến thiếu thốn
đủ thứ khó khăn mọi bề mà đã "gồng hết mình" để
học tập và đã gặp nhiều may mắn (rất rất nhiều
may mắn vì đồng khóa PCB với tôi có hơn một
trăm (100) sinh viên mà khi lên đến Năm thứ năm
chỉ còn độ (30) người cho cả Đông Dương ), để rồi
sau này khi mà một mình Việt Nam Cộng Hòa đã
có một Trường Thuốc (Sài Gòn ) ... rồi hai Trường
Thuốc ( Sài Gòn, Huế ) ... rồi ba Trường Thuốc
(Sài Gòn, Huế, Minh Đức) thì có một số bạn già
sẵn sàng phục vụ tại các trường ấy để chỉ dẫn các
bạn trẻ trên con đường chánh đạo vinh quang
nhưng cũng đầy chông gai của Hippocrate
Nguyễn Lưu Viên
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 108
Chiêu Anh
I - Nhơn vật lịch sử Việt Nam
1- Đố:
- Đố anh ai đuổi giặc Ân
Sử nào đã chép, tháng năm, thời nào ?
Đáp:
- Trẻ thơ thiệt có tài cao
Roi sắt, một ngựa đánh nhào giặc Ân
Hùng Vương thứ Sáu phong thần
Thiên Vương Phù Đổng ẩn thân về trời
Hiển danh Thánh Gióng đương thời
Việt Nam con trẻ trên đời mấy ai !
2- Đố:
- Lạc Hồng dân tộc lâu đời
Bị Tàu đô hộ khổ người dân ta
Đau lòng hận nước thù nhà
Thời nào đã có đàn bà làm vua ?
Cùng ai giết giặc đuổi xua ?
Tên nào tướng giặc đã thua đàn bà ?
Đáp:
- Tướng Tàu Tô Định gian tà
Giết ông Thi Sách chồng bà họ Trưng
Thù nhà Trưng Trắc ra quân
Phất cờ nương tử diệt quân tham tàn
Đuổi quân Đông Hán rỡ ràng
Cùng em Trưng Nhị hai nàng lên ngôi
Ngàn sau vinh hiển tiếng đời
Lĩnh Nam hào khí một thời tranh đua
Nữ nhi từng đã làm vua
Giặc Tàu Tô Định đã thua đàn bà.
3- Đố:
- Nước ta có nữ tướng tài
Cỡi voi xung trận là ai ? Miền nào ?
Khác đời đặc biệt vì sao ?
Giặc nào khiếp sợ ? Vua nào sắc phong ?
Đáp:
- Bà Triệu nữ tướng đại tài
Cỡi voi xung trận ra oai lẫy lừng
Giặc Ngô khiếp sợ hãi hùng
Nữ nhi chính khí khác hơn thường tình *
Vì độc lập đã liều mình
Sanh thời Bắc thuộc phá thành Cửu Chân
Biệt xưng Nụy Kiều Tướng Quân
Phú Điền Thanh Hóa nữ nhân hùng tài
Triều Lý Nam Đế sau này
Sắc phong Trung Dõng miễu thờ hiển linh
* Ghi chú: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp
đường sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể Đông,
quét sạch bờ cõi, để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối,
chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu, cong
lưng để làm tì thiếp người ta.” (Trần Trọng Kim,
1964, Việt Nam Sử Lược. Trang 53. Nhà Xuất Bản
Trung Việt)
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 109
4- Đố:
- Đố anh danh tướng vang rền
Là ai ? Chống đuổi quân Nguyên chạy dài .
Chữ gì thích ở cánh tay ?
Văn tài còn có một bài khích quân
Nức lòng quân sĩ thêm hăng
Cùng nhau ra sức chống ngăn quân thù.
Đáp:
- Trần Quốc Tuấn – Hưng Đạo Vương
Đã từng đánh đuổi quân Nguyên chạy dài.
Thích chữ “Sát Đát” vào tay
Bài Hịch Tướng Sĩ cạn lời khuyên răn
Ba quân hởi dạ đánh hăng
Thắng quân Mông Cổ tiếng tăm lẫy lừng.
5- Đố:
- Ai người đổi áo giả vua
Liều mình chống giặc cho vua thoát nàn ?
Đáp:
- Đuổi giặc Minh, Bình Định Vương
Đối đầu quân địch núi rừng Chí Linh
Vua Lê thế yếu ít binh
Trùng vi vây khổn lâm tình thế nguy
Ba quân chẳng có kế chi
Liều mình cứu nước thay y đổi bào
Giả vua cùng giặc đánh nhau
Lê Lai thiệt mạng cứu vua thoát nàn.
6- Đố:
Đố anh lịch sử gần đây
Ai người áo vải núi Tây phất cờ ?
Từ Nam chí Bắc ngẩn ngơ
Chỉ trong mươi bữa, một giờ dẹp xong
Binh rồng thẳng tiến Thăng Long
Quân Thanh vỡ mật hết mong xâm loàn ?
Đáp:
Tây Sơn Nguyễn Huệ phất cờ
Đống Đa một trận tơi bời quân Thanh
Đánh mau, đánh mạnh lừng danh
Mồng Năm ăn Tết tại thành Thăng Long.
Xuân Giáp Ngọ 2014
Chiêu Anh
II – Đồ dùng
Đố:
1- Người treo tôi ở giữa nhà
Tôi có ba cánh nhưng mà không bay
Chậm mau tôi chỉ biết quay
Cho người mát mẻ suốt ngày không ngưng.
2- Tôi không có cánh mà bay
Xây tường trải gạch nhờ tay tôi làm
Nên nhà, cung điện, lầu trang
Che mưa đỡ nắng cả làng nhờ tôi.
3- Thân tròn, chưn nhọn, giẹp đầu
Tuy là vật mọn đâu đâu cũng cần
Ngắn, dài năm một đôi phân
Vật treo trang trí dự phần có tôi.
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 110
4- Chúng tôi luôn có đủ đôi
Trong tay khéo léo mọi người dùng tôi
Thức ngon, thức dở trên đời
Tôi cùng vén gọn người xơi no lòng.
5- Chúng tôi gỗ mít, gỗ me
Có bạn loài nhựa cùng phe mặt dày
Suốt ngày bằm xắt đọa đày
Đành cam thân phận chẳng hề than van.
6- Đội nón đỏ, mặc áo vàng
Thân gầy thở khói nhẹ nhàng thơm tho
Người dâng Trời Phật chứng cho
Còn tôi thân thể ra tro lụn dần.
Giải đáp:
1- Quạt trần treo ở giữa nhà
Bấm nút ba cánh theo đà chậm lơi
Suốt ngày quay tít không ngơi
Cả nhà mát mẻ thảnh thơi ngày hè.
2- Đố chi dễ ợt đáp ngay
Ai mà chẳng biết cái bay thợ hồ
Lầu trang cung điện quy mô
Nhờ tay thợ giỏi khéo tô mới thành.
3- Cây đinh lớn nhỏ vài phân
Làm nghề thợ mộc rất cần có đinh
“Như đinh đóng cột” sự tình
Ví von lời hứa đinh ninh chẳng dời.
4- Đôi đũa luôn có đủ đôi
Và cơm, vẽ cá có tôi gắp cùng
Bữa ăn ngon miệng no lòng
Tôi vui phục vụ vẫn không nề hà.
5- Bếp núc luôn có sẵn sàng
Một hai tấm thớt để làm thức ăn
Sả, hành, tỏi, ớt xắt bằm
Đều nhờ tấm thớt dần băm dễ dàng.
6- Nhang thơm nghi ngút lụn dần
Người cầu khấn nguyện thắp dâng Phật Trời
Niềm tin an ủi lòng người
Hương thơm lãng đãng rớt rơi tro tàn.
Xuân Giáp Ngọ 2014
Chiêu Anh
Tình Cuối Mùa Thu
Chút thương nhớ xin gỡi vào trong gối
Vẽ cho đầy ảo mộng dưới trời khuya
Người thay không tôi trôi vào giấc điệp
Những vần thơ không gợi ý chí lìa
. . . Khi ta ngồi bên nhau chiều hôm ấy
Đôi bàn tay đã đổ lệ hân hoan
Ai đâu biết tôi giấu nghìn tiếng vọng
Cũa con tim tê lạnh xót xa tràn
Tặng cho người một cuối đời tan vỡ
Trong tâm hồn tinh khiết một cành hoa
Tôi đã ném sau lưng đau đớn cũ
Những trong đời khỗ luỵ đắng cay và ...
. . .Tôi chờ mãi Nhưng không tin đã thấy
Chã ngươi về như sợi khói màu xanh
Bỡi nghin dậm trước sau . . .như bão rớt
Trên đường đi cánh lớn phủ xây thành
Tôi chẵng dám giăng hồn lên toc nữa
E sợ chùn những ám ảnh sinh ly!
Ai! Đâu biết đươc lòng tôi quá đổi
Nghìn đêm về nghe nguồn cội xa khơi
TrúcthanhAn
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 111
Lịch sử Lập Quốc của Tổ Tiên Việt Nam
Vĩnh Thuận
Từ lúc con người hiện diện sinh sống hàng
trăm ngàn năm trước công nguyên, thì tổ tiên
chúng ta đã hiện hữu khai phá giang sơn nầy.
Nhưng nếu tính từ khi tổ chức nhà nước được hình
thành thì Lịch sử Việt Nam đến nay độ khoảng gần
5000 năm (theo truyền thuyết). Đó là thời các vua
Hùng thuộc Họ Hồng Bàng.
Cho đến nay, thời kỳ Hùng Vương được
các nhà sử học khẳng định là thời kỳ có thật trong
lịch sử. Tuy nhiên, không có một tư liệu thành văn
nào ghi chép về thời kỳ này cho nên chúng ta tạm
bằng lòng với việc “dựng” lại lịch sử bằng các
truyền thuyết dân gian, dân tộc học, ngôn ngữ học,
địa phương học… kết hợp với kết quả của ngành
Khảo cổ học. Vì vậy, nếu đề cập tới thời kỳ Tiền
Hùng Vương thì còn khó khăn gấp bội phần. Tuy
nhiên, chúng ta cắt nghĩa thế nào về những ghi
chép của các sử gia Trung Hoa về một đất nước
Việt Thường xuất hiện rất lâu trước thời kỳ Hùng
Vương ? Chúng ta cắt nghĩa thế nào về một cố đô
Ngàn Hống xuất hiện trước khi có Kinh đô Văn
Lang, nhất là khi những ghi chép đó lại xuất hiện
trong Ngọc phả Hùng Vương, như một sự truy
niệm về kinh đô cũ ?
Hùng đồ thập bát diệp Thánh Vương Ngọc Phả cổ
truyền (Ngọc phả 18 đời Hùng Vương hiện lưu tại viện
Bảo Tàng Hùng Vương)
Truyền thuyết về thời kỳ dựng nước
Tục truyền, cha của Long Vương là Dương
Vương, khi mới mở nước, đi xem phong cảnh núi
sông, tìm nơi xây dựng kinh đô. Khi về phương
Nam, đến vùng Ngàn Hống, thấy phong cảnh núi
non trùng trùng điệp điệp, 99 ngọn (Ngọc phả
Hùng Vương ghi là 199 ngọn) cao tận trời xanh,
chân núi vờn đến gần cửa Đơn Hay (tức cửa Đan
Nhai, tức Cửa Hội) có thế rồng vây hổ chầu,
Dương Vương rất lấy làm vừa ý. Vương bèn quyết
định đắp thành dưới núi, lấy nơi này làm đô ấp,
như vị trí ngày nay thì thành ấy là đất Nội Tả-Hữu
Thiên Lộc thuộc Châu Hoan (nay thuộc phạm vi
các xã Thiên Lộc, Phúc Lộc, Tùng Lộc thuộc
huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.
Dựng xong đô ấp, Dương Vương lại cưỡi
thuyền thẳng về hướng Bắc, tiếp tục đi xem phong
cảnh đất nước. Thuyền đang đi, bỗng có một người
con gái “tóc dài ngài (người) đẹp, da phấn mặt
hoa” từ dưới nước nổi lên, tự xưng là Thần Long.
Sau khi chào hỏi ân cần, vương mời nàng lên
thuyền, đôi bên trò chuyện rất ăn ý. Dương Vương
đưa nàng về đô ấp Ngàn Hống và cưới làm vợ.
Vương lại tiếp tục tuần thú phương Bắc.
Đến vùng núi như ngày nay là Sơn Tây, vương
thấy cảnh núi sông thật là hùng vĩ đặc biệt ngã ba
Hạc là nơi thủy bộ thuận lợi, xem ra nhiều chỗ ưu
việt hơn đất Hoan Châu. Vương bèn cho xây dựng
đô ấp mới ở vùng Nghĩa Lĩnh, từ ngã ba Hạc đến
vùng núi Hi Cương , làm nơi hành tại.
Dương Vương lại lên vùng Hưng Hóa-
Tuyên Quang bây giờ, lấy thêm một người con gái
họ Mã là nàng Ngọc Nương làm vợ và dựng một
cung sở cho nàng ở, cung sở đó là vùng Tiên Cát,
gần Việt Trì ngày nay.
Vương ở Tiên Cát ít lâu rồi trở về đô ấp
Ngàn Hống. Lúc này, nàng Thần Long đã đến ngày
mãn nguyệt khai hoa, sinh con trai đầu lòng. Đó là
Long Vương, con trưởng của Dương Vương, tức là
Vua Hùng thứ nhất, sau này gọi là Hùng Hiền
Vương (tức Lạc Long Quân)
Khi Long Vương lớn lên, Dương Vương
giao cho đô ấp Nghĩa Lĩnh để trông coi việc nước
ở phương Bắc. Trong thời gian ở kinh thành Nghĩa
Lĩnh, nhân một chuyến đi tuần thú, Long Vương
gặp nàng Âu Cơ ở vùng Sơn Tây và lấy làm vợ.
Long Vương đưa nàng Âu Cơ về động Hi
Cương, còn mình thì ở luôn Phong Châu (gần ngã
ba Hạc) làm việc nước.
Về sau Long Vương bỏ kinh đô Ngàn
Hống, lấy Phong Châu làm kinh đô chính, đặt tên
nước là Văn Lang, chia làm 15 bộ. Từ đó cố đô
Việt Thường ở Ngàn Hống bị thời gian xóa dần
dấu vết.
Tuy nhiên, dân tộc ta sau thời kỳ dựng
nước chưa được bao lâu thì mất nước. Hơn một
ngàn năm Bắc thuộc (từ năm 179 trước Công
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 112
nguyên (TCN) đến năm 938), dưới sức mạnh đô hộ
và đồng hóa, lịch sử văn hiến của người Việt đã
gần như bị bôi xóa mọi dấu vết, không được ghi
chép để truyền lại. Cái duy nhất mà kẻ thù không
thể xóa được là ký ức của dân ta về lịch sử tổ tiên,
ông cha ta. Bởi vậy, suốt một thời gian dài, thời kỳ
lập quốc của dân tộc Việt Nam chỉ được phản ánh
qua huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết dân gian, và
ở thời kỳ tiền sử (trước thời Hồng Bàng) chỉ được
ghi nhận, dự đoán thông qua các di tích khảo cổ.
Khu vực nay là Việt Nam đã có loài người
ở từ thời kỳ Đồ đá cũ, các nhà khảo cổ đã tìm ra
các dấu vết con người cư ngụ tại hang Thẩm Hai,
Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), núi Đọ, Ninh Bình và
Nga Sơn, Thanh Hóa cách đây hàng trăm nghìn
năm. Thời kỳ này mực nước biển thấp hơn, và Việt
Nam khi đó nối liền với bán đảo Malaysia, đảo
Java, Sumatra và Kalimantan của Indonesia, với
khí hậu ẩm và mát hơn bây giờ. Người Việt cổ
khai thác đá gốc (ba-dan) ở sườn núi, ghè đẽo thô
sơ một mặt, tạo nên những công cụ mũi nhọn, rìa
lưỡi dọc, rìa lưỡi ngang, nạo... bỏ lại nơi chế tác
những mảnh đá vỡ (mảnh tước). Những di tích ở
núi Đọ được coi là bằng chứng cổ xưa nhất về sự
có mặt của con người tại vùng đất Việt, khi tổ chức
xã hội loài người chưa hình thành.
Văn hóa Sơn Vi
Nền văn hóa đầu tiên dựa vào những di chỉ
tìm thấy được đặt tên là thời kỳ văn hóa Sơn Vi,
hậu kỳ thời đại đồ đá cũ cách nay khoảng 30 ngàn
đến 11 ngàn năm. Sơn Vi là tên một xã thuộc
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra
những di chỉ của nền văn hóa này, những nhóm cư
dân nguyên thủy tại đây đã sinh sống bằng hái
lượm và săn bắt trong một hệ sinh thái miền nhiệt -
ẩm với một thế giới động vật và thực vật phong
phú, đa dạng.
Văn hóa Sơn Vi bao trùm các vùng thuộc
Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang,
Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị. Những người
nguyên thủy chủ nhân của văn hóa Sơn Vi sống
thành từng bộ lạc. Họ sinh sống ngoài trời trên các
ngọn đồi hay gò cao ở trung lưu sông Hồng,
thượng lưu sông Lục Nam, thượng lưu sông Hiếu.
Cách đây 15000-18000 năm trước đây là
thời kỳ nước biển xuống thấp. Đồng bằng Bắc Việt
bấy giờ kéo dài ra mãi đến tận đảo Hải Nam và các
khu vực khác. Đến thời kỳ khoảng 15 nghìn năm
trước Công Nguyên (cách đây khoảng 18 nghìn
năm) là thời kỳ cuối của kỷ băng hà, nước biển
dâng cao dần đến khoảng năm 8000 năm trước đây
thì đột ngột dân cao khoảng khoảng 130m (đại
Hồng Thủy, Có thể là sự tích Sơn Tinh Thủy Tinh
để ám chỉ thời đại nầy chăng ?). Nước biển ở lại
suốt thời kỳ này và rút đi vào khoảng 5500 năm
trước đây. Ứng với thời kỳ này cùng với các di chỉ
khảo cổ cho thấy nước biển đã ngập toàn bộ khu
vực đồng bằng sông Hồng ngày nay đến tận Vĩnh
Phú trong suốt 3000 năm.
Do chính đặc tính về địa chất nầy nên vùng
đồng bằng sông Hồng, vịnh Bắc Việt không có
điều kiện khai quật nền đất cổ đại ở khoảng 8000
năm trước công nguyên (trước khi có đại hồng
thủy) để xác nhận dấu vết của các nền văn minh
khác nếu có. Trang sử Việt có một khoảng trống
không xác định được từ khoảng năm trước 5500
năm - 18000 năm trước.
Văn hóa Hòa Bình
Sau thời kỳ văn hóa Sơn Vi là văn hóa Hòa
Bình, thuộc thời kỳ đồ đá cũ sang thời kỳ đồ đá
mới (cách ngày nay 15.000 năm, kéo dài đến 2.000
năm trước Công Nguyên).
Hình minh họa cư dân Văn hóa Hòa Bình
Trên vùng đất xen núi đá vôi, thuộc phía
Tây châu thổ ba con sông lớn thuộc Bắc Việt, và
với không gian rộng lớn, tiêu biểu cho cả vùng
Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Văn hóa Hòa
Bình được ghi nhận là cái nôi của nền văn minh
lúa nước, xuất phát từ Đông Nam Á có niên đại trễ
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 113
được tìm thấy vào khoảng 15,000 năm trước đây.
Do đặt tính địa chất về hồng thủy nên có thể một
phần sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Hòa
Bình đã chưa bao giờ được nhận ra và tìm thấy.
Các nhà khảo cổ đã liên kết sự khởi đầu của nền
văn minh người Việt ở cuối thời kỳ Đồ đá mới và
đầu thời kỳ đồ đồng (vào khoảng hơn 5700 năm
trước Công Nguyên). Các bộ lạc chủ nhân của văn
hóa Hòa Bình đã tạo ra nền văn hóa Đông Sơn.
Văn hóa Bắc Sơn
Là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam ở
thời kỳ sơ thời đại đồ đá mới có niên đại sau nền
văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay từ một vạn đến
tám ngàn năm. Bắc Sơn là đặt theo tên huyện Bắc
Sơn, nơi phát hiện đầu tiên những di vật của nền
văn hóa này.
Di chỉ của văn hóa Bắc Sơn được tìm thấy
ở các miền đất thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ
An... ngày nay. Tính đến năm 1997, đã có 51 điểm
văn hóa Bắc Sơn được khai quật. Trong số đó, có 8
địa điểm tìm thấy di cốt người tiền sử.
Người nguyên thủy trong nền văn hóa Bắc
Sơn cư trú trong hang động, mái đá gần sông, suối.
Họ sống bằng săn bắn, hái lượm. Họ cũng bắt đầu
canh tác nông nghiệp ở mức độ rất sơ khai. Dụng
cụ để sinh hoạt của họ làm bằng đá đẽo hoặc mài
và từ tre, gỗ. Các dụng cụ này tỏ ra tinh vi hơn so
với dụng cụ của người nguyên thủy thời văn hóa
Hòa Bình. Đặc biệt, người nguyên thủy thời văn
hóa Bắc Sơn đã biết làm đồ gốm. Họ thích trang
sức hơn so với người thời văn hóa Hòa Bình và có
nơi cư trú tương đối ổn định hơn.
Thời đại đồ đồng đá
Là một giai đoạn trong sự phát triển các
nền văn hóa của con người, trong đó việc sữ dụng
các dụng cụ bằng kim loại đã xuất hiện, đồng thời
với việc sử dụng các dụng cụ bằng đá. Trong thời
đại nầy các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết của
nền Văn Hóa Phùng Nguyên.
Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn
hóa thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ
đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm.
Phùng Nguyên là tên một làng ở ven sông Thao
thuộc làng Phùng Nguyên, xã Kinh Kệ, huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ
của nền văn hóa này.
Di chỉ văn hóa Phùng Nguyên đã được tìm
thấy ở các khu vực Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Tây,
Hà Nội, Hải Phòng và một vài nơi khác trong lưu
vực sông Hồng. Tính đến năm 1998, có khoảng 55
địa điểm đã được phát hiện có di chỉ văn hóa đồng
dạng với các di chỉ tại Phùng Nguyên, trong đó có
3 địa điểm có di cốt người. Ở những nơi đây, trong
tất cả các hiện vật khảo cổ khai quật được thuộc
nền văn hóa này, ngoài ít mẩu xỉ đồng, hiện tại
chưa hề tìm thấy bất kỳ công cụ bằng đồng nào.
Công cụ bằng đá phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt
đối. Đồ trang sức bằng các loại đá, đá bán quý,
ngọc được tìm thấy nhiều, đặc biệt là các vòng đá.
Ngoài đồ đá, cư dân Phùng Nguyên đã biết chế tạo
đồ gốm đặc sắc từ khâu làm đất, tạo dáng cho đến
hoa văn trang trí.
Cùng thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng ở Việt
Nam như văn hóa Phùng Nguyên còn có văn hóa
Cồn Chân Tiên (di tích ở xã Thiệu Vân, huyện
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Di tích thuộc sơ kỳ
thời đại đồ đồng ở lưu vực Sông Mã), nền văn hóa
Hoa Lộc (theo tên xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh
Thanh Hoá, Việt Nam, nơi phát hiện di chỉ đầu tiên
và điển hình vào cuối 1973. Chủ nhân VHHL sống
bằng nghề nông, chăn nuôi, săn bắn, đánh cá…),
văn hóa của các bộ lạc người nguyên thủy ở lưu
vực sông Lam, của các bộ lạc ở thượng lưu sông
Mã (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La), văn hóa Tiền
Sa Huỳnh (là một nền văn hóa được xác định ở vào
khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2
Trung Việt), văn hóa Đồng Nai (Đông Nam Việt).
Thời đại đồ đồng
Di chỉ văn hóa Đồng Đậu
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 114
Văn hoá Đồng Đậu là nền văn hóa thuộc
thời kỳ đồ đồng ở Việt Nam cách ngày nay khoảng
trên 3.000 năm, sau văn hóa Phùng Nguyên. Tên
được đặt theo khu di tích Đồng Đậu ở thị trấn Yên
Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, nơi các nhà
khảo cổ học đã khám phá ra một nền văn hóa đồ
đồng phong phú năm 1962.
Người Đồng Đậu sống ngoài trời trên các
ngon đồi cao hay gò nổng vùng Trung du Bắc Việt
với một nền kinh tế khá ổn định và phát triển dựa
trên nông nghiệp trồng lúa và các cây hoa màu.
Các dấu tích luyện kim như xỉ đồng, các mảnh
khuôn đúc (bằng đá) cho thấy nghề đúc đồng đã có
và phát triển thời kỳ này.
Tiếp theo Đồng Đậu là Văn hóa Gò Mun
ước chừng khoảng từ năm 1.000 - năm 700 TCN,
thuộc cuối thời kỳ đồ đồng. Nền văn hóa này được
đặt theo tên của địa điểm mà vào năm 1961, các
nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều di chỉ của
nền văn hóa này tại gò Mun, xã Tứ Xã, huyện
Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.
Văn hóa Gò Mun được nhìn nhận như là
nền văn hóa tiền văn hóa Đông Sơn. Thời kỳ này,
người Việt cổ đã có những chuyển biến rõ rệt về
một xã hội phức tạp và giàu có, thúc đẩy việc ra
đời nhà nước sơ khai của người Việt.
Thời đại đồ sắt
Sau thời đại Đồ Đồng là thời đại Đồ Sắt.
Trong thời nầy nền Văn hóa Đông Sơn nổi bật vì
sản phẩm Trống đồng của nó. Cái tên của văn hóa
này xuất phát từ một số hiện vật đồ đồng sắt ở
làng Đông Sơn ven sông Mã, thuộc Tỉnh Thanh
Hóa do một người câu cá tên Nguyễn Văn Lắm
đã ngẫu nhiên tìm được năm 1924, rồi do một viên
thuế quan người Pháp tên là L. Paijot yêu khảo cổ,
khai quật tìm thấy.
Trống đồng Đông Sơn
Đến khoảng năm 1200 TCN, sự phát triển
của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong
khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn
đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi
bật với các trống đồng, các vũ khí, dụng cụ được
khai quật minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ
đồng bắt nguồn từ đây, nhiều mỏ đồng nhỏ xưa đã
được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây các
nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình
thuyền, nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn
trầu và nhuộm răng đen.
Xã hội Đông Sơn là một xã hội đã phát
triển về nông nghiệp. Cơ cấu xã hội cũng diễn biến
nhiều phức tạp có phân chia thành nhiều giai cấp.
những khí cụ tìm được cho thấy trong xã hội có
phân chia giàu nghèo. Những loại vũ khí mới cho
thấy thời Đông Sơn, Ông Cha ta đã phải đối phó
với nhiều cuộc chiến tranh nội bộ hoặc chống
ngoại xâm. Việc tìm thấy những quan tài hình
thuyền cũng như những hình trang trí trên trống
đồng như những người chèo thuyền, những chiến
sĩ cầm vũ khí cũng như hình những con chim biển
chứng tỏ người Đông Sơn đã có những giao tiếp
mật thiết với biển hoặc xuất phát từ biển vào.
Những di tích của Đông Sơn tồn tại tới đầu
thiên niên kỷ thứ nhất trước Tây Lịch trùng hợp
với giai đoạn nước ta bị nội thuộc vào bọn Tàu
khựa Hán tộc thời Tây Hán. Tới đây thời khuyết sữ
của nước ta không còn nửa mà đã có những sử liệu
thành văn đa số dựa vào sử liệu Trung Hoa.
Nước Xích Quỷ dưới thời Lạc Long Quân
Thời Hồng Bàng
Theo một số sách cổ sử, các tộc người Việt
cổ (Bách Việt) lập quốc đầu tiên ở miền Lĩnh Nam,
bao gồm một vùng rộng lớn từ phía Nam sông
Trường Giang của Trung Hoa hiện nay đến vùng
đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở miền Bắc Việt
Nam vào thời Kinh Dương Vương và được đặt tên
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 115
là Xích Quỷ. Xích nghĩa là đỏ, chỉ phương Nam.
Theo Kinh Dịch, Phương Nam là nơi văn minh.
Truyền thuyết nước Xích Quỷ của các tộc
người Việt cổ được hình thành từ năm 2879 TCN,
phía Bắc giáp hồ Động Đình, phía Tây giáp Ba
Thục (Tứ Xuyên - Trung Quốc), phía Đông là biển
Đông Hải và phía Nam là nước Hồ Tôn (Chiêm
Thành sau này). Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc
(từ năm 490 TCN đến năm 221 TCN) do các sức
ép từ các vương quốc Sở, Tần ở miền Bắc Trung
Hoa và làn sóng người Hoa Hạ chạy tỵ nạn chiến
tranh từ miền Bắc xuống nên dần dần các tộc
người Việt cổ bị mất dần lãnh thổ, một số bộ tộc
Việt bị đồng hóa vào người Hoa Hạ. Cao điểm là
vào thời Tần Thủy Hoàng lãnh thổ của Trung Hoa
kéo xuống tận ven biển phía Nam Quảng Đông.
Thời nầy, Vương quốc của các tộc người
Việt cổ có tên nước Xích Quỷ, là một liên bang
lỏng lẻo giữa các nhóm tộc Việt khác nhau như
Điền Việt ở Vân Nam, Dạ Lang ở Quý Châu, Mân
Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Triết Giang, Sơn
Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu
Việt (Tây Âu) ở Quảng Tây, Lạc Việt ở miền Bắc
Việt Nam ...
Những biến động trong thời kỳ này cũng
dẫn tới sự tan rã của nhà nước liên minh của các
tộc người Việt, từ thế kỷ 8 trước công nguyên trở
đi. Các bộ tộc Việt cư trú tại các khu vực khác
nhau ở miền Nam sông Dương Tử đã hình thành
nên các nhà nước khác nhau ở từng khu vực cũng
như từng thời kỳ như: nước Việt, Văn Lang, Việt
Thường, Nam Việt, Âu Lạc, Quỳ Việt, Mân Việt,
Đông Việt,... các nhà nước độc lập này từng bước
bị các vương triều của người Hoa Hạ ở miền Bắc
sông Dương Tử đánh bại thôn tính, hoặc là tự nội
chiến với nhau dẫn tới suy yếu. Đến thời kỳ đế chế
nhà Hán khoảng thế kỷ 1 TCN các nhà nước Việt
đều bị Tàu khựa thôn tính.
Nước Văn Lang thời Hùng Vương
Nước Văn Lang
Vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên,
người Lạc Việt, một trong những nhóm tộc Việt ở
phương Nam đã xây dựng nên nhà nước của mình,
đó là nước Văn Lang do các vua Hùng cai trị, đóng
đô ở Phong Châu (thuộc Phú Thọ ngày nay).
Các tài liệu nghiên cứu hiện đại phần lớn
đều đồng ý theo ghi chép của Việt sử lược về một
vương quốc Văn Lang của người Lạc Việt có niên
đại thành lập vào thế kỷ 7 TCN cùng thời Chu
Trang Vương (696 TCN - 682 TCN) ở Trung Hoa.
Vương quốc này tồn tại khu vực ngày nay là miền
Bắc Việt Nam và đã có giao lưu với nước Việt của
Việt Vương Câu Tiễn (Lạc Câu Tiễn) ở khu vực hạ
lưu sông Trường Giang.
Nhà nước Văn Lang theo thể chế quân chủ
chuyên chế. Ở trung ương do vua Hùng đứng đầu.
có các Lạc Hầu và Lạc Tướng giúp việc. Ở địa
phương chia làm 15 bộ: Việt Thường (越裳), Giao
Chỉ (交趾), Chu Diên (朱鳶), Vũ Ninh (武寧), Phúc
Lộc (福祿), Ninh Hải (寧海), Dương Tuyền (陽泉),
Lục Hải (陸海), Hoài Hoan (懷驩), Cửu Chân
(九真), Nhật Nam (日南), Chân Định (真定), Văn
Lang (文郎), Quế Lâm (桂林), Tượng Quận (象郡)
do Lạc tướng cai quản. Dưới bộ là các làng do Bồ
chính cai quản.
Nước Âu Lạc
Đến thế kỷ thứ 3 TCN, Vào thời cuối các
vua Hùng, nạn ngoại xâm càng trở thành mối đe
dọa to lớn. Ở phía Bắc, Việt Vương Câu Tiễn sau
khi diệt nước Ngô năm 473 trước CN làm bá chủ
miền Duyên Hải từ Sơn Đông đến Quảng Đông và
đã sai sứ xuống dụ nước Văn Lang nhưng đã bị
vua Hùng cự tuyệt.
Sự kiện này được các nhà sử học Việt Nam
coi là cuộc đụng độ đầu tiên giữa nước ta với chủ
nghĩa bành trướng Đại Hán (Tàu khựa).
Truyền thuyết "Họ Hồng Bàng" trong sách
Lĩnh Nam chích quái cũng phản ánh phần nào cuộc
tiếp xúc và đụng độ của người Việt với người Hoa
Hạ ở phương Bắc.
Vua Hùng Vương thứ 18 có một người con
gái rất xinh đẹp. Vua nước Thục ở về phía Bắc
nước Văn Lang sang cầu hôn, Hùng Vương từ
chối. Thục Vương đem lòng oán giận, cử binh
đánh nhưng bị thua.
Khi sắp mất, Thục Vương dặn cháu là
Thục Phán phải lo báo thù. Quả nhiên về sau, Thục
Phán thừa lúc Hùng Vương không phòng bị, đánh
chiếm được nước Văn Lang. Vua Hùng Vương 18
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 116
nhảy xuống giếng tự tử (258 trước tây lịch). Sau
khi thắng Vua Hùng Vương, Thục Phán, sát nhập
lãnh thổ của Âu Việt và Lạc Việt lập ra nước Âu
Lạc (218 TCN), đóng đô tại Cổ Loa, thuộc huyện
Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Ông tự xưng là An
Dương Vương. Nước Âu Lạc của An Dương
Vương bị Triệu Đà thôn tính năm 179TCN.
Nước Nam Việt
Cuối thời Tần, Triệu Đà (người nước Triệu
- thời Chiến Quốc) là quan úy quận Nam Hải
(Quảng Đông ngày nay) nhân khi nhà Tần rối loạn
sau cái chết của Tần Thủy Hoàng (210 TCN), đã
cát cứ quận Nam Hải, sau đó ông đem quân thôn
tính sát nhập các vương quốc Âu Lạc, Mân Việt,
quận Quế Lâm lân cận và thành lập nước Nam
Việt với kinh đô Phiên Ngung tại Quảng Châu vào
năm 207 TCN.
Vương quốc Nam Việt trong thời Triệu Đà
bao gồm ba quận phía Nam của nhà Tần: Hợp Phố,
Giao Chỉ, Cửu Chân. Biên giới phía Bắc là dãy núi
Lĩnh Nam, biên giới phía Nam là dãy Hoành Sơn
và được chia thành 9 quận (gồm Quảng Đông,
Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam ngày nay)
