SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
Download to read offline
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
QL 13
QL 13 dài 170 Km bắt đ ầu từ Tp HCM đi Ngã tư Bình Phước, tiếp tục đi qua thị trấn Lái
Thiêu thuộc Huyện Thuận An - Bình Dương. Chạy ngang qua Thị xã Thủ Dầu Một -
Tỉnh lỵ tỉnh Bình Dương. Đi qua các địa danh lịch sử như: Bến Cát, Lai Khê, Bầu Bàng
đến ngã tư Chơn Thành ( QL 14 ). Tiếp tục đi qua Bình Long, Lộc Ninh và cuối cùng kết
thúc tại thị trấn Hoa Lư ( Cửa khẩu Bonuê – Đi Pnompênh 400 Km ).
Trên đường 13 có những địa danh quen thuộc như Búng - Từ Búng có một con lộ nhỏ
bên phải dẫn đến một đồn điền - đồn điền Phú Lợi - đồng thời cũng là nhà tù nổi tiếng.
Tiếp tục đi lên hướng Bắc ta đến thị xa Thủ Dầu Một (Bình Dương), bắt đầu từ đây, con
đường trở nên vắng vẻ hơn. Trên lộ 13 này có căn cứ Lai Khê, rồi đến ngã ba Chơn
Thành. Tiếp tục đường 13 sẽ dẫn đến căn cứ An Lộc rồi Lộc Ninh và điểm cuối là biên
giới. Nếu rẽ phải là vào lộ 14 kép lên Đồng Xoài.
Con đường 13 này ngày xưa cũng là một con đường mà quân đội hai bên thường đánh
nhau ác liệt nên quân đội Cộng Hòa thường gọi là con đường chết chóc (vì mang số 13
xui xẻo)
Làng gốm Lái Thiêu
Lái Thiêu xưa nay nổi tiếng là một trong các vựa trái cây Nam Bộ, nhưng cũng là trung
tâm sản xuất đồ gốm nổi tiếng ở nước ta.
Suốt con đường từ thị xã Thủ Dầu Một đến Lái Thiêu, đâu đâu cũng bắt gặp những lò
gốm lớn, nhỏ tỏa khói suốt đêm ngày. Gốm Lái Thiêu rất đa dạng và phong phú về chủng
loại, từ con lợn đất, bình cắm hoa cho đến chum, vại, chậu cảnh, chén bát…
Lái Thiêu có thời mang tên là huyện Lái Thiêu của tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ
Chí Minh chừng 17 km. Thời xa xưa, ở đây chỉ chuyên trồng cây ăn trái. Đến thời Pháp
thuộc mới được nghiên cứu đến thổ nhưỡng và xác định, ở đây có trữ lượng đất sét rất
lớn, và chất lượng sét cũng cao hơn các nơi khác ở Nam Bộ. Điều này hoàn toàn phù hợp
với nghề gốm. Thêm nữa, Lái Thiêu gần Sài Gòn, thông thương tiện lợi, rất dễ dàng trong
việc tiêu thụ sản phẩm.
Vào khoảng năm 1867, người Hoa tìm đến đây lập nghiệp và nghề gốm cũng bắt đầu
phát triển. Nhiều sử liệu địa phương còn ghi nhận, vào thời ấy, gốm Lái Thiêu xuất hiện
trên thương trường và là sản phẩm chiếm địa vị độc tôn ở miền Nam nước ta.
Nghề thủ công mỹ nghệ ở đây rất độc đáo, giầu bản sắc, hình thành từ rất sớm, qui tụ
nhiều người có tay nghề cao, cộng với nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ. Chính điều đó
đã thu hút nhiều nghệ nhân tứ xứ về đây sinh sống và góp phần phát triển nghề gốm Lái
Thiêu. Và tất nhiên, đã xuất hiện nhiều trường phái cạnh tranh lành mạnh trong làng gốm
từ hàng trăm năm qua.
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
Có thể kể những trường phái tiêu biểu được hình thành trong quá trình đó, chủ yếu là
những lò gốm vốn đã nổi danh từ xa xưa, mãi cho đến nay, những cái tên ấy vẫn còn in
sâu trong ký ức người tiêu dùng. Những lò ấy là Quảng Thái Xương, Anh Ký, Hưng
Long, Phạm Lãi… Những lò này quy tụ cùng trường phái gọi chung là lò Tiều, lò Phước
Kiến, lò Quảng. Lò Tiều đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm gốm gần gũi với sinh hoạt
của con người như chén, đĩa, tô bát đựng đồ ăn thức uống. Họ còn lưu ý khách hàng bằng
chính những sản phẩm mang tính trang trí trong gia đình như chậu, bình cắm hoa, sản
phẩm của lò Tiều thường được biết đến với hai mầu đặc trưng men xanh, nền trắng. Các
hình vẽ trên sản phẩm này hầu hết là các con vật thân thiết như chim, gà… Cảnh sắc
thiên nhiên cũng được thể hiện nhờ những họa sĩ tài hoa.
Lò Phước Kiến dùng nước men đặc trưng cho trường phái của mình là mầu da lươn, đôi
khi họ còn sử dụng cả mầu đen trên các sản phẩm dùng để đựng rượu và các chum, vại.
Lò Quảng thì chuyên vẽ các sản phẩm dùng để trưng bầy như các chậu hoa cảnh, đôn để
ngồi, đặc biệt, lò Quảng sử dụng mầu sắc rất đa dạng. Đặc điểm của họ là không dùng kỹ
thuật bàn xoay để tạo sản phẩm như các lò khác mà chỉ quan tâm đến khâu tạo khuôn.
Chính nhờ yếu tố khuôn mẫu mà họ đã tạo ra hàng loạt những sản phẩm cao cấp có giá trị
sử dụng và nhu cầu thẩm mỹ.
Nói đến nghề gốm không thể không nói đến những người “chạy vòng ngoài” như khai
thác và vận chuyển đất sét. Một bộ phận khác cũng tỷ mỉ chẳng kém gì thợ tạo dáng, đó
là khâu lọc đất. Đất phải được bảo đảm không còn một chút sạn, cát hay bụi bặm lẫn
trong đất cũng phải được loại bỏ. Sau đó đất sét được nhào kỹ rồi được qua nhóm thợ
chuyên trách tạo dáng và trang trí. Sản phẩm đem phơi và xếp vào khuôn chuyên dùng
cũng bằng đất sét để đưa vào lò. Tất cả những khâu này được những thợ gốm Lái Thiêu
tiến hành rất thành thục, hầu như không có sản phẩm méo mó hay bị sứt mẻ khi ra lò.
Những lò nung có đáy thông nhau, nghiêng nghiêng từ thấp đến cao khiến ngọn lửa cùng
cháy và tỏa nhiệt theo trình tự đó. Qua những lỗ nhỏ được tạo từ mỗi thành lò, người thợ
có thể quan sát được ngọn lửa bên trong để xác định thời gian sản phẩm gốm ra lò đúng
qui cách.
Ngày nay, lò nung được cấu tạo bằng nhiều kiểu dáng khác nhau, nhưng chung qui vẫn
giữ nguyên lý về cơ cấu sắp xếp và thông nhiệt của các lò truyền thống. Có khác chăng
chỉ ở những công đoạn đầu như, đã cơ giới hóa các bàn xoay, mâm quay tự động, giúp
người thợ rất nhiều trong quá trình đưa vào và lấy sản phẩm ra khỏi lò nung.
Gốm Lái Thiêu nổi tiếng từ lâu và hiện nay có mặt trên thị trường cả nước và quốc tế.
Vào dịp Tết, các mặt hàng còn đa dạng và phong phú hơn nữa nhất là đồ chơi trẻ con
bằng đất cùng các loại đồ dùng cho ngày Tết.
Trò chuyện với vua gốm sứ Việt
"Tôi muốn các sản phẩm của mình vừa đậm chất Việt Nam lại vừa cổ kính, hiện
đại và mang tầm quốc tế". Có một người với mong muốn ấy đã bôn ba khắp các
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
xứ người mong tìm được những ý tưởng hay nhưng thất bại. Để rồi, chỉ một lần
nhìn thấy cái lu chứa nước ở quê nhà Bình Dương, cái lu mái vú đậm chất Nam
Bộ thưở nào, những bộ gốm sứ nổi tiếng khắp trong và ngoài nước đã ra đời. Đó
là ông Lý Ngọc Minh, giám đốc công ty TNHH Minh Long I
Gia tộc đã có ba đời theo nghề gốm sứ nhưng đến đời ông Lý Ngọc Minh, gốm
sứ Minh Long mới khẳng định tên tuổi của thương hiệu. Gốm sứ Minh Long có
mặt trong từng gia đình, bên mâm cơm, tách trà nóng, thậm chí đã vang xa tận
năm châu bốn bể, có mặt tại trên 100 nhà hàng lớn nhỏ trên thế giới. Bởi thế,
cũng thật có lý khi gọi ông là vua gốm sứ Việt.
Đến nay, sản phẩm của gốm sứ Minh Long đã có trên 15.000 chủng loại. Chất
lượng của sản phẩm đã được chứng minh khi liên tục nhiều năm liền gốm sứ
Minh Long được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lương cao"
và hàng loạt huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, gốm sứ Minh Long được tiêu thụ mạnh ở thị trường Châu Âu như
Pháp, Đức, Thụy sĩ, Anh, Mỹ... bởi sự sang trọng và hiện đại, phù hợp xu thế
phát triển của thế giới. Nhưng nét độc đáo của gốm sứ Minh Long lại chính là
hồn Việt, là văn hoá Việt trên từng sản phẩm.
Nhắc đến gốm sứ Minh Long, dù ở đâu cũng được người tiêu dùng nhận diện rất
rõ, mặc dù chi phí cho quảng cáo của Minh Long hầu như không đáng kể. Câu
chuyện xây dựng thương hiệu Minh Long quả thật thú vị và đáng kinh ngạc.
Có một triết lý và chiến lược dán mác Minh Long
"Tôi chia sản phẩm gốm sứ ra làm hai phần, phần "xác" là hình thể, còn phần
"hồn" là những hoa văn trang trí", ông Ngọc Minh kể về những sản phẩm của
mình.
Chiến lược rất riêng của Minh Long là 4 không và 4 có. Chiến lược ấy được thể
hiện ngay trên chính sản phẩm Minh Long. 4 không là "không giới tính", "không
biên giới", "không thời gian", "không tuổi tác". Thí dụ như hoa cảnh trong sản
phẩm của Minh Long cũng phải được giới mày râu ưa chuộng. Hoa văn lịch sử
cũng phải được giới trẻ yêu thích. Bộ tách trà sử dụng các loại trái cây nước
ngoài nhưng vẫn cảm thấy gần gũi với người Việt. Giới trẻ tìm thấy màu sắc tươi
vui trong bộ quả ngọt. Còn người đứng tuổi cũng cảm thấy hạnh phúc khi tặng
quả ngọt cho nhau.
Nói khác đi, Minh Long rất tôn trọng triết lý phương Đông. Trong sản phẩm phải
có dịch lý, âm dương hoà hợp, trong âm có dương, trong dương có âm và âm
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
dương có thể chuyển hoá lẫn nhau.
Và bốn có là có văn hoá, có nghệ thuật, có phong cách và cuối cùng là phải có
hồn. Hình ảnh của luỹ tre làng, cánh cò quê hương, cậu bé chăn trâu thổi sáo,
cô gái tát nước, ông thầy đồ dạy học... được khắc hoạ rất sắc xảo, tinh tế.
Những xóm làng Bắc bộ, Vịnh Hạ long, Chùa Một Cột, Hồ Gươm, vùng sông
nước miền Tây...đủ làm trái tim những người Việt xa quê rưng rưng nhớ về quê
hương, nguồn cội. Chưa hết, Minh Long còn lồng ghép vào sản phẩm những giá
trị đạo đức, các bài học về tình người, văn hoá Việt qua nhóm sản phẩm: "Khối
tình", "54 dân tộc", "Tuổi thơ", "Vinh quy bái tổ"...
Theo ông Lý Ngọc Minh, khách hàng mua sản phẩm Minh Long là mua "cái
mắc", cái tinh xảo chứ không mua hàng giảm giá. Vả lại, từ mấy năm qua, 99%
sản phẩm của Minh Long làm ra là để xuất khẩu, (khoảng 8 triệu USD kim ngạch
xuất khẩu). Vì vậy sẽ không có gì quá khó khi cạnh tranh trong nước với hàng
ngoại nhập. Cái khó lớn nhất của Minh Long là phải cạnh tranh với chính mình,
làm sao phải thắng mình thì Minh Long mới có thể phát triển tiếp.
Câu trả lời chỉ là một niềm đam mê và một tinh thần Việt
Anh Lý Ngọc Minh giải thích về những sản phầm cầu kỳ, tinh xảo về ý tưởng của
mình: "Tôi muốn giới thiệu một Việt Nam thu nhỏ với bạn bè năm châu với
những vẻ đẹp hiền hoà, thiên nhiên hùng vĩ, con người nhân hậu và truyền
thống văn hoá tốt đẹp của người Việt Nam...”
Lập nghiệp tại Bình Dương (Sông Bé cũ), chiếc nôi của gốm sứ miền Nam,
nhưng ngay từ khi 12, 13 tuổi, nhìn những sản phẩm gốm sứ của quê mình, Lý
Ngọc Minh cảm thấy sao còn thô kệch, quê mùa quá. So sánh với các sản phẩm
nhập từ Nhật, Trung Quốc, Minh âm thầm nuôi ý tưởng phải làm một cuộc cách
mạng để thay đổi về chất và hồn cho gốm sứ. Đó cũng là ý tưởng thấm dần và
đeo đuổi anh suốt cả cuộc đời.
Năm 1968, vừa tốt nghiệp đại học, Lý Ngọc Minh gom tiền mở phòng thí nghiệm
tìm men màu để làm gốm sứ. Thực tế đã làm anh vỡ lẽ nhiều điều. Không hề
đơn giản như Minh nghĩ vì muốn làm được các sản phẩm gốm sứ hiện đại phải
phụ thụôc vào máy móc, trang thiết bị kể cả áp dụng khoa học kỹ thuật... Điều đó
vượt quá khả năng cho phép của anh và gia đình. Đành gác lại "cuộc cánh
mạng" của mình để mưu sinh nhưng ý tưởng và niềm đam mê gốm sứ vẫn ám
ảnh.
"Thế là tôi bôn ba ra xứ người mong tìm được những ý tưởng hay nhưng tất cả
đều không phù hợp vì nó quá Tây. Mãi đến năm 2000, sau 5 năm trời tìm kiếm,
từ những hội chợ gốm sứ lớn nhất thế giới ở Frankfurt đến những quê hương
cội nguồn của sứ, tưởng là quá đủ. Vậy mà tôi vẫn cứ thấy thiếu! Những nơi ấy
chưa cho tôi ngộ ra cái mà tôi cho là văn hoá nghệ thuật mang tính hiện đại, đậm
đà bản sắc Việt Nam"...
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
Bỗng một hôm khi về quê, tôi nhìn thấy cái lu chứa nước. Cái lu mái vú thưở nào
trông nó đơn sơ mộc mạc nhưng rất đẹp, rất duyên mà lại rất gần gũi. Ý tưởng
bắt đầu nhen nhúm và tôi thấy nó có lý vì nó thân quen với mọi người, nó là đặc
trưng của đồ gốm Bình Dương. Trên hết nó rất Nam bộ. Tôi chụp chiếc nón lá
lên miệng lu thấy nó đầy gợi cảm, rất Việt Nam... Từ đó, thân xác hình hài bộ đồ
sứ ra đời mà sau này tôi đặt tên là dãy Hoàng Cung với hơn 54 sản phẩm khác
nhau"....
Giáo sư Trần Văn Khê, người đầu tiên được anh Lý Ngọc Minh đưa xem hai bộ
đồ trà Sơn Hà, Cẩm Tú đã thốt lên: "Tôi vô cùng xúc động trước cái đẹp tuyệt
vời của sáng tạo nghệ thuật. Hình thức rất độc đáo, bình trà phỏng theo hình lu
nước, nắp bình hình chiếc nón lá của nông dân miền Nam. Hoa văn nói lên
được ý Con Rồng Cháu Tiên...Hình dáng, màu sắc, hoa văn mang tính chất đặc
thù và tuyệt đẹp của Việt Nam. Tôi vô cùng mến phục anh Lý Ngọc Minh đã đi
trên con đường kỹ thuật mà có cái nhìn xa đến nghệ thuật và văn hoá Việt Nam".
Công ty Gốm sứ cao cấp Minh Long ra đời năm 1970 xuất phát từ dạng tiểu thủ
công nghiệp ngành gốm sứ mang tính truyền thống lâu đời của một gia tộc.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế – xã hội, cơ sở gốm sứ Minh Long
cũng dần trưởng thành và phát triển. đến năm 1980 được tách ra làm hai cơ sở
Minh Long I và Minh Long II.
Ngày nay, sản phẩm của Công ty Gốm sứ cao cấp Minh Long I đã được biết đến
và đón nhận nồng nhiệt ở thị trường trong và ngoài nước do chất lượng luôn ổn
định và nâng cao. Sản phẩm đã được xuất khẩu đi nhiều nước ở châu Á, châu
Âu.
Nổi bật nhất trong số những hiện vật trao tặng Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là
số hiện vật đóng góp cho những hoạt động của xã hội và đã trở thành Di sản văn
hoá như:
- Bộ đồ trà: Tặng phẩm tặng Nguyên thủ Quốc gia các nước tham dự Hội nghị
ASEM5.
- Cúp APEC: Tặng phẩm tặng Nguyên thủ Quốc gia các nước tham dự Hội nghị
APEC Việt Nam 2006.
- Ảnh chụp Cúp Rồng Việt vì người nghèo có chữ ký của đồng chí Phạm Thế
Duyệt.
Ngoài ra còn có một số sản phẩm của Công ty đạt chất lượng cao và mang tính
truyền thống như:Bộ trà chim Hạc; Bộ trà Hồng Hạc trắng; Bộ sắc tộc: 54 dân
tộc của Việt Nam; Bộ Phúc - Lộc – Thọ; Bộ Tây Du Ký...
Sơn mài
Sơn mài được coi là một trong các chất liệu hội họa ở Việt Nam. Đây là sự tìm
tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyền thống của
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài riêng. Tuy nhiên, từ dùng để gọi sơn mài (tiếng
Anh: lacquer) thường được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật,
Trung Quốc. Xin lưu ý, kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn
mỹ nghệ và tranh sơn mài Việt Nam.
Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn
then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ
trai, v.v. vẽ trên nền vóc màu đen. Đầu thập niên 1930, những họa sĩ Việt Nam
đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật
liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v. và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo
nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự.
Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh có thể được
vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là
đánh bóng tranh.
Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời": muốn lớp sơn
vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao. Muốn nhìn thấy
tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình.
Hầu hết họa sĩ đồng ý rằng: kỹ thuật vẽ sơn mài khó và có tính ngẫu nhiên nên
nhiều khi các họa sĩ dày dặn kinh nghiệm cũng bất ngờ trước một hiệu quả đạt
được sau khi mài tranh.
Các họa sĩ nổi tiếng với tranh sơn mài
Trước thập niên 1930, người ta chỉ dùng sơn ta trong trang trí đồ thờ cúng, làm
hàng mỹ nghệ. Vào thời gian này, một số họa sỹ Việt Nam đầu tiên đang học
như Trần Quang Trân, Nguyễn Gia Trí, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Trần Văn
Cẩn và nghệ nhânĐinh Văn Thành đã mạnh dạn thử nghiệm đưa kỹ thuật sơn ta
vào làm tranh nghệ thuật.
Những bức tranh sơn mài nổi tiếng
Hội chùa (1939) của Lê Quốc Lộc (tác phẩm tiêu biểu cho tranh chất liệu sơn
mài thế kỷ 20)
Nam Bắc một nhà (1961) của Nguyễn Văn Tỵ (tác phẩm tiêu biểu cho tranh chất
liệu sơn mài thế kỷ 20)
Các nguyên liệu sử dụng trang trí
Một sản phẩm sơn mài sử dụng khá nhiều nguyên liệu: đó là sơn, màu và các
nguyên liệu khác. Có thể kể ra đây một vài nguyên liệu phổ biến như:
Sơn: khai thác từ cây sơn, ngoài ra còn dùng dầu trẩu, dầu trám, nhựa thông và
nhựa dó...
Màu: sơn mài cổ truyền dùng 2 màu cơ bản là cánh gián đen và đỏ, loại màu chế
từ khoáng chất vô cơ (ví dụ: son) nên không bị phân huỷ trước ánh sáng và thời
gian.
Các sản phẩm từ bạc như bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm...
Các sản phẩm từ vàng như vàng thếp...
Các vật liệu khác: vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc, bột điệp...
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
Ngày nay, người ta đã chế tạo thành công các loại sơn công nghiệp có thể thay
thế các loại sơn mài cổ truyền do có nhiều ưu điểm, nhất là dễ dàng trong sản
xuất tranh và màu sắc thì vô cùng phong phú.
Các công đoạn chính của công nghệ sơn mài
Có thể nói công nghệ sơn mài chỉ có nguyên lý chung nhưng khác biệt trong kinh
nghiệm, kỹ thuật của từng cá nhân, từng gia đình cũng như nó được biến đổi kỹ
thuật làm tranh khác với làm tượng, lại khác với trang trí đồ vật, sơn phủ hoàng
kim... Có thể chia làm một số công đoạn chính sau: bó hom vóc, trang trí, mài và
đánh bóng.
Bó hom vóc
Việc hom bó cốt gỗ (đồ vật cần sơn) ngày xưa thường được người làm sử dụng
giấy bả, loại giấy chế từ gỗ dó nên rất dai, có độ bền vững hơn vải. Cách bó hom
vóc được tiến hành như sau: dùng đất phù sa (ngày nay người thợ có thể dùng
bột đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít các vết rạn nứt của
tấm gỗ. Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy (hoặc vải màn) sau đó còn phải đục
mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang ở sau tấm vóc (ván gỗ)
để chống vết rạn xé dọc tấm vải. Sau đó để gỗ khô kiệt mới hom sơn kín cả mặt
trước, mặt sau. Công đoạn này nhằm bảo vệ tấm vóc không thể thấm nước,
không bị mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngót. Xử lý tấm vóc
càng kỹ, càng kéo dài tuổi thọ cho đồ vật cần sơn, mỗi tác phẩm sơn mài có tuổi
thọ 300-400 năm.
Trang trí
Khi có được tấm vóc nói trên (hoặc các mô hình chạm khác bình hoa, các bộ đồ
khác), người chế các món đồ phải làm các công đoạn gắn, dán các chất liệu tạo
màu cho tác phẩm trước tiên như: vỏ trứng, mảnh xà cừ, vàng, bạc...sau đó phủ
sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu.
Với kỹ thuật sơn phủ tượng và đồ nội thất như: hương án, hoành phi, câu đối...
người thợ phải làm trong phòng kín và quây màn xung quanh để tránh gió thổi
các nguyên liệu: quỳ vàng, quỳ bạc, tránh bụi bám vào nước sơn còn ướt.
Mài và đánh bóng
Vì dầu bóng đã pha màu để vẽ nên độ bóng chìm trong cốt màu tạo thành độ
sâu thẳm của tranh, do đó sau mỗi lần vẽ phải mài. Người xưa sử dụng lá chuối
khô làm giấy nháp. Đến nay, nguyên tắc đánh bóng tranh lần cuối chưa có gì
thay thế phương pháp thủ công vì loại tranh này không được phép phủ dầu
bóng. Đó chính là điểm độc đáo của tranh sơn mài. Sự thành công của một bức
tranh sơn mài phụ thuộc rất lớn vào công đoạn sau cùng. Có một số thứ để mài
và đánh bóng như: than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà v.v..
Làng nghề sơn mài
Việc làm sơn mài luôn phụ thuộc thời tiết - nó rất thích hợp mùa xuân và những
ngày mưa đầu hạ. Điều đó làm ta thấy sự phân bố làm nghề sơn mài không
những chia theo khu vực sản phẩm mà còn có yếu tố liên kết phục vụ lẫn nhau.
Làng nghề sơn mài Phù Lào (Tiên Sơn - Bắc Ninh) thường lấy quỳ vàng, quỳ
bạc của làng Kiêu Kị (Gia Lâm), lấy giấy dó của làng Đông Cao, lấy vải màn của
làng Đình Cả, lấy vóc hoặc sản phẩm chạm khắc của làng Phù Khê, lấy nguồn
sơn thô của Phú Thọ, Yên Bái và lấy nguồn dầu trẩu, dầu trám của Lạng Sơn,
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
Cao Bằng...
Hà Nội ngày nay vẫn là đầu mối tập trung nguyên liệu và các bậc chế tác nghệ
thuật sơn mài nổi tiếng. Đa phần họ có gốc thành viên của các làng nghề truyền