Sau khi nhà Hán của người Hoa Hạ được
thành lập, ông đã đứng về phía những bộ tộc Bách
Việt còn lại đối kháng lại sự bành trướng xâm lược
của nhà Hán. Trong khoảng thời gian một thế kỷ
(207-111 TCN), tuy có vua ngoại tộc là người
phương Bắc nhưng vương quốc Nam Việt hoàn
toàn độc lập tự chủ trước đế chế nhà Hán.
Nước Nam Việt thời Triệu Đà
Thời Bắc thuộc
Là thời gian Việt Nam bị đặt dưới quyền
cai trị của các triều đình phương Bắc, Tàu khựa
như: Bắc thuộc lần thứ nhất (-111 TCN đến +39):
Hán thuộc; Bắc thuộc lần thứ hai (43-541): nhà
Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề,
nhà Lương; Bắc thuộc lần thứ ba (602-905): nhà
Tùy, nhà Đường; Bắc thuộc lần thứ tư (1407-
1427): còn gọi là thời thuộc Minh.
Trong thời gian nầy, chỉ có vài thời gian
độc lập ngắn ngủi như thời kỳ Hai Bà Trưng (40-
43), thời kỳ nhà Tiền Lý với nước Vạn Xuân (541-
602). Trong suốt các thời kỳ Bắc thuộc, các triều
đại Tàu khựa không ngừng thực hiện bốc lột, đồng
hóa người Việt nhằm biến Việt Nam thành một
quận huyện của Trung Hoa nay cũng thế). Dưới
thời kỳ này người dân Việt phải đóng sưu cao thuế
nặng cho triều đình phương Bắc. Ngoài số thuế của
nhà nước, một số quan cai trị địa phương cũng
tham lam bòn vét thêm của dân không thương tiếc.
Cũng có một số quan cai trị nghiêm chỉnh,
đứng đắn, nhưng số này rất ít. Nền văn hóa Tàu
khựa cũng du nhập vào Việt Nam thời kỳ này. Sĩ
Nhiếp, thái thú nhà Hán (187-226) được các nhà
nho thời phong kiến coi là có công truyền bá chữ
nho và đạo Khổng vào Việt Nam, mở đầu nền nho
học của giới quan lại phong kiến ở Việt Nam.
Nhiều người Tàu đã di cư đến Việt Nam, họ ở lại,
dần dần kết hôn với người Việt và hòa nhập vào xã
hội Việt, và con cháu họ trở thành người Việt.
Thời Hán thuộc (Bắc thuộc lần thứ Nhất)
Năm 111 TCN, nhà Hán sai Lộ Bác Đức
xua quân diệt nhà Triệu, chiếm nước Nam Việt và
chia đất chiếm được ra làm chín quận: Nam Hải,
Thương Ngô, Uất Lâm, Châu Nhai, Đạm Nhĩ, Hợp
Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam có trụ sở
tại Long Biên. Riêng đối với quận Nhật Nam,
trước khi Lộ Bác Đức đánh bại nhà Triệu-Nam
Việt, lãnh thổ Nam Việt chưa bao gồm quận Nhật
Nam (từ Quảng Bình tới Bình Định). Quận Nhật
Nam chỉ hình thành sau khi các quan cai trị Giao
Chỉ người Hán tiến xuống thu phục các bộ tộc phía
Nam dãy Hoành Sơn; quân xâm lăng nhà Hán sau
đó sáp nhập Nam Việt vào đế chế Hán.
Đến năm 106 TCN, nhà Tây Hán đặt Châu
Giao Chỉ thống suất 7 quận lục địa (trừ Châu Nhai
và Đạm Nhĩ - đảo Hải Nam bị mất từ đây) và đặt
Châu trị khắc nghiệt tại Giao Chỉ. Thứ sử đứng đầu
Châu và trị sở đóng tại Mê Linh (Hạ Lôi, Mê Linh,
Hà Nội), dưới cấp quận có Thái thú cai quản việc
dân sự và Đô uý coi việc quân sự. Bên dưới cấp
huyện, Tây Hán vẫn tiếp tục cho Lạc Tướng được
trị dân theo chế độ cha truyền con nối.
Từ thế kỷ 2 TCN cho đến đầu Công
nguyên dưới chính sách cai trị lỏng lẻo của nhà
Triệu và nhà Tây Hán, cơ cấu tổ chức truyền thống
của Âu Lạc mặc dù chịu sự kiềm chế, kiểm soát
của chính quyền đô hộ, song về cơ bản không bị
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 117
xáo trộn nhiều. Nền văn minh Việt cổ dựa trên mô
hình kinh tế văn hoá nông nghiệp lúa nước vẫn tiếp
tục được duy trì, phát triển. Đây là nền tảng quan
trọng, là sức sống nội tại để người Việt vượt qua
những thử thách của các chính sách nô dịch và
đồng hoá ngày càng có quy mô, hệ thống của các
chính quyền đô hộ trong những giai đoạn sau.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm +40)
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, có
nhiều cuộc khởi nghĩa anh dũng, trong đó nổi bật
là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng.
Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em sinh
đôi (sinh ngày mồng 1 tháng 8 năm Giáp Tuất năm
+14), là con gái của Lạc Tướng huyện Mê Linh
(thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) thuộc dòng dõi
Hùng Vương. Mẹ là bà Man Thiện. Mồ côi cha
sớm nhưng được mẹ quan tâm nuôi nấng, dạy cho
nghề trồng dâu, nuôi tằm, dạy con lòng yêu nước,
rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện võ nghệ. Chồng bà
Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc Tướng huyện
Chu Diên (tỉnh Hà Tây ngày nay). Lúc bấy giờ nhà
Đông Hán đang cai trị hà khắc nước Việt, viên
Thái thú Tô Định là người vô cùng bạo ngược,
tham lam. Hai bà cùng Thi Sách chiêu mộ nghĩa
quân, chuẩn bị khởi nghĩa, nhưng Thi Sách bị Tô
Định giết chết. Hận giặc hãm hại nhân dân, giết hại
chồng mình, Trưng Trắc đã cùng em gái Trưng
Nhị phát động cuộc khởi nghĩa ở cửa Sông Hát
trên Sông Hồng (thuộc địa phận huyện Phúc Thọ,
tỉnh Hà Tây) với lời thề trước giờ xuất binh:
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này
(Theo Thiên Nam ngữ lục)
Hai bà Trưng khởi nghỉa
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được
dân chúng khắp nơi ủng hộ, tạo thành sức mạnh
như vũ bão, đánh đuổi Tô Định phải bỏ chạy về
nước. Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà nhiều cuộc
khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành
phong trào rộng lớn từ miền xuôi đến miền núi.
Khởi đầu nổ ra ở quận Giao Chỉ, sau đó là các
quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và các địa
phương khác của vùng Lĩnh Nam bao gồm cả
người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc
cũ. (tất cả 65 thành trì)
Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà
Trưng đã đánh chiếm được 65 huyện thành, nghĩa
là toàn bộ lãnh thổ nước Việt hồi đó. Cuộc khởi
nghĩa thành công, đất nước được hoàn toàn độc
lập. Hai bà được suy tôn lên làm vua tước hiệu là
Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.
Cuộc tiến quân của Hai Bà Trưng
Anh hùng dân tộc Trưng nữ Vương đã lập
nên và giữ vững nền độc lập, quyền tự chủ dân tộc
trong gần 3 năm. Hai Bà Trưng là biểu tượng của ý
chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân
tộc ta; thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn
của phụ nữ Việt Nam “Giặc đến nhà, đàn bà cũng
đánh” trong những năm 40 sau công nguyên.
Sau đó nhà Hán phái Mã Viện sang đàn áp
cuộc khởi nghĩa này. Sau ba năm giành độc lập,
cuộc khởi nghĩa bị Mã Viện đàn áp tàn bạo. Do bị
cô lập và quân đội chưa tổ chức hoàn thiện nên
không đủ sức chống cự lại Mã Viện, Hai Bà Trưng
đã tuẫn tiết trên dòng sông Hát để giữ vẹn khí tiết.
Bắc thuộc lần thứ 2
Năm 43, sau khi dẹp tan cuộc khởi nghĩa
Hai Bà Trưng, nhà Đông Hán đã thắt chặt chính
sách cai trị tại Giao Chỉ. Về tổ chức bộ máy đô hộ,
nhà Đông Hán vẫn đặt chức Thứ sử đứng đầu Giao
Chỉ (sau đổi thành Giao Châu). Dưới cấp quận,
viên quan đứng đầu vẫn là Thái thú. Tuy nhiên, lúc
này Thái thú kiêm coi cả việc dân sự và việc quân
sự của một quận. Chức Đô uý chuyên trách việc
quân sự trước đây không còn nữa. Ngoài ra, để
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 118
giúp việc cho Thái thú, một số chức quan chuyên
trách các phần việc cụ thể cũng được đặt ra.
Đặc biệt, chính quyền Đông Hán là chính
quyền đô hộ đầu tiên đã cố sức vươn xuống cai
quản cấp huyện. Danh hiệu Lạc Tướng bị xoá bỏ,
thay vào đó, mỗi huyện do một viên Lệnh trưởng
được chính quyền Đông Hán bổ nhiệm trực tiếp cai
quản. Để thuận lợi hơn cho Lệnh trưởng cai trị các
huyện đồng thời triệt tiêu dần quyền lực của các
Lạc Tướng cũ của người Việt trên đất bản bộ của
mình, nhà Đông Hán đã tiến hành điều chỉnh lại
địa giới hành chính, chia tách và đặt thêm một số
huyện mới. Mã Viện sau khi đánh bại Trưng
Vương đã quyết định chia cắt huyện Tây Vu cũ
thành 3 huyện mới là Tây Vu, Phong Khê, Vọng
Hải và cắt bớt diện tích huyện Mê Linh...
Ách cai trị thắt chặt của nhà Đông Hán còn
thể hiện rõ qua việc tăng cường các chính sách bóc
lột, nô dịch và đẩy mạnh hàng loạt biện pháp đồng
hoá có hệ thống với quy mô ngày càng lớn. Bên
cạnh việc vơ vét tài nguyên, của ngon vật lạ để
cống nạp về triều đình trung ương, các quan lại tại
Giao Châu còn ra sức bóc lột người dân bằng nhiều
loại tô thuế và lao dịch. Nhiều diện tích đất đai của
công xã người Việt ở Giao Chỉ đã bị các nhóm địa
chủ, quan lại từ phương Bắc di cư xuống chiếm
đoạt để lập trang trại, đồn điền. Chính quyền cai trị
nắm độc quyền nhiều ngành sản xuất như rèn sắt,
mua bán muối... Nhà Đông Hán cũng ra sức áp
dụng luật Hán trên đất Việt, bắt dân ta phải tuân
theo lễ giáo phong kiến Hán, đồng thời cố gắng
xóa bỏ tận gốc truyền thống Việt.
Tiếp theo sau nhà Hán, các triều đại phong
kiến Trung Hoa kế tiếp khác như Đông Ngô, nhà
Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, nhà Lương lần lượt thay
nhau đô hộ Việt Nam, người Việt cũng đã nhiều
lần nổi dậy chống lại sự cai trị của ngoại bang, tuy
nhiên tất cả đều không thành công cho mục tiêu
dành độc lập.
Các cuộc nổi dậy tiêu biểu như khởi nghĩa
anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh vào
thời thuộc Đông Ngô. Cuộc nổi dậy của anh em Lý
Trường Nhân và Lý Thúc Hiến từ thời Bắc thuộc
Lưu Tống, Nam Tề từ năm 468 đến 485.
Lý Bí và Nước Vạn Xuân
Lý Bí xuất thân là một hào trưởng, quê ở
huyện Thái Bình. Một thời, ông có ra làm việc với
chính quyền đô hộ, nhận một chức quan nhỏ: giám
quận (kiểm soát quân sự) ở Cửu Đức, Đức Châu.
Yêu nước, thương dân, bất bình với bè lũ đô hộ,
ông sớm bỏ quan, về quê ở Thái Bình. Vùng quê
ông có Tinh Thiều, Con nhà quyền qúi, giỏi văn
chương, lặn lội sang kinh đô nhà Lương (Nam
Kinh) để xin một chức quan (trước năm 521). Nam
triều Trung Quốc cho đến thời Lương, phân biệt
tôn ti chặt chẽ giữa quý tộc và hàn môn (bình dân).
Lại bộ thượng thư nhà Lương là Sái Tôn bảo họ
Tinh thuộc giai cấp hàn môn, không có tiên hiền,
chỉ cho Thiều làm Quảng Dương môn lang tức là
chân canh cổng thành phía tây kinh đô Kiến
Khang. Tinh Thiều lấy thế làm xấu hổ, không nhận
chức về quê, cùng Lý Bí mưu tính việc khởi nghĩa,
chiêu tập hiền tài.
Lý Bí, nhân lòng oán hận của dân; liên kết
với hào kiệt các nơi thuộc miền đất Giao Châu nổi
dậy chống nhà Lương. Thủ lĩnh Chu Diên (vùng
Đan Hoài, nay thuộc ngoại thành Hà Nội) là Triệu
Túc và con là Triệu Quang Phục, phục tài đức Lý
Bí đã đem quân theo trước tiên, Phạm Tu cũng là
một tướng tài của Lý Bí từ buổi đầu khởi nghĩa.
Tháng Giêng năm 542, Cuộc khởi nghĩa
bùng nổ. Hào kiệt nhiều nơi nổi dậy hưởng ứng,
thanh thế nghĩa quân tăng lên nhanh chóng. Trước
thế khởi nghĩa lớn, có sự liên kết giữa các địa
phương, Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư khiếp hãi,
không dám chống cự, chạy trốn về Việt Châu (bắc
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 119
Hợp Phố) và Quảng Châu. Chưa đầy 3 tháng cuộc
khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi, chính quyền đô hộ
bị lật đổ, nghĩa quân đã chiếm được thành Long
Biên (Bắc Ninh).
Tháng 4 năm 542 vua Lương sai thứ sử
Việt Châu là Trần Hầu, thứ sử La Châu là Nịnh
Cư, thứ sử An Châu là Lý Trí, thứ sử Ái Châu là
Nguyễn Hán, từ 2 phía Bắc Nam Giao Châu cùng
tiến đánh nghĩa quân Lý Bí. Cuộc phản kích này
của giặc Lương đã hoàn toàn thất bại. Nghĩa quân
lại thắng lớn, Lý Bí đã kiểm soát được tới vùng
Đức Châu (Hà Tĩnh) ở phía Nam và vùng bán đảo
Hợp Phố ở phía Bắc.
Tức giận vì thua to, Vua Lương lại sai
thứ sử Cao Châu là Tôn Quýnh, thứ sử Tân Châu
là Lư Tử Hùng điều khiển binh mã đi đánh Lý Bí
vào mùa Đông năm ấy. Bọn này khiếp đảm không
chịu tiến quân, lấy cớ mùa xuân lam chướng, xin
đợi mùa thu hẵng khởi binh song vẫn bất đắc dĩ
phải động binh (tháng 1/543).
Biết giặc lo sợ, Nghĩa quân Lý Bí tổ chức
một mặt trận phục kích rộng lớn, chận đánh giặc
ngay khi vừa mới tới trên miền cực Bắc Giao
Châu. Cuộc chiến diễn ra ở Hợp Phố. Quân giặc,
10 phần chết tới 7,8 phần, bọn sống sót đều tan vỡ
bỏ chạy. Bọn Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng phải dẫn
tàn binh quay về Quảng Châu. Tiêu Tư dâng tờ
khải về triều, vu cho Tôn Quýnh, Tử Hùng "giao
thông với giặc, dùng dằng không tiến quân". Thấy
quân lính bị thiệt hại quá nặng, Lương Vũ Đế
xuống chiếu bắt cả 2 tên tướng cầm đầu đem xử tử
ở Quảng Châu.
Lý Nam Đế khởi nghỉa
Sau những thắng lợi cả hai chiến trường
biên giới Bắc, Nam. Mùa Xuân, tháng Giêng theo
âm lịch (2-544), Lý Bí lên ngôi vua, tự xưng là Lý
Nam Đế hiệu là Thiên Đức, đặt quốc hiệu Vạn
Xuân, đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
Lý Bí là người Việt Nam đầu tiên tự xưng hoàng
đế, bãi bỏ lịch của Tàu, ông cũng đặt cho triều đại
mới một niên hiệu riêng là Thiên Đức, (khảo cổ
học đã tìm thấy những đồng tiền Thiên Đức đúc
thời Lý Nam Đế).
Xưng đế, định niên hiệu riêng, đúc tiền
riêng, lấy Nam đối chọi với Bắc, lấy Việt đối sánh
với Hoa, những điều đó nói lên sự trưởng thành
của ý thức dân tộc, lòng tự tin vững chắc ở khả
năng tự mình vươn lên, phát triển một cách độc
lập. Đó là sự ngang nhiên phủ định quyền làm "bá
chủ toàn thiên hạ" của hoàng đế phương Bắc, vạch
rõ sơn hà, cương vực, và là sự khẳng định dứt
khoát rằng nòi giống Việt phương Nam là một thực
thể độc lập, là chủ nhân của đất nước và nhất quyết
giành quyền làm chủ vận mệnh của mình.
Lý Nam Đế cũng là người đầu tiên nhận ra
vị trí địa lý trung tâm đất nước của miền sông nước
Tô Lịch. Hà Nội cổ, từ giữa thế kỷ 6, bước lên
hàng đầu của lịch sử đất nước.
Nhà nước Vạn Xuân, dù mới xây dựng,
cũng bỏ tiền xây một ngôi chùa lớn, sau trở thành
một trung tâm Phật giáo và Phật học lớn của Việt
Nam. Đó là chùa Khai Quốc, tiền thân của chùa
Trấn Quốc ở Hà Nội ngày nay. Ngay cái tên, "chùa
Khai Quốc" cũng đã hàm chứa nhiều ý nghĩa!
Đầu năm 545, nhà Lương sai Dương Phiêu
và Trần Bá Tiên đem 8 vạn quân sang xâm lược
nước Vạn Xuân. Chính quyền độc lập lúc này còn
non trẻ, lực lượng quốc phòng chưa được phát triển
và củng cố. Lý Nam Đế qua kinh nghiệm hai lần
đánh thắng giặc xâm lược, vẫn chủ trương chỉ dựa
vào quân chủ lực với các thành lũy cố định, đánh
dàn trận đối diện nhau nên không địch nổi quân
địch đông và mạnh.
Lý Nam Đế dẫn 3 vạn quân ra chống giặc
ở Chu Diên (Hải Dương, Hưng Yên), bị thua rút về
cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Quân Lương do Trần
Bá Tiên chỉ huy tấn công chiếm được thành Tô
Lịch.
Lý Nam Đế lui quân lên giữ thành Gia
Ninh (Việt Trì). Giặc bao vây và phá được thành.
Lý Nam Đế phải chạy vào miền Khuất Lão (Phú
Thọ). Sau một thời gian được nhân dân miền
Khuất Lão ủng hộ, Lý Nam Đế lại phục hồi được
lực lượng.
Tháng 10/546, Lý Nam Đế kéo quân ra
vùng hồ Điển Triệt (đầm Vạc, Vĩnh Yên). Một
đêm nước sông lên to, chảy mạnh vào hồ, Trần Bá
Tiên thừa cơ tiến đánh bất ngờ. Quân Vạn Xuân
không kịp phòng bị nên tan vỡ. Các cánh quân
khác cũng không chống được giặc phải rút vào
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 120
vùng núi quận Cửu Chân. Cuộc kháng chiến của
Lý Nam Đế thất bại. Ông giao binh quyền cho
Triệu Quang Phục rồi bị đau ốm mà chết.
Triệu Quang Phục vốn là con của một thủ
lĩnh vùng Chu Diên, hai cha con là người đầu tiên
đem dân binh theo Lý Bí khởi nghĩa.
Triệu Quang Phục là một tướng tài được
Lý Bí trao binh quyền ủy thác tiếp tục cuộc kháng
chiến. Triệu Quang Phục thu thập số binh sĩ còn lại
sau trận hồ Điển Triệt lui về lập căn cứ ở vùng
đầm lầy Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên).
Triệu Quang Phục cho quân đóng rải rác ở
các bãi nổi trong đầm lầy được cỏ dại che phủ, ra
vào bằng các con đường nhỏ bí mật; ban ngày tắt
hết khói lửa, không lộ hình tính, ban đêm đi thuyền
ra đánh úp quân Lương.
Nhờ cách đánh phù hợp, lực lượng của
Triệu Quang Phục dần phục hồi, gây cho địch một
số thiệt hại, cuộc kháng chiến được duy trì lâu dài.
Năm 548, sau khi nghe tin Lý Nam Đế đã lâm
bệnh mà qua đời tại động Khuất Lão, Triệu Quang
Phục mới lên ngôi Vương, xưng là Triệu Việt
Vương. Việc lên ngôi này chủ yếu là để tạo ra ngọn
cờ chính thống cho sự nghiệp tập hợp lực lượng để
đánh đuổi quân xâm lăng, dân ta thường gọi là Dạ
Trạch Vương.
Dạ Trạch Vương Triệu Quang Phục
Năm 550, nhân bên nhà Lương có loạn
Hầu Cảnh, quân Lương phải rút đại quân về nước
dẹp loạn. Việc Trần Bá Tiên đem quân về Kiến
Khang khiến cho tương quan thế lực đôi bên thay
đổi theo xu hướng hoàn toàn có lợi cho Triệu Việt
Vương. Được thời cơ thuận lợi này, tháng 1 năm
Canh Ngọ (550), từ khu căn cứ mới xây dựng ở bãi
Tự Nhiên trong đầm Dạ Trạch, Triệu Việt Vương
đã bất ngờ tung quân đánh một trận quyết định với
kẻ thù. Giặc không cách gì có thể chống đỡ nổi,
Dương Sàn thua trận mà chết, quân Lương tan vỡ
hốt hoảng tháo chạy về Bắc. Nước ta lại được giải
phóng hoàn toàn. Nước Vạn Xuân giữ được độc
lập trên nửa thế kỷ nữa.
Sóng Bạch Đằng còn vang vang tiếng thét
Mồ chôn quân ngoại tặc sử còn ghi
Bắc thuộc lần thứ ba:
Thời Bắc thuộc lần thứ 3 trong lịch sử Việt
Nam kéo dài từ năm 602 đến năm 905. Năm 602,
Tùy Văn Đế sai Lưu Phương đem quân 27 dinh
sang đánh nước Vạn Xuân, bức hàng Hậu Lý Nam
Đế. Vua đời thứ 3 của Vạn Xuân là Lý Phật Tử
quá sợ nên hàng giặc và bị bắt. Việt Nam bị xếp
làm một châu của Tùy, gọi là châu Giao (交州).
Năm 618, nhà Đường lật đổ nhà Tùy, lập ra nước
Đại Đường. Nhà Đường đô hộ Việt Nam gần 300
năm. Trung Quốc đến thời Đường đạt tới cực
thịnh, bành trướng ra 4 phía, phía Bắc lập ra An
Bắc đô hộ phủ, phía Đông đánh nước Cao Ly lập
ra An Đông đô hộ phủ, phía Tây lập ra An Tây đô
hộ phủ và phía Nam lập ra An Nam đô hộ phủ, tức
là lãnh thổ nước Vạn Xuân.
Trong thời kỳ thuộc nhà Đường, đã nổ ra
các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc của người
Việt như khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến,
khởi nghĩa Mai Hắc Đế, khởi nghĩa Phùng Hưng
và khởi nghĩa Dương Thanh từ cuối thế kỷ 7 đến
thế kỷ 9.
Từ sau loạn An Sử (756-763), nhà Đường
suy yếu và bị mất thực quyền kiểm soát với nhiều
địa phương do các phiên trấn cát cứ, không kiểm
soát nổi phía Nam. An Nam đô hộ phủ bị các nước
láng giềng Nam Chiếu, Chăm Pa, Sailendra vào
cướp phá và giết hại người bản địa rất nhiều, riêng
Nam Chiếu đã giết và bắt đến 15 vạn người, quân
Đường bị đánh bại nhiều lần. Tới năm 866, nhà
Đường kiểm soát trở lại và đổi tên gọi là Tĩnh Hải.
Các triều đại này cố gắng đồng hóa dân tộc
Việt Nam theo tộc Hán, mặc dù người Việt chịu
nhiều ảnh hưởng về tổ chức thể chế chính trị, xã
hội, văn hóa của Tàu, nhưng người Việt Nam vẫn
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 121
giữ được nhiều bản chất nền tảng văn hóa dân tộc
vốn có của mình sau một nghìn năm đô hộ.
Người Việt cũng chịu ảnh hưởng của Phật
giáo Đại Thừa đang phát triển ở Đông Á. Mặc dù
lúc đó Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng của Ấn Độ
giáo và Phật giáo Nguyên thủy. Phật giáo Đại thừa
được hòa trộn với Nho giáo, Lão giáo và thêm vào
đó là các tín ngưỡng dân gian địa phương.
Năm 905 Khúc Thừa Dụ một hào trưởng
địa phương đã chiếm giữ thủ phủ Đại La và xây
dựng chính quyền tự chủ của người Việt nhân khi
nhà Đường suy yếu, đặt nền móng cho Việt Nam
giành độc lập. Năm 939 Ngô Quyền xưng vương
sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng trước
đoàn quân Nam Hán và nước Việt khởi thời tự chủ
từ đây.
Bắc thuộc lần thứ tư:
Thời Bắc thuộc lần 4 hay thời thuộc Minh
trong lịch sử Việt Nam từ năm 1407 khi nhà Minh
đánh bại nhà Hồ và chấm dứt năm 1427 khi Lê Lợi
đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, giành
thắng lợi hoàn toàn trong cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn. Thời kỳ thuộc Minh chỉ kéo dài 20 năm.
Cuối thế kỷ 14 nhà Trần sa sút, Hồ Quý Ly
dần dần kiểm soát cả triều đình, ra nhiều biện pháp
thanh trừng những người trung thành với triều
Trần. Ông lên ngôi vua năm 1400, đặt tên nước là
Đại Ngu, bắt đầu thực hiện nhiều cải tổ trong hệ
thống chính trị và xã hội. Tuy nhiên, do thực hiện
quá nhiều thay đổi trong thời gian ngắn, lại không
được nhiều cựu thần nhà Trần cũng như dân chúng
ủng hộ, lại thêm tình hình kinh tế và xã hội toàn
quốc suy yếu vì nhiều nguyên nhân, nên đất nước
rơi vào khủng hoảng. Nhân cơ hội đó, năm 1406
nhà Minh ở Trung Quốc dùng chiêu bài “phù Trần
diệt Hồ” để mang quân sang xâm lược nước Đại
Ngu. Nhà Hồ nhanh chóng thất bại hoàn toàn vào
giữa năm 1407. Nước Đại Ngu bị tiêu diệt và bị sát
nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. Việt Nam bị Trung
Quốc đô hộ trở lại sau 500 năm độc lập tự chủ.
Ngay khi nhà Hồ thất bại, đã có rất nhiều
phong trào chống Minh bắt đầu nổi lên. Trong các
phong trào chống Minh, lớn nhất là sự nổi dậy của
nhà Hậu Trần và khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi.
Dù ban đầu lấy chiêu bài “Phù Trần diệt
Hồ” nhưng sau đó nhà Minh lại sai lùng bắt con
cháu nhà Trần. Sự nổi dậy của nhà Hậu Trần bắt
dầu từ cuối năm 1407 với sự kiện Trần Giản Định
Đế lên ngôi. Lực lượng này đã làm chủ từ Thuận
Hóa trở ra, tiến ra Bắc và đánh bại quân Minh một
trận lớn ở Bô Cô cuối năm 1408. Nhưng sau đó
hiềm khích trong nội bộ khiến lực lượng bị suy yếu
nghiêm trọng. Cuối cùng đến năm 1413, vua Trùng
Quang Đế và các tướng lĩnh bị bắt. Nhà Hậu Trần
chấm dứt.
Lê Lai liều mình cứu Chúa
Sau khi dẹp được nhà Hậu Trần, quân
Minh quay sang dẹp các cuộc khởi nghĩa nhỏ khác.
Lúc này nhà Minh cho rằng sự bình định ở Giao
Chỉ cơ bản đã hoàn thành, nên điều Trương Phụ
cùng một phần lớn đạo quân viễn chinh về nước.
Việc đánh dẹp và chiếm giữ được giao lại cho các
đạo quân phần nhiều gồm binh lính mộ bản xứ và
có các chỉ huy là người Việt. Đây có lẽ là lý do sự
chiếm đóng của nhà Minh nhanh chóng sụp đổ khi
các binh lính người Việt này nổi dậy hoặc hưởng
ứng các cuộc nổi dậy sau này.
Năm 1418, Lê Lợi dấy binh, bắt đầu khởi
nghĩa ở Lam Sơn. Thời gian đầu, quân Lam Sơn
gặp nhiều khó khăn ở vùng núi Thanh Hóa. Từ
năm 1424, quân Lam Sơn thay đổi chiến thuật: tiến
vào Nghệ An, giải phóng toàn bộ vùng đất phía
Nam. Sau đó Lê Lợi tiến ra Bắc, đánh bại các đạo
quân sở tại và 4 đạo quân viện binh lần lượt sang
từ năm 1426 đến 1427.
Cuối cùng, tướng nhà Minh là Vương
Thông phải xin giảng hòa, rút quân về nước. Người
Việt giành lại quyền độc lập tự chủ sau 20 năm. Lê
Lợi lên ngôi vua, lập ra nhà Hậu Lê, và kể từ đây
nước Việt ta hoàn toàn tự chủ cho đến năm 1975
khi bọn tay sai Tàu khựa xâm lăng miền Nam Việt
Nam và hiện đặt nước Việt Nam thêm một lần đô
hộ thứ năm hết sức nguy hiểm cho dân tộc ta.
Bắc thuộc lần thứ 5
Kể từ khi CSBV chiếm miền Nam Việt
Nam ngày 30/4/1975, chúng ta ngày càng thấy lộ
rõ tính nô lệ Trung cộng (TC) của những kẻ lãnh
đạo đất nước. Cuộc chiến “có tiếng súng” nổ ra ở
biên giới Việt-Trung ngày 17 tháng 2 năm 1979
chỉ là sự khởi đầu cho tiến trình Bắc thuộc lần thứ
Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 122
năm của VC. Cuộc chiến không phải chấm dứt 10
ngày sau đó, mà vẫn tiếp tục dẳn dai dọc theo biên
giới mãi cho đến năm 1988 qua sự quy phục hoàn
toàn của CS Bắc Việt khi TC tiến chiếm quần đảo
Trường Sa của Việt Nam.
Hội nghị Thành đô 1990, bán nước cho giặc
Và cuộc chiến không tiếng súng bắt đầu.
Hiệp ước biên giới được hai bên ký kết
(theo lịnh của TC) như sau:
- Cột mốc biên giới số 1116 đã được chính thức
cấm vào phía Nam Ải Nam Quan và cách ải 280m.
- Thác Bản Giốc trở thành một trung tâm du lịch
do TC quản lý.
- Quan trọng hơn cả là sự hiện diện của người
thiểu số Tày dọc theo chiều dài biên giới Việt-
Trung tới tận tỉnh Quảng Đông. Người Tày có
khuynh hướng thân TC và đã được TC khuyến dụ
như là một đạo quân thứ năm của TC một khi có
chiến tranh xảy ra.
Thật ra, những sự kiện vừa nêu trên có thể
nói là kết quả của những mật đàm từ trước, Hội
nghị Thành Đô năm ngày 3 và 4 tháng 9 năm1990.
Trong quá trình lịch sử, chúng ta thấy rất rõ tham
vọng xâm lấn Việt Nam của người Hán đã xảy ra
hàng ngàn năm trước và VN đã chịu bốn lần ách
đô hộ. Và hôm nay, dưới cuộc chiến không tiếng
súng, lại thêm một lần nữa, cuộc đô hộ mới đang
xảy ra, thể hiện quyết định của Hội nghị Thành Đô
trên và sự hèn hạ với giặc của tập đoàn VC.
Tại hội nghị nầy, Việt Nam có Nguyễn
Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng CS Việt Nam thời
bấy giờ, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên Trung Cộng
có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý
Bằng. Hai bên ký kết Kỷ yếu hội nghị đồng thuận
bình thường hóa quan hệ hai nước. Cuộc gặp mặt
bí mật này không được công bố trong nước cho tới
khi “bị” bật mí vào những ngày đầu năm 2013..
Ngày 5/11/1991, Đỗ Mười, Tổng Bí thư
Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt, Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng đến Trung Cộng. Ngày
7/11/1991, ký hiệp định mậu dịch Trung – Việt và
hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên
giới hai nước đã được ký tại Nhà khách quốc gia
Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh.
Tiếp theo sau, dưới thời Tổng Bí thư cs Lê
Khả Phiêu, Việt Nam ký hai Hiệp định biên giới
trên bộ và phân chia vịnh Bắc Bộ với Trung Cộng.
Theo báo chí “lề phải” của VC, Việt Nam có quan
hệ mật thiết “môi hở răng lạnh” với Trung Cộng.
Hai nước đều do hai Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Cuối cùng, công cuộc thực hiện Bắc thuộc
hoàn toàn bằng cách biến Việt Nam thành Nam
Việt, một tỉnh theo quy chế tự trị phía Nam thuộc
Trung Cộng… và ngôi sao thứ năm trên lá cờ TC
đã xuất hiện trong các cuộc giao tiếp hòa đàm giữa
TC và VN từ năm 2011… để chờ ngày chính thức
công bố tự trị vào năm 2020? (Lá cờ TC với 5 ngôi
sao xuất hiện lần đầu tiên trên truyền hình Việt
Nam vào ngày 11/10/2011 nhân chuyến viếng
thăm TC của Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư cs
VN để xác định “16 chữ vàng” một lần nữa là:
“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định
lâu dài, hướng tới tương lai”).
Bằng chứng bán nước của VC
Chính quan hệ mật thiết môi hở răng lạnh
của hai đảng cộng sản cộng thêm sự hèn hạ của CS
Bắc Việt khiến cho tiến trình Bắc thuộc ngày càng
hiện rõ thêm qua nhiều chỉ dấu từ đó đến nay.
Tài liệu tham khảo:
- Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim.
- Nhìn lại sử Việt từ tiền sử đến tự chủ.
- Lịch sử lập quốc của VN của nhiều tác giả trên
Internet.
- Cố đô Ngàn Hống mở đầu thời đại dựng nước
của Phan Duy Kha.
- Hình ảnh internet.
Vĩnh Thuận
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.

More Related Content

What's hot

Phong lan về trời
Phong lan về trờiPhong lan về trời
Phong lan về trờiPhmVitLong1
 
Thơ giáng sinh miền nam thời chiến
Thơ giáng sinh miền nam thời chiếnThơ giáng sinh miền nam thời chiến
Thơ giáng sinh miền nam thời chiếnHoa Bien
 
Truyen hai ngam ma cuoi 09
Truyen hai ngam ma cuoi 09Truyen hai ngam ma cuoi 09
Truyen hai ngam ma cuoi 09truyentranh
 
đọC truyện sợi xích lê kiều như full
đọC truyện sợi xích lê kiều như fullđọC truyện sợi xích lê kiều như full
đọC truyện sợi xích lê kiều như fullNet Nhacso
 
Ganh xuong trau ho thi hai au
Ganh xuong trau   ho thi hai auGanh xuong trau   ho thi hai au
Ganh xuong trau ho thi hai aukathylaw119
 
Truyen nhuc bo doan hoi 16
Truyen nhuc bo doan hoi 16Truyen nhuc bo doan hoi 16
Truyen nhuc bo doan hoi 16truyentranh
 
Bài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.net
Bài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.netBài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.net
Bài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.netThùy Linh
 
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật ÁnhNgồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật ÁnhHuyền Trang Nguyễn
 
Cánh đồng bất tậntruonghocso.com
Cánh đồng bất tậntruonghocso.comCánh đồng bất tậntruonghocso.com
Cánh đồng bất tậntruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Phong lan về trời
Phong lan về trờiPhong lan về trời
Phong lan về trờiPhmVitLong1
 