thống nhập cư Hà Nội và tạo nên 36 phố phường ngày trước.
Sơn mài thời hiện đại
Hiện nay, tranh sơn mài sử dụng nguyên liệu là sơn Nhật được dùng khá phổ
biến. Do sơn ta có hạn chế là dễ gây tác động phụ cho người sử dụng (bị "sơn
ăn"), ngoài ra, khi dùng sơn ta, tranh lại phụ thuộc vào thời tiết khá nhiều. Khi
thời tiết có độ ẩm cao thì sơn càng nhanh khô, nếu thời tiết khô ráo (độ ẩm thấp)
thì sơn rất lâu khô. Do vậy, sơn ta ít khi được dùng tại các nước có khí hậu khô
ráo. Trong khi đó, sơn Nhật lại nhanh khô và làm cho việc ai đó muốn vẽ tranh ở
nước ôn đới cũng có thể thực hiện được. Nhưng khi sử dụng sơn Nhật, để tranh
được bóng, bây giờ người ta thường dùng một lớp sơn trong (sơn cánh gián)
phủ ra bên ngoài tranh, còn nếu tranh sơn mài dùng sơn ta, chỉ cần lấy nắm tóc
rối xoa lên tranh, hoặc dùng bàn tay có độ ẩm (có ít mồ hôi) xoa lên tranh, tranh
sẽ rất bóng. Tuy nhiên, tranh sơn màu dùng sơn ta vẫn được ưa chuộng hơn vì
sự công phu trong quá trình làm tranh và khi nhìn, nó tạo độ sâu cho bức tranh
hơn.
Sơn mài ngày nay không chỉ còn ứng dụng sản xuất tranh sơn mài, hoành phi
hay câu đối... nó còn được phát triển để sản xuất các mặt hàng nội thất cao cấp
như bàn ghế, giường tủ... Gốm sơn mài hiện là mặt hàng được ưa chuộng tại
nhiều nước.
Đại Nam thế giới du lịch - Bình Dương
Dọc theo QL13 về hướng tỉnh Bình Dương, cách TPHCM hơn 40km, Khu du lịch
văn hóa lịch sử Đại Nam hân hoan đón chào du khách bằng một quần thể kiến
trúc được xây dựng quy mô, trùng điệp.
Nhìn từ xa đã thấy núi Bảo Sơn nhân tạo trải dài trước mắt. Đã đi nhiều nơi,
ngắm nhiều cảnh đẹp do bàn tay, khối óc con người tạo ra nhưng có lẽ đây là
dãy núi nhân tạo đẹp nhất mà tôi từng thấy. Đại Nam có đủ cả biển, hồ, sông,
núi, trường thành làm toát lên vẻ đẹp hùng vĩ của sơn hà xã tắc. Được khởi công
xây dựng ngày 10-3-1999 với tổng diện tích 450ha, Đại Nam thế giới du lịch là
một công trình tôn vinh những tinh hoa của văn hóa Việt từ ngàn xưa đến nay.
Khu chính là Bảo Sơn rộng 9 ha, bao gồm núi Ngũ Hành sơn, tháp 9 tầng, đền
thờ Đại Nam Quốc Tự được bao bọc bởi hai dãy trường thành dài 600m. Dãy
núi Bảo Sơn dài 250m, gồm 5 ngọn với ý tưởng ôn lại truyền thống lịch sử đấu
tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc qua các thời kỳ nhằm giáo dục tinh
thần yêu nước và ghi nhớ công lao của tổ tiên cho thế hệ trẻ. Xuyên suốt chiều
dài lòng Bảo Sơn là sự tái hiện lịch sử dân tộc Việt Nam với những mốc son
đáng ghi nhớ. Vươn lên từ ngọn núi trung tâm Bảo Sơn nhìn ra hướng nam là
ngôi tháp 9 tầng còn được gọi là Bảo Tháp. Công trình này được thể hiện bằng
nghệ thuật điêu khắc chạm trổ truyền thống của nhiều làng nghề trên khắp mọi
miền đất nước. Nét đặc trưng trong nghệ thuật trang trí của ngôi Bảo Tháp là
phong cách truyền thống sơn son thiếp vàng của người Việt xưa, mỗi tầng tháp
là nơi thờ phụng mang ý nghĩa riêng. Bước qua cổng Ngũ Môn chúng tôi đứng
trên mái nghỉ thứ 2 hình dáng như chiếc cầu bắc qua dòng Bảo Giang uốn lượn,
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
hiền hòa. Từ vị trí này, du khách có thể ngắm đền thờ Đại Nam Quốc Tự uy
nghi, hùng tráng mang ý nghĩa về lịch sử - văn hóa và tâm linh được xây dựng
theo mô típ vuông - tròn (trời - đất). Trên mái vòm hình tròn vẽ 108 con chim hạc
tượng trưng cho sự trường tồn của 54 dân tộc Việt Nam trên cõi trần và 54 dân
tộc ở cõi âm. Hình vuông được thể hiện qua 4 vách cạnh đều của đền thờ bao
gồm 28 bộ cánh cửa được làm từ hai chất liệu gỗ quý: cẩm lai và giáng hương.
Trên 28 bộ cánh cửa này chạm trổ 28 câu chuyện lịch sử tiêu biểu đánh dấu các
mốc son trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến
Lý Bí, Triệu Quang Phục... và kết thúc là Đại thắng mùa xuân năm 1975. Điều
đặc biệt là trên bề mặt phần chạm trổ 28 câu chuyện lịch sử này và cả 4 pho
tượng đặt bên trong đền cùng hai bức tượng vua Quang Trung, tướng Lý
Thường Kiệt trấn giữ hướng đông, hướng tây của đền đều được dát vàng 24k.
Ngoài ra, Đại Nam thế giới du lịch còn hấp dẫn du khách với những khu trò chơi
hiện đại, phong phú tạo cảm giác mới lạ và hệ thống nhà hàng, khách sạn lịch
sự, sang trọng sẽ mang lại cho du khách sự thoải mái, tiện nghi nhất. Khu du lịch
sẽ mở cửa đón du khách vào ngày 2-9-2007.
Thủ Dầu Một
Bước tới: menu, tìm kiếm
Thủ Dầu Một là thị xã tỉnh lỵ tỉnh Bình Dương, cách Thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 20 km về phía bắc. Trước 1975, thị xã thuộc quận Châu Thành.
Nguồn gốc tên gọi
Có hai giả thuyết:
1. Trong thế kỷ 17-18, vùng Bình Dương-Lái Thiêu là nơi định cư của nhiều dân
triều Minh chạy trốn triều Thanh, phần đông làm nghề gốm, ít học vấn. Họ gọi
vùng đất nầy là Thụ Dầu Mục hoặc Thú Dầu Mục, vì vùng này có mọc nhiều cây
có tên địa phương là Thù du mộc (茱萸木). Dân Bình Dương gọi hai loài thực
vật, một cây ngắn ngày là bụp giấm (Hibiscuss abdarffa) và cây thầu dầu
(Ricinus communis) bằng cùng một tên là cây Thù du. Đây là nguyên nhân có từ
Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương.
2. Có giải thích khác là nơi có cây Dầu Một, là "cây dầu đứng một mình ở đầu
con đường". Không hợp cách đặt tên của miền Nam. Trường hợp này sẽ gọi là:
ngã ba, ngã tư Cây Dầu, nếu có đất gò thì gọi Gò Dầu.
Địa lý, dân số
Thị xã nằm bên tả ngạn sông Sài Gòn
Diện tích: 88 km²
Dân số: 158.000 người (2003)
Kinh tế
Có địa hình đồng bằng thích hợp với việc trồng lúa, cây ăn quả, mía, sắn; chăn
nuôi các loại gia súc như lợn, bò.
Thủ Dầu Một nguyên cũng nổi tiếng sản xuất hàng sơn màigốmsứ, mâytre đan.
Ngoài ra: cơ khí lắp ráp, vật liệu xây dựng, hóa chất, cơ điện, may mặc, sản xuất
đường mía, chế biến thực phẩm;
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
Khu liên hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị 4.200 ha đang được xây dựng.
Hành chính
Thủ Dầu Một gồm 6 phường (Phú Cường, Hiệp Thành, Chánh Nghĩa, Phú Thọ,
Phú Hòa, Phú Lợi) và 6 xã (Tân An, Chánh Mỹ, Phú Mỹ, Định Hòa, Tương Bình
Hiệp, Hiệp An).
Thị xã vừa được công nhận là đô thị loại 3 vào ngày 23 tháng 1 năm 2007 (quyết
định số 115/QĐ-BXD ngày 23/01/2007 của Bộ Xây dựng Việt Nam).
Di tích và danh thắng
Chùa bà Thiên Hậu Bình Dương; hội vào rằm tháng riêng âm lịch
Khu Đại Nam thế giới du lịch;
Chợ Thủ Dầu Một;
Chùa Hội Khánh;
Chùa Bà;
Làng sơn mài Tương Bình Hiệp;
Làng nghề gốm sứ;
Nhà tù Phú Lợi;
Nhà cổ tại chợ Thủ Dầu Một;
Lịch sử
Trước năm 1954, thị xã là tỉnh lị tỉnh Thủ Dầu Một.
Năm 1954 - 1975, là tỉnh lị của tỉnh Bình Dương (Phú Cường).
Năm 1976 đến 1996 là tỉnh lị tỉnh Sông Bé
Ngày 1 tháng 1 năm 1997 đến nay là tỉnh lị tỉnh Bình Dương.
Người Hoa
Bước tới: menu, tìm kiếm
Dân tộc Hoa (chữ Hán: 華) là những người gốc Trung Quốc định cư ở Việt Nam
và đa số có quốc tịch Việt Nam. Các tên gọi khác: Khách, Hán, Tàu. Nếu xếp
theo phân loại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì họ là dân tộc Hán.
Lịch sử
Vào thế kỷ 17 tại Trung Quốc, sự sụp đổ của nhà Minh dẫn đến làn sóng người
Hoa trung thành với nhà Minh và không thần phục nhà Thanh bỏ quê hương di
dân sang vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Năm 1671, Mạc Cửu và gia
đình đến vùng đất Mang Khảm (nay là Hà Tiên). Năm Kỷ Mùi 1679 Tổng binh
thành Long Môn tỉnh Quảng Tây tên là Dương Ngạn Địch, Phó tướng Huỳnh Tấn
(Hoàng Tiến) và Tổng binh châu Cao, châu Lôi và châu Liêm tỉnh Quảng Đông là
Trần Thượng Xuyên, Phó tướng Trần An Bình cử binh chống đánh nhà Thanh
nhằm khôi phục nhà Minh (bị nhà Thanh tiêu diệt hoàn toàn vào năm 1744)
không địch nổi hai Tổng binh đem tướng sỹ xuống thuyền chạy sang hải phận
nước Nam, ban đầu cầu cứu Chúa Trịnh, sau đó dẫn tuỳ tùng quân lính theo
đường thuỷ đến Đà Nẵng đầu hàng Chúa Nguyễn và xin Chúa Nguyễn nhận làm
dân Việt. Chúa Hiền VươngNguyễn Phúc Tần cho họ vào miền Nam khai khẩn
đất hoang Dương Ngạn Địch và Huỳnh Tấn theo dòng sông Cửu Long cắm trại
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
ở Định Tường(Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang), Trần Thượng Xuyên vào cửa Cần Giờ
ngược dòng sông Đồng Nai cắm trại ở đất Ban Lân Cù Lao Phố (Biên Hòa), và
Đông Phố (Gia Định) chuyên lo việc thương mãi và canh nông. Những cộng
đồng người Hoa này được gọi là người Minh Hương. Chữ "hương" ban đầu
dùng chữ 香 có nghĩa là "thơm", đến năm 1827 đổi sang chữ 鄉 nghĩa là "làng".
Như vậy Minh Hương có thể hiểu là "làng của người Minh" và cũng có thể hiểu
là "làng sáng sủa".
Năm 1698, ở vùng Phiên Trấn - Bến Nghé - Sài Gòn đã hình thành nên làng/xã
Minh Hương ở Gia Thạnh, Chợ Lớn cũ. Từng có câu ca dao nói về phong hóa
làng Minh Hương:
Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng
Đố ai lịch sự cho bằng làng Minh Hương.
Đến thế kỷ 19, người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào định cư ở Sài Gòn,
Chợ Lớn. Thời kì này người Hoa sang Việt Nam theo các đợt tuyển mộ phu đồn
điền của người Pháp. Năm 1949, một số người Hoa chạy sang Việt Nam khi
Trung Quốc Quốc Dân Đảng thua ở lục địa.
Vào nửa cuối thập niên 1970, do quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung
Quốc, nhiều người Hoa đã rời bỏ Việt Nam. Trung Quốc đã gọi đây là vấn đề
"nạn kiều".
Dân số, nơi cư trú và ngôn ngữ
Theo thống kê của cuộc điều tra dân số năm 1999, tổng số người Hoa ở Việt
Nam là 862.371 (1,13% dân số ở Việt Nam), được xếp hạng thứ tư, trong đó có
khoảng 50% người Hoa sinh sống tại vùng Chợ Lớn của Thành phố Hồ Chí
Minh. Họ tập trung đông nhất ở các khu thương mại trong Quận 5, 11 (khoảng
45% dân số mỗi quận), 10, 6 với 5 nhóm ngôn ngữ chính: Quảng Đông, Triều
Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và tiếng Khách Gia (Hakk', đôi khi còn gọi là tiếng
Hẹ). Số người Hoa còn lại sinh sống ở các tỉnh toàn quốc, mà hầu hết là ở nhiều
tỉnh miền Tây Việt Nam. Năm 2003 ước tính có khoảng 913.250 người Hoa.
Tên gọi
Người Trung Quốc đã qua lại làm ăn, sinh sống và chung đụng với người Việt đã
từ lâu đời, tùy theo từng thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh tiếp xúc hoặc nguyên nhân di
cư mà người Trung Quốc đã tự xưng về tên dân tộc của mình khác nhau, cũng
như người Việt đã gọi họ theo các tên khác nhau. Thường người Trung quốc tự
gọi mình là dân các triều đại mà họ cho rằng văn minh, tự hào hoặc cho rằng nó
phổ biến và được người bản xứ biết rõ, hoặc đã biết từ lâu như "người Đường"
(Thoòng dành), "người Thanh", "người Bắc" (quốc). Người Hoa còn tự gọi họ
theo quê quán: "người Quảng" (Quảng Đông), "người Tiều" (Tiều Châu/Triều
Châu), "người Hẹ", "người Khách", "người Hải Nam"... Người Việt còn có lệ gọi
người Hoa là "người Ngô". Lệ này bắt nguồn từ lịch sử thời Xuân Thu có "nước
Ngô" và "nước Việt". Điển hình là bản Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi vào
thế kỷ 15 sau khi Bình Định Vương Lê Lợi đuổi được giặc nhà Minh.
Từ phổ thông người Việt hay dùng là "người Tàu"; từ "chệt" hàm ý miệt thị; từ
"các chú" nay không thông dụng nữa nhưng là đọc trại từ chữ "khách trú" vì
người Hoa không được nhìn nhận là cư dân mà chỉ là dân ở trú mà thôi. Bản
báo sau đây đưa ra nguồn gốc khác cho "các chú" nhưng không có cơ sở.
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
Theo Gia Định báo, đăng trong số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16 tháng 2 năm
1870: phần tạp vụ (một bài thuộc vào loại phiếm luận ngày nay)
Người bên Tàu thường gọi là người Trung-Quốc nghĩa là nước ở giữa vì thuở
xưa bên ấy có 18 nước chư hầu; chỗ Kinh thành Hoàng-đế ở lại vô ở giữa các
nước chư hầu nên gọi là Trung Quốc. Người bên Tàu thường kêu mình là
Đường-nhơn hay Thanh-nhơn, nghĩa là người nhà Đường nhà Thanh. An-nam ta
kêu là Tàu, người bên Tàu, là vì khách thường đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở
đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu v.v...
Người Bắc thì kêu là Ngô, nghĩa là nước Ngô, có kẻ lại cắt nghĩa rằng vì bởi nó
hay xưng mình là Ngô nghĩa là tôi.
Kêu Các-chú là bởi người Minh-hương mà ra; mẹ An-nam cha Khách nên nhìn
người Tàu là anh em, bằng không thì cũng là người đồng châu với cha mình, nên
mới kêu là Các-chú nghĩa là anh em với cha mình. Sau lần lần người ta bắt
chước mà kêu bậy theo làm vậy.
Còn kêu là Chệc là tại tiếng Triều Châu kêu tâng Chệc nghĩa là chú. Người bên
Tàu hay giữ phép, cũng như An-nam ta, thấy người ta tuổi đáng cậu, cô, chú,
bác thì kêu tâng là chú là cậu vân vân. Người An-nam ta nghe vậy vịn theo mà
kêu các ảnh là Chệc ... [1]
Nếu xếp theo phân loại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì họ là dân tộc Hán
nhưng có lẽ do nhà Hán đô hộ nước Việt lâu đời nên để tránh ác cảm của người
Việt bản xứ nên dù rất tự hào nền văn hóa Hán rực rỡ nhưng người Việt gốc
Hoa không tự xưng là người Hán.
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương)
Thời gian: 15/1 âm lịch.
Địa điểm: Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Đối tượng suy tôn: Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Đặc điểm chính: Rước kiệu Bà, múa lân, sư tử, rồng, hầu.
Lễ hội chùa Bà của người Hoa thu hút rất đông khách thập phương tham dự.
Chùa được các Bang người Hoa xây dựng vào khoảng nửa đầu thế kỷ 20. Vào
ngày hội, chùa được trang hoàng cờ xí, đèn lồng rực rỡ từ Tam quan đến điện
thờ bằng 12 chiếc đèn lồng tượng trưng cho 12 tháng trong năm, kết thúc hội
được bán đấu giá lấy tiền làm việc từ thiện.
Đội múa lân, sư tử, hầu các nơi về thi múa, hóa trang mặt nạ, vừa múa vừa đấu
võ. Cuối hội là lễ rước kiệu Bà rầm rộ diễu hành qua các phố trong thị xã.
Lễ Rước Vía Bà: Theo tập quán đồng bào miền Nam, hàng năm lễ cúng vía Bà
(năm bà ngũ hành) vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, nhưng lễ hội có quy mô lớn, với
đám rước linh đình nhất tại thị xã Thủ Dầu Một lại diễn ra vào ngày rằm tháng
giêng. Lễ cúng vía Bà được tiến hành vào lúc nửa đêm 14 rạng ngày 15. Vị
chánh tế chủ trì buổi lễ do bốn bang người Hoa ở thị xã Thủ Dầu Một cử ra theo
thể thức luân phiên từng năm. Ngôi chùa được trang hoàng rợp cờ đầy màu sắc,
và lồng đèn rực rỡ từ cửa tam quan vào đến điện thờ.
Mười hai chiếc lồng đèn lớn, trang trí đẹp mắt, tượng trưng cho mười hai tháng
trong năm, treo thành một hàng dài trước sân chùa, làm cho quang cảnh ngày
hội thêm lộng lẫy. Chùa có một sân lớn ở phía trước, rộng đến 600m2 vậy mà
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
trong ngày lễ hội trở nên chật chội luôn có đến hàng ngàn, hàng chục ngàn
người chen lấn nhau để vào cho được đốt nhang lễ Bà. Người ta phải đặt bốn
chiếc lư hương lớn bằng xi măng cẩn sứ ở giữa sân chùa để cho khách hành
hương cắm nhang, giải tỏa phần nào khói hương dày đặc làm cay chảy nước
mắt mọi người ở trong chính điện.
Khách đi dự lễ hội, cúng chùa ngày nay thường có xu hướng đua nhau đốt
hương trường là một loại nhang lớn bằng ngón tay cái và dài cả thước tây. Đó là
chưa kể loại hương nhang thẻ nhỏ thông thường có đến hàng bó đốt mỗi người
một lúc. Người ta thường cúng nhiều heo quay nguyên cả con với gà vịt, xôi,
bánh và trái cây. Heo quay càng lớn, chứng tỏ người cúng đã làm ăn được khấm
khá, nhờ Bà, nên giờ trả lễ hậu hĩnh.
Hàng năm, ngày hội rằm tháng Giêng tại Chùa Bà thị xã Thủ Dầu Một đã trở
thành ngày hội lớn của cư dân Hoa, Việt ở Nam Bộ. Lễ hội đã tạo điều kiện tăng
cường tình đoàn kết gắn bó của hai dân tộc nhiều hơn và đã trở thành một nét
văn hóa chung của dân tộc Việt Nam.
Sân golf Sông Bé
Vị trí: Thuộc thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, cách thành
phố Hồ Chí Minh khoảng 22km.
Đặc điểm: Đây là sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của Việt Nam.
Được đưa vào sử dụng từ năm 1994, sân golf rộng 100ha và có hơn 10 hồ với
các đường lăn bóng được viền bằng hàng cây xanh.
Với chiều dài hơn 6.000m và bao gồm 18 hố, sân golf Sông Bé đã được công
nhận chính thức bởi USGA/SGA (Hiệp hội những người chơi golf của Mỹ và
Singapore).
Những tiện nghi khác của sân golf bao gồm: sân tập, cửa hàng, sân tennis,
phòng thay quần áo, nhà hàng, biệt thự, sân chơi cho trẻ em, bể bơi, phòng tập
thể dục, phòng xông hơi, phòng đọc sách và các phòng chức năng.
Bình Dương
Bước tới: menu, tìm kiếm
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Bình Phước, phía
nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông
giáp Đồng Nai. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thị xã Thủ Dầu Một, cách
trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km.
Bình Dương cũng là tỉnh có đội bóng đá nổi tiếng, đăng quang giải bóng đá vô
địch quốc gia năm 2007 trước 4 vòng đấu.
Các đơn vị hành chính
Bình Dương có 1 thị xã và 6 huyện (với 89 xã, phường và thị trấn):
Thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh lỵ)
Huyện Bến Cát
Huyện Dầu Tiếng
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
Huyện Tân Uyên
Huyện Phú Giáo
Huyện Thuận An
Huyện Dĩ An
Địa hình, thổ nhưỡng
Toạ độ địa lý: vĩ độ Bắc: 11052' - 12018', kinh độ Đông: 106045' - 107067'30"
Diện tích tự nhiên 2.681,01km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ
42/61 về diện tích tự nhiên),
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với
đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng
phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối
tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, độ dốc 2-5° và độ chịu
nén 2kg/cm². Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng
như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là
núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m.
Từ phía Nam lên phiá Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:
- Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn
và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao
trung bình 6 - 10m.
- Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa
hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3 - 120, cao trung bình từ 10 - 30m.
- Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu
là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5 - 120, độ cao
phổ biến từ 30 - 60m.
Các nhà thổ nhưỡng đã tìm thấy ở Bình Dương 7 loại đất khác nhau, nhưng chủ
yếu là đất xám và đất đỏ vàng. Theo kết quả tổng điều tra đất năm 2000 thì hai
loại đất này chiếm 76,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất xám chiếm
52,5%; đất đỏ vàng chiếm 24,0%.
Đây là hai loại đất rất thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn
quả. Chính nhờ điều kiện thổ nhưỡng này mà Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với
vườn cây Lái Thiêu, trải rộng trên diện tích 1.250 ha, thuộc địa bàn bốn xã: An
Sơn, An Thạnh, Bình Nhâm và Hưng Định.
Với địa hình cao trung bình từ 6 - 60m, nên chất lượng và cấu trúc đất Bình
Dương không chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà còn rất thuận lợi đối với
việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp.
Trên địa bàn Bình Dương có nhiều sông lớn chảy qua, nhưng quan trọng nhất là
sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai là một trong những sông lớn
của Việt Nam, có tổng chiều dài 450 km, trong đó chảy qua Bình Dương 84 km.
Khí hậu
Khí hậu Bình Dương mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ
rệt:
-Mùa mưa, từ tháng 5 - 11, -Mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4
năm sau.
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa
là 120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất
có khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và
nhiều năm trong tháng này không có mưa.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
290C (tháng 4), tháng thấp nhất 240C (tháng 1). Tổng nhiệt độ hoạt động hàng
năm khoảng 9.500 - 10.0000C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới
2.700 giờ.
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và
áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông -
Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió
bình quân khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là
Tây, Tây - Nam.
Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa.
Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ
ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa.
Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt
đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và
nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là
trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền
hoà, ít thiên tai như bão, lụt…
Dân cư
Dân số: 883.200 người
Số nam: 419.200 người
Số nữ: 464.000 người
Bình Dương có diện tích tự nhiên 2695,5 km² và dân số năm 2004 ước tính
khoảng 883,2 nghìn người với mật độ dân số 285 người/km². Nếu so với 64 tỉnh,
thành phố thì Bình Dương đứng thứ 43 về diện tích, thứ 43 về dân số.
Trên địa bàn Bình Dương có 28 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau
đó là người Hoa, người Khơ Me.
Kinh tế
Vùng đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành Sài
Gòn - Đồng Nai, từ thuở Nguyễn Hữu Cảnh "mang gươm đi mở cõi". Bắt đầu
những năm 90, với chính sách trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư, Bình
Dương phút chốc trở thành địa phương phát triển năng động nhất trong tứ giác
kinh tế trọng điểm của cả nước.
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút
đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện
nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
vốn 6 tỷ 507 triệu USD.Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900
triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm ngoái. Vào
năm 2006, một cuộc điều tra về "Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)" đã
được gửi tới 31.000 doanh nghiệp trên phạm vi 64 tỉnh, thành và nhận được sự
hợp tác rất tích cực từ các doanh nghiệp, đã thực sự phản ánh sát thực nguyện
vọng của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Theo bảng xếp hạng Chỉ số
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương tiếp tục đứng
đầu với 76,23 điểm, trong khi thủ độ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung
tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp
thứ 7 với 63,39 điểm.
Bình Dương có 13 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công
nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp
A, Việt Hương, Sóng Thần 1.Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút
938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483
triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Nhằm tăng
sự thu hút đầu tư; hiện nay địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển
công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh (Mỹ Phước 1,2,3; 6 khu công nghiệp
trong Khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị Bình Dương, Tân Uyên).
Mục tiêu kinh tế xã hội của Bình Dương thời kỳ 2006 -2010
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII năm 2006 đã nêu mục
tiêu phấn đấu thời kỳ 2006-2010 về kinh tế-xã hội của tỉnh như sau: -Tăng
trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm là 15%. -Quy mô GDP (giá hiện hành)
đến năm 2010 đạt khoảng 45.800 tỷ đồng, tương đương 2,9 tỷ Đôla Mỹ. -GDP
bình quân đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng. -Cơ cấu kinh tế của tỉnh là công
nghiệp: 65,5%; dịch vụ: 30%; nông nghiệp: 4,5%. -Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
tăng bình quân 14-15%/năm. -Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả thời kỳ
đạt 3 tỷ USD. -90% trường trung học phổ thông, tiểu học đạt chuẩn quốc gia. -
Phổ cập giáo dục bậc trung học. -95% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. -Tỷ lệ
hộ nghèo còn 2,5% (theo chuẩn mới của tỉnh 400.000 đồng/người/tháng đối với
nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng đối với thành thị). Theo mục tiêu phấn
đấu đến năm 2020, để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại thì nông nghiệp giảm xuống còn 15-16%, công nghiệp và xây dựng 43-
44%, dịch vụ 40-41%. Với tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp luôn ở mức
cao như hiện nay là 35%/năm (2001-2005) thì Bình Dương sẽ là một trong
những tỉnh về đích trước và sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện
đại.
Văn hóa
Thuở xưa, Bình Dương là một phần của đất Gia Định nên đến nay đã có trên
300 năm lịch sử với những di sản văn hoá đặc sắc mà tiêu biểu là đơn ca tài tử.
Ca nhạc tài tử sau này nở rộ ở nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long
nhưng cái nôi sản sinh thì vẫn là Gia Định, trong đó có Bình Dương.
Bình Dương còn là đất của nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân bàn
tay vàng điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản phẩm
gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực.
Lịch sử
Bình Dương là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một xưa kia. Tỉnh Thủ Dầu Một được
thành lập tháng 12 năm 1899 từ Sở Tham biện Thủ Dầu Một, tách từ tỉnh Biên
Hòa. Tháng 10 năm 1956 chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia tỉnh Thủ Dầu
Một thành các tỉnh Bình Dương, Bình Long. Năm 1976 chính quyền mới hợp
nhất tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước (gồm hai tỉnh Bình Long và Phước
Long cũ) thành tỉnh Sông Bé, nhưng đến năm 1996 lại tách ra thành hai tỉnh như
cũ.
Bình Dương cũng là vùng đất chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi
vào lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, Nhà Đỏ và đặc biệt là
chiến khu Đ với trung tâm là huyện Tân Uyên, vùng Tam giác sắt trong đó có ba
làng An (An Điền, An Tây và Phú An). Bình Dương hôm nay đang là một điểm
sáng trên bản đồ kinh tế đất nước với những thành tựu về đổi mới và hội nhập
kinh tế quốc tế, trước hết là kết quả nổi trội về thu hút vốn đầu tư trực tiếp của
nước ngoài.
KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SINGAPORE
Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) là một khu công nghiệp hợp
nhất trong một diện tích 500 héc ta với đầy đủ cơ sở hạ tầng và một môi trường
kinh doanh hiệu quả. VSIP là một địa điểm lý tưởng cho những công ty muốn
xem Việt nam là thị trường tiêu thụ nội địa cũng như thị trường xuất khẩu.
Trong giai đoạn Việt Nam đang thực hiện công cuộc Công nghiệp hóa và Hiện
đại hoá đất nuớc, việc xây dựng và phát triển Khu công nghiệp Việt Nam
Singapore (VSIP) đã đóng góp một phần quan trong đáng kể vào công cuộc
chung, đồng thời cũng phù hợp với định hướng chung là xây dựng các Khu
Công nghiệp tập trung nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước
nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế phát triển đất nước.
Sự kiện quan trọng:
Lễ Động thổ VSIP ngày 14/05/1996Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt
Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong
THỜI GIAN
SỰ KIỆN
Tháng 3, 94
Thủ tướng chính phủ của hai nước Việt Nam và Singapore gặp gỡ và đồng ý hỗ
trợ thành lập khu công nghiệp ở Việt Nam.
Tháng11- 95
Hoàn thành nghiên cứu khả thi cho VSIP.
Tháng 1- 96
Chính thức khởi công VSIP
Tháng 2- 96
VSIP nhận giấy phép kinh doanh 13 tháng 2 năm 1996.
Tháng 5- 96
Lễ động thổ củaVSIP tại Việt Nam do hai thủ tướng Singapore Goh Chok Tong
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
và nguyên thủ tướng Võ văn Kiệt ngày 14 tháng 5 năm 1996.
Tháng 11-2002
Nhận chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000
Tháng 1-2005
Khu Công Nghiệp Việt Nam Singapore đã cho thuê được hơn 95% nhà xưởng
và đất trong tổng số 300 hecta của giai đoạn 1 và 2. Khu Công Nghiệp cũng
đang tiến hành xây dựng giai đoạn 3 với 200 hecta nhằm đáp ứng nhu cầu các
nhà đầu tư trong và ngoài nước đang tăng lên trong những năm gần đây.
Tính đến nay, Khu Công Nghiệp Việt Nam Singapore đã thu hút được 178 dự án
từ 20 quốc gia với tổng vốn đấu tư hơn 1 tỉ USD. Hơn 120 Doanh nghiệp đã đi
vào hoạt động và đã có hơn 35.000 ngàn lao động được tuyển dụng.
Đường ĐT 741
Dài 120 km, bắt đầu từ ngã ba Sở Sao (QL13) đi ngang thị trấn Cổng Xanh, tiếp
tục đi ngang qua Sông Bé đến thị trấn phước Vĩnh – H.Phú Giáo. Đi qua ranh
giới Bình Dương - Bình Phước đến thị trấn Đồng Phú, tiếp tục đến thị xã Đồng
Xoài. Qua khỏi Đồng Xoài đến NT Phú Riềng rồi kết thúc tại thị trấn Thác Mơ -
Huyện Phước Long.
Hồ Dầu Tiếng
Bước tới: menu, tìm kiếm
Hồ Dầu Tiếng là một hồ nước nhân tạo lớn của Việt Nam.
Hồ Dầu Tiếng nằm chủ yếu trên địa phận huyện Dương Minh Châu và một phần
nhỏ trên địa phận huyện Tân Châu, thuộc tỉnh Tây Ninh nằm cách thị xã Tây
Ninh 25 km về hướng đông, với diện tích mặt nước là 27 km², 45,6 km² đất nửa
ngập nước, dung tích chứa 1,5 tỷ m³ nước.
Nhà tù
Bước tới: menu, tìm kiếm
Nhà tù, hay trại giam, là nơi giam giữ tù nhân.
Theo thông lệ, nhà tù là một bộ phận của hệ thống tư pháp hình sự của nhà
nước.
Tù giam là một hình phạt có thể được nhà nước áp dụng đối với người bị tòa
tuyên là có tội.
Sơ lược
Không chỉ dùng để giam giữ người phạm tội đã bị kết án mà nhà tù (tại Việt Nam
là trại tạm giam) còn được dùng để tạm giam những người bị tình nghi là phạm
tội (hay còn gọi là bị can), phục vụ cho việc điều tra vụ án nếu như người đó
không đủ điều kiện để được tại ngoại. Bị can trong vụ án hình sự trước khi có
quyết định tống đạt về phiên tòa hay bị cáo trong quá trình đang bị xét xử đều ở
trong tù hay trại tạm giam.
Tuy nhiên không nhất thiết bị can bị tạm giam trong nhà tù. Ở Việt Nam, trại tạm
giam là một tổ chức có quy mô nhỏ và đơn giản hơn nhà tù.
Những tên gọi khác
Nhà tù và trại giam là 2 từ được dùng chính thức, phổ biến trên thế giới. Ngoài
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
ra còn có nhiều từ khác được dùng không chính thức để chỉ nhà tù như: nhà đá,
nhà lao, ngục, xà lim, khám lớn, chuồng cọp...
Ở Việt Nam từ "trại giam" được dùng một cách chính thức, có giá trị pháp lý.
Lịch sử hình thành
Ra đời từ rất sớm, ngay khi nhà nước ra đời thì các nhà tù cũng được thiết lập
cùng với quân đội, cảnh sát, tòa án tạo nên hệ thống công cụ trấn áp của giai
cấp thống trị đối với các giai cấp, tầng lớp bị trị trong xã hội. Thuở sơ khai, nhà
tù chủ yếu được dùng để giam giữ những người chống đối lại giai cấp cầm
quyền, tức là những kẻ có thể làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của giai cấp đó. Về
sau cùng với sự phát triển của xã hội, nhà tù còn được dùng để giam giữ tội
phạm, tức những kẻ chống đối, gây hại cho cộng đồng xã hội.
Và ở thời kỳ nào cũng vậy, ngoài chức năng pháp định của mình các nhà tù còn
thực hiện những nhiệm vụ chính trị riêng của mình.
Nhà tù cổ
Thời cổ đại, để giam giữ những người chống đối hay các nô lệ thì giai cấp cầm
quyền đã biết tới việc xây dựng các nhà tù, dù còn đơn giản, để giam giữ những
kẻ chống đối, những tên nô lệ...Những nhà tù này thường xây dựng đơn giản
nhưng rất kiên cố. Các tù nhân bị giam giữ giống như những con thú nuôi,trong
các lồng,cũi ...
Nhà tù phong kiến
Thời gian này, đã xuất hiện những nhà tù, thường gọi là 'ngục kiên cố hơn.
Nhà tù phát xít
Nhà tù phát xít mà nổi tiếng là các trại tập trung của phát xít Đức là nơi giam giữ
những người dân mà không cần qua một phiên tòa xét xử nào cả. Những trại tập
trung chủ yếu dùng để giam giữ những người Do Thái và những người Cộng
sản. Nơi đây nổi tiếng vì sự hà khắc của nó, các tù nhân thường xuyên bị đánh
đập, tra tấn, dùng làm vật thí nghiệm cho các nghiên cứu...
Nhà tù hiện đại
Cấu trúc
Ngày nay nhà tù, nhất là ở những nước phát triển, được xây dựng rất quy củ.
Một nhà tù thường bao gồm nhiều dãy nhà giam khác nhau, mỗi dãy lại được
chia thành nhiều buồng riêng biệt có số hiệu và tên gọi riêng để phân biệt. Mỗi
buồng giam có thể được chia nhỏ thành những ô, ngăn (xà lim), nơi thường
giam giữ 1 hay 2 tù nhân.
Bao quanh các dãy nhà là hệ thống hàng rào bảo vệ cùng chòi canh gác nhằm
ngăn chặn bất cứ ý định vượt ngục nào của tù nhân, đồng thời ngăn chặn những
ý định xâm nhập bất hợp pháp vào nhà tù.
Ngoài những buồng giam, nhà tù còn có thể gồm một nhà thờ nhỏ (tại các quốc
gia đa số dân cư theo tôn giáo), thư viện, phòng y tế hay thậm chí phòng tập thể
hình giúp phạm nhân rèn luyện sức khỏe.
Thông thường thì tại một số nhà tù đặc biệt còn có thêm những buồng biệt giam,
đây là nơi giam giữ tạm thời những kẻ có tư tưởng chống phá mạnh, hay những
tù nhân vi phạm kỷ luật. Khi bị giam giữ tại các buồng biệt giam này, tù nhân
phải chịu một cuộc sống khó khăn hơn nhiều so với tại buồng giam thông
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
thường. Họ gần như không được ra ngoài, tất cả mọi hoạt động đều phải tiến
hành trong buồng giam chật hẹp.
Cơ cấu tổ chức
Đứng đầu nhà tù là một giám thị, giúp việc cho giám thị là các phó giám thị.
Quản giáo (trước đây thường gọi là cai tù) là người trực tiếp quản lý, giáo dục
phạm nhân. Nhân viên bảo vệ, lính gác phụ trách việc đảm bảo an ninh cho nhà
tù. Ngoài ra còn có các nhân viên kỹ thuật, y tế, hậu cần... đảm bảo nhà tù vận
hành tốt.
Nhiệm vụ
Ở một số quốc gia nhà tù đơn thuần chỉ được dùng làm nơi giam giữ, quản lý,
cách ly tù nhân khỏi đời sống xã hội. Ở một số quốc gia khác nhà tù còn có
nhiệm vụ giáo dục, cải tạo tù nhân, giúp họ xóa đi những cái xấu, trở thành
những công dân có ích cho xã hội.
Cơ quan quản lý
Không có một hình mẫu quản lý nhà tù chung cho tất cả các nước trên thế giới,
nhưng nhìn chung cơ quan chủ quản của nhà tù có thể chia làm 2 nhóm chính
Nhà tù do Bộ phụ trách cơ quan Công an, cảnh sát quản lý. Hình thức này có
một số nước như: Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc...
Nhà tù do Bộ Tư pháp quản lý. Gồm một số nước như: Hoa Kỳ, Anh...
Nhà tù của các nước trên thế giới
Australia
Đa số các nhà tù ở nước này được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19 bởi
chính các phạm nhân. Sau đó khá lâu, đến thập niên 1990, chính phủ nứoc này
mới lại cho xây dựng những nhà tù hiện đại hơn.
Việt Nam
Tại Việt Nam hệ thống nhà tù, theo tên gọi chính thức là trại giam, thuộc sự quản
lý của Cục V26 Bộ Công an. Tên đầy đủ của Cục V26 là Cục Cảnh sát Quản lý
trại giam, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng.
Thống kê số lượng tù nhân
Năm 2006 theo các nguồn tin công khai có khoảng 9 triệu người bị giam giữ
trong các nhà tù trên toàn thế giới. Tuy vậy, trên thực tế con số này cao hơn
nhiều. Độ chính xác của con số được công khai không cao do còn nhiều nhà tù
bí mật, nhà tù của các chế độ độc tài được giữ kín.
Hiện tại Hoa Kỳ đang là nước có số lượng tù nhân nhiều nhất trên thế giới, với
hơn 2 triệu tù nhân tại thời điểm cuối năm 2002, trong khi đó cả Nga và Trung
Quốc (nước có số dân gấp 4 lần Hoa Kỳ) mỗi nước chỉ có khoảng 1 triệu tù
nhân.
Tuy vậy xét về tỷ lệ phần trăm của số tù nhân trên dân số thì Rwanda là nước
dẫn đầu, vào năm 2002 với hơn 100.000 tù nhân, trong khi dân số có khoảng
8.000.000 người, tức là cứ 100.000 người dân thì có 1.250 người ở trong tù.
Hoa Kỳ đứng thứ hai với tỷ lệ 486 tù nhân trên 100.000 dân (theo số liệu của Bộ
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
Tư pháp, là nước có tỷ lệ tù nhân cao nhất trong số các quốc gia phát triển), tiếp
theo là New Zealand với 169. Vào năm 2003, Anh có khoảng 73.000 tù nhân và
con số tương tự với các nước Pháp, Đức.
Ở Việt Nam, theo các nguồn tin công khai, có khoảng 40 trại giam đang tồn tại,
do Cục V 26 Bộ Công an quản lý. Có khoảng 40.000 đến 60.000 tù nhân. Với
dân số vào khoảng 80 triệu thì tỉ lệ tù nhân của Việt Nam là khoảng 75 tù nhân
trên 100.000 dân.
Những nhà tù nổi tiếng
Trên thế giới
Nhà tù Guantanamo- nhà tù của Mỹ trên phần đất bị chiếm đóng của Cuba, là
nơi giam giữ các tù nhân tình nghi là khủng bố
Nhà tù Abu Ghraib- nhà tù của Iraq do Mỹ quản lý sau cuộc chiến Vùng Vịnh lần
thứ 2, là nơi đã xảy ra bê bối hành hạ và làm nhục tù nhân của lính Mỹ.
Việt Nam
Một số nhà tù từ thời thuộc Pháp và Mỹ để lại, nay phần lớn là di tích lịch sử
như:
Nhà tù Côn Đảo, hay còn gọi là "Địa ngục trần gian", là nơi chế độ cai trị của
Pháp, Sài Gòn giam giữ hầu hết các nhà cách mạng Việt Nam.
Nhà tù Hỏa Lò
Nhà tù Phú Quốc, Nhà lao Cây Dừa
Nhà tù Sơn La
Ngoài những nhà tù trên, do các chế độ trước để lại nay chỉ còn ý nghĩa là di
tích, thì hiện tại nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đang duy trì một hệ thống
trại giam.
Phú Riềng Đỏ
Bước tới: menu, tìm kiếm
Phú Riềng Đỏ là một trong những phong trào công nhân đầu tiên tại Việt Nam
được thực hiện bởi các công nhân cao su tại đồn điều Phú Riềng, Biên Hoà (nay
thuộc địa phận tỉnh Bình Phước). Phong trào này đã gây tiếng vang lớn trong
lịch sử và là mốc mở đầu cho các phong trào công nhân khác của Việt Nam
chống lại thực dân Pháp trong thập niên 1930 như cuộc đình công khổng lồ tại
Nhà máy sợi Nam Định và Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
Lịch sử phong trào công nhân Phú Riềng
Sau Thế chiến thứ nhất, tư bản Pháp, dẫn đầu bởi công ty Michelin, bắt đầu ồ ạt
thực hiện đầu tư khai thác và phát triển các đồn điềncao su tại Việt Nam. Theo
thống kê của chính quyền thuộc địa, năm 1922, tổng số diện tích trồng cao su ở
Đông Dương mới chỉ có 30.000 mẫu nhưng đến năm 1929 con số này đã là
120.000 mẫu. Hàng trăm nghìn người từ khắp Việt Nam (chủ yếu là thanh niên
nông dân Bắc kỳ và Bắc Trung kỳ) đã được tuyển mộ vào Nam để khai thác các
đồn điền cao su.
Trong quá trình phát triển đầu tư các đồn điền cao su, tư bản Pháp, dưới sự hỗ
trợ của bộ máy chính quyền thuộc địa, đã bóc lột thậm tệ và tàn nhẫn sức lao
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
động của những người công nhân cao su Việt Nam. Thời bấy giờ người ta
thường ví đồn điều cao su Phú Riềng như "Địa ngục trần gian", nơi mà "Mỗi cây
cao su mọc lên là có một người công nhân Việt Nam ngã xuống". Công nhân cao
su Phú Riềng hối đó có câu vè:
Lỡ lầm vào đất cao su
Chẳng tù thì cũng như tù chung thân[1]
Gần 12.000 công nhân cao su trong 45.000 công nhân tại đồn điền đã bỏ mạng
trong khoảng thời gian 1917-1941 do chế độ lao động hà khắc và khí hậu khắc
nghiệt tại đây.
Do chế độ đối sử tàn nhẫn và hà khắc của chủ đồn điền và quản đốc cuối những
năm 1928-1929 một số vụ nổi loạn của công nhân đã diễn ra. Nổi bật là cuộc
đấu tranh do Nguyễn Đình Tứ khởi xướng, đã giết chết 6 quản đốc người Pháp.
Những người nổi loạn đã bị đàn áp giã man, nhiều người trong số họ bị bắn chết
tại chỗ, chặt đầu, xử tử và tù đày. Nguyễn Đình Tư bị xử từ hình tại Sài Gòn. [2]
Cuộc đấu tranh của những người công nhân cao su tại Phú Riềng đã gây một
tiếng vang trong dư luận lúc bấy giờ. Những người Cộng sản đầu tiên bắt đầu
chú ý đến phong trào công nhân cao su Phú Riềng. Ông Ngô Gia Tự vào Nam từ
năm 1927 để gây cơ sở đầu tiên của cách mạng, đã cử Nguyễn Xuân Cừ (tức