ĐÒ DỌC - Bình Nguyên Lộc-Truyện ngắn
ĐÒ DỌC - Bình Nguyên Lộc-Truyện ngắnĐÒ DỌC - Bình Nguyên Lộc-Truyện ngắn
ĐÒ DỌC - Bình Nguyên Lộc-Truyện ngắnvinhbinh2010
 
Copy of quán bên đường
Copy of quán bên đườngCopy of quán bên đường
Copy of quán bên đườnghach nguyen phan
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christLong Do Hoang
 
Truyện ma yểu mệnh Full - Người khăn trắng
Truyện ma yểu mệnh Full - Người khăn trắngTruyện ma yểu mệnh Full - Người khăn trắng
Truyện ma yểu mệnh Full - Người khăn trắngChang HaNa
 
Qua tang cua thien nhien copy
Qua tang cua thien nhien   copyQua tang cua thien nhien   copy
Qua tang cua thien nhien copyhach nguyen phan
 

What's hot (20)

Phong lan về trời
Phong lan về trờiPhong lan về trời
Phong lan về trời
 
Thơ giáng sinh miền nam thời chiến
Thơ giáng sinh miền nam thời chiếnThơ giáng sinh miền nam thời chiến
Thơ giáng sinh miền nam thời chiến
 
Truyen hai ngam ma cuoi 09
Truyen hai ngam ma cuoi 09Truyen hai ngam ma cuoi 09
Truyen hai ngam ma cuoi 09
 
đọC truyện sợi xích lê kiều như full
đọC truyện sợi xích lê kiều như fullđọC truyện sợi xích lê kiều như full
đọC truyện sợi xích lê kiều như full
 
Ganh xuong trau ho thi hai au
Ganh xuong trau   ho thi hai auGanh xuong trau   ho thi hai au
Ganh xuong trau ho thi hai au
 
Truyen nhuc bo doan hoi 16
Truyen nhuc bo doan hoi 16Truyen nhuc bo doan hoi 16
Truyen nhuc bo doan hoi 16
 
Dê trắng dê đen
Dê trắng dê đenDê trắng dê đen
Dê trắng dê đen
 
Nuối Tiếc
Nuối TiếcNuối Tiếc
Nuối Tiếc
 
Xóm trọ vùng ven
Xóm trọ vùng venXóm trọ vùng ven
Xóm trọ vùng ven
 
Bài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.net
Bài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.netBài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.net
Bài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.net
 
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật ÁnhNgồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
 
NUỐI TIẾC
NUỐI TIẾC NUỐI TIẾC
NUỐI TIẾC
 
Cánh đồng bất tậntruonghocso.com
Cánh đồng bất tậntruonghocso.comCánh đồng bất tậntruonghocso.com
Cánh đồng bất tậntruonghocso.com
 
Phong lan về trời
Phong lan về trờiPhong lan về trời
Phong lan về trời
 
ĐÒ DỌC - Bình Nguyên Lộc-Truyện ngắn
ĐÒ DỌC - Bình Nguyên Lộc-Truyện ngắnĐÒ DỌC - Bình Nguyên Lộc-Truyện ngắn
ĐÒ DỌC - Bình Nguyên Lộc-Truyện ngắn
 
Copy of quán bên đường
Copy of quán bên đườngCopy of quán bên đường
Copy of quán bên đường
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
Truyện ma yểu mệnh Full - Người khăn trắng
Truyện ma yểu mệnh Full - Người khăn trắngTruyện ma yểu mệnh Full - Người khăn trắng
Truyện ma yểu mệnh Full - Người khăn trắng
 
Nhung nguoi khon kho
Nhung nguoi khon khoNhung nguoi khon kho
Nhung nguoi khon kho
 
Qua tang cua thien nhien copy
Qua tang cua thien nhien   copyQua tang cua thien nhien   copy
Qua tang cua thien nhien copy
 

Viewers also liked

Aarea gala package 2012 ben huynh as of 11.11.11
Aarea gala package 2012 ben huynh as of 11.11.11Aarea gala package 2012 ben huynh as of 11.11.11
Aarea gala package 2012 ben huynh as of 11.11.11Champions Real Estate Group
 
Telfair - Quick facts - Community Info. Sugar Land, TX. Posted by Ben Huynh...
Telfair - Quick facts - Community Info.  Sugar Land, TX.  Posted by Ben Huynh...Telfair - Quick facts - Community Info.  Sugar Land, TX.  Posted by Ben Huynh...
Telfair - Quick facts - Community Info. Sugar Land, TX. Posted by Ben Huynh...Champions Real Estate Group
 
Home for sale in Energy Corridor Houston TX 1 26-2012
Home for sale in  Energy Corridor Houston TX  1 26-2012Home for sale in  Energy Corridor Houston TX  1 26-2012
Home for sale in Energy Corridor Houston TX 1 26-2012Champions Real Estate Group
 
Aliana - Quick facts - Community Info. - Richmond, TX. Posted by Ben Huynh, ...
Aliana - Quick facts - Community Info. - Richmond, TX.  Posted by Ben Huynh, ...Aliana - Quick facts - Community Info. - Richmond, TX.  Posted by Ben Huynh, ...
Aliana - Quick facts - Community Info. - Richmond, TX. Posted by Ben Huynh, ...Champions Real Estate Group
 

Viewers also liked (13)

Aarea gala package 2012 ben huynh as of 11.11.11
Aarea gala package 2012 ben huynh as of 11.11.11Aarea gala package 2012 ben huynh as of 11.11.11
Aarea gala package 2012 ben huynh as of 11.11.11
 
2014 gala package ben huynh 9.6.13
2014 gala package ben huynh 9.6.132014 gala package ben huynh 9.6.13
2014 gala package ben huynh 9.6.13
 
Telfair - Quick facts - Community Info. Sugar Land, TX. Posted by Ben Huynh...
Telfair - Quick facts - Community Info.  Sugar Land, TX.  Posted by Ben Huynh...Telfair - Quick facts - Community Info.  Sugar Land, TX.  Posted by Ben Huynh...
Telfair - Quick facts - Community Info. Sugar Land, TX. Posted by Ben Huynh...
 
Home for sale at orchard lake july 21 2011
Home for sale at orchard lake  july 21 2011Home for sale at orchard lake  july 21 2011
Home for sale at orchard lake july 21 2011
 
Home for sale in shadowlake oct 22 2012
Home for sale in shadowlake oct  22 2012Home for sale in shadowlake oct  22 2012
Home for sale in shadowlake oct 22 2012
 
Aarea gala package 2012 ben huynh as of 7 4-11
Aarea gala package 2012 ben huynh as of 7 4-11Aarea gala package 2012 ben huynh as of 7 4-11
Aarea gala package 2012 ben huynh as of 7 4-11
 
Harris county tx park listing- precinct 1
Harris county tx  park listing- precinct 1Harris county tx  park listing- precinct 1
Harris county tx park listing- precinct 1
 
Home for sale in Energy Corridor Houston TX 1 26-2012
Home for sale in  Energy Corridor Houston TX  1 26-2012Home for sale in  Energy Corridor Houston TX  1 26-2012
Home for sale in Energy Corridor Houston TX 1 26-2012
 
Home for sale at aliana july 21 2011
Home for sale at aliana  july 21 2011Home for sale at aliana  july 21 2011
Home for sale at aliana july 21 2011
 
School houston isd high schools only
School   houston isd high schools only School   houston isd high schools only
School houston isd high schools only
 
Pham ba hoa doi dong ghi nho
Pham ba hoa doi dong ghi nhoPham ba hoa doi dong ghi nho
Pham ba hoa doi dong ghi nho
 
Aliana - Quick facts - Community Info. - Richmond, TX. Posted by Ben Huynh, ...
Aliana - Quick facts - Community Info. - Richmond, TX.  Posted by Ben Huynh, ...Aliana - Quick facts - Community Info. - Richmond, TX.  Posted by Ben Huynh, ...
Aliana - Quick facts - Community Info. - Richmond, TX. Posted by Ben Huynh, ...
 
3 day closing disclosure rule.
3 day closing disclosure rule.3 day closing disclosure rule.
3 day closing disclosure rule.
 

Similar to Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.

Jenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chếtJenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chếtJenny Phương
 
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3hach nguyen phan
 
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đềthuvienso24h
 
Jenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giườngJenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giườngJenny Phương
 
Jenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giườngJenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giườngJenny Phương
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3Đặng Phương Nam
 
Em Toi(td)
Em Toi(td)Em Toi(td)
Em Toi(td)Thuydy
 
Truyện Trinh Thử
Truyện Trinh ThửTruyện Trinh Thử
Truyện Trinh ThửLong Nguyen
 
Truyện hay: Hạnh phúc dâng mẹ
Truyện hay: Hạnh phúc dâng mẹTruyện hay: Hạnh phúc dâng mẹ
Truyện hay: Hạnh phúc dâng mẹVui Lên Bạn Nhé
 
Tổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các năm
Tổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các nămTổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các năm
Tổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các nămNgoc Gia Han Nguyen
 
ảO thiên thanh chu sa lan
ảO thiên thanh   chu sa lanảO thiên thanh   chu sa lan
ảO thiên thanh chu sa lanstruyen68
 
Truyen hai ngam ma cuoi 02
Truyen hai ngam ma cuoi 02Truyen hai ngam ma cuoi 02
Truyen hai ngam ma cuoi 02truyentranh
 
Ma Thoi Den Tap3.pdf
Ma Thoi Den Tap3.pdfMa Thoi Den Tap3.pdf
Ma Thoi Den Tap3.pdfNguynLVit1
 
Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)hach nguyen phan
 

Similar to Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2. (20)

Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhienQua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
 
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chếtJenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chết
 
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
 
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
 
Jenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giườngJenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giường
 
Jenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giườngJenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giường
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
 
Em Toi(td)
Em Toi(td)Em Toi(td)
Em Toi(td)
 
Trai hoa vang
Trai hoa vangTrai hoa vang
Trai hoa vang
 
Hạt giống tâm hồn22
Hạt giống tâm hồn22Hạt giống tâm hồn22
Hạt giống tâm hồn22
 
Chuyen son tinh
Chuyen son tinhChuyen son tinh
Chuyen son tinh
 
Truyện Trinh Thử
Truyện Trinh ThửTruyện Trinh Thử
Truyện Trinh Thử
 
Chợ quê
Chợ quêChợ quê
Chợ quê
 
Hạnh phúc dâng mẹ
Hạnh phúc dâng mẹHạnh phúc dâng mẹ
Hạnh phúc dâng mẹ
 
Truyện hay: Hạnh phúc dâng mẹ
Truyện hay: Hạnh phúc dâng mẹTruyện hay: Hạnh phúc dâng mẹ
Truyện hay: Hạnh phúc dâng mẹ
 
Tổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các năm
Tổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các nămTổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các năm
Tổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các năm
 
ảO thiên thanh chu sa lan
ảO thiên thanh   chu sa lanảO thiên thanh   chu sa lan
ảO thiên thanh chu sa lan
 
Truyen hai ngam ma cuoi 02
Truyen hai ngam ma cuoi 02Truyen hai ngam ma cuoi 02
Truyen hai ngam ma cuoi 02
 
Ma Thoi Den Tap3.pdf
Ma Thoi Den Tap3.pdfMa Thoi Den Tap3.pdf
Ma Thoi Den Tap3.pdf
 
Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)
 

More from Champions Real Estate Group

"West Houston (TX): An introduction to the plan that links people, places and...
"West Houston (TX): An introduction to the plan that links people, places and..."West Houston (TX): An introduction to the plan that links people, places and...
"West Houston (TX): An introduction to the plan that links people, places and...Champions Real Estate Group
 
Memorial demographic and income profile. (Houston TX).
Memorial demographic and income profile. (Houston TX).Memorial demographic and income profile. (Houston TX).
Memorial demographic and income profile. (Houston TX).Champions Real Estate Group
 
2015 tax brackets and other inflation changes by Kay Bell. Bankrate.com.
2015 tax brackets and other inflation changes by Kay Bell. Bankrate.com. 2015 tax brackets and other inflation changes by Kay Bell. Bankrate.com.
2015 tax brackets and other inflation changes by Kay Bell. Bankrate.com. Champions Real Estate Group
 
Houston REALTOR® Celebrations Wednesday December 10 2014 at River Oaks Countr...
Houston REALTOR® Celebrations Wednesday December 10 2014 at River Oaks Countr...Houston REALTOR® Celebrations Wednesday December 10 2014 at River Oaks Countr...
Houston REALTOR® Celebrations Wednesday December 10 2014 at River Oaks Countr...Champions Real Estate Group
 
Bicycling for Transportation Texas Bicycle Laws.
Bicycling for Transportation Texas Bicycle Laws.Bicycling for Transportation Texas Bicycle Laws.
Bicycling for Transportation Texas Bicycle Laws.Champions Real Estate Group
 
Aarea press release for the aarea 2012 gala ben huynh --
Aarea press release for the aarea 2012 gala ben huynh --Aarea press release for the aarea 2012 gala ben huynh --
Aarea press release for the aarea 2012 gala ben huynh --Champions Real Estate Group
 
Aarea scholarship 2012 ben huynh 10-7-11 3 pages
Aarea scholarship 2012  ben huynh 10-7-11 3 pagesAarea scholarship 2012  ben huynh 10-7-11 3 pages
Aarea scholarship 2012 ben huynh 10-7-11 3 pagesChampions Real Estate Group
 

More from Champions Real Estate Group (20)

HO BIEU CHANH _ Ai Làm Duoc.pdf
HO BIEU CHANH _ Ai Làm Duoc.pdfHO BIEU CHANH _ Ai Làm Duoc.pdf
HO BIEU CHANH _ Ai Làm Duoc.pdf
 
"West Houston (TX): An introduction to the plan that links people, places and...
"West Houston (TX): An introduction to the plan that links people, places and..."West Houston (TX): An introduction to the plan that links people, places and...
"West Houston (TX): An introduction to the plan that links people, places and...
 
Memorial demographic and income profile. (Houston TX).
Memorial demographic and income profile. (Houston TX).Memorial demographic and income profile. (Houston TX).
Memorial demographic and income profile. (Houston TX).
 
2015 tax brackets and other inflation changes by Kay Bell. Bankrate.com.
2015 tax brackets and other inflation changes by Kay Bell. Bankrate.com. 2015 tax brackets and other inflation changes by Kay Bell. Bankrate.com.
2015 tax brackets and other inflation changes by Kay Bell. Bankrate.com.
 
Houston REALTOR® Celebrations Wednesday December 10 2014 at River Oaks Countr...
Houston REALTOR® Celebrations Wednesday December 10 2014 at River Oaks Countr...Houston REALTOR® Celebrations Wednesday December 10 2014 at River Oaks Countr...
Houston REALTOR® Celebrations Wednesday December 10 2014 at River Oaks Countr...
 
Tidings of Joy!
Tidings of Joy!Tidings of Joy!
Tidings of Joy!
 
Gala package 2015 ben huynh_pdf
Gala package 2015 ben huynh_pdfGala package 2015 ben huynh_pdf
Gala package 2015 ben huynh_pdf
 
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
 
SlideSharev3 (2)
SlideSharev3 (2)SlideSharev3 (2)
SlideSharev3 (2)
 
Bicycling for Transportation Texas Bicycle Laws.
Bicycling for Transportation Texas Bicycle Laws.Bicycling for Transportation Texas Bicycle Laws.
Bicycling for Transportation Texas Bicycle Laws.
 
Voting in texas november 5, 2013 elections.
Voting in texas  november 5, 2013 elections.Voting in texas  november 5, 2013 elections.
Voting in texas november 5, 2013 elections.
 
2014 gala package ben huynh 9.6.13
2014 gala package ben huynh 9.6.132014 gala package ben huynh 9.6.13
2014 gala package ben huynh 9.6.13
 
Home for sale in shadowlake sept 27 2012
Home for sale in shadowlake sept 27 2012Home for sale in shadowlake sept 27 2012
Home for sale in shadowlake sept 27 2012
 
Home for sale in shadowlake august 8 2012
Home for sale in shadowlake august 8 2012Home for sale in shadowlake august 8 2012
Home for sale in shadowlake august 8 2012
 
Home for sale in the Aliana, Richmond TX
Home for sale in the Aliana,   Richmond TXHome for sale in the Aliana,   Richmond TX
Home for sale in the Aliana, Richmond TX
 
Tax Event in Houston TX.
Tax Event in Houston TX.Tax Event in Houston TX.
Tax Event in Houston TX.
 
Aarea press release for the aarea 2012 gala ben huynh --
Aarea press release for the aarea 2012 gala ben huynh --Aarea press release for the aarea 2012 gala ben huynh --
Aarea press release for the aarea 2012 gala ben huynh --
 
Aarea scholarship 2012 ben huynh 10-7-11 3 pages
Aarea scholarship 2012  ben huynh 10-7-11 3 pagesAarea scholarship 2012  ben huynh 10-7-11 3 pages
Aarea scholarship 2012 ben huynh 10-7-11 3 pages
 
Aarea luncheon-january 18 2012---ben huynh
Aarea luncheon-january 18 2012---ben huynhAarea luncheon-january 18 2012---ben huynh
Aarea luncheon-january 18 2012---ben huynh
 
Tip -daylight saving time fall 2011-ben huynh
Tip -daylight saving time fall 2011-ben huynhTip -daylight saving time fall 2011-ben huynh
Tip -daylight saving time fall 2011-ben huynh
 

Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.