Vĩnh) lên đồn điền cao su để tuyên truyền tư tưởng cách mạng vô sản. Một trong
những người công nhân cao su được đảng Cộng sản Việt Nam bắt rễ là Trần Tử
Bình.
Đầu năm 1928, theo chỉ thị của Ngô Gia Tự, Nguyễn Xuân Cừ và Trần Tử Bình
đi vào tổ chức quần chúng. Họ đã thiết lập Nghiệp đoàn Cao su Phú Riềng với
thành viên là 1/3 tổng số những người lao động tại Phú Riềng. Nghiệp đoàn đã
đấu tranh với chủ đòi giảm bớt đánh đập, chống cúp lương vô lý, đòi cải thiện
sinh hoạt.
Sự kiện ngày 3 tháng 2 năm 1930
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, dưới sư lãnh đạo của Trần Tử Bình, lúc đó là Bí thư
chi bộ Phú Riềng, hơn 5.000 công nhân cao su và người lao động của 10 làng
trong khu vực đã tiến hành biểu tình, bao vây khu nhà chủ sở của công ty
Michelin và buộc giới chủ phải đáp ứng thực hiện 6 quyền lợi thiết yếu bao gồm:
Cấm đánh đập
Cấm cúp phạt
Miễn sưu thuế
Trả lương cho nữ công nhân nghỉ đẻ
Ngày làm 8 giờ kể cả thời gian đi săng-chi-ê và về lán
Bồi thường cho công nhân bị tai nạn lao động [3]
Công nhân đã phong toả toàn bộ khu vực đồn điền Phú Riềng, sau đó tiếp tục
tuần hành từ nhà chủ sở về làng số 3 chiếm giữ khu trại cưa, tước vũ khí của
viên giám thị và viên cai, chiếm nhà máy điện, nhà máy cưa, kho gạo, làm chủ
các làng số 3, số 9. Toàn bộ đồn điền Phú Riềng trở thành "Khu đỏ" đặt dưới
quyền quản lý của tự vệ và công nhân. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của chi bộ Đảng,
toàn bộ các cuộc mít tinh biểu tình đều được thực hiện có tổ chức và trong hoà
bình, không gây đổ máu, với phương châm "đấu tranh hợp pháp với đế quốc".[4]
Chính yếu tố này đã giúp cho phong trào đấu tranh đạt được một số thành quả
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
tích cực và tránh những tổn thất cho lực lượng công nhân.
Sáng ngày 6 tháng 2, thực dân Pháp huy động xe bọc thép, hơn 300 lính lê
dương, 500 lính khố đỏ, do đích thân Thống xứ Nam Kỳ Krauheime, cùng Công
sứ Biên Hòa Marty, Phó công sứ Biên Hòa Vilmont và Chánh mật thám Đông
Dương Arnoux chỉ huy đã tiến tới khu vực đồn điền Phú Riềng. Chính quyền
thuộc địa đã chuẩn bị một cuộc đàn áp mạnh tay đối với phong trào công nhân
Phú Riềng, nếu có bất kỳ sự phản kháng nào của công nhân. Tuy nhiên, kế
hoạch đã bất thành khi toàn bộ công nhân Phú Riềng vẫn sinh hoạt bình thường.
Họ "... rủ nhau xếp hàng, ngồi trật tự nghe đại biểu của mình đấu lý với giới chủ
và chính quyền thực dân"[5]. Dưới sức ép đấu tranh của công nhân giới chủ đồn
điền và thống sứ Nam kỳ đã phải chấp nhận một số yêu sách của công nhân.
Tuy nhiên, sau đó, chính quyền thực dân đã tiến hành bắt giữ tất cả các lãnh
đạo của phong trào Phú Riềng. Ông Trần Tử Bình đã bị kết án tù 10 năm và bị
đầy ra Côn Đảo. Phong trào công nhân Phú Riềng vì thế đã lắng xuống trong
một thời gian. Nhưng cuộc đấu tranh này đã xiết chặt thêm hàng ngũ của công
nhân cao su đồn điền Phú Riềng và rèn luyện thêm kinh nghiệm đấu tranh hợp
pháp, bán hợp pháp và hoạt động bí mật cho những người còn lại.
Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú (viết tắt là DORUCO) tiền thân là đồn điền
Thuận Lợi của Công ty Michelin - Pháp, được hình thành vào khoảng tháng 6
năm 1927 và được tái thành lập vào ngày 21 tháng 05 năm 1981. Hiện nay Công
ty là doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, được
thành lập ngày 4/3/1993 theo quyết định số 184/NN-TC/QĐ của Bộ nông nghiệp
và Công nghiệp thực phẩm (nay là bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và
chuyển sang Công ty cổ phần từ đầu năm 2007. Với diện tích trên 9000 ha cao
su, trong đó hơn 8000 ha đã đưa vào khai thác, sản lượng hàng năm trên
14.000 tấn sản phẩm cao su nguyên liệu các loại. Sản phẩm cao su của Công ty
đạt tiêu chuẩn của Việt Nam và Quốc tế.
Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 đã được tổ chức QMS (Australia) và QUACERT (Việt nam) đồng
chứng nhận. Ngoài ra bộ phận kiểm phẩm của Công ty được Văn phòng Công
nhận Chất lượng Việt Nam (VILAS) công nhận phòng thí nghiệm hoạt động theo
tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2004.
Công Ty Cổ phần Cao su Đồng Phú hiện có một đội ngũ cán bộ nhân viên năng
động có trình độ khoa học kỹ thuật , chuyên môn nghiệp vụ và công nhân có kinh
nghiệm tay nghề lâu năm trong việc trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến mủ
cao su
Công ty hiện có 6 Nông trường cao su, 02 nhà máy chế biến chuyên ngành cao
su mủ khối và cao su latex. 01 xí nghiệp vật tư, vận tải và xây dựng phục vụ sản
xuất chính và Trung tâm Y tế khám và chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên
của Công ty và dân trên địa bàn.
Sản phẩm cao su của Công ty được tiêu thụ ở các nước châu Âu (như Pháp, Bỉ,
Hà Lan, Anh, Tây ban nha, Slovakia, …) Hàn quốc, Trung quốc, Mỹ, … qua các
khách hàng truyền thống như SMTP (Michelin), Saficalcan (Pháp), Tae Young
(Hàn Quốc) và các Công ty khác trong nước.
Đồng Xoài
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
Bước tới: menu, tìm kiếm
Đồng Xoài là một thị xã của Việt Nam và là tỉnh lỵ của tỉnh Bình Phước.
Đồng Xoài ở phía Nam của Bình Phước. Phía Tây giáp huyệnChơn Thành, các
phía Bắc, Đông và Nam giáp huyện Đồng Phú, phía Tây Nam giáp tỉnh Bình
Dương. Đồng Xoài cách thành phố Hồ Chí Minh 128 km.
Thị xã Đồng Xoài có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các phường Tân Xuân,
Tân Thiện, Tân Bình, Tân Phú, Tân Đồng và các xã Tiến Thành, Tiến Hưng, Tân
Thành.
Đồng Xoài có diện tích là 169,6 km² và dân số là 50.800 người (năm 2004).
Đồng Xoài là một địa danh nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam.
Trận Đồng Xoài
Bước tới: menu, tìm kiếm
Trận Đồng Xoài là một trận đánh do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam, mà phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa cũng gọi là Việt Cộng, trong thời
kỳ chiến dịch Đông-Xuân năm 1965. Đây là trận lớn nhất trong giai đoạn này của
Chiến tranh Việt Nam.
Tiếp theo sau chiến thắng tại Bình Giã chỉ huy của Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam đã quyết định thực hiện các cuộc tấn công tiếp theo đối với
Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong một nỗ lực hủy diệt nhiều đơn vị của Quân
đội Việt Nam Cộng Hòa.
Trong những tháng trước khi dẫn đến trận đánh này tại Đồng Xoài, Mặt trận đã
xuất kích qua Phước Bình và Sông Bé. Các cuộc tấn công này dù có quy mô
nhỏ nhưng đã thúc giục phe Mặt trận đến huyện Đồng Xòai được củng cố bằng
thêm việc thêm hai tiểu đoàn.
Quận Đồng Xoài đã được bố trí Lực lượng đặc biệt và dân quân của Việt Nam
Cộng Hòa được Mỹ huấn luyện. Với hệ thống phòng thủ mạnh, Quân đội Việt
Nam Cộng Hòa tự tin rằng căn cứ của họ có thể chống cự lại được tấn công của
Mặt trận.
Dù các lực lượng Nam Việt Nam do Mỹ lãnh đạo cuối cùng đông hơn quân Mặt
trận gần 10 lần, quân Mặt trận đã có thể áp dụng chiến thuật của mình và đã
chặn (routed) được nhiều tiểu đoàn quân Việt Nam Cộng Hòa. Kết quả là một
thất bại nữa và sự mất mặt của các lực lượng quân chính quy của Quân đội Việt
Nam Cộng Hòa.
Bối cảnh
Doanh trại của Lực lượng đặc biệt Đồng Xoài nằm ở tỉnh Phước Long cách Sài
Gòn khoảng 88 km về phía tây bắc. Ngày 25 tháng 5 năm 1965, quân của biệt
đội A-342 đã được chuyển vào khi doanh trại được xây xong.
Kể từ ngày Lực lượng đặc biệt đến, doanh trại này liên tục chịu các cuộc tấn
công bằng súng cối của quân Mặt trận mà không biết ý định của quân Mặt trận là
gì và Lực lượng đặc biệt trong trại tin rằng đó là quấy nhiễu như thông thường.
Quan điểm đó được củng cố thêm bởi các cuộc tấn công của quân Mặt trận vào
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
các mục tiêu liên quan ở Phước Bình, nơi Tiểu đoàn 5 của Trung đoàn 272
phòng thủ khu vực và phải gánh chịu thương vong nặng nền từ quân phòng thủ
vệ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Việc phá hủy tiêu khu Phước Bình và các cuộc tấn công lớn vào Sông Bé đã
khiến cho nhiều quân của Việt Nam Cộng Hòa được chuyển tới với hai trung
đoàn. Với việc bổ sung quân này, việc tuần tra được tăng cường. Hơn 2 tuần,
quân trong doanh trại này có ít thời gian để chuẩn bị ứng phó với cuộc tấn công
cuối cùng của quân Mặt trận, cuộc chiến kéo theo cả Trung đoàn 272 và một số
bộ phận quân của Trung đoàn 273 mới được thành lập.
Trận đánh
Trận đánh bắt đầu vào ngày 10 tháng 6 sau nửa đêm khi Trung đoàn 272 của
Mặt trận với một số đơn vị từ Trung đoàn 273, một phần của Sư đoàn 9 đã tiến
hành các cuộc tấn công với loạt súng cối không ngớt và các hỏa lực nhỏ, bắn
vào các boong ke và các vị trí súng máy. Vòng phòng thủ ngoài của tiêu khu bị
phá hủy và quân Mặt trận chiếm các hệ thống boong ke chủ chốt.
Do bất ngời bởi bị tấn công vào sáng sớm, những người lính bên trong quận có
ít thời gian để phản ứng. Because of the surprise of the early morning attack, the
soldiers inside the district had little time to react. Trung úy thứ hai (Second
Lieutenant) Charles W. Williams, chỉ huy của biệt đội đã ra lệnh cho quân mình
nắm giữ vị trí phòng thủ bên trong sở chỉ huy quận sau khi ông đã nhận ra rằng
doanh trại đã gần như bị quân Mặt trận tàn phá.
Lúc sáng sớm, quân lực Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đã thực hiện không tác
vào các vị trí của quâ Mặt trận bằng bom napalm, nhưng quân Mặt trận đã bám
chặt các vị trí bên trong các đồn điền cao su. Trong khi quân Mặt trận tiếp bắn
phá doanh trại, một UH-1 Huey của Đại đội Hàng không Hoa Kỳ thứ 118 đã rời
sân bay Tân Sơn Nhứt chở theo Sư đoàn bộ binh 5 của Việt Nam Cộng hòa.
Nhiệm vụ chính của họ là tăng viện cho quân phòng thủ của họ bị vây hãm trong
doanh trại.
Hỏa lực chống máy bay của quân Mặt trận bởi các đại đội của quân Mặt trận cản
trở sự hạ cánh của máy bay chở quân cứu viện tới và quân Việt Nam Cộng hòa
trên mặt đất đã chịu thương vong nặng nề. Sau đó một ngày, các lực lượng viện
binh từ Tiểu đoàn 42 của Quân đội Việt Nam Cộng hòa đã bị buộc phải hạ cánh
xuống tại Thuận Lợi, nơi họ lập tức giao chiến và tiếp tục cho đến đêm. Một tiểu
đoàn Mỹ đã hạ cánh tại đường băng Đồng Xoài nhưng đã không được tướng
William Westmoreland cho tham chiến.
Các điều kiện bên trong quận Đồng Xoài tiếp tục xấu đi với việc thực phẩm,
nước, thuốc men và đạn dược còn ít. Sau một đêm nữa kinh sợ bên trong trại,
người ta đã quyết định rút quân.
Trước sáng sớm ngày 11 tháng 7, quân Mặt trận đã rút lui và biến mất trong
rừng để lại quân Việt Nam Cộng hòa bị tan tác. Quân đội Việt Nam Cộng hòa
hoảng loạn và mất tinh thần đã chịu tổn thất là 800 quân chết còn Mỹ thì chịu 35
trường hợp thương vong.
Hậu quả
Thương vong nặng nề tại Đồng Xòai là một sự bẽ mặt nữa của chính quyền
Nam Việt Nam, một lần nữa thể hiện sự bất lực của Quân đội chính quy của Việt
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
Nam Cộng hòa trong việc giao chiến với quân du kích của Mặt trận tại những
giai đoạn đầu của xung đột.
Chiến thắng tại Đồng Xoài đã vượt quá mong đợi của Bộ Tư lệnh Mặt trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Dù quân Mặt trận đã thất bại trong việc
chiếm giữ quận Đồng Xoài, họ vẫn có thể giữ được vị trí và giành được mục tiêu
gây tổn thất cho những đơn vị tốt nhất của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Quân
Mặt trận rút lui và mang theo một chiến thắng chiến thuật cũng như các cơ hội
tuyên truyền. Theo Mặt trận, chiến thắng Đồng Xoài đã "thêm một trang vẻ vang
vào lịch sử đấu tranh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
chống cuộc chiến tranh của Đế quốc Mỹ xâm lược".
Trung đoàn 272 của Mặt trận đã được Mặt trận gọi tên "Trung đoàn Đồng Xoài"
sau cuộc chiến thắng quân sự này.
Bình Phước Lịch Sử Vùng Đất Anh Hùng
Bình Phước không chỉ là địa phương có nhiều cảnh quan tự nhiên còn đang dấu
mình trong các khu rừng bạt ngàn như thác Mơ, hồ Sóc Xiêm, núi Bà Rá... mà
còn là một trong những địa phương có nhiều địa danh gắn liền với các sự kiện
lịch sử quan trọng trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Trong thời kỳ Pháp đô hộ, công nhân cao su các đồn điền trên địa bàn Bình
Phước đã liên tục bãi công, biểu tình, tiêu biểu là cuộc biểu tỉnh của công nhân
cao su Phú Riêng năm 1927 và năm 1931 ; của công nhân cao su An Tiên năm
1928 và của công nhân Dầu Tiếng năm 1936.
Xã Phú Riềng huyện Phước Long là nơi ra đời chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên
của vùng Đông Nam Bộ, đồng thời cũng là nơi nổ ra cuộc nổi dậy chống Pháp
của hai anh em Điểu Mol và Điểu Mói người Xtiêng năm 1933.
Khu căn cứ Trà Khiết của Bình Phước là địa điểm đặt Ban Chỉ huy Quân sự
Miền, tập kết bộ đội và cũng là trạm cuối cùng tiếp nhận hậu cần từ miền Bắc
chuyển vào chiến trường Nam Bộ qua đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ
chiến tranh chống Mỹ, nguỵ.
Các di tích lịch sử , văn hoá:Ban chỉ huy quân sự Miền ( Tà Thiết, huyện Lộc
Ninh ): là cơ quan đầu não của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền
Nam Việt Nam . Chính nơi đây đã thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử.
Nhà giao tế Lộc Ninh: Nơi đây sau khi ký hiệp định Paris ( 1973), là nơi diễn ra
các cuộc họp của phái đoàn quân sự 4 bên có sự giám sát của các nước
Hunggari, Canada, Indonesia và Ba Lan.
Sân bay quân sự Lộc Ninh : Là nơi trao trả tù binh trong những năm sau hiệp
định Paris. Cũng chính từ nơi đây, phái đoàn quân sự Cộng hoà Miền Nam Việt
Nam đã lên đường đi dự hội đàm Paris.
Kho xăng Lộc Quang ( VK 98 ) và kho xăng Lộc Hoà (VK 99 ) huyện Lộc Ninh :
là tổng kho nhiên liệu của Cục Hậu cần Miền, với những bồn xăng có dung tích
hàng triệu lít, dự trữ xăng dầu cho các chiến dịch ở miền Nam.
Mộ tập thể 3000 người ( huyện Bình Long )
Cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc Xtiêng giết Cò Tây Morre ( Phú Riềng, huyện
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
Phước Long ).
Phú Riềng - Nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng Sản Đông Dương.
Núi Bà Rá (Thác Mơ, huyện Phước Long ).
Khu Du Lịch Núi Bà Rá một địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến anh
dũng của đồng bào Phước Long
Là một thắng cảnh của huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước, cách thành
phố Hồ Chí Minh 180 km. Giữa một vùng đồi thấp nhô lên một ngọn núi
cao, cây cối xanh tươi, rậm rạp, tạo cho núi Bà Rá một vẻ hùng vĩ Ðứng
trên lưng chừng núi có thể nhìn thấy cả một khu vực rộng lớn, bao gồm thị
trấn Thác Mơ xinh đẹp (trước đây là tỉnh lỵ của tỉnh Phước Long), hồ Thác
Mơ mà trong mùa mưa rộng tới 12.000 ha, cung cấp nước cho nhà máy
thuỷ điện Thác Mơ.
Núi Bà Rá là một địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến anh dũng của
đồng bào Phước Long. Nơi đây đã xây dựng một nhà bia rất sang trọng để
tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong khu vực Bà Rá.
Dưới chân núi, bên cạnh thị trấn Thác Mơ là di tích của nhà tù Bà Rá, nơi
giam cầm nhiều chiến sĩ cách mạng Việt nam. Xung quanh khu vực Bà Rá
còn có nhiều điểm tham quan lý thú khác.
Tổng quan Bình Phước
- Vĩ độ từ 11 0 22' đến 12 0 16 ' Bắc
- Kinh độ từ 102 0 8' đến 107 0 28' Đông
* Tổng diện tích: 685599 ha+ Đất ở: 5251 ha
+ Đất nông nghiệp: 431751 ha
+ Đất lâm nghiệp: 187599 ha
+ Đất chuyên dùng: 26133 ha
+ Đất chưa sử dụng: 34865 ha
* Dân số: 653926 người+ Số nam: 333998 người
+ Số nữ: 319928 người
ĐỊA HÌNH
Địa hình vùng lãnh thổ tỉnh Bình Phước có thể xếp vào loại cao nguyên ở phía
bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam .
KHÍ HẬU
Khí hậu tỉnh Bình Phước mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa phân biệt rõ
rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
NHIỆT ĐỘ
Do nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận xích đạo nên có nhiệt độ
trung bình hàng năm khá cao từ 25,6oC đến 27,3oC.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 77,8% đến 84,2%.
Gió mùa: Bình Phước chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió: chính Đông, Đông Bắc
và Tây Nam theo 2 mùa.
Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com
Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam
- Mùa khô: Gió chính Đông chuyển dần sang Đông – Bắc, tốc độ bình quân
3,5m/s.
- Mùa mưa: Gió Đông chuyển dần sang Tây - Nam , tốc độ bình quân 3,2 m/s.
Bình Phước là tỉnh miền núi, nằm ở phía tây vùng Đông Nam Bộ , phía nam giáp
Đồng Nai và Bình Dương, phía đông giáp Đắk Lắk và Lâm Đồng, phía tây giáp
Tây Ninh, phía bắc và tây bắc giáp Vương quốc Căm-pu-chia trên chiều dài biên
giới 240 km. Tỉnh lỵ của Bình Phước hiện nay là thị xã Đồng Xoài, cách thành
phố Hồ Chí Minh 128 km.
Bình Phước là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên với đồng bằng nên địa hình
thấp dần từ đông băc xuống tây nam. Phía đông bắc là vùng núi, có độ cao trung
bình 450-500m so với mặt biển, cao nhất là núi Bà Rá 733m, phía tây bắc gồm
những dãy núi thấp và đồi lượn sóng với độ cao phổ biến 20-30m ; còn lại là
vùng đất bằng phẳng. Các dãy núi và phần lớn đất bằng được bao phủ bởi
những thảm rừng hoặc đồng cỏ rậm rạp, trong đó có các khu bảo tồn thiên nhiên
Bù Gia mập, Sóc Bom Bo và Trảng Bàu Lạch
Ngoài ra, Bình Phước còn có 5143 ha thuộc phần mở rộng của vườn quốc gia
Cát Tiên. Trên địa bàn Bình Phước có hai sông lớn, Sông Sài Gòn chảy ở phía
tây tỉnh với chiều dài 135 km, là ranh giới tự nhiên giữa Bình Phước với Tây
Ninh ; phía đông tỉnh có sông Bé, chảy theo hướng bắc nam rồi đổ vào sông
Đồng Nai.
Bình Phước không chỉ là địa phương có nhiều cảnh quan tự nhiên còn đang dấu
mình trong các khu rừng bạt ngàn như thác Mơ, hồ Sóc Xiêm, núi Bà Rá... mà
còn là một trong những địa phương có nhiều địa danh gắn liền với các sự kiện
lịch sử quan trọng trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Trong thời kỳ Pháp đô hộ, công nhân cao su các đồn điền trên địa bàn Bình
Phước đã liên tục bãi công, biểu tình, tiêu biểu là cuộc biểu tỉnh của công nhân
cao su Phú Riêng năm 1927 và năm 1931 ; của công nhân cao su An Tiên năm
1928 và của công nhân Dầu Tiếng năm 1936.
Xã Phú Riềng huyện Phước Long là nơi ra đời chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên
của vùng Đông Nam Bộ, đồng thời cũng là nơi nổ ra cuộc nổi dậy chống Pháp
của hai anh em Điểu Mol và Điểu Mói người Xtiêng năm 1933. Khu căn cứ Trà
Khiết của Bình Phước là địa điểm đặt Ban Chỉ huy Quân sự Miền, tập kết bộ đội
và cũng là trạm cuối cùng tiếp nhận hậu cần từ miền Bắc chuyển vào chiến
trường Nam Bộ qua đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chiến tranh chống
Mỹ, nguỵ.
Bình Phước có diện tích tự nhiên 6856,0 km2 và dân số năm 2001 ước tính
khoảng 708,1 nghìn người với mật độ dân số 103,3 người /km2 . Nếu so với 61
tỉnh, thành phố thì Bình Phước đứng thứ 16 về diện tích tự nhiên, thứ 51 về dân
số và thứ 49 về mật độ dân số.
Trên địa bàn Bình Phước có 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng đông
nhất là người Kinh và người Xtiêng. Người Xtiêng là dân tộc bản địa chính của
Bình Phước và Bình Phước cũng là địa bàn sinh sống tập trung của người
Xtiêng.
- Theo tài liệu điều tra dân số 1/4/1999, Bình Phước có trên 63,7 nghìn người
Xtiêng, chiếm 9,7% dân số toàn tỉnh và chiếm 95,4 % tổng số người Xtiêng của
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên
Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên

More Related Content

More from Thanh Hải

Các thì Hiện tại trong tiếng Anh
Các thì Hiện tại trong tiếng AnhCác thì Hiện tại trong tiếng Anh
Các thì Hiện tại trong tiếng AnhThanh Hải
 
Tóm tắt về Philipine
Tóm tắt về PhilipineTóm tắt về Philipine
Tóm tắt về PhilipineThanh Hải
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămThanh Hải
 
Bao cao xuyen viet
Bao cao xuyen vietBao cao xuyen viet
Bao cao xuyen vietThanh Hải
 
Báo cáo tour Xuyên Việt
Báo cáo tour Xuyên ViệtBáo cáo tour Xuyên Việt
Báo cáo tour Xuyên ViệtThanh Hải
 
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan ThiếtThông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan ThiếtThanh Hải
 
Tài liệu thuyết minh Phú Quốc tổng hợp
Tài liệu thuyết minh Phú Quốc tổng hợpTài liệu thuyết minh Phú Quốc tổng hợp
Tài liệu thuyết minh Phú Quốc tổng hợpThanh Hải
 
Lịch sử hình thành đảo phú quốc
Lịch sử hình thành đảo phú quốcLịch sử hình thành đảo phú quốc
Lịch sử hình thành đảo phú quốcThanh Hải
 
Tài liệu thuyết minh về Cải Lương
Tài liệu thuyết minh về Cải LươngTài liệu thuyết minh về Cải Lương
Tài liệu thuyết minh về Cải LươngThanh Hải
 

More from Thanh Hải (9)

Các thì Hiện tại trong tiếng Anh
Các thì Hiện tại trong tiếng AnhCác thì Hiện tại trong tiếng Anh
Các thì Hiện tại trong tiếng Anh
 
Tóm tắt về Philipine
Tóm tắt về PhilipineTóm tắt về Philipine
Tóm tắt về Philipine
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
 
Bao cao xuyen viet
Bao cao xuyen vietBao cao xuyen viet
Bao cao xuyen viet
 
Báo cáo tour Xuyên Việt
Báo cáo tour Xuyên ViệtBáo cáo tour Xuyên Việt
Báo cáo tour Xuyên Việt
 
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan ThiếtThông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
 
Tài liệu thuyết minh Phú Quốc tổng hợp
Tài liệu thuyết minh Phú Quốc tổng hợpTài liệu thuyết minh Phú Quốc tổng hợp
Tài liệu thuyết minh Phú Quốc tổng hợp
 
Lịch sử hình thành đảo phú quốc
Lịch sử hình thành đảo phú quốcLịch sử hình thành đảo phú quốc
Lịch sử hình thành đảo phú quốc
 
Tài liệu thuyết minh về Cải Lương
Tài liệu thuyết minh về Cải LươngTài liệu thuyết minh về Cải Lương
Tài liệu thuyết minh về Cải Lương
 