  • 1. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 101 Huỳnh Tâm Hoài Qua giửa tháng Năm chôm chôm chín rộ. Chi Năm thức sớm lo nấu cơm. Khói nhà bếp pha trộn sương sớm là là quanh khu vườn nhà.Tiếng gà gáy đả tạnh. Đàn vịt xiêm rời tổ dẩn đàn con chim chíp ra vườn sau. Con chó mực sửa gâu gâu khi chị phụ việc bước vào sân nhà kêu chị ơi! em tới. Má ngồi bên chiếc bàn tròn nhà trước vừa nhai trầu vừa nói: Vô đi Hai, chị Năm mầy ở nhà sau. Anh Năm thì lục đục dưới xẻo mương lo đổ thêm dầu vào máy ghe và bỏ những cần xé xuống khoang. Tôi cũng thức sớm ngồi uống tách cà phê tự pha. Hai thằng con trai đứa lên bốn, đứa lên năm còn ngủ say. Đứa con gái mới sinh vài tháng oa oe khóc.Vợ tôi ru khe khẻ. Mùi hương thơm hoa bưởi hoa cam theo cơn gió len vào mái lá thơm ngào ngạt. Con chim chìa vôi vừa hót chuyền trên nhánh cây xoài tượng phía trái trước nhà. Vợ tôi ra khỏi giường khi đứa con nhỏ còn ngủ, lại hỏi tôi: Hôm nay anh muốn đi hái chôm chôm với anh Năm hả? Tôi nói: Ừ! đi phụ với anh chị Năm cho vui nằm nhà buồn quá. Vườn cây lôm chôm Từ ngày về đây đến nay gần hai tháng, tôi chỉ quanh quẩn trong nhà. Bứng vài cây chuối con trồng ở khoảng đất trống bên hè. Đem nhánh mận hồng đào đá chôn xuống đất ở phía sau nhà. Phần lớn trong ngày là nằm võng ôm con hát bắt hoàn từ tân nhạc. “Đâu bóng trăng soi Rặng liểu mơ màng Cung đàn nhỏ lệ tầm dương Ai đó tri âm…biết cùng…(Đêm tàn Bến Ngự) “Còn nước mơ màng mây vẩn vơ Thì còn lão với một con đò Có tiền mua lấy vài chai rượu Nhấp rượu xong rồi lão nói… thơ… “Linh đinh trời rộng sông dài Đò ngang một chuyến lần hồi sớm trưa Chiều rồi nghĩ một chuyến đưa Nằm nghe lá rụng như mưa trên đò Cơm ngày hai bửa cầu no Dám đâu bàn chuyện cơ đồ viễn vông Đời nầy có cũng như không Sớm còn tối mất bận lòng mà chi Rồi qua vọng cỗ. (Ông lão chèo đò) Quen sống ở chợ về đây buồn hiu- buồn hắt…Nhưng được một nỗi là ổn định lại tinh thần sau những năm bị dồn ép, cưởng chế tinh thần… Tôi bây giờ mất hướng tương lai! Cố thu mình lại và bặt đuờng liên hệ với mọi người quen và bạn bè. Về đây tôi tịnh khẩu, tịnh đời với vườn cây tươi mát. Với thiên nhiên trầm lắng… Tôi sống với nội tâm nhiều hơn. Thỉnh thoảng ngồi viết vài bài thơ như là một hình thức thả buồn theo chữ, thả tâm vào vần. Có lúc tôi nghĩ: Mình như một cư sĩ ẩn thân? Một Lã Vọng ngồi câu cho mản kiếp! Bước rẻ xoay ngang một nửa đời Mịt mù phía trước nẻo buông trôi Đồng vọng trống chiên hồi tịnh bặt Phía sau khói nhạt bóng dòng trôi… Con nước đã đổ vào xẻo nhỏ dâng lên cao. Chị Năm đem các vật vụng cần thiết đặt xuống khoang ghe. Má quấn chiếc khăn sọc đỏ quanh cổ, xách chiếc giỏ trầu đi về phía chái để ghe.Tôi cũng rời nhà đi về hướng ấy.Giờ nầy chắc Cậu còn ngủ vì đêm qua nửa khuya tôi nghe Cậu ho hơi nhiều. Dạo nầy Cậu ít đi qua cồn, mọi việc vườn tược anh chị Năm thay thế. Chích em người em vợ sinh kế vợ tôi đi theo chồng làm việc ở miệt Trà Ôn. Vợ chồng lục đục…em buồn ẫm con về ở với cậu má được vài tuần…chắc cũng còn ngủ với thằng con trai trong phòng. Em ít nói, hình như em có tâm sự buồn lắm, nhưng vẫn giử kín không nói ra với ai. Cậu má cũng buồn vì đứa con út có chồng không hạnh phúc. Chiếc ghe được anh Năm chóng ra sông. Đám lục bình nở bông tim tím dạt ra hai phía. Gió lùa mặt sông đưa một vạt mát phả vào mặt vào thân lành lạnh. Chiếc máy ghe bắt đầu nổ. Anh Năm nâng đầu máy lên, chiếc đuôi tôm quậy nước kêu rồ rồ trên mặt nước, anh nhất cao tay cầm thêm…cánh quạt đẩy chiếc ghe nhỏ đi tới dần.
  • 2. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 102 Sóng dạt hai đường gợn cao. Bầy vịt xiêm đang lội nhấp nhô theo lượng sóng, kêu chim chíp. Chiếc ghe ra vàm kinh.Tôi ngồi trước mủi ghe nhìn con sông Cổ Chiên rộng lớn phản chiếu ánh nắng hồng hào như mặt gương. Chiếc thuyền câu của ai đó còn neo đậu ở một gốc phía trái miệng vàm.Tôi thấy lòng mình phiêu phiêu chan hòa với buổi bình minh rực màu tươi mát. Dạo trước có mấy lượt qua cồn nhưng tôi đi với cái cãm giác bâng quơ vì ít ngày lại đi. Bây giờ tôi nghĩ...rồi mình sẽ có nhiều dịp đi và sống với dòng sông nầy từ đây. Tôi ngoái đầu nhìn lại cửa vàm kinh như chiếc đăng lớn sẽ đón nhận lúc tôi lúc về với căn nhà cùng ba đứa con trong tuổi còn khờ dại.Tụi nhỏ lớn lên sẽ tập làm vườn, làm ruộng…khác với đời sống của tôi lúc trước. Một chuổi đời mới sẽ bắt Chiếc ghe vượt qua sông lớn, đi vào xẻo nhỏ len lỏi mấy khúc trái, ngang. Chiếc ghe tấp vào cạnh chiếc cầu dừa.Tôi phụ mang các vật dụng lên chiếc chòi lá nhỏ gần đó. Hôm nay anh chị Tư cũng đến phụ hái chôm chôm. Anh chị vừa đi lại từ phía căn nhà cách đây một mương vườn.Thấy tôi, chi Tư cười và nói: Dượng sáu hôm nay cũng đi phụ bẻ trái há... Anh Tư cười mĩm: Chiều nay tôi với dượng làm vài xị nghe. Chị Tư lườm anh. Má lấy tay quẹt miệng trầu. Má cười với môi trầu đỏ ao nhìn anh Tư và quay sang nhìn tôi. Cây trái miệt vườn Mọi người bắt đầu công việc đi hái trái. Những nhánh chôm chôm oằn say với những chùm đỏ ao. Có nhánh quá nhiều trái phải có cây chỏi để khỏi bị gảy nhánh. Anh Năm chỉ cho tôi bẻ trái sà thấp, còn anh thì dùng chiếc cây dài có đầu kéo cắt nhành trái. Anh đưa nhánh chín vào khớp kéo… anh giựt sợi dây cho chiếc dao cắt nhánh. Chùm chôm chôm chín dính vào ngàm. Anh đưa cần cắt trái xuống gần mặt đất nhả ra. Chị Năm và người phụ việc nhặt đem gom thành đống và lựa trái bỏ vào cần xé. Đôi lúc anh Năm phải leo lên thân đây để bẻ trái. Tôi chỉ đi quanh quẩn từ gốc nầy qua gốc khác bẻ những chùm chôm chôm xà ngang mặt. Vườn rộng có hơn chục công gồm ba liếp dài từ bên nầy cồn chạy tuốt qua ngang bên kia cồn. Cây nào cũng đầy trái. Trong lúc lần mò theo cây hái trái.Tôi thấy một quả mảng cầu ta rớt trên mặt đất phủ đầy lá rụng gần gốc cây chôm chôm tàn rất rộng, quả mãng cầu chín bị chim ăn một gốc. Là dân chợ tôi đâu đành bỏ qua.Tôi men đến để nhặt lấy với ý sẽ đem về ăn.Trong khi bước tới gần, chân tôi đẩy dạt lớp lá khô, con kiến đem to cắn vào ngón chân buốt đau nhói óc.Tôi ngồi xuống bóp ngón chân cho đở nhức. Một nhúm núm gì đó cọng to bằng ngón tay út nhô lên khỏi mặt đất với phần trên như chiếc dù nhỏ chưa mở rộng.Tôi nghĩ chắc là loài núm dại. Bầy kiến đem túa ra.Tôi đành đứng lên bước ra xa đám kiến vì sợ chúng cắn nửa.Tôi đành bỏ ý định nhặt quả mảng cầu đem về. Gần xế trưa tôi và anh Năm dùng đòn khiêng gánh những cần xé chôm chôm gom về chòi lá.Tôi thấy đói cồn cào vì sáng tới giờ tôi chỉ ăn vài quả chôm chôm. Mọi người vẫn còn làm việc.Tôi cũng ráng bóp bụng đói phụ với anh Năm. Má nói: Thôi nghỉ làm…vào chòi ăn cơm…chắc thằng L nó đói rồi đó. Tôi đói meo nhưng vẫn không dám nói gì cả. Anh chị Năm và mọi người rửa tay dưới bờ rạch. Tôi thì vói tay rửa ở mương nước. Mọi người vào chòi ăn cơm. Buổi cơm với ít mắm chưng và tô canh núm. Tôi thấy sao tô canh núm giống núm mình thấy hồi nảy.Tôi cầm chiếc muổng chang canh núm vào chén cơm. Tôi bưng chén đưa vào miệng húp. Ôi! nó ngọt ngào thơm dịu, cọng không dai mà giòn giòn. Tôi nhai nhai cơm hòa với núm, nó ngọt hơn núm rơm và có mùi thơm thơm mà tôi chưa bao giờ nếm qua. Tôi lùa thêm một chén nửa… Mồ hôi ra ướt áo dầm dề. Tôi hỏi má: Núm nầy là núm gì hả má. Má nói: đó là núm mối...khó kiếm lắm đó…hên lắm mới tìm ra được. Chị Tư mầy kiếm được một nhúm hôm qua để dành nấu canh đó. Tôi ngẫm nghĩ rồi nói: Má ơi! hồi nảy còn thấy núm nầy mọc dưới lớp lá khô gần gốc cây chôm chôm già, con tưởng là núm dại. Chị Tư cười nói: Vậy là dượng hên lắm mới tìm được đó. Lúc rảnh nhớ lặt về cho Sáu Chích nấu canh ăn nghe dượng. Tôi định bụng khi xong việc sẽ ra chổ đó hái núm đem về. Gần xế chiều, khi công việc gần xong. Ghe mối tới cân và đổ xuống ghe lớn. Tôi tha thẩn ra chổ cây chôm chôm già hái núm. Lần nầy tôi dùng nhánh khô quẹt lá vẹt sang môt bên… đập đập cho đàn kiến chạy đi xa và nhặt nhanh một rổ núm mối đem về chòi. Chị Năm nói: Chà …
  • 3. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 103 nhiều quá… dượng hên quá tời (trời)… Chị Năm nói chữ tr không được…hình như một số người vùng Chợ Lách nói y như chị. Tôi hay nói giởn với chị “Con tâu tắng... nó nằm ở bụi te”.Chị cười chứ không bao giờ giận tôi. Chị nói: Ở xóm chị ai cũng nói như chị. Chiều tối đó tôi về khoe với vợ là đã tìm được núm mối. Vợ tôi ngạc nhiên hỏi: Đâu… đâu…cho em coi. Tôi bưng rổ núm để lên bàn.Vợ tôi nói núm nầy ăn ngon lắm… mà khó tìm…phải nặng bóng vía mới tìm được. Tôi nghĩ chắc vì ít gò mối nên khó tìm chứ nặng bóng hay hên gì đâu. Mỗi mùa chôm chôm chắc năm nào cũng có núm ăn mà… Vợ tôi nói: Mai em ra chợ mua ít thịt về bầm nấu canh ăn. Ở bên cồn chắc anh ăn canh ròng núm không chứ gì? Tôi nói sao em biết…Tôi chợt nghĩ mình hỏi hơi kỳ… Vợ tôi là dân vườn từ nhỏ mà sao không biết Đúng như lời nói, hôm sau vợ tôi nấu một nồi canh núm với thịt nạt bầm. Một nhúm thịt kho mặn. Chúng tôi có một bửa ăn ngon miệng. Hai thằng con nhỏ mút cơm chang canh núm ăn lả mồ hôi tráng. Tôi nhìn chúng nó với lòng thương cãm vô cùng.Tôi nghỉ đây là lần đầu chúng mới ăn loại canh nầy vì hồi ở bên nội chỉ ăn canh núm rơm thôi. Rồi chúng tôi rời Việt Nam sang định cư ở nước ngoài cả mấy mươi năm mà chưa có lần nào được niếm mùi vị của núm mối. Cái hương vị mà mỗi khi nhớ đến là nước miếng tôi cứ như là muốn ứa ra. Có một bận về lại xóm vàm kinh. Cậu đã mất, má già còm cõi vì năm tháng. Đứa em gái kế vợ tôi bồng con vượt biên và định cư tại Canada từ mấy năm rồi. Mấy cháu nhỏ có gia đình ra ở riêng. Tôi bùi ngùi nhìn khu đất mà căn nhà vợ chồng chúng tôi ở… giờ chỉ là những cụm cây kiểng. Thời gian hơn mười năm đã trôi qua…người vắng…người còn. Thời gian đã vèo bay hút mắt Người xưa cảnh cũ đã đổi thay Hồn quê buồn lắng hoài nhung nhớ Sông nước mênh mông vẫn lớn đầy… Trong dịp về quê lần nầy tôi và vợ tôi qua cồn thăm gia đình anh chị Tư. Căn nhà anh chị đã cất khá khang trang. Tường vôi mái ngói. Khi vợ chồng tôi đến thì mấy đứa nhỏ con của anh chị đang nhổ lông vịt. Chị sẽ nấu nồi cháo vịt, gỏi vịt đãi vợ chồng tôi. Anh Tư dẩn tôi đi thăm vườn cũ. Ba bờ mương vườn bị cắt đi hơn ba công ở phía giáp bên gần bờ sông lớn. Lúc đó anh Năm bán lại phần đất nầy cho người kinh doanh nuôi cá tra để xuất khẩu lấy tiền mua thêm mấy công đất phía sau khu vườn nhà ở. Ba hồ cá với bờ đất cao làm hụt vào sâu bên trong một khoảng tróng cây xanh thuở trước. Tôi nhớ mang máng là cây chôm chôm già nằm trong khu đất bán. Tôi thầm nói: Dàn núm mối đã bị mất rồi! Khu vườn chôm chôm còn lại năm xưa cũng được thay vào các cây nhản. Anh Tư nói: Từ ngày dượng đi đến giờ cậu Năm đã thay mấy lượt cây theo phòng trào: Cà phê, rồi nhản, rồi lại chôm chôm…Khu vườn bây giờ như tạp chũng. Đi được một đổi lâu, anh Tư nói với tôi: Thôi mình quay về nhà nhậu nghe dượng…lâu lâu dượng mới về…lai rai cho vui…Khi quay về lại nhà thì chị Tư đã dọn sẵn bàn ăn. Chúng tôi ngồi vào bàn ăn gỏi vịt trộn bắp chuối và cụng vài ly đế sủi bọt…Một lúc sau chị Tư bưng lên một dỉa xào bốc khói. Chị nói: Hôm nay tôi đãi dượng món nầy rất đặc biệt. Chị đặt dĩa xào trên bàn ngay trước mặt tôi. Tôi kêu… Ồ! Núm mối! Một dỉa núm mối xào với gan mề vịt. Khói bốc xông lên mùi thơm ngào ngạt. Chị nói: Tui biết dượng thích món nầy mà. Anh Tư giục tôi: Cầm đủa gắp một miếng đi dượng. Tôi cầm đủa gắp một miếng núm bỏ vào miệng nhai. Ôi! Mùi hương cũ… mùi hương núm mấy mươi năm mới ăn lại. Anh Tư đưa ly lên ngang mài, tôi cũng cầm ly lên cụng ly với anh. Tôi uống một cái ngót …Khà… khà…Ngon thiệt đó anh Tư! Bây giờ ngồi viết mấy dòng nầy thì…Cậu má không còn nửa. Anh Tư ra đi cách nay mấy năm và chị Tư cũng mới ra đi vài tháng nay. Thời gian không dừng lại. Biến đổi cuộc đời: CònMất tiếp diển. Thế gian là một chuỗi dài biệt ly…nhưng hương nhớ vẫn là một. Khi cảm tính con người chưa mất thì sự hồi nhớ sẽ còn ở trong tâm hồn. Huỳnh Tâm Hoài ( Tháng Bảy Cali-2013)
  • 4. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 104 Vũ Điệu, Vũ Khúc qua Tiếng Đàn của Tú Sinh Ngày xưa mỗi lần anh buông tiếng đàn, Em chen chân vũ điệu cha cha cha Ngày đó eeeem còn ở tuổi mười một Sau đó mình múa vũ điệu rumba. (Rumba) Ngày xưa mỗi lần đánh đàn băn-rô (Banjo) Là em chen chân múa điệu tăng-gô (Tango) Ngày đó em chưa lên tuổi mười bốn Sau đó mình mới nhảy điệu măm-bô (Mambo) Ngày xưa trên sân trường mình múa quạt Em chen chân vào vũ điệu chú lính nhỏ (Tiểu tiểu binh) Ngày đó em còn ở tuổi mười lăm Sau đó mình vũ điệu nón lá. Ngày xưa mỗi lần anh đàn măn-đô (Mandoline) Em chen chân múa điệu dù In-đô (Múa dù Indonésia) Ngày đó em vừa mười sáu trăng tròn Sau nầy mình mới nhảy điệu Slow-rock. Ngày xưa mình nghe tiếng ngủ âm Em chen chân vũ điệu hái trà Ngày đó em vừa lên tuổi mười tám Sau đó mình vũ “khúc ca ngày mùa” Ngày xưa ở quê mình múa Lầm-Thôl Sau đó chúng mình nhảy điệu Slow, Giờ nầy em tuổi lục thập có hơn Thất thập hữu dư còn Rock and Roll. PHỤ CHÚ: Banjo, có 2 loại trên TG, một loại thấy ở VN thùng đàn làm bằng nhôm, trên mặt da trống, đàn Băn-rô ở VN 8 dây, còn đàn ở Âu Mỹ thì 5 dây, thùng đàn bằng dán ép, mặt đàn cũng có da, đàn reo tiếng rất ấm. XIN TRẢ TÔI VỀ TUỔI ẤU THƠ Xin trả tôi về tuổi ấu thơ Nhửng ngày thơ mộng cũa mộng mơ Con đường hàng me ngày cắp sách Sân trường, thầy bạn, đang mong chờ ! Xin trả tôi về tuổi ấu thơ Đường về "Sóc ruộng" đẹp nên thơ Xăn quần lội bắt cua, tát cá Đỉa đeo sợ quá, nhảy lên bờ ! Xin trả tôi về tuổi ấu thơ Mẹ ru con ngủ tiếng ầu ơ Gió lay cành trúc nghe xào xạc Văng vẳng đâu đây tiếng ai hò ! Xin trả tôi về tuổi ấu thơ "Long Bình" con nước chảy lửng lờ Qua cầu đạp xe về "Hoà Thuận" Hái đào lộn hột ở "Đầu Bờ" Xin trả tôi về tuổi ấu thơ Đường lên "Nguyệt hoá" dưới trăng mờ "Ao Bà Om" đêm khuya thanh vắng Hàng cây cổ thụ rể xác xơ Xin trả tôi về tuổi ấu thơ Đường về "Đa Lộc" đẹp như mơ Bắn dơi, hái trái bị "Lục" rượt Xăn quần, xách dép chạy có cờ Xin trả tôi về tuổi ấu thơ Vỉnh Bình quê Mẹ đẹp nên thơ Sáu mươi năm nằm trong ký ức Ngày ấy còn đâu không phai mờ ! Ngày ấy xa rồi xa quá xa Những hình bóng củ mãi trong ta Ngày xưa hoàng thị còn đâu nửa ? Chỉ còn nuối tiếc những ngày qua ! KIM CHUNG Hoàng Vủ
  • 5. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 105 Giáo dục thời Pháp thuộc sản xuất ra nhiều nhân tài: Tôn Thất Tùng, Phạm Biểu Tâm, Ngô Gia Hy, Trần Đại Nghĩa... Vài kỷ niệm của một cựu sinh viên trường thuốc Hà Nội. B.s. Nguyễn Lưu Viên Hồi xưa dưới thời Pháp thuộc toàn cõi Đông Dương (gồm có Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Cao Miên, Ai Lao) chỉ có một trường thuốc đặt tại Hà Nội với một tên chính thức dài thòng là:" Ecole de Médecine et de Pharmacie de Plein Exercice de l'Indochine", nói tắt là Ecole de Médecine de Hanoi (Trường thuốc Hà Nội ) có một ông giám đốc (directeur) điều khiển. Trường nầy được trường Y Khoa Đại học Paris (Faculté de Médecine de Paris) đỡ đầu nên Paris gởi qua một giáo sư để làm giám đốc trường và hằng năm gởi qua Hà Nội một giáo sư để chủ tọa cuộc thi ra trường, trình luận án và tuyên thệ Hippocrate cho các tân khoa bác sĩ Việt Nam. Vị giáo sư cuối cùng được Paris cử qua Hà Nội là giáo sư Pasteur Valéry Radot, một danh sư của Y Khoa Đại học Paris và là cháu ngoại của nhà thông thái Louis Pasteur. Đến năm 1940, sau khi Pháp thua trong Đệ nhị Thế chiến và bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, sự liên lạc giữa Đông Dương và "mẫu quốc" Pháp không còn dễ dàng nữa thì Trường Thuốc Hà Nội được tự trị với tên chính thức là " Faculté Mixte de Médecine et de Pharmacie de Hanoi ( Y khoa Đại học Hà Nội ) và ông giám đốc trường thuốc được đổi danh xưng là Khoa trưởng Y khoa ( Doyen de la Faculté de Médecine ). Trường Thuốc Hà Nội 1945 – 1954 Từ khi tôi bước chân vào trường ấy (1938) cho đến khi ra trường ấy với danh hiệu trên không còn nữa (9-3-1945), ông giám đốc trường thuốc rồi khoa trưởng y khoa cũng đều là ông Henri Gaillard, một giáo sư chuyên về môn ký sinh trùng học (parasitologie) của Paris gởi qua để điều khiển. Thầy Gaillard rất là "parisien" lúc nào cũng ăn mặc diêm dúa, ăn nói văn hoa. Ngoài việc điều khiển trường về mặt hành chánh ( lúc ấy sinh viên có việc về hành chánh thì liên lạc với ông Sành), Thầy còn dạy hai môn là Ký sinh trùng học (Parasitologie) và Vi trùng học (Bactériologie) cho sinh viên năm thứ 3 có anh Bửu Lư rồi anh Lê Khắc Quyến (sau nầy là khoa trưởng Y khoa Huế) giúp. Cạnh văn phòng hành chánh của Thầy ở trên lầu I của Trường còn có một phòng thí nghiệm ký sinh trùng (Lab. of Parasito) trong đó Thầy nuôi đủ loại muỗi truyền bệnh sốt rét (malaria). Để nuôi (cho ăn) các muỗi ấy Thầy có mướn một người lao công hằng ngày mấy lần thọc tay vào mỗi lồng muỗi để cho muỗi "đốt" cho đến khi no. Thường thường cours của Thầy bắt đầu vào lúc 1 giờ rưỡi trưa (1:30 pm) tức là giờ ngủ trưa ở Việt Nam, mà đề tài ký sinh trùng không có gì hấp dẫn, giọng của Thầy giảng bài lại đều ru ru, rất êm tai, nên ... thỉnh thoảng nghe Thầy đập gậy lên bàn một cái và hét: "Mais réveillez-vous, voyons", thì biết cả lớp đã ngủ gục. Đặc biệt với Thầy là cuối năm đi thi, Thầy hỏi nhiều câu không biết đâu mà rờ. Thí dụ: Có một năm Thầy hỏi anh Hoàng ( bác sĩ Hoàng là anh của ông Lộc, sau này là Thủ tướng VNCH hồi ĐNCH) như sau: Hỏi: Quel est l'animal le plus dangereux que vous connaissez? (Anh biết con thú nào nguy hiểm nhứt? ) Trả lời: Le tigre, monsieur.(Thưa Thầy, là con cọp) - Non, plus petit que ça (Không, nhỏ hơn thế) - La panthère, monsieur (Thưa Thầy là con beo) - Non, beaucoup plus petit; un tout petit animal (không, nhỏ hơn nhiều, một con vật nhỏ xíu hè) - Le serpent, monsieur (Thưa Thầy, là con rắn) - Mais non, je dis un animal à quatre pattes non pas un serpent (Không mà, tôi nói một con thú 4 chân chớ không phải con rắn).
  • 6. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 106 Dần dần thì là... con chuột; vì thầy muốn hỏi lối truyền nhiễm của bệnh dịch hạch (peste,plague). Mà hỏi như vậy đó. Với tôi thì Thầy hỏi: Qu'est-ce que vous sentez quand un serpent vous pique ? (Khi anh bị rắn cắn thì anh thấy cái gì ?). Tôi trả lời: Une douleur, monsieur (Thưa Thầy, tôi thấy đau) Thầy đưa hai tay lên, nói một cách chán nản: Mon Dieu, vous vivez dans un pays infesté de serpents, vous ne pouvez pas faire un pas sans risquer de rencontrer un serpent et vous ne savez pas ce que vous sentez quand un serpent vous pique (Trời ơi, anh sống trong một xứ đầy là rắn; bước đi một bước là có thể gặp rắn mà anh không biết anh thấy cái gì khi bị rắn cắn sao ?) Rốt cuộc là Thầy muốn mình phân biệt hai loại nọc rắn độc: một loại thuộc loại rắn lục (Pit viper venon) có tác dụng vào máu, và một loại thuộc rắn hổ (cobra venon) có tác dụng vào thần kinh. Mà hỏi như vậy đó. Nhưng thầy không ác, rất "fair" hỏi dần dần để đưa mình đến chỗ Thầy muốn, rồi nếu nói được thì cho đậu. Câu chuyện bên lề một: Lúc ấy vào niên khóa 1942-1943 thì phải, một hôm đang theo thầy Massias làm round ở Khu nội thương của Bệnh viện Bạch Mai, thì thấy khoa trưởng Gaillard đến (một chuyện lạ ít khi có). Cùng đi với Thầy có một người Việt Nam tuổi độ sáu mươi, lùn lùn, có vẻ sang trọng, ăn mặc chỉnh tề. Khi đến gần nhóm sinh viên thì Thầy Gaillard nói "Voici Dr. Thinh de Sai Gòn; il était déjà interne quand j'étais encore stagiaire " (Đây là bác sĩ Thinh ở Sài Gòn; ông nầy khi trước đã là nội trú khi tôi còn là sinh viên tập sự). Nghe như vậy bọn sinh viên nể quá, kính cẩn chào; bác sĩ Thinh không nói gì hết, cười cười, cúi đầu chào lại, có vẻ rất hiền hậu. Thầy Massias trong buồng bệnh nhân đi ra, ba người chào hỏi nhau, rồi kéo nhau lên văn phòng. Đây là lần đầu tiên, tôi được gặp bác sĩ Thinh, một đồng nghiệp đàn anh danh tiếng ở miền Nam và cũng là bố của chị Irène Thinh, đầm lai, cao lớn hơn bố, khá đẹp, đang học Dược. Về sau lối năm 1946, chính bác sĩ Thinh đây sẽ là Thủ tướng của Nam kỳ cuốc "Cộng hòa Cố chân chiên" (République de Cochinchine); và sau khi nhận thấy mình đã bị Pháp lừa và lợi dụng, ông đã tự tử bằng cách thắt cổ với một sợi giây điện, trên bàn viết gần đó có quyển sách thuốc còn mở ra ở trang nói về "Thắt cổ" (Pendaison). Nên để ý rằng ông là một bác sĩ mà không dùng độc dược để tự tử cho êm, mà lại dùng dây để thắt cổ như người "tay ngang" (có nhiều ý nghĩa); trước đó còn có can đảm và bình tĩnh để đọc lại sách thuốc xem cái gì sẽ xảy ra cho thân thế mình. Thương hại cho một đồng nghiệp đàn anh lỗi lạc (thời ấy Annamite - Indigène mà đậu được Interne des Hôpitaux de Paris không phải là vừa) thật thà ra làm chánh trị, bị lường gạt và lợi dụng đến nỗi phải quyên sinh. Không biết chị Irène về sau ra sao. Ký Túc Xá Sinh Viên ở Hà Nội Câu chuyện bên lề hai: Thầy Gaillard có một "cô mèo" Việt Nam trẻ và đẹp tên là cô Lý. Thầy thuê cho một căn nhà ở đường Duvigneau gần Nhà Diêm (Société Indochinoise des Allumettes) trong xóm có nhiều sinh viên Nam kỳ. Thì ... quả y như rằng... cô Lý có một "cậu mèo" tên là anh Tấn, người Nam, con nhà giàu, quê ở Rạch Giá, đang học Luật. Mỗi khi thầy đến thăm "mèo" (thường cô Lý được báo tin trước để... " chuẩn bị ") thì anh Tấn tạm "tản cư" qua nhà bên cạnh. Một hôm chắc Thầy "cao hứng lắm" nên đến bất thình lình mà không có báo trước nên... đụng đầu. Anh Tấn kể chuyện lại như sau: "Tao đang nằm trong phòng, nghe tiếng xe hơi đậu lại; tao chồm lên nhìn qua cửa sổ thì thấy ổng đã xuống xe rồi; tao sợ quá vội vàng ôm đồ chạy; ra đến cửa thì gặp ổng bước vào. Thấy tao ổng hơi ngạc nhiên nhưng bình tĩnh nói: "Bonjour jeune homme".Tao cũng cúi đầu chào "Bonjour monsieur rồi chuồn luôn". Tụi nầy nghe chuyện cười quá. Về sau, sau khi Việt Nam độc lập thì Thầy Gaillard về Pháp được phục hồi nguyên chức vị cũ là giáo sư Y khoa Đại học Paris, và không biết Thầy mất lúc nào. Còn cô Lý thì hình như được Quốc trưởng chiếu cố nên vẫn sống phây phây trên nhung lụa ở Đà Lạt. Chỉ có anh Tấn thì tội nghiệp không đỗ đạt gì hết; đến năm 1961 thì tôi có gặp lần cuối cùng
  • 7. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 107 lang thang ở Sài Gòn, nghèo, đói, xì ke. Còn đâu thời oanh liệt của một sinh viên trường Luật mà "chim" được " mèo " của ông khoa trưởng Trường Thuốc ! Tái bút : Tôi không rõ Trường Thuốc Hà Nội thành lập năm nào, chỉ thấy trong quyển sách " Việt Nam Pháp Thuộc Sử 1884-1945" , tác giả Phan Khoang, 1961, ở trang 441, có đoạn nguyên văn như sau: "Trường đại học ra đời thời Toàn quyền Paul Beau (1897-1902) bị Toàn quyền Klobukowski (1902- 1908) bãi bỏ, được Toàn quyền Albert Sarraut (1911-1919) tổ chức lại năm 1918, thật ra chỉ gồm những trường chuyên môn đào tạo một hạng công chức phụ tá người Pháp trong các công sở. Trường Cao đẳng Y Dược mở trước hết, sau thêm trường Cao đẳng Sư phạm, Công chánh, Canh nông, Thú y, Thương mãi, Cao đẳng mỹ thuật. Và, như cụ Phan Khoang nói, lúc ban đầu Trường Thuốc Hà Nội chỉ đào tạo ra y sĩ Đông Dương (Médecins Indochinois) theo một chương trình học 4 (hay 3 ?) năm, để thành những công chức phụ tá cho các bác sĩ y khoa Pháp trong các bệnh viện ở Đông Dương. Rồi về sau trường nầy mới đào tạo ra y khoa bác sĩ (docteur en médecine) với chương trình học 7 năm và luận án, tôi không biết kể từ năm nào, chỉ thấy trong quyển sách "Danh sách Y sĩ Việt Nam 1989" của hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do xuất bản ở Montréal, Canada ở trang 114, có ghi hồi năm 1935 (là năm xa nhứt có được tài liệu), có 12 luận án y khoa. Những chuyện tôi kể ở đây là những chuyện ở Trường Thuốc Hà Nội từ 1938 đến 1945. Đến năm 1945, sau khi quân đội Nhật Bổn đảo chính Pháp ở Đông Dương đêm thứ sáu 9-3, thì Trường Y Dược khoa và Đại học đóng cửa. Ông khoa trưởng và các giáo sư phải chịu cùng một số phận với các Pháp kiều khác là bị Nhựt bổn bắt nhốt làm tù binh. Độ hai tháng sau (lối tháng 5-1945) dưới thời Đế quốc Việt Nam với Hoàng đế Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng kim, thì Trường Y Dược khoa mở cửa lại với cụ Hồ Đắc Di làm khoa trưởng, và tiếp tục luôn như thế dưới thời Việt Minh, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hoạt động được hơn một năm, thì đến ngày 19-19-1946, toàn dân kháng chiến chống Pháp giành độc lập, thì cụ Hồ Đắc Di và Trường cũng như mọi cơ sở khác phải di tản ra chiến khu (Việt Trì, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn. (Lần sau cùng tôi gặp cụ Di là ở Bắc Kạn vào mùa thu năm 1947). Trong lúc đó thì Pháp đã trở lại Hà Nội, và năm 1947 thì Trường Y Dược khoa Hà Nội hoạt động trở lại và được chia ra làm hai cơ sở: một ở Hà Nội (được gọi là section de Hanoi) với Thầy Huard làm khoa trưởng và một ở Sài Gòn (được gọi là section de Saigon) với Thầy Massias làm khoa trưởng. Ở Sài Gòn, trường Y Dược khoa được đặt tại một tư thất (villa) ở đường Testard (sau đổi tên là đường Trần Quí Cáp). Tư thất nầy khi trước là của chị bác sĩ Henriette Bùi (con của cụ Bùi Quang Chiểu, một chính trị gia có tiếng ở miền Nam). Nên để ý rằng lúc ấy trường Thuốc Sài Gòn không có tên là Faculté de Médecine de Saigon mà có tên chính thức là Faculté Mixte de Médecine et de Pharmacie de Hanoi (Section de Saigon) làm cũng như thể là các thầy Pháp có linh cảm trước (trước 28 năm) rằng Hà Nội sẽ chi phối Sài Gòn ?) Sau đó dưới thời Đệ nhứt Cộng Hòa (vào thập niên 60) nhờ sự viện trợ của Mỹ, một trường Y khoa Đại học nguy nga được xây cất trong vùng Chợ Lớn như chúng ta đã biết ... và đã phải vĩnh biệt." Lời nói cuối Tôi kể lại những "chuyện đời xưa" ở Trường Thuốc Hà Nội trên đây là để cho các bạn già nhớ lại mà cười chơi cho vui và các bạn trẻ biết tới mà cười chơi cho vui. Tôi hy vọng đã đạt được mục đích là các bạn già cũng như trẻ đã có dịp cười chơi cho vui. Hơn nữa tôi cũng hy vọng rằng... may ra ... biết đâu ... các bạn trẻ lại không " thương " các bạn già hơn, khi biết được các " anh " đã học thuốc như thế nào, trong hoàn cảnh của một nước Việt Nam còn bị trị, trong thời Đệ nhị Thế chiến thiếu thốn đủ thứ khó khăn mọi bề mà đã "gồng hết mình" để học tập và đã gặp nhiều may mắn (rất rất nhiều may mắn vì đồng khóa PCB với tôi có hơn một trăm (100) sinh viên mà khi lên đến Năm thứ năm chỉ còn độ (30) người cho cả Đông Dương ), để rồi sau này khi mà một mình Việt Nam Cộng Hòa đã có một Trường Thuốc (Sài Gòn ) ... rồi hai Trường Thuốc ( Sài Gòn, Huế ) ... rồi ba Trường Thuốc (Sài Gòn, Huế, Minh Đức) thì có một số bạn già sẵn sàng phục vụ tại các trường ấy để chỉ dẫn các bạn trẻ trên con đường chánh đạo vinh quang nhưng cũng đầy chông gai của Hippocrate Nguyễn Lưu Viên
  • 8. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 108 Chiêu Anh I - Nhơn vật lịch sử Việt Nam 1- Đố: - Đố anh ai đuổi giặc Ân Sử nào đã chép, tháng năm, thời nào ? Đáp: - Trẻ thơ thiệt có tài cao Roi sắt, một ngựa đánh nhào giặc Ân Hùng Vương thứ Sáu phong thần Thiên Vương Phù Đổng ẩn thân về trời Hiển danh Thánh Gióng đương thời Việt Nam con trẻ trên đời mấy ai ! 2- Đố: - Lạc Hồng dân tộc lâu đời Bị Tàu đô hộ khổ người dân ta Đau lòng hận nước thù nhà Thời nào đã có đàn bà làm vua ? Cùng ai giết giặc đuổi xua ? Tên nào tướng giặc đã thua đàn bà ? Đáp: - Tướng Tàu Tô Định gian tà Giết ông Thi Sách chồng bà họ Trưng Thù nhà Trưng Trắc ra quân Phất cờ nương tử diệt quân tham tàn Đuổi quân Đông Hán rỡ ràng Cùng em Trưng Nhị hai nàng lên ngôi Ngàn sau vinh hiển tiếng đời Lĩnh Nam hào khí một thời tranh đua Nữ nhi từng đã làm vua Giặc Tàu Tô Định đã thua đàn bà. 3- Đố: - Nước ta có nữ tướng tài Cỡi voi xung trận là ai ? Miền nào ? Khác đời đặc biệt vì sao ? Giặc nào khiếp sợ ? Vua nào sắc phong ? Đáp: - Bà Triệu nữ tướng đại tài Cỡi voi xung trận ra oai lẫy lừng Giặc Ngô khiếp sợ hãi hùng Nữ nhi chính khí khác hơn thường tình * Vì độc lập đã liều mình Sanh thời Bắc thuộc phá thành Cửu Chân Biệt xưng Nụy Kiều Tướng Quân Phú Điền Thanh Hóa nữ nhân hùng tài Triều Lý Nam Đế sau này Sắc phong Trung Dõng miễu thờ hiển linh * Ghi chú: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể Đông, quét sạch bờ cõi, để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu, cong lưng để làm tì thiếp người ta.” (Trần Trọng Kim, 1964, Việt Nam Sử Lược. Trang 53. Nhà Xuất Bản Trung Việt)
  • 9. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 109 4- Đố: - Đố anh danh tướng vang rền Là ai ? Chống đuổi quân Nguyên chạy dài . Chữ gì thích ở cánh tay ? Văn tài còn có một bài khích quân Nức lòng quân sĩ thêm hăng Cùng nhau ra sức chống ngăn quân thù. Đáp: - Trần Quốc Tuấn – Hưng Đạo Vương Đã từng đánh đuổi quân Nguyên chạy dài. Thích chữ “Sát Đát” vào tay Bài Hịch Tướng Sĩ cạn lời khuyên răn Ba quân hởi dạ đánh hăng Thắng quân Mông Cổ tiếng tăm lẫy lừng. 5- Đố: - Ai người đổi áo giả vua Liều mình chống giặc cho vua thoát nàn ? Đáp: - Đuổi giặc Minh, Bình Định Vương Đối đầu quân địch núi rừng Chí Linh Vua Lê thế yếu ít binh Trùng vi vây khổn lâm tình thế nguy Ba quân chẳng có kế chi Liều mình cứu nước thay y đổi bào Giả vua cùng giặc đánh nhau Lê Lai thiệt mạng cứu vua thoát nàn. 6- Đố: Đố anh lịch sử gần đây Ai người áo vải núi Tây phất cờ ? Từ Nam chí Bắc ngẩn ngơ Chỉ trong mươi bữa, một giờ dẹp xong Binh rồng thẳng tiến Thăng Long Quân Thanh vỡ mật hết mong xâm loàn ? Đáp: Tây Sơn Nguyễn Huệ phất cờ Đống Đa một trận tơi bời quân Thanh Đánh mau, đánh mạnh lừng danh Mồng Năm ăn Tết tại thành Thăng Long. Xuân Giáp Ngọ 2014 Chiêu Anh II – Đồ dùng Đố: 1- Người treo tôi ở giữa nhà Tôi có ba cánh nhưng mà không bay Chậm mau tôi chỉ biết quay Cho người mát mẻ suốt ngày không ngưng. 2- Tôi không có cánh mà bay Xây tường trải gạch nhờ tay tôi làm Nên nhà, cung điện, lầu trang Che mưa đỡ nắng cả làng nhờ tôi. 3- Thân tròn, chưn nhọn, giẹp đầu Tuy là vật mọn đâu đâu cũng cần Ngắn, dài năm một đôi phân Vật treo trang trí dự phần có tôi.
  • 10. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 110 4- Chúng tôi luôn có đủ đôi Trong tay khéo léo mọi người dùng tôi Thức ngon, thức dở trên đời Tôi cùng vén gọn người xơi no lòng. 5- Chúng tôi gỗ mít, gỗ me Có bạn loài nhựa cùng phe mặt dày Suốt ngày bằm xắt đọa đày Đành cam thân phận chẳng hề than van. 6- Đội nón đỏ, mặc áo vàng Thân gầy thở khói nhẹ nhàng thơm tho Người dâng Trời Phật chứng cho Còn tôi thân thể ra tro lụn dần. Giải đáp: 1- Quạt trần treo ở giữa nhà Bấm nút ba cánh theo đà chậm lơi Suốt ngày quay tít không ngơi Cả nhà mát mẻ thảnh thơi ngày hè. 2- Đố chi dễ ợt đáp ngay Ai mà chẳng biết cái bay thợ hồ Lầu trang cung điện quy mô Nhờ tay thợ giỏi khéo tô mới thành. 3- Cây đinh lớn nhỏ vài phân Làm nghề thợ mộc rất cần có đinh “Như đinh đóng cột” sự tình Ví von lời hứa đinh ninh chẳng dời. 4- Đôi đũa luôn có đủ đôi Và cơm, vẽ cá có tôi gắp cùng Bữa ăn ngon miệng no lòng Tôi vui phục vụ vẫn không nề hà. 5- Bếp núc luôn có sẵn sàng Một hai tấm thớt để làm thức ăn Sả, hành, tỏi, ớt xắt bằm Đều nhờ tấm thớt dần băm dễ dàng. 6- Nhang thơm nghi ngút lụn dần Người cầu khấn nguyện thắp dâng Phật Trời Niềm tin an ủi lòng người Hương thơm lãng đãng rớt rơi tro tàn. Xuân Giáp Ngọ 2014 Chiêu Anh Tình Cuối Mùa Thu Chút thương nhớ xin gỡi vào trong gối Vẽ cho đầy ảo mộng dưới trời khuya Người thay không tôi trôi vào giấc điệp Những vần thơ không gợi ý chí lìa . . . Khi ta ngồi bên nhau chiều hôm ấy Đôi bàn tay đã đổ lệ hân hoan Ai đâu biết tôi giấu nghìn tiếng vọng Cũa con tim tê lạnh xót xa tràn Tặng cho người một cuối đời tan vỡ Trong tâm hồn tinh khiết một cành hoa Tôi đã ném sau lưng đau đớn cũ Những trong đời khỗ luỵ đắng cay và ... . . .Tôi chờ mãi Nhưng không tin đã thấy Chã ngươi về như sợi khói màu xanh Bỡi nghin dậm trước sau . . .như bão rớt Trên đường đi cánh lớn phủ xây thành Tôi chẵng dám giăng hồn lên toc nữa E sợ chùn những ám ảnh sinh ly! Ai! Đâu biết đươc lòng tôi quá đổi Nghìn đêm về nghe nguồn cội xa khơi TrúcthanhAn
  • 11. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 111 Lịch sử Lập Quốc của Tổ Tiên Việt Nam Vĩnh Thuận Từ lúc con người hiện diện sinh sống hàng trăm ngàn năm trước công nguyên, thì tổ tiên chúng ta đã hiện hữu khai phá giang sơn nầy. Nhưng nếu tính từ khi tổ chức nhà nước được hình thành thì Lịch sử Việt Nam đến nay độ khoảng gần 5000 năm (theo truyền thuyết). Đó là thời các vua Hùng thuộc Họ Hồng Bàng. Cho đến nay, thời kỳ Hùng Vương được các nhà sử học khẳng định là thời kỳ có thật trong lịch sử. Tuy nhiên, không có một tư liệu thành văn nào ghi chép về thời kỳ này cho nên chúng ta tạm bằng lòng với việc “dựng” lại lịch sử bằng các truyền thuyết dân gian, dân tộc học, ngôn ngữ học, địa phương học… kết hợp với kết quả của ngành Khảo cổ học. Vì vậy, nếu đề cập tới thời kỳ Tiền Hùng Vương thì còn khó khăn gấp bội phần. Tuy nhiên, chúng ta cắt nghĩa thế nào về những ghi chép của các sử gia Trung Hoa về một đất nước Việt Thường xuất hiện rất lâu trước thời kỳ Hùng Vương ? Chúng ta cắt nghĩa thế nào về một cố đô Ngàn Hống xuất hiện trước khi có Kinh đô Văn Lang, nhất là khi những ghi chép đó lại xuất hiện trong Ngọc phả Hùng Vương, như một sự truy niệm về kinh đô cũ ? Hùng đồ thập bát diệp Thánh Vương Ngọc Phả cổ truyền (Ngọc phả 18 đời Hùng Vương hiện lưu tại viện Bảo Tàng Hùng Vương) Truyền thuyết về thời kỳ dựng nước Tục truyền, cha của Long Vương là Dương Vương, khi mới mở nước, đi xem phong cảnh núi sông, tìm nơi xây dựng kinh đô. Khi về phương Nam, đến vùng Ngàn Hống, thấy phong cảnh núi non trùng trùng điệp điệp, 99 ngọn (Ngọc phả Hùng Vương ghi là 199 ngọn) cao tận trời xanh, chân núi vờn đến gần cửa Đơn Hay (tức cửa Đan Nhai, tức Cửa Hội) có thế rồng vây hổ chầu, Dương Vương rất lấy làm vừa ý. Vương bèn quyết định đắp thành dưới núi, lấy nơi này làm đô ấp, như vị trí ngày nay thì thành ấy là đất Nội Tả-Hữu Thiên Lộc thuộc Châu Hoan (nay thuộc phạm vi các xã Thiên Lộc, Phúc Lộc, Tùng Lộc thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Dựng xong đô ấp, Dương Vương lại cưỡi thuyền thẳng về hướng Bắc, tiếp tục đi xem phong cảnh đất nước. Thuyền đang đi, bỗng có một người con gái “tóc dài ngài (người) đẹp, da phấn mặt hoa” từ dưới nước nổi lên, tự xưng là Thần Long. Sau khi chào hỏi ân cần, vương mời nàng lên thuyền, đôi bên trò chuyện rất ăn ý. Dương Vương đưa nàng về đô ấp Ngàn Hống và cưới làm vợ. Vương lại tiếp tục tuần thú phương Bắc. Đến vùng núi như ngày nay là Sơn Tây, vương thấy cảnh núi sông thật là hùng vĩ đặc biệt ngã ba Hạc là nơi thủy bộ thuận lợi, xem ra nhiều chỗ ưu việt hơn đất Hoan Châu. Vương bèn cho xây dựng đô ấp mới ở vùng Nghĩa Lĩnh, từ ngã ba Hạc đến vùng núi Hi Cương , làm nơi hành tại. Dương Vương lại lên vùng Hưng Hóa- Tuyên Quang bây giờ, lấy thêm một người con gái họ Mã là nàng Ngọc Nương làm vợ và dựng một cung sở cho nàng ở, cung sở đó là vùng Tiên Cát, gần Việt Trì ngày nay. Vương ở Tiên Cát ít lâu rồi trở về đô ấp Ngàn Hống. Lúc này, nàng Thần Long đã đến ngày mãn nguyệt khai hoa, sinh con trai đầu lòng. Đó là Long Vương, con trưởng của Dương Vương, tức là Vua Hùng thứ nhất, sau này gọi là Hùng Hiền Vương (tức Lạc Long Quân) Khi Long Vương lớn lên, Dương Vương giao cho đô ấp Nghĩa Lĩnh để trông coi việc nước ở phương Bắc. Trong thời gian ở kinh thành Nghĩa Lĩnh, nhân một chuyến đi tuần thú, Long Vương gặp nàng Âu Cơ ở vùng Sơn Tây và lấy làm vợ. Long Vương đưa nàng Âu Cơ về động Hi Cương, còn mình thì ở luôn Phong Châu (gần ngã ba Hạc) làm việc nước. Về sau Long Vương bỏ kinh đô Ngàn Hống, lấy Phong Châu làm kinh đô chính, đặt tên nước là Văn Lang, chia làm 15 bộ. Từ đó cố đô Việt Thường ở Ngàn Hống bị thời gian xóa dần dấu vết. Tuy nhiên, dân tộc ta sau thời kỳ dựng nước chưa được bao lâu thì mất nước. Hơn một ngàn năm Bắc thuộc (từ năm 179 trước Công
  • 12. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 112 nguyên (TCN) đến năm 938), dưới sức mạnh đô hộ và đồng hóa, lịch sử văn hiến của người Việt đã gần như bị bôi xóa mọi dấu vết, không được ghi chép để truyền lại. Cái duy nhất mà kẻ thù không thể xóa được là ký ức của dân ta về lịch sử tổ tiên, ông cha ta. Bởi vậy, suốt một thời gian dài, thời kỳ lập quốc của dân tộc Việt Nam chỉ được phản ánh qua huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết dân gian, và ở thời kỳ tiền sử (trước thời Hồng Bàng) chỉ được ghi nhận, dự đoán thông qua các di tích khảo cổ. Khu vực nay là Việt Nam đã có loài người ở từ thời kỳ Đồ đá cũ, các nhà khảo cổ đã tìm ra các dấu vết con người cư ngụ tại hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), núi Đọ, Ninh Bình và Nga Sơn, Thanh Hóa cách đây hàng trăm nghìn năm. Thời kỳ này mực nước biển thấp hơn, và Việt Nam khi đó nối liền với bán đảo Malaysia, đảo Java, Sumatra và Kalimantan của Indonesia, với khí hậu ẩm và mát hơn bây giờ. Người Việt cổ khai thác đá gốc (ba-dan) ở sườn núi, ghè đẽo thô sơ một mặt, tạo nên những công cụ mũi nhọn, rìa lưỡi dọc, rìa lưỡi ngang, nạo... bỏ lại nơi chế tác những mảnh đá vỡ (mảnh tước). Những di tích ở núi Đọ được coi là bằng chứng cổ xưa nhất về sự có mặt của con người tại vùng đất Việt, khi tổ chức xã hội loài người chưa hình thành. Văn hóa Sơn Vi Nền văn hóa đầu tiên dựa vào những di chỉ tìm thấy được đặt tên là thời kỳ văn hóa Sơn Vi, hậu kỳ thời đại đồ đá cũ cách nay khoảng 30 ngàn đến 11 ngàn năm. Sơn Vi là tên một xã thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra những di chỉ của nền văn hóa này, những nhóm cư dân nguyên thủy tại đây đã sinh sống bằng hái lượm và săn bắt trong một hệ sinh thái miền nhiệt - ẩm với một thế giới động vật và thực vật phong phú, đa dạng. Văn hóa Sơn Vi bao trùm các vùng thuộc Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị. Những người nguyên thủy chủ nhân của văn hóa Sơn Vi sống thành từng bộ lạc. Họ sinh sống ngoài trời trên các ngọn đồi hay gò cao ở trung lưu sông Hồng, thượng lưu sông Lục Nam, thượng lưu sông Hiếu. Cách đây 15000-18000 năm trước đây là thời kỳ nước biển xuống thấp. Đồng bằng Bắc Việt bấy giờ kéo dài ra mãi đến tận đảo Hải Nam và các khu vực khác. Đến thời kỳ khoảng 15 nghìn năm trước Công Nguyên (cách đây khoảng 18 nghìn năm) là thời kỳ cuối của kỷ băng hà, nước biển dâng cao dần đến khoảng năm 8000 năm trước đây thì đột ngột dân cao khoảng khoảng 130m (đại Hồng Thủy, Có thể là sự tích Sơn Tinh Thủy Tinh để ám chỉ thời đại nầy chăng ?). Nước biển ở lại suốt thời kỳ này và rút đi vào khoảng 5500 năm trước đây. Ứng với thời kỳ này cùng với các di chỉ khảo cổ cho thấy nước biển đã ngập toàn bộ khu vực đồng bằng sông Hồng ngày nay đến tận Vĩnh Phú trong suốt 3000 năm. Do chính đặc tính về địa chất nầy nên vùng đồng bằng sông Hồng, vịnh Bắc Việt không có điều kiện khai quật nền đất cổ đại ở khoảng 8000 năm trước công nguyên (trước khi có đại hồng thủy) để xác nhận dấu vết của các nền văn minh khác nếu có. Trang sử Việt có một khoảng trống không xác định được từ khoảng năm trước 5500 năm - 18000 năm trước. Văn hóa Hòa Bình Sau thời kỳ văn hóa Sơn Vi là văn hóa Hòa Bình, thuộc thời kỳ đồ đá cũ sang thời kỳ đồ đá mới (cách ngày nay 15.000 năm, kéo dài đến 2.000 năm trước Công Nguyên). Hình minh họa cư dân Văn hóa Hòa Bình Trên vùng đất xen núi đá vôi, thuộc phía Tây châu thổ ba con sông lớn thuộc Bắc Việt, và với không gian rộng lớn, tiêu biểu cho cả vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Văn hóa Hòa Bình được ghi nhận là cái nôi của nền văn minh lúa nước, xuất phát từ Đông Nam Á có niên đại trễ