Tài liệu thuyết minh Tây Nguyên

  • 1. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam QL 13 QL 13 dài 170 Km bắt đ ầu từ Tp HCM đi Ngã tư Bình Phước, tiếp tục đi qua thị trấn Lái Thiêu thuộc Huyện Thuận An - Bình Dương. Chạy ngang qua Thị xã Thủ Dầu Một - Tỉnh lỵ tỉnh Bình Dương. Đi qua các địa danh lịch sử như: Bến Cát, Lai Khê, Bầu Bàng đến ngã tư Chơn Thành ( QL 14 ). Tiếp tục đi qua Bình Long, Lộc Ninh và cuối cùng kết thúc tại thị trấn Hoa Lư ( Cửa khẩu Bonuê – Đi Pnompênh 400 Km ). Trên đường 13 có những địa danh quen thuộc như Búng - Từ Búng có một con lộ nhỏ bên phải dẫn đến một đồn điền - đồn điền Phú Lợi - đồng thời cũng là nhà tù nổi tiếng. Tiếp tục đi lên hướng Bắc ta đến thị xa Thủ Dầu Một (Bình Dương), bắt đầu từ đây, con đường trở nên vắng vẻ hơn. Trên lộ 13 này có căn cứ Lai Khê, rồi đến ngã ba Chơn Thành. Tiếp tục đường 13 sẽ dẫn đến căn cứ An Lộc rồi Lộc Ninh và điểm cuối là biên giới. Nếu rẽ phải là vào lộ 14 kép lên Đồng Xoài. Con đường 13 này ngày xưa cũng là một con đường mà quân đội hai bên thường đánh nhau ác liệt nên quân đội Cộng Hòa thường gọi là con đường chết chóc (vì mang số 13 xui xẻo) Làng gốm Lái Thiêu Lái Thiêu xưa nay nổi tiếng là một trong các vựa trái cây Nam Bộ, nhưng cũng là trung tâm sản xuất đồ gốm nổi tiếng ở nước ta. Suốt con đường từ thị xã Thủ Dầu Một đến Lái Thiêu, đâu đâu cũng bắt gặp những lò gốm lớn, nhỏ tỏa khói suốt đêm ngày. Gốm Lái Thiêu rất đa dạng và phong phú về chủng loại, từ con lợn đất, bình cắm hoa cho đến chum, vại, chậu cảnh, chén bát… Lái Thiêu có thời mang tên là huyện Lái Thiêu của tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh chừng 17 km. Thời xa xưa, ở đây chỉ chuyên trồng cây ăn trái. Đến thời Pháp thuộc mới được nghiên cứu đến thổ nhưỡng và xác định, ở đây có trữ lượng đất sét rất lớn, và chất lượng sét cũng cao hơn các nơi khác ở Nam Bộ. Điều này hoàn toàn phù hợp với nghề gốm. Thêm nữa, Lái Thiêu gần Sài Gòn, thông thương tiện lợi, rất dễ dàng trong việc tiêu thụ sản phẩm. Vào khoảng năm 1867, người Hoa tìm đến đây lập nghiệp và nghề gốm cũng bắt đầu phát triển. Nhiều sử liệu địa phương còn ghi nhận, vào thời ấy, gốm Lái Thiêu xuất hiện trên thương trường và là sản phẩm chiếm địa vị độc tôn ở miền Nam nước ta. Nghề thủ công mỹ nghệ ở đây rất độc đáo, giầu bản sắc, hình thành từ rất sớm, qui tụ nhiều người có tay nghề cao, cộng với nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ. Chính điều đó đã thu hút nhiều nghệ nhân tứ xứ về đây sinh sống và góp phần phát triển nghề gốm Lái Thiêu. Và tất nhiên, đã xuất hiện nhiều trường phái cạnh tranh lành mạnh trong làng gốm từ hàng trăm năm qua.
  • 2. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam Có thể kể những trường phái tiêu biểu được hình thành trong quá trình đó, chủ yếu là những lò gốm vốn đã nổi danh từ xa xưa, mãi cho đến nay, những cái tên ấy vẫn còn in sâu trong ký ức người tiêu dùng. Những lò ấy là Quảng Thái Xương, Anh Ký, Hưng Long, Phạm Lãi… Những lò này quy tụ cùng trường phái gọi chung là lò Tiều, lò Phước Kiến, lò Quảng. Lò Tiều đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm gốm gần gũi với sinh hoạt của con người như chén, đĩa, tô bát đựng đồ ăn thức uống. Họ còn lưu ý khách hàng bằng chính những sản phẩm mang tính trang trí trong gia đình như chậu, bình cắm hoa, sản phẩm của lò Tiều thường được biết đến với hai mầu đặc trưng men xanh, nền trắng. Các hình vẽ trên sản phẩm này hầu hết là các con vật thân thiết như chim, gà… Cảnh sắc thiên nhiên cũng được thể hiện nhờ những họa sĩ tài hoa. Lò Phước Kiến dùng nước men đặc trưng cho trường phái của mình là mầu da lươn, đôi khi họ còn sử dụng cả mầu đen trên các sản phẩm dùng để đựng rượu và các chum, vại. Lò Quảng thì chuyên vẽ các sản phẩm dùng để trưng bầy như các chậu hoa cảnh, đôn để ngồi, đặc biệt, lò Quảng sử dụng mầu sắc rất đa dạng. Đặc điểm của họ là không dùng kỹ thuật bàn xoay để tạo sản phẩm như các lò khác mà chỉ quan tâm đến khâu tạo khuôn. Chính nhờ yếu tố khuôn mẫu mà họ đã tạo ra hàng loạt những sản phẩm cao cấp có giá trị sử dụng và nhu cầu thẩm mỹ. Nói đến nghề gốm không thể không nói đến những người “chạy vòng ngoài” như khai thác và vận chuyển đất sét. Một bộ phận khác cũng tỷ mỉ chẳng kém gì thợ tạo dáng, đó là khâu lọc đất. Đất phải được bảo đảm không còn một chút sạn, cát hay bụi bặm lẫn trong đất cũng phải được loại bỏ. Sau đó đất sét được nhào kỹ rồi được qua nhóm thợ chuyên trách tạo dáng và trang trí. Sản phẩm đem phơi và xếp vào khuôn chuyên dùng cũng bằng đất sét để đưa vào lò. Tất cả những khâu này được những thợ gốm Lái Thiêu tiến hành rất thành thục, hầu như không có sản phẩm méo mó hay bị sứt mẻ khi ra lò. Những lò nung có đáy thông nhau, nghiêng nghiêng từ thấp đến cao khiến ngọn lửa cùng cháy và tỏa nhiệt theo trình tự đó. Qua những lỗ nhỏ được tạo từ mỗi thành lò, người thợ có thể quan sát được ngọn lửa bên trong để xác định thời gian sản phẩm gốm ra lò đúng qui cách. Ngày nay, lò nung được cấu tạo bằng nhiều kiểu dáng khác nhau, nhưng chung qui vẫn giữ nguyên lý về cơ cấu sắp xếp và thông nhiệt của các lò truyền thống. Có khác chăng chỉ ở những công đoạn đầu như, đã cơ giới hóa các bàn xoay, mâm quay tự động, giúp người thợ rất nhiều trong quá trình đưa vào và lấy sản phẩm ra khỏi lò nung. Gốm Lái Thiêu nổi tiếng từ lâu và hiện nay có mặt trên thị trường cả nước và quốc tế. Vào dịp Tết, các mặt hàng còn đa dạng và phong phú hơn nữa nhất là đồ chơi trẻ con bằng đất cùng các loại đồ dùng cho ngày Tết. Trò chuyện với vua gốm sứ Việt "Tôi muốn các sản phẩm của mình vừa đậm chất Việt Nam lại vừa cổ kính, hiện đại và mang tầm quốc tế". Có một người với mong muốn ấy đã bôn ba khắp các
  • 3. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam xứ người mong tìm được những ý tưởng hay nhưng thất bại. Để rồi, chỉ một lần nhìn thấy cái lu chứa nước ở quê nhà Bình Dương, cái lu mái vú đậm chất Nam Bộ thưở nào, những bộ gốm sứ nổi tiếng khắp trong và ngoài nước đã ra đời. Đó là ông Lý Ngọc Minh, giám đốc công ty TNHH Minh Long I Gia tộc đã có ba đời theo nghề gốm sứ nhưng đến đời ông Lý Ngọc Minh, gốm sứ Minh Long mới khẳng định tên tuổi của thương hiệu. Gốm sứ Minh Long có mặt trong từng gia đình, bên mâm cơm, tách trà nóng, thậm chí đã vang xa tận năm châu bốn bể, có mặt tại trên 100 nhà hàng lớn nhỏ trên thế giới. Bởi thế, cũng thật có lý khi gọi ông là vua gốm sứ Việt. Đến nay, sản phẩm của gốm sứ Minh Long đã có trên 15.000 chủng loại. Chất lượng của sản phẩm đã được chứng minh khi liên tục nhiều năm liền gốm sứ Minh Long được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lương cao" và hàng loạt huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế. Đặc biệt, gốm sứ Minh Long được tiêu thụ mạnh ở thị trường Châu Âu như Pháp, Đức, Thụy sĩ, Anh, Mỹ... bởi sự sang trọng và hiện đại, phù hợp xu thế phát triển của thế giới. Nhưng nét độc đáo của gốm sứ Minh Long lại chính là hồn Việt, là văn hoá Việt trên từng sản phẩm. Nhắc đến gốm sứ Minh Long, dù ở đâu cũng được người tiêu dùng nhận diện rất rõ, mặc dù chi phí cho quảng cáo của Minh Long hầu như không đáng kể. Câu chuyện xây dựng thương hiệu Minh Long quả thật thú vị và đáng kinh ngạc. Có một triết lý và chiến lược dán mác Minh Long "Tôi chia sản phẩm gốm sứ ra làm hai phần, phần "xác" là hình thể, còn phần "hồn" là những hoa văn trang trí", ông Ngọc Minh kể về những sản phẩm của mình. Chiến lược rất riêng của Minh Long là 4 không và 4 có. Chiến lược ấy được thể hiện ngay trên chính sản phẩm Minh Long. 4 không là "không giới tính", "không biên giới", "không thời gian", "không tuổi tác". Thí dụ như hoa cảnh trong sản phẩm của Minh Long cũng phải được giới mày râu ưa chuộng. Hoa văn lịch sử cũng phải được giới trẻ yêu thích. Bộ tách trà sử dụng các loại trái cây nước ngoài nhưng vẫn cảm thấy gần gũi với người Việt. Giới trẻ tìm thấy màu sắc tươi vui trong bộ quả ngọt. Còn người đứng tuổi cũng cảm thấy hạnh phúc khi tặng quả ngọt cho nhau. Nói khác đi, Minh Long rất tôn trọng triết lý phương Đông. Trong sản phẩm phải có dịch lý, âm dương hoà hợp, trong âm có dương, trong dương có âm và âm
  • 4. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam dương có thể chuyển hoá lẫn nhau. Và bốn có là có văn hoá, có nghệ thuật, có phong cách và cuối cùng là phải có hồn. Hình ảnh của luỹ tre làng, cánh cò quê hương, cậu bé chăn trâu thổi sáo, cô gái tát nước, ông thầy đồ dạy học... được khắc hoạ rất sắc xảo, tinh tế. Những xóm làng Bắc bộ, Vịnh Hạ long, Chùa Một Cột, Hồ Gươm, vùng sông nước miền Tây...đủ làm trái tim những người Việt xa quê rưng rưng nhớ về quê hương, nguồn cội. Chưa hết, Minh Long còn lồng ghép vào sản phẩm những giá trị đạo đức, các bài học về tình người, văn hoá Việt qua nhóm sản phẩm: "Khối tình", "54 dân tộc", "Tuổi thơ", "Vinh quy bái tổ"... Theo ông Lý Ngọc Minh, khách hàng mua sản phẩm Minh Long là mua "cái mắc", cái tinh xảo chứ không mua hàng giảm giá. Vả lại, từ mấy năm qua, 99% sản phẩm của Minh Long làm ra là để xuất khẩu, (khoảng 8 triệu USD kim ngạch xuất khẩu). Vì vậy sẽ không có gì quá khó khi cạnh tranh trong nước với hàng ngoại nhập. Cái khó lớn nhất của Minh Long là phải cạnh tranh với chính mình, làm sao phải thắng mình thì Minh Long mới có thể phát triển tiếp. Câu trả lời chỉ là một niềm đam mê và một tinh thần Việt Anh Lý Ngọc Minh giải thích về những sản phầm cầu kỳ, tinh xảo về ý tưởng của mình: "Tôi muốn giới thiệu một Việt Nam thu nhỏ với bạn bè năm châu với những vẻ đẹp hiền hoà, thiên nhiên hùng vĩ, con người nhân hậu và truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Việt Nam...” Lập nghiệp tại Bình Dương (Sông Bé cũ), chiếc nôi của gốm sứ miền Nam, nhưng ngay từ khi 12, 13 tuổi, nhìn những sản phẩm gốm sứ của quê mình, Lý Ngọc Minh cảm thấy sao còn thô kệch, quê mùa quá. So sánh với các sản phẩm nhập từ Nhật, Trung Quốc, Minh âm thầm nuôi ý tưởng phải làm một cuộc cách mạng để thay đổi về chất và hồn cho gốm sứ. Đó cũng là ý tưởng thấm dần và đeo đuổi anh suốt cả cuộc đời. Năm 1968, vừa tốt nghiệp đại học, Lý Ngọc Minh gom tiền mở phòng thí nghiệm tìm men màu để làm gốm sứ. Thực tế đã làm anh vỡ lẽ nhiều điều. Không hề đơn giản như Minh nghĩ vì muốn làm được các sản phẩm gốm sứ hiện đại phải phụ thụôc vào máy móc, trang thiết bị kể cả áp dụng khoa học kỹ thuật... Điều đó vượt quá khả năng cho phép của anh và gia đình. Đành gác lại "cuộc cánh mạng" của mình để mưu sinh nhưng ý tưởng và niềm đam mê gốm sứ vẫn ám ảnh. "Thế là tôi bôn ba ra xứ người mong tìm được những ý tưởng hay nhưng tất cả đều không phù hợp vì nó quá Tây. Mãi đến năm 2000, sau 5 năm trời tìm kiếm, từ những hội chợ gốm sứ lớn nhất thế giới ở Frankfurt đến những quê hương cội nguồn của sứ, tưởng là quá đủ. Vậy mà tôi vẫn cứ thấy thiếu! Những nơi ấy chưa cho tôi ngộ ra cái mà tôi cho là văn hoá nghệ thuật mang tính hiện đại, đậm đà bản sắc Việt Nam"...
  • 5. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam Bỗng một hôm khi về quê, tôi nhìn thấy cái lu chứa nước. Cái lu mái vú thưở nào trông nó đơn sơ mộc mạc nhưng rất đẹp, rất duyên mà lại rất gần gũi. Ý tưởng bắt đầu nhen nhúm và tôi thấy nó có lý vì nó thân quen với mọi người, nó là đặc trưng của đồ gốm Bình Dương. Trên hết nó rất Nam bộ. Tôi chụp chiếc nón lá lên miệng lu thấy nó đầy gợi cảm, rất Việt Nam... Từ đó, thân xác hình hài bộ đồ sứ ra đời mà sau này tôi đặt tên là dãy Hoàng Cung với hơn 54 sản phẩm khác nhau".... Giáo sư Trần Văn Khê, người đầu tiên được anh Lý Ngọc Minh đưa xem hai bộ đồ trà Sơn Hà, Cẩm Tú đã thốt lên: "Tôi vô cùng xúc động trước cái đẹp tuyệt vời của sáng tạo nghệ thuật. Hình thức rất độc đáo, bình trà phỏng theo hình lu nước, nắp bình hình chiếc nón lá của nông dân miền Nam. Hoa văn nói lên được ý Con Rồng Cháu Tiên...Hình dáng, màu sắc, hoa văn mang tính chất đặc thù và tuyệt đẹp của Việt Nam. Tôi vô cùng mến phục anh Lý Ngọc Minh đã đi trên con đường kỹ thuật mà có cái nhìn xa đến nghệ thuật và văn hoá Việt Nam". Công ty Gốm sứ cao cấp Minh Long ra đời năm 1970 xuất phát từ dạng tiểu thủ công nghiệp ngành gốm sứ mang tính truyền thống lâu đời của một gia tộc. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế – xã hội, cơ sở gốm sứ Minh Long cũng dần trưởng thành và phát triển. đến năm 1980 được tách ra làm hai cơ sở Minh Long I và Minh Long II. Ngày nay, sản phẩm của Công ty Gốm sứ cao cấp Minh Long I đã được biết đến và đón nhận nồng nhiệt ở thị trường trong và ngoài nước do chất lượng luôn ổn định và nâng cao. Sản phẩm đã được xuất khẩu đi nhiều nước ở châu Á, châu Âu. Nổi bật nhất trong số những hiện vật trao tặng Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là số hiện vật đóng góp cho những hoạt động của xã hội và đã trở thành Di sản văn hoá như: - Bộ đồ trà: Tặng phẩm tặng Nguyên thủ Quốc gia các nước tham dự Hội nghị ASEM5. - Cúp APEC: Tặng phẩm tặng Nguyên thủ Quốc gia các nước tham dự Hội nghị APEC Việt Nam 2006. - Ảnh chụp Cúp Rồng Việt vì người nghèo có chữ ký của đồng chí Phạm Thế Duyệt. Ngoài ra còn có một số sản phẩm của Công ty đạt chất lượng cao và mang tính truyền thống như:Bộ trà chim Hạc; Bộ trà Hồng Hạc trắng; Bộ sắc tộc: 54 dân tộc của Việt Nam; Bộ Phúc - Lộc – Thọ; Bộ Tây Du Ký... Sơn mài Sơn mài được coi là một trong các chất liệu hội họa ở Việt Nam. Đây là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyền thống của
  • 6. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài riêng. Tuy nhiên, từ dùng để gọi sơn mài (tiếng Anh: lacquer) thường được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật, Trung Quốc. Xin lưu ý, kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn mỹ nghệ và tranh sơn mài Việt Nam. Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, v.v. vẽ trên nền vóc màu đen. Đầu thập niên 1930, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v. và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là đánh bóng tranh. Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời": muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao. Muốn nhìn thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình. Hầu hết họa sĩ đồng ý rằng: kỹ thuật vẽ sơn mài khó và có tính ngẫu nhiên nên nhiều khi các họa sĩ dày dặn kinh nghiệm cũng bất ngờ trước một hiệu quả đạt được sau khi mài tranh. Các họa sĩ nổi tiếng với tranh sơn mài Trước thập niên 1930, người ta chỉ dùng sơn ta trong trang trí đồ thờ cúng, làm hàng mỹ nghệ. Vào thời gian này, một số họa sỹ Việt Nam đầu tiên đang học như Trần Quang Trân, Nguyễn Gia Trí, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Trần Văn Cẩn và nghệ nhânĐinh Văn Thành đã mạnh dạn thử nghiệm đưa kỹ thuật sơn ta vào làm tranh nghệ thuật. Những bức tranh sơn mài nổi tiếng Hội chùa (1939) của Lê Quốc Lộc (tác phẩm tiêu biểu cho tranh chất liệu sơn mài thế kỷ 20) Nam Bắc một nhà (1961) của Nguyễn Văn Tỵ (tác phẩm tiêu biểu cho tranh chất liệu sơn mài thế kỷ 20) Các nguyên liệu sử dụng trang trí Một sản phẩm sơn mài sử dụng khá nhiều nguyên liệu: đó là sơn, màu và các nguyên liệu khác. Có thể kể ra đây một vài nguyên liệu phổ biến như: Sơn: khai thác từ cây sơn, ngoài ra còn dùng dầu trẩu, dầu trám, nhựa thông và nhựa dó... Màu: sơn mài cổ truyền dùng 2 màu cơ bản là cánh gián đen và đỏ, loại màu chế từ khoáng chất vô cơ (ví dụ: son) nên không bị phân huỷ trước ánh sáng và thời gian. Các sản phẩm từ bạc như bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm... Các sản phẩm từ vàng như vàng thếp... Các vật liệu khác: vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc, bột điệp...
  • 7. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam Ngày nay, người ta đã chế tạo thành công các loại sơn công nghiệp có thể thay thế các loại sơn mài cổ truyền do có nhiều ưu điểm, nhất là dễ dàng trong sản xuất tranh và màu sắc thì vô cùng phong phú. Các công đoạn chính của công nghệ sơn mài Có thể nói công nghệ sơn mài chỉ có nguyên lý chung nhưng khác biệt trong kinh nghiệm, kỹ thuật của từng cá nhân, từng gia đình cũng như nó được biến đổi kỹ thuật làm tranh khác với làm tượng, lại khác với trang trí đồ vật, sơn phủ hoàng kim... Có thể chia làm một số công đoạn chính sau: bó hom vóc, trang trí, mài và đánh bóng. Bó hom vóc Việc hom bó cốt gỗ (đồ vật cần sơn) ngày xưa thường được người làm sử dụng giấy bả, loại giấy chế từ gỗ dó nên rất dai, có độ bền vững hơn vải. Cách bó hom vóc được tiến hành như sau: dùng đất phù sa (ngày nay người thợ có thể dùng bột đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít các vết rạn nứt của tấm gỗ. Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy (hoặc vải màn) sau đó còn phải đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang ở sau tấm vóc (ván gỗ) để chống vết rạn xé dọc tấm vải. Sau đó để gỗ khô kiệt mới hom sơn kín cả mặt trước, mặt sau. Công đoạn này nhằm bảo vệ tấm vóc không thể thấm nước, không bị mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngót. Xử lý tấm vóc càng kỹ, càng kéo dài tuổi thọ cho đồ vật cần sơn, mỗi tác phẩm sơn mài có tuổi thọ 300-400 năm. Trang trí Khi có được tấm vóc nói trên (hoặc các mô hình chạm khác bình hoa, các bộ đồ khác), người chế các món đồ phải làm các công đoạn gắn, dán các chất liệu tạo màu cho tác phẩm trước tiên như: vỏ trứng, mảnh xà cừ, vàng, bạc...sau đó phủ sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu. Với kỹ thuật sơn phủ tượng và đồ nội thất như: hương án, hoành phi, câu đối... người thợ phải làm trong phòng kín và quây màn xung quanh để tránh gió thổi các nguyên liệu: quỳ vàng, quỳ bạc, tránh bụi bám vào nước sơn còn ướt. Mài và đánh bóng Vì dầu bóng đã pha màu để vẽ nên độ bóng chìm trong cốt màu tạo thành độ sâu thẳm của tranh, do đó sau mỗi lần vẽ phải mài. Người xưa sử dụng lá chuối khô làm giấy nháp. Đến nay, nguyên tắc đánh bóng tranh lần cuối chưa có gì thay thế phương pháp thủ công vì loại tranh này không được phép phủ dầu bóng. Đó chính là điểm độc đáo của tranh sơn mài. Sự thành công của một bức tranh sơn mài phụ thuộc rất lớn vào công đoạn sau cùng. Có một số thứ để mài và đánh bóng như: than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà v.v.. Làng nghề sơn mài Việc làm sơn mài luôn phụ thuộc thời tiết - nó rất thích hợp mùa xuân và những ngày mưa đầu hạ. Điều đó làm ta thấy sự phân bố làm nghề sơn mài không những chia theo khu vực sản phẩm mà còn có yếu tố liên kết phục vụ lẫn nhau. Làng nghề sơn mài Phù Lào (Tiên Sơn - Bắc Ninh) thường lấy quỳ vàng, quỳ bạc của làng Kiêu Kị (Gia Lâm), lấy giấy dó của làng Đông Cao, lấy vải màn của làng Đình Cả, lấy vóc hoặc sản phẩm chạm khắc của làng Phù Khê, lấy nguồn sơn thô của Phú Thọ, Yên Bái và lấy nguồn dầu trẩu, dầu trám của Lạng Sơn,
  • 8. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam Cao Bằng... Hà Nội ngày nay vẫn là đầu mối tập trung nguyên liệu và các bậc chế tác nghệ thuật sơn mài nổi tiếng. Đa phần họ có gốc thành viên của các làng nghề truyền thống nhập cư Hà Nội và tạo nên 36 phố phường ngày trước. Sơn mài thời hiện đại Hiện nay, tranh sơn mài sử dụng nguyên liệu là sơn Nhật được dùng khá phổ biến. Do sơn ta có hạn chế là dễ gây tác động phụ cho người sử dụng (bị "sơn ăn"), ngoài ra, khi dùng sơn ta, tranh lại phụ thuộc vào thời tiết khá nhiều. Khi thời tiết có độ ẩm cao thì sơn càng nhanh khô, nếu thời tiết khô ráo (độ ẩm thấp) thì sơn rất lâu khô. Do vậy, sơn ta ít khi được dùng tại các nước có khí hậu khô ráo. Trong khi đó, sơn Nhật lại nhanh khô và làm cho việc ai đó muốn vẽ tranh ở nước ôn đới cũng có thể thực hiện được. Nhưng khi sử dụng sơn Nhật, để tranh được bóng, bây giờ người ta thường dùng một lớp sơn trong (sơn cánh gián) phủ ra bên ngoài tranh, còn nếu tranh sơn mài dùng sơn ta, chỉ cần lấy nắm tóc rối xoa lên tranh, hoặc dùng bàn tay có độ ẩm (có ít mồ hôi) xoa lên tranh, tranh sẽ rất bóng. Tuy nhiên, tranh sơn màu dùng sơn ta vẫn được ưa chuộng hơn vì sự công phu trong quá trình làm tranh và khi nhìn, nó tạo độ sâu cho bức tranh hơn. Sơn mài ngày nay không chỉ còn ứng dụng sản xuất tranh sơn mài, hoành phi hay câu đối... nó còn được phát triển để sản xuất các mặt hàng nội thất cao cấp như bàn ghế, giường tủ... Gốm sơn mài hiện là mặt hàng được ưa chuộng tại nhiều nước. Đại Nam thế giới du lịch - Bình Dương Dọc theo QL13 về hướng tỉnh Bình Dương, cách TPHCM hơn 40km, Khu du lịch văn hóa lịch sử Đại Nam hân hoan đón chào du khách bằng một quần thể kiến trúc được xây dựng quy mô, trùng điệp. Nhìn từ xa đã thấy núi Bảo Sơn nhân tạo trải dài trước mắt. Đã đi nhiều nơi, ngắm nhiều cảnh đẹp do bàn tay, khối óc con người tạo ra nhưng có lẽ đây là dãy núi nhân tạo đẹp nhất mà tôi từng thấy. Đại Nam có đủ cả biển, hồ, sông, núi, trường thành làm toát lên vẻ đẹp hùng vĩ của sơn hà xã tắc. Được khởi công xây dựng ngày 10-3-1999 với tổng diện tích 450ha, Đại Nam thế giới du lịch là một công trình tôn vinh những tinh hoa của văn hóa Việt từ ngàn xưa đến nay. Khu chính là Bảo Sơn rộng 9 ha, bao gồm núi Ngũ Hành sơn, tháp 9 tầng, đền thờ Đại Nam Quốc Tự được bao bọc bởi hai dãy trường thành dài 600m. Dãy núi Bảo Sơn dài 250m, gồm 5 ngọn với ý tưởng ôn lại truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc qua các thời kỳ nhằm giáo dục tinh thần yêu nước và ghi nhớ công lao của tổ tiên cho thế hệ trẻ. Xuyên suốt chiều dài lòng Bảo Sơn là sự tái hiện lịch sử dân tộc Việt Nam với những mốc son đáng ghi nhớ. Vươn lên từ ngọn núi trung tâm Bảo Sơn nhìn ra hướng nam là ngôi tháp 9 tầng còn được gọi là Bảo Tháp. Công trình này được thể hiện bằng nghệ thuật điêu khắc chạm trổ truyền thống của nhiều làng nghề trên khắp mọi miền đất nước. Nét đặc trưng trong nghệ thuật trang trí của ngôi Bảo Tháp là phong cách truyền thống sơn son thiếp vàng của người Việt xưa, mỗi tầng tháp là nơi thờ phụng mang ý nghĩa riêng. Bước qua cổng Ngũ Môn chúng tôi đứng trên mái nghỉ thứ 2 hình dáng như chiếc cầu bắc qua dòng Bảo Giang uốn lượn,
  • 9. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam hiền hòa. Từ vị trí này, du khách có thể ngắm đền thờ Đại Nam Quốc Tự uy nghi, hùng tráng mang ý nghĩa về lịch sử - văn hóa và tâm linh được xây dựng theo mô típ vuông - tròn (trời - đất). Trên mái vòm hình tròn vẽ 108 con chim hạc tượng trưng cho sự trường tồn của 54 dân tộc Việt Nam trên cõi trần và 54 dân tộc ở cõi âm. Hình vuông được thể hiện qua 4 vách cạnh đều của đền thờ bao gồm 28 bộ cánh cửa được làm từ hai chất liệu gỗ quý: cẩm lai và giáng hương. Trên 28 bộ cánh cửa này chạm trổ 28 câu chuyện lịch sử tiêu biểu đánh dấu các mốc son trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến Lý Bí, Triệu Quang Phục... và kết thúc là Đại thắng mùa xuân năm 1975. Điều đặc biệt là trên bề mặt phần chạm trổ 28 câu chuyện lịch sử này và cả 4 pho tượng đặt bên trong đền cùng hai bức tượng vua Quang Trung, tướng Lý Thường Kiệt trấn giữ hướng đông, hướng tây của đền đều được dát vàng 24k. Ngoài ra, Đại Nam thế giới du lịch còn hấp dẫn du khách với những khu trò chơi hiện đại, phong phú tạo cảm giác mới lạ và hệ thống nhà hàng, khách sạn lịch sự, sang trọng sẽ mang lại cho du khách sự thoải mái, tiện nghi nhất. Khu du lịch sẽ mở cửa đón du khách vào ngày 2-9-2007. Thủ Dầu Một Bước tới: menu, tìm kiếm Thủ Dầu Một là thị xã tỉnh lỵ tỉnh Bình Dương, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20 km về phía bắc. Trước 1975, thị xã thuộc quận Châu Thành. Nguồn gốc tên gọi Có hai giả thuyết: 1. Trong thế kỷ 17-18, vùng Bình Dương-Lái Thiêu là nơi định cư của nhiều dân triều Minh chạy trốn triều Thanh, phần đông làm nghề gốm, ít học vấn. Họ gọi vùng đất nầy là Thụ Dầu Mục hoặc Thú Dầu Mục, vì vùng này có mọc nhiều cây có tên địa phương là Thù du mộc (茱萸木). Dân Bình Dương gọi hai loài thực vật, một cây ngắn ngày là bụp giấm (Hibiscuss abdarffa) và cây thầu dầu (Ricinus communis) bằng cùng một tên là cây Thù du. Đây là nguyên nhân có từ Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương. 2. Có giải thích khác là nơi có cây Dầu Một, là "cây dầu đứng một mình ở đầu con đường". Không hợp cách đặt tên của miền Nam. Trường hợp này sẽ gọi là: ngã ba, ngã tư Cây Dầu, nếu có đất gò thì gọi Gò Dầu. Địa lý, dân số Thị xã nằm bên tả ngạn sông Sài Gòn Diện tích: 88 km² Dân số: 158.000 người (2003) Kinh tế Có địa hình đồng bằng thích hợp với việc trồng lúa, cây ăn quả, mía, sắn; chăn nuôi các loại gia súc như lợn, bò. Thủ Dầu Một nguyên cũng nổi tiếng sản xuất hàng sơn màigốmsứ, mâytre đan. Ngoài ra: cơ khí lắp ráp, vật liệu xây dựng, hóa chất, cơ điện, may mặc, sản xuất đường mía, chế biến thực phẩm;