  • 13. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 113 được tìm thấy vào khoảng 15,000 năm trước đây. Do đặt tính địa chất về hồng thủy nên có thể một phần sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Hòa Bình đã chưa bao giờ được nhận ra và tìm thấy. Các nhà khảo cổ đã liên kết sự khởi đầu của nền văn minh người Việt ở cuối thời kỳ Đồ đá mới và đầu thời kỳ đồ đồng (vào khoảng hơn 5700 năm trước Công Nguyên). Các bộ lạc chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã tạo ra nền văn hóa Đông Sơn. Văn hóa Bắc Sơn Là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam ở thời kỳ sơ thời đại đồ đá mới có niên đại sau nền văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay từ một vạn đến tám ngàn năm. Bắc Sơn là đặt theo tên huyện Bắc Sơn, nơi phát hiện đầu tiên những di vật của nền văn hóa này. Di chỉ của văn hóa Bắc Sơn được tìm thấy ở các miền đất thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... ngày nay. Tính đến năm 1997, đã có 51 điểm văn hóa Bắc Sơn được khai quật. Trong số đó, có 8 địa điểm tìm thấy di cốt người tiền sử. Người nguyên thủy trong nền văn hóa Bắc Sơn cư trú trong hang động, mái đá gần sông, suối. Họ sống bằng săn bắn, hái lượm. Họ cũng bắt đầu canh tác nông nghiệp ở mức độ rất sơ khai. Dụng cụ để sinh hoạt của họ làm bằng đá đẽo hoặc mài và từ tre, gỗ. Các dụng cụ này tỏ ra tinh vi hơn so với dụng cụ của người nguyên thủy thời văn hóa Hòa Bình. Đặc biệt, người nguyên thủy thời văn hóa Bắc Sơn đã biết làm đồ gốm. Họ thích trang sức hơn so với người thời văn hóa Hòa Bình và có nơi cư trú tương đối ổn định hơn. Thời đại đồ đồng đá Là một giai đoạn trong sự phát triển các nền văn hóa của con người, trong đó việc sữ dụng các dụng cụ bằng kim loại đã xuất hiện, đồng thời với việc sử dụng các dụng cụ bằng đá. Trong thời đại nầy các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết của nền Văn Hóa Phùng Nguyên. Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm. Phùng Nguyên là tên một làng ở ven sông Thao thuộc làng Phùng Nguyên, xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này. Di chỉ văn hóa Phùng Nguyên đã được tìm thấy ở các khu vực Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng và một vài nơi khác trong lưu vực sông Hồng. Tính đến năm 1998, có khoảng 55 địa điểm đã được phát hiện có di chỉ văn hóa đồng dạng với các di chỉ tại Phùng Nguyên, trong đó có 3 địa điểm có di cốt người. Ở những nơi đây, trong tất cả các hiện vật khảo cổ khai quật được thuộc nền văn hóa này, ngoài ít mẩu xỉ đồng, hiện tại chưa hề tìm thấy bất kỳ công cụ bằng đồng nào. Công cụ bằng đá phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt đối. Đồ trang sức bằng các loại đá, đá bán quý, ngọc được tìm thấy nhiều, đặc biệt là các vòng đá. Ngoài đồ đá, cư dân Phùng Nguyên đã biết chế tạo đồ gốm đặc sắc từ khâu làm đất, tạo dáng cho đến hoa văn trang trí. Cùng thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng ở Việt Nam như văn hóa Phùng Nguyên còn có văn hóa Cồn Chân Tiên (di tích ở xã Thiệu Vân, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Di tích thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng ở lưu vực Sông Mã), nền văn hóa Hoa Lộc (theo tên xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam, nơi phát hiện di chỉ đầu tiên và điển hình vào cuối 1973. Chủ nhân VHHL sống bằng nghề nông, chăn nuôi, săn bắn, đánh cá…), văn hóa của các bộ lạc người nguyên thủy ở lưu vực sông Lam, của các bộ lạc ở thượng lưu sông Mã (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La), văn hóa Tiền Sa Huỳnh (là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2 Trung Việt), văn hóa Đồng Nai (Đông Nam Việt). Thời đại đồ đồng Di chỉ văn hóa Đồng Đậu
  • 14. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 114 Văn hoá Đồng Đậu là nền văn hóa thuộc thời kỳ đồ đồng ở Việt Nam cách ngày nay khoảng trên 3.000 năm, sau văn hóa Phùng Nguyên. Tên được đặt theo khu di tích Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, nơi các nhà khảo cổ học đã khám phá ra một nền văn hóa đồ đồng phong phú năm 1962. Người Đồng Đậu sống ngoài trời trên các ngon đồi cao hay gò nổng vùng Trung du Bắc Việt với một nền kinh tế khá ổn định và phát triển dựa trên nông nghiệp trồng lúa và các cây hoa màu. Các dấu tích luyện kim như xỉ đồng, các mảnh khuôn đúc (bằng đá) cho thấy nghề đúc đồng đã có và phát triển thời kỳ này. Tiếp theo Đồng Đậu là Văn hóa Gò Mun ước chừng khoảng từ năm 1.000 - năm 700 TCN, thuộc cuối thời kỳ đồ đồng. Nền văn hóa này được đặt theo tên của địa điểm mà vào năm 1961, các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều di chỉ của nền văn hóa này tại gò Mun, xã Tứ Xã, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Văn hóa Gò Mun được nhìn nhận như là nền văn hóa tiền văn hóa Đông Sơn. Thời kỳ này, người Việt cổ đã có những chuyển biến rõ rệt về một xã hội phức tạp và giàu có, thúc đẩy việc ra đời nhà nước sơ khai của người Việt. Thời đại đồ sắt Sau thời đại Đồ Đồng là thời đại Đồ Sắt. Trong thời nầy nền Văn hóa Đông Sơn nổi bật vì sản phẩm Trống đồng của nó. Cái tên của văn hóa này xuất phát từ một số hiện vật đồ đồng sắt ở làng Đông Sơn ven sông Mã, thuộc Tỉnh Thanh Hóa do một người câu cá tên Nguyễn Văn Lắm đã ngẫu nhiên tìm được năm 1924, rồi do một viên thuế quan người Pháp tên là L. Paijot yêu khảo cổ, khai quật tìm thấy. Trống đồng Đông Sơn Đến khoảng năm 1200 TCN, sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các trống đồng, các vũ khí, dụng cụ được khai quật minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây, nhiều mỏ đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn trầu và nhuộm răng đen. Xã hội Đông Sơn là một xã hội đã phát triển về nông nghiệp. Cơ cấu xã hội cũng diễn biến nhiều phức tạp có phân chia thành nhiều giai cấp. những khí cụ tìm được cho thấy trong xã hội có phân chia giàu nghèo. Những loại vũ khí mới cho thấy thời Đông Sơn, Ông Cha ta đã phải đối phó với nhiều cuộc chiến tranh nội bộ hoặc chống ngoại xâm. Việc tìm thấy những quan tài hình thuyền cũng như những hình trang trí trên trống đồng như những người chèo thuyền, những chiến sĩ cầm vũ khí cũng như hình những con chim biển chứng tỏ người Đông Sơn đã có những giao tiếp mật thiết với biển hoặc xuất phát từ biển vào. Những di tích của Đông Sơn tồn tại tới đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước Tây Lịch trùng hợp với giai đoạn nước ta bị nội thuộc vào bọn Tàu khựa Hán tộc thời Tây Hán. Tới đây thời khuyết sữ của nước ta không còn nửa mà đã có những sử liệu thành văn đa số dựa vào sử liệu Trung Hoa. Nước Xích Quỷ dưới thời Lạc Long Quân Thời Hồng Bàng Theo một số sách cổ sử, các tộc người Việt cổ (Bách Việt) lập quốc đầu tiên ở miền Lĩnh Nam, bao gồm một vùng rộng lớn từ phía Nam sông Trường Giang của Trung Hoa hiện nay đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở miền Bắc Việt Nam vào thời Kinh Dương Vương và được đặt tên
  • 15. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 115 là Xích Quỷ. Xích nghĩa là đỏ, chỉ phương Nam. Theo Kinh Dịch, Phương Nam là nơi văn minh. Truyền thuyết nước Xích Quỷ của các tộc người Việt cổ được hình thành từ năm 2879 TCN, phía Bắc giáp hồ Động Đình, phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên - Trung Quốc), phía Đông là biển Đông Hải và phía Nam là nước Hồ Tôn (Chiêm Thành sau này). Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc (từ năm 490 TCN đến năm 221 TCN) do các sức ép từ các vương quốc Sở, Tần ở miền Bắc Trung Hoa và làn sóng người Hoa Hạ chạy tỵ nạn chiến tranh từ miền Bắc xuống nên dần dần các tộc người Việt cổ bị mất dần lãnh thổ, một số bộ tộc Việt bị đồng hóa vào người Hoa Hạ. Cao điểm là vào thời Tần Thủy Hoàng lãnh thổ của Trung Hoa kéo xuống tận ven biển phía Nam Quảng Đông. Thời nầy, Vương quốc của các tộc người Việt cổ có tên nước Xích Quỷ, là một liên bang lỏng lẻo giữa các nhóm tộc Việt khác nhau như Điền Việt ở Vân Nam, Dạ Lang ở Quý Châu, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Triết Giang, Sơn Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt (Tây Âu) ở Quảng Tây, Lạc Việt ở miền Bắc Việt Nam ... Những biến động trong thời kỳ này cũng dẫn tới sự tan rã của nhà nước liên minh của các tộc người Việt, từ thế kỷ 8 trước công nguyên trở đi. Các bộ tộc Việt cư trú tại các khu vực khác nhau ở miền Nam sông Dương Tử đã hình thành nên các nhà nước khác nhau ở từng khu vực cũng như từng thời kỳ như: nước Việt, Văn Lang, Việt Thường, Nam Việt, Âu Lạc, Quỳ Việt, Mân Việt, Đông Việt,... các nhà nước độc lập này từng bước bị các vương triều của người Hoa Hạ ở miền Bắc sông Dương Tử đánh bại thôn tính, hoặc là tự nội chiến với nhau dẫn tới suy yếu. Đến thời kỳ đế chế nhà Hán khoảng thế kỷ 1 TCN các nhà nước Việt đều bị Tàu khựa thôn tính. Nước Văn Lang thời Hùng Vương Nước Văn Lang Vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên, người Lạc Việt, một trong những nhóm tộc Việt ở phương Nam đã xây dựng nên nhà nước của mình, đó là nước Văn Lang do các vua Hùng cai trị, đóng đô ở Phong Châu (thuộc Phú Thọ ngày nay). Các tài liệu nghiên cứu hiện đại phần lớn đều đồng ý theo ghi chép của Việt sử lược về một vương quốc Văn Lang của người Lạc Việt có niên đại thành lập vào thế kỷ 7 TCN cùng thời Chu Trang Vương (696 TCN - 682 TCN) ở Trung Hoa. Vương quốc này tồn tại khu vực ngày nay là miền Bắc Việt Nam và đã có giao lưu với nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn (Lạc Câu Tiễn) ở khu vực hạ lưu sông Trường Giang. Nhà nước Văn Lang theo thể chế quân chủ chuyên chế. Ở trung ương do vua Hùng đứng đầu. có các Lạc Hầu và Lạc Tướng giúp việc. Ở địa phương chia làm 15 bộ: Việt Thường (越裳), Giao Chỉ (交趾), Chu Diên (朱鳶), Vũ Ninh (武寧), Phúc Lộc (福祿), Ninh Hải (寧海), Dương Tuyền (陽泉), Lục Hải (陸海), Hoài Hoan (懷驩), Cửu Chân (九真), Nhật Nam (日南), Chân Định (真定), Văn Lang (文郎), Quế Lâm (桂林), Tượng Quận (象郡) do Lạc tướng cai quản. Dưới bộ là các làng do Bồ chính cai quản. Nước Âu Lạc Đến thế kỷ thứ 3 TCN, Vào thời cuối các vua Hùng, nạn ngoại xâm càng trở thành mối đe dọa to lớn. Ở phía Bắc, Việt Vương Câu Tiễn sau khi diệt nước Ngô năm 473 trước CN làm bá chủ miền Duyên Hải từ Sơn Đông đến Quảng Đông và đã sai sứ xuống dụ nước Văn Lang nhưng đã bị vua Hùng cự tuyệt. Sự kiện này được các nhà sử học Việt Nam coi là cuộc đụng độ đầu tiên giữa nước ta với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán (Tàu khựa). Truyền thuyết "Họ Hồng Bàng" trong sách Lĩnh Nam chích quái cũng phản ánh phần nào cuộc tiếp xúc và đụng độ của người Việt với người Hoa Hạ ở phương Bắc. Vua Hùng Vương thứ 18 có một người con gái rất xinh đẹp. Vua nước Thục ở về phía Bắc nước Văn Lang sang cầu hôn, Hùng Vương từ chối. Thục Vương đem lòng oán giận, cử binh đánh nhưng bị thua. Khi sắp mất, Thục Vương dặn cháu là Thục Phán phải lo báo thù. Quả nhiên về sau, Thục Phán thừa lúc Hùng Vương không phòng bị, đánh chiếm được nước Văn Lang. Vua Hùng Vương 18
  • 16. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 116 nhảy xuống giếng tự tử (258 trước tây lịch). Sau khi thắng Vua Hùng Vương, Thục Phán, sát nhập lãnh thổ của Âu Việt và Lạc Việt lập ra nước Âu Lạc (218 TCN), đóng đô tại Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Ông tự xưng là An Dương Vương. Nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà thôn tính năm 179TCN. Nước Nam Việt Cuối thời Tần, Triệu Đà (người nước Triệu - thời Chiến Quốc) là quan úy quận Nam Hải (Quảng Đông ngày nay) nhân khi nhà Tần rối loạn sau cái chết của Tần Thủy Hoàng (210 TCN), đã cát cứ quận Nam Hải, sau đó ông đem quân thôn tính sát nhập các vương quốc Âu Lạc, Mân Việt, quận Quế Lâm lân cận và thành lập nước Nam Việt với kinh đô Phiên Ngung tại Quảng Châu vào năm 207 TCN. Vương quốc Nam Việt trong thời Triệu Đà bao gồm ba quận phía Nam của nhà Tần: Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân. Biên giới phía Bắc là dãy núi Lĩnh Nam, biên giới phía Nam là dãy Hoành Sơn và được chia thành 9 quận (gồm Quảng Đông, Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam ngày nay) Sau khi nhà Hán của người Hoa Hạ được thành lập, ông đã đứng về phía những bộ tộc Bách Việt còn lại đối kháng lại sự bành trướng xâm lược của nhà Hán. Trong khoảng thời gian một thế kỷ (207-111 TCN), tuy có vua ngoại tộc là người phương Bắc nhưng vương quốc Nam Việt hoàn toàn độc lập tự chủ trước đế chế nhà Hán. Nước Nam Việt thời Triệu Đà Thời Bắc thuộc Là thời gian Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình phương Bắc, Tàu khựa như: Bắc thuộc lần thứ nhất (-111 TCN đến +39): Hán thuộc; Bắc thuộc lần thứ hai (43-541): nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương; Bắc thuộc lần thứ ba (602-905): nhà Tùy, nhà Đường; Bắc thuộc lần thứ tư (1407- 1427): còn gọi là thời thuộc Minh. Trong thời gian nầy, chỉ có vài thời gian độc lập ngắn ngủi như thời kỳ Hai Bà Trưng (40- 43), thời kỳ nhà Tiền Lý với nước Vạn Xuân (541- 602). Trong suốt các thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại Tàu khựa không ngừng thực hiện bốc lột, đồng hóa người Việt nhằm biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Hoa nay cũng thế). Dưới thời kỳ này người dân Việt phải đóng sưu cao thuế nặng cho triều đình phương Bắc. Ngoài số thuế của nhà nước, một số quan cai trị địa phương cũng tham lam bòn vét thêm của dân không thương tiếc. Cũng có một số quan cai trị nghiêm chỉnh, đứng đắn, nhưng số này rất ít. Nền văn hóa Tàu khựa cũng du nhập vào Việt Nam thời kỳ này. Sĩ Nhiếp, thái thú nhà Hán (187-226) được các nhà nho thời phong kiến coi là có công truyền bá chữ nho và đạo Khổng vào Việt Nam, mở đầu nền nho học của giới quan lại phong kiến ở Việt Nam. Nhiều người Tàu đã di cư đến Việt Nam, họ ở lại, dần dần kết hôn với người Việt và hòa nhập vào xã hội Việt, và con cháu họ trở thành người Việt. Thời Hán thuộc (Bắc thuộc lần thứ Nhất) Năm 111 TCN, nhà Hán sai Lộ Bác Đức xua quân diệt nhà Triệu, chiếm nước Nam Việt và chia đất chiếm được ra làm chín quận: Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Châu Nhai, Đạm Nhĩ, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam có trụ sở tại Long Biên. Riêng đối với quận Nhật Nam, trước khi Lộ Bác Đức đánh bại nhà Triệu-Nam Việt, lãnh thổ Nam Việt chưa bao gồm quận Nhật Nam (từ Quảng Bình tới Bình Định). Quận Nhật Nam chỉ hình thành sau khi các quan cai trị Giao Chỉ người Hán tiến xuống thu phục các bộ tộc phía Nam dãy Hoành Sơn; quân xâm lăng nhà Hán sau đó sáp nhập Nam Việt vào đế chế Hán. Đến năm 106 TCN, nhà Tây Hán đặt Châu Giao Chỉ thống suất 7 quận lục địa (trừ Châu Nhai và Đạm Nhĩ - đảo Hải Nam bị mất từ đây) và đặt Châu trị khắc nghiệt tại Giao Chỉ. Thứ sử đứng đầu Châu và trị sở đóng tại Mê Linh (Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội), dưới cấp quận có Thái thú cai quản việc dân sự và Đô uý coi việc quân sự. Bên dưới cấp huyện, Tây Hán vẫn tiếp tục cho Lạc Tướng được trị dân theo chế độ cha truyền con nối. Từ thế kỷ 2 TCN cho đến đầu Công nguyên dưới chính sách cai trị lỏng lẻo của nhà Triệu và nhà Tây Hán, cơ cấu tổ chức truyền thống của Âu Lạc mặc dù chịu sự kiềm chế, kiểm soát của chính quyền đô hộ, song về cơ bản không bị
  • 17. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 117 xáo trộn nhiều. Nền văn minh Việt cổ dựa trên mô hình kinh tế văn hoá nông nghiệp lúa nước vẫn tiếp tục được duy trì, phát triển. Đây là nền tảng quan trọng, là sức sống nội tại để người Việt vượt qua những thử thách của các chính sách nô dịch và đồng hoá ngày càng có quy mô, hệ thống của các chính quyền đô hộ trong những giai đoạn sau. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm +40) Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, có nhiều cuộc khởi nghĩa anh dũng, trong đó nổi bật là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng. Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi (sinh ngày mồng 1 tháng 8 năm Giáp Tuất năm +14), là con gái của Lạc Tướng huyện Mê Linh (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) thuộc dòng dõi Hùng Vương. Mẹ là bà Man Thiện. Mồ côi cha sớm nhưng được mẹ quan tâm nuôi nấng, dạy cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, dạy con lòng yêu nước, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện võ nghệ. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc Tướng huyện Chu Diên (tỉnh Hà Tây ngày nay). Lúc bấy giờ nhà Đông Hán đang cai trị hà khắc nước Việt, viên Thái thú Tô Định là người vô cùng bạo ngược, tham lam. Hai bà cùng Thi Sách chiêu mộ nghĩa quân, chuẩn bị khởi nghĩa, nhưng Thi Sách bị Tô Định giết chết. Hận giặc hãm hại nhân dân, giết hại chồng mình, Trưng Trắc đã cùng em gái Trưng Nhị phát động cuộc khởi nghĩa ở cửa Sông Hát trên Sông Hồng (thuộc địa phận huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây) với lời thề trước giờ xuất binh: Một xin rửa sạch nước thù Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kêu oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này (Theo Thiên Nam ngữ lục) Hai bà Trưng khởi nghỉa Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được dân chúng khắp nơi ủng hộ, tạo thành sức mạnh như vũ bão, đánh đuổi Tô Định phải bỏ chạy về nước. Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành phong trào rộng lớn từ miền xuôi đến miền núi. Khởi đầu nổ ra ở quận Giao Chỉ, sau đó là các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và các địa phương khác của vùng Lĩnh Nam bao gồm cả người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. (tất cả 65 thành trì) Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã đánh chiếm được 65 huyện thành, nghĩa là toàn bộ lãnh thổ nước Việt hồi đó. Cuộc khởi nghĩa thành công, đất nước được hoàn toàn độc lập. Hai bà được suy tôn lên làm vua tước hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh. Cuộc tiến quân của Hai Bà Trưng Anh hùng dân tộc Trưng nữ Vương đã lập nên và giữ vững nền độc lập, quyền tự chủ dân tộc trong gần 3 năm. Hai Bà Trưng là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân tộc ta; thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn của phụ nữ Việt Nam “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” trong những năm 40 sau công nguyên. Sau đó nhà Hán phái Mã Viện sang đàn áp cuộc khởi nghĩa này. Sau ba năm giành độc lập, cuộc khởi nghĩa bị Mã Viện đàn áp tàn bạo. Do bị cô lập và quân đội chưa tổ chức hoàn thiện nên không đủ sức chống cự lại Mã Viện, Hai Bà Trưng đã tuẫn tiết trên dòng sông Hát để giữ vẹn khí tiết. Bắc thuộc lần thứ 2 Năm 43, sau khi dẹp tan cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Đông Hán đã thắt chặt chính sách cai trị tại Giao Chỉ. Về tổ chức bộ máy đô hộ, nhà Đông Hán vẫn đặt chức Thứ sử đứng đầu Giao Chỉ (sau đổi thành Giao Châu). Dưới cấp quận, viên quan đứng đầu vẫn là Thái thú. Tuy nhiên, lúc này Thái thú kiêm coi cả việc dân sự và việc quân sự của một quận. Chức Đô uý chuyên trách việc quân sự trước đây không còn nữa. Ngoài ra, để