  • 10. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam Khu liên hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị 4.200 ha đang được xây dựng. Hành chính Thủ Dầu Một gồm 6 phường (Phú Cường, Hiệp Thành, Chánh Nghĩa, Phú Thọ, Phú Hòa, Phú Lợi) và 6 xã (Tân An, Chánh Mỹ, Phú Mỹ, Định Hòa, Tương Bình Hiệp, Hiệp An). Thị xã vừa được công nhận là đô thị loại 3 vào ngày 23 tháng 1 năm 2007 (quyết định số 115/QĐ-BXD ngày 23/01/2007 của Bộ Xây dựng Việt Nam). Di tích và danh thắng Chùa bà Thiên Hậu Bình Dương; hội vào rằm tháng riêng âm lịch Khu Đại Nam thế giới du lịch; Chợ Thủ Dầu Một; Chùa Hội Khánh; Chùa Bà; Làng sơn mài Tương Bình Hiệp; Làng nghề gốm sứ; Nhà tù Phú Lợi; Nhà cổ tại chợ Thủ Dầu Một; Lịch sử Trước năm 1954, thị xã là tỉnh lị tỉnh Thủ Dầu Một. Năm 1954 - 1975, là tỉnh lị của tỉnh Bình Dương (Phú Cường). Năm 1976 đến 1996 là tỉnh lị tỉnh Sông Bé Ngày 1 tháng 1 năm 1997 đến nay là tỉnh lị tỉnh Bình Dương. Người Hoa Bước tới: menu, tìm kiếm Dân tộc Hoa (chữ Hán: 華) là những người gốc Trung Quốc định cư ở Việt Nam và đa số có quốc tịch Việt Nam. Các tên gọi khác: Khách, Hán, Tàu. Nếu xếp theo phân loại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì họ là dân tộc Hán. Lịch sử Vào thế kỷ 17 tại Trung Quốc, sự sụp đổ của nhà Minh dẫn đến làn sóng người Hoa trung thành với nhà Minh và không thần phục nhà Thanh bỏ quê hương di dân sang vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Năm 1671, Mạc Cửu và gia đình đến vùng đất Mang Khảm (nay là Hà Tiên). Năm Kỷ Mùi 1679 Tổng binh thành Long Môn tỉnh Quảng Tây tên là Dương Ngạn Địch, Phó tướng Huỳnh Tấn (Hoàng Tiến) và Tổng binh châu Cao, châu Lôi và châu Liêm tỉnh Quảng Đông là Trần Thượng Xuyên, Phó tướng Trần An Bình cử binh chống đánh nhà Thanh nhằm khôi phục nhà Minh (bị nhà Thanh tiêu diệt hoàn toàn vào năm 1744) không địch nổi hai Tổng binh đem tướng sỹ xuống thuyền chạy sang hải phận nước Nam, ban đầu cầu cứu Chúa Trịnh, sau đó dẫn tuỳ tùng quân lính theo đường thuỷ đến Đà Nẵng đầu hàng Chúa Nguyễn và xin Chúa Nguyễn nhận làm dân Việt. Chúa Hiền VươngNguyễn Phúc Tần cho họ vào miền Nam khai khẩn đất hoang Dương Ngạn Địch và Huỳnh Tấn theo dòng sông Cửu Long cắm trại
  • 11. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam ở Định Tường(Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang), Trần Thượng Xuyên vào cửa Cần Giờ ngược dòng sông Đồng Nai cắm trại ở đất Ban Lân Cù Lao Phố (Biên Hòa), và Đông Phố (Gia Định) chuyên lo việc thương mãi và canh nông. Những cộng đồng người Hoa này được gọi là người Minh Hương. Chữ "hương" ban đầu dùng chữ 香 có nghĩa là "thơm", đến năm 1827 đổi sang chữ 鄉 nghĩa là "làng". Như vậy Minh Hương có thể hiểu là "làng của người Minh" và cũng có thể hiểu là "làng sáng sủa". Năm 1698, ở vùng Phiên Trấn - Bến Nghé - Sài Gòn đã hình thành nên làng/xã Minh Hương ở Gia Thạnh, Chợ Lớn cũ. Từng có câu ca dao nói về phong hóa làng Minh Hương: Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng Đố ai lịch sự cho bằng làng Minh Hương. Đến thế kỷ 19, người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào định cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn. Thời kì này người Hoa sang Việt Nam theo các đợt tuyển mộ phu đồn điền của người Pháp. Năm 1949, một số người Hoa chạy sang Việt Nam khi Trung Quốc Quốc Dân Đảng thua ở lục địa. Vào nửa cuối thập niên 1970, do quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhiều người Hoa đã rời bỏ Việt Nam. Trung Quốc đã gọi đây là vấn đề "nạn kiều". Dân số, nơi cư trú và ngôn ngữ Theo thống kê của cuộc điều tra dân số năm 1999, tổng số người Hoa ở Việt Nam là 862.371 (1,13% dân số ở Việt Nam), được xếp hạng thứ tư, trong đó có khoảng 50% người Hoa sinh sống tại vùng Chợ Lớn của Thành phố Hồ Chí Minh. Họ tập trung đông nhất ở các khu thương mại trong Quận 5, 11 (khoảng 45% dân số mỗi quận), 10, 6 với 5 nhóm ngôn ngữ chính: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và tiếng Khách Gia (Hakk', đôi khi còn gọi là tiếng Hẹ). Số người Hoa còn lại sinh sống ở các tỉnh toàn quốc, mà hầu hết là ở nhiều tỉnh miền Tây Việt Nam. Năm 2003 ước tính có khoảng 913.250 người Hoa. Tên gọi Người Trung Quốc đã qua lại làm ăn, sinh sống và chung đụng với người Việt đã từ lâu đời, tùy theo từng thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh tiếp xúc hoặc nguyên nhân di cư mà người Trung Quốc đã tự xưng về tên dân tộc của mình khác nhau, cũng như người Việt đã gọi họ theo các tên khác nhau. Thường người Trung quốc tự gọi mình là dân các triều đại mà họ cho rằng văn minh, tự hào hoặc cho rằng nó phổ biến và được người bản xứ biết rõ, hoặc đã biết từ lâu như "người Đường" (Thoòng dành), "người Thanh", "người Bắc" (quốc). Người Hoa còn tự gọi họ theo quê quán: "người Quảng" (Quảng Đông), "người Tiều" (Tiều Châu/Triều Châu), "người Hẹ", "người Khách", "người Hải Nam"... Người Việt còn có lệ gọi người Hoa là "người Ngô". Lệ này bắt nguồn từ lịch sử thời Xuân Thu có "nước Ngô" và "nước Việt". Điển hình là bản Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi vào thế kỷ 15 sau khi Bình Định Vương Lê Lợi đuổi được giặc nhà Minh. Từ phổ thông người Việt hay dùng là "người Tàu"; từ "chệt" hàm ý miệt thị; từ "các chú" nay không thông dụng nữa nhưng là đọc trại từ chữ "khách trú" vì người Hoa không được nhìn nhận là cư dân mà chỉ là dân ở trú mà thôi. Bản báo sau đây đưa ra nguồn gốc khác cho "các chú" nhưng không có cơ sở.
  • 12. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam Theo Gia Định báo, đăng trong số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16 tháng 2 năm 1870: phần tạp vụ (một bài thuộc vào loại phiếm luận ngày nay) Người bên Tàu thường gọi là người Trung-Quốc nghĩa là nước ở giữa vì thuở xưa bên ấy có 18 nước chư hầu; chỗ Kinh thành Hoàng-đế ở lại vô ở giữa các nước chư hầu nên gọi là Trung Quốc. Người bên Tàu thường kêu mình là Đường-nhơn hay Thanh-nhơn, nghĩa là người nhà Đường nhà Thanh. An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là vì khách thường đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu v.v... Người Bắc thì kêu là Ngô, nghĩa là nước Ngô, có kẻ lại cắt nghĩa rằng vì bởi nó hay xưng mình là Ngô nghĩa là tôi. Kêu Các-chú là bởi người Minh-hương mà ra; mẹ An-nam cha Khách nên nhìn người Tàu là anh em, bằng không thì cũng là người đồng châu với cha mình, nên mới kêu là Các-chú nghĩa là anh em với cha mình. Sau lần lần người ta bắt chước mà kêu bậy theo làm vậy. Còn kêu là Chệc là tại tiếng Triều Châu kêu tâng Chệc nghĩa là chú. Người bên Tàu hay giữ phép, cũng như An-nam ta, thấy người ta tuổi đáng cậu, cô, chú, bác thì kêu tâng là chú là cậu vân vân. Người An-nam ta nghe vậy vịn theo mà kêu các ảnh là Chệc ... [1] Nếu xếp theo phân loại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì họ là dân tộc Hán nhưng có lẽ do nhà Hán đô hộ nước Việt lâu đời nên để tránh ác cảm của người Việt bản xứ nên dù rất tự hào nền văn hóa Hán rực rỡ nhưng người Việt gốc Hoa không tự xưng là người Hán. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương) Thời gian: 15/1 âm lịch. Địa điểm: Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đối tượng suy tôn: Thiên Hậu Thánh Mẫu. Đặc điểm chính: Rước kiệu Bà, múa lân, sư tử, rồng, hầu. Lễ hội chùa Bà của người Hoa thu hút rất đông khách thập phương tham dự. Chùa được các Bang người Hoa xây dựng vào khoảng nửa đầu thế kỷ 20. Vào ngày hội, chùa được trang hoàng cờ xí, đèn lồng rực rỡ từ Tam quan đến điện thờ bằng 12 chiếc đèn lồng tượng trưng cho 12 tháng trong năm, kết thúc hội được bán đấu giá lấy tiền làm việc từ thiện. Đội múa lân, sư tử, hầu các nơi về thi múa, hóa trang mặt nạ, vừa múa vừa đấu võ. Cuối hội là lễ rước kiệu Bà rầm rộ diễu hành qua các phố trong thị xã. Lễ Rước Vía Bà: Theo tập quán đồng bào miền Nam, hàng năm lễ cúng vía Bà (năm bà ngũ hành) vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, nhưng lễ hội có quy mô lớn, với đám rước linh đình nhất tại thị xã Thủ Dầu Một lại diễn ra vào ngày rằm tháng giêng. Lễ cúng vía Bà được tiến hành vào lúc nửa đêm 14 rạng ngày 15. Vị chánh tế chủ trì buổi lễ do bốn bang người Hoa ở thị xã Thủ Dầu Một cử ra theo thể thức luân phiên từng năm. Ngôi chùa được trang hoàng rợp cờ đầy màu sắc, và lồng đèn rực rỡ từ cửa tam quan vào đến điện thờ. Mười hai chiếc lồng đèn lớn, trang trí đẹp mắt, tượng trưng cho mười hai tháng trong năm, treo thành một hàng dài trước sân chùa, làm cho quang cảnh ngày hội thêm lộng lẫy. Chùa có một sân lớn ở phía trước, rộng đến 600m2 vậy mà
  • 13. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam trong ngày lễ hội trở nên chật chội luôn có đến hàng ngàn, hàng chục ngàn người chen lấn nhau để vào cho được đốt nhang lễ Bà. Người ta phải đặt bốn chiếc lư hương lớn bằng xi măng cẩn sứ ở giữa sân chùa để cho khách hành hương cắm nhang, giải tỏa phần nào khói hương dày đặc làm cay chảy nước mắt mọi người ở trong chính điện. Khách đi dự lễ hội, cúng chùa ngày nay thường có xu hướng đua nhau đốt hương trường là một loại nhang lớn bằng ngón tay cái và dài cả thước tây. Đó là chưa kể loại hương nhang thẻ nhỏ thông thường có đến hàng bó đốt mỗi người một lúc. Người ta thường cúng nhiều heo quay nguyên cả con với gà vịt, xôi, bánh và trái cây. Heo quay càng lớn, chứng tỏ người cúng đã làm ăn được khấm khá, nhờ Bà, nên giờ trả lễ hậu hĩnh. Hàng năm, ngày hội rằm tháng Giêng tại Chùa Bà thị xã Thủ Dầu Một đã trở thành ngày hội lớn của cư dân Hoa, Việt ở Nam Bộ. Lễ hội đã tạo điều kiện tăng cường tình đoàn kết gắn bó của hai dân tộc nhiều hơn và đã trở thành một nét văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Sân golf Sông Bé Vị trí: Thuộc thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 22km. Đặc điểm: Đây là sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của Việt Nam. Được đưa vào sử dụng từ năm 1994, sân golf rộng 100ha và có hơn 10 hồ với các đường lăn bóng được viền bằng hàng cây xanh. Với chiều dài hơn 6.000m và bao gồm 18 hố, sân golf Sông Bé đã được công nhận chính thức bởi USGA/SGA (Hiệp hội những người chơi golf của Mỹ và Singapore). Những tiện nghi khác của sân golf bao gồm: sân tập, cửa hàng, sân tennis, phòng thay quần áo, nhà hàng, biệt thự, sân chơi cho trẻ em, bể bơi, phòng tập thể dục, phòng xông hơi, phòng đọc sách và các phòng chức năng. Bình Dương Bước tới: menu, tìm kiếm Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thị xã Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km. Bình Dương cũng là tỉnh có đội bóng đá nổi tiếng, đăng quang giải bóng đá vô địch quốc gia năm 2007 trước 4 vòng đấu. Các đơn vị hành chính Bình Dương có 1 thị xã và 6 huyện (với 89 xã, phường và thị trấn): Thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh lỵ) Huyện Bến Cát Huyện Dầu Tiếng
  • 14. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam Huyện Tân Uyên Huyện Phú Giáo Huyện Thuận An Huyện Dĩ An Địa hình, thổ nhưỡng Toạ độ địa lý: vĩ độ Bắc: 11052' - 12018', kinh độ Đông: 106045' - 107067'30" Diện tích tự nhiên 2.681,01km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/61 về diện tích tự nhiên), Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, độ dốc 2-5° và độ chịu nén 2kg/cm². Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m. Từ phía Nam lên phiá Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình: - Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình 6 - 10m. - Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3 - 120, cao trung bình từ 10 - 30m. - Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5 - 120, độ cao phổ biến từ 30 - 60m. Các nhà thổ nhưỡng đã tìm thấy ở Bình Dương 7 loại đất khác nhau, nhưng chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng. Theo kết quả tổng điều tra đất năm 2000 thì hai loại đất này chiếm 76,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất xám chiếm 52,5%; đất đỏ vàng chiếm 24,0%. Đây là hai loại đất rất thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Chính nhờ điều kiện thổ nhưỡng này mà Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với vườn cây Lái Thiêu, trải rộng trên diện tích 1.250 ha, thuộc địa bàn bốn xã: An Sơn, An Thạnh, Bình Nhâm và Hưng Định. Với địa hình cao trung bình từ 6 - 60m, nên chất lượng và cấu trúc đất Bình Dương không chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà còn rất thuận lợi đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp. Trên địa bàn Bình Dương có nhiều sông lớn chảy qua, nhưng quan trọng nhất là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai là một trong những sông lớn của Việt Nam, có tổng chiều dài 450 km, trong đó chảy qua Bình Dương 84 km. Khí hậu Khí hậu Bình Dương mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: -Mùa mưa, từ tháng 5 - 11, -Mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.
  • 15. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là 120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 290C (tháng 4), tháng thấp nhất 240C (tháng 1). Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng 9.500 - 10.0000C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ. Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam. Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt… Dân cư Dân số: 883.200 người Số nam: 419.200 người Số nữ: 464.000 người Bình Dương có diện tích tự nhiên 2695,5 km² và dân số năm 2004 ước tính khoảng 883,2 nghìn người với mật độ dân số 285 người/km². Nếu so với 64 tỉnh, thành phố thì Bình Dương đứng thứ 43 về diện tích, thứ 43 về dân số. Trên địa bàn Bình Dương có 28 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khơ Me. Kinh tế Vùng đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành Sài Gòn - Đồng Nai, từ thuở Nguyễn Hữu Cảnh "mang gươm đi mở cõi". Bắt đầu những năm 90, với chính sách trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư, Bình Dương phút chốc trở thành địa phương phát triển năng động nhất trong tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước. Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số
  • 16. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam vốn 6 tỷ 507 triệu USD.Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm ngoái. Vào năm 2006, một cuộc điều tra về "Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)" đã được gửi tới 31.000 doanh nghiệp trên phạm vi 64 tỉnh, thành và nhận được sự hợp tác rất tích cực từ các doanh nghiệp, đã thực sự phản ánh sát thực nguyện vọng của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương tiếp tục đứng đầu với 76,23 điểm, trong khi thủ độ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm. Bình Dương có 13 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, Sóng Thần 1.Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Nhằm tăng sự thu hút đầu tư; hiện nay địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh (Mỹ Phước 1,2,3; 6 khu công nghiệp trong Khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị Bình Dương, Tân Uyên). Mục tiêu kinh tế xã hội của Bình Dương thời kỳ 2006 -2010 Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII năm 2006 đã nêu mục tiêu phấn đấu thời kỳ 2006-2010 về kinh tế-xã hội của tỉnh như sau: -Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm là 15%. -Quy mô GDP (giá hiện hành) đến năm 2010 đạt khoảng 45.800 tỷ đồng, tương đương 2,9 tỷ Đôla Mỹ. -GDP bình quân đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng. -Cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp: 65,5%; dịch vụ: 30%; nông nghiệp: 4,5%. -Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 14-15%/năm. -Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả thời kỳ đạt 3 tỷ USD. -90% trường trung học phổ thông, tiểu học đạt chuẩn quốc gia. - Phổ cập giáo dục bậc trung học. -95% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. -Tỷ lệ hộ nghèo còn 2,5% (theo chuẩn mới của tỉnh 400.000 đồng/người/tháng đối với nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng đối với thành thị). Theo mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì nông nghiệp giảm xuống còn 15-16%, công nghiệp và xây dựng 43- 44%, dịch vụ 40-41%. Với tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp luôn ở mức cao như hiện nay là 35%/năm (2001-2005) thì Bình Dương sẽ là một trong những tỉnh về đích trước và sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Văn hóa Thuở xưa, Bình Dương là một phần của đất Gia Định nên đến nay đã có trên 300 năm lịch sử với những di sản văn hoá đặc sắc mà tiêu biểu là đơn ca tài tử. Ca nhạc tài tử sau này nở rộ ở nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng cái nôi sản sinh thì vẫn là Gia Định, trong đó có Bình Dương. Bình Dương còn là đất của nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân bàn tay vàng điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc
  • 17. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực. Lịch sử Bình Dương là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một xưa kia. Tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập tháng 12 năm 1899 từ Sở Tham biện Thủ Dầu Một, tách từ tỉnh Biên Hòa. Tháng 10 năm 1956 chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia tỉnh Thủ Dầu Một thành các tỉnh Bình Dương, Bình Long. Năm 1976 chính quyền mới hợp nhất tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước (gồm hai tỉnh Bình Long và Phước Long cũ) thành tỉnh Sông Bé, nhưng đến năm 1996 lại tách ra thành hai tỉnh như cũ. Bình Dương cũng là vùng đất chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi vào lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, Nhà Đỏ và đặc biệt là chiến khu Đ với trung tâm là huyện Tân Uyên, vùng Tam giác sắt trong đó có ba làng An (An Điền, An Tây và Phú An). Bình Dương hôm nay đang là một điểm sáng trên bản đồ kinh tế đất nước với những thành tựu về đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, trước hết là kết quả nổi trội về thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SINGAPORE Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) là một khu công nghiệp hợp nhất trong một diện tích 500 héc ta với đầy đủ cơ sở hạ tầng và một môi trường kinh doanh hiệu quả. VSIP là một địa điểm lý tưởng cho những công ty muốn xem Việt nam là thị trường tiêu thụ nội địa cũng như thị trường xuất khẩu. Trong giai đoạn Việt Nam đang thực hiện công cuộc Công nghiệp hóa và Hiện đại hoá đất nuớc, việc xây dựng và phát triển Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) đã đóng góp một phần quan trong đáng kể vào công cuộc chung, đồng thời cũng phù hợp với định hướng chung là xây dựng các Khu Công nghiệp tập trung nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế phát triển đất nước. Sự kiện quan trọng: Lễ Động thổ VSIP ngày 14/05/1996Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong THỜI GIAN SỰ KIỆN Tháng 3, 94 Thủ tướng chính phủ của hai nước Việt Nam và Singapore gặp gỡ và đồng ý hỗ trợ thành lập khu công nghiệp ở Việt Nam. Tháng11- 95 Hoàn thành nghiên cứu khả thi cho VSIP. Tháng 1- 96 Chính thức khởi công VSIP Tháng 2- 96 VSIP nhận giấy phép kinh doanh 13 tháng 2 năm 1996. Tháng 5- 96 Lễ động thổ củaVSIP tại Việt Nam do hai thủ tướng Singapore Goh Chok Tong
  • 18. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam và nguyên thủ tướng Võ văn Kiệt ngày 14 tháng 5 năm 1996. Tháng 11-2002 Nhận chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 Tháng 1-2005 Khu Công Nghiệp Việt Nam Singapore đã cho thuê được hơn 95% nhà xưởng và đất trong tổng số 300 hecta của giai đoạn 1 và 2. Khu Công Nghiệp cũng đang tiến hành xây dựng giai đoạn 3 với 200 hecta nhằm đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang tăng lên trong những năm gần đây. Tính đến nay, Khu Công Nghiệp Việt Nam Singapore đã thu hút được 178 dự án từ 20 quốc gia với tổng vốn đấu tư hơn 1 tỉ USD. Hơn 120 Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và đã có hơn 35.000 ngàn lao động được tuyển dụng. Đường ĐT 741 Dài 120 km, bắt đầu từ ngã ba Sở Sao (QL13) đi ngang thị trấn Cổng Xanh, tiếp tục đi ngang qua Sông Bé đến thị trấn phước Vĩnh – H.Phú Giáo. Đi qua ranh giới Bình Dương - Bình Phước đến thị trấn Đồng Phú, tiếp tục đến thị xã Đồng Xoài. Qua khỏi Đồng Xoài đến NT Phú Riềng rồi kết thúc tại thị trấn Thác Mơ - Huyện Phước Long. Hồ Dầu Tiếng Bước tới: menu, tìm kiếm Hồ Dầu Tiếng là một hồ nước nhân tạo lớn của Việt Nam. Hồ Dầu Tiếng nằm chủ yếu trên địa phận huyện Dương Minh Châu và một phần nhỏ trên địa phận huyện Tân Châu, thuộc tỉnh Tây Ninh nằm cách thị xã Tây Ninh 25 km về hướng đông, với diện tích mặt nước là 27 km², 45,6 km² đất nửa ngập nước, dung tích chứa 1,5 tỷ m³ nước. Nhà tù Bước tới: menu, tìm kiếm Nhà tù, hay trại giam, là nơi giam giữ tù nhân. Theo thông lệ, nhà tù là một bộ phận của hệ thống tư pháp hình sự của nhà nước. Tù giam là một hình phạt có thể được nhà nước áp dụng đối với người bị tòa tuyên là có tội. Sơ lược Không chỉ dùng để giam giữ người phạm tội đã bị kết án mà nhà tù (tại Việt Nam là trại tạm giam) còn được dùng để tạm giam những người bị tình nghi là phạm tội (hay còn gọi là bị can), phục vụ cho việc điều tra vụ án nếu như người đó không đủ điều kiện để được tại ngoại. Bị can trong vụ án hình sự trước khi có quyết định tống đạt về phiên tòa hay bị cáo trong quá trình đang bị xét xử đều ở trong tù hay trại tạm giam. Tuy nhiên không nhất thiết bị can bị tạm giam trong nhà tù. Ở Việt Nam, trại tạm giam là một tổ chức có quy mô nhỏ và đơn giản hơn nhà tù. Những tên gọi khác Nhà tù và trại giam là 2 từ được dùng chính thức, phổ biến trên thế giới. Ngoài
  • 19. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam ra còn có nhiều từ khác được dùng không chính thức để chỉ nhà tù như: nhà đá, nhà lao, ngục, xà lim, khám lớn, chuồng cọp... Ở Việt Nam từ "trại giam" được dùng một cách chính thức, có giá trị pháp lý. Lịch sử hình thành Ra đời từ rất sớm, ngay khi nhà nước ra đời thì các nhà tù cũng được thiết lập cùng với quân đội, cảnh sát, tòa án tạo nên hệ thống công cụ trấn áp của giai cấp thống trị đối với các giai cấp, tầng lớp bị trị trong xã hội. Thuở sơ khai, nhà tù chủ yếu được dùng để giam giữ những người chống đối lại giai cấp cầm quyền, tức là những kẻ có thể làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của giai cấp đó. Về sau cùng với sự phát triển của xã hội, nhà tù còn được dùng để giam giữ tội phạm, tức những kẻ chống đối, gây hại cho cộng đồng xã hội. Và ở thời kỳ nào cũng vậy, ngoài chức năng pháp định của mình các nhà tù còn thực hiện những nhiệm vụ chính trị riêng của mình. Nhà tù cổ Thời cổ đại, để giam giữ những người chống đối hay các nô lệ thì giai cấp cầm quyền đã biết tới việc xây dựng các nhà tù, dù còn đơn giản, để giam giữ những kẻ chống đối, những tên nô lệ...Những nhà tù này thường xây dựng đơn giản nhưng rất kiên cố. Các tù nhân bị giam giữ giống như những con thú nuôi,trong các lồng,cũi ... Nhà tù phong kiến Thời gian này, đã xuất hiện những nhà tù, thường gọi là 'ngục kiên cố hơn. Nhà tù phát xít Nhà tù phát xít mà nổi tiếng là các trại tập trung của phát xít Đức là nơi giam giữ những người dân mà không cần qua một phiên tòa xét xử nào cả. Những trại tập trung chủ yếu dùng để giam giữ những người Do Thái và những người Cộng sản. Nơi đây nổi tiếng vì sự hà khắc của nó, các tù nhân thường xuyên bị đánh đập, tra tấn, dùng làm vật thí nghiệm cho các nghiên cứu... Nhà tù hiện đại Cấu trúc Ngày nay nhà tù, nhất là ở những nước phát triển, được xây dựng rất quy củ. Một nhà tù thường bao gồm nhiều dãy nhà giam khác nhau, mỗi dãy lại được chia thành nhiều buồng riêng biệt có số hiệu và tên gọi riêng để phân biệt. Mỗi buồng giam có thể được chia nhỏ thành những ô, ngăn (xà lim), nơi thường giam giữ 1 hay 2 tù nhân. Bao quanh các dãy nhà là hệ thống hàng rào bảo vệ cùng chòi canh gác nhằm ngăn chặn bất cứ ý định vượt ngục nào của tù nhân, đồng thời ngăn chặn những ý định xâm nhập bất hợp pháp vào nhà tù. Ngoài những buồng giam, nhà tù còn có thể gồm một nhà thờ nhỏ (tại các quốc gia đa số dân cư theo tôn giáo), thư viện, phòng y tế hay thậm chí phòng tập thể hình giúp phạm nhân rèn luyện sức khỏe. Thông thường thì tại một số nhà tù đặc biệt còn có thêm những buồng biệt giam, đây là nơi giam giữ tạm thời những kẻ có tư tưởng chống phá mạnh, hay những tù nhân vi phạm kỷ luật. Khi bị giam giữ tại các buồng biệt giam này, tù nhân phải chịu một cuộc sống khó khăn hơn nhiều so với tại buồng giam thông