  • 18. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 118 giúp việc cho Thái thú, một số chức quan chuyên trách các phần việc cụ thể cũng được đặt ra. Đặc biệt, chính quyền Đông Hán là chính quyền đô hộ đầu tiên đã cố sức vươn xuống cai quản cấp huyện. Danh hiệu Lạc Tướng bị xoá bỏ, thay vào đó, mỗi huyện do một viên Lệnh trưởng được chính quyền Đông Hán bổ nhiệm trực tiếp cai quản. Để thuận lợi hơn cho Lệnh trưởng cai trị các huyện đồng thời triệt tiêu dần quyền lực của các Lạc Tướng cũ của người Việt trên đất bản bộ của mình, nhà Đông Hán đã tiến hành điều chỉnh lại địa giới hành chính, chia tách và đặt thêm một số huyện mới. Mã Viện sau khi đánh bại Trưng Vương đã quyết định chia cắt huyện Tây Vu cũ thành 3 huyện mới là Tây Vu, Phong Khê, Vọng Hải và cắt bớt diện tích huyện Mê Linh... Ách cai trị thắt chặt của nhà Đông Hán còn thể hiện rõ qua việc tăng cường các chính sách bóc lột, nô dịch và đẩy mạnh hàng loạt biện pháp đồng hoá có hệ thống với quy mô ngày càng lớn. Bên cạnh việc vơ vét tài nguyên, của ngon vật lạ để cống nạp về triều đình trung ương, các quan lại tại Giao Châu còn ra sức bóc lột người dân bằng nhiều loại tô thuế và lao dịch. Nhiều diện tích đất đai của công xã người Việt ở Giao Chỉ đã bị các nhóm địa chủ, quan lại từ phương Bắc di cư xuống chiếm đoạt để lập trang trại, đồn điền. Chính quyền cai trị nắm độc quyền nhiều ngành sản xuất như rèn sắt, mua bán muối... Nhà Đông Hán cũng ra sức áp dụng luật Hán trên đất Việt, bắt dân ta phải tuân theo lễ giáo phong kiến Hán, đồng thời cố gắng xóa bỏ tận gốc truyền thống Việt. Tiếp theo sau nhà Hán, các triều đại phong kiến Trung Hoa kế tiếp khác như Đông Ngô, nhà Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, nhà Lương lần lượt thay nhau đô hộ Việt Nam, người Việt cũng đã nhiều lần nổi dậy chống lại sự cai trị của ngoại bang, tuy nhiên tất cả đều không thành công cho mục tiêu dành độc lập. Các cuộc nổi dậy tiêu biểu như khởi nghĩa anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh vào thời thuộc Đông Ngô. Cuộc nổi dậy của anh em Lý Trường Nhân và Lý Thúc Hiến từ thời Bắc thuộc Lưu Tống, Nam Tề từ năm 468 đến 485. Lý Bí và Nước Vạn Xuân Lý Bí xuất thân là một hào trưởng, quê ở huyện Thái Bình. Một thời, ông có ra làm việc với chính quyền đô hộ, nhận một chức quan nhỏ: giám quận (kiểm soát quân sự) ở Cửu Đức, Đức Châu. Yêu nước, thương dân, bất bình với bè lũ đô hộ, ông sớm bỏ quan, về quê ở Thái Bình. Vùng quê ông có Tinh Thiều, Con nhà quyền qúi, giỏi văn chương, lặn lội sang kinh đô nhà Lương (Nam Kinh) để xin một chức quan (trước năm 521). Nam triều Trung Quốc cho đến thời Lương, phân biệt tôn ti chặt chẽ giữa quý tộc và hàn môn (bình dân). Lại bộ thượng thư nhà Lương là Sái Tôn bảo họ Tinh thuộc giai cấp hàn môn, không có tiên hiền, chỉ cho Thiều làm Quảng Dương môn lang tức là chân canh cổng thành phía tây kinh đô Kiến Khang. Tinh Thiều lấy thế làm xấu hổ, không nhận chức về quê, cùng Lý Bí mưu tính việc khởi nghĩa, chiêu tập hiền tài. Lý Bí, nhân lòng oán hận của dân; liên kết với hào kiệt các nơi thuộc miền đất Giao Châu nổi dậy chống nhà Lương. Thủ lĩnh Chu Diên (vùng Đan Hoài, nay thuộc ngoại thành Hà Nội) là Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, phục tài đức Lý Bí đã đem quân theo trước tiên, Phạm Tu cũng là một tướng tài của Lý Bí từ buổi đầu khởi nghĩa. Tháng Giêng năm 542, Cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Hào kiệt nhiều nơi nổi dậy hưởng ứng, thanh thế nghĩa quân tăng lên nhanh chóng. Trước thế khởi nghĩa lớn, có sự liên kết giữa các địa phương, Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư khiếp hãi, không dám chống cự, chạy trốn về Việt Châu (bắc
  • 19. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 119 Hợp Phố) và Quảng Châu. Chưa đầy 3 tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi, chính quyền đô hộ bị lật đổ, nghĩa quân đã chiếm được thành Long Biên (Bắc Ninh). Tháng 4 năm 542 vua Lương sai thứ sử Việt Châu là Trần Hầu, thứ sử La Châu là Nịnh Cư, thứ sử An Châu là Lý Trí, thứ sử Ái Châu là Nguyễn Hán, từ 2 phía Bắc Nam Giao Châu cùng tiến đánh nghĩa quân Lý Bí. Cuộc phản kích này của giặc Lương đã hoàn toàn thất bại. Nghĩa quân lại thắng lớn, Lý Bí đã kiểm soát được tới vùng Đức Châu (Hà Tĩnh) ở phía Nam và vùng bán đảo Hợp Phố ở phía Bắc. Tức giận vì thua to, Vua Lương lại sai thứ sử Cao Châu là Tôn Quýnh, thứ sử Tân Châu là Lư Tử Hùng điều khiển binh mã đi đánh Lý Bí vào mùa Đông năm ấy. Bọn này khiếp đảm không chịu tiến quân, lấy cớ mùa xuân lam chướng, xin đợi mùa thu hẵng khởi binh song vẫn bất đắc dĩ phải động binh (tháng 1/543). Biết giặc lo sợ, Nghĩa quân Lý Bí tổ chức một mặt trận phục kích rộng lớn, chận đánh giặc ngay khi vừa mới tới trên miền cực Bắc Giao Châu. Cuộc chiến diễn ra ở Hợp Phố. Quân giặc, 10 phần chết tới 7,8 phần, bọn sống sót đều tan vỡ bỏ chạy. Bọn Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng phải dẫn tàn binh quay về Quảng Châu. Tiêu Tư dâng tờ khải về triều, vu cho Tôn Quýnh, Tử Hùng "giao thông với giặc, dùng dằng không tiến quân". Thấy quân lính bị thiệt hại quá nặng, Lương Vũ Đế xuống chiếu bắt cả 2 tên tướng cầm đầu đem xử tử ở Quảng Châu. Lý Nam Đế khởi nghỉa Sau những thắng lợi cả hai chiến trường biên giới Bắc, Nam. Mùa Xuân, tháng Giêng theo âm lịch (2-544), Lý Bí lên ngôi vua, tự xưng là Lý Nam Đế hiệu là Thiên Đức, đặt quốc hiệu Vạn Xuân, đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Lý Bí là người Việt Nam đầu tiên tự xưng hoàng đế, bãi bỏ lịch của Tàu, ông cũng đặt cho triều đại mới một niên hiệu riêng là Thiên Đức, (khảo cổ học đã tìm thấy những đồng tiền Thiên Đức đúc thời Lý Nam Đế). Xưng đế, định niên hiệu riêng, đúc tiền riêng, lấy Nam đối chọi với Bắc, lấy Việt đối sánh với Hoa, những điều đó nói lên sự trưởng thành của ý thức dân tộc, lòng tự tin vững chắc ở khả năng tự mình vươn lên, phát triển một cách độc lập. Đó là sự ngang nhiên phủ định quyền làm "bá chủ toàn thiên hạ" của hoàng đế phương Bắc, vạch rõ sơn hà, cương vực, và là sự khẳng định dứt khoát rằng nòi giống Việt phương Nam là một thực thể độc lập, là chủ nhân của đất nước và nhất quyết giành quyền làm chủ vận mệnh của mình. Lý Nam Đế cũng là người đầu tiên nhận ra vị trí địa lý trung tâm đất nước của miền sông nước Tô Lịch. Hà Nội cổ, từ giữa thế kỷ 6, bước lên hàng đầu của lịch sử đất nước. Nhà nước Vạn Xuân, dù mới xây dựng, cũng bỏ tiền xây một ngôi chùa lớn, sau trở thành một trung tâm Phật giáo và Phật học lớn của Việt Nam. Đó là chùa Khai Quốc, tiền thân của chùa Trấn Quốc ở Hà Nội ngày nay. Ngay cái tên, "chùa Khai Quốc" cũng đã hàm chứa nhiều ý nghĩa! Đầu năm 545, nhà Lương sai Dương Phiêu và Trần Bá Tiên đem 8 vạn quân sang xâm lược nước Vạn Xuân. Chính quyền độc lập lúc này còn non trẻ, lực lượng quốc phòng chưa được phát triển và củng cố. Lý Nam Đế qua kinh nghiệm hai lần đánh thắng giặc xâm lược, vẫn chủ trương chỉ dựa vào quân chủ lực với các thành lũy cố định, đánh dàn trận đối diện nhau nên không địch nổi quân địch đông và mạnh. Lý Nam Đế dẫn 3 vạn quân ra chống giặc ở Chu Diên (Hải Dương, Hưng Yên), bị thua rút về cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Quân Lương do Trần Bá Tiên chỉ huy tấn công chiếm được thành Tô Lịch. Lý Nam Đế lui quân lên giữ thành Gia Ninh (Việt Trì). Giặc bao vây và phá được thành. Lý Nam Đế phải chạy vào miền Khuất Lão (Phú Thọ). Sau một thời gian được nhân dân miền Khuất Lão ủng hộ, Lý Nam Đế lại phục hồi được lực lượng. Tháng 10/546, Lý Nam Đế kéo quân ra vùng hồ Điển Triệt (đầm Vạc, Vĩnh Yên). Một đêm nước sông lên to, chảy mạnh vào hồ, Trần Bá Tiên thừa cơ tiến đánh bất ngờ. Quân Vạn Xuân không kịp phòng bị nên tan vỡ. Các cánh quân khác cũng không chống được giặc phải rút vào
  • 20. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 120 vùng núi quận Cửu Chân. Cuộc kháng chiến của Lý Nam Đế thất bại. Ông giao binh quyền cho Triệu Quang Phục rồi bị đau ốm mà chết. Triệu Quang Phục vốn là con của một thủ lĩnh vùng Chu Diên, hai cha con là người đầu tiên đem dân binh theo Lý Bí khởi nghĩa. Triệu Quang Phục là một tướng tài được Lý Bí trao binh quyền ủy thác tiếp tục cuộc kháng chiến. Triệu Quang Phục thu thập số binh sĩ còn lại sau trận hồ Điển Triệt lui về lập căn cứ ở vùng đầm lầy Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên). Triệu Quang Phục cho quân đóng rải rác ở các bãi nổi trong đầm lầy được cỏ dại che phủ, ra vào bằng các con đường nhỏ bí mật; ban ngày tắt hết khói lửa, không lộ hình tính, ban đêm đi thuyền ra đánh úp quân Lương. Nhờ cách đánh phù hợp, lực lượng của Triệu Quang Phục dần phục hồi, gây cho địch một số thiệt hại, cuộc kháng chiến được duy trì lâu dài. Năm 548, sau khi nghe tin Lý Nam Đế đã lâm bệnh mà qua đời tại động Khuất Lão, Triệu Quang Phục mới lên ngôi Vương, xưng là Triệu Việt Vương. Việc lên ngôi này chủ yếu là để tạo ra ngọn cờ chính thống cho sự nghiệp tập hợp lực lượng để đánh đuổi quân xâm lăng, dân ta thường gọi là Dạ Trạch Vương. Dạ Trạch Vương Triệu Quang Phục Năm 550, nhân bên nhà Lương có loạn Hầu Cảnh, quân Lương phải rút đại quân về nước dẹp loạn. Việc Trần Bá Tiên đem quân về Kiến Khang khiến cho tương quan thế lực đôi bên thay đổi theo xu hướng hoàn toàn có lợi cho Triệu Việt Vương. Được thời cơ thuận lợi này, tháng 1 năm Canh Ngọ (550), từ khu căn cứ mới xây dựng ở bãi Tự Nhiên trong đầm Dạ Trạch, Triệu Việt Vương đã bất ngờ tung quân đánh một trận quyết định với kẻ thù. Giặc không cách gì có thể chống đỡ nổi, Dương Sàn thua trận mà chết, quân Lương tan vỡ hốt hoảng tháo chạy về Bắc. Nước ta lại được giải phóng hoàn toàn. Nước Vạn Xuân giữ được độc lập trên nửa thế kỷ nữa. Sóng Bạch Đằng còn vang vang tiếng thét Mồ chôn quân ngoại tặc sử còn ghi Bắc thuộc lần thứ ba: Thời Bắc thuộc lần thứ 3 trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 602 đến năm 905. Năm 602, Tùy Văn Đế sai Lưu Phương đem quân 27 dinh sang đánh nước Vạn Xuân, bức hàng Hậu Lý Nam Đế. Vua đời thứ 3 của Vạn Xuân là Lý Phật Tử quá sợ nên hàng giặc và bị bắt. Việt Nam bị xếp làm một châu của Tùy, gọi là châu Giao (交州). Năm 618, nhà Đường lật đổ nhà Tùy, lập ra nước Đại Đường. Nhà Đường đô hộ Việt Nam gần 300 năm. Trung Quốc đến thời Đường đạt tới cực thịnh, bành trướng ra 4 phía, phía Bắc lập ra An Bắc đô hộ phủ, phía Đông đánh nước Cao Ly lập ra An Đông đô hộ phủ, phía Tây lập ra An Tây đô hộ phủ và phía Nam lập ra An Nam đô hộ phủ, tức là lãnh thổ nước Vạn Xuân. Trong thời kỳ thuộc nhà Đường, đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc của người Việt như khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến, khởi nghĩa Mai Hắc Đế, khởi nghĩa Phùng Hưng và khởi nghĩa Dương Thanh từ cuối thế kỷ 7 đến thế kỷ 9. Từ sau loạn An Sử (756-763), nhà Đường suy yếu và bị mất thực quyền kiểm soát với nhiều địa phương do các phiên trấn cát cứ, không kiểm soát nổi phía Nam. An Nam đô hộ phủ bị các nước láng giềng Nam Chiếu, Chăm Pa, Sailendra vào cướp phá và giết hại người bản địa rất nhiều, riêng Nam Chiếu đã giết và bắt đến 15 vạn người, quân Đường bị đánh bại nhiều lần. Tới năm 866, nhà Đường kiểm soát trở lại và đổi tên gọi là Tĩnh Hải. Các triều đại này cố gắng đồng hóa dân tộc Việt Nam theo tộc Hán, mặc dù người Việt chịu nhiều ảnh hưởng về tổ chức thể chế chính trị, xã hội, văn hóa của Tàu, nhưng người Việt Nam vẫn
  • 21. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 121 giữ được nhiều bản chất nền tảng văn hóa dân tộc vốn có của mình sau một nghìn năm đô hộ. Người Việt cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại Thừa đang phát triển ở Đông Á. Mặc dù lúc đó Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và Phật giáo Nguyên thủy. Phật giáo Đại thừa được hòa trộn với Nho giáo, Lão giáo và thêm vào đó là các tín ngưỡng dân gian địa phương. Năm 905 Khúc Thừa Dụ một hào trưởng địa phương đã chiếm giữ thủ phủ Đại La và xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt nhân khi nhà Đường suy yếu, đặt nền móng cho Việt Nam giành độc lập. Năm 939 Ngô Quyền xưng vương sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng trước đoàn quân Nam Hán và nước Việt khởi thời tự chủ từ đây. Bắc thuộc lần thứ tư: Thời Bắc thuộc lần 4 hay thời thuộc Minh trong lịch sử Việt Nam từ năm 1407 khi nhà Minh đánh bại nhà Hồ và chấm dứt năm 1427 khi Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Thời kỳ thuộc Minh chỉ kéo dài 20 năm. Cuối thế kỷ 14 nhà Trần sa sút, Hồ Quý Ly dần dần kiểm soát cả triều đình, ra nhiều biện pháp thanh trừng những người trung thành với triều Trần. Ông lên ngôi vua năm 1400, đặt tên nước là Đại Ngu, bắt đầu thực hiện nhiều cải tổ trong hệ thống chính trị và xã hội. Tuy nhiên, do thực hiện quá nhiều thay đổi trong thời gian ngắn, lại không được nhiều cựu thần nhà Trần cũng như dân chúng ủng hộ, lại thêm tình hình kinh tế và xã hội toàn quốc suy yếu vì nhiều nguyên nhân, nên đất nước rơi vào khủng hoảng. Nhân cơ hội đó, năm 1406 nhà Minh ở Trung Quốc dùng chiêu bài “phù Trần diệt Hồ” để mang quân sang xâm lược nước Đại Ngu. Nhà Hồ nhanh chóng thất bại hoàn toàn vào giữa năm 1407. Nước Đại Ngu bị tiêu diệt và bị sát nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ trở lại sau 500 năm độc lập tự chủ. Ngay khi nhà Hồ thất bại, đã có rất nhiều phong trào chống Minh bắt đầu nổi lên. Trong các phong trào chống Minh, lớn nhất là sự nổi dậy của nhà Hậu Trần và khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi. Dù ban đầu lấy chiêu bài “Phù Trần diệt Hồ” nhưng sau đó nhà Minh lại sai lùng bắt con cháu nhà Trần. Sự nổi dậy của nhà Hậu Trần bắt dầu từ cuối năm 1407 với sự kiện Trần Giản Định Đế lên ngôi. Lực lượng này đã làm chủ từ Thuận Hóa trở ra, tiến ra Bắc và đánh bại quân Minh một trận lớn ở Bô Cô cuối năm 1408. Nhưng sau đó hiềm khích trong nội bộ khiến lực lượng bị suy yếu nghiêm trọng. Cuối cùng đến năm 1413, vua Trùng Quang Đế và các tướng lĩnh bị bắt. Nhà Hậu Trần chấm dứt. Lê Lai liều mình cứu Chúa Sau khi dẹp được nhà Hậu Trần, quân Minh quay sang dẹp các cuộc khởi nghĩa nhỏ khác. Lúc này nhà Minh cho rằng sự bình định ở Giao Chỉ cơ bản đã hoàn thành, nên điều Trương Phụ cùng một phần lớn đạo quân viễn chinh về nước. Việc đánh dẹp và chiếm giữ được giao lại cho các đạo quân phần nhiều gồm binh lính mộ bản xứ và có các chỉ huy là người Việt. Đây có lẽ là lý do sự chiếm đóng của nhà Minh nhanh chóng sụp đổ khi các binh lính người Việt này nổi dậy hoặc hưởng ứng các cuộc nổi dậy sau này. Năm 1418, Lê Lợi dấy binh, bắt đầu khởi nghĩa ở Lam Sơn. Thời gian đầu, quân Lam Sơn gặp nhiều khó khăn ở vùng núi Thanh Hóa. Từ năm 1424, quân Lam Sơn thay đổi chiến thuật: tiến vào Nghệ An, giải phóng toàn bộ vùng đất phía Nam. Sau đó Lê Lợi tiến ra Bắc, đánh bại các đạo quân sở tại và 4 đạo quân viện binh lần lượt sang từ năm 1426 đến 1427. Cuối cùng, tướng nhà Minh là Vương Thông phải xin giảng hòa, rút quân về nước. Người Việt giành lại quyền độc lập tự chủ sau 20 năm. Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra nhà Hậu Lê, và kể từ đây nước Việt ta hoàn toàn tự chủ cho đến năm 1975 khi bọn tay sai Tàu khựa xâm lăng miền Nam Việt Nam và hiện đặt nước Việt Nam thêm một lần đô hộ thứ năm hết sức nguy hiểm cho dân tộc ta. Bắc thuộc lần thứ 5 Kể từ khi CSBV chiếm miền Nam Việt Nam ngày 30/4/1975, chúng ta ngày càng thấy lộ rõ tính nô lệ Trung cộng (TC) của những kẻ lãnh đạo đất nước. Cuộc chiến “có tiếng súng” nổ ra ở biên giới Việt-Trung ngày 17 tháng 2 năm 1979 chỉ là sự khởi đầu cho tiến trình Bắc thuộc lần thứ
  • 22. Đặc San Trà Vinh N ăm Giáp Ngọ - 2014 trang 122 năm của VC. Cuộc chiến không phải chấm dứt 10 ngày sau đó, mà vẫn tiếp tục dẳn dai dọc theo biên giới mãi cho đến năm 1988 qua sự quy phục hoàn toàn của CS Bắc Việt khi TC tiến chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hội nghị Thành đô 1990, bán nước cho giặc Và cuộc chiến không tiếng súng bắt đầu. Hiệp ước biên giới được hai bên ký kết (theo lịnh của TC) như sau: - Cột mốc biên giới số 1116 đã được chính thức cấm vào phía Nam Ải Nam Quan và cách ải 280m. - Thác Bản Giốc trở thành một trung tâm du lịch do TC quản lý. - Quan trọng hơn cả là sự hiện diện của người thiểu số Tày dọc theo chiều dài biên giới Việt- Trung tới tận tỉnh Quảng Đông. Người Tày có khuynh hướng thân TC và đã được TC khuyến dụ như là một đạo quân thứ năm của TC một khi có chiến tranh xảy ra. Thật ra, những sự kiện vừa nêu trên có thể nói là kết quả của những mật đàm từ trước, Hội nghị Thành Đô năm ngày 3 và 4 tháng 9 năm1990. Trong quá trình lịch sử, chúng ta thấy rất rõ tham vọng xâm lấn Việt Nam của người Hán đã xảy ra hàng ngàn năm trước và VN đã chịu bốn lần ách đô hộ. Và hôm nay, dưới cuộc chiến không tiếng súng, lại thêm một lần nữa, cuộc đô hộ mới đang xảy ra, thể hiện quyết định của Hội nghị Thành Đô trên và sự hèn hạ với giặc của tập đoàn VC. Tại hội nghị nầy, Việt Nam có Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng CS Việt Nam thời bấy giờ, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên Trung Cộng có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Hai bên ký kết Kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước. Cuộc gặp mặt bí mật này không được công bố trong nước cho tới khi “bị” bật mí vào những ngày đầu năm 2013.. Ngày 5/11/1991, Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến Trung Cộng. Ngày 7/11/1991, ký hiệp định mậu dịch Trung – Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh. Tiếp theo sau, dưới thời Tổng Bí thư cs Lê Khả Phiêu, Việt Nam ký hai Hiệp định biên giới trên bộ và phân chia vịnh Bắc Bộ với Trung Cộng. Theo báo chí “lề phải” của VC, Việt Nam có quan hệ mật thiết “môi hở răng lạnh” với Trung Cộng. Hai nước đều do hai Đảng Cộng sản lãnh đạo. Cuối cùng, công cuộc thực hiện Bắc thuộc hoàn toàn bằng cách biến Việt Nam thành Nam Việt, một tỉnh theo quy chế tự trị phía Nam thuộc Trung Cộng… và ngôi sao thứ năm trên lá cờ TC đã xuất hiện trong các cuộc giao tiếp hòa đàm giữa TC và VN từ năm 2011… để chờ ngày chính thức công bố tự trị vào năm 2020? (Lá cờ TC với 5 ngôi sao xuất hiện lần đầu tiên trên truyền hình Việt Nam vào ngày 11/10/2011 nhân chuyến viếng thăm TC của Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư cs VN để xác định “16 chữ vàng” một lần nữa là: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”). Bằng chứng bán nước của VC Chính quan hệ mật thiết môi hở răng lạnh của hai đảng cộng sản cộng thêm sự hèn hạ của CS Bắc Việt khiến cho tiến trình Bắc thuộc ngày càng hiện rõ thêm qua nhiều chỉ dấu từ đó đến nay. Tài liệu tham khảo: - Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim. - Nhìn lại sử Việt từ tiền sử đến tự chủ. - Lịch sử lập quốc của VN của nhiều tác giả trên Internet. - Cố đô Ngàn Hống mở đầu thời đại dựng nước của Phan Duy Kha. - Hình ảnh internet. Vĩnh Thuận