  • 20. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam thường. Họ gần như không được ra ngoài, tất cả mọi hoạt động đều phải tiến hành trong buồng giam chật hẹp. Cơ cấu tổ chức Đứng đầu nhà tù là một giám thị, giúp việc cho giám thị là các phó giám thị. Quản giáo (trước đây thường gọi là cai tù) là người trực tiếp quản lý, giáo dục phạm nhân. Nhân viên bảo vệ, lính gác phụ trách việc đảm bảo an ninh cho nhà tù. Ngoài ra còn có các nhân viên kỹ thuật, y tế, hậu cần... đảm bảo nhà tù vận hành tốt. Nhiệm vụ Ở một số quốc gia nhà tù đơn thuần chỉ được dùng làm nơi giam giữ, quản lý, cách ly tù nhân khỏi đời sống xã hội. Ở một số quốc gia khác nhà tù còn có nhiệm vụ giáo dục, cải tạo tù nhân, giúp họ xóa đi những cái xấu, trở thành những công dân có ích cho xã hội. Cơ quan quản lý Không có một hình mẫu quản lý nhà tù chung cho tất cả các nước trên thế giới, nhưng nhìn chung cơ quan chủ quản của nhà tù có thể chia làm 2 nhóm chính Nhà tù do Bộ phụ trách cơ quan Công an, cảnh sát quản lý. Hình thức này có một số nước như: Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc... Nhà tù do Bộ Tư pháp quản lý. Gồm một số nước như: Hoa Kỳ, Anh... Nhà tù của các nước trên thế giới Australia Đa số các nhà tù ở nước này được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19 bởi chính các phạm nhân. Sau đó khá lâu, đến thập niên 1990, chính phủ nứoc này mới lại cho xây dựng những nhà tù hiện đại hơn. Việt Nam Tại Việt Nam hệ thống nhà tù, theo tên gọi chính thức là trại giam, thuộc sự quản lý của Cục V26 Bộ Công an. Tên đầy đủ của Cục V26 là Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng. Thống kê số lượng tù nhân Năm 2006 theo các nguồn tin công khai có khoảng 9 triệu người bị giam giữ trong các nhà tù trên toàn thế giới. Tuy vậy, trên thực tế con số này cao hơn nhiều. Độ chính xác của con số được công khai không cao do còn nhiều nhà tù bí mật, nhà tù của các chế độ độc tài được giữ kín. Hiện tại Hoa Kỳ đang là nước có số lượng tù nhân nhiều nhất trên thế giới, với hơn 2 triệu tù nhân tại thời điểm cuối năm 2002, trong khi đó cả Nga và Trung Quốc (nước có số dân gấp 4 lần Hoa Kỳ) mỗi nước chỉ có khoảng 1 triệu tù nhân. Tuy vậy xét về tỷ lệ phần trăm của số tù nhân trên dân số thì Rwanda là nước dẫn đầu, vào năm 2002 với hơn 100.000 tù nhân, trong khi dân số có khoảng 8.000.000 người, tức là cứ 100.000 người dân thì có 1.250 người ở trong tù. Hoa Kỳ đứng thứ hai với tỷ lệ 486 tù nhân trên 100.000 dân (theo số liệu của Bộ
  • 21. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam Tư pháp, là nước có tỷ lệ tù nhân cao nhất trong số các quốc gia phát triển), tiếp theo là New Zealand với 169. Vào năm 2003, Anh có khoảng 73.000 tù nhân và con số tương tự với các nước Pháp, Đức. Ở Việt Nam, theo các nguồn tin công khai, có khoảng 40 trại giam đang tồn tại, do Cục V 26 Bộ Công an quản lý. Có khoảng 40.000 đến 60.000 tù nhân. Với dân số vào khoảng 80 triệu thì tỉ lệ tù nhân của Việt Nam là khoảng 75 tù nhân trên 100.000 dân. Những nhà tù nổi tiếng Trên thế giới Nhà tù Guantanamo- nhà tù của Mỹ trên phần đất bị chiếm đóng của Cuba, là nơi giam giữ các tù nhân tình nghi là khủng bố Nhà tù Abu Ghraib- nhà tù của Iraq do Mỹ quản lý sau cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ 2, là nơi đã xảy ra bê bối hành hạ và làm nhục tù nhân của lính Mỹ. Việt Nam Một số nhà tù từ thời thuộc Pháp và Mỹ để lại, nay phần lớn là di tích lịch sử như: Nhà tù Côn Đảo, hay còn gọi là "Địa ngục trần gian", là nơi chế độ cai trị của Pháp, Sài Gòn giam giữ hầu hết các nhà cách mạng Việt Nam. Nhà tù Hỏa Lò Nhà tù Phú Quốc, Nhà lao Cây Dừa Nhà tù Sơn La Ngoài những nhà tù trên, do các chế độ trước để lại nay chỉ còn ý nghĩa là di tích, thì hiện tại nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đang duy trì một hệ thống trại giam. Phú Riềng Đỏ Bước tới: menu, tìm kiếm Phú Riềng Đỏ là một trong những phong trào công nhân đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện bởi các công nhân cao su tại đồn điều Phú Riềng, Biên Hoà (nay thuộc địa phận tỉnh Bình Phước). Phong trào này đã gây tiếng vang lớn trong lịch sử và là mốc mở đầu cho các phong trào công nhân khác của Việt Nam chống lại thực dân Pháp trong thập niên 1930 như cuộc đình công khổng lồ tại Nhà máy sợi Nam Định và Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Lịch sử phong trào công nhân Phú Riềng Sau Thế chiến thứ nhất, tư bản Pháp, dẫn đầu bởi công ty Michelin, bắt đầu ồ ạt thực hiện đầu tư khai thác và phát triển các đồn điềncao su tại Việt Nam. Theo thống kê của chính quyền thuộc địa, năm 1922, tổng số diện tích trồng cao su ở Đông Dương mới chỉ có 30.000 mẫu nhưng đến năm 1929 con số này đã là 120.000 mẫu. Hàng trăm nghìn người từ khắp Việt Nam (chủ yếu là thanh niên nông dân Bắc kỳ và Bắc Trung kỳ) đã được tuyển mộ vào Nam để khai thác các đồn điền cao su. Trong quá trình phát triển đầu tư các đồn điền cao su, tư bản Pháp, dưới sự hỗ trợ của bộ máy chính quyền thuộc địa, đã bóc lột thậm tệ và tàn nhẫn sức lao
  • 22. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam động của những người công nhân cao su Việt Nam. Thời bấy giờ người ta thường ví đồn điều cao su Phú Riềng như "Địa ngục trần gian", nơi mà "Mỗi cây cao su mọc lên là có một người công nhân Việt Nam ngã xuống". Công nhân cao su Phú Riềng hối đó có câu vè: Lỡ lầm vào đất cao su Chẳng tù thì cũng như tù chung thân[1] Gần 12.000 công nhân cao su trong 45.000 công nhân tại đồn điền đã bỏ mạng trong khoảng thời gian 1917-1941 do chế độ lao động hà khắc và khí hậu khắc nghiệt tại đây. Do chế độ đối sử tàn nhẫn và hà khắc của chủ đồn điền và quản đốc cuối những năm 1928-1929 một số vụ nổi loạn của công nhân đã diễn ra. Nổi bật là cuộc đấu tranh do Nguyễn Đình Tứ khởi xướng, đã giết chết 6 quản đốc người Pháp. Những người nổi loạn đã bị đàn áp giã man, nhiều người trong số họ bị bắn chết tại chỗ, chặt đầu, xử tử và tù đày. Nguyễn Đình Tư bị xử từ hình tại Sài Gòn. [2] Cuộc đấu tranh của những người công nhân cao su tại Phú Riềng đã gây một tiếng vang trong dư luận lúc bấy giờ. Những người Cộng sản đầu tiên bắt đầu chú ý đến phong trào công nhân cao su Phú Riềng. Ông Ngô Gia Tự vào Nam từ năm 1927 để gây cơ sở đầu tiên của cách mạng, đã cử Nguyễn Xuân Cừ (tức Vĩnh) lên đồn điền cao su để tuyên truyền tư tưởng cách mạng vô sản. Một trong những người công nhân cao su được đảng Cộng sản Việt Nam bắt rễ là Trần Tử Bình. Đầu năm 1928, theo chỉ thị của Ngô Gia Tự, Nguyễn Xuân Cừ và Trần Tử Bình đi vào tổ chức quần chúng. Họ đã thiết lập Nghiệp đoàn Cao su Phú Riềng với thành viên là 1/3 tổng số những người lao động tại Phú Riềng. Nghiệp đoàn đã đấu tranh với chủ đòi giảm bớt đánh đập, chống cúp lương vô lý, đòi cải thiện sinh hoạt. Sự kiện ngày 3 tháng 2 năm 1930 Ngày 3 tháng 2 năm 1930, dưới sư lãnh đạo của Trần Tử Bình, lúc đó là Bí thư chi bộ Phú Riềng, hơn 5.000 công nhân cao su và người lao động của 10 làng trong khu vực đã tiến hành biểu tình, bao vây khu nhà chủ sở của công ty Michelin và buộc giới chủ phải đáp ứng thực hiện 6 quyền lợi thiết yếu bao gồm: Cấm đánh đập Cấm cúp phạt Miễn sưu thuế Trả lương cho nữ công nhân nghỉ đẻ Ngày làm 8 giờ kể cả thời gian đi săng-chi-ê và về lán Bồi thường cho công nhân bị tai nạn lao động [3] Công nhân đã phong toả toàn bộ khu vực đồn điền Phú Riềng, sau đó tiếp tục tuần hành từ nhà chủ sở về làng số 3 chiếm giữ khu trại cưa, tước vũ khí của viên giám thị và viên cai, chiếm nhà máy điện, nhà máy cưa, kho gạo, làm chủ các làng số 3, số 9. Toàn bộ đồn điền Phú Riềng trở thành "Khu đỏ" đặt dưới quyền quản lý của tự vệ và công nhân. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của chi bộ Đảng, toàn bộ các cuộc mít tinh biểu tình đều được thực hiện có tổ chức và trong hoà bình, không gây đổ máu, với phương châm "đấu tranh hợp pháp với đế quốc".[4] Chính yếu tố này đã giúp cho phong trào đấu tranh đạt được một số thành quả
  • 23. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam tích cực và tránh những tổn thất cho lực lượng công nhân. Sáng ngày 6 tháng 2, thực dân Pháp huy động xe bọc thép, hơn 300 lính lê dương, 500 lính khố đỏ, do đích thân Thống xứ Nam Kỳ Krauheime, cùng Công sứ Biên Hòa Marty, Phó công sứ Biên Hòa Vilmont và Chánh mật thám Đông Dương Arnoux chỉ huy đã tiến tới khu vực đồn điền Phú Riềng. Chính quyền thuộc địa đã chuẩn bị một cuộc đàn áp mạnh tay đối với phong trào công nhân Phú Riềng, nếu có bất kỳ sự phản kháng nào của công nhân. Tuy nhiên, kế hoạch đã bất thành khi toàn bộ công nhân Phú Riềng vẫn sinh hoạt bình thường. Họ "... rủ nhau xếp hàng, ngồi trật tự nghe đại biểu của mình đấu lý với giới chủ và chính quyền thực dân"[5]. Dưới sức ép đấu tranh của công nhân giới chủ đồn điền và thống sứ Nam kỳ đã phải chấp nhận một số yêu sách của công nhân. Tuy nhiên, sau đó, chính quyền thực dân đã tiến hành bắt giữ tất cả các lãnh đạo của phong trào Phú Riềng. Ông Trần Tử Bình đã bị kết án tù 10 năm và bị đầy ra Côn Đảo. Phong trào công nhân Phú Riềng vì thế đã lắng xuống trong một thời gian. Nhưng cuộc đấu tranh này đã xiết chặt thêm hàng ngũ của công nhân cao su đồn điền Phú Riềng và rèn luyện thêm kinh nghiệm đấu tranh hợp pháp, bán hợp pháp và hoạt động bí mật cho những người còn lại. Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú (viết tắt là DORUCO) tiền thân là đồn điền Thuận Lợi của Công ty Michelin - Pháp, được hình thành vào khoảng tháng 6 năm 1927 và được tái thành lập vào ngày 21 tháng 05 năm 1981. Hiện nay Công ty là doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, được thành lập ngày 4/3/1993 theo quyết định số 184/NN-TC/QĐ của Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và chuyển sang Công ty cổ phần từ đầu năm 2007. Với diện tích trên 9000 ha cao su, trong đó hơn 8000 ha đã đưa vào khai thác, sản lượng hàng năm trên 14.000 tấn sản phẩm cao su nguyên liệu các loại. Sản phẩm cao su của Công ty đạt tiêu chuẩn của Việt Nam và Quốc tế. Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đã được tổ chức QMS (Australia) và QUACERT (Việt nam) đồng chứng nhận. Ngoài ra bộ phận kiểm phẩm của Công ty được Văn phòng Công nhận Chất lượng Việt Nam (VILAS) công nhận phòng thí nghiệm hoạt động theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2004. Công Ty Cổ phần Cao su Đồng Phú hiện có một đội ngũ cán bộ nhân viên năng động có trình độ khoa học kỹ thuật , chuyên môn nghiệp vụ và công nhân có kinh nghiệm tay nghề lâu năm trong việc trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến mủ cao su Công ty hiện có 6 Nông trường cao su, 02 nhà máy chế biến chuyên ngành cao su mủ khối và cao su latex. 01 xí nghiệp vật tư, vận tải và xây dựng phục vụ sản xuất chính và Trung tâm Y tế khám và chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên của Công ty và dân trên địa bàn. Sản phẩm cao su của Công ty được tiêu thụ ở các nước châu Âu (như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Anh, Tây ban nha, Slovakia, …) Hàn quốc, Trung quốc, Mỹ, … qua các khách hàng truyền thống như SMTP (Michelin), Saficalcan (Pháp), Tae Young (Hàn Quốc) và các Công ty khác trong nước. Đồng Xoài
  • 24. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam Bước tới: menu, tìm kiếm Đồng Xoài là một thị xã của Việt Nam và là tỉnh lỵ của tỉnh Bình Phước. Đồng Xoài ở phía Nam của Bình Phước. Phía Tây giáp huyệnChơn Thành, các phía Bắc, Đông và Nam giáp huyện Đồng Phú, phía Tây Nam giáp tỉnh Bình Dương. Đồng Xoài cách thành phố Hồ Chí Minh 128 km. Thị xã Đồng Xoài có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các phường Tân Xuân, Tân Thiện, Tân Bình, Tân Phú, Tân Đồng và các xã Tiến Thành, Tiến Hưng, Tân Thành. Đồng Xoài có diện tích là 169,6 km² và dân số là 50.800 người (năm 2004). Đồng Xoài là một địa danh nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam. Trận Đồng Xoài Bước tới: menu, tìm kiếm Trận Đồng Xoài là một trận đánh do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, mà phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa cũng gọi là Việt Cộng, trong thời kỳ chiến dịch Đông-Xuân năm 1965. Đây là trận lớn nhất trong giai đoạn này của Chiến tranh Việt Nam. Tiếp theo sau chiến thắng tại Bình Giã chỉ huy của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã quyết định thực hiện các cuộc tấn công tiếp theo đối với Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong một nỗ lực hủy diệt nhiều đơn vị của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Trong những tháng trước khi dẫn đến trận đánh này tại Đồng Xoài, Mặt trận đã xuất kích qua Phước Bình và Sông Bé. Các cuộc tấn công này dù có quy mô nhỏ nhưng đã thúc giục phe Mặt trận đến huyện Đồng Xòai được củng cố bằng thêm việc thêm hai tiểu đoàn. Quận Đồng Xoài đã được bố trí Lực lượng đặc biệt và dân quân của Việt Nam Cộng Hòa được Mỹ huấn luyện. Với hệ thống phòng thủ mạnh, Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tự tin rằng căn cứ của họ có thể chống cự lại được tấn công của Mặt trận. Dù các lực lượng Nam Việt Nam do Mỹ lãnh đạo cuối cùng đông hơn quân Mặt trận gần 10 lần, quân Mặt trận đã có thể áp dụng chiến thuật của mình và đã chặn (routed) được nhiều tiểu đoàn quân Việt Nam Cộng Hòa. Kết quả là một thất bại nữa và sự mất mặt của các lực lượng quân chính quy của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Bối cảnh Doanh trại của Lực lượng đặc biệt Đồng Xoài nằm ở tỉnh Phước Long cách Sài Gòn khoảng 88 km về phía tây bắc. Ngày 25 tháng 5 năm 1965, quân của biệt đội A-342 đã được chuyển vào khi doanh trại được xây xong. Kể từ ngày Lực lượng đặc biệt đến, doanh trại này liên tục chịu các cuộc tấn công bằng súng cối của quân Mặt trận mà không biết ý định của quân Mặt trận là gì và Lực lượng đặc biệt trong trại tin rằng đó là quấy nhiễu như thông thường. Quan điểm đó được củng cố thêm bởi các cuộc tấn công của quân Mặt trận vào
  • 25. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam các mục tiêu liên quan ở Phước Bình, nơi Tiểu đoàn 5 của Trung đoàn 272 phòng thủ khu vực và phải gánh chịu thương vong nặng nền từ quân phòng thủ vệ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Việc phá hủy tiêu khu Phước Bình và các cuộc tấn công lớn vào Sông Bé đã khiến cho nhiều quân của Việt Nam Cộng Hòa được chuyển tới với hai trung đoàn. Với việc bổ sung quân này, việc tuần tra được tăng cường. Hơn 2 tuần, quân trong doanh trại này có ít thời gian để chuẩn bị ứng phó với cuộc tấn công cuối cùng của quân Mặt trận, cuộc chiến kéo theo cả Trung đoàn 272 và một số bộ phận quân của Trung đoàn 273 mới được thành lập. Trận đánh Trận đánh bắt đầu vào ngày 10 tháng 6 sau nửa đêm khi Trung đoàn 272 của Mặt trận với một số đơn vị từ Trung đoàn 273, một phần của Sư đoàn 9 đã tiến hành các cuộc tấn công với loạt súng cối không ngớt và các hỏa lực nhỏ, bắn vào các boong ke và các vị trí súng máy. Vòng phòng thủ ngoài của tiêu khu bị phá hủy và quân Mặt trận chiếm các hệ thống boong ke chủ chốt. Do bất ngời bởi bị tấn công vào sáng sớm, những người lính bên trong quận có ít thời gian để phản ứng. Because of the surprise of the early morning attack, the soldiers inside the district had little time to react. Trung úy thứ hai (Second Lieutenant) Charles W. Williams, chỉ huy của biệt đội đã ra lệnh cho quân mình nắm giữ vị trí phòng thủ bên trong sở chỉ huy quận sau khi ông đã nhận ra rằng doanh trại đã gần như bị quân Mặt trận tàn phá. Lúc sáng sớm, quân lực Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đã thực hiện không tác vào các vị trí của quâ Mặt trận bằng bom napalm, nhưng quân Mặt trận đã bám chặt các vị trí bên trong các đồn điền cao su. Trong khi quân Mặt trận tiếp bắn phá doanh trại, một UH-1 Huey của Đại đội Hàng không Hoa Kỳ thứ 118 đã rời sân bay Tân Sơn Nhứt chở theo Sư đoàn bộ binh 5 của Việt Nam Cộng hòa. Nhiệm vụ chính của họ là tăng viện cho quân phòng thủ của họ bị vây hãm trong doanh trại. Hỏa lực chống máy bay của quân Mặt trận bởi các đại đội của quân Mặt trận cản trở sự hạ cánh của máy bay chở quân cứu viện tới và quân Việt Nam Cộng hòa trên mặt đất đã chịu thương vong nặng nề. Sau đó một ngày, các lực lượng viện binh từ Tiểu đoàn 42 của Quân đội Việt Nam Cộng hòa đã bị buộc phải hạ cánh xuống tại Thuận Lợi, nơi họ lập tức giao chiến và tiếp tục cho đến đêm. Một tiểu đoàn Mỹ đã hạ cánh tại đường băng Đồng Xoài nhưng đã không được tướng William Westmoreland cho tham chiến. Các điều kiện bên trong quận Đồng Xoài tiếp tục xấu đi với việc thực phẩm, nước, thuốc men và đạn dược còn ít. Sau một đêm nữa kinh sợ bên trong trại, người ta đã quyết định rút quân. Trước sáng sớm ngày 11 tháng 7, quân Mặt trận đã rút lui và biến mất trong rừng để lại quân Việt Nam Cộng hòa bị tan tác. Quân đội Việt Nam Cộng hòa hoảng loạn và mất tinh thần đã chịu tổn thất là 800 quân chết còn Mỹ thì chịu 35 trường hợp thương vong. Hậu quả Thương vong nặng nề tại Đồng Xòai là một sự bẽ mặt nữa của chính quyền Nam Việt Nam, một lần nữa thể hiện sự bất lực của Quân đội chính quy của Việt
  • 26. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam Nam Cộng hòa trong việc giao chiến với quân du kích của Mặt trận tại những giai đoạn đầu của xung đột. Chiến thắng tại Đồng Xoài đã vượt quá mong đợi của Bộ Tư lệnh Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Dù quân Mặt trận đã thất bại trong việc chiếm giữ quận Đồng Xoài, họ vẫn có thể giữ được vị trí và giành được mục tiêu gây tổn thất cho những đơn vị tốt nhất của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Quân Mặt trận rút lui và mang theo một chiến thắng chiến thuật cũng như các cơ hội tuyên truyền. Theo Mặt trận, chiến thắng Đồng Xoài đã "thêm một trang vẻ vang vào lịch sử đấu tranh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chống cuộc chiến tranh của Đế quốc Mỹ xâm lược". Trung đoàn 272 của Mặt trận đã được Mặt trận gọi tên "Trung đoàn Đồng Xoài" sau cuộc chiến thắng quân sự này. Bình Phước Lịch Sử Vùng Đất Anh Hùng Bình Phước không chỉ là địa phương có nhiều cảnh quan tự nhiên còn đang dấu mình trong các khu rừng bạt ngàn như thác Mơ, hồ Sóc Xiêm, núi Bà Rá... mà còn là một trong những địa phương có nhiều địa danh gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Trong thời kỳ Pháp đô hộ, công nhân cao su các đồn điền trên địa bàn Bình Phước đã liên tục bãi công, biểu tình, tiêu biểu là cuộc biểu tỉnh của công nhân cao su Phú Riêng năm 1927 và năm 1931 ; của công nhân cao su An Tiên năm 1928 và của công nhân Dầu Tiếng năm 1936. Xã Phú Riềng huyện Phước Long là nơi ra đời chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của vùng Đông Nam Bộ, đồng thời cũng là nơi nổ ra cuộc nổi dậy chống Pháp của hai anh em Điểu Mol và Điểu Mói người Xtiêng năm 1933. Khu căn cứ Trà Khiết của Bình Phước là địa điểm đặt Ban Chỉ huy Quân sự Miền, tập kết bộ đội và cũng là trạm cuối cùng tiếp nhận hậu cần từ miền Bắc chuyển vào chiến trường Nam Bộ qua đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, nguỵ. Các di tích lịch sử , văn hoá:Ban chỉ huy quân sự Miền ( Tà Thiết, huyện Lộc Ninh ): là cơ quan đầu não của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam . Chính nơi đây đã thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Nhà giao tế Lộc Ninh: Nơi đây sau khi ký hiệp định Paris ( 1973), là nơi diễn ra các cuộc họp của phái đoàn quân sự 4 bên có sự giám sát của các nước Hunggari, Canada, Indonesia và Ba Lan. Sân bay quân sự Lộc Ninh : Là nơi trao trả tù binh trong những năm sau hiệp định Paris. Cũng chính từ nơi đây, phái đoàn quân sự Cộng hoà Miền Nam Việt Nam đã lên đường đi dự hội đàm Paris. Kho xăng Lộc Quang ( VK 98 ) và kho xăng Lộc Hoà (VK 99 ) huyện Lộc Ninh : là tổng kho nhiên liệu của Cục Hậu cần Miền, với những bồn xăng có dung tích hàng triệu lít, dự trữ xăng dầu cho các chiến dịch ở miền Nam. Mộ tập thể 3000 người ( huyện Bình Long ) Cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc Xtiêng giết Cò Tây Morre ( Phú Riềng, huyện
  • 27. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam Phước Long ). Phú Riềng - Nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng Sản Đông Dương. Núi Bà Rá (Thác Mơ, huyện Phước Long ). Khu Du Lịch Núi Bà Rá một địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến anh dũng của đồng bào Phước Long Là một thắng cảnh của huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước, cách thành phố Hồ Chí Minh 180 km. Giữa một vùng đồi thấp nhô lên một ngọn núi cao, cây cối xanh tươi, rậm rạp, tạo cho núi Bà Rá một vẻ hùng vĩ Ðứng trên lưng chừng núi có thể nhìn thấy cả một khu vực rộng lớn, bao gồm thị trấn Thác Mơ xinh đẹp (trước đây là tỉnh lỵ của tỉnh Phước Long), hồ Thác Mơ mà trong mùa mưa rộng tới 12.000 ha, cung cấp nước cho nhà máy thuỷ điện Thác Mơ. Núi Bà Rá là một địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến anh dũng của đồng bào Phước Long. Nơi đây đã xây dựng một nhà bia rất sang trọng để tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong khu vực Bà Rá. Dưới chân núi, bên cạnh thị trấn Thác Mơ là di tích của nhà tù Bà Rá, nơi giam cầm nhiều chiến sĩ cách mạng Việt nam. Xung quanh khu vực Bà Rá còn có nhiều điểm tham quan lý thú khác. Tổng quan Bình Phước - Vĩ độ từ 11 0 22' đến 12 0 16 ' Bắc - Kinh độ từ 102 0 8' đến 107 0 28' Đông * Tổng diện tích: 685599 ha+ Đất ở: 5251 ha + Đất nông nghiệp: 431751 ha + Đất lâm nghiệp: 187599 ha + Đất chuyên dùng: 26133 ha + Đất chưa sử dụng: 34865 ha * Dân số: 653926 người+ Số nam: 333998 người + Số nữ: 319928 người ĐỊA HÌNH Địa hình vùng lãnh thổ tỉnh Bình Phước có thể xếp vào loại cao nguyên ở phía bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam . KHÍ HẬU Khí hậu tỉnh Bình Phước mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa phân biệt rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 NHIỆT ĐỘ Do nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận xích đạo nên có nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao từ 25,6oC đến 27,3oC. Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 77,8% đến 84,2%. Gió mùa: Bình Phước chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió: chính Đông, Đông Bắc và Tây Nam theo 2 mùa.
  • 28. Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam - Mùa khô: Gió chính Đông chuyển dần sang Đông – Bắc, tốc độ bình quân 3,5m/s. - Mùa mưa: Gió Đông chuyển dần sang Tây - Nam , tốc độ bình quân 3,2 m/s. Bình Phước là tỉnh miền núi, nằm ở phía tây vùng Đông Nam Bộ , phía nam giáp Đồng Nai và Bình Dương, phía đông giáp Đắk Lắk và Lâm Đồng, phía tây giáp Tây Ninh, phía bắc và tây bắc giáp Vương quốc Căm-pu-chia trên chiều dài biên giới 240 km. Tỉnh lỵ của Bình Phước hiện nay là thị xã Đồng Xoài, cách thành phố Hồ Chí Minh 128 km. Bình Phước là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên với đồng bằng nên địa hình thấp dần từ đông băc xuống tây nam. Phía đông bắc là vùng núi, có độ cao trung bình 450-500m so với mặt biển, cao nhất là núi Bà Rá 733m, phía tây bắc gồm những dãy núi thấp và đồi lượn sóng với độ cao phổ biến 20-30m ; còn lại là vùng đất bằng phẳng. Các dãy núi và phần lớn đất bằng được bao phủ bởi những thảm rừng hoặc đồng cỏ rậm rạp, trong đó có các khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia mập, Sóc Bom Bo và Trảng Bàu Lạch Ngoài ra, Bình Phước còn có 5143 ha thuộc phần mở rộng của vườn quốc gia Cát Tiên. Trên địa bàn Bình Phước có hai sông lớn, Sông Sài Gòn chảy ở phía tây tỉnh với chiều dài 135 km, là ranh giới tự nhiên giữa Bình Phước với Tây Ninh ; phía đông tỉnh có sông Bé, chảy theo hướng bắc nam rồi đổ vào sông Đồng Nai. Bình Phước không chỉ là địa phương có nhiều cảnh quan tự nhiên còn đang dấu mình trong các khu rừng bạt ngàn như thác Mơ, hồ Sóc Xiêm, núi Bà Rá... mà còn là một trong những địa phương có nhiều địa danh gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Trong thời kỳ Pháp đô hộ, công nhân cao su các đồn điền trên địa bàn Bình Phước đã liên tục bãi công, biểu tình, tiêu biểu là cuộc biểu tỉnh của công nhân cao su Phú Riêng năm 1927 và năm 1931 ; của công nhân cao su An Tiên năm 1928 và của công nhân Dầu Tiếng năm 1936. Xã Phú Riềng huyện Phước Long là nơi ra đời chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của vùng Đông Nam Bộ, đồng thời cũng là nơi nổ ra cuộc nổi dậy chống Pháp của hai anh em Điểu Mol và Điểu Mói người Xtiêng năm 1933. Khu căn cứ Trà Khiết của Bình Phước là địa điểm đặt Ban Chỉ huy Quân sự Miền, tập kết bộ đội và cũng là trạm cuối cùng tiếp nhận hậu cần từ miền Bắc chuyển vào chiến trường Nam Bộ qua đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, nguỵ. Bình Phước có diện tích tự nhiên 6856,0 km2 và dân số năm 2001 ước tính khoảng 708,1 nghìn người với mật độ dân số 103,3 người /km2 . Nếu so với 61 tỉnh, thành phố thì Bình Phước đứng thứ 16 về diện tích tự nhiên, thứ 51 về dân số và thứ 49 về mật độ dân số. Trên địa bàn Bình Phước có 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng đông nhất là người Kinh và người Xtiêng. Người Xtiêng là dân tộc bản địa chính của Bình Phước và Bình Phước cũng là địa bàn sinh sống tập trung của người Xtiêng. - Theo tài liệu điều tra dân số 1/4/1999, Bình Phước có trên 63,7 nghìn người Xtiêng, chiếm 9,7% dân số toàn tỉnh và chiếm 95,4 % tổng số người Xtiêng của